Putin - Sự Trỗi Dậy Của Một Con Người

Chương VI: PU-TIN ĐÃ TIẾP NHẬN MỘT ĐỐNG ĐỔ NÁT



Dân số Nga ngày một ít đi

Các nhà thống kê dân số Nga lo lắng sâu sắc về hiện trạng dân sốcủa Nga,vì nước này đang đứng trước cuộc khủng hoảng dân số lớn, dân số Nga mỗi năm đều giảm mạnh, nếu cứ tiếp tục, thì trong vòng 50 năm nữa dân số của nước này sẽ chỉ còn một nửa so với hiện nay.

Mười năm trước, Nga có 149 triệu người, nhưng nước Nga ngày nay chỉ còn có 144 triệu người. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nga còn tạm được, là 72 tuổi, thế nhưng tuổi thọ trung bình của đàn ông thì lại khiến người ta lo lắng, chỉ có 59 tuổi, chết trẻ đã trở thành một bi kịch lớn của Nga. Các nhà thống kê dân số nói, mấy năm gần đây, mỗi năm Nga đều mất đi một triệu dân, hơn nữa tốc độ giảm đi ngày một nhanh. Trong vòng 20 năm nữa, mỗi một người có thể làm việc được đều phải gánh đỡ một người nhận tiền dưỡng lão, lại cộng thêm trẻ em, gánh nặng của người lao động Nga không cần nói cũng đủ biết được, xét từ một góc độ khác, người Nga ở độ tuổi lao động sẽ ít tới mức đáng thương.

Nguyên nhân nào đã khiến cho dân số Nga giảm mạnh?

Nguyên nhân có từ nhiều phía. Thách thức mà nước Nga gặp phải là tác động mạnh gấp đôi. Trước tiên, giống như tất cả những nước phát triển khác, tỷ lệ sinh thấp hơn nhiều so với mức duy trì cơ số dân số. Tiếp đến, tỷ lệ tử vong của Nga, nhất là tỷ lệ tử vong của những người lao động đang ở độ tuổi tráng niên lại tăng vọt, tỷ lệ tử vong tăng mạnh là các nguyên nhân như sự nghèo nàn của thời kỳ hậu liên Xô, lạm dụng rượu và ma tuý, áp lực cuộc sống, bệnh tật và các thiên tai địch hoạ khác dẫn đến. Theo các phương tiện thông tin đại chúng Nga, mỗi năm đều có gần 30 ngàn đàn ông chết liên quan đến rượu. Nhất là vào mùa đông, đàn ông Nga uống rượu chết cóng ở ngoài phố, số lượng có thể tính đến hàng chục ngàn. Vì vậy, khủng hoảng dân số Nga là điều có thể tưởng tượng thấy được.

Đồng thời, phụ nữ Nga ngày nay càng ngày càng không biết “làm mẹ”, họ càng ngày càng không muốn sinh con. Kể từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, trung bình mỗi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ của Nga chỉ sinh 1,1 con, mà muốn duy trì số lượng dân số ổn định, mỗi một phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cần phải sinh 2,4 con, phụ nữ Nga rõ ràng là cách tiêu chuẩn này quá xa.

Phương pháp giải quyết vấn đề dân số giảm đi của các nước phương Tây có tỷ lệ sinh thấp chính là cho phép tồn tại hình thức di dân tạm thời hoặc vĩnh viễn, dân di cư từ bên ngoài tới cung cấp cho nước đó đầy đủ nhân tài cao cấp và công nhân phổ thông, họ có thể duy trì tăng trưởng kinh tế và gia tăng thu thuế. Thế nhưng Nga lại không muốn áp dụng phương pháp này, họ không muốn dân di cư tràn vào, ngay cả ngày nay khi mà “bức màn sắt” đã bị loại bỏ, Nga cũng từ chối dân di cư từ bên ngoài trở thành phương pháp giải quyết khủng hoảng dân số.

Nga không những không có chiến lược dân di cư, cũng thiếu vấn đề quản lý pháp luật hữu hiệu. Trở ngại chủ yếu nhất trong chế định luật di dân đến từ trở ngại tâm lý của người Nga, trong những người Nga có một cảm giác lo sợ sâu sắc, đó chính là sợ bị những kẻ ngoại lai chế phục. Đây là do nguyên nhân lịch sử tạo thành, vì trong lịch sử, dân tộc Nga luôn bị các dân tộc khác xâm lược, dân của các nước láng giềng tràn vào nhiều, khiến cho người Nga có một cảm giác bị tác động. Theo các nhà thống kê dân số, ở Nga có 200 ngàn người Trung Quốc làm ăn buôn bán và sản xuất nhỏ, người Trung Quốc chịu khổ chịu khó và thông minh linh hoạt khiến cho những người Nga cùng ngành vừa khâm phục lại vừa sợ.

Kinh tế ảo và sự ỷ lại vào năng lượng

Nước Nga chính thức và nước Nga “thực tế” là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. lấy Ca-li-nin-grát – vùng ở gần châu Âu nhất của Nga làm ví dụ, theo con số thống kê của chính quyền, mức sống ở đó thấp hơn mức trung bình của Nga là 28%. Xét về đầu tư nước ngoài bình quân đầu người, mức của Ca-li-nin-grát thấp hơn các khu vực trung bình 50%, xét về sức hấp dẫn đầu tư, nó chỉ đứng thứ 35. Thế nhưng, cứ ba người dân của bang này thì có một người có ôtô, cao gấp đôi so với mức trung bình của Nga. Số lượng doanh nghiệp nhỏ của bang này chỉ đứng sau có Mát-xcơ-va, đứng thứ hai ở Nga.

Mâu thuẫn bề ngoài này rất dễ lý giải: có tới 90% trong tổng giá trị sản xuất khu vực của bang Ca-li-nin-grát là đến từ kinh tế ảo. Nhiều thu nhập ở đây đến từ hoạt động bất hợp pháp: Chế tạo và truyền bá chất ma tuý, buôn lậu (chủ yếu là hổ phách) và bán dâm. Điều này chủ yếu là do vị trí “đất bay” của nó quyết định. phần chiếm trong hoạt động kinh doanh bất hợp pháp bình thường (chỉ việc không đăng ký) cũng không nhỏ: chiếm 17% trong nhập khẩu, chiếm 15% trong xuất khẩu. Sản phẩm chế tạo bất hợp pháp chiếm từ 10% (trong lĩnh vực giáo dục) đến 30% (lĩnh vực công nghiệp). Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của nền kinh tế ảo ở khu vực này hoành hành là thu thuế cao, khủng hoảng thể chế tài chính tiền tệ, chế độ pháp luật không hoàn thiện và mức sống của cư dân thấp.

Những con số này của Ca-li-nin-grát đều do một chuyên gia của trung tâm chính sách kinh tế Nga – Âu rút ra được. Trung tâm này còn nghiên cứu tỷ lệ kinh tế ảo chiếm trong nền kinh tế Nga và hoạt động ảo trong các doanh nghiệp hợp pháp – hoạt động thương mại “xám”.

Đối tượng điều tra mà Trung tâm này lựa chọn là kế toán doanh nghiệp, nhân viên công tác tại các cơ quan tài chính tiền tệ và cơ quan thuế. Kết quả khiến người ta giật mình: kinh tế ảo vượt xa con số thống kê mà cục thống kê nhà nước đưa ra. Theo tư liệu của cục thống kê nhà nước, kinh tế ảo trong ngành công nghiệp của thành phố Xanh pê-téc-bua chỉ chiếm 23%, còn kết quả mà Trung tâm này có được thì lại không dưới 43%. Nghiệp vụ không đăng ký chiếm từ 25% ~ 30% trong giai đoạn mua nguyên liệu, chiếm 70% ~ 75% trong giai đoạn sản xuất và tiêu thụ, chiếm 70% trong ngành xây dựng. Tỷ lệ trốn thuế của thành phố này, chiếm gần 50% trong ngành công nghiệp, chiếm 47% trong ngành xây dựng, chiếm 41% trong ngành thương nghiệp.

Tư liệu của Cục trưởng Cục Thống kê nhà nước cho thấy, giá trị sản xuất chưa được tính vào chiếm 25% tổng giá trị sản phẩm trong nước. Con số này rõ ràng không đúng với thực tế. hơn nữa bộ phận chủ yếu của kinh tế ảo ở Nga không phải là buôn lậu chất ma tuý và bán dâm, mà là hiện tượng không có ở các nước phương Tây – doanh nghiệp không đăng ký.

Theo dự báo của Bộ phát triển kinh tế, tình hình tăng trưởng của tổng giá trị sản phẩm trong nước của Nga là: năm 2002 tăng trưởng 3,6%, năm 2003 tăng trưởng từ 3,4% ~ 4,4%, năm 2004 tăng trưởng từ 4% ~ 5,4%, năm 2005 tăng trưởng từ 4,4% ~5,9%. Thế nhưng chuyên gia độc lập lại không đồng ý với dự báo như vậy. Kinh tế phía nhà nước trong một chừng mực rất lớn được quyết định bởi xuất khẩu năng lượng và giá cả năng lượng trên thị trường thế giới. giá dầu mỏ tăng trước đây, bây giờ vẫn là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Nga. Vì vậy, một khi giá dầu thế giới tụt xuống, tốc độ phát triển kinh tế của Nga có thể bị ảnh hưởng lớn.

Không ít chyên gia kinh tế cho rằng, trước mắt chính phủ còn nắm được không ít đòn bẩy kích thích kinh tế phát triển: Do tháng 8 năm 1998 đồng rúp mất giá và giá dầu vẫn cao, kinh tế Nga ít nhất có 3 năm giữ được xu thế phát triển. Thế nhưng thời kỳ này, mức độ ỷ lại vào xuất khẩu năng lượng của nền kinh tế lại không suy giảm. Chính phủ nên làm thế nào đây?

Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Viện sĩ Viện Khoa học Nga, giáo sư Trường đại học Kinh tế tài chính tiền tệ quốc lập Xanh pê-téc-buay-ê-li-xép-va cho rằng, bất cứ dấu hiện đáng mừng nào cũng không xuất hiện, kinh tế ảo đang tiếp tục phát triển. Bà ta còn cho rằng, nền kinh tế Nga không có sự phân biệt sáng tối, nó đều nằm trong cái bóng.

Kết quả là, hai tai ương lớn của nền kinh tế Nga – ỷ lại vào xuất khẩu năng lượng và kinh tế ảo hoành hành – ngược lại đem lại cho người ta lợi nhuận to lớn. Chỉ cần giá dầu không tụt, chỉ cần kinh tế ảo phát triển tiếp, thì cuộc sống sẽ tốt! Cục thống kê nhà nước nói, mức sống của người Nga đã khôi phục lại được mức trước khủng hoảng năm 1998, thậm chí còn vượt trên cả mức này. Chỉ có điều mức sống là do “vàng đen” và thương mại “xám” cấu thành nên. Sự phối hợp màu sắc như vậy không khỏi quá u ám. ông trùm ẩn thân ngấm ngầm thao túng hai năm trước, bạn hỏi bất kỳ người Nga bình thường nào: Ai đang thống trị nước nga? Bạn sẽ nhận được câu trả lời gần như là giống nhau: Bê-rê-dốp-xki và các “ông trùm” đang “thống trị” nước nga! Còn bây giờ nếu như đưa ra một câu hỏi tương tự, câu trả lời sẽ khác. Người Nga sẽ bảo với bạn rằng, là Tổng thống của họ đang thống trị nước Nga. Thế nhưng, những người thật sự hiểu kinh tế đều biết, nắm giữ mạch máu kinh tế Nga là ba “ông trùm ẩn thân” ở bên cạnh Pu-tin. Tổng giám đốc ngân hàng công nghiệp quốc tế Mát-xcơ-va Xéc-gây pu-ga- chốp, Tổng giám đốc ngân hàng xây dựng công nghiệp Xanh pê-téc-bua Vla-đi-mia Cô-gân và Viện trưởng học viện khoáng sản Xanh pê-téc-bua Vla-đi-mia lít-vi-nen-cô.

Kể từ khi Pu-tin lên nắm quyền, để tăng cường tấn công tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, thậm chí ông tiếc cả việc đưa ông trùm tài chính tiền tệ của “đế quốc” truyền thông khổng lồ Gu- xin-xki lên ghế bị cáo, khiến cho Gu-xin-xki gần mười năm nay gây sóng gió trong giới thương mại và giới chính trị Nga, trở thành tội phạm quan trọng bị truy nã khắp toàn cầu, dẫn tới kết cục phải lưu vong ở nước ngoài. Đài Truyền hình độc lập rất có ảnh hưởng mà Gu-xin-xki sáng lập ở Nga cũng bị người khác tiếp quản do Gu-xin-xki bị tố cáo nợ một khoản khổng lồ và chiếm đoạt tài sản nhà nước. Còn Bê-rê-dốp-xki từng làm mưa làm gió thời kỳ En-xin nay cũng không thể không rời khỏi Nga, định cư ở nước ngoài, và phải chuyển nhượng cổ phần khống chế của mình ở đài Truyền hình Nga.

Nhưng không phải Pu-tin giữ khoảng cách với tất cả các ông trùm trong giới công nghiệp. hiện Pu-tin có quan hệ rất thân thiết với Tổng giám đốc ngân hàng công nghiệp quốc tế Nga Xéc-gây Pu-ga-chốp và Tổng giám đốc ngân hàng xây dựng công nghiệp Xanh pê-téc-bua Vla-đi-mia Cô-gân. Tuy hai người hiện không phải là có tiếng tăm lớn ở Nga, nhưng sức ảnh hưởng của họ đối với nền kinh tế Nga lại rất lớn. Mấu chốt là, so với những người khác, họ có thể gặp Tổng thống một cách trực tiếp và tương đối tự do. Còn có một người hiện chưa phải là nhân vật trong giới thương mại, Viện trưởng học viện khoáng sản Xanh pê-téc-bua Vla-đi-mia lít-vi-nen-cô, cũng có quan hệ vô cùng thân thiết với Pu-tin. Nhiều người Nga cho rằng, người này rất có thể sẽ thay thế chức vụ của Tổng giám đốc Công ty khí đốt Nga sắp sửa từ chức, trở thành ông trùm trong giới công thương trong tương lai của Nga.

Tổng giám đốc ngân hàng công nghiệp quốc tế Nga Xéc- gây Pu-ga-chốp khác với các ông trùm khác như Bê-rê-dốp-xki, ông ta gần như không hề có tiếng tăm gì trong công chúng Nga, hoàn toàn có thể gọi là một “ông trùm ẩn thân”.

Pu-ga-chốp tốt nghiệp Trường đại học quốc lập lê-nin-grát. Sự nghiệp của ông ta bắt đầu phát triển sau khi gia nhập vào vòng của Bô-rô-kin vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Khi ấy trong tay của Bô-rô-kin có một công ty “Mắc-rô-kin” rất nổi tiếng, nhưng ê-pha-rốp làm giám đốc công ty này khi ấy không thể nào nắm bắt được “tương lai hạnh phúc” của mình, còn Tổng giám đốc ngân hàng công nghiệp quốc tế không mấy tiếng tăm Pu-ga-chốp đã đánh bại ông ta một cách thành công, và đuổi ông ta ra xa Bô-rô-kin. rất nhanh, công ty “Mắc-rô- kin” không tồn tại nữa. Ngược lại, ngân hàng của Pu-ga-chốp lại ngày một đi lên.

Với sự giúp đỡ tận tình của Bô-rô-kin, ngân hàng công nghiệp quốc tế được liệt vào danh sách các cơ quan hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế của Nga. Nhiều tập đoàn tài chính lớn và công ty lớn của Nga đều nườm nượp mở tài khoản tại ngân hàng công nghiệp quốc tế, Pu-ga-chốp cũng nhanh chóng trở thành “người đàng mình” của nhiều nhân vật quyền thế trong điện Crem-li khi ấy. Ông ta là một trong những ông trùm trong giới thương mại thường xuyên được thư ký báo chí của En-xin khi ấy tiếp đón, và thường giúp gia đình En-xin xử lý một số nghiệp vụ trong thương mại. Thẻ tín dụng mà hai cô con gái của En-xin về sau gây ra tiếng xấu cũng do ngân hàng công nghiệp quốc tế phát hành. Một ông trùm trong giới thương mại Nga chỉ ra, Pu-ga-chốp khi ấy đã trở thành ứng cử viên thay thế xử lý công việc thương mại của gia đình En-xin. Trong trường hợp ông trùm trong giới thương mại Nga rất được gia đình En-xin tín nhiệm là A-bu-ra-mô-vích không thể giúp đỡ được, thì Pu-ga-chốp chính là ứng cử viên tốt nhất.

Điều quan trọng hơn là, Pu-ga-chốp có mối quan hệ rất mật thiết với Tổng thống Pu-tin. Có nhiều tin đồn về mối quan hệ giữa Pu-tin và Pu-ga-chốp và được bao phủ lên một màu sắc thần bí. Nhưng có một điểm có thể khẳng định được, mối quan hệ giữa họ bắt đầu mật thiết lên từ khi Pu-tin đảm nhiệm chức phó cục trưởng cục quản lý công việc của Tổng thống. Khi ấy Pu-tin phụ trách công tác tài sản quốc hữu của Nga ở nước ngoài. Công tác về mặt này có liên hệ trực tiếp với nghiệp vụ của ngân hàng công nghiệp quốc tế ở nước ngoài. rất có thể, khi ấy Pu-ga-chốp đã xây dựng được quan hệ hợp tác rất tốt với trợ thủ đắc lực của Pu-tin là i-go Xê-xin.

Bất kể là trước đây Pu-tin và Pu-ga-chốp đã quen biết và quan hệ với nhau như thế nào, hiện nay Pu-ga-chốp đã là một trong những ông trùm trong giới thương mại Nga có mối quan hệ mật thiết nhất với Pu-tin.

Vla-đi-mia Cô-gân năm nay 38 tuổi, là đại cổ đông của ngân hàng xây dựng công nghiệp thành phố Xanh pê-téc-bua, nhờ cố gắng, ông ta khiến cho ngân hàng này trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất ở Xanh pê-téc-bua. Thành công của Cô-gân không chỉ là vì ông ta có tài năng thiên phú trong kinh doanh, điều càng quan trọng hơn là ông ta giỏi quan hệ với những nhân vật trong giới chính trị của thành phố Xanh pê- téc-bua. Bạn bè của ông ta ở Xanh pê-téc-bua và lê-nin-grát có thể liệt kê ra một dãy dài. Trong thời gian Xô-bu-chác giữ chức thị trưởng thành phố Xanh pê-téc-bua, ngân hàng của Cô-gân đã trở thành cơ quan cho vay vốn có quan hệ mật thiết nhất với chính quyền thành phố. Các cơ quan cấp vốn tài chính của thành phố này phần lớn đều mở tài khoản tại ngân hàng của Cô-gân, tự nhiên Cô-gân trở thành người bạn tốt của lãnh đạo chính quyền thành phố Xanh pê-téc-bua. Quan hệ của ông ta với phó thị trưởng thứ nhất thành phố Xanh pê-téc-bua Pu-tin cũng không phải tầm thường. Nghe nói sau khi Pu-tin được điều đến Mát-xcơ-va làm việc, hai người vẫn giữ quan hệ rất tốt. Điều này cũng không lạ, tiền tiết kiệm của gia đình Pu-tin chính là được gửi trong ngân hàng của Cô-gân.

Đối với Cô-gân mà nói, cánh cửa văn phòng của Pu-tin vĩnh viễn rộng mở với ông ta. lại cộng thêm nhiều trợ thủ của Pu-tin đều đến từ Xanh pê-téc-bua, vì vậy rất nhiều việc không cần phải tìm tới Pu-tin, Cô-gân cũng có thể đạt được mục đích của mình. Quan hệ giữa Cô-gân và phó thủ tướng chính phủ kiêm Bộ trưởng Tài chính Ku-đrin, phó thủ tướng chính phủ phụ trách công tác công nghiệp quốc phòng Clê-ba-nốp đều rất tốt.

Khác với hai vị cự phách đã giới thiệu ở trên, Vla-đi-mia lít- vi-nen-cô, 46 tuổi, là Viện trưởng học viện khoáng sản Xanh pê-téc-bua, Pu-tin rất ca ngợi phương châm dạy học và tài năng quản lý trường đại học của ông ta. Pu-tin và lít-vi-nen-cô quen nhau từ những năm đầu thập kỷ 90. Khi ấy Pu-tin là Chủ nhiệm ủy ban quan hệ đối ngoại thành phố Xanh pê-téc-bua, lít-vi- nen-cô vẫn chỉ là phó viện trưởng học viện khoáng sản, phụ trách công tác đối ngoại của học viện. Vì vậy trong công tác họ có nhiều tiếp xúc. Trợ thủ đắc lực của Pu-tin là Xê-xin là khách thường xuyên của gia đình lít-vi-nen-cô, con gái ông ta hiện nay đang học tại trường đại học của lít-vi-nen-cô. Mấy năm gần đây, học viện khoáng sản Xanh pê-téc-bua ngày càng được Pu-tin coi trọng. Sau khi Pu-tin đến Mát-xcơ-va công tác, còn chọn học viện khoáng sản Xanh pê-téc-bua làm trường làm luận văn phó tiến sĩ của mình. Trong thời gian bầu cử Tổng thống năm 2000, Pu-tin còn để lít-vi-nen-cô làm người lãnh đạo ban tranh cử Tổng thống của mình tại thành phố Xanh pê- téc-bua. Sau khi Pu-tin giữ chức Tổng thống, quan hệ cá nhân của họ luôn không bị gián đoạn.

Bản thân lít-vi-nen-cô nhiều lần bày tỏ ông ta không muốn rời xa học viện khoáng sản Xanh pê-téc-bua. Ông ta có cách nhìn và quan điểm của mình về nhiều vấn đề phát triển hiện thực, hơn nữa còn thường xuyên viết thư cho Pu-tin, đưa ra cách nhìn của mình. Chẳng hạn như ông ta cho rằng, hiện nay thể chế quản lý nhà nước của Nga rất không có hiệu quả. Ông ta còn cho rằng, quản lý của nhà nước đối với tài nguyên thiên nhiên còn tồn tại nhiều vấn đề.

Thế nhưng, do có quan hệ mật thiết với Tổng thống Pu-tin, đồng thời trong cổ phần của công ty khí đốt Mát-xcơ-va, cổ phần quốc hữu chiếm trên 30%, nhiều nhân vật trong chính giới và giới thương mại Nga đều cho rằng, trong các ứng cử viên hiện nay cạnh tranh chức Tổng giám đốc công ty khí đốt Mát- xcơ-va trong tương lai, lít-vi-nen-cô được cho là ứng cử viên có nhiều khả năng thắng nhất.

Trông đợi vào vốn nước ngoài

Quan chức của ủy ban thống kê Nga năm 2002 bày tỏ, năm 2001, vốn nước ngoài đầu tư vào Nga lên tới 10 tỷ đô-la Mỹ, tăng 23% so với năm trước, nhưng đại bộ phận các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thái độ quan sát đối với thị trường Nga. Cho tới nay, tài nguyên đất đai, giá cả lao động và các giá thành khác vẫn hết sức rẻ, thế nhưng, điều lạ là những điều kiện ưu thế đó gần như chưa trở thành quả cân quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nga. Một số tư bản nước ngoài thường chảy sang các nước đông Âu khác chứ không chảy vào Nga.

Trên thực tế, nguyên nhân dẫn tới các nhà đầu tư nước ngoài có thái độ quan sát đối với thị trường Nga không phải là nền kinh tế vĩ mô của Nga tốt hay xấu, mà là các nhân tố như tác phong quan liêu cho tới nay vẫn tồn tại của Nga, chế độ thuế chưa kiện toàn và quản lý doanh nghiệp lạc hậu, chính những nhân tố trên đã gây trở ngại cho sự tăng trưởng đầu tư nước ngoài ở Nga.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài không dám khinh suất vào thị trường Nga, ngoài nguyên nhân do Nga thiếu thể chế quản lý hiện đại hữu hiệu ra, phần lớn hiểu rằng đầu tư ở Nga sẽ tăng thêm một cách khó hiểu các khoản chi giá thành bên ngoài vốn lúc đầu hoàn toàn không hề tồn tại. Chẳng hạn như tác phong quan liêu vừa khiến cho các nhà đầu tư tăng giá thành, lại lãng phí nhiều thời gian. Tình trạng này đối với các doanh nghiệp lớn có lẽ còn có thể chịu đựng được, nhưng đối với những doanh nghiệp nhỏ, thì tác động đó thường là chí mạng. Để thích hợp với những cái gọi là điều kiện đầu tư đó, các nhà đầu tư nước ngoài không thể không mệt mỏi chạy chọt vì các vấn đề như xin dùng điện, lựa chọn nhà xưởng, hạn ngạch nhập khẩu…, hơn nữa cuối cùng còn có thể phải bù tiền, lại mất thời gian, nhưng vẫn không có được bất cứ kết quả nào.

Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, trước tiên công chúng Nga còn chưa nhận thức đầy đủ về cái lợi của đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế Nga. Các nhà lãnh đạo tìm đủ mọi cách tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài, nhưng các quan chức tầng trung và thấp thì lại không tích cực, người dân thậm chí lo “người nước ngoài sẽ moi hết tiền của nga”.

Tiếp đến, cho đến nay Nga vẫn chưa có một trình tự lập pháp đầu tư nước ngoài hoàn chỉnh. Chưa từng xuất bản một bộ pháp quy đầu tư nước ngoài hoàn chỉnh ổn định nào, không có một cuốn sổ tay hướng dẫn đầu tư nước ngoài ổn định và lại rõ ràng thực dụng nào, không có một bộ tổng hợp dự án đầu tư chi tiết nào, cũng không có dịch vụ thông tin tốt, tất cả những cái đó đều gây khó khăn cho việc mở rộng đầu tư nước ngoài.

Còn nữa, sự chuẩn bị cho thu hút đầu tư nước ngoài của Nga còn chưa đủ. Ngoài các doanh nghiệp lớn có bản kế hoạch đầu tư hoàn thiện ra, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có sự chuẩn bị về mặt này, càng không có báo cáo khả thi kinh tế thiết thực đáng dùng, có sức thuyết phục.

Cuối cùng, chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài của Nga không rõ ràng. Để tranh thủ đầu tư nước ngoài, các nước trên thế giới đều cho ra đời những chính sách ưu đãi làm mồi nhử tranh thủ đầu tư. Nhưng từ trên xuống dưới ở Nga đều nhận thức chưa đầy đủ về tình hình này, nhà đương cục hữu quan chưa chế định ra đối sách tương ứng.

Di chứng của “liệu pháp sốc”

Liệu pháp sốc vốn là thuật ngữ trong y học, giữa những năm 80 của thế kỷ XX, được nhà kinh tế học Mỹ Sắc-sơ đưa vào lĩnh vực kinh tế. Khi ấy Bô-li-vi-a xảy ra khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, tỷ lệ lạm phát lên tới 24.000%, kinh tế tăng trưởng âm 12%, người dân sống cơ cực, chính phủ chao đảo. Sắc-sơ được bổ nhiệm vào lúc nguy nan, hiến cho nước này một diệu kế: Từ bỏ chính sách kinh tế mở rộng, thắt chặt tiền tệ và tài chính, thả lỏng vật giá, thực hiện mậu dịch tự do, đẩy nhanh bước đi tư hữu hoá, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế thị trường. Cách làm trên đi ngược lại quy luật thông thường, trong một thời gian ngắn khiến nền kinh tế dao động mạnh, giống như bệnh nhân đi vào trạng thái sốc, nhưng cùng với cung cầu thị trường khôi phục cân bằng, sự vận hành của nền kinh tế cũng trở lại bình thường. hai năm sau, tỷ lệ lạm phát của Bô-li-vi-a giảm xuống còn 15%, tăng trưởng gDp 2,1%, dự trữ ngoại tệ tăng lên hơn 20 lần. Biện pháp chống khủng hoảng của Sắc-sơ đã thu được thành công lớn, liệu pháp sốc cũng nổi tiếng khắp thế giới.

Cuối năm 1991, liên Xô giải thể, liên bang Nga độc lập, kế thừa phần lớn vốn liếng của liên Xô cũ. Di sản phong phú nkhiến cho En-xin mừng tít mắt, nhưng nhà nghèo muốn làm gì cũng khó, một đống doanh nghiệp dở sống dở chết, lại cộng thêm 1000 tỷ rúp nợ trong nước và 120 tỷ đô-la Mỹ nợ nước ngoài, cũng khiến cho vị Tổng thống mới ngày đêm mất ngủ, đứng ngồi không yên. Thuộc phe đối lập của đảng Cộng sản liên Xô cũ, En-xin cho rằng, cải cách từ những năm 50 của thế kỷ XX trở lại đây chỉ lẻ tẻ, chắp vá, đã cướp đi tương lai của liên Xô. Đòn đau nhớ lâu, Nga cần tránh đi theo vết xe đổ, chấn hưng lại hùng phong nước lớn, không thể lại làm một bà già bó chân nữa, cần phải đao to búa lớn, tiến hành cải cách sâu sắc. lúc này, gai-đa tuổi mới 35 nắm đúng ý thích của ông ta, với sự chỉ bảo của Sắc-sơ, đã tung ra một phương án cải cách kinh tế cấp tiến, En-xin “tinh mắt nhận biết người tài”, phá lệ đề bạt ông ta làm Thủ tướng chính phủ. Đầu năm 1992, một cuộc cải cách lấy liệu pháp sốc làm mô thức được triển khai toàn diện tại liên bang Nga.

Màn chính của liệu pháp sốc, cũng chính là nước cờ đầu tiên là thả lỏng vật giá. Chính phủ Nga quy định, bắt đầu từ ngày 2 tháng 1 năm 1992 trở đi, thả lỏng giá cả 90% hàng tiêu dùng và giá cả 80% tư liệu sản xuất. Đồng thời, xoá bỏ hạn chế đối với tăng trưởng thu nhập, tăng lương của nhân viên công chức lên 90%, tiền trợ cấp nhân viên nghỉ hưu nâng lên mỗi tháng 900 rúp, trợ cấp gia đình, tiền cứu tế thất nghiệp cũng theo đó nâng lên. Ba tháng đầu thả lỏng vật giá, gần như thấy có hiệu quả ngay. Không còn thấy xếp hàng dài mua hàng nữa, hàng hoá bày trên giá la liệt thích mắt, người Nga đã quen với việc dựa vào tem phiếu xếp hàng dài dường như thấy được cái lợi của cải cách đem lại. Thế nhưng không được bao lâu, vật giá giống như chiếc diều đứt dây tăng vọt lên, đến tháng 4, giá cả hàng tiêu dùng tăng 6,5 lần so với tháng 12 năm 1991. Chính phủ vốn muốn thông qua cửa hàng quốc doanh dìm vật giá xuống, không ngờ con buôn chợ đen lại câu kết với nhân viên cửa hàng quốc doanh, bán hàng hoá trao tay, thu lãi lớn, con bài của chính phủ mất linh nghiệm, trật tự thị trường rối như bòng bong. Do giá cả nhiên liệu, nguyên liệu thả lỏng quá sớm, giá thành sản xuất của các doanh nghiệp tăng mạnh, đến tháng 6, giá cả bán buôn sản phẩm công nghiệp tăng lên 14 lần, giá cả cao ngất như vậy khiến cho người mua nhìn mà thấy sợ, thị trường tiêu dùng liên tục ế ẩm, nhu cầu kém ngược lại đã kìm nén cung cấp, các doanh nghiệp nườm nượp thu hẹp sản xuất, cung cầu thị trường bước vào vòng tuần hoàn chết.

Về việc này, chính phủ Nga dường như đã sớm có sự chuẩn bị, nước cờ thứ hai của liệu pháp sốc, chính sách “hai thắt chặt” tài chính, tiền tệ và cải cách vật giá gần như ra đời cùng một lúc. Thắt chặt tài chính chủ yếu là khơi thông luồng lạch, tăng thu tiết kiệm chi. Tất cả những ưu đãi thuế đều bị huỷ bỏ, tất cả các hàng hoá nhất loạt đều nộp 28% thuế giá trị gia tăng, đồng thời tăng thu thuế tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu. Đồng bộ với biện pháp tăng thu, chính phủ đã cắt giảm đi các đầu tư công cộng, chi phí quân sự và chi phí làm việc, đưa quỹ ngoài dự toán vào trong ngân sách liên bang, hạn chế việc chính quyền địa phương dùng tiền vay ngân hàng để bù lấp thâm hụt. Chính sách tiền tệ thắt chặt, bao gồm nâng cao lãi suất cho vay của ngân hàng, xây dựng chế độ tiền dự trữ gửi tiết kiệm, thực hiện quản lý hạn ngạch cho vay, lấy đó để kiểm soát lưu lượng tiền tệ, kiềm chế lạm phát ngay từ đầu nguồn. Thế nhưng, lần này chính phủ lại tính toán sai. Do nợ thuế quá lớn, sản xuất doanh nghiệp lại co hẹp thêm, số người thất nghiệp tăng mạnh, chính phủ đành phải gia tăng trợ cấp cứu tế và đầu tư trực tiếp, thâm hụt ngân sách không những không giảm mà còn tăng. Thắt chặt tín dụng đã khiến cho tiền vốn lưu động của doanh nghiệp bị thiếu hụt nghiêm trọng, giữa các doanh nghiệp khất nợ lẫn nhau, nợ tay ba ngày càng nghiêm trọng. Chính phủ bị bắt buộc phải nới lỏng, năm 1992 phát hành thêm 1800 tỷ rúp, gấp 20 lần so với lượng phát hành năm 1991. Trong tiếng vang của máy in tiền, chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ đã chết yểu.

Nước cờ thứ ba của liệu pháp sốc là thực hiện tư hữu hoá quy mô lớn. gai-đa cho rằng, cải cách sở dĩ liên tục gặp rủi ro, đầy rẫy nguy cơ, chủ yếu là ở chỗ doanh nghiệp quốc hữu không phải là chủ thể thị trường, cơ chế cạnh tranh không phát huy tác dụng, cải cách giá cả giống như xây nhà trên cát, một khi gặp sóng gió, thì sẽ sụp đổ tan tành. Để đẩy nhanh tiến trình tư hữu hoá, biện pháp chính phủ áp dụng đầu tiên là tặng không. Qua chuyên gia hữu quan đánh giá, tổng giá trị tài sản quốc hữu của Nga là 15000 tỷ rúp, vừa vặn dân số là 150 triệu người, trước đây tài sản là của mọi người, nay phân cho cá nhân, cũng cần phải công bằng với cả người già trẻ em, ai cũng có phần. Thế nên mỗi một người Nga nhận được một tờ chứng khoán tư hữu hoá 10 ngàn rúp, có thể cầm tờ phiếu đó tự do mua cổ phiếu. Tuy nhiên, đến khi tư hữu hoá chính thức khởi động, đã là tháng 10 năm 1992, vật đổi sao dời, 10 ngàn rúp lúc này chỉ có thể mua được một đôi giày cao cấp. Vì vậy biện pháp này khiến cho hàng loạt doanh nghiệp quốc hữu rơi vào tay tầng lớp đặc quyền và nhóm người giàu phất lên, điều mà họ quan tâm không phải là sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, mà là nhanh chóng bán trao tay kiếm lời, công nhân viên chức vừa không nhận được lợi tức cổ phiếu, vừa không có quyền tham gia vào quyết sách, làm hoà thượng một ngày thì gõ một ngày chuông, sản xuất kinh doanh không ai ngó ngàng tới, hiệu quả doanh nghiệp ngày một đi xuống. Tháng 12 năm 1992, chính phủ gai-đa giải tán.

Thất bại của liệu pháp sốc khiến cho gDp của nước Nga gần như giảm một nửa, tổng lượng gDp chỉ bằng 1/10 của Mỹ. Cơ cấu kinh tế cũng có sự thay đổi quan trọng, nhiên liệu điện lực và công nghiệp luyện kim đã trở thành ngành mấu chốt của nền kinh tế dân tộc, tỷ trọng của nó trong gDp ước khoảng 15%, bằng 50% trong kết cấu tổng sản phẩm công nghiệp, hơn 70% trong xuất khẩu. Năng suất lao động trong các ngành kinh tế trên thực tế cực kỳ thấp, năng suất lao động của các ngành nguyên liệu và năng lượng còn gần bằng chỉ tiêu bình quân của thế giới, các ngành khác thì thấp hơn 20% ~ 24% chỉ tiêu cùng loại của Mỹ. Trên 70% thiết bị sản xuất đã có thời hạn sử dụng quá 10 năm, cao gấp đôi so với các nước kinh tế phát triển. Cục diện này là nguyên nhân trực tiếp của việc đầu tư trong nước, đặc biệt là đầu tư của các ngành kinh tế thực tế giảm mạnh. Đầu tư nước ngoài không muốn vào Nga, tổng kim ngạch đầu tư nước ngoài tổng cộng chỉ có 11,5 tỷ đô-la Mỹ. Chi cho phát triển khoa học kỹ thuật của Nga giảm đi toàn diện, thiếu đầu tư, thiếu sự coi trọng đối với sáng tạo, khiến cho sản phẩm có sức cạnh tranh giá cả và chất lượng của Nga trên thị trường quốc tế ngày một ít đi, đặc biệt là sản phẩm khoa học kỹ thuật dân dụng chịu sự chèn ép của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trên thị trường, sản phẩm của Nga chỉ còn chiếm chưa đầy 1% thị phần.

Mức sống của cư dân lại càng tụt mạnh. Đến cuối năm 2000, tổng lượng thu nhập tiền tệ của người Nga không bằng 10% của người Mỹ, tuổi thọ trung bình và tình trạng sức khoẻ cũng đang xấu đi. Có chuyên gia đánh giá. gDp bình quân đầu người của Nga muốn đạt tới mức của Bồ đào nha hoặc Tây Ban nha, mỗi năm gDp duy trì được tốc độ tăng trưởng 8%, cũng phải mất 15 năm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.