Putin - Sự Trỗi Dậy Của Một Con Người

Chương III: BƯỚC TỚI TRUNG TÂM QUYỀN LỰC



Dấn thân vào Chính giới, tương trợ Ân sư

Tháng 1 năm 1990, Pu-tin trở về tổ quốc. Có người giới thiệu ông tới công tác tại trụ sở KGB ở Mát-xcơ-va, nhưng ông đã từ chối. Ông cảm thấy, hệ thống KGB đã không còn tiền đồ nữa, công tác của ông đã không còn ý nghĩa nữa. Thay vì ở trong hệ thống này, tận mắt chứng kiến tất cả sụp đổ xung quanh mình, chi bằng làm chút việc gì khác. Khi ấy, ông tuy không xác định rõ ràng rút khỏi KGB, nhưng đã bắt đầu tìm kiếm đường rút.

Thế là, Pu-tin trở về quê hương Lê-nin-grát, tìm được một chức vụ ở trường cũ: Trợ lý ngoại vụ của phó hiệu trưởng, rõ ràng phía nhà trường cho rằng sự từng trải của ông ở nước ngoài có ích cho liên lạc đối ngoại của trường đại học, tất nhiên nhà trường cũng hiểu bối cảnh của Pu-tin. Tuy cái tên KGB dẫn đến sự liên tưởng không vui của nhiều người, hơn nữa năm 1990 bản thân KGB cũng chịu tác động và cũng đang cải cách, nhưng ở Lê-nin-grát, KGB vẫn còn đang hoạt động, những đồng liêu năm xưa của Pu-tin cũng đều đang làm việc cho KGB tại các cơ quan của thành phố này. Trong các trường hợp nói chung, sĩ quan tình báo KGB từ nước ngoài trở về liên Xô vẫn lấy thân phận hợp pháp làm yểm hộ, tiếp tục nghề tình báo của mình.

Tình hình của Pu-tin lẽ ra cũng như vậy.

Vào thời điểm chuyển giao xuân hạ năm 1990, Lê-nin-grát tổ chức một cuộc bầu cử chủ tịch Xô-viết thành phố. Ân sư hồi học đại học của Pu-tin là Xô-bu-chác lúc này đã trở thành một nhà chính trị xuất sắc, trong cuộc bầu cử ông đã trúng cử thuận lợi, từ một đại biểu nhân dân tham gia nghị chính trở thành một quan chức hành chính của một thành phố lớn. Xô-bu-chác có đặc điểm của một nhà chính trị kiểu trí thức, tư duy của ông ta nhanh nhạy, giỏi diễn thuyết và cổ động, có thể đối thoại trực tiếp với nhân dân và lắng nghe tiếng nói của họ; ông ta cũng giỏi đánh giá tình hình, hợp tung liên hoành trong môi trường Đu-ma thành phố này.

Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Xô- bu-chác là một ngọn cờ của phe phản đối liên Xô. Xô-bu-chác tuy đã tích luỹ được kinh nghiệm đấu tranh chính trị tương đối, thế nhưng, làm thị trưởng khác với làm nghị sĩ. nghị sĩ là “hữu danh vô thực”, đặc biệt là đại biểu nhân dân của liên Xô khi ấy, chủ yếu là đưa ra nghị quyết về một số vấn đề quan trọng, với kiến thức pháp luật và năng lực cổ xuý chính trị nói năng trôi chảy của mình, Xô-bu-chác như cá gặp nước trong đại hội đại biểu nhân dân. nhưng sau khi trở thành chủ tịch Xô-viết Lê-nin-grát, trước mặt ông lại là một cục diện khác, đây là một chức vụ cần thực tế, cần phải có thành tích cụ thể, khiến cho người dân được lợi. Vì vậy Xô-bu-chác không thể liên hợp tác chiến với các bậc tinh anh khác giống như ở đại hội đại biểu nhân dân được, mà cần phải có ban bệ của mình, có những trợ thủ đáng tin cậy và có tài. Chính vào thời điểm này, Pu-tin từ nước đức trở về Lê-nin-grát đã xuất hiện trước mặt Xô-bu-chác.

Đó là một ngày đầu năm 1990, Xô-bu-chác từ Xô-viết thành phố trở về Trường đại học Lê-nin-grát làm việc, gặp được Pu-tin ở hành lang toà nhà văn phòng. Pu-tin hỏi thăm thầy giáo, đôi bên trước tiên là hàn huyên rất tự nhiên, sau đó nói tới hiện trạng. Xô-bu-chác đang bận rộn với các loại công việc mà ông ta không mấy quen thuộc, thấy vị học trò này, ông ta lập tức manh nha một ý nghĩ: đây chẳng phải là một ứng cử viên trợ thủ có sẵn sao! Chỉ mới 38 tuổi, năm xưa ở trường là sinh viên loại giỏi, tuy là KGB, nhưng không có vết ố, ở nước ngoài nhiều năm, tỏ ra hết sức năng nổ, không hung hăng Ngang ngược. Xô- bu-chác đi thẳng vào vấn đề, hỏi Pu-tin có muốn tới công tác tại Xô-viết thành phố hay không. Pu-tin đã khẳng khái nhận lời. Cuộc nói chuyện vài phút này đã quyết định nửa đời còn lại của Pu-tin.

Pu-tin lập tức từ bỏ công tác ở Trường đại học Lê-nin-grát, theo thầy giáo về Xô-viết thành phố, bắt đầu cuộc sống quan chức hành chính 6 năm của ông. Pu-tin nhanh nhạy nắm bắt được cơ hội này. nếu như khi ấy ông không nhận lời mời của Xô-bu-chác, rất khó có thể tưởng tượng được là ông sẽ có cơ hội trở thành lãnh tụ của nước Nga ngày nay. Pu-tin đã đảm nhiệm chức cố vấn ngoại vụ của chủ tịch Xô-viết thành phố Lê-nin-grát Xô-bu-chác. hoạt động ngoại vụ địa phương trước kia đều do Bộ ngoại giao hoặc cơ quan hữu quan ở Mát-xcơ-va bố trí, giao làm, nay thực hiện tự trị địa phương, Lê-nin-grát có thể tự chủ triển khai hoạt động ngoại giao. Khách từ các nước trên thế giới, đặc biệt là từ Trung Âu và Bắc Âu nườm nượp kéo tới, Pu-tin tháp tùng Xô-bu-chác tiếp đón khách nước ngoài hoặc thaymặt đón một số khách thứ yếu, đồng thời cũng bắt đầu quen thuộc với một số sự vận hành chính trị của thành phố lớn. Tháng 6 năm 1991 Lê-nin-grát xoá bỏ Xô-viết, tiến hành bầu cử thị trưởng, Xô-bu-chác được bầu làm thị trưởng nhiệm kỳ đầu tiên, ngay sau đó bổ nhiệm Pu-tin làm chủ tịch ủy ban quan hệ đối ngoại của chính quyền thành phố.

Trải qua Sự kiện 19 tháng 8

Liên Xô của năm 1991 đã rơi vào khủng hoảng toàn diện. En-xin có trực giác chính trị đáng sợ, đoán chắc xu thế giải thể của liên Xô là tất yếu. Từ mùa xuân năm 1990 ông ta đã bắt đầu dốc hết sức mình quản lý nước cộng hoà Nga, rõ ràng, cho dù liên Xô sụp đổ, đảng cộng sản liên Xô giải tán, mảnh đất Nga và nhân dân Nga vẫn sẽ tồn tại. Chỉ cần giành được chính quyền của nước cộng hoà Nga bằng 70% lãnh thổ của liên Xô, En-xin đã có thể nắm được tương lai. Về mặt này, Goóc-ba-chốp mềm yếu quả không phải là đối thủ của En-xin. Tháng 5 năm 1991 En-xin được bầu làm chủ tịch Xô-viết tối cao Nga, thực hiện bước thứ nhất thành công; tiếp đến ông ta tuyên bố Nga chủ quyền độc lập, rút củi đáy nồi đối với Goóc-ba-chốp, liên Xô trên thực tế đã trở thành một bộ khung trống rỗng.

Lúc này, một số người trong ban lãnh đạo của đảng Cộng sản liên Xô đang ấp ủ cuộc chính biến đánh đổ Goóc-ba-chốp, trong đó có phó Tổng thống ya-na-ép, Bộ trưởng Quốc phòng, nguyên soái ya-dốp, Chủ tịch KGB Cru-che-cốp, Bộ trưởng nội vụ Bu-ga và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Va-li- an-ni-cốp và Chủ tịch Xô-viết tối cao Lu-ki-ya-nốp. họ cho rằng, liên Xô đã ở vào trạng thái nguy hiểm, quyết định thành lập ủy ban tình trạng khẩn cấp quốc gia, thay Goóc-ba-chốp nắm quyền. Cuộc chính biến 19 tháng 8 gây chấn động thế giới đã xảy ra.

Khi ấy Tổng thống liên Xô Goóc-ba-chốp và cả nhà đang bị giam giữ ở biệt thự Cri-mi-a. Quân đội theo lệnh tiến vào đóng ở Mát-xcơ-va. ngày 19 tháng 8 năm 1991, ủy ban tình trạng khẩn cấp đã phát đi “Thư nói với nhân dân liên Xô”, tuyên bố Goóc-ba-chốp xét tình trạng sức khoẻ không thể thực hiện chức trách Tổng thống, do phó Tổng thống thực hiện chức vụ Tổng thống, quyền lực nhà nước do ủy ban tình trạng khẩn cấp điều hành, một bộ phận khu vực của liên Xô thực hiện tình trạng khẩn cấp 6 tháng. En-xin đã rời khỏi biệt thự nơi ông ta ở đến nhà Trắng, nơi đóng trụ sở của Xô-viết tối cao Nga 20 phút trước khi bộ đội đặc biệt KGB tới, nhà Trắng trở thành trụ sở đối kháng với ủy ban tình trạng khẩn cấp.

Khi chính biến xảy ra, là thành phố lớn thứ hai, Lê-nin-grát không bị cuốn vào cuộc chính biến, hơn nữa đã ngăn không cho quân đội vào đóng, trong việc này Pu-tin có ảnh hưởng mang tính quyết định. Khi ấy quân khu Lê-nin-grát nhận được mệnh lệnh của ủy ban tình trạng khẩn cấp ở Mát-xcơ-va, chuẩn bị phái quân đến vào đóng trong thành phố, kiểm soát Lê-nin-grát. Pu-tin đang trong kỳ nghỉ, nghe tin vội trở về Lê-nin-grát. Ông lập tức đích thân dẫn cảnh vệ vũ trang đến sân bay đón Xô-bu- chác và bảo vệ ông ta trở về nhà an toàn, nhằm tránh cho Xô- bu-chác bị bắt. Sau đó, ông cả đêm bôn tẩu giữa KGB và quân khu ở Lê-nin-grát, triển khai bàn bạc và điều hoà khẩn cấp với các bên hữu quan. Pu-tin bày tỏ với phía quân đội: Lê-nin-grát không có vấn đề gì, và không cần phải quân đội vào đóng, nếu như quân khu nhất định phái quân đến, thì có thể dẫn tới hậu quả bất lợi. Dưới sự xoay vần cật lực của Pu-tin, trên đường phố Lê-nin-grát cuối cùng không xuất hiện xe tăng của quân đội liên Xô, cũng không xảy ra sự kiện đổ máu không may nào, điều này khiến cho người dân thành phố và du khách nước ngoài, thương nhân cảm thấy rất yên tâm.

Sự bình tĩnh chín chắn và năng lực gặp biến không hoảng của Pu-tin đã được nâng cao trong lần khủng hoảng này, Xô-bu- chác cũng vì thế càng nể trọng đối với ông. Về sau Xô-bu-chác nhớ lại, nói: “Sau khi việc này qua rồi tôi mới tìm hiểu được qua những người khác về vai trò của Pu-tin trong sự kiện này. Ông ấy không bao giờ rêu rao thành tích của mình, toàn thân toát lên tinh thần đáng tin cậy, trung thực và tự tin”. Thế nhưng, sau đó Pu-tin nhớ lại sự từng trải này thì tình cảm lại vô cùng phức tạp, ông nói: “Tôi nhậm chức nơi Xô-bu-chác, chức vụ này tuy không có tính mấu chốt, nhưng lại có quyền giải quyết tương đối nhiều vấn đề liên quan tới lợi ích của các loại cơ quan thương mại. Mà tôi chưa bao giờ cho phép mình làm theo cách có lợi cho một số tập đoàn hoặc công ty nào đó, tôi cảm thấy, tôi đang cố gắng hết sức làm việc cho lợi ích của Xanh pê-téc-bua và quốc gia. để không làm tổn hại tới thanh danh của Xô-bu- chác, tôi không thể không che giấu đi thân phận thật của mình hồi đầu công tác. Thời gian này sở dĩ có thể trôi qua một cách thuận lợi, là vì tôi đến với Xô-viết Lê-nin-grát dưới “mái nhà” đại học Lê-nin-grát. Bản thân Xô-bu-chác cũng xuất phát từ trường đại học này. hơn nữa tất cả mọi người đều biết rõ, người mà ông ấy lựa chọn cho mình đều là người của trường đại học này. Thế nhưng, lúc đó dã có người nghĩ chuyện doạ dẫm đối với tôi, vì trong xã hội đã xuất hiện một số tin đồn liên quan đến thân phận thật của tôi. những người tiết lộ tin tức là những nhân viên KGB khi ấy đã bị cách chức rồi.

Một số người nói với tôi: nếu như anh không đồng ý với yêu cầu của chúng tôi, thì sẽ còn nhiều tin tức nữa lên mặt báo. Anh hãy lựa mà làm.

Khi ấy, tôi gần như bị ép phải quyết định: hoặc là rời khỏi Xô-viết Lê-nin-grát, không chịu bị doạ dẫm; hoặc ở lại đó, nhưng cần phải bắt đầu chính sách mới một cách triệt để, điều này có nghĩa là phải giã từ KGB. Cũng tức là nói, tôi đối mặt với hai sự lựa chọn trái ngược nhau. Xét tới trạng thái bản thân cơ quan an ninh lúc bấy giờ còn lơ lửng chưa ra đâu vào đâu, nhiều việc còn chưa rõ ràng hoàn toàn (là một tổ chức, nó có tồn tại tiếp nữa hay không, nếu như tiếp tục tồn tại, thì sẽ là hình thức như thế nào), vì thế tôi bắt đầu nghiêng về rời bỏ KGB. Và chính lúc đó thì cuộc chính biến xảy ra.

Nếu như tôi không chấp hành mệnh lệnh, thì sẽ phản bội lại lời thề. nếu như tôi chấp hành mệnh lệnh, thì sẽ đi ngược lại trách nhiệm đạo đức, mà những trách nhiệm này là cái mà tôi phải gánh chịu khi đến Xô-viết Lê-nin-grát công tác, tất nhiên là tự nguyện. Vào lúc này, xuất phát điểm của tôi chỉ là: Trách nhiệm đạo đức cao hơn trách nhiệm hình thức. Cuối cùng, điểm này cộng với một số nhân tố khác đã khiến tôi đưa ra quyết định rời khỏi cơ quan an ninh.

Cần biết rằng báo cáo từ chức của tôi được viết vào ngày 20 tháng 8 năm 1991, ngay hôm xảy ra chính biến, tại sao lại làm như vậy? Vì tôi đứng trước nguy hiểm. Trong tình trạng này, tôi có thể bị lợi dụng để giải quyết một số vấn đề chính trị nào đó trong nước. Tôi đến là để phục vụ tổ quốc và nhân dân, tôi có sứ mệnh thiêng liêng của mình, chứ không phải là để người khác lợi dụng để tiến hành đấu tranh chính trị trong nước.

Khi ấy, tôi suy xét đến tất cả mọi tình hình một cách hết sức thực tế. Chẳng hạn, lãnh đạo của Cục KGB ở Lê-nin-grát có thể thay đổi. Trong trường hợp đó, việc gì cũng đều có thể xảy ra, tôi cũng có thể bị yêu cầu tham gia vào hành động đặc biệt của họ. Khi tôi bị đặt vào giữa trách nhiệm và đạo đức, tôi đã bước một bước trước có tính dự phòng, tôi cũng không rút ra khỏi đảng Cộng sản. đảng Cộng sản liên Xô đã ngừng hoạt động, tôi trở thành nhân sĩ không đảng phái. Trên thực tế, tất cả đều đã sụp đổ rồi.

Khi chính biến bắt đầu, tình cảm của tôi rất phức tạp, trước tiên, tôi không thể đồng ý với sự phát triển của sự việc. Tôi cho rằng, tất cả những gì mà những người về sau trở thành nhân vật chủ chốt nhất của khu vực Xanh pê-téc-bua và nhà nước đã nói đều là sai lầm. Cương lĩnh của họ là sai lầm.

Vì tôi đã từng nghiên cứu vấn đề ngoại giao, rốt cuộc là đã từng làm việc trong cơ quan tình báo, đối với tôi mà nói, điều hết sức rõ ràng khi ấy là, việc cắt giảm quân đơn phương trong các hướng của chúng tôi quyết sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp nào cho chúng tôi. Quan hệ giữa chúng tôi và những đối thủ chính trị trước đây không lâu cần phải duy trì vừa phải. Mà những người xử lý mối quan hệ này khi ấy lại không biết đến thước đo thích hợp.

Còn một tình trạng nữa cũng rất rõ ràng, đó chính là chế độ trước đây đã chết. nó đã không còn tồn tại nữa! nếu như chúng tôi muốn làm chút việc gì đó cho đất nước mình, vậy thì cần đặt mình vào trong thể chế mới, làm những việc thiết thực trong phạm vi mình có thể, nhằm loại bỏ trạng thái hoang đường hiện nay và đưa tiến trình này vào trong quỹ đạo tích cực.

Tôi nhớ mình đã rời khỏi KGB vào lúc còn một năm nữa thì sẽ nghỉ hưu. Vì vậy, tôi đã không phục vụ cho tới khi nghỉ hưu, nhà ở cũng không có. Trong những ngày đó, không ai biết được đối kháng sẽ kết thúc như thế nào. Mà tôi có vợ và con. Chính vì vậy, đưa ra quyết định mới hết sức khó khăn. nói thẳng, khi ấy tôi thậm chí từng nghĩ: nếu như chính biến kết thúc với thắng lợi của những phần tử chính biến, và tôi cũng không bị tống vào nhà lao thì sau này sẽ nuôi sống cả nhà thế nào? nói thực lòng, tôi thậm chí từng nghĩ tới việc đi lái tắc-xi, may mà tôi đã lái một chiếc xe “Vôn-ga” từ đức về. Vì tôi biết rằng, nếu như phần tử chính biến thắng lợi, thì tôi không còn chỗ nào để làm việc nữa. Tôi hiểu rất rõ về điểm này. điều duy nhất mà tôi lo lắng là – các con sẽ như thế nào, làm thế nào để bảo đảm cho tương lai của chúng…”

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Viện nước cộng hoà Xô-viết tối cao l đã tiến hành hội nghị cuối cùng, thông qua một tuyên ngôn, về mặt pháp luật tuyên bố ngừng sự tồn tại của liên Xô, tuyên bố nói: “đây là một hỷ kịch chứ không phải là bi kịch, trên thực tế là sự kết thúc của một quốc gia vĩ đại”. Từ đó, liên Xô đã trở thành lịch sử.

Theo báo chí Nga tiết lộ, trước khi liên Xô giải thể Pu-tin đã rút ra khỏi đảng Cộng sản liên Xô, nhưng không tiết lộ thời gian cụ thể. Có chuyên gia dự đoán, đó có lẽ là trước tháng 7 và tháng 12 năm 1991, tức trước khi En-xin và Xô-bu-chác rút ra khỏi đảng Cộng sản liên Xô và liên Xô chính thức giải thể. đầu năm 1992, chưa đầy 40 tuổi, Pu-tin đã được bổ nhiệm làm phó thị trưởng thành phố Xanh pê-téc-bua. năm tiếp theo ông lại kiêm chức Chủ tịch ủy ban công tác hàng ngày của chính quyền thành phố. năm 1994, Pu-tin ra giữ chức phó thị trưởng thứ nhất thành phố Xanh pê-téc-bua vẫn kiêm nhiệm chức Chủ tịch ủy ban liên lạc đối ngoại và ủy ban công tác hàng ngày, ở Xanh pê-téc-bua có thể nói là quyền lực của Pu-tin chỉ dưới có Xô-bu-chác. hiện tượng này đã gây sự hứng thú của giới báo chí Nga. Khi ấy có phóng viên hỏi Xô-bu-chác: “Tại sao ngài lại trọng dụng một KGB?”. Câu trả lời của Xô-bu-chác là: “Ông ấy không phải là KGB, ông ấy là học trò của tôi”.

Xô-bu-chác là Thị trưởng, nhưng ông ta lại không hứng thú đối với những công việc cụ thể này, ông ta thường đi thăm nước ngoài, chu du các nước, hoặc tới Mát-xcơ-va và những nơi khác của Nga để tham dự hội nghị. Vì vậy Pu-tin không những chủ quản công tác kinh tế đối ngoại, dần dần cũng phụ trách công việc hàng ngày của chính quyền thành phố. Ông dũng cảm gánh vác công việc, hiệu quả cao, tư thế khiêm tốn và không kể công, vì vậy rất được Xô-bu-chác tín nhiệm và yêu thích. Bản thân Xô-bu-chác tính đa nghi, sau khi từ một giáo sư luật học trở thành thị trưởng, sự chuyển biến mạnh về vai trò đã khiến cho ông ta gặp đủ các loại người và việc trong chốn quan trường, những người vây quanh ông ta không ngoài muốn có chức quan, muốn kiếm lợi, khiến cho ông ta càng đề phòng. nhưng ông ta duy chỉ có hết sức tín nhiệm đối với Pu-tin, những việc mà Pu-tin quyết định, thì Xô-bu-chác phê chuẩn ngay. Thế nhưng Pu-tin không bao giờ vượt quyền, tất cả những việc có thể quyết định trong phạm vi chức trách quyền hạn của mình, sau khi ông đưa ra quyết định rồi, đều báo cáo với Xô-bu-chác, hơn nữa nói với người có đơn xin kia: “Việc này cần phải bàn bạc với Thị trưởng Xô-bu-chác”. Do vậy trong thời gian Xô-bu-chác đi công tác bên ngoài, chức thị trưởng nói chung là do Pu-tin làm thay.

Trong thời gian Pu-tin đảm nhiệm chức phó thị trưởng và phó thị trưởng thứ nhất của Xanh pê-téc-bua, ông đã hết sức mình thúc đẩy thành phố này thu hút đầu tư, thu hút các công ty nước ngoài và xây dựng khu kinh tế tự do Xanh pê-téc-bua. Ông lãnh đạo các cơ quan hữu quan xây dựng nên Sở giao dịch ngoại hối, nhằm tạo thuận tiện cho các công ty nước ngoài, du khách và nhân dân thành phố trao đổi ngoại tệ. Pu-tin đã phê chuẩn công ty tư vấn nổi tiếng KpMg thiết lập công ty ở Xanh pê-téc-bua, khiến cho nhà đầu tư nước ngoài có thể thông qua công ty tư vấn này tìm hiểu về các vấn đề cụ thể trong việc đầu tư ở Xanh pê-téc-bua. Về mặt thu hút đầu tư, trọng điểm công tác của Pu-tin là các công ty của đức và Bắc Âu. Trên thực tế, các công ty của đức và Bắc Âu trong lịch sử chính là nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu của Xanh pê-téc-bua. Tập đoàn tài chính ngân hàng đrét-xđen, do sự thuyết phục của Pu-tin, đã quyết định đầu tư tại Xanh pê-téc-bua.

Vì vậy, công tác tại Xanh pê-téc-bua, Pu-tin không những xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Xô-bu-chác, mà điều càng quan trọng hơn, là đã tích luỹ được kinh nghiệm quản lý kinh tế và chính quyền, xử lý các công tác ngoại giao, vì vậy về sau ông có thể nhanh chóng mở ra cục diện ở Mát-xcơ-va. Cũng do đảm nhiệm chức vụ này, Pu-tin đã xây dựng được mối liên hệ với một trong những bậc tinh anh chính trị thời thanh niên đang nổi lên ở nước Nga, là Chu-bai (khi ấy đảm nhiệm chức cố vấn kinh tế của Xô-bu-chác).

Sáu năm làm việc tại Xanh pê-téc-bua của Pu-tin hết sức quan trọng. Trước đây ông luôn phục vụ cho KGB, chưa bao giờ làm công việc về mặt hành chính, không có kinh nghiệm quản lý kinh tế. Ông quen với mặt trận thầm lặng, quan hệ với người khác với thân phận song trùng, đặc biệt và chủ yếu quan hệ với người nước ngoài ở đức, không mấy quen thuộc với các công việc ở trong nước. Sau khi từ đức về nước, tại Xanh pê- téc-bua, Pu-tin đã trải qua những thay đổi ghê gớm như liên Xô giải thể, đảng Cộng sản liên Xô giải tán, đã trải qua và tham gia vào sự chuyển biến từ thể chế cực quyền và kinh tế kế hoạch của liên Xô sang chính trị dân chủ và kinh tế thị trường, lại lãnh đạo chính quyền thành phố Xanh pê-téc-bua, từ đó tích luỹ được những kinh nghiệm chính trị, hành chính và quản lý quý báu, bao gồm cả kinh nghiệm quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng. điều này đều có ích cho việc Pu-tin sau này tới Mát-xcơ-va công tác. Bất kỳ thứ chính trị nào trước tiên đều là chính trị của địa phương, có kinh nghiệm làm người đứng đầu hành chính một thành phố hay địa phương hay không, là khác nhau rất lớn.

Trở lại “KGB”

Cuộc bầu cử thị trưởng Xanh pê-téc-bua năm 1996, Xô-bu- chác nghênh Ngang đắc ý, dốc hết sức mình, chuẩn bị cho nhiệm kỳ tiếp theo. đối thủ của ông là cấp phó trước của mình ya-cốp- lép. Xô-bu-chác nắm quyền ở Xanh pê-téc-bua 6 năm, kẻ thù rất nhiều, thành tích lại không rõ rệt. Cái mà người dân thành phố Xanh pê-téc-bua cần là những thứ thực tế hơn. Tuy Pu-tin đã đảm nhiệm vị trí người phụ trách ban tranh cử của Xô-bu- chác, nhưng cục diện mà Xô-bu-chác tạo thành, Pu-tin cũng không biết làm gì hơn, huống hồ ông không phải là chuyên gia về mặt tranh cử.

Lúc này, Pu-tin đã rời khỏi KGB. Việc từ chức của ông đầy sắc thái truyền kỳ. Khi ông vừa mới tới làm việc chỗ Xô-bu- chác, cũng từng do dự có nên rời bỏ KGB nơi mà ông đã phấn đấu vì nó 15 năm, hơn nữa lại rất có thành tích. đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời ông. Ông đã suy nghĩ rất lâu, cuối cùng vẫn cầm bút viết đơn xin từ chức. để tránh bị doạ dẫm, ông quyết định công khai tuyên bố mình đã từng làm việc ở KGB. Ông tìm tới một người bạn là đạo diễn điện ảnh, bí mật làm một đoạn phim tư liệu riêng, giới thiệu tỉ mỉ mình đã làm việc tại KGB như thế nào, thời gian nào đã từng làm gì, vân vân. đồng thời phát đi đoạn băng tư liệu này trên đài truyền hình Lê-nin-grát. Về sau, khi có người ngầm ám chỉ Pu-tin trước đây như thế nào như thế nào, thì Pu-tin lập tức trả lời ngay một câu: “đủ rồi. điều đó có nghĩa gì. đây là cái mà mọi người đều biết cả rồi”. nhưng, đơn xin từ chức của ông lại như đá chìm đáy biển, không có hồi âm. để tách rời quan hệ hẳn với KGB, ngày 20 tháng 8 năm 1991, tức sau khi cuộc chính biến 19 tháng 8 xảy ra, Pu-tin lại công bố một tuyên bố từ chức nữa.

Tháng 5 năm 1996, kết quả của cuộc bầu cử Xanh pê-téc-bua đã kết thúc với sự thất bại của Xô-bu-chác. Mặc dù thị trưởng mới ya-cốp-lép mời Pu-tin tiếp tục giữ chức vụ, nhưng Pu-tin cho rằng như thế là phản bội lại ân sư, vì vậy đã từ chối lời đề nghị của ông ta, đây cũng là một sự phê phán khéo léo đối với thị trưởng mới, vì ya-cốp-lép cũng từng là cấp phó của Xô-bu- chác. Xô-bu-chác thất bại nếm đủ mùi thê lương của sự đời, trú tại pa-ri dưỡng bệnh, bạn bè trước kia, nay đa số đã xa rời ông ta, chỉ có Pu-tin vẫn giữ mối liên hệ với ông. địa vị của bản thân Pu-tin về sau, từng bước đi lên, trong trường hợp có thể, luôn giúp đỡ với khả năng có thể đối với Xô-bu-chác đang lánh mình ở pa-ri. Về điểm này, Xô-bu-chác luôn đầy lòng cảm kích, ông ta nói: “Chúng tôi tổng cộng đã làm việc 6 năm với nhau, Pu-tin không bao giờ chìa tay ra đòi tôi vinh dự, địa vị và tiền thưởng”.

Sau khi Xô-bu-chác tranh cử thất bại, Pu-tin từ chối làm việc trong chính quyền thành phố mới, công tác ở KGB cũng đã từ bỏ rồi. Trong vài tháng sau đó, Pu-tin thất nghiệp. Thoạt đầu ở Mát-xcơ-va có tin truyền tới, muốn mời ông tới đó công tác,

Nhưng không biết tại sao sau đó lại thay đổi ý định. lại qua một thời gian nữa, dưới sự quan tâm của một nhà lãnh đạo xuất thân từ Xanh pê-téc-bua, phó Thủ tướng thứ nhất Bôn-sa-cốp, Pu-tin được bổ nhiệm làm phó Cục trưởng Cục tổng vụ của Tổng thống, phụ trách phòng pháp luật và tài sản ở nước ngoài của Nga. Công việc chủ yếu của Pu-tin ở Cục Tổng vụ thực ra còn có liên quan tới bối cảnh KGB của ông, đặc biệt còn có liên quan tới công tác trong thời kỳ ở đrét-xđen. Với kiến thức pháp luật và thực tiễn của công tác ở KGB của mình, ông phụ trách thanh lý tài sản của liên Xô ở nước ngoài. Vì Nga đã thừa kế khoản nợ nước ngoài của liên Xô, nhưng cũng thừa kế tài sản của liên Xô và đảng Cộng sản liên Xô ở nước ngoài, món tài sản nà số lượng không nhỏ, tổng cộng có tới hàng tỷ đô-la Mỹ.

Tháng 3 năm 1997, Pu-tin lại được điều vào Văn phòng Tổng thống, giữ chức phó Chánh Văn phòng kiêm Cục trưởng Tổng Cục giám sát. Văn phòng và Cục Tổng vụ tất nhiên là hoàn toàn khác nhau. Cục Tổng vụ quản lý là “tài sản”, là những việc về nhà cửa hoặc có liên quan đến nhà cửa, Văn phòng thì lại là phục vụ cho Tổng thống. đến đây, Pu-tin bắt đầu bước vào tầm nhìn của En-xin. ở đây, Pu-tin bắt đầu xây dựng mối quan hệ với gia tộc của En-xin, đặc biệt là với Chánh Văn phòng Va-len- tin i-u-ma-sép. En-xin và Va-len-tin i-u-ma-sép tình như cha con, vì En-xin không có con trai, còn hình tượng nhà trí thức trẻ bình dân Va-len-tin i-u-ma-sép lại rất được ông quý trọng. Va-len-tin i-u-ma-sép khi ấy là Chánh Văn phòng của En-xin, hơn nữa quan hệ với “Con gái cả” quyền thế ngày một đi lên Ta- chy-an-na đy-a-chen-kô cũng rất tốt. nghe nói, sự khen ngợi của Va-len-tin i-u-ma-sép là mấu chốt để Pu-tin có thể tiến đến bên cạnh En-xin.

Pu-tin chủ yếu phụ trách công tác của Tổng cục giám sát tại Văn phòng Tổng thống. Cục này chuyên thay mặt Tổng thống quan hệ với các chủ thể liên bang của Nga ?21 nước Cộng hoà, 6 khu biên giới, 49 bang, 2 thành phố trực thuộc (Mát-xcơ-va và Xanh pê-téc-bua)?. Các chủ thể của liên bang Nga do nguyên nhân khác nhau của mình, có mâu thuẫn này nọ với chính quyền Trung ương, công việc của Pu-tin chính là kiểm tra tình hình quán triệt chấp hành của các chủ thể liên bang đối với mệnh lệnh của Tổng thống, xử lý việc khiếu nại và yêu cầu của các chủ thể và điều hoà mối quan hệ giữa các bên.

Pu-tin phụ trách công việc này, đầu tiên phải tìm hiểu tình hình của 81 chủ thể liên bang của Nga dưới góc độ Trung ương, tiếp đến và song song với việc quan hệ với các chủ thể liên bang, cũng tích luỹ được kinh nghiệm. Khi Pu-tin giao thiệp với các địa phương, thái độ cứng rắn, biện pháp thì cả cứng lẫn mềm. Sau khi liên Xô giải thể, trào lưu tư tưởng độc lập và tách rời các kiểu ở các nơi của Nga rộ lên, quan hệ giữa địa phương và Trung ương cũng hết sức phức tạp, không ít chủ thể địa phương trong khi quan hệ với Mát-xcơ-va, nếu như yêu cầu không được đáp ứng, thì động một tí là lấy độc lập để uy hiếp, còn Pu-tin thì luôn có cách khiến cho họ phải nghe theo, vì vậy các quan chức địa phương cũng ngấm ngầm đặt cho ông một biệt hiệu “kẻ theo chủ nghĩa đế quốc”. Song điều này từ một mặt khác cũng phản ánh năng lực hành chính và quản lý của Pu-tin rất mạnh. rõ ràng, sau khi đến Mát-xcơ-va công tác, trong một thời gian rất ngắn Pu-tin đã nhập được vai. Cũng giống như khi ở Xanh pê-téc-bua, ông năng nổ thiết thực trong công việc, đồng thời biết xử lý tốt mối quan hệ với cấp trên và xung quanh. Chức Cục trưởng Tổng cục giám sát này rất có lợi cho việc Pu-tin từng bước tấn thăng sau này.

En-xin đã nhanh chóng chú ý tới sự thể hiện của Pu-tin ở Tổng cục giám sát, nhưng đồng thời ông ta cũng không quên xuất thân KGB của Pu-tin. En-xin biết rằng, tuy KGB thời kỳ liên Xô đã đứng trên tất cả các cơ quan khác, thậm chí đứng trên cả pháp luật, nhưng nói tóm lại, KGB chỉ là công cụ, người khác có thể dùng, ông ta cũng có thể dùng, hơn nữa cần phải dùng. đồng thời, là một cơ quan tình báo có lịch sử lâu đời và tổ chức bộ máy đồ sộ, KGB không thể biến mất trong một sớm một chiều, nó chịu tác động lớn, song không sụp đổ, mà là cải cách và tổ chức lại. Tháng 1 năm 1992, En-xin ký sắc lệnh thành lập Bộ An ninh quốc gia Nga thay thế Cục tình báo Trung ương. nhưng do rất nhiều người của Bộ An ninh quốc gia Nga dính líu tới cuộc đấu tranh của quốc hội phản đối En-xin, khiến cho En-xin hết sức bực mình, sau sự kiện “nã pháo vào nhà Trắng”, ông ta đã xoá bỏ Bộ An ninh quốc gia Nga, thay vào đó là Cục phản gián, Cục này về sau lại tổ chức lại thành Cục An ninh liên bang Nga. hệ thống tình báo Nga hiện nay là do Cục An ninh liên bang và Cục tình báo đối ngoại hợp thành. Xét từ một ý nghĩa nào đó, hai cơ quan này đều là người thừa kế của KGB, song đã thoát thai hoán cốt.

Đối với một cơ quan quan trọng như vậy, En-xin tất nhiên cần một người có tài và lại đáng tin cậy để phụ trách. Ông ta nhìn trước ngó sau, đã chọn được Pu-tin. ngày 25 tháng 7 năm 1998, En-xin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm Trung tá quân dự bị Pu-tin làm Cục trưởng Cục An ninh liên bang Nga. Vốn dĩ, En-xin định đề bạt Pu-tin làm tướng, cho dù là thiếu tướng, cũng không thích hợp. Pu-tin cũng biết, với cấp trung tá quân dự bị và chủ quản cục an ninh liên bang, sẽ khiến cho nhiều người không phục, nhưng ông không quan tâm, mấu chốt là xem thành tích và hiệu quả công tác thực tế sau khi làm Cục trưởng. nghe nói, ngay hôm lên nhậm chức, Pu-tin đã đến toà nhà trụ sở Cục An ninh liên bang Nga, cũng chính là toà nhà trụ sở KGB trước kia, câu nói đầu tiên của ông là: “Tôi đã về nhà rồi”.

KGB là cơ quan tình báo mà Pu-tin thời niên thiếu đã mơ ước về nó, về sau lại cống hiến những năm tháng thanh niên và trung niên của mình cho nó, nay Pu-tin đã trở thành chủ nhân của cơ quan này. Sau khi Pu-tin chủ trì công việc của Cục an ninh, trước tiên là xây dựng đội ngũ của mình. động tác lớn thứ hai của ông là tinh binh giản chính. Trụ sở Cục an ninh có 6000 nhân viên công tác, Pu-tin mạnh tay tinh giản thành 4000 người, cắt bỏ đi một phần ba. những nhân viên bị tinh giản đi này, hoặc là được điều tới các nơi vào các cơ quan an ninh địa phương, hoặc đổi nghề.

Pu-tin đánh giá KGB thế này: đây là một cơ quan phục vụ cho cực quyền, nhưng có nhân viên và tổ chức hết sức chuyên nghiệp. Nói một cách khác, đây chỉ là một thứ công cụ, mấu chốt là phục vụ cho ai. Có thể phục vụ cho cực quyền, nhưng cũng có thể phục vụ cho chính trị dân chủ.

“Chú hắc mã Chính trị” Của Cremli

Tháng 3 năm 1999, Pu-tin chỉ làm việc 10 tháng trên cương vị Cục trưởng cục An ninh liên bang, thì được En-xin đề bạt làm Thư ký hội đồng An ninh liên bang Nga. hội đồng An ninh liên bang Nga là cơ quan trực thuộc Tổng thống, thành lập năm 1992 căn cứ vào hiến pháp Nga, luật an ninh và sắc lệnh của Tổng thống, chức năng của nó là: Thẩm định việc xây dựng an ninh quốc gia và xã hội quan trọng, đề ra chính sách an ninh quốc gia thống nhất. hội đồng an ninh liên bang bên dưới có một số hội đồng siêu bộ, bao gồm các hội đồng như chính sách đối ngoại, xuyên khu vực, an ninh quốc tế, an ninh biên phòng và an ninh kinh tế. đây là một cơ quan siêu quyền lực, chức năng quyền hạn còn lớn hơn nhiều so với nội các, vì nó bao gồm cả chủ tịch thượng, hạ nghị viện, chính sách mà nó đề ra đều là những việc lớn liên quan đến an ninh quốc gia.

Thư ký hội đồng An ninh liên bang là do Tổng thống bổ nhiệm và trực thuộc Tổng thống, có quyền lực rộng lớn trong hội đồng An ninh quốc gia và các hoạt động tương quan. Chức vụ này, trong một chừng mực nào đó, tương đương với Thủ tướng. Thủ tướng chỉ quản lý chính phủ, phạm vi quyết sách của hội đồng an ninh lại vượt qua cả chính phủ. Chức năng quyền hạn của nó lớn nhất trong số các cơ quan cùng loại của các nước lớn chủ yếu. Pu-tin đảm nhiệm chức vụ này, cho thấy ông đã bước vào hạt nhân quyền lực, trở thành nhân vật lớn tham gia vào quyết sách, mà trước đó, ông chỉ là người phụ trách của một ngành.

Pu-tin giữ chức Thư ký hội đồng An ninh liên bang là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời chính trị của ông. nhiệm kỳ của En-xin lúc này chỉ còn hơn một năm nữa, En-xin lâu nay sức khoẻ kém, các cơ quan thông tin đại chúng lại thường đưa tin ông ta nát rượu mất phong cách. Vai trò của những người xung quanh En-xin, như con gái ông ta là đy-a-chen-kô và i-u- ma-sép trong quyết sách cũng thường bị phê phán. đồng thời, vấn đề kinh tế và xã hội của nước Nga nảy sinh, đấu tranh trên chính trường kịch liệt. ở nước ngoài, nATo qua mặt liên hợp quốc, phát động cuộc tấn công trên không ở cự ly xa kéo dài 78 ngày đối với nam Tư và Kô-xô-vô, nam Tư bị buộc phải rút quân khỏi Kô-xô-vô.

Nhưng kể từ khi Pu-tin lên giữ chức, đã thể hiện bản sắc của một nhà chính trị có bàn tay thép. Trong vấn đề Kô-xô-vô, khi quân đội nATo vui mừng phấn khởi chuẩn bị tiến vào đóng ở thủ phủ Kô-xô-vô là Prít-ti-na, một phân đội lính dù của Nga lại như lính nhà trời nhảy xuống sân bay Prít-ti-na, chiếm lấy sân bay trước quân Anh. Tin tức lan ra, nATo chấn động. Tổng tư lệnh liên quân nATo, Thượng tướng Mỹ Clác lệnh cho quân Anh chiếm lại sân bay, nhưng tư lệnh quân Anh giôn-sơn đã từ chối, ông ta nói: “Tướng quân, tôi không thể phát động cuộc đại chiến Thế giới lần thứ ba vì ngài được”. Có lý do để tin rằng, khi điều hành hành động này, là Thư ký hội đồng An ninh liên bang, Pu-tin cũng phát huy vai trò của mình.

Pu-tin đảm nhiệm chức Thư ký hội đồng An ninh liên bang, đã có biểu hiện xuất sắc trong điều hoà và xử lý các vấn đề an ninh quan trọng trong và ngoài nước. Trong thời gian này, En- xin có lần mập mờ nói với giới báo chí rằng, ông ta đã có người kế nhiệm, nhưng hiện nay không thể công bố được. Các phương tiện thông tin đại chúng không mấy để ý tới câu nói này, mãi cho tới khi Pu-tin được bổ nhiệm làm Thủ tướng, mọi người còn chưa nghĩ theo hướng này, vì trong vòng một năm En-xin đã thay ba Thủ tướng, ai biết được nhiệm kỳ của Pu-tin có thể kéo dài được bao lâu? điều này cũng có liên quan tới cách ứng xử khiêm tốn ẩn mình chờ thời của Pu-tin, ông luôn luôn ẩn mình đằng sau, không mong thu hút sự chú ý của người khác. Tháng 8 năm 1999, Tổng thống En-xin đề cử Pu-tin làm Thủ tướng chính phủ Nga, đồng thời tuyên bố ông là người kế nhiệm của mình.

Vận may trong đời sống chính trị của Pu-tin, thay vì nói là thăng tiến nhanh, có thể nói là cơ hội đúng lúc. En-xin tại chức 8 năm, mưu sĩ thân tín và quan chức cao cấp xung quanh mình thay hết loạt này đến loạt khác. Trong vòng 8 năm, En-xin đã thay 7 Thủ tướng, 7 Cục trưởng Cục an ninh, 10 Bộ trưởng Tài chính, 6 Bộ trưởng nội chính, 7 Chánh Văn phòng Tổng thống, 6 Thư ký hội đồng an ninh, chỉ có Bộ trưởng ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng là thay ít hơn, mỗi bên thay 3 người. lấy đó để suy đoán, Pu-tin bất kể là Cục trưởng an ninh, Thư ký hội đồng an ninh hay là Thủ tướng, nếu như cứ làm lâu dài, e rằng cũng sẽ có tiền đồ khó đoán trước. nhưng ngọn đèn kéo quân thay đổi quan chức đến chỗ Pu-tin thì dừng lại, vì En-xin đã không còn thời gian để thay đổi tiếp nữa. Pu-tin đã trở thành Thủ tướng chính phủ duy nhất không bị cách chức.

En-xin từng lựa chọn rất kỹ càng người kế nhiệm của mình, Chéc-nô-mư-đin, nem-xốp, Ki-ri-en-kô, Xtê-pa-xin đều trước Pu-tin, nhưng đều không kéo dài được đến cùng. Pu-tin gần như là được đẩy ra trước vào giờ phút cuối cùng, và người đến sau này lại trở thành người thành công duy nhất. Pu-tin vừa mới lên đã gặp phải cuộc chiến tranh Che-sni-a bùng nổ, đây là cơ hội tốt trời cho để ông thể hiện tài năng. Kết quả, thông qua cuộc chiến tranh này Pu-tin không những đã tiêu diệt được phiến quân Che-sni-a, mà còn đánh gục tất cả các đối thủ cạnh tranh, tiến thẳng vào cánh cửa điện Crem-li rộng mở với mình.

Tranh cử tổng thống

Ngày 10 tháng 8 năm 1999, vừa mới trở thành Thủ tướng Nga, Pu-tin bày tỏ với phóng viên tại điện Crem-li, rằng ông dự định tranh cử tại cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức vào năm 2000, “Tôi chắc chắn sẽ tham gia tranh cử”.

Cùng ngày hôm đó, để bày tỏ thái độ ủng hộ Pu-tin, En-xin đã phát biểu trên truyền hình, tuyên bố ông ta đã “ký sắc lệnh về bầu cử Đu-ma quốc gia. Cuộc bầu cử Đu-ma quốc gia sẽ được tiến hành vào ngày 19 tháng 12”. Pu-tin hy vọng năm 2000 có thể được bầu làm Tổng thống liên bang Nga. nguyên nhân En- xin làm như vậy, là vì bầu cử Đu-ma Nga đã trở thành màn diễn trước của bầu cử Tổng thống.

Sau khi liên Xô giải thể và Nga độc lập, các tổ chức chính trị và xã hội phát triển mạnh mẽ như nấm sau mưa trên đất Nga. năm 1999, Nga có 150 chính đảng có tính toàn liên bang chính thức đăng ký, 50 phong trào chính trị, ngoài ra còn có nhiều nhóm xã hội (tổ chức liên hợp). Qua hoạt động của các tổ chức chính trị và xã hội các loại cho thấy, “chính đảng”, “phong trào”, “nhóm” không có sự khác biệt thực chất nào. ngoài các đảng phái cải cách dân chủ đủ các màu sắc này ra, còn có các loại phe tự do, phong trào khôi phục chế độ nước mẹ, tổ chức phát xít mới, tổ chức chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đảng viên đảng dân chủ xã hội, phe cực tả, và đảng xanh, đảng bia…

Khi ấy, có thực lực cạnh tranh nhất và sức ảnh hưởng tương đối lớn trong Đu-ma là:

1. Liên minh “Tổ quốc – Toàn Nga” được thành lập ngày 4 tháng 8 năm 1999. Liên minh này do phong trào “Tổ quốc”, phong trào “Toàn Nga” và một bộ phận thành viên đảng nông nghiệp hợp thành. Nhà lãnh đạo có cựu Thủ tướng Pri-ma-cốp, Thị trưởng Mát-xcơ-va Lu-chcốp. Liên minh này có đặt cơ quan chi nhánh tại nhiều nơi ở Nga, có gần 300 ngàn thành viên.

2. Đảng cộng sản Nga. Đảng cộng sản có khoảng 550 ngàn đảng viên, xây dựng hơn 20 ngàn tổ chức cơ sở ở 88 chủ thể liên bang.

3. Nhóm “I-a-pô-lu” với nhóm chính trị I-a-fu-rin-xki làm hạt nhân thành lập năm 1990. Lãnh đạo của nhóm này là Gri- go-ri i-a-fu-rin-xki, cựu Thủ tướng chính phủ Stê-pa-xin và cựu đại sứ tại Mỹ Vla-đi-mia lu-kin.

Ba tổ chức có thế lực này về cơ bản đều chống En-xin. Tuy nhiên, trong Đu-ma, phong trào “ngôi nhà của chúng ta – nước Nga” được En-xin ủng hộ thành lập ngày 12 tháng 5 năm 1995 là tổ chức của En-xin, nhưng do liên minh “lực lượng” mà En- xin đề xướng thất bại, từ đó dẫn đến phong trào “ngôi nhà của chúng ta – nước Nga” thân cô thế cô, theo thống kê điều tra của quỹ dư luận xã hội trước bầu cử, chỉ có 2% cử tri ủng hộ nó, rất khó đột phá được cửa ải số phiếu cần thiết 5% để bước vào Đu-ma. phát triển tiếp theo đà này Pu-tin sẽ ở vào vị thế hết sức bị động trong bầu cử Tổng thống. nhưng điều có lợi đối với En-xin, tuy một phần hai số nghị sĩ Đu-ma là do hệ thống chính đảng bầu ra, nhưng một phần hai còn lại là do các khu vực bầu cử địa phương bầu ra, mà trong các quan chức địa phương có rất nhiều người thân với điện Crem-li.

Xét tình hình đó, En-xin lập tức yêu cầu phó chủ nhiệm thứ nhất phủ Tổng thống tranh thủ thời gian tổ chức thế lực địa phương thân Tổng thống lại, tổ chức một liên minh chính trị mới, làm suy yếu các thế lực chính trị khác trong bầu cử Đu-ma và bầu cử Tổng thống, đảm bảo chắc chắn thực hiện ý đồ chính trị phò trợ Pu-tin lên.

Sau khi vị phó chủ nhiệm kia nhận lệnh, ngay lập tức tiến hành bàn bạc với hàng chục quan chức đứng đầu địa phương, cuối cùng đã tổ chức được gần 40 quan chức đứng đầu địa phương, thành lập liên minh “đoàn kết” lấy Bộ trưởng Bộ tình trạng khẩn cấp làm người lãnh đạo, tham gia bầu cử Đu-ma. Vị Bộ trưởng này là một ngôi sao chính trị mới, nổi tiếng về hiệu quả cao và liêm khiết, uy tín trong dân rất cao.

Ngày 27 tháng 9 năm 1999, ông ta phát biểu, tuyên bố thành lập liên minh “đoàn kết”, và hoan nghênh “ngôi nhà của chúng ta – nước Nga”, liên thủ với nó tham gia bầu cử Đu-ma. Ông ta nói: “liên minh là do tôi thành lập. đây là một phong trào hoàn toàn mới, một liên minh hoàn toàn mới. hôm nay liên minh đã họp hội nghị ủy ban tổ chức, quyết định ngày 2 tháng 10 sẽ tổ chức đại hội đại biểu liên minh, ngày 3 tháng 10 tổ chức đại hội đại biểu thành lập liên minh, trong thời gian họp sẽ xác định danh sách ứng cử viên trong phạm vi liên bang liên minh, và danh sách ứng cử viên khu bầu cử độc lập” ngay sau đó có 31 quan chức đứng đầu địa phương ký vào tuyên bố bày tỏ ủng hộ liên minh “đoàn kết”. Còn lúc này, chỉ cách thời gian đăng ký đảng đoàn tham gia bầu cử Đu-ma do luật định (ngày 25 tháng 10) có 28 ngày.

Ngày 19 tháng 12 năm 1999, cuộc bầu cử Đu-ma khoá 3 liên bang Nga chính thức bắt đầu. ngày hôm đó cũng đã trở thành một ngày cả nước Nga chú ý.

Trải qua ba ngày tranh giành kịch liệt, ngày 23 tháng 12, ủy ban bầu cử công bố kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Đu-ma, tuyên bố: Cuộc bầu cử Đu-ma tiến hành ngày 19 là hợp pháp có hiệu lực, 62% cử tri đã tham gia bỏ phiếu, bầu ra 440 ghế trong số 450 ghế của Đu-ma quốc gia, 6 đảng phái giành được trên 5% phiếu bầu, được vào Đu-ma. Trong đó, tỷ lệ phiếu bầu đảng cộng sản Nga là 24,29%; liên minh “đoàn kết” 23,24%; liên minh “ngôi nhà của chúng ta – nước Nga” 13,12%; “liên minh lực lượng cánh hữu” 8,6%; “liên minh Zhri-nốp-xki” 6,4%; nhóm “I-a-pô-lu” 5,98%; Các khu vực bầu cử địa phương có 122 ứng cử viên độc lập trúng cử.

Kết quả này khiến cho điện Crem-li tràn ngập không khí vui mừng: phong trào “đoàn kết” thân En-xin và Pu-tin, và “liên minh lực lượng cánh hữu” tổng cộng giành được trên 31,84 số phiếu bầu, chiếm tới hơn 100 số ghế trong hạ viện Nga Đu-ma quốc gia. Sau khi bầu cử kết thúc, Tổng thống En-xin gọi kết quả này là “thể hiện chân thực ý nguyện của nhân dân”. Pu-tin cũng nói một cách vui mừng, nước Nga cuối cùng đã “bước vào con đường ổn định”.

Người thắng lớn nhất trong cuộc bầu cử Đu-ma lần này chắc chắn là En-xin và Pu-tin. “Tổ quốc – toàn Nga” không vực được dậy trong cuộc bầu cử lần này, khiến cho kẻ kình địch của cuộc bầu cử Tổng thống của Pu-tin bị tổn thương, dọn đường cho Pu-tin giành được thắng lợi trong bầu cử Tổng thống. En-xin luôn cho rằng, mối ẩn hoạ lớn trong bầu cử Tổng thống không phải là giu-ga-nốp của đảng cộng sản Nga, mà là pri-ma-cốp lãnh đạo “Tổ quốc – toàn Nga”.

Tám ngày sau cuộc bầu cử Đu-ma Nga, để cho việc Pu-tin đắc cử càng thuận lợi hơn, En-xin đã đưa ra một quyết định khiến người khác giật nảy mình. ngày 31 tháng 12 năm 1999, đúng vào lúc tiếng chuông năm 2000 sắp sửa vang lên, En-xin đột nhiên tuyên bố từ chức, và ra lệnh cho Pu-tin làm quyền Tổng thống liên bang Nga.

Mục đích của cử chỉ này của En-xin là khiến cho những ứng cử viên Tổng thống khác trở tay không kịp. Vì theo kế hoạch cũ cuộc bầu cử Tổng thống của Nga cần tiến hành vào tháng 6 năm 2000, mà theo hiến pháp Nga, sau khi Tổng thống từ chức, cần tiến hành bầu cử Tổng thống mới trong vòng ba tháng, vì vậy họ rất khó có thể có sự chuẩn bị đầy đủ cho bầu cử. hiến pháp Nga còn quy định, người ứng cử cần có được chữ ký ủng hộ của một triệu cử tri, mới có thể chính thức đăng ký làm ứng cử viên. Do lần này bầu cử sớm hơn, nên số lượng xin chữ ký giảm đi một nửa, là 500 ngàn, kỳ hạn cuối cùng là ngày 18 tháng 2. nhưng cho dù như vậy, trong một kỳ hạn ngắn như thế thu thập được chữ ký của 500 ngàn người cũng tương đối khó. Vì vậy điều này chắc chắn là giúp ích rất nhiều đối với Pu-tin.

Khi ấy, ngoài Pu-tin ra còn có 11 người chuẩn bị tham gia ứng cử, họ gồm:

1. Gu-en-na-di giu-ga-nốp: nhà chính trị có thâm niên của nga và lãnh tụ đảng cộng sản Nga, Chủ tịch ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Nga, nhà lãnh đạo của liên minh yêu nước nhân dân Nga. Giu-ga-nốp tự xưng là người phát ngôn cho nỗi cực khổ của nhân dân, ông ta phản đối thực hiện chính thể nước cộng hoà chế độ Tổng thống, phản đối cải cách kinh tế cấp tiến, phản đối chính sách ngoại giao “thân phương Tây”. Giu-ga-nốp sinh ngày 22 tháng 6 năm 1944 tại bang O-ren, tốt nghiệp khoa Toán học viện Sư phạm O-ren quốc lập và Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, giành được học vị phó tiến sĩ triết học. Gia nhập đảng cộng sản Liên Xô năm 1966. Bắt đầu từ năm 1967 giữ chức Bí thư thứ nhất đoàn thanh niên Cộng sản khu, thành phố và bang O-ren. Bắt đầu từ năm 1974 giữ chức Bí thư, Bí thư thứ hai đảng ủy thành phố O-ren, Trưởng Ban Tuyên truyền bang O-ren đảng Cộng sản liên Xô. Bắt đầu từ năm 1983 giữ chức giám sát viên, trưởng phòng Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng cộng sản liên Xô, năm 1989 giữ chức phó Trưởng ban hình thái ý thức Trung ương Đảng cộng sản liên Xô. Tháng 6 năm 1990, được bầu làm ủy viên Trung ương và ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng cộng sản Nga, Bí thư đảng cộng sản Nga. Tháng 2 năm 1993 được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Nga. Tháng 1 năm 1995 được bầu làm Chủ tịch ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Nga, tháng 8 cùng năm được bầu làm Chủ tịch ủy ban điều hành liên minh yêu nước nhân dân nga. Tháng 6 năm 1996 Giu-ga-nốp tham gia tranh cử Tổng thống khoá trước, với sự ủng hộ của phe tả trên toàn quốc, đè bẹp quần hùng với ưu thế tuyệt đối, cùng một trận quyết chiến với En-xin. Do Tướng Lê-bét khi ấy số phiếu đứng thứ ba được điện Crem-li chiêu an, cuối cùng Giu-ga-nốp không được như ý muốn, nhưng vẫn giành được hơn 40% số phiếu bầu. Từ đó có thể thấy, Giu-ga-nốp sẽ là một đối thủ nặng ký mà pu-tin sẽ gặp trên chặng đường bầu cử Tổng thống. Thế nhưng, En-xin đột ngột từ chức khiến cho sức cạnh tranh của Giu-ga-nốp giảm đi. là phe đối lập lớn nhất trong cả nước, Giu-ga-nốp luôn lấy En-xin làm đối tượng đấu tranh, ủng hộ ông ta đa số là những người phản đối En-xin. En-xin đột ngột từ chức khiến cho Giu-ga-nốp mất đi tấm bia công kích, ưu thế phe đối lập lớn nhất của đảng cộng sản Nga cũng nhanh chóng suy yếu.

2. Gri-gô-ri i-a-fu-rin-xki: Sinh ngày 10 tháng 4 năm 1952, Chủ tịch nhóm “I-a-pô-lu” phe đối lập cánh hữu Nga, tinh thông tiếng Anh, nhà kinh tế học, luôn là nhân vật được các cơ quan tài chính tiền tệ và chính phủ các nước phương Tây rất thích. I-a-fu-rin-xki tốt nghiệp học viện Kinh tế quốc dân Mát-xcơ-va, được ca ngợi là “thần đồng” kinh tế học. Từng công tác tại ủy ban các vấn đề lao động xã hội quốc gia Liên Xô, và từng phụ trách một bộ phận của Viện nghiên cứu khoa học lao động. năm 1989 ra giữ chức Vụ trưởng một vụ nọ của ủy ban cải cách kinh tế quốc gia Liên Xô, năm 1990 làm phó Thủ tướng Nga. Trong thời gian Goóc-ba-chốp nắm quyền, là cố vấn kinh tế, ông ta hợp tác với Sa-ta-rin đề ra “kế hoạch 500 ngày” thực hiện nền kinh tế thị trường. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1991 giữ chức phó Chủ tịch ủy ban quản lý ứng phó khẩn cấp kinh tế quốc dân. Từ năm 1993 giữ chức Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu kinh tế chính trị Nga. Trong năm cùng với Pôn-đê-lép và Lu-kin thành lập nhóm “I-a-pô-lu”, giữ chức Chủ tịch. Ông ta là lãnh tụ phe cải cách Đu-ma quốc gia nga, tương đối được hoan nghênh trong giới trí thức và phe khai sáng. Tháng 6 năm 1996 tham gia bầu cử Tổng thống khoá trước, tỷ lệ phiếu giành được là 7,3%, đứng thứ tư. Tháng 3 năm 1998 lại một lần nữa được bầu làm Chủ tịch nhóm “I-a-pô-lu”.

3. A-man Tu-lê-ép: Khi ấy làm Thống đốc bang Kê-mê-rô-vô của Nga, Chủ tịch đoàn chủ tịch Ủy ban điều hành liên minh yêu nước nhân dân Nga. Tu-lê-ép sinh ngày 13 tháng 5 năm 1944 tại thành phố Krát-nô-ya-xcơ của Tu-ku-man-xtan. Năm 1973 tốt nghiệp học viện Công trình vận tải đường sắt Xi-bê-ri- a mới. Từng giữ chức Cục trưởng Cục đường sắt Kê-mê-rô-vô, từ năm 1990 đến năm 1994 giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Xô-viết đại biểu nhân dân bang Kê-mê-rô-vô, sau giữ chức Chủ tịch Xô-viết đại biểu nhân dân bang này. Từ năm 1994 giữ chức Chủ tịch hội nghị lập pháp bang Kê-mê-rô-vô. Từng tham gia tranh cử Tổng thống tháng 6 năm 1996, thành tích không tốt. Tháng 8 năm 1998 được bầu làm Chủ tịch đoàn chủ tịch ủy ban điều hành liên minh yêu nước nhân dân nga. Từ tháng 8 năm 1996 đến tháng 7 năm 1997 giữ chức Bộ trưởng Bộ hợp tác quốc gia của chính phủ nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập. Tháng 7 năm 1997 giữ chức Thống đốc bang Kê-mê-rô-vô.

4. I-u-ri Xku-ra-tốp: Tổng Kiểm sát trưởng liên bang nga. Thời kỳ đại học ông ta đã thích nghiên cứu vấn đề luật học nhà nước và chế độ nhà nước. Giữa thập kỷ 70, sau khi tốt nghiệp đại học, ông ta bị gọi đi lính, phục vụ hơn một năm trong đại đội cảnh sát đặc chủng. Sau khi phục viên lại một lần nữa vào học viện luật nga, giành được học vị phó tiến sĩ. Về sau làm công tác giảng dạy và được thăng làm phó giáo sư, trở thành Chủ nhiệm Khoa Kiểm sát pháp luật của học viện luật. Năm 1987 thông qua bảo vệ luận văn tiến sĩ về vấn đề tự trị địa phương, được thăng lên làm giáo sư. Về sau được điều về công tác tại Trung ương Đảng cộng sản liên Xô. đầu thập kỷ 90 đảm nhiệm công tác của nhân viên tư vấn tại Cục an ninh nước cộng hoà và Bộ an ninh liên bang Nga, khởi thảo cho chính phủ những văn kiện về mặt an ninh. năm 1993 giữ chức lãnh đạo Viện nghiên cứu các vấn đề pháp chế và trình tự pháp luật, và giữ chức ủy viên công tác của Tổng viện kiểm sát. Viện kiểm sát mà ông ta lãnh đạo đã chế định thành công dự thảo pháp điển hình sự, pháp điển tố tụng hình sự và pháp điển chấp hành hình sự. Tháng 2 năm 1996, hội đồng liên bang Nga (Thượng viện) phê chuẩn ông ta làm Tổng kiểm sát trưởng liên bang Nga. Vừa mới lên nhậm chức, ông ta đã bắt tay vào tiến hành cải cách lớn đối với chế độ công tác kiểm sát, sửa lại chức năng của công tác kiểm sát, và đụng chạm đến các vấn đề giám sát chung, vấn đề tố tụng hình sự và vấn đề trình tự trinh sát, từ đó ông ta bị một số người bị ông ta điều tra công kích, năm 1999 một băng hình liên quan đến việc ông ta chơi gái được công bố, bản thân ông ta dứt khoát phủ nhận việc này. ngày 2 tháng 2 năm 1999 ông ta đưa ra đề nghị xin từ chức “vì lý do sức khoẻ”, chưa được phê chuẩn, tháng 4 cùng năm bị tạm đình chỉ chức vụ. Cuối tháng 1 năm 2000, Tổng viện kiểm sát Nga tố cáo ông ta lạm dụng chức quyền, Xku-ra-tốp bị cấm ra nước ngoài.

5. Con-stan-tin Ti-tốp: Thống đốc bang Sa-ma-ra của Nga. Ông ta chủ trương thực hiện chính sách kinh tế thị trường tự do, là nhân vật cánh hữu trên chính trường Nga.

6. A-lếch-xây Bô-đờ-bê-rê-xkin: Lãnh đạo phong trào “Di sản tinh thần”, Chủ tịch đoàn chủ tịch ủy ban điều hành liên minh yêu nước nhân dân Nga, phe đối lập cánh tả, là chiến hữu thân thiết của Giu-ga-nốp.

7. Xta-nít-xláp Gô-vô-ru-khin: nhân vật cánh hữu, Chủ tịch đoàn chủ tịch ủy ban điều hành liên minh yêu nước nhân dân Nga. Nhà sản xuất phim nổi tiếng của Nga, cốt cán của đảng Dân chủ Nga. Từ tháng 2 năm 1995 giữ chức Chủ tịch ủy ban lắng nghe chứng kiến tình hình xung đột Che-sni-a của Đu-ma quốc gia, sau từ chức. Tháng 8 năm 1996 được bầu làm Chủ tịch đoàn chủ tịch ủy ban điều hành liên minh yêu nước nhân dân Nga. Con trai ông ta phục vụ trong quân ngũ, chết trận trong cuộc chiến tranh Che-sni-a.

8. Ê-la pam-phi-lô-va: Sinh năm 1953. Nghị sĩ Đu-ma quốc gia khoá hai của nga, là phụ nữ đầu tiên tham gia tranh cử Tổng thống ở Nga, tốt nghiệp học viện động lực Mát-xcơ-va. Từng giữ chức tại ủy ban bản quyền và ưu đãi Xô-viết tối cao liên Xô. Năm 1991 giữ chức Bộ trưởng Bảo đảm xã hội. Tháng 12 năm 1992 tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Bảo đảm xã hội nhiệm kỳ tiếp theo. Tháng 12 năm 1993 gia nhập liên minh “Sự lựa chọn” của Nga. Tháng 2 năm 1994 từ chức Bộ trưởng bảo đảm xã hội.

9. U-ma đờ-da-brai-lốp: Giữ chức Trợ lý Tổng giám đốc của một Công ty liên doanh du lịch quốc tế và trung tâm thương mại của Nga, không nổi tiếng cho lắm.

10. Vla-đi-mia Ji-ri-nốp-xki; Chủ tịch đảng Dân chủ tự do Nga, phó Chủ tịch ủy ban hiệp thương chính trị của Tổng thống, phó Chủ tịch Đu-ma quốc gia. Thông hiểu 5 thứ tiếng Nga, Anh, pháp, Đức và Thổ nhĩ Kỳ, là nhà luật học, chuyên gia về vấn đề Trung Á và Cáp-ca- dơ. Sinh tháng 4 năm 1946 tại thành phố A-la-mu-tu của Ca-dắc-xtan. Năm 1970 ông ta tốt nghiệp Học viện Á Phi thuộc đại học Mát-xcơ-va với thành tích xuất sắc, về sau lại học xong toàn bộ chương trình luật tại Khoa luật đại học Mát-xcơ-va. Phục vụ hai năm trong quân ngũ, từng là sĩ quan của quân khu ngoại Cáp-ca-dơ của quân Liên Xô, sau đó công tác nhiều năm trong hệ thống công đoàn, Bộ Tư pháp của Nga. Bắt đầu từ năm 1988 tích cực tham gia chính trị, cùng năm khởi thảo Dự thảo cương lĩnh Đảng Dân chủ xã hội. Tháng 12 năm 1989 trù bị thành lập đảng Dân chủ tự do. Tháng 3 năm 1990 giữ chức Chủ tịch đảng Dân chủ tự do. Tháng 4 năm 1992 được tiến cử là ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ tự do tại đại hội đại biểu lần thứ 2 của đảng này, đồng thời tham gia vào cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ nhất, đứng thứ ba, chỉ sau En-xin và Lu-chcốp. Tháng 12 năm 1993 tham gia tranh cử Đu-ma nga, ông ta lãnh đạo Đảng Dân chủ tự do giành được 24,32% phiếu bầu, đứng thứ nhất, trở thành Chủ tịch đoàn nghị sĩ Đảng Dân chủ tự do trong Đu-ma quốc gia. Tháng 7 năm 1996 được bầu làm phó Chủ tịch ủy ban hiệp thương chính trị của Tổng thống Nga. Từ tháng 1 năm 2000 giữ chức phó Chủ tịch Đu-ma khoá 3.

11. Ép-ghê-ni Sa-vốt-sti-a-nốp (cuối cùng rút khỏi tranh cử): phó Cục trưởng Cục An ninh liên bang Nga, cựu phó Chánh Văn phòng Tổng thống, quân hàm thiếu tướng. Sinh năm 1952, kỹ sư khoáng, nhà vật lý học. Từ năm 1991 đến năm 1994 từng giữ các chức vụ lãnh đạo trong các bộ phận khác nhau của liên bang Nga. Từ tháng 1 năm 1994 giữ chức phó Cục trưởng Cục An ninh liên bang. Từ tháng 8 năm 1996 đến tháng 12 năm 1998 giữ chức phó Chánh Văn phòng Tổng thống Nga.

Là quyền Tổng thống, Pu-tin có ưu thế tuyệt đối so với những người này. Trước tiên, sau khi En-xin rời khỏi chức vụ trước thời hạn, Pu-tin một mình gánh vác hai chức vụ quan trọng là Tổng thống và Thủ tướng, tập trung tất cả quyền lực chấp hành cao nhất của nhà nước vào mình, trở thành nhân vật có thực quyền hàng đầu ở Nga. Ông không những tiếp tục lãnh đạo chính phủ, hơn nữa trực tiếp kiểm soát các cơ quan mạnh vốn do En-xin nắm. Tiếp đến, lập trường cứng rắn trong cuộc chiến tranh giải phóng Che-sni-a của Pu-tin đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của quân đội. Thứ ba, về thế lực chính trị, phong trào “đoàn kết” giành được toàn thắng trong bầu cử Đu-ma, coi như là hậu thuẫn chính trị kiên cường cho việc Pu-tin tranh cử Tổng thống. ngoài phong trào “đoàn kết” ra, trong cuộc đọ sức với các phe đối lập, Pu-tin còn có thể nhận được sự ủng hộ của lực lượng cánh hữu và một phần lực lượng trung gian. Một số lãnh đạo địa phương trước đó còn ngập ngừng do dự cũng có thể nghiêng về phía Pu-tin, thông qua sự ủng hộ chính trị đối với Pu-tin, đổi lấy lợi ích về mặt kinh tế địa phương. Thứ tư, trong thời gian trước bầu cử chưa đầy ba tháng, Pu-tin còn có nhiều cơ hội để lôi kéo cử tri. Chẳng hạn, ông có thể nâng lương và tiền dưỡng lão cho nhân dân Nga một cách hợp lý hợp pháp với danh nghĩa nhà lãnh đạo đất nước đương nhiệm, phương pháp này hết sức hữu hiệu ở Nga, người dân cảm ơn đều sẽ chuyển sang bỏ phiếu cho ông. Thứ năm, Pu-tin không có gánh nặng lịch sử. Pu-tin không có dây dưa gì lớn với chính quyền liên Xô, làm chính trị cũng tương đối thanh liêm, bất cứ vấn đề gì trước đây cũng đều không gắn vào con người ông. phe đối lập gần như khó có thể tìm được điểm để ra tay với ông. Thứ sáu, là ngôi sao mới nổi trên chính trường Nga, Pu-tin còn chưa kịp phạm sai lầm, điều này có thể khiến cho ông có được sự ủng hộ của các cử tri có khuynh hướng chính trị các loại. Thứ bảy, sau khi En-xin xuống, một số “ông trùm” trước kia ủng hộ điện Crem-li cũng sẽ chuyển sang đầu quân cho Pu-tin, lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng và tập đoàn tài chính mà họ kiểm soát để ủng hộ Pu-tin, ngăn chặn việc phe đối lập sau khi lên sẽ tiến hành thanh toán đối với những ông trùm; mà một bộ phận người trong các đảng phái khác trước kia từng phản đối En-xin cũng có khả năng do mất đi tấm bia mà chuyển sang ủng hộ Pu-tin. Cuối cùng, so với giu-ga-nốp cũng có uy tín rất cao mà nói, Pu-tin còn có ưu thế tuổi tác và sức khoẻ. đây quả thực là cái mà một nhà lãnh đạo thế hệ mới cần có.

Trong những ưu thế trên, ưu thế lớn nhất của Pu-tin vẫn là chiến tranh Che-sni-a. lập trường cứng rắn mà Pu-tin đã thể hiện ra trong hành động tấn công chủ nghĩa khủng bố Che-sni- a phù hợp với ý dân, rất được lòng dân. điều khác với nhiều người là tài cán và khí phách của ông, càng đem lại cho Nga hy vọng vươn lên trở lại.

Tất nhiên, ưu thế không có nghĩa là thế thắng, để đề ra sách lược tranh cử thích hợp, hoàn thiện hình tượng chính trị của mình, Pu-tin đã tổ chức xây dựng ban cố vấn. đại đa số người trong ban cố vấn này là do Pu-tin đích thân chọn ra, họ cũng đến từ nhiều lĩnh vực giống như đời sống chuyên nghiệp của Pu-tin vậy.

Nhân vật hàng đầu trong ban cố vấn là Mi-kha-in Ca-si-a- nốp, ông ta là phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Tài chính do Pu-tin đề bạt sau khi giữ chức quyền Tổng thống. Ca-si-a-nốp nói tiếng Anh lưu loát, đối với những nhân vật trong giới tài chính tiền tệ phương Tây mà nói, ông ta là người quen thuộc, có thể tin tưởng. Công tác chủ yếu của ông ta là xử lý tốt quan hệ căng thẳng giữa Nga với tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế. Ông ta từng công khai bày tỏ phản đối một số kiến nghị yêu cầu các nhà xuất khẩu của Nga đem 100% ngoại tệ mà họ kiếm được về nước. Kiến nghị này là do ngân hàng Trung ương Nga đưa ra, mà tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế lại tỏ ra bất mãn đối với điều này. Pu-tin ám chỉ nói, nếu như ông giành thắng lợi trong bầu cử, có thể ông sẽ bổ nhiệm Ca-si-a-nốp làm Thủ tướng.

Nhân vật số hai của ban cố vấn là đồng nghiệp KGB của Pu-tin Xéc-gây I-va-nốp. Pu-tin rời khỏi KGB năm 1990, còn I-va-nốp thì tiếp tục công tác tại cơ quan tình báo, chức vụ dần dần đi lên. Tháng 11 năm 1999, Pu-tin bổ nhiệm I-va-nốp khi ấy giữ chức phó Cục trưởng Cục An ninh liên bang làm Thư ký hội đồng An ninh quốc gia Nga. Dưới sự lãnh đạo của i-va- nốp, hội đồng An ninh quốc gia đã đề ra ý tưởng an ninh quốc gia mới gây tranh cãi. ý tưởng này đã hạ thấp ngưỡng có thể sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga, và chỉ rõ phương Tây là mối đe doạ tiềm tàng của an ninh Nga. I-va-nốp phát biểu tại một cuộc họp báo vào ngày 12 tháng 1 năm 2000: “Tôi là người ủng hộ cho lý luận thế giới đa cực. Tuyệt đại đa số nước trên thế giới phản đối bất kỳ quốc gia nào thực hiện chủ nghĩa bá quyền”. Ông ta lại nói, tất cả các quốc gia đều ủng hộ việc “sẽ mãi mãi không bao giờ xuất hiện” tình trạng tinh thần Ăng-lô-Sắc-xông của phương Tây” nữa.

Cây bút của ban cố vấn là luật sư pê-téc-bua gi-man Gu-ráp, bài “nước Nga thời điểm chuyển giao thế kỷ” nổi tiếng chính là do ông ta giúp khởi thảo. Đầu những năm 1990, Gu-ráp cùng với Pu-tin làm việc ở bộ phận kế hoạch tư hữu hoá. Gu-ráp mang huyết thống đức, sinh ra tại Ca-dắc-xtan, khi ấy nơi đó còn là một bộ phận của liên Xô. Gu-ráp cũng giống như Pu-tin, cũng nói được tiếng đức lưu loát. Ông ta dường như phản ánh tư tưởng của Pu-tin từ một góc độ khác – coi chủ nghĩa tư bản kiểu gia trưởng mà nước đức áp dụng để phát triển kinh tế sau chiến tranh là một con đường mà Nga có thể lựa chọn để phát triển. Gu-ráp nói, không xây dựng cơ cấu xã hội bảo vệ công chúng mà chỉ “bàn luận về một cuộc cải cách kinh tế mới là hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả”.

“Mưu sĩ chính trị” và “Tổng chỉ huy tranh cử Tổng thống” trong ban cố vấn của Pu-tin là Chu-bai, những phương châm chính sách lớn trong các mặt chính trị và kinh tế của Pu-tin đều dựa vào sự giúp đỡ của ông ta. Mặc dù Chu-bai bị một số người nguyền rủa ở Nga, nhưng ông ta là một nhân tài quản lý chính trị thông minh. năm 1996, chính là ông ta đã thúc đẩy khiến En-xin giành được chiến thắng trong bầu cử và liên nhiệm. Mối quan hệ giữa Chu-bai với Pu-tin và Gu-ráp đã có một thời gian rất dài, Pu-tin có thể nhanh chóng vươn lên được ở Mát- xcơ-va hoàn toàn là nhờ vào sự ra sức tiến cử của Chu-bai. Chu-bai cũng dường như đều có quan hệ với mỗi một nhân vật quan trọng trong mặt trận của Pu-tin. Một cố vấn của điện Crem-li là A-lếch-xây Chê-sa-na-cốp nói, Pu-tin “hết sức chịu khó” lắng nghe ý kiến của Chu-bai.

Để khiến cho tiếng tăm của Pu-tin đạt tới đỉnh điểm vào khi bầu cử tháng 3, bảo đảm cho Pu-tin đắc cử thuận lợi với trở ngại nhỏ nhất, các bậc tinh anh của ban cố vấn này đã áp dụng một loạt hành động. như nghiên cứu tỉ mỷ sở thích của công chúng, bảo đảm Pu-tin có thể đưa ra phản ứng nhanh chóng và tích cực đối với những ý kiến chủ đạo của xã hội Nga; vận dụng tinh thần yêu nước, đốc thúc Pu-tin ban bố học thuyết quân sự mới, cũng chặt chẽ hơn cho quân Nga trong tháng hai, thể hiện với mọi người quyết tâm bảo vệ tổ quốc của Pu-tin; khởi động bộ máy tuyên truyền, khiến cho các phương tiện thông tin đại chúng của Nga về tổng thể đều bày tỏ ủng hộ và tán thành đối với công tác của Pu-tin, cho dù có một số phê phán, cũng là trong một không gian hết sức hạn chế.

Ngày 14 tháng 2 năm 2000, Pu-tin trình ủy ban bầu cử Trung ương giấy tờ có 500 ngàn chữ ký ủng hộ của cử tri hợp pháp và tình hình thu nhập tài sản của bản thân mình và người nhà ông theo quy định của “luật bầu cử liên bang Nga”. Thư ký ủy ban bầu cử Trung ương tuyên bố, qua điều tra, tình hình thu nhập tài sản của bản thân và người nhà mà Pu-tin khai báo là đúng sự thật. Thu nhập tài sản mà Pu-tin kê khai bao gồm: Thu nhập 265.699 rúp trong hai năm 1998 và 1999; thu nhập của vợ Pu-tin Lút-mi-la 43.167 rúp; tài khoản tiết kiệm của Pu-tin tại ngân hàng có 386.999 rúp, tài khoản tiết kiệm của vợ Pu-tin Lút-mi-la tại ngân hàng có 10.323 rúp. Bất động sản Pu-tin có bao gồm: 6.796 m2 đất tư hữu ở bang Lê-nin-grát, 1.500 mét vuông đất tư hữu ở bang Mát-xcơ-va, nhà ở quốc hữu rộng 157,3 m2 ở Mát-xcơ-va, một biệt thự tư nhân diện tích 152,9 m2 ở bang Lê-nin-grát và hai ga-ra ôtô, lần lượt là 38 m2 và 18 m2. ngoài ra, Pu-tin và Lút-mi-la còn có một miếng đất quốc hữu 600 m2 có thể sử dụng ở bang pô-xcốp. đến đây, Pu-tin đã chính thức trở thành ứng cử viên của cuộc bầu cử Tổng thống khoá 3 của Nga.

Còn lúc này, qua sự cố gắng của ban cố vấn, tình hình tranh cử của Pu-tin đã có sự thay đổi có tính căn bản. nhiều khu vực bao gồm I-ốt-ska-ô-la, Đa-gét-xtan và An-tai đều bày tỏ trung thành với Pu-tin. lực lượng chính trị ủng hộ của Pu-tin bao gồm liên minh “đoàn kết”, “Tổ quốc – Toàn Nga”, phản đối Pu-tin chỉ có đảng cộng sản Nga và nhóm “I-a-pô-lu”.

Chính vào khi hoạt động tranh cử của Pu-tin đang thuận buồm xuôi gió, bỗng xảy ra một bất ngờ. đêm ngày 19 tháng 2, Ân sư của Pu-tin, thị trưởng đầu tiên của thành phố Xanh pê-téc-bua, trợ thủ của công tác tranh cử Tổng thống lần này là Xô-bu-chác đã ngừng thở tại Ca-li-nin-grát. ngày 21, di thể của Xô-bu-chác được chuyển về thành phố Xanh pê-téc-bua. Chính quyền thành phố chuẩn bị tổ chức lễ an táng long trọng theo quy cách của thị trưởng đầu tiên cho Xô-bu-chác tại nghĩa trang A-lếch-xan-đrơ – nê-va nổi tiếng. nghĩa trang này đã yên nghỉ những anh hùng Nga đã hy sinh tại Che-sni-a, nghị sĩ Đu-ma quốc gia bị ám sát năm 1999, những nhân vật nổi tiếng chính giới, giới quân sự, giới văn học thời kỳ Nga hoàng… Pu-tin quyết định tham gia lễ tang này. Thế nhưng, trưa ngày 23, đài truyền hình quốc gia rTr Nga phát đi tin tức “phần tử khủng bố Che-sni-a định ám sát quyền Tổng thống Pu-tin tại tang lễ!”. hoá ra trùm phiến quân Che-sni-a Ba-sa-ép biết tin Pu-tin sẽ tham dự lễ tang Xô-bu-chác, bèn thông qua mạng internet tung tin phần tử khủng bố Che-sni-a tại các nơi ở Nga đưa ra “lệnh truy sát” đối với Pu-tin, tuyên bố: “Tội phạm Pu-tin bị xử tử hình. nợ máu của người Che-sni-a phải dùng máu của Pu-tin để hoàn trả”. “lệnh truy sát” còn ghi rõ hòm thư điện tử và số fax dùng để liên lạc sau khi ám sát thành công, còn tuyên bố người ám sát có thể dùng tiếng ả-rập, tiếng Anh và tiếng Nga để liên hệ, nhằm lĩnh nhận tiền thưởng 2,5 triệu đô-la Mỹ sau khi thành công.

Do thời gian cấp bách tại thành phố Xanh pê-téc-bua, cảnh sát, Cục an ninh, Bộ nội vụ Mát-xcơ-va đồng thời hành động, căn cứ vào những manh mối đã nắm được lần ra, một lúc tóm gọn tuyệt đại đa số những kẻ tham gia vào âm mưu. đồng thời các nơi trên cả nước Nga bước vào trạng thái đề phòng cao độ. để ngăn ngừa các sát thủ Che-sni-a thâm nhập vào Mát-xcơ-va và Xanh pê-téc-bua, Nga hạ lệnh đóng cửa khẩn cấp biên giới với Che-sni-a.

Vào ngày Pu-tin đến Xanh pê-téc-bua hôm 24, cảnh vệ an ninh của sân bay, ga tàu hoả, bến xe buýt ở Xanh pê-téc-bua được tăng cường rất kỳ mạnh, tất cả những công dân không có chứng minh thư đều tạm thời bị gom lại, bố trí thời gian và tuyến đường Pu-tin tham dự tang lễ lại càng trở thành chuyện cơ mật tối cao của Nga. nơi sắp sửa diễn ra tang lễ rải đầy những cảnh sát Bộ nội vụ và bộ đội đặc chủng vũ trang và bán vũ trang, trên nóc, phía sau cửa sổ những toà nhà cao tầng ở những phố xung quanh đó đều có mai phục những tay súng được huấn luyện kỹ càng, ngay cả đường dẫn nước ở chỗ cử hành tang lễ cũng có cảnh sát ngồi. Trong bầu không khí khác thường này, Pu-tin đã tham dự lễ tang của Xô-bu-chác, và trở về Mát-xcơ-va một cách bình yên vô sự.

Quay về đến Mát-xcơ-va, ngày 25 tháng 2 Pu-tin dùng hình thức thư công khai đăng cương lĩnh tranh cử Tổng thống của mình trên các báo lớn của Nga, nhằm đáp lại giu-ga-nốp trước đó khí thế lấn lướt. Pu-tin viết trong bức thư công khai:

“Kính thưa các bạn, xin chào các bạn!

Tôi không trình bày cương lĩnh toàn diện gì, xin cho phép tôi nói đôi chút về một số vấn đề liên quan tới bầu cử. Mục tiêu thống nhất đã liên kết cả dân tộc lại với nhau về tiêu chuẩn đạo đức đặc biệt và thực tế luôn là đặc điểm của người Nga. điều này đã từng khiến cho nhân dân nước ta trụ vững và giành được thắng lợi trong những năm tháng khó khăn nhất – bất luận là trước chiến tranh, sau chiến tranh, hay là trong thời kỳ chiến tranh cũng đều như vậy. Vấn đề không phải là ở chỗ cần tìm kiếm lại tư tưởng dân tộc hiển hách. Tôi cho rằng, tư tưởng này đã tồn tại. nó đã thể hiện tương đối rõ rệt trong xã hội.

Chúng ta cần hiểu rằng, khi các nước cạnh tranh trên vũ đài quốc tế, đối thủ của chúng ta hết sức mạnh. Chúng ta cần đề ra rõ ràng cho mình một đường lối hữu hiệu để phát triển đất nước. Cơ quan quyền lực cần có đóng góp, cần có trách nhiệm, hơn nữa cần đạt tới mục đích một cách ngoan cường. Cơ quan nhà nước nên là bộ máy quan chức giỏi giang, linh hoạt, tuân thủ kỷ luật, không nên cồng kềnh, lười nhác, không hề quan tâm tới nhân dân.

Còn có một vấn đề quan trọng nữa mà chúng ta cần giải quyết, đó chính là luật chơi phức tạp, nhưng lại được công nhận mà mọi người chúng ta – toàn thể công dân và cơ quan nhà nước đều cần tuân theo: Tuân thủ pháp luật và hiến pháp, tức trật tự pháp luật của nhà nước.

Tôi cho rằng, bất luận là về chính trị, hay là về kinh tế, đây đều là một trong những vấn đề lớn nhất, nghiêm trọng nhất mà nước Nga ngày nay gặp phải. Chỉnh đốn cơ cấu pháp luật và tấn công tham nhũng thoái hoá cũng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, điều này không đơn giản là việc trong lĩnh vực pháp luật.

Nước Nga giàu có không thể cho phép bất cứ người nào lăng nhục nó vì nó nghèo. Tôi cần nhắc lại một lần nữa quan điểm mà tôi đã trình bày trong bức thư công khai gửi cử tri – cần nói thẳng thắn rằng: đất nước chúng ta giàu có, nhưng người dân thì nghèo.

Vì vậy trọng điểm của chúng ta là cần làm cho mọi người được sống cuộc sống tốt đẹp. điều mà những công dân phổ thông quan tâm nhất là gì, mỗi lần tiến hành điều tra xã hội về vấn đề này đều cho thấy, mọi người có quyền, cũng hy vọng được sống cuộc sống tốt đẹp. Tôi cho rằng, để thực hiện mục tiêu này, mỗi một chính quyền đều cần gánh vác trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm chính trị, bất luận nó dựa trên cái gì. Tạo phúc cho nhân dân, mưu cầu lợi ích cho công dân phổ thông, đây mới là mục tiêu cuối cùng của một chính quyền.

Để tất cả các chủ thể của thị trường đều có thể giữ được cự ly như nhau với chính quyền là sự bảo đảm quyền sở hữu, cũng là hòn đá tảng của lĩnh vực kinh tế chính trị. rõ ràng, nếu như nhà nước không thực hiện được những chức năng mà tôi nêu, thì không thể đưa ra luật chơi có sự bảo đảm, lĩnh vực này sẽ bị nền kinh tế ảo chiếm lĩnh. đây là biểu hiện suy yếu của quốc lực.

Một mặt khác của vấn đề là không tiến hành công tác lành nghề và cẩn thận tỉ mỉ đối với thị trường cũng sẽ không thể có được sự lớn mạnh của đất nước. nhưng điều tiết không phải là chiếc thòng lọng trên cổ của thị trường, mà là sự ủng hộ đối với thị trường, là tạo điều kiện bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh.

Đối với một quốc gia lớn mạnh mà nói, công dân không thể không có sự tôn nghiêm, cả quốc gia không thể không có lòng tự hào dân tộc. những nguyên tắc cơ sở này là nền tảng của chính sách đối nội đối ngoại của chúng ta. Tôi cảm thấy, chúng ta có năng lực huy động tất cả mọi tài nguyên của đất nước, có năng lực huy động tất cả mọi lực lượng của xã hội và lòng nhiệt tình lao động của toàn thể công dân Nga. Tôi cho rằng, suy cho cùng, đây vừa là mục đích căn bản, cũng là mục đích căn bản của tất cả những người có mặt tại đây hôm nay”.

Cùng với việc công bố “Thư công khai gửi công dân Nga”, Pu-tin bắt đầu phát động thế tiến công của mình. Trong bức thư này ông đã trình bày những mặt ưu tiên chủ yếu của chính sách mà ông sẽ thực hiện. những mặt ưu tiên này có thể khái quát thành: “đánh thắng chiến tranh Che-sni-a”, “Tăng cường vị thế đất nước”, “Tấn công tội phạm”, “Xoá bỏ nghèo nàn”. những mặt ưu tiên này đã được các cử tri đi bỏ phiếu hưởng ứng nhiệt liệt.

Ngày 26 tháng 3 năm 2000, cuộc bầu cử Tổng thống liên bang Nga diễn ra đúng kế hoạch, kết quả bầu cử đúng như mọi người dự đoán: Pu-tin chính thức được bầu làm Tổng thống liên bang Nga, nước Nga từ đây bước vào “Thời đại Pu-tin”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.