Putin - Sự Trỗi Dậy Của Một Con Người

Chương IX: “VẬN KHỦNG HOẢNG” CỦA PU-TIN



Chìm tàu “Cuốc-xcơ”

Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo chiến lược đa chức năng là tàu thứ mười của tàu ngầm hạt nhân có mang tên lửa đạn đạo kiểu phi hành loại ii lớp Ô-xca (loại o-ii), phiên hiệu tàu là K-141. Tàu này do Cục thiết kế vũ khí “Crown” của Nga – Cục thiết kế “đá đỏ” thiết kế, nhà máy đóng tàu Bắchiệu“Cuốc-xcơ” đề- ven-xcơ của Nga đóng. Nhiều phương án thiết kế trên tàu ngầm này đều là độc nhất vô nhị trên thế giới. Như đã áp dụng kết cấu hai lớp vỏ, thân tàu rộng lớn, giữa lớp vỏ chịu áp lực và lớp vỏ không chịu áp lực có khoảng cách 3 mét. Các nước phương Tây từng cho rằng, vỏ tàu hai lớp của nó chí ít phải dùng ngư lôi loại MK-46 mới có thể xuyên thủng.

Nhìn dáng bề ngoài, tàu ngầm hạt nhân “Cuốc-xcơ” trông rất giống hình giọt nước, tỷ lệ dài rộng gần bằng 8/1. Nhưng kết cấu phần đuôi của loại tàu này có sự khác biệt so với hình giọt nước của phương Tây, nó có hai chiếc đuôi hình nhọn, hai bộ trục chân vịt lần lượt từ hai đuôi tàu vươn ra theo chiều nghiêng. Ngoài ra, vỏ bao xung quanh đài chỉ huy của tàu ngầm này cũng rất cao to, trên bánh lái có kết cấu hình ống giống như tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo D-IV.

Tàu ngầm Cuốc-xcơ đã ứng dụng một số kỹ thuật lớn mà Nga giành được vào những năm 80 của thế kỷ XX, giành được tiến bộ dài về tính yên tĩnh, tính an toàn. phương Tây cho rằng, lớp vỏ của tàu ngầm Cuốc-xcơ đặc biệt, giữa hai lớp vỏ có nước với độ dày tương đối lớn, khiến cho việc truyền sóng âm tăng thêm bốn mặt, tăng thêm tổn thất chiết xạ và tán xạ, khiến cho năng lượng âm suy giảm, giảm đi nhiều tiếng ồn truyền từ tàu này ra bên ngoài, vì vậy khiến cho tàu khi chạy rất êm, dùng phao nổi sóng âm kiểu bị động rất khó thăm dò được.

Khả năng hành trình liên tục của tàu ngầm Cuốc-xcơ là 120 ngày, độ sâu nhất có thể lặn là 300 mét. là tàu chuyên dùng vào tấn công hàng không mẫu hạm, từng được phương tiện thông tin đại chúng Nga ca ngợi là “kẻ kết liễu hàng không mẫu hạm”. hiện nay, bất cứ một hạm đội trên thế giới nào cũng đều không tìm được loại vũ khí hữu hiệu để đối phó với loại tàu ngầm này. Theo tờ “Tuần san quốc phòng giên” của cơ quan nghiên cứu quân sự quyền uy của Anh tiết lộ, một chiếc tàu ngầm Cuốc-xcơ có thể đánh chìm một chiếc hàng không mẫu hạm và các tàu khác của biên đội hàng không mẫu hạm, đồng thời còn có thể tấn công tàu ngầm của đối phương.

Tàu Cuốc-xcơ hạ thủy vào tháng 5 năm 1994, tháng 1 năm 1995 chính thức gia nhập và phục vụ trong hạm đội phương Bắc, là tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất của hải quân Nga, cũng là một trong những tàu ngầm hạt nhân lớn nhất trên thế giới hiện nay, thuộc về đại đội tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo tuần tra số 41 hạm đội phương Bắc.

Chỉ huy tàu ngầm hạt nhân Cuốc-xcơ là Thượng tá hải quân 45 tuổi li-a-xin, ông ta là một sĩ quan chỉ huy tàu ngầm và chuyên gia tàu ngầm có kinh nghiệm phong phú, nhận được nhiều bằng khen. Tháng 10 năm 1999, Tư lệnh hải quân Nga, Thượng tướng Ku-ô-đốp, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở đại Tây Dương trên đường trở về trên tàu Cuốc-xcơ, từng đánh giá cao trình độ chuyên nghiệp của thủy thủ tàu Cuốc-xcơ, gọi những binh lính sĩ quan trên tàu ngầm này là tinh hoa của bộ đội tàu ngầm hải quân Nga.

Nhưng một con tàu lắp đặt rất tinh xảo này đã chìm xuống đáy biển tại vùng biển Ba-ren trong một lần diễn tập vào ngày 12 tháng 8 năm 2000.

Trong lần diễn tập đó, tàu Cuốc-xcơ đảm nhận nhiệm vụ tàu chỉ huy diễn tập dưới nước. Khoảng 15 giờ ngày 12 tàu Cuốc-xcơ phát hiện “mục tiêu” địch lập tức lặn xuống, chuẩn bị tấn công “mục tiêu”. Từ 15 giờ đến 18 giờ, Tư lệnh hạm đội phương Bắc của Nga, Thượng tướng hải quân pô-pốp nhận được báo cáo của trưởng tàu li-a-xin về phát hiện “mục tiêu” địch, chuẩn bị tấn công. Thượng tướng pô-pốp đồng ý đề nghị của li-a-xin. Sau đó, tàu Cuốc-xcơ liền mất liên lạc với tàu chỉ huy. Tàu chỉ huy cho rằng thiết bị thông tin của tàu ngầm hạt nhân Cuốc-xcơ xảy ra sự cố, hạ lệnh cứ cách 30 phút lại gọi cho Cuốc-xcơ một lần. Tối ngày 12 rạng sáng ngày 13, tàu thuyền và tàu ngầm ở gần đó nghe thấy tiếng nổ phát ra từ tàu ngầm hạt nhân Cuốc-xcơ, còn tưởng rằng tàu Cuốc-xcơ bắn ngư lôi.

Từ 11 giờ đến 13 giờ ngày 13, Tư lệnh hạm đội phương Bắc, Thượng tướng pô-pốp thông báo tình hình diễn tập cho giới báo chí, đánh giá cao trình độ tác chiến của binh sĩ hải quân Nga và vũ khí tinh nhuệ. lúc này, tàu chỉ huy và tàu Cuốc-xcơ vẫn không nối liên lạc lại được. Thượng tướng pô-pốp lập tức báo cáo với Bộ Tổng tư lệnh hải quân Nga, và đích thân dẫn tàu đi tìm kiếm.

Từ 8 giờ đến 11 giờ ngày 14, Tổng tự lệnh hải quân Ku-rô- yê-đốp đã báo cáo sự cố và tình hình tìm kiếm cho Tổng thống Pu-tin đang nghỉ ở biển đen. Nhưng Pu-tin không kết thúc ngay kỳ nghỉ đến chỗ hiện trường, điều này khiến cho ông để lại cái cớ để người khác chỉ trích. Còn lúc này các tàu tham gia tìm kiếm nhận được mệnh lệnh, lập tức tắt máy, giữ im lặng, mục đích là để thông qua sóng âm dưới đáy biển để phán đoán chính xác vị trí của tàu Cuốc-xcơ. Từ 11 giờ đến 16 giờ, tàu ngầm cỡ nhỏ mang tên “Tiếng chuông cảnh báo” có thiết bị cứu hộ dưới nước sâu phát hiện thấy tàu ngầm hạt nhân Cuốc-xcơ đã chìm dưới đáy biển, và nhận được tín hiệu gõ vào thành tàu từ bên trong tàu ngầm. Tàu ngầm loại nhẹ hiệu “Tiếng chuông cảnh báo” nhanh chóng nổi lên mặt nước, báo cáo kết quả tìm kiếm với Thượng tướng pô-pốp. Tìm kiếm phát hiện, thiết bị bắn đạn tín hiệu cầu cứu của tàu Cuốc-xcơ bị tổn hại nghiêm trọng. Nhân viên thiết kế của tàu ngầm hạt nhân khẩn cấp tới nơi xảy ra sự cố. Từ 18 giờ đến 0 giờ, Tổng tư lệnh hải quân Ku-rô-yê- đốp đưa ra kết luận sơ bộ: Trong khoang nước vào của tàu ngầm hạt nhân rất có thể có nhân viên tử vong, thân tàu đã không còn tự động nổi lên mặt nước được. Ông ta lập tức hạ lệnh, tận dụng mọi khả năng cứu lấy nhân viên trên tàu. Đồng thời ông ta chỉ ra, khả năng tàu và nhân viên được cứu cực kỳ nhỏ.

Ngày 15, Nga thành lập ủy ban điều tra sự cố do Cờ-lê-ba- nốp làm Chủ tịch ủy ban, Tổng tư lệnh hải quân Ku-rô-yê-đốp làm phó chủ tịch ủy ban, phụ trách xử lý công tác cứu viện tàu Cuốc-xcơ, Tư lệnh hạm đội phương Bắc pô-pốp đích thân đến địa điểm xảy ra sự cố, chỉ huy trực tiếp việc cứu hộ. hơn 20 tàu hải quân Nga tập trung ở vùng biển xảy ra sự cố, tiến hành cứu hộ khẩn cấp. Nhân viên cứu hộ định dùng khoang cứu hộ đưa xuống đáy biển nối với tàu Cuốc-xcơ, nhưng do khi ấy trên không trung có mây đen dày đặc, trên mặt biển sóng to gió lớn, dòng nước dưới đáy biển cuồn cuộn, tầm nhìn thấp, việc tiếp nối không thành công. Tối hôm đó, phó Thủ tướng Cờ-lê-ba-nốp báo cáo tình hình mới nhất công tác cứu hộ cho Pu-tin.

Ngày 16, Tổng thống Nga Pu-tin lần đầu tiên chính thức bày tỏ thái độ về việc tàu ngầm bị nạn. Pu-tin thừa nhận, “hiện nay tình hình của tàu ngầm Cuốc-xcơ hết sức nguy hiểm. Để giải cứu những thủy thủ bị khốn đốn, chúng tôi đã cố gắng hết sức mình”. Ngày 17, tàu ngầm cứu hộ lr-5 của Anh và nhân viên cứu hộ na Uy lần lượt ngồi tàu đến biển Ba-ren, sĩ quan hải quân Nga đến Brúc-xen, tiến hành bạc bạc với NATO về vấn đề có tính kỹ thuật của công tác cứu hộ. Thủ tướng Nga Ca-si-a-nốp nói tại hội nghị chính phủ, tính đến nay tất cả mọi hành động cứu viện đều không giành được tiến triển gì, tàu Cuốc-xcơ đứng trước tình thế tai họa. phó Thủ tướng Nga Cờ-lê-ba-nốp và Tổng tư lệnh hải quân Ku-rô-yê-đốp đến nơi đóng trụ sở của hạm đội phương Bắc Mớc-man-xcơ, đích thân chủ trì công tác cứu viện và cứu nạn. Cờ-lê-ba-nốp cho rằng, tàu Cuốc-xcơ bị gặp nạn do đâm vào một vật lớn từ bên ngoài. Nhưng phương Tây đoán trên tàu đã xảy ra hai vụ nổ lớn.

Ngày 18, phía quân đội Nga tiết lộ, thiết bị cứu hộ của hải quân Nga lần đầu tiên chạm được vào khoang thoát hiểm của tàu Cuốc-xcơ, nhưng do khoang tàu bị tổn hại nghiêm trọng, thiết bị cứu hộ không thể nào tiếp nối được với tàu ngầm. Đồng thời, phỏng đoán các nhân viên trên tàu đã tử nạn ngày càng nhiều lên. Cờ-lê-ba-nốp bày tỏ, chỉ cần còn có một tia hy vọng, công tác cứu hộ vẫn sẽ tiếp tục được tiến hành.

Ngày 19, Tổng tham mưu trưởng hạm đội phương Bắc Mô- sát phát biểu nói, đa số các khoang đón kín của tàu Cuốc-xcơ đã bị nước vào, dự đoán những người trên tàu đã chết, trong đó đa số người chết không lâu sau khi xảy ra sự cố.

Đồng thời qua hơn hai ngày hành trình trên biển, tàu ngầm cứu hộ lr-5 của Anh và thợ lặn biển sâu của na Uy nhận lời mời tới cuối cùng đã đến vùng biển xảy ra sự cố. Nhưng trong hai ngày sau đó, lr-5 không được dùng đến.

Ngày 20, máy quay phim dưới biển sâu của na Uy đã quay được cảnh của tàu Cuốc-xcơ, tư liệu phim cho thấy, khoang thoát hiểm của tàu bị sự cố đã bị phá hoại nghiêm trọng, dự tính tàu ngầm cứu hộ lr-5 cũng không thể nào tiếp cận được nó. Trong tình hình đó, các thợ lặn na Uy mặc bộ đồ phòng hộ đặc biệt làm việc nhiều giờ dưới biển, hòng dùng phương pháp thủ công mở nắp khoang ra, nhưng không thành công. Đồng thời, Tổng thống Nga Pu-tin bày tỏ, Nga sẽ cố gắng đến giây phút cuối cùng để cứu các nhân viên trong tàu ngầm.

9 giờ GMT ngày 21, sau khi mấy lần cố gắng, các thợ lặn người na Uy cuối cùng đã mở ra được hai tầng cửa đóng kín trong và ngoài của khoang ứng cấp của tàu ngầm Cuốc-xcơ. Tình hình mà mọi người lo lắng nhất cũng theo đó xuất hiện trước mắt các thợ lặn, trong khoang cách ly của tàu ngầm đã chứa đầy nước, 118 thủy thủ bị khốn trong tàu đều đã gặp nạn, không thể còn có người nào sống sót được. Trưởng nhóm na Uy giúp đỡ Nga cứu hộ các thủy thủ bị nạn trên tàu đã lập tức tiến hành bàn bạc với Tư lệnh hạm đội phương Bắc của Nga pô-pốp, hai bên cho rằng hành động cứu hộ các thủy thủ bị nạn trên tàu đến đây nên kết thúc. Thế nhưng, phía Nga đề nghị phía na Uy tiếp tục hỗ trợ trục vớt thi thể của những thủy thủ gặp nạn. Các thủy thủ na Uy thì chờ sự quyết định của phía chính phủ. Ngay ngày hôm đó chính phủ Nga tuyên bố Nga đang đề ra phương án hợp tác quốc tế trục vớt tàu Cuốc-xcơ. phó Thủ tướng Nga Cờ-lê-ba-nốp bày tỏ, hành động trục vớt tàu Cuốc- xcơ bước tiếp theo, Nga chuẩn bị tìm kiếm giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế, vì chỉ dựa vào sức của một nước thì không thể nào hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn như vậy. Ông bày tỏ, công tác chuẩn bị đầu tiên trục vớt tàu Cuốc-xcơ sẽ được hoàn thành trong vòng ba tuần lễ.

Sự phát hiện của các thợ lặn người na Uy đã khiến cho tia hy vọng sống sót cuối cùng trong lòng những người thân của các thủy thủ gặp nạn đang nôn nóng chờ đợi tin của người thân tại căn cứ hải quân phương Bắc Mớc-man-xcơ của Nga tắt rụi. Mặc dù nhà đương cục Nga tuyên bố đại đa số các thủy thủ trên tàu Cuốc-xcơ đã gặp nạn ngay từ những giây phút đầu tiên khi xảy ra sự cố, nhưng người nhà của các thủy thủ vẫn cứ than oán đối với cách xử lý khủng hoảng của nhà đương cục. Công tác cứu viện nhanh chóng hiệu quả của các thợ lặn na Uy và thực tế đến nơi xảy ra sự cố chỉ một ngày đã mở được cửa khoang thoát hiểm khẩn cấp của tàu ngầm mà phía hải quân Nga cho rằng do bị phá hoại nên không thể nào mở ra được lại càng khiến cho nhiều người Nga có sự nghi ngờ đối với khả năng cứu viện dưới nước của hạm đội phương Bắc, đồng thời cũng càng than trách đối với các cơ quan quyết sách không tiếp nhận sự giúp đỡ của na Uy và các nước khác chủ động đưa ra khi sự cố vừa mới xảy ra. Điều tra cho thấy, 2/3 người Mát-xcơ-va có thái độ phê phán đối với cách làm khi tàu mới gặp nạn, từ chối bên ngoài cung cấp giúp đỡ cứu viện sau khi sự cố xảy ra, cho rằng chính là sai lầm này đã làm lỡ thời gian cứu hộ tốt nhất. họ cho rằng, sự trì hoãn này rõ ràng là phạm tội. Trưởng nhóm thợ lặn Na Uy khi trả lời phỏng vấn của đài Truyền hình ABC của Mỹ cũng tỏ ra bất mãn trước thái độ trì hoãn quan liêu của phía Nga sau khi họ tới địa điểm xảy ra sự cố. Về điểm này, nghị sĩ Đu-ma quốc gia Nga An-đrây Cốc-xin cho rằng, cơ quan có trách nhiệm thoạt đầu không tiếp nhận sự giúp đỡ của bên ngoài vì sự định hướng sai lầm của báo cáo mà hạm đội phương Bắc cung cấp ban đầu. Báo cáo này đã khiến cho các cơ quan quyết sách tốn mất một thời gian mới ý thức được tính nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng con người.

Trước đó, “Báo Chân lý đoàn thanh niên cộng sản” đã in bằng chữ đỏ lớn ngày 17: “ngày hôm qua các thủy thủ tàu Cuốc- xcơ không còn hơi thở nữa. Tại sao Tổng thống còn không nói gì?”. Báo này nói: “5 ngày qua khắp cả nước chỉ quan tâm một vấn đề – đó chính là liệu họ có được cứu hay không, tại sao ông ta lại có thể im lặng không lên tiếng?”. “Chỉ cần một lời ra lệnh của Pu-tin, thì tướng lĩnh hải quân lười nhác nhất định sẽ hành động”. Đồng thời các ông trùm vốn bị Pu-tin đánh mạnh cũng bắt đầu công kích điên cuồng. Tờ “Báo thương nghiệp” do Bê-rê-dốp-xki điều hành nói, Pu-tin cho rằng ông ta không thể nào có được bất kỳ lợi ích chính trị nào trong bi kịch này, vì vậy lựa chọn giữ kín tiếng.

Đồng thời các báo chí nước ngoài cũng tỏ ra bất mãn đối với Pu-tin. Người viết xã luận của tờ “Financial Times” và tờ “Tin điện hàng ngày” của Anh đặc biệt bất mãn vì Nga trì hoãn không cầu cứu nước ngoài, làm cho các thủy thủ không được cứu. Báo “Tin điện hàng ngày” nói: “những việc xảy ra mấy ngày qua phản ánh, nước này chưa phục hưng dưới sự cầm quyền của nhà lãnh đạo trẻ tuổi, tràn đầy tinh thần sức lực này, mà có nhược điểm giống như trước đây”. “Tính nghiêm trọng của việc che giấu sự cố bất ngờ và sự tôn nghiêm vô vị đã trì hoãn việc nhà đương cục tìm kiếm viện trợ của nước ngoài, đây có thể dẫn dến chết người, hai cái đó phản ánh nhược điểm lớn nhất của nga”. “Pu-tin chắc chắn là hy vọng, chỉ cần ông ta im tiếng, thì có thể không chịu trách nhiệm về vụ tai nạn này”.

Đứng trước sự trách móc, ngày 18, Pu-tin đã tiến hành phản bác sau cuộc gặp không chính thức nguyên thủ các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập tại y-an-ta, ông cho rằng những biện pháp cứu hộ mà giới quân sự Nga áp dụng sau khi tàu Cuốc-xcơ xảy ra sự cố bất ngờ là kịp thời và chính xác. Không thông báo nhanh chóng cho công chúng, là vì cần cung cấp thông tin khách quan, xác thực, vì vậy, giới quân sự Nga trước tiên cần làm rõ đã xảy ra việc gì. Pu-tin nói, sau khi tàu ngầm hạt nhân xảy ra sự cố ông đã có ý đích thân đến hiện trường cứu hộ của hạm đội phương Bắc, nhưng xét đến nhà lãnh đạo không phải là chuyên gia, nhà lãnh đạo cấp cao của chính phủ hay quân đội ở nơi hiện trường không giúp gì cho công tác cứu hộ, ngược lại sẽ ảnh hưởng và tốn kém sức lực của nhân viên cứu hộ.

Thực ra trong vấn đề cứu hộ tàu ngầm hạt nhân Cuốc-xcơ, Pu-tin kiên trì trước hết dựa vào sức mình là hoàn toàn có lý và có thể hiểu được. Tàu Cuốc-xcơ là tàu ngầm hạt nhân chiến lược chủ lực loại mới của hải quân Nga, liên quan đến bí mật trung tâm của hải quân, nếu nhận viện trợ của nước ngoài, tức của các nước phương Tây như NATO, có nghĩa là mở cửa hải quân chiến lược của mình cho đối thủ tìm hiểu. Mặc dù thời kỳ chiến tranh lạnh đã qua đi, mặc dù “cứu người là quan trọng”, nhưng bất luận là xét về an ninh quốc gia hay là sự tôn nghiêm của quân nhân, đây đều là “sự lựa chọn đau khổ”. hơn nữa, do những năm gần đây các sự cố lớn nhỏ xảy ra liên tục ở Nga, Pu-tin không thể cứ gọi là đến được. Sự kiện bất ngờ này ngay từ đầu e rằng ngay cả giới quân sự cũng không ngờ là lại nghiêm trọng đến như vậy. Chẳng phải là một tuần sau mở được tàu ngầm thì mới phát hiện bên trong không có người còn sống sao? Pu-tin không đến hiện trường để chỉ huy là một hành động sáng suốt, biện hộ cho mình của ông cũng là hợp tình hợp lý.

Còn việc Pu-tin không thông báo tường tận sự kiện cho hơn 100 triệu người Nga một cách kịp thời, chuẩn xác, thì lại càng có thể thông cảm được. Tàu Cuốc-xcơ nằm dưới đáy biển không phải là máy bay “Công-coóc” rơi ở pa-ri, có thể khiến đài truyền hình truyền hình trực tiếp tại hiện trường 24 giờ ở đó. Còn công tác cứu hộ bất lợi thay vì nói Pu-tin mắc sai lầm trong chỉ huy, chi bằng nói là người nội trợ khéo cũng không thể nấu cơm mà không có gạo được. Đây là kết cục tất yếu do quốc lực của nước Nga ngày một đi xuống dẫn tới. Ngay cả chiếc tàu ngầm mà hải quân lấy đó làm kiêu hãnh mà cũng nói chìm là chìm, thì tình hình của cơ quan cứu hộ chỉ nghĩ cũng đủ biết.

Sai lầm lớn nhất của Pu-tin trong toàn bộ sự kiện chính là ngay từ đầu thiếu sự quan tâm đối với gia quyến của các thủy thủ. Tất nhiên, ông cũng có cái khó của mình, gia quyết của vài ngàn người hy sinh trong cuộc chiến đấu ở Che-sni-a còn chưa lo xong. Mặc dù về sau ông có sự bổ cứu, nhưng đã muộn. Khi ấy nếu như ông xử lý việc này tốt hơn một chút, thì áp lực mà ông chịu đựng sẽ nhỏ hơn nhiều. Đối với Pu-tin mà nói, cách lựa chọn tốt nhất đối với sự kiện này chính là “nhẫn nhục chịu khổ”, ngày 1 tháng 9 năm 2000, Pu-tin thừa nhận trên truyền hình rằng mình có trách nhiệm đối với việc này. Qua đó có thể thấy Pu-tin là một cao thủ chính trị. Kỳ thực sau khi sự việc xảy ra, tất cả những giải thích của ông đều càng như chữa lợn lành thành lợn què, vì khắp cả nước lúc này đều nhận định rằng đó là sai lầm của ông, vì vậy chi bằng nhận hết cả, xử lý tốt hậu sự, đợi đầu óc của người Nga bình tĩnh lại rồi phát hiện thấy đã trách nhầm ông, càng ủng hộ ông hơn. Và hiện nay ông bảo vệ những người trong giới quân đội, thì càng có thể khiến cho ông xây dựng được hình tượng tốt đẹp trong giới quân đội.

Ngày 18 tháng 7 năm 2001, sau khi công tác trục vớt tàu Cuốc-xcơ với thời gian hai tháng đã được bắt đầu, Pu-tin nói thẳng, rằng hối hận đã không ngừng kỳ nghỉ khi tàu ngầm hạt nhân Cuốc-xcơ gặp sự cố, bày tỏ khi tàu Cuốc-xcơ chìm một năm trước ông nên trở về từ nơi nghỉ. Tháng 12 cùng năm, Tư lệnh hạm đội phương Bắc, Thượng tướng pô-pốp và Tham mưu trưởng, Trung tướng Mô-sác bị cách chức, phái đi nơi khác. lúc này tàu ngầm hạt nhân Cuốc-xcơ đã được một chiếc xà lan cỡ lớn “người khổng lồ – 4” vớt lên khỏi nước từ đáy biển Ba-ren ngày 8 tháng 10 năm 2001, và đỗ ở ụ tàu gần thị trấn Rốt-xli-a-cô-vô ở bờ biển Cô-la.

Ngày 1 tháng 2 năm 2002, chính phủ Nga công bố, kế hoạch trong nửa đầu năm trục vớt khoang cách ly số một tàu ngầm Cuốc-xcơ, Cục Thiết kế Trung ương “đá đỏ” đã đề ra phương án trục vớt. Trong thời gian đó chỉ có hải quân Nga tham gia công tác, và sẽ chỉ trục vớt một phần những mảnh còn sót lại, chứ không phải là trục vớt lên khỏi nước toàn bộ khoang cách ly. Ngày 18 tháng 2, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nga Vla-đi- mia U-xki-nốp nói tại buổi họp báo, rằng nhóm điều tra đã kết thúc công tác điều tra đối với tàu Cuốc-xcơ đậu tại xưởng sửa chữa tàu Rốt-xli-a-cô-vô. Ông ta phủ định cách nói tàu Cuốc- xcơ đụng phải vật thể khác dưới nước. Ông ta nói, điều tra cho thấy, khu vực xung quanh có nguy hiểm đối với tàu ngầm hạt nhân không có bất cứ vật thể nào khác, cái mà tàu Cuốc-xcơ hoàn thành chỉ là một công tác cơ động bình thường. Bất luận là trong nhật ký trên tàu, hay là trong giấy tờ mà thủy thủ để lại đều không ghi chép bất cứ tình huống bất ngờ nào. Viện trưởng Viện Kiểm sát còn nói, trong điều tra phát hiện thấy tàu Cuốc- xcơ đã từng xuất hiện một loạt vấn đề trong quá trình chuẩn bị diễn tập và diễn tập. Chẳng hạn như hệ thống phao nổi ứng cấp không khởi động được vì vậy khi đó không thể nào xác định được vị trí bị nạn. Xưởng đóng tàu cũng gánh chịu trách nhiệm không thể thoái thác được trong việc này, họ không lấy thiết bị cố định xuống, từ đó dẫn đến ăng-ten phao nổi ứng cấp không thể nào mở được. Có thể thấy, “lơ là chức trách” là một trong những nguyên nhân quan trọng của việc tàu Cuốc-xcơ gặp nạn.

Tổng tư lệnh hải quân Nga Ku-rô-yê-đốp chỉ ra, nổ ngư lôi vẫn là một trong “ba nguyên nhân” của việc tàu Cuốc-xcơ gặp nạn, kết luận cuối cùng sẽ do hội đồng kiểm định đưa ra. Ông nói, Bộ Tư lệnh hải quân có kế hoạch ngừng sử dụng trên tất cả các tàu ngầm khác loại ngư lôi mà tàu Cuốc-xcơ sử dụng, loại ngư lôi này bắt đầu được trang bị cho bộ đội hải quân từ năm 1957.

Ngày 18 tháng 2, Tổng thống Nga Pu-tin ký lệnh xoá bỏ chức vụ phó Thủ tướng chính phủ của Clê-ba-nốp, bổ nhiệm Clê-ba-nốp làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Khoa học kỹ thuật Nga. Theo báo chí đưa tin, việc xoá bỏ chức phó Thủ tướng chính phủ của Clê-ba-nốp liên quan tới việc tàu ngầm Cuốc-xcơ gặp nạn. Clê-ba-nốp kiên trì cho rằng, cơ quan chỉ huy hải quân không chịu trách nhiệm chính đối với việc tàu ngầm Cuốc-xcơ gặp nạn.

Ngày 16 tháng 3 năm 2002, Thông tấn xã Nga – TASS đưa tin: nhóm điều tra sự cố của Viện Kiểm sát quân sự Nga đã kết thúc công tác nhận dạng các thi thể của thủy thủ trên tàu gặp nạn, đến đây tổng cộng nhận dạng được 114 thi thể thủy thủ, người được nhận ra cuối cùng là trưởng tàu li-a-xin, điều này được vợ con ông ta chứng thực. Ngày 23 tháng 3, 7 thi thể của thủy thủ trên tàu trong đó có trưởng tàu li-a-xin đã được mai táng tại nghĩa trang Xiê-la-phi-mốp. Nghe nói, sẽ lập bia trên mộ khi kỉ niệm hai năm ngày tàu Cuốc-xcơ gặp nạn.

Ngày 1 tháng 4, Trợ lý Tổng thống Nga Xéc-gây A-xtơ-ren- bu-xki nói với Tổng giám đốc Cục Thiết kế Trung ương “đá đỏ” i-go Xpa-xki, rằng Nga sẽ quay một bộ phim tư liệu phản ánh tàu Cuốc-xcơ gặp nạn. hạ tuần tháng 5, hải quân Nga bắt đầu trục vớt mảnh sót lại của khoang số một tàu ngầm hạt nhân Cuốc-xcơ.

Ngày 27 tháng 7, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nga U-xki- nốp đến điện Crem-li, trình lên Tổng thống Pu-tin bản báo cáo điều tra nguyên nhân sự cố tàu Cuốc-xcơ. Bản báo cáo trăm trang được viết ra này rốt cuộc đã đặt dấu chấm hết cho điều tra nguyên nhân sự cố, thừa nhận đó là do sự cố linh kiện ngư lôi trên tàu Cuốc-xcơ dẫn đến chất dễ cháy bị rò rỉ gây nên.

Sự kiện tàu Cuốc-xcơ tuy đã kết thúc, nhưng lại có ảnh hưởng sâu xa đối với Pu-tin và quân đội Nga. Trước tiên, sự cố tàu ngầm hạt nhân đối với Pu-tin là một đòn nặng nề, khiến cho hùng tâm chấn hưng lại hải quân của ông bị tác động. Pu-tin đang quyết tâm chấn hưng lại hùng phong xưa kia của hải quân Nga, tàu ngầm hạt nhân luôn khiến cho hải quân Nga tự hào về nó, lại chìm xuống đáy biển Ba-ren đối với Pu-tin, một người cực lực chủ trương muốn Nga trở thành một nước lớn hải quân mà nói chắc chắn là một tác động nặng nề. Sau khi Pu-tin lên nắm quyền, ông luôn ra sức tăng cường xây dựng hải quân Nga. Ngay vài ngày trước sự cố tàu ngầm hạt nhân Nga, Pu-tin vừa mới bày tỏ trong lễ duyệt binh lớn hải quân mỗi năm một lần được tổ chức tại cảng Ban-ti-xcơ ở biển Ban-tích, rằng nếu muốn phát huy vai trò trong trật tự quốc tế mới Nga cần phải mở rộng quy mô hạm đội hải quân. Không lâu sau, Tư lệnh hải quân Nga Ku-rô-yê-đốp cũng tuyên bố, sẽ phái hàng không mẫu hạm mang tên “nguyên soái hải quân Ku-dơ-nhét-xốp” và vài chiến hạm cùng tàu ngầm khác tới khu vực địa Trung hải tiến hành bố trí và diễn tập nhằm khích lệ sĩ khí hải quân, đây sẽ là hành động quân sự quy mô lớn nhất mà Nga tiến hành kể từ sau khi liên Xô giải thể. Và tàu ngầm hạt nhân bị nạn dưới đáy biển chính là một trong những tàu ngầm nằm trong kế hoạch tham gia hành động quân sự này, đúng là xuất quân bất lợi. Vì vậy, “Báo độc lập” của Nga nói, sự kiện có tính bi kịch xảy ra tại biển Ba-ren lần này chắc chắn sẽ tạt một gáo nước lạnh cho vị Tổng thống mới đầy hùng tâm này. Cứu vớt đối với tàu Cuốc- xcơ chỉ là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Cuốc-xcơ và bản thân sĩ quan binh lính hải quân trong tàu ngầm, hơn nữa còn là cứu vớt hạm đội này, thậm chí là tương lai của hải quân Nga.

Tiếp đến, việc chìm tàu Cuốc-xcơ đã bộc lộ một loạt vấn đề của quân Nga, và khiến cho người ta lo lắng tới hiện trạng của quân Nga, đồng thời điều này cũng cho thấy một sự thực không thể tranh cãi: Tăng cường quân đội trước tiên cần nước phải giàu. Kể từ sau khi liên Xô giải thể, nền kinh tế Nga khủng hoảng liên tục, gây ảnh hưởng to lớn đối với quân đội Nga trong đó có cả hải quân, khiến cho quân Nga ở vào thời kỳ yếu ớt nhất trong gần mười năm nay. Mấy năm gần đây, người kế thừa chính của liên Xô là Nga đã áp dụng không ít biện pháp cải cách quân đội, nhưng bước đi của cải cách chậm chạp, hiệu quả thu được rất nhỏ. Mọi người cho rằng, đây là do sự trói buộc của điều kiện kinh tế trong nước, kinh phí quốc phòng thiếu nghiêm trọng gây nên. Những năm gần đây, quân Nga thiếu nguồn binh lực, bính sĩ thiếu tính tích cực huấn luyện, sĩ quan không được lĩnh lương kịp thời, trốn tránh nghĩa vụ và một loạt các tin xấu như trong nội bộ quân đội thường xảy ra hiện tượng sĩ quan làm nhục binh sĩ…, đã khiến cho hình tượng của quân Nga bị tổn thương lớn. Chi phí quân sự mỗi năm của Nga chỉ có 5 tỷ USD, so với 280 tỷ USD chi phí quốc phòng mỗi năm của Mỹ, thì không thấm tháp vào đâu cả. Kể từ năm 1992, không quân Nga chưa từng thay một chiếc máy bay chiến đấu loại mới nào. Ngay cả 6000 đầu đạn hạt nhân được Nga coi là tiêu chí cường quốc thế giới cũng sẽ mau chóng mất tính hữu hiệu, trở thành một đống sắt vụn. gần mười năm nay, trong toàn bộ ngân sách dùng cho lực lượng vũ trang, kinh phí của hải quân từ 16% giảm xuống còn 9% năm 1999. Do tài chính khó khăn, không thể nào chi trả được chi phí duy tu và bảo dưỡng đắt đỏ, trong mười mấy năm qua Nga đã cắt giảm hơn 1000 chiếc tàu. Số lượng tàu ngầm hạt nhân cũng giảm 2/3, tàu ngầm thông thường giảm 3/4. Năm 1999 có 14 tàu bị cắt giảm, và chi phí duy tu bảo dưỡng tàu chỉ đáp ứng được 8% ~10% nhu cầu. 70% tàu của hải quân Nga hiện nay đều cần phải tiến hành duy tu bảo dưỡng, nhưng do thiếu kinh phí, nên quân Nga hạ lệnh tất cả các chiến hạm cố gắng tối đa ở trong cảng biển, và chỉ phái ba chiếc tàu ngầm hạt nhân tiến hành tuần tra trên biển hàng ngày. Diễn tập các loại quy mô mà những năm gần đây quân Nga tiến hành do thiếu nhiên liệu, nói chung cũng chỉ có thể tiến hành diễn tập ở vùng biển tương đối gần căn cứ. Nếu như khó khăn về tiền vốn trước mắt không nhanh chóng được giải quyết, thì hải quân Nga rất có thể đến năm 2015 sẽ không còn tồn tại nữa. Sự kiện lần này lại một lần nữa cho thấy, muốn xây dựng một quân đội lớn mạnh, nếu không có thực lực kinh tế hùng hậu thì không thể được.

Tàu Cuốc-xcơ bị chìm cũng khiến cho mọi người trên thế giới hoài nghi: Con đường đi tới “nước lớn nga”, “Cường quốc hải quân nga” mà Tổng thống Nga miêu tả liệu có “dao động” hay không? Pu-tin là một người theo thuyết cường quốc, sau khi cầm quyền ông chủ trương tăng cường xây dựng quân đội, chủ trì thông qua “ý tưởng an ninh quốc gia mới” và “học thuyết quân sự mới” cứng rắn, nâng cao mạnh mẽ chi phí quân đội, kinh phí hải quân cũng từ chiếm 9% kinh phí quốc phòng tăng lên tới 20%. Nhìm chung một loạt cách làm sau khi Pu-tin lên nắm quyền, có thể nói một cách khẳng định rằng, kết cục của tàu Cuốc-xcơ chắc chắn sẽ không làm thay đổi quyết tâm chấn hưng lại địa vị nước lớn của Nga, chấn hưng lại hùng tâm hải quân của Nga, ngược lại sẽ khiến cho ông càng kiên định hơn, tăng hơn nữa đầu tư cho quân đội, nhằm tránh bi kịch như vậy tái diễn.

Máy bay trực thăng M-26 rơi

4 giờ 50 phút chiều ngày 19 tháng 8 năm 2002, tại căn cứ quân sự Kan-ka-ra ở ngoại ô thủ phủ Che-sni-a grô-dnưi, hai vệ binh túc trực vũ trang bên cạnh sân bay trực thăng nghe thấy tiếng máy bay trực thăng từ xa tới gần, vóc dáng khổng lồ của chiếc máy bay trực thăng M-26 ẩn hiện. Đây là chiếc máy bay trực thăng hạng nặng thực hiện nhiệm vụ chuyển quân cất cánh từ căn cứ quân sự nước Cộng hoà in-gút. lúc này bầu trời sáng rõ, tầm nhìn cao, không có gió, không tồn tại bất cứ trở ngại nào cho hạ cánh. Chiếc M-26 bắt đầu hạ thấp độ cao, điều chỉnh tư thế bay, làm tốt việc chuẩn bị hạ cánh. Đúng vào lúc này, chỉ thấy chiếc máy bay trực thăng bỗng nhiên lắc mạnh, cuối cùng mất kiểm soát rơi xuống đất bên ngoài căn cứ.

Điều càng không may là, chiếc máy bay mất kiểm soát lại rơi đúngvào bãi mìn ở vòng ngoài căn cứ quân sự Kan-ka-ra! Do căn cứ quân sự Kan-ka-ra là trung khu chỉ huy của quân Nga ở Che-sni-a, bộ tư lệnh bộ đội vũ trang liên bang Nga đóng tại Che-sni-a, Bộ Tư lệnh bộ đội nội vụ Che-sni-a đóng tại Che-sni-a, Bộ Tư lệnh Che-sni-a của bộ đội cảnh sát đặc biệt liên bang Nga đều đóng ở đây, vì vậy công tác phòng vệ ở đây hết sức nghiêm ngặt, ngoài vệ binh vũ trang và bán vũ trang, chó quân sự có khứu giác nhanh nhạy và thiết bị giám sát điện tử tiên tiến ra, rừng cây rậm rạp và cỏ lác xung quanh căn cứ đã được các công binh biến thành một bãi mìn khổng lồ. Bãi mìn này rộng 2000 mét, rộng 8 km2 vuông, đã chôn gần 10 ngàn trái mìn các loại, nói không ngoa, ngay cả một con chuột cũng đừng có nghĩ tới chuyện vượt qua được bãi mìn này, vì vậy dù phần tử vũ trang Che-sni-a có gan lớn đến mấy, cũng không bao giờ xông vào được căn cứ quân sự Kan-ka-ra đến nửa bước, bãi mìn đã hình thành thiên đường an toàn của các binh sĩ Nga ở Che-sni-a.

Thế nhưng, thiên đường trong nháy mắt đã biến thành địa ngục, nhân viên cứu hộ của căn cứ mắt trừng trừng nhìn xương thịt khắp mặt đất và các chiến hữu đang kêu cứu rầm trời ở cách đó vài trăm mét mà bó tay chịu trận, vì không biết những nơi nào chôn mìn cả, lại cộng thêm hiện trường nơi xảy ra sự cố khói đặc mù mịt, vì vậy các binh sĩ hoàn toàn không dám mạo hiểm xông vào bãi mìn. Công binh và chuyên gia đạn dược của căn cứ được hoả tốc gọi đến hiện trường, dọn sạch một con đường với tốc độ nhanh nhất, nhân viên cứu hộ mới kéo được những chiến hữu may mắn thoát chết ra khỏi xác chiếc máy bay trực thăng còn đang bốc cháy rừng rực, và lập tức đưa tới bệnh viện căn cứ cấp cứu, một bộ phận bác sĩ quân y của bệnh viện căn cứ cũng được điều khẩn cấp tới hiện trường, tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ đối với những người bị thương nặng.

Do hiện trường hỗn loạn, vì vậy rốt cuộc là có bao nhiêu binh lính sĩ quan bị nạn, mỗi người nói một khác. phó Tổng thanh tra Nga Xéc-gây phê-rê-đin-xki đã tiết lộ tình hình mà ông ta nắm được khi trả lời phỏng vấn của phóng viên tờ Tin điện quốc tế Nga, “qua báo cáo nhận được từ hiện trường sự cố cho biết, có hàng chục binh lính sĩ quan bị chết hoặc bị thương, nhưng do hiện trường xảy ra sự cố trong vài giờ sau vẫn khói đen mù mịt, vì vậy chúng tôi còn chưa biết rõ rốt cuộc có bao nhiêu binh sĩ tử vong.” phó tư lệnh quân Nga tại Che-sni-a, Thượng tá Bô-rít pô-đô-pô-ga-ra tiết lộ khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đài Truyền hình quốc gia Nga, trên máy bay trực thăng bị rơi có 132 sĩ quan, nhưng ông ta không tiết lộ tình hình thương vong, chỉ bày tỏ: “hiện nay tất cả nhân viên của bệnh viện căn cứ đã đến hiện trường xảy ra sự việc… Công tác cứu hộ được tiến hành trong tình hình cực kỳ khó khăn”.

Theo đài Truyền hình quốc gia Nga orT đưa tin, đây là tai nạn máy bay quân sự nặng nề nhất trong lịch sử quân Nga.

M-26 là máy bay trực thăng hạng nặng đa chức năng được nhà máy sản xuất máy bay trực thăng Mi-ri-mốt (nguyên là Cục thiết kế thực nghiệm Mi-ri) nghiên cứu chế tạo, biệt hiệu “vòng hào quang”, là máy bay trực thăng nặng nhất trên thế giới hiện nay. Máy bay này chủ yếu dùng vào vận tải quân sự, năng lực vận tải của nó tương đương với năng lực vận tải của máy bay vận tải C-130 của Mỹ. Những năm 70 của thế kỷ XX bắt đầu nghiên cứu chế tạo, tháng 12 năm 1977 chiếc máy bay đầu tiên bay thử, năm 1981 lần đầu tiên trưng bày tại triển lãm hàng không pa-ri.

Trọng lượng không của máy bay trực thăng M-26 là 28.200 kg, trọng lượng cất cánh lớn nhất là 56.000 kg. Tốc độ bay bằng lớn nhất của nó là 295 km/giờ, tốc độ bay tuần tra bình thường 255 km/giờ, độ cao bay thực tế 4600 mét, độ cao treo trên không từ 1000~1800 mét, hành trình bay 800 km. hiện nay quân Nga có tổng cộng 300 chiếc máy bay trực thăng M-26, nghe nói nó có thể vận chuyển 20 tấn hàng hoá hoặc 80 lính vũ trang và bán vũ trang.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng ni-cô-la Chê-ri-a-bin bày tỏ khi trả lời phỏng vấn báo chí, rằng khi vụ việc xảy ra phi công lái chiếc M-26 báo cáo nói có một động cơ bốc cháy, xin hạ cánh khẩn cấp, trong quá trình hạ cánh bắt buộc, chiếc trực thăng rơi xuống bãi mìn, vì vậy mới gây ra tai nạn thê thảm như vậy; phó tư lệnh quân Nga ở Che-sni-a, Thượng tá pô-đô-pô- ga-ra còn giải thích, nguyên nhân xảy ra sự kiện này có thể là do chở quá trọng tải gây ra, vì máy bay trực thăng hạng nặng M-26 được thiết kế chở khách nhiều nhất là 80 binh sĩ vũ trang và bán vũ trang, nhưng trên thực tế số binh sĩ vận chuyển lần này lên tới 132 người, vì vậy vượt xa trọng tải vận chuyển quy định. Thế nhưng, điều khiến người ta khó hiểu là, Thượng tá pô-đô-pô-ga-ra không giải thích tại sao biết rõ trọng tải thiết kế của chiếc M-26 là 80 người, nhưng khi cất cánh từ căn cứ quân sự Moóc-zđoóc nước Cộng hoà in-gút thì lại nhét lên 132 người. lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a tất nhiên không bỏ qua cơ hội tốt này, chúng lập tức đưa lên trang web riêng bức ảnh chiếc máy bay trực thăng M-26 bốc cháy rừng rực, đồng thời kèm thêm một bản tuyên bố, “nhờ vào thần lực của tên lửa đất đối không, chúng tôi đã bắn hạ ngay được một chiếc máy bay trực thăng hạng nặng M-26. Đây là một thắng lợi lớn của cuộc phản kháng quân chiếm đóng”. Trang web này còn nói rất chi tiết, rằng thực hiện hành động tấn công lần này là một nhóm phục kích truy sát. Nhóm này luôn trinh sát theo dõi hành động của máy bay trực thăng quân Nga tại khu vực grô-dnưi, đợi sau khi tìm ra quy luật hành động của máy bay trực thăng, Bộ Tư lệnh quân Nga ở Che-sni-a rồi, họ sẽ nấp vào khu rừng rậm bên ngoài bãi mìn căn cứ Kan-ka-ra, đợi máy bay trực thăng hạng nặng chở đầy sĩ quan bộ đội tình báo Nga vừa mới chuẩn bị hạ cánh, chúng sẽ bắn tên lửa đạn đạo đất đối không loại xách tay, kết quả bắn một trái trúng đích, đánh cho quân Nga một đòn không nhỏ.

Đại diện lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a ở gru- di-a An-đa-mốp nói một cách đắc ý khi trả lời điện thoại phỏng vấn của phóng viên roi-tơ: “Có khoảng 118 binh sĩ quân Nga bị chúng tôi tiêu diệt”. Tin tức này không hẹn mà gặp với tin tức mà tờ Tin điện quốc tế nhận được từ nội bộ quân Nga. Trước đó tờ Tin điện quốc tế từng nhận được tin nói: “Máy bay trực thăng dường như bị một quả tên lửa đất đối không kiểu xách tay bắn rơi”. Còn có hai binh sĩ Nga báo cáo ngay vào trước khi máy bay trực thăng rơi, họ trông thấy có hai trái pháo bắn về phía chiếc trực thăng.

Pu-tin sau khi nhận được tin lập tức yêu cầu các bên hữu quan thông báo tình hình tiến triển mới liên quan đến sự kiện này bất cứ lúc nào, và bày tỏ khi trả lời phỏng vấn đài Truyền hình Quốc gia Nga: “Tôi yêu cầu có thể nắm tình hình mới nhất liên quan đến sự kiện này bất cứ lúc nào. Chúng tôi sẽ điều tra triệt để tai nạn này, và nhanh chóng cử một ủy ban điều tra riêng đến Che-sni-a”.

Sau đó Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, đại tướng ni-cô- la Ca-min-xép đích thân dẫn ủy ban điều tra sự kiện đến hiện trường xảy ra sự cố, đặc sứ Che-sni-a của Nga Ca-dan-chép cũng ngồi cùng máy bay tới hiện trường, Văn phòng Tổng thanh tra Nga đã tiến hành điều tra hoạt động khủng bố và truy sát đối với sự kiện này, trọng điểm điều tra ba phía này rốt cuộc là sự cố máy móc, hay là lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a bắn rơi chiếc máy bay trực thăng M-26 này. Bộ trưởng Quốc phòng i-va-nốp đồng thời gửi điện thăm hỏi tới gia quyến các binh sĩ bị nạn, hứa hẹn Bộ Quốc phòng Nga sẽ cố gắng hết sức giúp đỡ gia quyến các binh sĩ bị nạn.

Ngày 20 tháng 8, i-va-nốp lại khẩn cấp bay tới tìm hiểu tình hình tiến triển điều tra nguyên nhân rơi máy bay và công tác cứu hộ sau khi sự cố xảy ra. Quỹ quân đội quốc gia Nga đã mở tài khoản riêng, cung cấp giúp đỡ cho người nhà quân nhân bị thương vong trong sự cố rơi máy bay M-26. Ngày 21 tháng 8, nhân viên phụ trách hữu quan của bộ tư lệnh tập đoàn quân đóng tại Bắc Cáp-ca-dơ tiết lộ với phóng viên, ủy ban điều tra nguyên nhân sự cố rơi máy bay M-26 bước đầu nhận định, nguyên nhân gây ra sự cố này là động cơ bên phải của nó bị tên lửa đất đối không kiểu xách tay bắn trúng. Nhân viên phụ trách này nói, có người mục kích thấy khi chiếc M-26 rơi xuống đất trên máy bay có đốm lửa. Ngoài ra, một phi công của chiếc trực thăng M-8 nói, họ trông thấy tên lửa bắn trúng chiếc M-26. Cùng ngày Pu-tin đã triệu Tham mưu trưởng quân đội, Tướng Ca-oa-si-nin đến điện Crem-li, thảo luận sự kiện máy bay trực thăng hạng nặng M-26 rơi gần thủ phủ grô-dnưi của Che-sni-a, chỉ ra “cần phải tăng cường an ninh của quân đội Nga trong hoạt động ở Che-sni-a”.

Chính phủ Nga sở dĩ coi trọng sự kiện này như vậy, vì nếu như sự kiện rơi may bay trực thăng lần này đúng là bị lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a phục kích, vậy thì đây sẽ là một tổn thất nặng nề nhất của quân Nga ở Che-sni-a kể từ tháng 2 năm 2000 tới nay. Điều quan trọng hơn nữa là, nếu như chứng thực được sự kiện này đúng là do lực lượng vũ trang bất hợp pháp làm, thì cho thấy lực lượng vũ trang bất hợp pháp gần đây càng hoành hành, có xu hướng ngóc đầu trở lại, vì cách đó không lâu, ngày 11 tháng 8, quân chính phủ Nga và cảnh sát ở Che-sni-a chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ đã bị tấn công nhiều lần, đầu tiên là trạm gác của quân Nga bị tấn công tới 13 lần, một binh sĩ Nga bị chết trận. Sau đó nữ nhân viên lực lượng vũ trang bất hợp pháp ôm mìn cho nổ, khiến cho nhiều xe ôtô của quân Nga bị hư hỏng, một cảnh sát chống bạo động bị tử vong, bốn binh sĩ bị thương. Tối hôm đó, quân Nga ở Che-sni-a đã bị tấn công lựu đạn khi đi tuần tra ở grô-dnưi, bốn binh sĩ bị thương. hai ngày sau, thành phố Sa-li ở phía đông nam grô- dnưi xảy ra một loạt vụ nổ, hai chị em gái dân thường không may gặp nạn, hơn 10 người bị thương. Ngày 14 tháng 8, lực lượng vũ trang bất hợp pháp còn tấn công một trạm cảnh sát ở grô-dnưi, mảnh đạn làm ba cảnh sát Nga bị thương. Ngày 17 tháng 8, lực lượng vũ trang bất hợp pháp đồng thời tấn công hàng chục làng ở khu vực phía tây nam Che-sni-a, chúng phục kích trạm gác của quân Nga, tấn công đồn cảnh sát trong làng, tấn công nhà ở của sĩ quan chỉ huy quân đóng ở đó, cướp nhà của quan chức chính quyền địa phương. Trong quá trình giao tranh ác liệt, quân Nga có 9 sĩ quan và binh lính bị chết, 10 người bị thương, 9 dân thường trong đó có một bé gái bị chết trong khi hai bên giao chiến, khi thu dọn chiến trường, quân Nga phát hiện được 30 xác chết của phần tử vũ trang bất hợp pháp. Một ngày trước vụ rơi máy bay, xe gíp của một sĩ quan đã trúng một quả mìn do lực lượng vũ trang bất hợp pháp gài, bị chết ngay tại chỗ, và ở thành phố gô-che-xmai, lực lượng vũ trang bất hợp pháp đã tấn công một đội tuần tra của cảnh sát vũ trang, giết chết tại chỗ một cảnh sát vũ trang.

Vì vậy nếu như vụ M-26 là sự tiếp diễn trong một loạt hoạt động tấn công, thì cho thấy rõ ràng mục đích của lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a. Đó chính là muốn lợi dụng ưu thế tự nhiên mùa hè và rừng cây rậm rạp để tấn công Nga, hòng ép chính phủ Nga đàm phán, và tăng thêm con bài đàm phán. Vì vậy có tin nói, người phụ trách hội đồng An ninh Nga i-van ru-bin trung tuần tháng 8 đã có cuộc gặp bí mật với đại diện Che-sni-a ở giơ-ne-vơ, bàn bạc việc khôi phục lại đàm phán song phương bị ngừng kể từ năm 2001 đến nay.

Việc lực lượng còn sót lại của phần tử vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a được tăng cường cũng khiến cho chính phủ và giới quân sự Nga coi trọng cao độ. Tuy chính phủ Nga kiên định tuyên bố, hành động quân sự ở Che-sni-a đã kết thúc thắng lợi, trong lãnh thổ Che-sni-a chỉ còn một số cực kỳ ít lực lượng còn sót lại cô lập với nhau. Nhưng thực tế không phải là như vậy, những phần tử vũ trang Che-sni-a cực kỳ ít này lại gần như ngày nào cũng tấn công khủng bố đối với quân Nga đóng ở Che-sni-a, tuy tuyệt đại đa số các vụ tấn công đều có quy mô không lớn, mục tiêu tấn công cũng là binh lính sĩ quan, cảnh sát Che-sni-a và quan chức chính quyền số người không nhiều, nhưng điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới sĩ khí và quân lực của quân Nga đóng tại Che-sni-a. Thỉnh thoảng, lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a cũng đánh lén các mục tiêu lớn như sĩ quan cao cấp quân đội Nga, như tháng 9 năm 2001, lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a dùng tên lửa xách tay bắn rơi một máy bay trực thăng vừa mới cất cánh từ grô-dnưi, hậu quả hai viên tướng và 11 sĩ quan bị tử nạn ngay tại chỗ; tháng 1 năm 2002, một chiếc máy bay trực thăng M-8 chở hai quan chức cao cấp Bộ nội vụ và 12 quan chức chính phủ bị rơi trong lãnh thổ Che-sni-a. Chính phủ Nga sau đó giải thích, đây là một tai nạn, nhưng một quan chức cao cấp Che-sni-a do chính phủ Nga bổ nhiệm lại chứng thực rằng, căn cứ vào phân tích của nhân viên điều tra đối với xác chiếc trực thăng tại hiện trường sau khi xảy ra sự cố, chiếc M-8 gặp nạn cũng là bị tên lửa xách tay bắn rơi. Ngày 22 tháng 8, Tổng thống Nga Pu-tin chỉ trích mạnh mẽ hành động bắn rơi máy bay vận tải của quân Nga của phần tử vũ trang Che-sni-a, khiến cho 118 người chết, và lệnh cho cả nước treo cờ rủ, mặc niệm một ngày cho những binh sĩ gặp nạn này. Cùng hôm đó, Pu-tin còn triệu Bộ trưởng Quốc phòng i-va-nốp vào điện Crem-li, yêu cầu ông ta báo cáo tình hình tiến triển điều tra hiện nay. Đài truyền hình Nga đã phát đoạn đối thoại của hai người. Báo cáo ngày hôm đó dài hơn các bài báo cáo thông thường trước kia, kéo dài gần 10 phút.

Trong đối thoại, Pu-tin sắc mặt nghiêm nghị, lệnh cho đồng minh chính trị thân thiết nhất của ông, nguyên đồng nghiệp KGB i-va-nốp đích thân phụ trách điều tra việc này. Ông nói: “Cho dù là kết quả điều tra ban đầu, cũng cho thấy bi kịch như vậy thường là do một số quan chức lơ là chức trách gây nên”. Ông chỉ ra, ngay từ năm 1997 Nga đã quy định rõ, không cho phép dùng trực thăng M-26 vận chuyển binh sĩ. Ông chất vấn I-va- nốp: “Tại sao trong khi Bộ Quốc phòng nghiêm cấm dùng máy bay như vậy để vận chuyển binh sĩ, mà vẫn còn xảy ra việc?”. Pu-tin còn chỉ ra, cải cách quân sự mà ông cực lực chủ trương chính là để “khiến cho quân đội Nga càng lớn mạnh hiệu quả hơn, và sau này sẽ không còn xảy ra những bi kịch như vậy nữa”. Nhưng điều bất hạnh là đúng vào ngày 31 tháng 8, ngày mà Pu-tin đưa ra lời cảnh cáo, một chiếc máy bay trực thăng kiểu “Cá sấu” M-24 khác của tập đoàn liên hợp đóng ở Bắc Cáp-ca- dơ bị pháo mặt đất bắn rơi ở vùng núi nô-zai-vi-ớt, hai viên phi công trên máy bay chết tại chỗ. Sau đó, lực lượng chống chính phủ Che-sni-a tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ này.

Điều càng khiến cho người ta lo lắng là, nhân viên ban chỉ huy tập đoàn liên hợp đóng tại Bắc Cáp-ca-dơ của Nga ngày 2 tháng 9 nói với phóng viên, căn cứ vào thông tin tình báo mà họ nắm được và lời khai của tù binh lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a, hiện nay lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a có khoảng 10 hệ thống bắn tên lửa kiểu xách tay, và đã học được phương pháp thao tác. Ông ta tiết lộ, căn cứ vào thông tin tình báo có được, thủ lĩnh của lực lượng vũ trang bất hợp pháp gần đây nhận được khoảng 2 triệu USD tiền mặt ở nước ngoài, làm kinh phí tiến hành hoạt động khủng bố ở Che-sni-a. phần tử vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a chỉ cần bắn rơi một chiếc máy bay hoặc máy bay trực thăng của quân đội liên bang Nga, thì có thể nhận được “tiền thưởng” từ 30~60 ngàn USD; phá hỏng một chiếc xa thiết giáp, thì có thể nhận được “phần thưởng” từ 1000~5000 USD… Có được sự ủng hộ tiền mặt rồi, hoạt động của bọn phỉ Che-sni-a do đó gần đây hết sức hoành hành.

Đứng trước sự tấn công điên cuồng của phần tử vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a, quân đội liên bang Nga cũng áp dụng đối sách tương ứng. hiện quân chính phủ Nga sau khi phát hiện ra lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a, thường dùng máy bay oanh tạc SU-24 và máy bay cường kích SU-25 tiến hành ném bom, đồng thời dùng pháo tầm xa bắn vào, dồn bọn địch vào phạm vi hẹp, sau đó lại phái bộ đội đặc chủng tiến đến truy quét, nhằm tránh thương vong của phía mình. hơn nữa, cách đánh này đã thu được hiệu quả. Sau vụ máy bay trực thăng kiểu “Cá sấu” M-24 bị bắn rơi không lâu, quân đội liên bang Nga đã tiêu diệt được hơn 50 phần tử vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a trong một hành động đặc biệt ở vùng núi nô-zai-vi-ớt của Che-sni-a, đồng thời còn bắt sống 10 người.

Qua sự kiện chiếc trực thăng M-26 bị bắn rơi có thể thấy, sở dĩ quân Nga liên tục thua thiệt ở Che-sni-a, chủ yếu là vì:

(1). Phần tử vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a đa phần là người địa phương, thông thuộc địa hình địa vật, tiện cho việc lợi dụng địa hình có lợi để triển khai đánh du kích. hơn nữa chúng có mối liên hệ dân tộc, huyết thống, tôn giáo với quần chúng địa phương, tiện cho che giấu thân phận, biến chẵn thành lẻ. lại cộng thêm việc chúng dùng “thánh chiến” và ly khai làm ngọn cờ, có thể nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo ở nước ngoài, vì vậy việc tiêu diệt thế lực vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a tuyệt đối không phải là có thể đạt được một cách dễ dàng.

(2). Trình độ chiến đấu của quân Nga cũng không thể khiến người ta hài lòng. Các tướng của bộ tác chiên Bộ Tổng tham mưu Nga nói, trong chiến tranh Che-sni-a quân Nga đã huy động hơn 100 ngàn quân, gần như đã huy động một nửa lực lượng trong bộ đội chính quy, nhưng “trình độ chiến đấu của nó không hoàn toàn khiến người ta hài lòng”, chẳng hạn như năng lực chấp hành nhiều loại nhiệm vụ của một số bộ đội đặc chủng không mạnh; một số bộ đội lục quân khi đến tiền tuyến, số người và trang bị vũ khí chỉ còn 60% trong tỷ lệ biên chế; đại đội pháo binh tham chiến chỉ có 48% đến từ bộ đội chính quy, số còn lại đều là góp nhặt từ bộ đội tinh giản biên chế.

(3). Năng lực hiệp đồng tác chiến của quân Nga không mạnh. Một sư đoàn trưởng trong chiến tranh Che-sni-a nói, biện pháp quan trọng nhất của tổ chức hiệp đồng là công cụ thông tin, mà nhiều công cụ thông tin của Bộ nội vụ và Bộ Quốc phòng thì lại không ăn khớp với nhau, “thường xuất hiện tình trạng bộ đội hai bên cách nhau không xa mà không liên lạc được”. Ngoài ra, bộ đội Bộ nội vụ và bộ đội Cục An ninh không từng tiến hành chuẩn bị và huấn luyện tác chiến quy mô lớn.

(4). Tính năng của một phần trang bị vũ khí lạc hậu. Trưởng ban trang bị vũ khí, Thượng tướng Xi-tơ-nốp, từng nhiều lần than vãn một số trang bị vũ khí của quân Nga lạc hậu hơn nhiều so với quân đội của các nước phương Tây, trang bị vũ khí hiện đại hoá chỉ chiếm 30% trong tổng số trang bị vũ khí của quân Nga. Sĩ quan lục quân tham chiến than thở thiếu máy bay trực thăng chiến đấu, biện pháp trinh sát hiện đại hoá và hệ thống khống chế hoả lực; tư lệnh pháo binh than thở gần mười năm nay kinh phí quân đội thiếu thốn, đem lại hiệu ứng mặt trái không thể nào cứu vãn nổi cho phát triển trang bị vũ khí của quân Nga, trình độ trang bị hiện có của lính tên lửa và pháo binh “không tương xứng nghiêm trọng” với nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm, vũ khí mà lính tên lửa có chỉ có thể bảo đảm hoàn thành 1/4 nhiệm vụ tác chiến; đại diện của lính dù và bộ đội đặc chủng cho rằng, trong một số trường hợp, họ chỉ có thể “bị đánh một cách bị động”, vì súng mà các tay súng quân Nga sử dụng đều là sản xuất trong nước, tầm bắn chỉ có 600~800 mét, còn súng của phần tử vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a phần lớn là do nước ngoài sản xuất, tầm bắn lên tới 2000 mét.

(5). Trình độ của một phần sĩ quan chỉ huy không được lý tưởng. Đại diện pháo binh, Tướng Ca-ra-đu-ép nói, trình độ sử dụng binh lực binh khí trong chiến tranh hiện đại, trình độ nhận thức địa vị và vai trò của hoả lực tiêu diệt địch của một số sĩ quan chỉ huy còn dừng lại ở thời đại chiến tranh vệ quốc. Một số sĩ quan chỉ huy pháo binh sơ cấp thiếu sự huấn luyện, có người thậm chí còn không biết viết chính xác văn thư trong chiến đấu. Viện trưởng học viện tổng hợp, Tướng Zô-rô-tốp chỉ ra, do một số sĩ quan chỉ huy thiếu kinh nghiệm chỉ huy thực chiến, không biết tổ chức chính xác cảnh giới nơi đóng quân, dẫn đến gần như một nửa (40%) số chất nổ đã nổ trong bãi mìn mà quân đội liên bang kiểm soát. phần tử vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a nhiều lần đánh lén nơi đóng quân của quân Nga, phục kích các nhóm hành quân, và lần nào cũng thắng lợi, cũng đã bộc lộ rằng sĩ quan chỉ huy thiếu kinh nghiệm tổ chức hành quân.

Để ngăn ngừa những bi kịch tương tự sau này, Pu-tin hạ lệnh xử nghiêm những kẻ lơ là chức trách. Ngày 7 tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga i-va-nốp nói tại buổi họp báo rằng, ủy ban điều tra nguyên nhân sự cố rơi máy bay trực thăng M-26 của Bộ Quốc phòng Nga đã kết thúc công tác điều tra vào ngày 6. Căn cứ vào kết luận của nhóm điều tra, Bộ quốc phòng đã xử lý đối với 5 quan chức cao cấp Bộ quốc phòng có trách nhiệm trong sự cố này.

Trong đó Tổng tư lệnh lục quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Thượng tướng Côn-mi-ri-xép bị xử lý cảnh cáo do quản lý không nghiêm và thiếu sự lãnh đạo đối với bộ đội cấp dưới; Tư lệnh vùng Bắc Cáp-ca-dơ, Thượng tướng Tê-rô-sáp bị xử lý cảnh cáo nghiêm trọng do không áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn bay và đề phòng thương vong. Ngoài ra còn có 3 quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng khác cũng bị các xử lý khác nhau.

Khủng hoảng con tin

Thành phố Mát-xcơ-va chiều tối ngày 23 tháng 10 năm 2002 gió thu se lạnh. Trong một toà nhà âm nhạc năm ở phố đu- bu-rốp-ka khu đông nam Mát-xcơ-va, mấy hộp đèn quảng cáo được làm bằng chữ la-tinh lớn đang nhấp nháy ánh đèn xanh đỏ – “nhạc kịch norDoCT”. Toà kiến trúc hình chiếc máy bay này vốn dĩ là cung văn hoá thuộc nhà máy sản xuất trục Mát-xcơ-va, một năm trước qua cải tạo hoàn toàn của cơ quan hữu quan, nay đã biến thành một nơi biểu diễn có trang thiết bị cực kỳ hiện đại. Nhà hát kịch này chỉ cách điện Crem-li 4,5 km. gần một năm nay, ở đây luôn biểu diễn vở nhạc kịch “gió đông nam” của Mỹ rất được chào đón ở Mát-xcơ-va. lúc này trong nhà hát kịch khổng lồ không còn trống một ghế nào, hơn 1000 khán giả đa phần đều là cư dân Mát-xcơ-va sống ở các khu phố lân cận.

Khoảng 21 giờ 30 phút, vào lúc màn hai của vở nhạc kịch này sắp sửa kết thúc, một người đàn ông đột nhiên xuất hiện trên sân khấu dưới sự hộ tống của hơn 50 nữ phần tử khủng bố – “quân quả phụ” mặc áo dài đen i-xlam truyền thống, bịt mặt, tay huơ súng lục, người buộc bộc phá, tuyên bố tiếp quản toàn bộ nhà hát, toàn bộ khán giả và hơn 100 diễn viên và nhân viên công tác của cung văn hoá đã trở thành con tin của hắn ta.

Hắn ta gào thét điên cuồng: “Quân đội Nga cần phải rút khỏi Che-sni-a trong vòng một tuần, và phải phóng thích tất cả các đội viên chiến đấu Che-sni-a bị bắt. Nếu không, tôi sẽ cho nổ toà nhà cung văn hoá nhà máy sản xuất trục Mát-xcơ-va”, và cảnh cáo rằng, nếu như cảnh sát dám áp dụng biện pháp cứng rắn, thì chúng cứ “hy sinh” một người, lại giết chết 10 con tin để đền mạng.

Sau khi sự kiện xảy ra, cảnh sát Mát-xcơ-va, Bộ nội vụ và bộ đội đặc chủng “An-pha” lập tức đến ngay hiện trường, và phong toả nghiêm ngặt các phố xung quanh khu vực xảy ra sự việc. Tại phố Mi-ri-cốp và các khu phố xung quanh đã bố trí hàng ngàn quân cảnh mang súng ống, mình mặc áo chống đạn và đội mũ sắt. Trên các toà nhà cao tầng ở gần nhà hát kịch cũng bố trí các tay súng bắn tỉa đề phòng bất trắc. Mấy chục chiếc xe thiết giáp và xe chữa cháy, xe cứu thương đỗ ở hai bên đường phố chờ lệnh. Trên đường phố bên ngoài nhà hát kịch, cảnh sát đã đặt mấy tuyến cảnh giới, không cho người đi lại, chỉ cho phép xe quân cảnh, xe chữa cháy và xe cứu thương ra vào.

“Trung tâm chỉ huy tình trạng khẩn cấp” cũng được tổ chức xây dựng tạm thời ở nơi cách nhà hát kịch chưa đầy 500 mét. Sau đó thành viên “An-pha” hoá trang thành công nhân, lấy đào đường ống thoát nước và đường ống dẫn khí đốt ở gần nhà hát kịch để che mắt, giám sát hành động của phần tử khủng bố.

23 giờ, phần tử khủng bố trong gần hai giờ đồng hồ đã lần lượt phóng thích gần 20 trẻ em và người Cáp-ca-dơ trong số con tin, và một lần nữa rêu rao, nếu như nhà đương cục có hành động, thì chúng sẽ cho san bằng toà nhà trung tâm văn hoá. Mấy con tin bị bắt giữ cũng lén gọi điện thoại từ toà nhà cho cục cảnh sát cho biết phần tử khủng bố đã bắt đầu đặt thuốc nổ trong toà nhà. Lúc này Tổng thống Pu-tin đang chuẩn bị đi thăm đức và Bồ đào nha, và sau đó đi Mê-hi-cô dự hội nghị hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, sau khi nghe tin lập tức huỷ bỏ kế hoạch, ra lệnh cho cảnh sát Mát-xcơ-va cần phải thành lập bộ chỉ huy tại hiện trường nơi xảy ra sự việc vào trước 1 giờ ngày 24, do phó cục trưởng Cục An ninh liên bang Nga pu-rô-ni-chép phụ trách hành động giải cứu con tin, Tổng cục trưởng Tổng cục nội vụ Mát-xcơ-va pu-rô-nin trực chỉ huy.

Đồng thời Pu-tin ngay trong đêm đã triệu tập các quan chức cao cấp nhất của các cơ quan như Cục An ninh liên bang Nga, Bộ nội vụ, khu vực liên bang phía nam Nga, quân đội cùng tiến hành hội nghị khẩn cấp, bàn bạc biện pháp giải cứu. Trong hội nghị, Pu-tin không giống như nguyên thủ của một số nước khác, vỗ về con tin và người nhà của người bị hại, đưa ra hứa hẹn “nga sẽ cố gắng làm cho các con tin được giải thoát an toàn”, mà nhấn mạnh chính sách “quyết không thoả hiệp với phần tử khủng bố” mà Nga thực hiện lâu nay.

Pu-tin chỉ rõ tại hội nghị, sự kiện bắt giữ con tin lần này là một tội lỗi nữa mà phần tử khủng bố quốc tế phạm phải, Nga “quyết không khuất phục” trước sự khiêu khích của chúng. Từ đó, mỗi khi xuất hiện trước báo chí Pu-tin đều bày tỏ một cách cứng rắn: “nga sẽ không thoả hiệp với bọn phỉ và rút quân đội khỏi Che-sni-a”. Pu-tin biết rõ, nếu như chính phủ thoả hiệp, để bọn phỉ đạt được mục đích, thì sẽ kích thích càng nhiều sự kiện bắt cóc hơn. Một nguyên nhân khác khiến Pu-tin làm như vậy là vì kinh nghiệm KGB khiến ông nhận được sự giáo dục và rèn luyện về “lợi ích quốc gia trên hết”, chứ không phải là quan điểm lôi kéo lòng người mà một số chính khách truyền thống tiếp nhận.

Ngoài ra, song song với hợp tác tích cực với các cơ quan hữu quan ở trong nước, Pu-tin còn tích cực tìm kiếm sự ủng hộ dư luận trên phạm vi toàn cầu. Pu-tin biết rõ hành động cứng rắn mà ông áp dụng này tất sẽ dẫn đến thương vong con tin, tuy bộ đội đặc chủng võ nghệ cao cường và gan dạ, nhưng tác chiến với bọn phỉ Che-sni-a “liều mình cùng chết”, e rằng khó có thể bảo đảm an toàn cho con tin. Vì vậy, ngay từ lúc phát biểu, Pu-tin đã xác định tính chất của sự kiện bắt cóc này là “hoạt động khủng bố”, nhằm giành được sự ủng hộ của đại đa số các nước trong tình hình chống khủng bố trên toàn cầu hiện nay. hay nói một cách khác, Pu-tin hy vọng được các nước hiểu sách lược đánh mạnh mà bộ đội đặc chủng sắp áp dụng.

Đồng thời, Pu-tin còn yêu cầu các bên của Nga cũng triển khai cứu hộ tích cực. Sau khi sự kiện phần tử vũ trang Che-sni-a chiếm giữ nhà hát kịch xảy ra một giờ đồng hồ, nghị sĩ tại đu- ma quốc gia của nước Cộng hoà Che-sni-a Nga A-xla-ha-nốp đã cùng liên hợp với nguyên Chủ tịch Xô-viết tối cao Nga, nhà chính trị dân tộc Che-sni-a ha-xbu-la-tốp đến nơi xảy ra sự việc, và đến chỗ cửa ra vào nhà hát kịch, giao thiệp với phần tử vũ trang Che-sni-a đang chiếm giữ ở đó, yêu cầu chúng giữ lý trí và kiềm chế, không làm những chuyện ngốc nghếch. họ còn bày tỏ rằng, sẵn sàng và tình nguyện dùng bản thân mình để đổi lấy những con tin vô tội trong nhà hát kịch, nhằm có được sự giải quyết ổn thoả sự việc, nhưng bị các phần tử khủng bố Che-sni-a từ chối. Cũng trong cùng một thời gian, lãnh tụ người Che-sni-a sống ở Mát-xcơ-va cũng bày tỏ, họ chuẩn bị tới nhà hát kịch bị chiếm giữ, dùng thân xác của mình để đổi lấy sự an toàn của con tin, nhưng cũng bị từ chối.

Rạng sáng ngày 24, một cảnh sát Nga giả vờ say rượu, bước vào cửa giữa của nhà hát kịch, hậu quả đã bị phần tử vũ trang bắn chết. Ngoài ra, phần tử vũ trang còn bắn chết một cô gái cố thoát ra khỏi nhà hát kịch. Trong quá trình đối đầu, trong nhà hát kịch nhiều lần vang lên tiếng nổ, nhưng phía cảnh sát tin rằng chưa gây nên thương vong nghiêm trọng.

Đến trưa, Cô-bu-chin và ba đại diện hội Chữ thập đỏ tay cầm cờ trắng tiến vào nhà hát kịch, đối thoại với phần tử vũ trang Che-sni-a ở bên trong, ông ta trông rất yếu ớt, hơn nữa tỏ ra nôn nóng như lửa đốt. Sau vài phút, một phụ nữ và ba trẻ em được phóng thích cùng một lúc, họ đều là người Nga.

Theo một con tin được phóng thích tiết lộ, phần tử vũ trang đã gài thuốc nổ ở ghế ngồi, cột, tường nhà, hành lang của toà nhà và trên người chúng. phó chủ tịch hội đồng An ninh liên bang Nga gô-đơ-cốp bày tỏ, trừ phi phần tử vũ trang bắt đầu giết hại con tin, nếu không bộ đội Bộ Bảo an Nga sẽ không tấn công vào toà nhà. Hai giờ chiều, Pu-tin lần đầu tiên phát biểu công khai nói, lần khủng hoảng con tin này là “do trung tâm tổ chức khủng bố quốc tế sắp đặt”. Ông lệnh cho bộ đội đặc chủng “chuẩn bị giải cứu con tin, đồng thời cố gắng tối đa bảo đảm an toàn cho con tin”.

Lúc này, mọi người cũng mỗi người một ý trong việc xử lý khủng hoảng như thế nào. Con tin bị bắt cóc viết thư cho Pu-tin, hy vọng quân Nga không nên sử dụng vũ lực, và rút ra khỏi Che-sni-a. Đài truyền hình trên toàn quốc cũng công bố lời kêu gọi của con tin yêu cầu Pu-tin kết thúc chiến tranh Che-sni-a: “Chúng tôi yêu cầu ngài đưa ra quyết định sáng suốt, kết thúc chiến tranh. Chúng tôi mệt mỏi với chiến tranh rồi, hy vọng hoà bình”. Người nhà của hơn 50 con tin còn diễu hành trên phố, yêu cầu chính phủ Nga chấp nhận yêu cầu của bọn phỉ ngừng cuộc chiến tranh Che-sni-a. Đu-ma quốc gia triệu tập cuộc họp khẩn cấp, Chủ tịch Đu-ma nhấn mạnh, cần tiến hành đàm phán với bọn phỉ. goóc-ba-chốp cũng xuất hiện nói, chủ trương thông qua đàm phán giải quyết khủng hoảng con tin. Nhiều nước dồn dập phát biểu, đồng thời với khiển trách phần tử khủng bố, hy vọng giải quyết hoà bình khủng hoảng con tin. Nhưng Pu-tin không bị lung lay, vẫn kiên trì lập trường cứng rắn, và ra sức chủ trương áp dụng biện pháp cứng rắn. Pu-tin tuyên bố, chính phủ Nga không thoả hiệp với bọn phỉ, quyết không nhượng bộ trước lực lượng vũ trang phiến loạn Che-sni-a, quyết không để quân Nga rút ra khỏi Che-sni-a. Nhượng bộ duy nhất là “nếu như phóng thích toàn bộ con tin, thì có thể miễn cho bọn phỉ khỏi chết, và sẽ đưa chúng ra khỏi lãnh thổ Nga”.

Đu-ma quốc gia Nga cũng khởi thảo một thư kêu gọi, yêu cầu bọn phỉ bắt cóc Che-sni-a giữ kiềm chế, không nên hành động theo tình cảm, không nên tuỳ tiện làm tổn thương tới con tin vô tội. hội đồng liên bang Nga cũng tuyên bố một bức thư công khai gửi tới nghị viện các nước trên thế giới, yêu cầu cùng chỉ trích sự kiện bắt giữ con tin khiến người ta phẫn nộ, và phối hợp với Nga cùng giải quyết khủng hoảng con tin lần này.

Khoảng 4 giờ chiều ngày 24, một nghị sĩ Đu-ma quốc gia Nga luôn giữ quan hệ tốt với đầu lĩnh bộ tộc Che-sni-a là Ca- bơ-xơn, dưới sự tháp tùng của hai đại diện hội Chữ thập đỏ và một nhà báo Anh, bước vào nhà hát kịch đang do bọn phỉ chiếm giữ, bắt đầu tiếp xúc với phần tử khủng bố. Theo ông ta về sau cho biết rằng nhóm người Che-sni-a bắt cóc con tin lần này “đầu óc hết sức tỉnh táo, nói năng cũng rất lô-gíc”. Chúng yêu cầu mạnh mẽ chính phủ Nga ngừng hành động quân sự ở khu vực Che-sni-a, lập tức rút bộ đội khỏi khu vực Che-sni-a, nếu không sẽ cùng chết với con tin. “lần này chúng tới đây, đã không muốn sống trở về”. Thế nhưng phần tử vũ trang đồng ý phóng thích ba con tin trẻ em, và kèm theo một điều kiện đàm phán phóng thích con tin cho chính phủ: Con tin người nước ngoài được phóng thích phải do quan chức ngoại giao đại sứ quán các nước vào nhà hát kịch tiến hành đàm phán; thành viên hội Chữ thập đỏ nước ngoài có thể vào nhà hát kịch cấp cứu người bị thương; yêu cầu nhà kinh tế học tự do nổi tiếng Nga, lãnh đạo tập đoàn Apolo y-áp-rin-xki và nữ nhà báo An-na Bô-đơ-li-cô-va vào nhà hát kịch tham gia đàm phán.

6 giờ 30 phút chiều, hai nữ con tin tìm cách trốn ra qua một ống khói. “Quân quả phụ” bắn họ, và ném lựu đạn, một trong hai người bị thương. Buổi tối, nhân viên bán hàng 26 tuổi rô- man-nốp-va trong khi cố gắng tiến vào nhà hát kịch, đã bị “quân quả phụ” nổ súng bắn chết. “Quân quả phụ” nói, chúng cho rằng rô-man-nốp-va là đặc công do chính phủ phái tới.

6 giờ 30 phút sáng ngày 25 tháng 10, 7 nữ con tin được phóng thích. 12 giờ 30 phút trưa, 8 trẻ em từ 8~12 tuổi trong đó có một bé gái người Thụy Sĩ được phóng thích. Nhưng lời hứa lúc đầu của bọn phỉ đồng ý phóng thích tất cả 75 con tin người nước ngoài vẫn chưa thực hiện. 4 giờ 45 phút chiều, Cục trưởng an ninh liên bang Nga pa-tơ-rút-sáp tuyên bố với báo chí, nếu như bọn bắt cóc phóng thích con tin sẽ đảm bảo an toàn tính mạng của chúng, 7 giờ tối, Tổng thống Pu-tin lại một lần nữa triệu tập hội nghị những người phụ trách các cơ quan quyền lực, nói điều cần làm ngay trong lần khủng hoảng này là “bảo đảm an toàn tính mạng của con tin”, bày tỏ muốn đàm phán với bọn phỉ Che-sni-a, và uỷ quyền cho đại diện toàn quyền của Tổng thống đóng tại khu vực phía nam Ca-dan-chép đảm nhiệm trọng trách này. 8 giờ, Pu-tin nói trên truyền hình, bày tỏ lập trường của ông đối với cuộc chiến tranh Che-sni-a không thay đổi. 10 giờ 35 phút, quan chức Nga nói, lại có 3 phụ nữ và một con tin nam được phóng thích, họ đều là người A-déc-bai-dan.

Sau khi sự kiện bắt cóc con tin xảy ra không lâu, cơ quan tình báo Nga đã nhanh chóng chứng thực được kẻ vạch mưu và kẻ thực hiện của sự kiện bắt cóc con tin lần này là cháu của nhà quân phiệt Che-sni-a đã bị bắn chết An-bi Ba-ra-ép, Trung đoàn trưởng “trung đoàn chiến đấu đặc chủng i-xlam” của lực lượng vũ trang bất hợp pháp Máp-dan Ba-ra-ép.

An-bi Ba-ra-ép là nhân vật khủng bố mọi người ai cũng biết tiếng. Người này là một trong những đầu sỏ nổi tiếng nhất của Che-sni-a, gia tộc của ông ta cũng bị mang tiếng xấu ở Che-sni- a. An-bi Ba-ra-ép tàn nhẫn xảo quyệt, nghe nói chỉ riêng sĩ quan binh lính Nga và quan chức Che-sni-a của Nga mà hắn ta tự tay giết đã lên tới hơn 170 người. Như tháng 10 năm 1998, An-bi bắt cóc bốn kỹ sư sửa chữa hệ thống điện thoại ở thủ phủ grô- dnưi của Che-sni-a, sau khi người chủ thuê người Anh của các con tin trả 10 triệu USD rồi, hắn vẫn giết hại một cách tàn nhẫn bốn con tin phương Tây này, và ném đầu ra vệ đường.

Trong thời kỳ thịnh vượng, gia tộc Ba-ra-ép đã kiểm soát được giao dịch dầu mỏ với lợi nhuận phong phú của Che-sni-a, và một con đường chính xuyên suốt lãnh thổ Che-sni-a. An-bi Ba-ra-ép kiếm được nhiều đô-la Mỹ thông qua kinh doanh dầu mỏ, công khai sống cuộc sống của người có tiền. Nói ra mọi Người không tin, An-bi rõ ràng bị Mát-xcơ-va liệt vào hàng ngũ những trùm khủng bố Che-sni-a bị truy nã hàng đầu, nhưng hắn ta vẫn nghênh ngang thỉnh thoảng xuất hiện ở nơi công khai, thậm chí công nhiên tiến hành hai lễ cưới xa hoa! ngày 25 tháng 6 năm 2001, An-bi bị chết bởi tên lửa của máy bay trực thăng bộ đội Nga.

Máp-dan “đi theo” An-bi, ngày càng trở thành một trợ thủ không thể thiếu của chú hắn. rất mau, chàng trai trẻ vừa mới bước vào đời này đã trở thành người đứng thứ hai trong đám thổ phỉ do ông chú lãnh đạo. hai chú cháu cùng hợp tác làm những chuyện xấu đúng là muốn gì được nấy, với sự “cố gắng” của hai người, lực lượng vũ trang bất hợp pháp do chúng lãnh đạo đã nhanh chóng trở thành băng nhóm khủng bố kết hợp cả khủng bố, buôn bán vận chuyển nô lệ và buôn lậu.

Điều càng khiến người ra căm giận là, Máp-dan phục lăn ông chú đã từng giết hơn 170 người, thề sẽ có một ngày “số binh sĩ Nga bị giết nhất định sẽ hơn ông chú!”. Trong sự kiện bắt cóc con tin năm 1998 nói ở trên, nhiệm vụ “xử lý” bốn con tin này chính là do Máp-dan hoàn thành.

Sau khi An-bi Ba-ra-ép chết, Máp-dan tiếp quản giang sơn còn lại của “đế quốc Ba-ra-ép”, tiếp tục tiến hành câu kết với bọn bắt cóc tống tiền.

Máp-dan còn làm Trung đoàn trưởng “trung đoàn chiến đấu đặc chủng i-xlam”, và tổ chức một đội cảm tử do các phụ nữ Che-sni-a hợp thành. Điều kiện tuyển người của Máp-dan là, chỉ tuyển những “quả phụ” mà bọn phỉ Che-sni-a bị quân Nga bắn chết để lại! những “quả phụ” này có mối hận khắc cốt ghi tâm đối với quân Nga. Do cuộc sống thiếu thốn và mất lòng tin ở tương lai, những người phụ nữ này đã được triệu tới dưới lá cờ của Máp-dan, sau đó được huấn luyện các kỹ năng khủng bố như bắn súng, gài mìn, chế tạo bộc phá, đồng thời tiếp nhận sự tẩy não của Máp-dan. Tính toán của Máp-dan là: Trước nay phần tử vũ trang Che-sni-a chưa bao giờ tuyển phụ nữ, vì vậy cảnh sát Nga hoàn toàn không hề có tâm lý đề phòng đối với phụ nữ Che-sni-a, như thế chỉ cần đánh là trúng đích.

Tháng 8 năm 2001, quân Nga phát động tấn công truy quét Máp-dan Ba-ra-ép, và tuyên bố đã bắn chết hắn ta ở An-cang của Che-sni-a. Còn nay, Máp-dan lại xuất hiện như một kỳ tích.

Sau khi tìm hiểu rõ tình hình, Pu-tin ra lệnh cho bộ đội đặc chủng “An-pha” làm tốt công tác chuẩn bị tấn công bất ngờ.

Đêm ngày 25, để làm mê hoặc Máp-dan, nữ nhà báo chiến trường Che-sni-a nổi tiếng của Nga Bô-li-tơ-cốp-ca-ya được bổ nhiệm làm người điều đình của Máp-dan và nhà đương cục, và tiến hành hội đàm mặt đối mặt với Máp-dan. Trong hội đàm Máp- dan nhấn mạnh, nếu như nhà đương cục không đưa ra chứng cứ có kế hoạch rút quân ra khỏi Che-sni-a, thì họ sẽ áp dụng “biện pháp cực đoan nhất”. “Pu-tin cần phải bày tỏ thái độ kết thúc chiến tranh Che-sni-a, rút hết quân đội ra khỏi Che-sni-a”.

2 giờ 30 phút ngày 26 tháng 10, nhân viên cứu hộ cứu một nam một nữ bị bắn bị thương ra khỏi nhà hát kịch. 3 giờ 30 phút, “thời hạn cuối cùng” mà Máp-dan đưa ra đã đến, hắn ta bắt đầu nổ súng giết con tin. Một số con tin thấy thế định bỏ chạy, “quân quả phụ” lập tức giương súng bắn. Trong phút chốc tiếng súng và tiếng nổ trong nhà hát kịch vang lên không ngớt, tám con tin cuối cùng đã trốn thoát thành công.

5 giờ 30 phút sáng, bộ đội đặc chủng “An-pha” bắt đầu phát động tấn công. họ thả vào trong nhà hát kịch rất nhiều “khí thần bí” thông qua đường thông gió – một chất gây mê cực mạnh, và dùng bộc phá phá hỏng một lỗ lớn trên tường toà nhà. Bộ đội đặc chủng “An-pha” xông vào toà nhà triển khai đấu súng ác liệt với “quân quả phụ”. Trong kịch chiến “quân quả phụ” đã cho nổ một số bộc phá được buộc vào các cột nâng đỡ trần nhà.

Sau vài phút chiến đấu, hơn 30 tên phỉ trong đó có tên trùm bọn phỉ bắt cóc Máp-dan Ba-ra-ép đã bị bắn chết. Bộ đội đặc chủng không bị thương vong nào nghiêm trọng. 7 giờ, tiếng nổ và tiếng súng lắng xuống. 7 giờ 10 phút, bộ đội đặc chủng giải bọn phỉ còn sống ra khỏi nhà hát kịch, nhiều con tin được cứu cũng lần lượt rời đi, có một số thi thể cũng được khiêng ra. 7 giờ 25 phút, hãng thông tấn quốc tế đưa tin, bộ đội an ninh đã kiểm soát toàn bộ nhà hát kịch này, tất cả con tin đã được giải cứu. Quan chức cuối cùng tuyên bố: 750 con tin được cứu, 34 tên phỉ bị bắn chết. 8 giờ 15 phút, Thứ trưởng Bộ nội chính Va- xi-li-ép nói, đại đa số bọn phỉ bị bắn chết, “một nhúm nhỏ bọn phỉ” có thể lẫn trong con tin trốn chạy nhà đương cục đã phát đi lệnh truy nã chúng.

Sự kiện kéo dài 57 giờ đồng hồ, gây chấn động thế giới này đến đây kết thúc.

Tối ngày 26, Pu-tin đích thân đến bệnh viện thăm các con tin được giải thoát, và chọc cười một con tin được giải cứu vừa mới hồi phục trí nhớ.

Việc giải quyết tốt đẹp cuộc khủng hoảng con tin Mát-xcơ- va khiến Pu-tin một lần nữa trở thành nhân vật tiêu điểm được các phương tiện thông tin đại chúng chú ý tới. phương pháp xử lý vấn đề bắt cóc của ông đúng là có một không hai, thái độ cứng rắn của ông đã được không ít nhà bình luận khẳng định. Theo điều tra dân ý, có trên 85% công dân Nga bày tỏ sự tán đồng đối với hành động của Pu-tin.

Lần giải cứu con tin này tuy giành được thành công, nhưng cũng không phải là mỹ mãn, trong thời gian đó cũng xuất hiện vấn đề lớn, chủ yếu là việc thả “khí thần bí”. Pu-tin tuy nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ an toàn tính mạng của con tin, nhưng toàn bộ quá trình vẫn làm cho 128 con tin bị chết, hơn 500 con tin bị thương, cần phải đến bệnh viện chữa trị. Tuy có người nói, số con tin chết không quá 20%, hành động giải cứu coi như là thành công, nhưng 128 con tin bị chết không phải là một con số nhỏ.

“Khí thần bí” mà bộ đội đặc chủng thả ra, trên thực tế là một “con dao hai lưỡi”, nó một mặt khiến cho bọn phỉ mất đi khả năng chống chọi, không kịp châm ngòi bộc phá, do đã mất đi tri giác hoặc chết; một mặt khác lại khiến hàng loạt con tin tử vong. loại “khí thần bí” này rốt cuộc là cái gì? nó có phải là một loại vũ khí sinh hoá hay không? đối với điều này, nhà đương cục Nga giữ nghiêm ngặt “bí mật quốc gia”, không chịu công bố, chỉ nói một cách mập mờ rằng đó là “chất đặc biệt”, không chịu công bố thành phần của nó. Tuy có bác sĩ nói đây là một loại “khí thôi miên”, nhưng vẫn có không ít người nghi ngờ đó là “khí độc thần kinh”. Về sau, Bộ trưởng y tế Nga giải thích rằng, khi đó là “chất tái sinh của phen-ta-ni, là chất gây mê dùng trong y tế”, chứ không phải là “vật chất hoá học mà công ước vũ khí hoá học quốc tế cấm dùng”. Còn theo chuyên gia Mỹ, đây là chất a phiến gây mê thần kinh, trong đó có thành phần hoá học hê-rô-in hoặc moóc-phin.

Nhưng bất luận biện giải thế nào, vấn đề “khí thần bí” còn trở thành một đề tài nóng bỏng và tiêu điểm tranh luận tại các đường phố ngõ hẻm Mát-xcơ-va, khiến cho chính phủ Nga đứng trước áp lực to lớn. Người nhà của con tin tử nạn bày tỏ bất mãn và phẫn nộ, một bộ phận cư dân càng cảm thấy bối rối khó hiểu. Các phương tiện thông tin đại chúng thì chỉ trích giới quân sự “hành động lỗ mãng”, “lạm dụng chất thuốc”, trước đó không tính toán lượng dùng chính xác, cũng không tính toán đầy đủ đến thể chất yếu ớt của con tin bị bắt giữ, cộng thêm phía quân sự chưa thông báo kịp thời cho bệnh viện, khiến cho việc cứu hộ tại hiện trường của các bác sĩ không hiệu quả, khiến nhiều con tin tử vong. Nhà lãnh đạo đảng cộng sản Nga giu-ga-nốp đăng bài nói: “hơn 100 người chết, còn có nhiều người bị tổn thương nghiêm trọng về thể xác và tinh thần, đây là tổn thất không thể tha thứ được”.

Đồng thời mọi người cũng lo lắng, khủng hoảng con tin Mát- xcơ- va lần này được giải quyết dưới sự giúp đỡ của khí thôi miên, vậy thì lần sau, lần sau nữa, nếu như bọn phỉ Che-sni-a đem theo trang bị chống khí độc, phương pháp giải cứu này liệu vẫn có hiệu quả hay không.

Sự kiện con tin Mát-xcơ-va xảy ra, khiến cho cuộc chiến tra- nh Che-sni-a căng thêm lên, hơn nữa vươn tới thủ đô của Nga. Thế là, Pu-tin tuyên bố “ăn miếng trả miếng”, không những từ chối kiến nghị đàm phán hoà bình của Mát-xkha-đốp, mà còn ra lệnh ngừng thực hiện kế hoạch từng bước rút quân, triển khai hành động truy quét quy mô lớn ở Che-sni-a. Tình hình này chắc chắn sẽ khiến cho lập trường của chính phủ Nga đối với phiến quân Che-sni-a càng cứng rắn hơn, khiến cho mối thù oán giữa hai dân tộc Nga và Che-sni-a càng sâu sắc thêm, xung đột càng gay gắt hơn. Sau này, hành động truy quét của quân Nga sẽ mạnh hơn, hoạt động khủng bố của phiến quân Che-sni-a cũng sẽ càng hung tàn hơn, chúng sẽ làm “đạn thịt người”, không còn đưa ra điều kiện mà giết hại trực tiếp dân thường vô tội.

Mặc dù lập trường cứng rắn của Pu-tin hiện nay chiếm ưu thế, nhà đương cục Nga đã hạn chế đưa tin và tranh cãi về vấn đề chống khủng bố và vấn đề Che-sni-a, tiếng kêu gọi giải quyết chính trị vấn đề Che-sni-a tạm thời được nén xuống, nhưng có thể đoán được, trong bầu cử nghị viện và bầu cử Tổng thống ở Nga đầu năm 2004, vấn đề Che-sni-a một lần nữa sẽ trở thành tiêu điểm dẫn đến tranh luận kịch liệt giữa các chính đảng các phái, khiến cho Pu-tin đứng trước thử thách mới.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.