Putin - Sự Trỗi Dậy Của Một Con Người

Chương V: CHỦ NGHĨA CƯỜNG QUỐC



Là nước độc lập xuất hiện trên vũ đài thế giới, Nga là kết quả của liên Xô giải thể. Có thể nói các loại vấn đề quấy nhiễu mối quan hệ giữa trung ương và địa phương của thời kỳ liên Xô, Nga về cơ bản cũng đều kế thừa được. liên Xô trước khi giải thể, tất nhiên cũng bao gồm cả Nga trong đó, có hình thức quốc gia chế độ liên bang, thực chất lại là một quốc gia chế độ đơn nhất tập trung cao độ, hay nói một cách nghiêm trọng hơn, là một quốc gia chế độ đế quốc chủ nghĩa. Thời kỳ En-xin, do chính phủ và quốc hội đấu tranh chính trị mãi vẫn không dứt nên đã làm suy yếu quyền lực của Trung ương, thế lực địa phương ngày một tăng cường. Khi ấy, để tìm kiếm sự ủng hộ của chính quyền địa phương trong cuộc đấu tranh với Đu-ma quốc gia, En-xin đã một mình đi đến thoả thuận với Tổng thống của các nước cộng hoà tự trị và các trưởng hành chính các bang, Tổng thống cho phép địa phương làm những gì họ thích, để đổi lại, khi Tổng thống cần, các địa phương dốc hết sức giúp đỡ. Kết quả là, liên bang lập hiến đã biến thành liên bang khế ước, hay là giống như một nhà lãnh đạo từng nói, “đây không phải là chế độ liên bang, mà là chế độ phong kiến”.

Đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhà lãnh đạo địa phương là do toàn dân bầu ra, Tổng thống mất đi quyền bổ nhiệm bãi nhiệm đối với nhà lãnh đạo địa phương. Quyền lực của nhà lãnh đạo địa phương được dân bầu ra mở rộng nhanh chóng, thống đốc bang, tổng thống nước cộng hoà đã trở thành ông hoàng địa phương của vùng đó, năng lực kiểm soát của Trung ương đối với địa phương ngày một yếu đi. Việc quyền lực của nhà lãnh đạo địa phương mở rộng đã nảy sinh một loạt hậu quả tiêu cực, trong công tác thực tế đã xuất hiện một loạt hiện tượng kỳ quái: Thứ nhất, một số nơi ở Nga được hưởng sự tự do lập pháp vô hạn, pháp quy mà địa phương thông qua, bao gồm cả những pháp lệnh liên quan đến quyền sở hữu tài sản, thuế quan, có tới một phần ba là mâu thuẫn với luật pháp và hiến pháp liên bang, giữa các khu vực biên giới và giữa các bang của Nga đã xây dựng hàng rào mậu dịch, hoặc tồi tệ hơn, dựng hẳn cột mốc biên giới. Tình trạng này bất kể là ở nước nào cũng không thể hiểu nổi. Thứ hai, chế độ mà nhiều chủ thể địa phương xây dựng bất luận thế nào cũng không thể gọi đó là chế độ dân chủ. Quyền lực chính trị, cũng giống như kinh tế thị trường vậy, không “mọc rễ nảy mầm” ở những nơi đó, mà chỉ là thuộc về một số ít người thân cận quan chức địa phương. Thứ ba, nhiều cơ quan chi nhánh của các cơ quan quyền lực liên bang rải rác ở các nơi (cảnh sát, toà án, thuế vụ và các ban ngành xã hội khác, cho đến cả quân đội) thay vì nói là công cụ của cơ quan quyền lực Trung ương, chi bằng nói là cơ quan bảo vệ của nhân vật tinh anh địa phương, chúng đã bị đồng hoá, cơ quan quyền lực từ trên xuống dưới đã bị biến mất. Thứ tư, một bộ phận các bang có thể tự tuyên bố tình trạng khẩn cấp, thậm chí phát hành chứng khoán có chức năng tiền tệ của khu vực mình, Trung ương không có quyền can thiệp; còn có một số thống đốc bang làm điều xằng bậy ở khu vực mình, gây nên sự bất mãn mạnh mẽ của công chúng, điện Crem-li cử nhân viên quan trọng cầm lệnh của Tổng thống xuống địa phương can thiệp, lại bị nhà đương cục địa phương từ chối ngay ngoài cửa; trong bầu cử ở địa phương, một số tập đoàn tội phạm công nhiên lợi dụng chiêu bài dân chủ đường hoàng bước vào chính phủ và quốc hội địa phương, kiểm soát chính quyền địa phương, Trung ương không làm gì nổi đối với việc này. Thứ năm, quy định trưởng hành chính địa phương và nhà lãnh đạo quốc hội địa phương cấu thành nên ủy ban liên bang (Thượng viện nga) được thực hiện từ năm 1995, khiến cho nhà lãnh đạo của cơ quan quyền lực chấp pháp địa phương đồng thời trở thành một bộ phận của cơ quan quyền lực lập pháp liên bang. Điều này trên thực tế không chỉ đi ngược lại nguyên tắc tách rời quyền lực mà hiến pháp quy định, hơn nữa khiến cho nghị viện liên bang biến thành cơ quan đôi khi không vận hành theo nguyên tắc chuyên môn. rõ ràng, tình trạng này vô cùng có lợi đối với nhà lãnh đạo địa phương, nhưng không phù hợp với lợi ích của cơ quan quyền lực Trung ương liên bang. Đồng thời địa phương đã lấy đi nhiều chủ quyền mà lợi ích quốc gia cho phép, khiến cho chính quyền Trung ương mất đi sự kiểm soát đối với chủ thể các địa phương của liên bang, gây nên mầm mống chia rẽ đất nước. Trong số những nhà lãnh đạo địa phương nghênh ngang này, trưởng hành chính khu vực biên giới ven biển Viễn đông Nát-zđơ-rắc là một người nổi cộm nhất. Ông ta xây dựng vật tiêu chí tượng trưng cho quyền lực của mình ở khu vực mình quản lý, ban phát huân chương địa phương. Đó là còn chưa kể, để tăng cường sự kiểm soát ở khu vực mình quản lý, ông ta thậm chí còn phái người ám sát những nhà chính trị đối đầu với mình. Đối với tất cả những vết nhơ của Nát-zđơ-rắc, người dân địa phương căm giận mà không dám nói, vì không có pháp luật tương quan ràng buộc, không ai có thể làm gì nổi.

Do năm 1998 Pu-tin đã từng giữ chức phó chánh văn phòng thứ nhất của Tổng thống Nga phụ trách vấn đề quan hệ giữa Trung ương và chính quyền địa phương, nên biết rõ nếu như không xử lý tốt mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương, đừng nói đến chuyện phục hưng của Nga, vì đó là chuyện không tưởng ngay cả có giữ được thống nhất toàn vẹn nước Nga hay không cũng còn khó khăn.

Vì vậy sau khi lên giữ chức, Pu-tin có hai lựa chọn: Một là sửa đổi hiến pháp. nhưng biện pháp này trả giá cao, hơn nữa cũng không thể bảo đảm thành công, vì ủy ban liên bang hiện nay là cơ quan quyền lực lập pháp địa phương chưa chắc đã đồng ý phê chuẩn bản sửa đổi không có lợi cho chủ quyền địa phương. hai là có thể giống như Mỹ vậy, phế bỏ những pháp quy mâu thuẫn với hiến pháp mà chủ thể Trung ương thông qua, mượn sự phán quyết của cơ quan tư pháp về hình thức thuộc sự quản lý của liên bang để tăng cường địa vị của Trung ương liên bang. Thế nhưng, điều này cũng cần nhiều thời gian, vì trước đó cần phải làm cho các toà án địa phương, trên thực tế chịu sự kiểm soát của nhà đương cục địa phương giữ được tính độc lập của mình.

Sau khi suy nghĩ kỹ càng, sau khi gặp gỡ với 26 nhà lãnh đạo địa phương có sức ảnh hưởng nhất, Pu-tin đã lựa chọn một sách lược khác cấp tiến nhất nhưng cũng có hiệu quả nhanh nhất.

Đầu tiên, ngày 13 tháng 5 năm 2000, Pu-tin phân chia theo khu vực các nước cộng hoà, khu vực biên giới và các bang thành 7 khu liên bang: Khu trung tâm lấy Mát-xcơ-va làm trung tâm, khu tây bắc lấy Xanh pê-téc-bua làm trung tâm, khu Bắc Cáp-ca-dơ lấy Rốt-xtốp-na-đon làm trung tâm, khu bờ sông Von-ga lấy Nít-dnưi nô-vgô-rốt làm trung tâm, khu U-ran lấy Chê-ca-tê-rin-bớc làm trung tâm, khu Xi-bê-ri-a lấy thành phố mới Xi-bê-ri-a làm trung tâm và khu Viễn đông lấy Kha-ba- rốp-xcơ làm trung tâm.

Sau đó, để tăng cường sự kiểm soát của Trung ương đối với địa phương, tại mỗi một khu liên bang, Pu-tin bổ nhiệm một đại diện toàn quyền của Tổng thống. Vài ngày sau Pu-tin công bố danh sách đại diện toàn quyền của Tổng thống ở 7 khu liên bang này, trong đó có 5 người là tướng đến từ quân đội hoặc Cục An ninh quốc gia. nguyên phó cục trưởng Cục Thuế vụ Xanh pê-téc-bua Bôn-táp-xin- khơ được bổ nhiệm làm đại diện toàn quyền khu Trung ương, ông ta quen biết với Pu-tin từ trước, Pu-tin hết sức tín nhiệm đối với ông ta. người được cử đến khu tây bắc làm đại diện toàn quyền là phó cục trưởng Tổng Cục An ninh quốc gia, Tướng Chen-khơ-sốp, ông ta cũng là một trong những người được Pu-tin tín nhiệm nhất, quê hương pê-téc-bua của Pu-tin chính là ở khu vực này. Thứ trưởng Bộ nội vụ, Tướng ra-tơ-sáp được phái đến khu U-ran sản xuất nhiều dầu mỏ, khí đốt, Pu-tin hy vọng ông ta quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên của U-ran. Khu Bắc Cáp-ca-dơ do Tư lệnh quân khu này là Ca- dan-chép giữ chức đại diện toàn quyền. người này hai lần tham gia chiến tranh Che-sni-a. Khu bờ sông Von-ga do nguyên Thủ tướng chính phủ Ki-ri-en-cô giữ chức đại diện toàn quyền, nơi đây là quê hương của Ki-ri-en-cô, Pu-tin cho ông ta cơ hội để thực hiện cương lĩnh kinh tế của mình. nguyên Bộ trưởng sự vụ Cộng đồng các quốc gia độc lập Đờ-la-che-xki giữ chức đại diện toàn quyền khu Xi-bê-ri-a, còn tướng đã giải ngũ pri-cốp-xki giữ chức đại diện toàn quyền khu Viễn đông.

Mỗi một đại diện toàn quyền của khu liên bang đều phải làm cho nguyên thủ quốc gia thực hiện chức năng hiến pháp trong phạm vi khu liên bang tướng ứng, trực thuộc Tổng thống và báo cáo công tác với Tổng thống. Đại diện toàn quyền được nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm, kỳ hạn giữ chức do nguyên thủ quốc gia quyết định, nhưng không vượt quá kỳ hạn nhậm chức của Tổng thống. Căn cứ vào quy định, đại diện toàn quyền có bốn nhiệm vụ chính và 13 chức năng. Bốn nhiệm vụ chính là: Thứ nhất, tổ chức chấp hành phương châm cơ bản của chính sách đối nội đối ngoại nhà nước do Tổng thống quyết định trong khu liên bang; thứ hai, giám sát tình hình thực hiện hiến pháp liên bang Nga và nghị quyết của cơ quan quyền lực tối cao liên bang; thứ ba, đảm bảo Tổng thống thực thi chính sách cán bộ ở khu liên bang; thứ tư, định kỳ báo cáo với Tổng thống về vấn đề an ninh quốc gia, kinh tế xã hội và tình hình chính trị. Chức năng quan trọng nhất của đại diện toàn quyền là điều hành cơ quan địa phương của cơ quan quyền lực liên bang chấp hành pháp luật liên bang, mệnh lệnh của Tổng thống và nghị quyết của chính phủ; điều hành công tác của cơ quan bảo vệ pháp luật, đánh giá tình hình làm việc của chúng, và đưa ra kiến nghị tương ứng với Tổng thống; giám sát việc tuân thủ hiến pháp liên bang Nga và luật pháp liên bang liên quan đến tự do và nhân quyền; tham gia vào công tác của cơ quan quyền lực nhà nước chủ thể liên bang, trong đó bao gồm, trong trường hợp cần thiết có phát biểu tại Đu-ma và chính quyền bang về các vấn đề liên quan đến lợi ích của địa phương và Trung ương; bàn bạc việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt đại diện cho cơ quan quyền lực liên bang đóng tại địa phương; tham gia vào soạn thảo cương lĩnh phát triển của khu vực. Đại diện toàn quyền không có quyền can thiệp vào chức năng quyền hạn của người đứng đầu khu vực. Chỉ có pháp luật và quyền hạn ban cho họ mới là căn cứ công tác của đại diện toàn quyền.

Pu-tin bày tỏ, đem chia nước Nga rộng lớn ra thành 7 khu hành chính lớn và ủy nhiệm người chuyên phụ trách từng khu hành chính một là để tăng cường tốt hơn mối liên hệ giữa chính quyền Trung ương và địa phương, điều này đặc biệt cần thiết đối với một liên bang Nga nằm vắt ngang lục địa Âu á, có tới 11 múi giờ, do 89 khu vực cấu thành. hơn nữa, 7 địa điểm làm việc của đặc sứ này đặt trong ủy ban An ninh liên bang Nga, chứ không phải là đưa xuống chính quyền cơ sở, nhằm tránh gây ra cục diện bất lợi lệnh đưa ra không thống nhất. “như thế, chính quyền địa phương phản ánh vấn đề với tầng cao nhất có thể có thêm một kênh nữa”.

Pu-tin còn đưa ra lệnh của Tổng thống buộc Tổng thống oóc- hóp của nước Cộng hoà in-gút bị tình nghi bí mật ủng hộ lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a, phải giải ngũ, và tước quân hàm trung tướng cùng quyền lớn của ông ta. Đồng thời Pu-tin còn tạm dừng thực hiện một loạt văn kiện pháp luật do Tổng thống và chính quyền in-gút và người đứng đầu chính phủ A-mu-en ban hành, bởi vì những văn kiện pháp luật mà Tổng thống và chính phủ in-gút ban hành có những chỗ trái với hiến pháp điển hình. Theo những văn kiện này, chức năng quyền hạn của một số cơ quan quyền lực chấp pháp liên bang sẽ bị cơ quan địa phương xâm phạm, điều này trái với hiến pháp liên bang Nga, khiến cho quyền lực của chính phủ địa phương lớn hơn gấp mấy lần so với pháp luật liên bang quy định. Còn pháp luật mà người đứng đầu chính quyền bang A-mu-en đã quyết định về vấn đề công dân ra vào biên giới quốc gia Nga cũng vượt quá quyền hạn của chính quyền địa phương. Pu-tin cũng tiến hành phế bỏ đối với những bộ luật mà Tổng thống Ba-xcơ-tốt-xtan Xi-mốp tự tiện chế định ra. Ông chỉ ra trong bức thư gửi cho hội nghị quốc vụ nước Cộng hoà Ba-xcơ-tốt-xtan, rằng một số điều khoản trong hiến pháp nước cộng hoà này “đã đưa ra tư tưởng xây dựng một nước Cộng hoà Ba-xcơ-tốt-xtan có chủ quyền luật quốc tế hoàn toàn”. Pu-tin còn chỉ ra, luật pháp nước cộng hoà này mâu thuẫn với luật pháp của liên bang trong vấn đề Tổng thống nước cộng hoà Ba-xcơ-tốt-xtan có quyền thực hiện tình trạng khẩn cấp trong khu vực quản lý của nước cộng hoà này.

Tiếp đến, ngày 17 tháng 5, Pu-tin lại đưa ra “Thư gửi công dân nga”, đưa ra một loạt dự thảo luật.

Thứ nhất, kiến nghị sửa đổi nguyên tắc cấu thành của hội đồng liên bang (Thượng nghị viện). hiến pháp Nga quy định, Đu-ma được bầu ra, còn hội đồng liên bang thì do đại diện cơ quan quyền lực, cơ quan quyền lực chấp pháp và cơ quan quyền lực lập pháp cấu thành. những đại diện này nói chung đều do người đứng đầu các khu vực, các trưởng hành chính, Tổng thống nước cộng hoà hoặc nhà lãnh đạo nghị viện khu vực đảm nhiệm. Đối với tình hình này, Pu-tin cho rằng, như thế sẽ dẫn đến trưởng hành chính các khu vực và nhà lãnh đạo các nước cộng hoà vừa là đại diện của cơ quan quyền lực chấp pháp, đồng thời lại là thành viên của hội đồng liên bang, những nghị sĩ đó trở thành người khởi thảo của những bộ luật mà mình cần chấp hành. Điều này đi ngược lại nguyên tắc quyền lực tách rời. nhà lãnh đạo các khu vực nên do đại diện của mình phụ trách, nhưng cần tiến hành trên cơ sở thường nhiệm và chuyên nghiệp. Thế nên ông đưa ra nghị sĩ hội đồng liên bang do địa phương cử, là chức vụ chuyên trách lâu dài, trưởng hành chính của chủ thể liên bang không còn kiêm nhiệm chức này nữa.

Thứ hai, thực hiện quy định xoá bỏ chức vụ nhà lãnh đạo khu vực và giải tán cơ quan lập pháp vi phạm luật pháp liên bang. nếu nhà lãnh đạo chủ thể liên bang và nghị viện địa phương không tuân thủ luật pháp liên bang, Tổng thống có quyền xoá bỏ chức vụ của nhà lãnh đạo và giải tán nghị viện địa phương.

Thứ ba, nếu như Tổng thống có thể xoá bỏ chức vụ của nhà lãnh đạo địa phương trong điều kiện nhất định, thì nhà lãnh đạo địa phương cũng cần được hưởng quyền lực xoá bỏ cơ quan quyền lực cấp dưới của mình tức nhà lãnh đạo của khu vực, và thành phố thị trấn. những biện pháp này sẽ làm cho phương thức quản lý của Nga có sự thay đổi sâu sắc. Pu-tin nói, đây là giai đoạn thứ nhất thực hiện hiện đại hoá đất nước.

Những hành động nói trên của Pu-tin tất nhiên đã dẫn đến sự bất mãn của hội đồng liên bang và các quan chức địa phương. Trong những cải cách này, chỉ có một điểm được họ thích, đó chính là có thể xoá bỏ chức vụ lãnh đạo của cấp dưới, trong đó bao gồm cả chức vụ của các thị trưởng bướng bỉnh của thủ phủ chủ thể liên bang. Các quan chức hành chính địa phương có thể chịu để Tổng thống huỷ bỏ một số pháp quy nào đó mà họ đã ban hành, thậm chí cả “các tướng” của 7 khu liên bang có vị trí cao hơn họ. Thế nhưng, bất luận thế nào họ cũng không có lý do gì để ủng hộ việc Tổng thống tước bỏ tư cách thành viên hội đồng liên bang của mình, vì điều này trên thực tế đã khiến cho họ mất đi cơ hội trở thành một nhà chính trị cấp toàn quốc, và khiến cho họ mất đi quyền miễn trừ của nghị sĩ, hơn nữa bất cứ lúc nào cũng có mối nguy hiểm bị Tổng thống xoá bỏ chức vụ.

Thống đốc bang Cuốc-xcơ rút-xcôi nói một cách lo lắng: “nếu như nhà lãnh đạo của các khu vực đều không còn là đại biểu của nghị viện nữa, họ sẽ trở thành quản gia bình thường, bất cứ cảnh sát nào cũng đều có thể tiến hành điều tra đối với họ”. Sa-i-mi- ép giữ chức Tổng thống nước Cộng hoà Ta-ta-xtan trong một thời gian dài lại càng bày tỏ công khai: “Tôi không thấy ý tưởng thay đổi nguyên tắc cấu thành hội đồng liên bang có điểm nào hay ho cả. Có lẽ, mục đích đằng sau ý tưởng này không những muốn làm suy yếu đi Đu-ma quốc gia, còn muốn làm suy yếu đi hội đồng liên bang, làm cho nó trở nên bất lực hơn, dẫn đến cơ quan quyền lực hiến pháp này chỉ có thể đóng vai trò phụ trợ. Tôi còn chưa từng nghe nói nhà lãnh đạo của chủ thể liên bang nào không thể đồng thời gánh vác nghĩa vụ lãnh đạo và nghĩa vụ của thành viên hội đồng liên bang. nếu như ai đó thực hiện những nghĩa vụ này có khó khăn, có một cách đơn giản: Trưởng hành chính không muốn làm việc trong hội đồng liên bang, thì để ông ta cử đại diện của mình tham gia”.

Nhưng những biện pháp này của Pu-tin đã nhận được sự ủng hộ của phong trào “đoàn kết” và Đu-ma quốc gia với đảng cộng sản Nga là chính. ngày 31 tháng 5, Đu-ma quốc gia thông qua một mạch luật trình tự cấu thành hội đồng liên bang. ngày 23 tháng 6, Đu-ma quốc gia đã thông qua dự thảo luật tước bỏ ghế của trưởng hành chính khu vực tại hội đồng liên bang với đa số áp đảo là 308 phiếu tán thành, 86 phiếu phản đối. Dự thảo luật này quy định, các đại biểu của hội đồng liên bang kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2001 trở đi sẽ do hai đại biểu khu vực thay thế, một người trong số đó do nhà lãnh đạo khu vực ủy nhiệm, một người khác thì do nghị viện địa phương bầu ra. Đây là lần cải cách cơ bản thứ tư mà nghị viện Nga tiến hành kể từ gần mười năm nay. lần cải cách nghị viện thứ nhất là bắt đầu từ bầu đại biểu nhân dân, kết thúc bằng sự kiện nhà Trắng tháng 10 năm 1993. Cuối năm đó, cấu thành nghị viện liên bang mới, trong đó Thượng viện tức hội đồng liên bang là do cư dân các nơi trực tiếp bầu ra, kỳ hạn của nó là hai năm. Về sau căn cứ vào kiến nghị của Tổng thống En-xin, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của đa số nghị sĩ, đã tiến hành lần cải cách nghị viện thứ ba. Tháng 12 năm 1995, Đu-ma quốc gia đã thông qua luật trình tự cấu thành mới của hội đồng liên bang, tức do nhà lãnh đạo của cơ quan quyền lực chấp pháp và cơ quan quyền lực lập pháp của chủ thể liên bang cấu thành.

Ngày 28 tháng 6 năm 2000, hội đồng liên bang tiến hành biểu quyết đối với dự thảo luật này. Các ủy viên hội đồng liên bang trong lòng bất mãn nhân cơ hội đó phản kích, chỉ thấy chủ tịch nghị viện bang Tô-mu-xcơ Man-chép một tay đấm một cái xuống bàn, một tay huơ huơ cuốn hiến pháp liên bang Nga, hô to: “đây là vị trí của tôi, tôi chiếm vị trí này theo quyền lợi mà hiến pháp ban cho”. Kết quả, hội đồng liên bang đã phủ quyết dự thảo luật này với 129 phiếu phản đối, 13 phiếu tán thành. Kế hoạch giảm bớt quyền lực của quan chức địa phương và thiết lập “cơ quan quyền lực ngành dọc” của Pu-tin đã gặp trắc trở nghiêm trọng. nếu như không để hội đồng liên bang thực hiện quyền phủ quyết, thì phải có hai phần ba nghị sĩ Đu-ma bỏ phiếu tán thành. nhưng do một nửa đại biểu Đu-ma là do địa phương bầu ra, quan chức địa phương có đủ sức gây ảnh hưởng đối với họ, vì vậy cuộc đấu tranh trở nên vô ích.

Ngày 30 tháng 6, Đu-ma quốc gia thông qua một bức thư kêu gọi với 408 phiếu, bày tỏ muốn hợp tác cùng với Thượng viện. họ kêu gọi thành lập một ủy ban điều hành, đưa ra ba điểm sửa đổi đối với dự thảo luật này: Thứ nhất, từng bước thay đổi thành viên của hội đồng liên bang; thứ hai, do nhà lãnh đạo chủ thể liên bang đích thân bổ nhiệm đại diện của cơ quan chấp pháp địa phương tại Thượng viện; thứ ba, cơ quan đại diện có thể triệu hồi đại biểu của mình tại hội đồng liên bang. nếu như hội đồng liên bang không chấp nhận kiến nghị về thành lập ủy ban điều hành, thì Đu-ma sẽ lật đổ sự phủ quyết của Thượng viện. ngày 19 tháng 7, Đu-ma quốc gia đã thông qua dự thảo luật phương thức cấu thành hội đồng liên bang sau khi đã sửa đổi, đồng thời lật đổ sự phủ quyết của hội đồng liên bang đối với dự thảo luật Tổng thống có quyền cách chức nhà lãnh đạo địa phương.

Tháng 8 năm 2000, dự thảo luật trên lần lượt được ký và có hiệu lực. Sau đó xuất phát từ suy nghĩ vỗ về, ngày 1 tháng 9, Pu-tin lại tuyên bố thành lập một hội đồng quốc vụ liên bang do người đứng đầu và chủ tịch nghị viện của các chủ thể liên bang đưa ra, đồng thời đã phê chuẩn điều lệ hội đồng quốc vụ liên bang. Điều lệ quy định, hội đồng quốc vụ là cơ quan tư vấn nghị sự, chức năng của nó là hỗ trợ nguyên thủ quốc gia thực hiện chức trách quyền hạn, bảo đảm sự vận hành điều hoà và hợp tác lẫn nhau của cơ quan quyền lực nhà nước. nhiệm vụ chính của nó là thảo luận các vấn đề liên quan đến mối quan hệ lẫn nhau giữa liên bang và chủ thể liên bang, các vấn đề xây dựng đất nước và củng cố nền tảng chế độ liên bang, và tình hình thực hiện của các cơ quan hữu quan đối với hiến pháp, pháp luật liên bang, mệnh lệnh Tổng thống liên bang Nga và quyết định của chính phủ Nga, và đưa ra kiến nghị tương ứng với Tổng thống Nga. hội đồng quốc vụ còn hỗ trợ Tổng thống giải quyết bất đồng giữa cơ quan quyền lực liên bang và cơquan quyền lực địa phương, và căn cứ vào kiến nghị của Tổng thống thảo luận dự thảo luật liên bang và lệnh Tổng thống, tình hình thực hiện dự toán ngân sách liên bang, chính sách cán bộ và các vấn đề trọng đại khác.

Trải qua một loạt sự vận hành thành công, “Có thể nói, thời kỳ đất nước chia năm xẻ bảy đã qua rồi”.

“Chỉnh đảng”

Vào thời En-xin, do ông ta không có đảng đoàn chính trị của mình trong Đu-ma, còn chính đảng cánh tả với đảng cộng sản Nga làm tiêu biểu liên hợp với các lực lượng cánh tả khác trong xã hội đã hình thành phe đối lập lớn mạnh trong Đu-ma, khiến cho các dự thảo luật mà En-xin đưa ra đều bị tẩy chay mạnh mẽ trong khoá I, khoá II.

Trong bầu cử Đu-ma khoá 3 năm 1999, phong trào “đoàn kết” của chính phủ mới tuy giành được thắng lợi (chiếm được vị trí đảng lớn thứ hai), nhưng đảng cộng sản Nga vẫn là đảng lớn thứ nhất trong Đu-ma, hơn nữa khi bầu chủ tịch Đu-ma và chủ tịch các ủy ban tại hội nghị lần thứ nhất Đu-ma quốc gia khoá 3 Xê-lê-dnhép được bầu làm Chủ tịch Đu-ma quốc gia, đồng thời trong số 27 ủy viên Đu-ma quốc gia thì đảng Cộng sản giành được 10 ghế.

Xét sự lớn mạnh của thế lực của đảng cộng sản Nga và ảnh hưởng của nó trong dân chúng, thời kỳ đầu cầm quyền, Pu-tin có thái độ mềm dẻo và lung lạc đối với đảng cộng sản Nga, tìm cách cải thiện quan hệ với đảng cộng sản Nga. Trong một lần phát biểu sau bầu cử Tống thống, Pu-tin nói, mặc dù mọi người có thể có các cách nhìn khác nhau về đảng cộng sản Nga, nhưng ông cho rằng đảng cộng sản Nga là đảng hình thành hệ thống duy nhất hiện nay ở Nga. Đảng cộng sản Nga khi ấy cũng có thái độ hợp tác với Pu-tin, trong Đu-ma đã ủng hộ một số dự thảo luật mà Pu-tin đưa ra.

Nhưng xét về nội tâm, Pu-tin lại không muốn duy trì sự cân bằng “nguy hiểm” này. Ngày 27 tháng 5 năm 2000, với ý kiến của ông, phong trào “đoàn kết” triệu tập đại hội đại biểu lần thứ hai tại điện Crem-li, tuyên bố đổi thành đảng “đoàn kết”. Trước đó, “ngôi nhà của chúng ta – nước nga”, phong trào “Toàn nga”, “nước Nga thống nhất và đảng hài hoà”… Đã tuyên bố giải tán hoặc ngừng hoạt động, và kêu gọi các thành viên của nó tham gia đảng “đoàn kết” với danh nghĩa cá nhân. Nguyên nhà lãnh đạo của đảng này Chéc-nô-mư-đin cũng tham gia đại hội thành lập. Pu-tin cũng đến tận hội trường chúc mừng và phát biểu, hy vọng đảng “đoàn kết” sẽ phát triển lớn mạnh hơn nữa. lãnh đạo của đảng “đoàn kết” nhấn mạnh, nhiệm vụ mà đảng này đối mặt là phát triển thành đảng cầm quyền.

Sau đó, để tiến hành một đợt tấn công có tính huỷ diệt đối với các tổ chức chính trị chiếm cứ lâu dài diễn đàn chính trị Nga, thế cô lực mỏng, đem gần 180 tổ chức chính trị hiện nay biến thành vài chính đảng có nền tảng quần chúng cố định, tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với chính đảng, cuối cùng xây dựng nên hệ thống chính trị chế độ đa đảng, lấy hai đảng hoặc ba đảng làm nền tảng, ngày 26 tháng 12 năm 2000, Pu-tin đã gặp lãnh đạo các đảng đoàn nghị viện và nhà lãnh đạo nhóm nghị sĩ Đu-ma quốc gia tại điện Crem-li, cùng họ thảo luận vấn đề luật chính đảng. Sau cuộc gặp, giu-ga-nốp và nhà lãnh đạo đảng đoàn nghị viện đảng đoàn kết bày tỏ sự ủng hộ dự thảo luật chính đảng mà Tổng thống Pu-tin đưa ra, và quyết định tiến hành xem xét tại hội nghị Đu-ma quốc gia vào tháng 1 năm 2001.

Ngày 21 tháng 6 năm 2001, qua nhiều lần thảo luận và sửa đổi, Đu-ma quốc gia Nga qua ba lần tuyên đọc đã thông qua “luật chính đảng liên bang nga”, hội đồng liên bang ngày 29 tháng 6 cũng đã phê chuẩn dự thảo luật này. Tiếp đến, ngày 12 tháng 7, Tổng thống Pu-tin đã ký “luật chính đảng” và cho ban bố chính thức. “luật chính đảng” đã đưa ra quy định chi tiết về các vấn đề như thành lập, dăng ký và xoá bỏ, số lượng đảng viên và số lượng tổ chức khu vực của chính đảng, tôn chỉ và hình thức hoạt động của chính đảng, quyền lợi và nghĩa vụ của chính đảng… Trong đó có một số nội dung tương đối quan trọng như: chính đảng cần phải có trên 10 ngàn thành viên, và xây dựng tổ chức khu vực với số thành viên không dưới 100 người ở trên một nửa chủ thể liên bang, thành viên của tổ chức khu vực ở các chủ thể liên bang khác không dưới 50 người; chính đảng cần phải giới thiệu ứng cử viên tham gia bầu cử tại các cơ quan lập pháp, cơ quan quyền lực của toàn quốc và cơ quan đại biểu tự trị các cấp; không cho phép xây dựng chính đảng theo thuộc tính nghề nghiệp, chủng tộc hay tôn giáo; thành lập chính đảng cần trước tiên tổ chức ủy ban khởi xướng, tổ chức đại hội thành lập, sau đó triệu tập đại hội đại biểu, thông qua cương lĩnh và điều lệ của đảng, và nộp những văn kiện này cho cơ quan phụ trách đăng ký chính đảng xem xét; tất cả các đảng đoàn nghị viện được cấu thành có số phiếu trên 30% trong bầu cử Đu-ma, hoặc chính đảng có 12 nghị sĩ trong nghị viện thông qua bầu cử ghế đơn lẻ đều có thể nhận được tài trợ tài chính của nhà nước.

Theo những quy định này của “luật chính đảng”, các chính đảng của Nga đều ra sức phát triển đảng viên mới và xây dựng tổ chức khu vực mới, xuất hiện cao trào tiến hành cải tổ, liên hợp đối với chính đảng hoặc xây dựng đảng mới, chuẩn bị cho tham gia bầu cử Đu-ma quốc gia được tiến hành vào ngày 21 tháng 12 năm 2003 và bầu cử Tổng thống được tiến hành vào ngày 7 tháng 3 năm 2004. Đồng thời, một số đảng nhỏ không đạt tới yêu cầu của “luật chính đảng” và lại không định liên hợp với đảng khác sẽ không còn tiến hành hoạt động như một chính đảng nữa. Một số có khả năng giải tán, một số có khả năng cải tổ thành các đoàn thể đại loại như “câu lạc bộ”, sẽ không có quyền đưa ra ứng cử viên tham gia vào cuộc bầu cử cơ quan quyền lực và lập pháp các cấp. Nhưng không loại trừ một số chính đảng và tổ chức có thể chuyển sang hoạt động bí mật. “luật chính đảng” mà Pu-tin ban bố khiến cho các chính đảng trung dung thực hiện liên hợp, trở thành đảng lớn nhất trong Đu-ma, tổ chức thành phe đa số ủng hộ chính phủ. Ngày 17 tháng 4 năm 2001, 4 đoàn nghị sĩ trung dung trong Đu-ma quốc gia gồm “đảng đoàn kết”, “Tổ quốc – Toàn nga”, “người đại biểu nhân dân”, “Toàn nga” qua hiệp thương, quyết định thành lập ủy ban điều hoà xuyên đảng đoàn, từ đó tăng cường nhiều thế lực trung dung. Ngày 12 tháng 7, “đảng đoàn kết” và phong trào “Tổ quốc” tổ chức thành “liên minh đoàn kết – Tổ quốc”, và bắt tay vào xây dựng một chính đảng thống nhất. Ngày 1 tháng 12, đại hội thành lập đảng “đoàn kết và Tổ quốc” trên toàn nước Nga đã được tổ chức tại hội trường điện Crem-li. Nhà lãnh đạo liên minh, Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Shôi-gu chỉ ra tại đại hội, đảng “đoàn kết và Tổ quốc” được thành lập trên cơ sở đảng đoàn kết, đảng Tổ quốc và phong trào “Toàn nga” sẽ làm cho toàn xã hội đoàn kết xung quanh Tổng thống, làm việc vì sự phồn vinh của nước Nga. Ông ta nói, đảng thống nhất trung dung được thành lập ngày hôm nay cần trở thành đảng chính quyền. Một nhà lãnh đạo khác của liên minh, Thị trưởng thành phố Mát-xcơ-va lu-chcốp chỉ ra, đảng “đoàn kết và Tổ quốc” sẽ đoàn kết các lực lượng có tính xây dựng trong toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của đại đa số người Nga.

Trong bài phát biểu tại đại hội thành lập, Pu-tin chỉ ra, thời kỳ cấp tiến chính trị cả Nga đã qua đi, tương lai thuộc về những lực lượng chính trị nào biết khắc phục lòng ích kỷ và từ bỏ lợi ích chính đảng hẹp hòi. Ông hy vọng đảng “đoàn kết và Tổ quốc” sẽ tận dụng một cách hữu hiệu tài nguyên sẵn có, cố gắng trở thành lực lượng chính trị lớn mạnh, hiện đại hoá, trở thành đảng đa số. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh, đừng nên gọi một đảng mới thành lập là đảng chính quyền. đại hội lần này còn bầu ra hội đồng tối cao do 18 người cấu thành nên, ba người là Shôi-gu, lu-chcốp, Sa-i-mi-ép cũng giữ chức chủ tịch đảng. Tháng 4 năm 2002, đảng “đoàn kết và Tổ quốc” tổ chức đại hội đại biểu toàn Nga lần thứ nhất, đổi tên gọi thành đảng “nước Nga thống nhất”, và hoàn thành thủ tục đăng ký tại Bộ Tư pháp. Đảng “nước Nga thống nhất” có số nghị sĩ trong Đu-ma quốc gia vượt trên đảng cộng sản Nga, trở thành đảng lớn nhất trong nghị viện, từ đó khiến cho Pu-tin có được chỗ dựa tương đối ổn định trong nghị viện.

Theo tư liệu công bố trên trang web “Đu-ma nga”, số người và tỷ lệ của các đảng đoàn chủ yếu trong Đu-ma quốc gia Nga khoá này như sau: đảng đoàn “đảng đoàn kết” 83 người (18,44%), đảng đoàn “đảng cộng sản Nga” 85 ngưòi (18,89%), đảng đoàn “đảng Tự do dân chủ nga” 12 người (2,67%), đảng đoàn “Tổ quốc – Toàn nga” 49 người (10,89%), đảng đoàn “liên minh lực lượng cánh hữu” 32 người (7,11%), đảng đoàn “A-pô-lô” 17 người (3,78%).

Những con số thống kê nói trên cho thấy, đảng “nước Nga thống nhất” do “đảng đoàn kết” và “Tổ quốc – Toàn Nga” cấu thành có 132 ghế trong Đu-ma. Nếu như lại cộng thêm đoàn nghị sĩ “người đại biểu nhân dân” và đoàn nghị sĩ “Khu vực nga”, thì tổng số nghị sĩ trung dung trong Đu-ma sẽ lên tới 235 người; tổng số nghị sĩ cánh tả (bao gồm “đảng cộng sản Nga” và “đoàn nghị sĩ nông công”) là 128 người; tổng số nghị sĩ cánh hữu (bao gồm “liên minh lực lượng cánh hữu”, “A-pô-lô” và đảng Tự do dân chủ) là 61 người.

Ngày 3 tháng 4 năm 2002, bốn tổ chức trong đó có “đảng đoàn kết” trong Đu-ma đột nhiên “gây khó dễ” với đảng cộng sản Nga, họ liên hợp đưa ra một bản nghị án, yêu cầu phân phối lại chức vụ lãnh đạo của ủy ban Đu-ma. Bản nghị án này đã được thông qua, đảng cộng sản Nga mất đi chức vụ lãnh đạo của 8 ủy ban trong 10 ủy ban vốn có trước đây, chỉ có được quyền lãnh đạo của hai ủy ban không quan trọng là văn hoá du lịch và sự vụ tôn giáo. Đại biểu Đu-ma của “Tổ quốc – Toàn nga” phê-đu-rốp thậm chí đưa ra một bản nghị án, yêu cầu “xoá bỏ đăng ký của đảng cộng sản Nga tại Bộ Tư pháp, cấm hoàn toàn mọi hoạt động của đảng cộng sản Nga, và truy cứu trách nhiệm hình sự người đứng đầu đảng giu-ga-nốp. Tuy bản nghị án này bị đại đa số người, trong đó có cả “Tổ quốc – Toàn nga” và Bộ Tư pháp phản đối, nhưng đảng cộng sản Nga đã mất đi một loạt trận địa quan trọng trong hội nghị. Và lúc này trong nội bộ đảng cộng sản Nga cũng có sự phân hoá. Để bày tỏ chỉ trích và kháng nghị đối với nghị quyết nói trên của Đu-ma, đảng cộng sản Nga lập tức tuyên bố từ bỏ các chức vụ bao gồm cả Chủ tịch Đu-ma và chủ tịch của hai ủy ban kia. Thế nhưng, Xê- lê-dnhép từ chối từ chức, chủ tịch của hai ủy ban cũng không đồng ý từ bỏ chức vụ của mình.

Thế là vào ngày 3 và 10 tháng 4 đảng cộng sản Nga lần lượt triệu tập hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ 6, 7 và thông qua quyết định, yêu cầu những người trong đó có Xê-lê-dnhép từ chức, và tuyên bố nếu họ từ chối phục tùng quyết định của Trung ương, thì sẽ xử lý về mặt tổ chức. Nhưng sau khi gặp gỡ với Pu-tin, Xê-lê-dnhép đã từ chối quyết định của Trung ương Đảng cộng sản Nga yêu cầu ông ta từ chức.

Trong hoàn cảnh đó, ngày 25 tháng 5, đảng cộng sản Nga triệu tập hội nghị toàn thể Trung ương bất thường lần thứ 8, thông qua nghị quyết khai trừ Xê-lê-dnhép ra khỏi đảng, đồng thời bị khai trừ ra khỏi đảng còn có hai vị chủ tịch của hai ủy ban kia. Tiếp đến ba người họ lại bị khai trừ ra khỏi đảng đoàn nghị viện đảng cộng sản Nga. Ngày 27 tháng 5, Tổng thống Pu-tin công khai phê phán nghị quyết của Trung ương Đảng cộng sản Nga về khai trừ những người trong đó có Xê-lê-dnhép, bày tỏ tiếp tục ủng hộ ông ta ở lại cương vị Chủ tịch Đu-ma. Các chính đảng khác cũng ủng hộ Xê-lê-dnhép tiếp tục đảm nhiệm chức Chủ tịch Đu-ma, mãi cho đến năm 2003 bầu cử Đu-ma khoá mới.

Thông qua đợt tấn công này của “đảng đoàn kết” và tranh luận của đảng cộng sản Nga xung quanh vấn đề Xê-lê-dnhép, hình tượng của đảng cộng sản Nga trong quần chúng bị tổn hại nặng nề, hơn nữa điều này cũng đánh dấu sự phân liệt của đảng cộng sản Nga. Thế lực của đảng cộng sản Nga do đó cũng bị ảnh hưởng lớn. Theo điều tra dân ý mà Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga tiến hành vào tháng 6 năm 2002, tỷ lệ ủng hộ trong dân chúng của đảng cộng sản Nga là 29%, tuy vẫn đứng đầu trong các đảng, nhưng đã giảm đi 6% so với 35% của tháng 4, ở mức thấp nhất kể từ năm 2000 đến nay.

Thông qua một loạt hoạt động “chỉnh đảng” này, Pu-tin làm cho việc cấu thành của Đu-ma quốc gia đã có lợi rất nhiều cho yêu cầu của mình, các đảng đoàn đối lập như đảng cộng sản Nga rất khó ngăn cản nổi các dự thảo luật do điện Crem-li đưa ra được thông qua tại Đu-ma. Nếu như nói Pu-tin trước đây thường cùng gặp gỡ và trưng cầu ý kiến của lãnh đạo các đảng phái trong đó có cả đảng cộng sản Nga, thì nay Pu-tin sẽ chỉ gặp nhà lãnh đạo chính đảng trung dung, về cơ bản không còn lắng nghe ý kiến của các đảng khác, đặc biệt là quan điểm của nhà lãnh đạo đảng cộng sản Nga. Chính trong tình hình đó, đu-ma bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cánh tả, lần lượt thông qua các dự thảo luật quan trọng như “luật Thuế thu nhập”, “luật lao động”, “luật đất đai”, Đu-ma cuối cùng đã trở thành công cụ mà Pu-tin có thể khống chế.

Cải cách Chính phủ

Thể chế hành chính hiện hành của Nga được hình thành từ thời En-xin. hiến pháp liên bang mới mà Nga thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1993 đã quy định Nga là quốc gia pháp chế liên bang dân chủ chế độ cộng hoà, thực hiện tam quyền phân lập lập pháp, hành chính, tư pháp. Nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan, thể chế hành chính của Nga lại không thể thích ứng được với nhu cầu phát triển của nó. Trước tiên, chức năng hệ thống hành chính nhà nước chuyển biến chậm, không theo kịp thay đổi của nhu cầu kinh tế thị trường. Nền kinh tế Nga chuyển đổi bước đầu đã có hiệu quả, nhưng sự chuyển đổi mô hình về chính trị lại còn lâu mới kết thúc, chuyển đổi mô hình hành chính với ý nghĩa thực sự mới vừa bắt đầu. Tiếp đến, hệ thống hành chính nhà nước tổ chức không hợp lý, phân chia chức năng quyền hạn giữa các tổ chức chính quyền các cấp không khoa học, cơ cấu không cân bằng, sự bố trí hợp lý của nó còn cần phải bàn thêm. Do coi thường cải cách mở cửa của bản thân cơ quan hành chính, những cố tật hành chính của thời kỳ liên Xô lại chưa được uốn nắn, bởi việc thể chế tập quyền cao độ bị thể chế kinh tế thị trường thay thế. Thời kỳ En-xin tuy nhiều lần tinh giản cơ quan quản lý, hợp nhất và chia tách cơ quan chủ quản, nhưng vừa không thể làm cho chính phủ và cơ quan chính phủ tinh giản gọn nhẹ hơn, cũng không thể làm cho có hiệu quả hơn được. Nhân viên công tác của cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan quản lý năm 1993 là 882 ngàn người, bắt đầu từ năm 1997 trở đi nhân viên cơ quan tăng mạnh, đến năm 2002 nhân viên cơ quan nhà nước đã lên tới 1,14 triệu người. Khoản chi cho nhân viên cơ quan chiếm tỷ trọng tăng dần hàng năm trong chi ngân sách, năm 1995 chiếm 1,6%, năm 2000 chiếm 2,3%, năm 2001 chiếm 3,2%. Đồng thời, do tiền lương của nhân viên cơ quan nhà nước rất thấp, gây ra chảy máu chất xám, những chuyên gia có kinh nghiệm ào ào từ chức.

Đồng thời, chính phủ Nga cũng không xây dựng và thực hiện chế độ công vụ viên chuyên nghiệp hoàn thiện, hiện tượng tham ô tham nhũng nghiêm trọng, thậm chí đe doạ đến cả lợi ích quốc gia của Nga. Sau khi liên Xô giải thể, Nga chậm trễ trong việc đưa ra quy định mới về chế độ công vụ viên, cơ quan hành chính nhà nước gần như áp dụng trực tiếp một số thể chế lỗi thời của thời kỳ liên Xô, thiếu sự giám sát đối với quan chức, tham ô tham nhũng hết sức phổ biến. Cảnh sát và kẻ cướp ở Nga thường là từ đồng nghĩa, một số dân di cư và thương nhân Trung Quốc trở thành đối tượng cướp đoạt của họ. Điều khiến người ta giật mình là, khi ký túc xá sinh viên ở Mát-xcơ-va xảy ra hoả hoạn, nhân viên cứu hoả đồng thời với cứu hoả cũng tiến hành cướp sạch đối với ký túc xá sinh viên. Tỷ lệ phạm tội của Nga những năm gần đây tăng lên hàng năm, hoạt động xã hội đen cực kỳ hoành hành, thậm chí xuất hiện hiện tượng bỏ tiền ra mua chức ứng cử viên nghị sĩ, có người đánh giá, các nghị sĩ Đu-ma các cấp hiện nay của Nga, có khoảng từ 5% đến 10% là thành viên của băng nhóm xã hội đen.

Vì vậy, điều này tách rời nghiêm trọng với phương châm sách lược cầm quyền của Pu-tin. Pu-tin ý thức được, vấn đề phát triển của Nga đã ngày một nổi cộm. Chuẩn mực của cộng đồng quốc tế và thế giới ngày nay là cạnh tranh khốc liệt. Bất luận là xét về quy mô kinh tế, hay là xét về cơ cấu kinh tế và hiệu quả kinh tế, Nga đều không thể nào sánh được với các nước lớn chủ chốt, các nước lớn khác đã bỏ Nga lại phía sau một đoạn dài, Nga hiện nay cần phát triển nhanh. Từ đó, phương châm sách lược quản lý đất nước của Pu-tin từng bước từ “chiến lược ổn định” chuyển sang “chiến lược tăng tốc phát triển”. Vì vậy cải cách mở cửa hành chính đã trở thành một khâu quan trọng trong chiến lược phát triển tổng thể mà Pu-tin thiết kế cho Nga, là khâu trung gian không thể thiếu được liên kết giữa cải cách mở cửa chính trị và cải cách mở cửa kinh tế.

Pu-tin còn nhận thức được rằng, quốc gia mạnh mà Nga muốn xây dựng “cần phải là một quốc gia có chế độ liên bang dân chủ, pháp chế, hiệu quả cao, cần phải đề cao vai trò của hệ thống tư pháp, hoàn thiện quan hệ liên bang, tăng cường tấn công tội phạm”. Cơ quan quyền lực chấp pháp vốn dĩ cần làm việc theo pháp luật, nhưng công tác của cơ quan nhà nước hiện nay đã giúp sức cho tham ô tham nhũng. Pu-tin cảm thấy, vấn đề không chỉ ở cơ quan lập pháp, cũng ở bản thân chế độ công tác của cơ quan chấp pháp. Chế độ hiện hành đã cản trở cải cách, trong nhiều trường hợp rõ ràng là ngăn cản cải cách. Cái mà kiểu chế độ này bảo vệ là quyền lực có được cái gọi là tiền thuê “địa vị”, cái mà nó bảo vệ là nhận hối lộ và vi phạm quy định. Ngoài ra, do sự mềm yếu và thiếu tự tin của người lãnh đạo, dẫn đến chính quyền bị một số công ty và gia tộc phân chia nhau.

Tuy nền hành chính của Nga tồn tại nhiều vấn đề như vậy, nhưng thời kỳ đầu lên nắm quyền Pu-tin lại không tuyên bố tiến hành cải cách hành chính quy mô lớn, vì ông dự kiến được trở lực có thể gặp phải, nên quyết định âm thầm chia thành từng bước tiến hành.

Ngày 13 tháng 5 năm 2000, chính vào ngày Pu-tin đưa ra kiến nghị cải cách hội đồng liên bang, Đu-ma quốc gia đã thông qua thuận lợi đề cử Thủ tướng của Tổng thống Pu-tin đối với Ca-si-a-nốp. Sau đó việc thành lập nội các chính phủ Nga rất mau đã hoàn thành, đại bộ phần thành viên nội các trước đây về cơ bản đều được giữ lại. Pu-tin bố trí Ca-si-a-nốp vào vị trí quan trọng trong nội các, chủ yếu là do sắc thái chính trị của Ca-si-a- nốp mờ nhạt, là quan chức thực dụng điển hình, thích hợp nhất cho việc thực hiện quyết sách của mình.

Chính phủ mới của Ca-si-a-nốp tạm thời chỉ có 4 phó Thủ tướng, là Ku-đrin, Mát-vi-en-cô, Clê-ba-nốp và hê-ri-chen-cô. Theo tin đưa, nguyên phó Thủ tướng Shôi-gu chủ động đưa ra không đảm nhận chức phó thủ tướng nữa. Tuy Ca-si-a-nốp nói chính phủ mới không có phó thủ tướng thứ nhất, nhưng xét về quản lý nghiệp vụ mà Ku- đrin phụ trách, con người Xanh pê- téc-bua kiêm cả Bộ trưởng Tài chính này trên thực tế chính là phó thủ tướng thứ nhất.

Chính phủ Ca-si-a-nốp rõ ràng khác với chính phủ Pu-tin.

Nếu nói Pu-tin là một vị thủ tướng kiểu chính trị, thì Ca-si-a- nốp là thủ tướng kiểu kỹ trị. Pu-tin vừa mới lên giữ chức đã được En-xin đánh giá là người kế nhiệm, nhiệm vụ chính của ông là kết thúc cục diện hỗn loạn của đất nước, mở ra thời đại mới của Nga. Thời kỳ En-xin nắm quyền, do người mang bệnh nặng, địa vị của thủ tướng trong đời sống chính trị đất nước hết sức nổi bật. Còn Ca-si-a-nốp khác với người tiền nhiệm của mình, nhiệm vụ chính của ông là cần từng bước biến bức lam đồ quản lý đất nước của Pu-tin thành hiện thực. Điều này cũng có nghĩa là phương châm chính sách lớn trong xây dựng đất nước của Nga sau này sẽ do Tổng thống và văn phòng Tổng thống đề ra, chính phủ chỉ cần nắm chắc thực hiện.

Đồng thời, Ca-si-a-nốp 43 tuổi, Ku-đrin 39 tuổi cũng hết sức phù hợp với yêu cầu trẻ hoá chủ lực ban lãnh đạo của Pu-tin. Tờ tuần san “luận cứ và sự thực” của Nga gọi những người này là “người trong nghề tràn đầy sức sống”. lại cộng thêm thế hệ này không ra đời vào những năm 30 đầy lo lắng hay những năm 40 đầy vất vả, thời thanh niên của họ sống trong liên Xô thăm dò vũ trụ, điện ảnh phồn vinh, giành được thành tích huy hoàng trên đấu trường thể thao thế giới, tivi dần dần phổ cập và trong những tối văn nghệ tự biên tự diễn của sinh viên đại học, họ trưởng thành lên trong bầu không khí “tự hào vì tổ quốc Xô-viết của chúng ta”, vì vậy mục tiêu của họ rõ ràng, tràn ngập hùng tâm, tràn đầy hăng hái, không có bao nhiêu giáo điều và khuôn sáo, cũng khá ít chủ nghĩa hình thức và tập tục hủ lậu, bảo vệ lợi ích quốc gia và coi trọng hiệu quả thực tế là đặc điểm chủ yếu của họ. Đồng thời, do tuổi trẻ tràn đầy khí thế, họ cũng có thể làm những việc mạo hiểm. Cùng với sự ổn định của chính phủ, bước đi cải cách của Pu-tin cũng ngày một tăng nhanh.

Ngày 30 tháng 11 năm 2000, glê-ép bày tỏ tại diễn đàn kinh tế Nga-đức, đầu năm 2001 các ban ngành chính phủ sẽ tiến hành một cuộc cải cách hành chính quy mô lớn. Ngày 2 tháng 3 năm 2001, cựu Thủ tướng, hiện là giám đốc Cục thống kê liên bang Nga Stê-pa-sin tiết lộ thông qua cơ quan thông tin đại chúng hữu quan, rằng Pu-tin đang đề ra kế hoạch cải cách hành chính. Trong bài viết về tình hình đất nước năm 2001, Pu-tin cũng bày tỏ: “Các quan chức không thông thạo thể chế quản lý, vì vậy, cần phải thực hiện cải cách hành chính cho phù hợp với yêu cầu và mục tiêu thời đại. Cơ quan nhà nước cần trở thành công cụ thực hiện khéo léo chính sách quốc gia”.

Ngày 28 tháng 3 năm 2001, Pu-tin bắt đầu điều chỉnh nhân sự quy mô lớn cơ quan quyền lực nhà nước lần thứ nhất kể từ khi ông lên cầm quyền. Đối với một số cơ quan quyền lực quan trọng nhất, đã thay đổi quan chức quan trọng của 4 cơ quan quyền lực như Thư ký hội đồng An ninh liên bang, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng nội vụ, Cục Cảnh sát thuế và các cơ quan như Bộ năng lượng nguyên tử.

Trong một loạt biến động nhân sự này, mấu chốt nhất và khiến người ta chú ý nhất là Thư ký hội đồng An ninh liên bang i-va-nốp được đổi sang giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng nội vụ Rô-sai-rô đổi sang giữ chức Thư ký hội đồng An ninh liên bang, nhà lãnh đạo đảng đoàn nghị viện “đảng đoàn kết” Grê-dư-rốp ra giữ chức Bộ trưởng nội vụ, còn Bộ trưởng Quốc phòng 63 tuổi Xéc-gây-ép làm cố vấn Tổng thống, sẽ làm công tác điều hoà và nghiên cứu vấn đề ổn định chiến lược.

Xét về lịch sử, đồng thời tiến hành điều chỉnh đối với người phụ trách của bốn cơ quan quyền lực, chỉ có khi xảy ra đảo chính không thành thì mới có thể xảy ra. Còn Pu-tin sở dĩ đưa ra quyết định như vậy, mục đích chủ yếu là ở chỗ thúc đẩy cải cách quân sự, và sớm thực hiện bình thường hoá cục diện Che-sni-a.

Cải cách quân sự của Nga đã được ấp ủ từ lâu, tuy đã đề ra kế hoạch dưới sự chủ trì của Tổng thống Pu-tin, nhưng do có bất đồng ý kiến, vẫn không thể quán triệt chấp hành tốt được. Nhân vật đại biểu bất đồng không phải là người khác, mà là Bộ trưởng Quốc phòng Xéc-gây-ép và Tổng Tham mưu trưởng Cờ-va-si- nin. Xéc-gây-ép kiên trì nói, sức mạnh hạt nhân chiến lược của Nga không những không thể giảm bớt, còn nên tăng mạnh; ý kiến của Cờ-va-si-nin hoàn toàn trái ngược, cho rằng cần tăng cường sức mạnh vũ khí thông thường. Chắc chắn rằng, cuộc tranh luận giữa Xéc-gây-ép và Cờ-va-si-nin khiến cho quan hệ giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu bị phủ lên một bóng đen. Trong tình hình đó, rất khó hy vọng hai người có thể hợp tác hết sức mình được, thúc đẩy kế hoạch cải cách quân sự thực hiện thuận lợi. i-va-nốp gần đây đảm nhiệm chức Thư ký hội đồng An ninh liên bang và đã lãnh đạo tiểu ban công tác cải cách quân sự, ông ta tuy học ngành xã hội, nhưng hiểu rõ như lòng bàn tay đối với tình hình quân đội. Để ông ta ra giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng là xét đến giữa ông ta và quân đội không có dây mơ rễ má trực tiếp, tiện cho giải quyết nhiều vấn đề mà Bộ Quốc phòng gặp phải và tương đối dễ điều hoà quan hệ giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu.

Trong lần biến động nhân sự này không những i-va-nốp trở thành quan văn đầu tiên giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong lịch sử của Nga, nữ quan văn Ku-đê-li-na được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách vấn đề chi phí quân sự cũng là điều chưa từng có. Vì vậy, những cử chỉ nói trên được coi là một cải cách quan trọng trong lĩnh vực quân sự của Nga. i-va-nốp vào làm chủ Bộ Quốc phòng sẽ nâng cao địa vị và vai trò của Bộ Quốc phòng trong các cơ quan quyền lực nhà nước.

Bộ trưởng nội vụ rô-sa-rô lấp đi chỗ khuyết của chức Thư ký hội đồng An ninh liên bang cũng là xu thế tất yếu. Tổng thống Pu-tin ca ngợi ông ta đã xây dựng được “một tập thể biết chiến đấu xuất sắc” tại Bộ nội vụ, và tin tưởng ông ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn trong cương vị mới. Pu-tin chỉ ra, bổ nhiệm rô-sa-rô giữ chức vụ này có liên quan mật thiết tới tình hình Che-sni-a. rõ ràng, với Pu-tin, rô-sa-rô là ứng cử viên thích hợp cho việc điều hoà sự hợp tác giữa các cơ quan quyền lực, nhanh chóng bình thường hoá tình hình Che-sni-a.

Clê-dư-rốp giữ chức Bộ trưởng nội vụ lại hơi có chút ngoài sự dự đoán của mọi người. Ông ta là nhà lãnh đạo của đảng đoàn nghị viện “đảng đoàn kết”, chính đảng “thân Tổng thống”, đây là nền tảng chính trị để Clê-dư-rốp được ủy thác trọng trách. Nhân sĩ trong giới chính trị đều cho rằng, Pu-tin lựa chọn Clê- dư-rốp đảm đương chức vụ này có “sắc thái chính trị” rõ rệt. Cũng tương tự, Clê-dư-rốp cũng vì vậy trở thành một nhân vật quan văn đầu tiên giữ chức Bộ trưởng nội vụ.

Quyết định biến động nhân sự mà Tổng thống Pu-tin đưa ra đã được các đảng phái chủ yếu trong nước tán đồng và ủng hộ. Pu-tin chỉ ra, lần biến động nhân sự này sẽ thúc đẩy cải cách hiện đại hoá cơ quan quân sự, do quan văn đảm nhiệm chức vụ mấu chốt của cơ quan quyền lực là “một bước quan trọng để đời sống xã hội của Nga bước tới phi quân sự hoá”.

Tháng 8 năm 2001, Pu-tin ra lệnh thành lập ủy ban vấn đề cải cách công vụ viên do Thủ tướng Ca-si-a-nốp dẫn đầu và tiểu ban công tác trù bị phương án cải cách giữa các ban ngành do phó chánh văn phòng thứ nhất của Tổng thống chủ trì, đã ký “ý tưởng cải cách chế độ công vụ viên nhà nước nga”, yêu cầu ủy ban này thảo luận các chế độ pháp luật pháp quy như dự thảo luật quy hoạch sắp xếp lại cơ quan nhà nước, và từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2002 tiến hành đại hội lần thứ nhất của ủy ban. Thông qua lần cải cách này, cơ quan quản lý nhà nước sẽ được chia thành bốn loại: loại thứ nhất là ban ngành, phụ trách đề ra chính sách nhà nước, điều hoà hoạt động giữa các cục, cơ quan công vụ và cơ quan giám sát; thứ hai là cơ quan công vụ, bao gồm cơ quan tư pháp, thuế vụ, ngành hải quan, phụ trách cung cấp dịch vụ liên quan tới thực hiện chức năng của cơ quan quyền lực, nguồn vốn của nó chỉ dựa vào ngân sách, hoặc tiền do các chủ thể kinh tế và cư dân chi trả theo trách nhiệm mà luật pháp quy định; thứ ba là cục, phụ trách cung cấp dịch vụ nhà nước, nguồn kinh tế của nó vừa có ngân sách cấp vốn lại có doanh lợi thương nghiệp (như Cục hàng không vũ trụ, Cục Thống kê); thứ tư là cơ quan giám sát, phụ trách tiến hành giám sát đối với chủ thể kinh tế và cư dân.

Ngày 21 tháng 9 năm 2001, các phương tiện thông tin đại chúng hữu quan của Nga đưa tin về tình hình công tác của ủy ban do Ca-chắc lãnh đạo với tiêu đề “Cải cách hành chính đang tiến hành thầm lặng”. ủy ban quyết định ủy quyền cho Cục pháp chế quốc gia Văn phòng Tổng thống đưa ra sửa đổi 42 hiệp nghị phân quyền của Trung ương liên bang và địa phương hiện có vào trước ngày 1 tháng 11 năm 2001, kiến nghị chính phủ đưa ra sửa đổi chính quyền địa phương và liên bang, và quyền lực pháp luật của nó vào trước ngày 1 tháng 1 năm 2002.

Tháng 2 năm 2002, căn cứ vào đề nghị của Thủ tướng Ca- si-a-nốp, Pu-tin đã xoá bỏ chức vụ phó Thủ tướng của Clê-ba- nốp, Bộ giao thông, Bộ năng lượng nguyên tử, Bộ Thông tin mà ông ta chủ quản trước đó do Thủ tướng trực tiếp phụ trách. Dư luận cho rằng, Clê-ba-nốp bị tước bỏ chức vụ là kết quả của việc chính phủ Nga nâng cao hiệu quả thông qua cải tổ.

Ngày 12 tháng 8 năm 2002, Pu-tin ký lệnh Tổng thống, bắt đầu thực hiện “Chuẩn mực hành vi công vụ của công vụ viên nhà nước” có tính chất quá độ. Đồng thời, cuối năm 2002, chính phủ Nga chuẩn bị trình Đu-ma quốc gia văn bản pháp luật cả gói liên quan đến cải cách hành chính, trong thời gian đó thể chế quản lý nhà nước hiện hành sẽ có sự thay đổi to lớn. Trong đó bao gồm sửa đổi một số bộ luật có tính bộ khung, có tính nguyên tắc, và xem xét phế bỏ “luật cơ bản công vụ viên nhà nước liên bang nga” được thông qua năm 1995, thay vào đó là hệ thống công vụ viên nhà nước liên bang Nga.

Đấu tranh với các “ông trùm”

Ngày 13 tháng 6 năm 2000, Viện Kiểm sát Nga đã bắt Gu- xin-xki, bậc đàn anh trong giới truyền thông, một trong “bảy cự phách” tài chính tiền tệ Nga với tội lừa gạt và ăn cắp. Chứng cứ là, cuối năm 1996, tập đoàn “Bridge” của Gu-xin-xki chỉ bỏ ra có 250 ngàn rúp cũ khi mua lại 70% cổ phần “Kênh 11 Xanh pê-téc-bua” của Công ty Truyền hình nhà nước, mà giá trị thực tế của kênh này lên tới 10 triệu đô-la Mỹ. 12 ngày sau khi ký hợp đồng, tại tài khoản cá nhân của người phụ trách của kênh này ở phần lan đã xuất hiện một triệu tiền hoa hồng, món tiền này bị lộ ra khiến cơ quan kiểm sát Nga nhận định Gu-xin-xki có hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản nhà nước tương tự ở những nơi khác. Gu-xin-xki sau khi bị bắt đã lập tức bị giải đến nhà tù Bu-đen-ca có điều kiện tồi tệ nhất ở Mát-xcơ-va. Việc này lập tức gây nên sóng gió lớn trên sân khấu chính trị Nga. Tiếp ngay sau đó, nhiều ông trùm tài chính tiền tệ liên tiếp nhận được tin đồn rằng, một cuộc đấu tranh sống còn giữa Pu-tin và các ông trùm tài chính tiền tệ Nga bắt đầu từ đây.

Mọi người đều biết, kể từ khi chuyển đổi nền kinh tế, trong đời sống kinh tế của Nga, đã xuất hiện các tập đoàn tài chính tiền tệ mà tiền vốn tài chính tiền tệ và tiền vốn công nghiệp rò rỉ sang nhau, không ngừng hoà lẫn với nhau, một số bậc “tinh anh” trong số họ đã không thoả mãn với việc được làm ông lớn, họ bắt đầu âm mưu khống chế chính quyền nhà nước, những người này được gọi là “ông trùm”.

Đầu năm 1996, nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng thống En-xin sắp sửa kết thúc, đấu tranh tranh cử trong nước ngày một quyết liệt. Các ông trùm như Gu-xin-xki rất lo nhà lãnh đạo đảng cộng sản Nga giu-ga-nốp giành được thắng lợi. Tháng 3 cùng năm, các cự phách doanh nghiệp đứng đầu là Bê-rê-dốp-xki và Gu-xin-xki đi đến thoả thuận, thành lập một tiểu ban những nhà doanh nghiệp nổi tiếng, bỏ vốn ra dốc sức bảo vệ En-xin tham gia bầu cử Tổng thống một lần nữa.

Xét tới sự tài trợ của các “ông trùm” đối với En-xin, trong thời gian En-xin nắm quyền, cuộc sống của các ông trùm hết sức êm đềm. Nhân vật tiêu biểu Bê-rê-dốp-xki chính là một ví dụ, người này mặt dài, đầu hói, hơi nói lắp, ông ta không những giàu sụ, còn lợi dụng mối quan hệ đặc biệt với En-xin để tác động tới chính sách của Nga.

Đối với các ông trùm mà nói, không có việc gì là không làm được. Vẫn lấy Bê-rê-dốp-xki làm ví dụ, từ một người không có kinh nghiệm nắm quyền như ông ta, lại một bước ngồi vào ghế phó Thư ký hội đồng An ninh quốc gia. Sau đó, En-xin thuyết phục nguyên thủ 12 nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập, trong nháy mắt ông ta đã trở thành thư ký chấp hành của cộng đồng các quốc gia độc lập, bay đi bay lại trong cộng đồng các quốc gia độc lập, thảo luận về tương lai của cộng đồng các quốc gia độc lập với các vị Tổng thống nhỏ.

Ba lần thay đổi chính phủ Nga từ tháng 3 năm 1998 đến tháng 5 năm 1999 đều liên quan đến sự thao túng phía sau của các ông trùm tài chính tiền tệ. Sau khi Pu-tin được bầu làm Tổng thống, Bê-rê-dốp-xki đã tuyên bố với bên ngoài một cách tự hào rằng, mình “đã phát huy vai trò cực kỳ quan trọng trong các vấn đề như tuyên bố Pu-tin là người kế nhiệm En-xin và ứng cử viên Thủ tướng”. Và khoe khoang: “gần như tất cả các nhà chính trị đều có giá của mình, họ hầu như đều bị tôi mua hết”.

Đồng thời, số cơ quan kinh tế mà các ông trùm này kiểm soát cũng ngày càng nhiều. Theo thống kê của Bê-rê-dốp-xki, các tập đoàn tài chính tiền tệ công nghiệp bao gồm cả “7 cự phách” của Nga đã khống chế gần 50% nền kinh tế Nga.

“Thời báo hoàn cầu” từng đưa tin, sự xa hoa lãng phí của các ông trùm quý tộc mới của Nga đã hình thành một sự tương phản lớn với sự nghèo khổ của người dân thường. Chẳng hạn, ông trùm bị lệnh truy nã Gu-xin-xki thường mặc những bộ đồ sang trọng ra vào khách sạn 5 sao ở pa-ri, mỗi bữa ăn ném hàng đống tiền. Ông ta hưởng ngày nghỉ cuối tuần tại biệt thự riêng ở châu Âu, ở những nơi xa hoa như Tây Ban nha và luân đôn đều có thể trông thấy bóng dáng của ông ta. Gu-xin-xki ra ngoài đều phải có cận vệ đi kèm. Khi ông ta chơi ten-nít vào cuối tuần, cảnh vệ vũ trang đi tuần xung quanh sân ten-nít lên tới 15 người. Gu-xin-xki công khai tuyên bố, nhân viên bảo an mà ông ta thuê lên tới vài ngàn người.

Còn một mặt khác, gần 20% cư dân Nga sống trong trạng thái nghèo trắng tay. Tại các đường hầm ngầm qua đường của các thành phố lớn ở Nga thường có thể trông thấy những bà già gầy giơ xương, chìa đôi tay run rẩy ra, nước mắt lưng tròng cầu xin những người qua đường bố thí. Mỗi ngày, khi chập tối, trên đường phố lại xuất hiện những người già, trong tay cầm vài con cá khô, vài cái lạp xường hoặc vài gói lát khoai tây chiên, họ không bao giờ rao bán, chỉ lặng lẽ đứng đó, ngước mắt nhìn chằm chằm vào những người qua đường, lặng lẽ chờ người khác hỏi. Cảnh tượng thê thảm hơn là một số quả phụ già, trong tay còn cầm tấm huân chương lao động đã nhận được thời trẻ, hoặc quần áo của người chồng đã hy sinh trong chiến tranh vệ quốc, chờ có thể đổi lấy chút thực phẩm. Những sự tương phản rõ rệt này khiến cho những người Nga có lương tâm đều cảm thấy vô cùng đau lòng.

Đứng trước tình hình đó, Pu-tin thề rằng sẽ “làm cho nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn”. Ông nhấn mạnh: “hướng ưu tiên của chúng ta là bảo hộ thị trường, khiến cho nó tránh khỏi bị những phần tử phạm tội thành đạt phú quý xâm nhập bất hợp pháp”, “Tất cả những chủ thể kinh doanh đều cần bình đẳng như nhau”, quan hệ với những ông trùm cần “giống như với những chủ lò bánh mỳ và chủ tiệm giày dép nhỏ vậy”, “làm việc thành thực cần có được lợi ích cao hơn so với ăn cắp”. Pu-tin còn bày tỏ hành động kiên định của chính phủ nghiêm trị những ông trùm tài chính tiền tệ “để sau này không còn quay đầu trở lại nữa”!

Các ông trùm vốn cho rằng “Pu-tin sở dĩ nói muốn rũ bỏ các ông trùm, là vì ông ta cần phải nói với cử tri như vậy… Nhưng muốn rũ bỏ các ông trùm là điều không thể được”. Quả thực, Nguyên Thủ tướng Nga Pri-ma-cốp cũng từng cố gắng tấn công các ông trùm tài chính tiền tệ, hậu quả lại bị En-xin và các ông trùm hạ bệ. Pu-tin bị cho là “người trung thành với En-xin”, vả lại các ông trùm tài chính tiền tệ còn vung tiền nhiều để ủng hộ ông tranh cử.

Nhưng lần này các ông trùm đã tính toán sai, cho dù vốn trung thành với En-xin, nhưng sau khi Pu-tin thấy được tai ương gây ra đối với Nga khi cải cách thất bại, ông cũng chưa chắc đã muốn làm trái với lương tâm của mình, tiếp tục thúc đẩy thực hiện chính sách mà En-xin đã thất bại. Theo tin tức báo chí đưa, En-xin từng phát biểu và bình luận với báo chí, công khai biện hộ cho các ông trùm tài chính tiền tệ, chỉ trích hành động tấn công trừng trị họ của Pu-tin. Thế nhưng, theo một cuộc điều tra dư luận, đại đa số dân chúng cho rằng En-xin hơi thái quá, bị đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo “kém nhất, lòng dạ đen tối nhất”. Pu-tin rõ ràng không muốn tiếp tục theo sau En- xin, để bảo vệ lợi ích của số ít các ông trùm, mà đi theo vết xe đổ thân bại danh liệt của ông ta.

Vì vậy sau khi lên giữ chức, Pu-tin đã có một thái độ khác hoàn toàn: xác định giới hạn rõ ràng với các ông trùm. Vị khách thường xuyên trước kia của điện Crem-li là Bê-rê-dốp-xki vì thế cảm thấy sự thất thố chưa từng có. Ông ta tuy là đại biểu của Đu-ma quốc gia, nhưng trong nghị viện không có đảng phái của mình, nói cũng không ai nghe, thế nên bèn chủ động từ bỏ tư cách nghị sĩ của mình, trở thành phe đối lập một cách đích thực. Sau khi Pu-tin tăng cường sự lãnh đạo dọc từ trên xuống dưới trong liên bang, ông này vội vàng nhảy ra, nào là phát biểu ý kiến, nào là viết thư công khai cho Pu-tin, nói chính sách của Pu-tin sẽ dẫn nước Nga đến chia rẽ. Nhưng Pu-tin không thèm ngó ngàng tới “kiến nghị nhiệt tình” của ông ta, Bê-rê-dốp-xki tự cảm thấy mất hứng.

Trong đợt hành động chống ông trùm lần này, đầu tiên là ra tay với Gu-xin-xki, chủ yếu là Pu-tin muốn cảnh cáo những chính khách lớn nhỏ cứng đầu với chính quyền kia hãy tự biết mình. Gu-xin-xki là một nhân vật cự phách trong giới truyền thông của Nga, là ông chủ “Công ty tập đoàn truyền thông Bridge”. Tập đoàn này khống chế đài Truyền hình độc lập rất có ảnh hưởng của Nga, đài phát thanh “Tiếng nói Mát-xcơ-va”, “Báo ngày nay” và Tuần san “Tổng kết”. Khi bầu cử Đu-ma quốc gia năm 1999 và bầu cử Tổng thống năm 2000, gu-xin-xki luôn tinh ranh hơn người, lại nhìn sai hướng, đem báu vật gửi gắm nơi liên minh tranh cử pri-ma-cốp – lu-chcốp vốn tích oán rất sâu và tràn đầy hùng tâm muốn tiếp quản chính quyền của En-xin. Khi ấy, tập đoàn này lợi dụng nhiều phương tiện thông tin đại chúng khống chế trong tay, chỉ ra những sai lầm trong 10 năm En-xin nắm quyền. Một thời gian, uy tín của En- xin và “Bộ chính trị gia tộc” của ông ta mất hết, rơi vào cục diện hết sức bị động.

Trong thời gian Pu-tin giữ chức quyền Tổng thống, cục diện chính trị trong nước Nga dần dần ổn định, kinh tế tăng trưởng liên tục, tỷ lệ ủng hộ Pu-tin luôn ở mức cao. Thế nhưng gu-xin- xki lúc này vẫn đứng ở vị trí đối lập, lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng mà mình khống chế phát động tấn công mạnh đối với nhà đương cục, chỉ trích chính sách của nhà đương cục cao nhất của Nga trong vấn đề Che-sni-a, khi đưa tin về Che-sni-a thường nhấn mạnh mặt tiêu cực, moi móc những thiếu sót của nhà đương cục. Năm 1999, các nơi trong đó có Mát-xcơ-va liên tục xảy ra các vụ nổ bom khủng bố, thế là các phương tiện thông tin đại chúng trong tay Gu-xin-xki ra sức bôi nhọ về điều này, khiến cho cách nói này bị phương Tây lợi dụng, dùng để công kích nhà đương cục Nga, khiến cho quân Nga rơi vào cục diện bị động trong vấn đề Che-sni-a, Tổng thống Pu-tin rất lấy làm bực mình về điều này.

Sau khi En-xin chỉ định Pu-tin làm người kế nhiệm, đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng và tham gia bầu cử Tổng thống, Gu- xin-xki lại không bỏ lỡ thời cơ lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng khống chế trong tay, điên cuồng vạch ra những mặt tối của hành động chống khủng bố truy quét lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a mà Pu-tin phát động, tìm mọi cách chỉ trích các cơ quan quyền lực bất tài, chà đạp nhân quyền, tàn sát người dân vô tội; thậm chí trong thời gian bầu cử Tổng thống lợi dụng truyền hình bới móc cái gọi là những hành vi vi phạm pháp luật tài chính tiền tệ khi Pu-tin công tác tại chính quyền thành phố Xanh pê-téc-bua, khiến cho Pu-tin xấu mặt mất điểm.

Sau khi Pu-tin trở thành Tổng thống, thị trưởng Mát-xcơ-va lu-chcốp đối đầu với Pu-tin đã thay đổi sách lược đấu tranh, mũi nhọn chính trị hơi có phần giảm đi, hơn nữa không ngừng cải thiện quan hệ với Pu-tin. Nhưng Gu-xin-xki vẫn ngoan cố không thay đổi, tiếp tục đối đầu với điện Crem-li. Ông ta liên tục lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng trong tay, ra sức công kích đối với những biện pháp cải cách cơ quan quyền lực nhà nước của Pu-tin, chỉ trích ông gấp rút “quay lại chế độ chuyên chế”, “đàn áp tự do ngôn luận”, đồng thời sang các nước phương Tây du thuyết các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây gây áp lực đối với các chính sách đối nội đối ngoại của Nga, làm cho Tổng thống Pu-tin khó xử.

Vì vậy, coi Gu-xin-xki là đối tượng tấn công hàng đầu lần này, Pu-tin thông qua hàng loạt chứng cứ nắm được trong tay để cho cơ quan kiểm sát truy cứu hành vi lừa gạt tài chính của “Công ty tập đoàn Truyền thông Bridge”.

Theo người trong Công ty tập đoàn “Bridge” mà Gu-xin-xki nắm giữ tiết lộ, thực ra ngay từ mùa xuân năm 1999, văn phòng Tổng thống đã từng gây áp lực đối với Gu-xin-xki, buộc ông ta phải di cư ra nước ngoài. Chánh văn phòng Tổng thống Vô-lô- shin đã nửa đùa nửa thật nói với Gu-xin-xki tại văn phòng của thủ Ttướng khi ấy là Xtê-pa-sin, “hãy để chúng tôi trả cho anh khoản nợ của ngân hàng kinh tế đối ngoại và các người cho vay nợ khác, lại cho anh thêm 100 triệu đô-la Mỹ, điều kiện là anh phải di cư ra nước ngoài trước cuộc bầu cử Tổng thống”. Nhưng Gu-xin-xki không thèm để ý tới. Thời gian bầu cử Tổng thống, tầng lớp lãnh đạo của Nga lại gây áp lực với Tập đoàn “Bridge”, yêu cầu họ trả 46 triệu đô-la Mỹ tiền vay. Tháng 3 năm 2000, tại hành lang của cơ quan quyền lực cấp cao Nga đã bắt đầu lan truyền việc muốn tách đài Truyền hình độc lập ra khỏi Tập đoàn “Bridge”. Ngày 11 tháng 5, cơ quan chấp pháp Nga ra lệnh lục soát vài văn phòng của Tập đoàn “Bridge”. Ngày 17 tháng 5, ngân hàng Trung ương Nga đã cài người vào ngân hàng Bridge, bổ nhiệm người phụ trách lâm thời. Sau đó chưa đầy một tháng, thì Gu-xin-xki đã rơi vào cảnh ngục tù. Ngày 16 tháng 6, Gu-xin-xki ngồi nhà lao được ba ngày thì được bảo lãnh chờ xét xử, được thả ra ngoài. Sau đó, cứ dăm ba hôm Gu- xin-xki lại phải đến Viện Kiểm sát chịu thẩm vấn. Đồng thời với việc Gu-xin-xki bị bắt, các “ông trùm” khác cũng chịu sự tấn công của Pu-tin.

Ngày 20 tháng 6, Viện Kiểm sát thành phố Mát-xcơ-va đưa lên Toà án xét xử, yêu cầu xem xét lại tính hợp pháp của vụ năm 1997 Công ty tập đoàn quốc tế Nga thu mua 38% cổ phần của công ty ni-ken nô-rin-xcơ.

Tổng giám đốc Công ty tập đoàn quốc tế Bô-ta-nin (một trong 7 nhà cự phách) năm 1997 đã bỏ ra 170 triệu đô-la Mỹ thu mua công ty nô-rin-xcơ. Đây là công ty sản xuất ni-ken lớn thứ hai trên thế giới. Theo thống kê, công ty này giá trị thực tế là 310 triệu đô-la Mỹ, chênh lệch giá thu mua lên tới 140 triệu đô-la Mỹ.

Mọi người cho rằng, vì năm 1996 Bô-ta-nin có công bỏ ra một món tiền lớn ủng hộ En-xin tranh cử Tổng thống, để đáp lại, Bô-ta-nin được En- xin bổ nhiệm làm phó Thủ tướng thứ nhất của chính phủ. Có người tố giác rằng, khi ấy Bô-ta-nin lợi dụng quyền lực trong tay, giành được vụ làm ăn này. Viện Kiểm sát Nga yêu cầu Bô-ta-nin trả lại 140 triệu đô-la đã nuốt kia. Theo tin đưa, do bị ảnh hưởng của việc tố tụng, cổ phiếu trên thị trường của công ty này tụt mạnh, chỉ riêng khoản đó, công ty đã bị tổn thất 150 triệu đô-la Mỹ.

Ngày 27 tháng 6, Công ty Dầu mỏ Khu-min thuộc Tập đoàn “An- pha” bị lục soát. Tất cả giấy tờ từ năm 1997 đến năm 2000 của công ty này đã bị cưỡng chế lấy đi. Theo điều tra sơ bộ, công ty này có liên quan tới lừa gạt tài chính.

Ngày 11 tháng 7, Viện Kiểm sát Nga cưỡng chế “đọc” giấy tờ của công ty công nghiệp dầu mỏ khí đốt Nga, nói cần điều tra khoản nợ 187 triệu đô-la Mỹ mà Tập đoàn “Bridge” của Gu- xin-xki nợ Công ty Công nghiệp dầu mỏ khí đốt Nga. Những người biết sự việc tiết lộ, việc này có liên quan tới việc lãnh đạo công ty này là Vi-a-xi-li-ép, sau khi Gu-xin-xki bị bắt, đã cùng với các ông trùm khác liên danh viết thư gửi Tổng thống Nga, công khai minh oan kêu oan cho Gu-xin-xki.

Ngày 12 tháng 7, Cục Cảnh sát thuế Nga tiến hành điều tra vụ trốn thuế của Công ty ôtô Vôn-ga. Sản lượng xe “la-da” năm 1999 của công ty này là 650 ngàn chiếc. Bên cơ quan thuế tố cáo công ty này báo cáo láo sản lượng xe hàng năm là 200 ngàn chiếc, từ đó trốn thuế rất nhiều. Người phụ trách của công ty này là Ca-đan-ni-cốp lập tức tiến hành họp báo, biện hộ mình trong sạch vô tội. Ông chủ đứng đằng sau của Công ty ôtô Vôn- ga chính là người giàu nhất nước Nga, ông trùm tài chính tiền tệ và công nghiệp hàng đầu Bê-rê-dốp-xki đã từng làm mưa làm gió thời En-xin.

Ngày 19 tháng 7, Viện Kiểm sát liên bang lại tuyên bố kiểm tra niêm phong tài sản của Gu-xin-xki, nhưng sau vì “thiếu chứng cứ” nên gác lại để đấy.

Ngày 12 tháng 8, tàu ngầm hạt nhân “Cuốc-xcơ” chìm xuống đáy biển, cả nước Nga quan tâm chú ý. Các ông trùm cảm thấy cơ hội trả thù Pu-tin đã tới. Ngay từ ngày đầu tiên sự kiện chìm tàu xảy ra, các đài truyền hình và báo chí mà họ khống chế đã trong phút chốc trở thành vị thần bảo vệ của các sĩ quan binh lính gặp nạn, giơ nanh vuốt ra gán trách nhiệm của sự cố ngoài ý muốn này lên Pu-tin: Tại sao đến ngày thứ tư sau khi sự việc xảy ra Pu-tin mới xuất hiện phát biểu? Tại sao Pu-tin không kết thúc kỳ nghỉ của mình trở về Mát-xcơ-va hoặc đích thân tới hiện trường? Tại sao không kịp thời cầu cứu nước ngoài? Sau khi nước ngoài chủ động đưa ra viện trợ tại sao còn không tích cực trả lời? Tại sao công tác giải cứu tiến triển chậm chạp? Một số phương tiện thông tin đại chúng vừa bới móc vừa kích động như vậy, đối với Pu-tin mà nói đúng là hoạ vô đơn chí.

Vào thời khắc đặc biệt đó, Pu-tin không thể đưa ra giải thích quá nhiều. Nhưng mọi người vẫn hiểu được ý của ông qua bài phát biểu không dài của ông. Ông nói, đám người đứng hàng đầu tự xưng là bảo vệ lợi ích của những người gặp nạn, thì có cả những kẻ mấy năm nay gấy rối loạn xã hội của chúng ta, phá hoại quân đội của chúng ta. Khi Bê-rê-dốp-xki nhảy ra đòi quyên tiền cho gia quyến những người bị nạn (sự việc sau đó chứng minh, ông ta không quyên tiền), Pu-tin nói: “Chúng tôi tán thành hành động từ thiện này, tốt nhất là bán đi những biệt thự bên bờ biển địa Trung hải. Nhưng vấn đề tiếp theo là: họ lấy đâu ra nhiều tiền như vậy?”. Đây là lần đánh trả thứ nhất khi Pu-tin đứng trước sự khiêu khích của các ông trùm.

Tối thứ bảy hàng tuần, đài Truyền hình công cộng có một chương trình tổng hợp bình luận tin tức được rất nhiều người thu xem, người chủ trì của chương trình này là đô-ren-cơ nổi tiếng. Ngày 9 tháng 9, thứ bảy, vẫn còn chưa tới thời gian chương trình được phát, các khán giả đã qua các kênh khác được biết, chương trình đã được ghi hình sẵn của đô-ren-cơ đã bị giám đốc đài truyền hình hạ lệnh huỷ bỏ. Nhưng buổi tối hôm đó đô-ren-cơ cũng không nhàn rỗi, ông ta liên tục nói trước ống kính của gần như tất cả các chương trình truyền hình khác của Nga, rằng chương trình của ông ta bị huỷ bỏ, là do áp lực từ phía điện Crem-li gây ra; nhà đương cục muốn kiểm soát tất cả các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu của Nga, là “thái độ không hợp tác” của ông ta đã chọc tức những người bên trên, rút bỏ chương trình của ông ta chính là sự trừng phạt đối với ông ta. Đài Truyền hình độc lập và đài Truyền hình công cộng tuy đều có ông trùm tham dự vào, nhưng giữa hai đài vừa vì quan hệ cạnh tranh nghiệp vụ, lại do sự bất hoà giữa Gu-xin-xki và Bê-rê-dốp-xki, trước kia rất ít có quan hệ với nhau. Nhưng kể từ sau khi họ chọn Pu-tin làm mục tiêu chung, thì một sự thoả thuận ngầm chưa từng có đã bắt đầu. Chương trình của đài Truyền hình công cộng bị huỷ bỏ, vốn là việc của bản thân đài truyền hình này, nhưng đài Truyền hình độc lập lại ra vẻ “bảo vệ tự do báo chí”, mời đương sự tiết lộ chân tướng, lấy đó để một lần nữa tấn công điện Crem-li. Ngày 11, Bê-rê-dốp-xki chủ động “thừa nhận sai lầm”, nói ông ta trước đây đã phạm phải sai lầm trong thái độ đối với đài Truyền hình độc lập, nay ông ta đã hối hận rồi.

Đối với cuộc tranh đấu giữa phương tiện thông tin đại chúng với Pu-tin hoặc là nói giữa các ông trùm với Pu-tin này, Pu-tin nói rất rõ ràng: “họ hy vọng duy trì hiện trạng, còn với tôi mà nói, hiện trạng này rất nguy hiểm đối với đất nước, có hại đối với nhân dân”. “Bất luận là việc của Gu-xin-xki hay là Bê-rê-dốp-xki, đều không có liên quan gì tới tự do ngôn luận cả”.

Ngày 26 tháng 10, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên phương tiện thông tin đại chúng Nga và pháp, Pu-tin từng tiết lộ một cách hết sức hình tượng sách lược của ông đối với các nhà chính trị ông trùm này. Ông nói: “Trong tay nhà nước cầm một cây gậy cảnh sát bằng cao su. Cây gậy này chỉ có thể sử dụng một lần, nhưng một lần là có thể đánh trúng não. Chúng ta chỉ nắm chắc nó trong tay, khiến cho mọi người không thể coi thường nó. Đợi tới ngày chúng ta thật sự bị chọc tức, chúng ta sẽ sử dụng nó một cách không hề do dự: quyết không cho phép o ép nhà nước!”

Ngày 13 tháng 11, Viện Kiểm sát liên bang có hành động xa hơn, chính thức tố cáo Gu-xin-xki nhận bất hợp pháp khoản vay 300 triệu đô-la Mỹ và khoản vay 5 tỷ rúp, nhưng Gu-xin-xki là bị cáo lại không ra toà theo thời gian chỉ định, luật sư của ông ta cũng từ chối tiết lộ địa chỉ của ông ta, ngày hôm sau Viện Kiểm sát Nga tuyên bố truy nã Gu-xin-xki trên phạm vi toàn quốc. Ngày 12 tháng 12, Gu-xin-xki bị bắt tại Tây Ban nha, nơi được ông ta gọi là “quê hương thứ hai”, sau khi nộp 5,5 triệu đô-la Mỹ tiền bảo đảm đã được thả. Nhưng theo luật pháp Tây Ban nha, Nga có thể đưa ra với Tây Ban nha đề nghị dẫn độ trong vòng 40 ngày sau khi Gu-xin-xki bị bắt. Ngày 5 tháng 1 năm 2001, phó Viện trưởng Viện Kiểm sát liên bang Nga Côn-mô- gơ-rốp bày tỏ, Viện Kiểm sát Nga sẽ tiếp tục tiến hành điều tra hình sự đối với Gu-xin-xki. Ông còn nói, Viện Kiểm sát Nga sẽ kiên trì yêu cầu nhà đương cục hữu quan của Tây Ban nha dẫn độ về Nga tên Gu-xin-xki bị tố cáo lừa gạt. Mặt khác, các cơ quan hữu quan của Nga bắt đầu tính toán số tài sản ở trong và ngoài nước của Công ty tập đoàn khống chế cổ phần truyền thông “Bridge” của Gu-xin-xki, chuẩn bị lật đổ hoàn toàn phương tiện thông tin đại chúng độc lập chuyên đối nghịch với chính phủ này. Một phòng thuế địa phương đã yêu cầu toà án tiến hành thanh lý tài sản của mấy cơ quan chi nhánh chủ yếu thuộc tập đoàn truyền thông “Bridge”, tuyên bố những cơ quan này không đủ khả năng chi trả nợ được nữa. Nhưng cơ quan phụ thuộc này bao gồm đài Truyền hình nTV truyền hình độc lập có tính toàn quốc duy nhất của Nga. Văn phòng Viện trưởng Viện Kiểm sát Nga tuyên bố sẽ thu hồi tài sản của Gu-xin-xki ở hải ngoại, trong đó bao gồm cả một toà biệt thự sang trọng của ông ta ở bờ biển miền nam Tây Ban nha, ông ta đã bị bắt ở đó.

Mục tiêu thứ hai của lần chống lại các ông trùm này là ông trùm Bê-rê-dốp-xki của giới truyền thông, tài chính tiền tệ, chính trị Nga. Mọi người đều biết, Bê-rê-dốp-xki trước kia là một thành viên quan trọng trong “Bộ Chính trị gia tộc” của En-xin, vừa là công thần bảo vệ En-xin – từng nhiều lần tham gia vào việc vạch kế hoạch biến động nhân sự chính phủ quan trọng, lại là “Bá nhạc” trên con đường lên làm Tổng thống của Pu-tin.

Ngày 2 tháng 11 năm 2000, Bê-rê-dốp-xki lấy lý do an toàn cá nhân không được bảo đảm, từ chối trở về nước tiếp nhận giấy gọi của Viện Kiểm sát Nga, và tiết lộ với phương tiện thông tin đại chúng địa phương một tin giật gân: Ông ta từng dùng tiền đen được Công ty Thụy Sĩ, Công ty hàng không Nga tài trợ cho Pu-tin tranh cử Tổng thống và tổ chức thành lập một đảng đoàn lớn thứ hai ở Đu-ma quốc gia Nga “đảng đoàn kết” được gọi là “đảng Pu-tin”, ngụ ý nói việc Pu-tin được bầu làm Tổng thống và “đảng đoàn kết” giành thắng lợi tại nghị viện không trong sạch chút nào. Ông ta thậm chí quả quyết “nhiệm kỳ của Pu-tin nhiều nhất là một năm, không thể kéo dài được”. Mặc dù Bê-rê-dốp-xki cũng giống như Gu-xin-xki coi thường lệnh triệu tập của Viện Kiểm sát Nga, từ chối không về nước chịu sự điều tra tư pháp, nhưng Viện Kiểm sát Nga không gửi lệnh truy nã ra toàn cầu đối với Bê-rê-dốp-xki.

Tội danh mà Viện Kiểm sát Nga gán cho Bê-rê-dốp-xki là hai công ty đăng ký tại Thụy Sĩ mà ông ta khống chế câu kết trong ngoài, rửa vài trăm triệu tiền vé tại nước ngoài của Công ty hàng không Nga và coi đó là của mình, mà Tổng giám đốc Công ty hàng không Nga chính là con rể của En-xin. Thử nghĩ, nếu như điều tra đến cùng vụ án này, hẳn sẽ dính dáng đến người nhà của En-xin. Tổng thống Pu-tin không phải là không biết pri-ma-cốp năm xưa bị lật đổ chính là trong vấn đề này.

Tuy bối cảnh của vụ này hết sức phức tạp, nhưng quyết tâm đánh Bê-rê-dốp-xki của Pu-tin vẫn không dao động, điều này chủ yếu là vì: Thứ nhất, do Bê-rê-dốp-xki quá ngông cuồng, tự cho mình có công trong “tiến cử người hiền”, đòi hỏi ở Tổng thống nhiều sự đền đáp về thương mại và chính trị hơn, lòng tham vô đáy; đặc biệt là Bê-rê-dốp-xki không coi lợi ích quốc gia vào đâu, có ý đồ lợi dụng mối quan hệ đặc biệt với trùm chủ nghĩa khủng bố Che-sni-a, mặc cả với chính quyền Trung ương trong vấn đề Che-sni-a, gây rối và ngăn cản kế hoạch ngăn chặn chủ nghĩa ly khai, bảo vệ sự toàn vẹn liên bang của Tổng thống; thứ hai, Tổng thống Pu-tin làm như vậy còn có hai mục đích: thông qua việc truy cứu hai ông trùm này, thể hiện hình tượng một nhà chính trị độc lập của mình (hành động thông qua xác định quốc ca liên Xô cũ là quốc ca Nga cũng có nhân tố của hai mặt này), đoàn kết đại đa số các bậc tinh anh chính trị và nhân dân, củng cố địa vị của mình; cảnh cáo các chư hầu địa phương từng có công lao trong ủng hộ tranh cử, hy vọng nhận được sự đền đáp, đừng nên có những suy nghĩ ngoài bổn phận, cần nghiêm chỉnh tuân theo quyền uy của Trung ương, nhằm thúc đẩy hơn nữa cải cách chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, thực hiện giấc mộng “dân giàu nước mạnh”.

Nhưng do thân phận đặc biệt của Bê-rê-dốp-xki, biện pháp tốt nhất đối phó với ông ta hiện nay là trục xuất ông ta ra nước ngoài, và gây áp lực đe doạ mạnh, làm cho ông ta không dám quay trở lại làm mưa làm gió. Trước đó, cơ quan tư pháp liên bang đã kiểm tra niêm phong biệt thự nhà nước và ôtô mang biển số chính phủ của Bê-rê-dốp-xki, khiến cho ông ta trở thành “người không có nhà để về tại Mát-xcơ-va” (lời của Bê-rê-dốp- xki). Nghe nói, Pu-tin đã nhận được sự đồng ý của En-xin trong việc này. Khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên, En-xin bày tỏ rõ ràng: “Bê-rê-dốp-xki hiện nay lợi bất cập hại. Ông ta không phải là đang giúp đỡ, mà là đang làm loạn. lập trường cứng rắn của Pu-tin đối với Bê-rê-dốp-xki và các ông trùm khác hiện nay là đúng đắn, tôi ủng hộ ông ấy”.

Ngoài ra, Pu-tin đánh các ông trùm còn có một mục đích nữa, đó chính là phát động “hành động đòi nợ” đối với “7 nhà cự phách” bằng biện pháp pháp luật, làm suy yếu khả năng làm mưa làm gió của họ trong đời sống chính trị kinh tế.

Để bảo vệ lợi ích kinh tế đã có được, “7 ông trùm lớn” có vai trò quan trọng đối với đời sống chính trị và kinh tế của Nga này đã bắt đầu từ bỏ những hiềm khích cũ, tăng cường rõ rệt hợp tác và tự bảo vệ mình.

Pu-tin bày tỏ với báo chí: “những người này đã được lợi qua việc nhà nước giải thể sau cuộc thay đổi ở thập kỷ 90. Thông qua thao túng cơ quan nhà nước, họ đã tích luỹ được vốn, và hy vọng duy trì hiện trạng”. Pu-tin hết sức rõ ràng: “7 ông trùm” này sở dĩ có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế của Nga, thao túng dư luận, tác động đến bầu cử nghị viện và Tổng thống, xét về thực chất, chủ yếu còn vì họ có trong tay tài lực tài nguyên to lớn, vì vậy mới có thể làm mưa làm gió được. Vì vậy, hành động của Tổng thống chống các ông trùm còn có một nguyên nhân quan trọng nữa, chính là cần thông qua biện pháp pháp luật thu hẹp phạm vi thế lực của các tập đoàn ông trùm, ép họ phải nhả ra những của cải mà họ chiếm được, đưa về cho chính phủ nắm nguồn tài nguyên.

Xét trước mắt, Tổng thống Nga Pu-tin đang thực hiện lời hứa trước cử tri khi tranh cử “tiêu diệt giai cấp ông trùm”, ông đang tận dụng quyền lực đầy đủ mà nhân dân Nga giao phó để trừng trị từng ông trùm tài chính tiền tệ một; còn đối với các ông trùm tài chính tiền tệ mà nói, Pu-tin là “qua cầu rút ván”. Các ông trùm đang liên thủ phản kích, họ sẽ không dễ dàng rút ra khỏi vũ đài lịch sử. Như vậy, cuộc đấu tranh của các ông trùm với Pu-tin vẫn còn tiếp diễn lâu dài.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.