Putin - Sự Trỗi Dậy Của Một Con Người

Chương VII: CHÍNH SÁCH MỚI CỦA PU-TIN



“Bốn loại vũ khí” của Putin

En-xin đã mở ra cải cách kinh tế thị trường của Nga. Sau khi được bầu làm Tổng thống, Pu-tin đã nhấn mạnh khi gặp giám đốc ngân hàng thế giới Vôn-phơ-sơn rằng, cải cách kinh tế của Nga đã bước vào con đường đúng đắn, cần phải thúc đẩy toàn diện cải cách. Pu-tin bày tỏ, nước Nga trong tương lai vừa sẽ không “đi theo con đường cũ chủ nghĩa cộng sản của liên Xô cũ”, cũng sẽ không nhất mực bắt chước thể chế chính trị kinh tế của các nước phương Tây như Mỹ, Anh. Nga sẽ xây dựng một hệ thống điều tiết nhà nước hoàn chỉnh, tăng cường phát triển nền kinh tế dân tộc kết hợp nhiều hình thức hiệu quả cao.

Pu-tin nhấn mạnh, nước Nga cần phải tìm kiếm con đường cải cách của mình. phân tích qua những lời nói của Pu-tin, ông sẽ áp dụng phương pháp tiệm tiến xây dựng nước Nga thành một nước phát triển nhất, phồn vinh và lớn mạnh nhất trên thế giới.

Về kinh tế, vấn đề lớn nhất mà Pu-tin phải đối mặt sau khi lên nắm quyền là thiếu tiền vốn trong quốc khố, trước mắt Nga chỉ có dự trữ ngoại tệ và vàng gần 20 tỷ đô-la Mỹ, và tổng mức các loại nợ đã gần gấp 10 lần con số này. Vì vậy, nếu không được các nước phát triển đầu tư và viện trợ, trong một thời gian ngắn, nền kinh tế Nga hoàn toàn không thể nào thoát khỏi khủng hoảng. Xu thế tốt đẹp xuất hiện trong nền kinh tế Nga hiện nay có mối liên quan rất lớn tới việc một năm qua giá dầu quốc tế liên tục ở mức cao, xuất khẩu dầu thô chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga, điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp Nga làm dịu đi khủng hoảng tài chính, nhưng nếu như giá dầu quốc tế giảm mạnh, Nga sẽ không thể không một lần nữa rơi vào khốn khó. Vì vậy trợ thủ đắc lực của Pu-tin, chuyên gia đàm phán với giới tài chính tiền tệ phương Tây, Thủ tướng nga Ca-si-a-nốp đang nỗ lực tìm kiếm viện trợ của các nước phát triển, và cố gắng để các nước chủ nợ phương Tây kéo dài thời hạn hoặc cắt giảm nợ của Nga. Nhưng các nước phương Tây đòi giá rất cao, điều kiện viện trợ hết sức hà khắc.

Một nhân vật chuyên môn quen thuộc với Pu-tin cho rằng, quá trình Pu-tin làm sĩ quan tình báo ở đông đức sẽ giúp ích cho ông rất nhiều, ở đó, Pu-tin thường tiếp xúc với giới doanh nghiệp và chính phủ phương Tây. Ông là người ủng hộ kiên định nền kinh tế thị trường, nhưng nét tương phản rõ rệt giữa ông với đại bộ phận các nhà chính trị Nga là, ông hiểu mô thức sinh hoạt kinh tế và chính trị của phương Tây, ông không phải là người ngoài cuộc mà là một thành viên trong cuộc. Nước Nga trong tương lai vừa “không đi theo con đường cũ chủ nghĩa cộng sản của liên Xô cũ”, cũng sẽ không một mực bắt chước thể chế chính trị kinh tế của các nước phương Tây như Mỹ, Anh; Nga sẽ đi “con đường thứ ba” phù hợp với mình. Đó chính là:

Thứ nhất, nâng cao tính tích cực đầu tư, kích thích sản xuất tăng trưởng tốc độ cao; ưu tiên phát triển khoa học kỹ thuật cao và kinh tế mô hình hàm lượng kỹ thuật cao; thực hiện chính sách cơ cấu hợp lý; xoá bỏ nền kinh tế ảo, tấn công các hoạt động phạm tội có tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh và tín dụng tài chính; thực hiện cải cách kinh tế một cách tuần tự từng bước.

Thứ hai, đối với những sai sót trong chính sách tư hữu hoá, đồng thời để duy trì tính liên tục của chính sách, Nga sẽ không thực hiện quốc hữu hoá lại, nhưng sẽ dừng việc bán hàng loạt doanh nghiệp quốc hữu với giá rẻ, sau này sẽ bán chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ hiệu quả kinh doanh kém, sẽ duy trì chế độ quốc hữu hoặc do nhà nước khống chế cổ phần đối với những doanh nghiệp có tính chiến lược trong nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba, thay đổi chính sách tài chính tiền tệ lấy nợ để bù đắp thiếu hụt tài chính; cải cách thể chế phúc lợi xã hội, nhằm đạt tới tăng thu tiết kiệm chi. Chính phủ sẽ chuyển trọng điểm thu thuế từ thuế công thương sang thuế thu nhập cá nhân, nâng cao thuế tiêu dùng của các mặt hàng không cần thiết như rượu, thuốc lá, vàng bạc và ôtô sang trọng, tăng nặng trừng phạt đối với những kẻ trốn thuế lậu thuế; từng bước giảm bớt trợ cấp nhà nước đối với phí thuê nhà, phí sự nghiệp công cộng, nâng các chi phí này lên mức giá thành, và tăng trợ cấp đối với những người khó khăn; kiểm soát chặt chẽ ngoại tệ chảy ra bên ngoài, nâng tỷ lệ thu nhập ngoại tệ của các doanh nghiệp cưỡng chế bán cho ngân hàng trung ương từ 50% lên 75%, thậm chí cao hơn; sắp xếp lại nợ, giảm bớt nợ trong nước và ngoài nước.

Thứ tư, từ bỏ chính sách kinh tế trọng tài chính tiền tệ, coi nhẹ sản xuất, tăng cường điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế, cố gắng nâng đỡ những người sản xuất của nước mình. Chính phủ sẽ đề ra quy hoạch trung và dài hạn đối với các lĩnh vực như hoá chất, ôtô, công nghiệp nhẹ, chăn nuôi và khoa học kỹ thuật cao, và hạ thấp thuế giá trị gia tăng và thuế suất thuế lợi nhuận, giảm bớt gánh nặng thuế của doanh nghiệp. Sử dụng biện pháp hải quan bảo vệ người tiêu dùng và thị trường của nước mình, thu thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu công nghiệp nhẹ và thức ăn chăn nuôi, nhằm xoay chuyển cục diện doanh nghiệp trong nước ngừng sản xuất chờ nguyên liệu, còn hàng nước ngoài thì tràn ngập thị trường.

Các nhà kinh tế học phương Tây cho rằng, Pu-tin đã hiểu rõ, đầy đủ về tình hình kinh tế của Nga. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ kinh tế thị trường, nhưng vấn đề là kinh tế thị trường là gì, một loại là kinh tế thị trường tự do hoá kiểu phương Tây, một loại là kinh tế thị trường lấy kinh tế dân tộc làm thực chất. Qua một loạt lời nói của Pu-tin có thể thấy, cái sau sẽ là phương hướng lựa chọn đầu tiên của Pu-tin vào thời kỳ đầu lên nắm quyền, nhấn mạnh điều tiết nhà nước và kinh tế dân tộc là nền tảng trong chính sách của Pu-tin. Sau khi Pu-tin lên làm Tổng thống, chỉ số thị trường cổ phiếu thấp trong một thời gian dài của Nga đã nâng lên được 19%, thị trường giao dịch ngoại tệ cũng xuất hiện sự phục hồi có lợi cho đồng rúp. Điều này dường như cho thấy cái tên Pu-tin này có thể cung cấp cho các nhà đầu tư cái mà họ cần nhất: ổn định. Mọi người phổ biến tin rằng, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Pu-tin sẽ là một nơi làm ăn buôn bán tương đối đáng tin cậy.

Chiến lược dân giàu mới

Trong nhiều trường hợp, Pu-tin từng nhiều lần bày tỏ sẽ cố gắng nâng cao mức sống của cư dân: “đây là mục tiêu hàng đầu trong công tác kinh tế xã hội”. Mục tiêu chiến lược của chính sách xã hội của Pu- tin là: Tạo điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản rộng rãi, như phát triển nền giáo dục phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và nền kinh tế, tạo điều kiện thực hiện quyền giáo dục của cư dân; phát triển sự nghiệp thể thao đại chúng để cải thiện tình trạng sức khoẻ của cư dân; phát triển tiềm lực văn hoá đất nước, bảo vệ di sản văn hoá và thống nhất văn hoá của đất nước, khiến cho đông đảo nhân dân được hưởng thành quả văn hoá, xây dựng nền tảng pháp luật và tổ chức cho phát triển lĩnh vực văn hoá xã hội; xây dựng thị trường lao động văn minh hiệu quả; tăng cường sự ủng hộ xã hội có mục đích đối với cư dân; căn cứ vào nhu cầu cư dân có khả năng chi trả và tiêu chuẩn xã hội về nhà ở để tạo điều kiện thực hiện quyền có nhà ở của mình.

Pu-tin còn bày tỏ Nga sẽ cải cách chế độ giáo dục, tăng đầu tư cho giáo dục và nâng cao hiệu quả sử dụng của nó. Chính phủ sẽ tiến hành cải tổ đối với các trường giáo dục chuyên nghiệp thông qua liên hợp với các trường đại học và cao đẳng, và xây dựng khu đại học. Cải cách chế độ y tế chữa bệnh, thực hiện chính sách bảo đảm của nhà nước về cứu trợ y tế miễn phí, chế định pháp luật liên bang về bảo hiểm xã hội y tế. Cải cách chế độ bảo đảm xã hội, cắt giảm trợ cấp ngân sách của người sản xuất hàng hoá và dịch vụ, và cho cư dân các loại ưu đãi và trợ cấp, tiếp tục duy trì ưu đãi đối với cựu chiến binh trong chiến tranh, anh hùng liên Xô và anh hùng Nga, nhưng dần dần chuyển thành hình thức tiền tệ hoá. Cải cách chế độ việc làm, nâng cao tính lưu động của sức lao động, thực hiện chế độ hợp đồng lao động, bảo đảm cân bằng lợi ích của người làm thuê, chủ thuê và ổn định đất nước, tiếp tục nâng cao mức tiền thù lao lao động thấp nhất, xây dựng tổ chức công đoàn, ngân sách liên bang có khoản riêng tiến hành trợ cấp đối với người thất nghiệp và xây dựng cơ chế tái tạo việc làm hữu hiệu.

Pu-tin cho rằng mục tiêu của hiện đại hoá nền kinh tế là đạt tới tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, nâng cao năng lực cạnh tranh, khiến cho cơ cấu kinh tế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, chính phủ Nga cần phải đẩy nhanh bước đi cải cách kinh tế:

1. Tăng cường lập pháp, bảo đảm môi trường đầu tư và kinh doanh ưu việt. Tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng đối với tất cả các chủ thể kinh tế trong toàn quốc. Sẽ xoá bỏ tuyệt đại đa số trợ cấp trực tiếp và gián tiếp đối với doanh nghiệp thua lỗ và xoá bỏ sự nâng đỡ của nhà nước có tính kỳ thị.

2. Khẳng định và bảo vệ quyền sở hữu tài sản tư hữu, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng, và sẽ áp dụng biện pháp công khai hoá xuất khẩu tư bản.

3. Cải cách hệ thống tài chính tiền tệ, đạt tới ổn định tài chính tiền tệ trung hạn. Cải cách chế độ ngân hàng, nâng cao tính ổn định của ngân hàng, thực hiện trình tự phá sản đối với ngân hàng thua lỗ, hoàn thiện chế độ thu thuế của cơ quan tín dụng, tạo điều kiện thực hiện toàn diện tiêu chuẩn quốc tế về trình tự giám sát ngân hàng, thực hiện tiêu chuẩn quốc tế về chế độ hạch toán kế toán và bảng biểu, thu hút vốn nước ngoài. phát triển thị trường chứng khoán, khuyến khích phát triển cơ quan đầu tư, mở rộng công cụ tài chính tiền tệ nhằm mở rộng đối tượng đầu tư và thu hút những nhà đầu tư mới lâu dài, hoàn thiện cơ chế điều tiết của thị trường chứng khoán.

4. Mục tiêu của cải cách chế độ thu thuế và thuế quan là cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thực hiện cân bằng ngân sách nhà nước. Cân bằng gánh nặng thu thuế của lợi nhuận và quỹ thù lao lao động, xoá bỏ phần lớn ưu đãi thu thuế, quy định cơ quan thu thuế xuyên khu vực, xây dựng và hoàn thiện chế độ người nộp thuế thống nhất, phát triển tin học hoá quản lý hành chính thu thuế. Chính sách thuế quan sẽ phù hợp với lập trường đàm phán nga gia nhập WTo, thúc đẩy nền kinh tế nga hoà nhập vào hệ thống kinh tế thế giới và cải tiến cơ quan kinh tế.

5. Tăng cường quản lý tài sản quốc hữu. Nâng cao hiệu suất quản lý tài sản quốc hữu, hoàn thiện chế độ đại diện lợi ích của nhà nước trong cơ quan quản lý công ty cổ phần. Sửa đổi “luật tư hữu hoá tài sản quốc hữu liên bang Nga”, hoàn thiện trình tự doanh nghiệp 100% vốn quốc hữu liên bang chuyển đổi thành công ty cổ phần. Chế định luật nguyên tắc quốc hữu hoá tài sản, loại bỏ khả năng quốc hữu hoá có tính tịch thu. Kiên định bảo vệ thành quả của tư hữu hoá, nhiều loại hình thức chế độ sở hữu và hình thức kinh tế cùng tồn tại, cạnh tranh công bằng, đào thải tự nhiên.

6. Thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế. Chính sách cơ cấu của nhà nước chủ yếu là từ ủng hộ các doanh nghiệp không có thành tích chuyển sang phát triển cơ sở hạ tầng, bảo đảm lưu động sức lao động, ủng hộ sự phát triển của những ngành mới nổi lên (trước hết là ngành nghề sáng tạo và tin học), khuyến khích doanh nghiệp và doanh nghiệp lũng đoạn tự nhiên sắp xếp lại và cải cách. Nhà nước còn khuyến khích mở rộng xuất khẩu, khuyến khích sáng tạo, bảo đảm điều kiện pháp luật, kinh tế và tài chính ưu việt cho các hoạt động sáng tạo. Nhà nước ủng hộ phát triển đầu tư rủi ro và sáng tạo chế độ bảo hiểm rủi ro, bảo vệ quyền sở hữu tài sản tri thức, tạo điều kiện thực hiện ngành nghề khoa học kỹ thuật cao phát triển vượt trội, phát huy đầy đủ tiềm lực khoa học kỹ thuật và tri thức. Phát triển sự nghiệp cơ sở giao thông và thông tin, hình thành hành lang giao thông quốc tế có sức cạnh tranh, nâng cao trình độ tin học hoá của xã hội. Chia tách công ty cổ phần dầu mỏ khí đốt và thống nhất công ty hệ thống năng lượng, đối với vận tải đường sắt thực hiện chia tách giữa đường sắt và vận tải, tự do hoá hơn nữa đối với thị trường bưu chính viễn thông. Phát triển hệ thống công nghiệp năng lượng chất đốt, bảo đảm cơ cấu hợp lý cân bằng năng lượng chất đốt của nhà nước. Phát triển hệ thống công nghiệp quốc phòng, bảo đảm học thuyết quân sự, kế hoạch xây dựng quân sự và kế hoạch nhu cầu vũ khí của lực lượng vũ trang đã được xác định, tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật và hiệu quả của nền công nghiệp quốc phòng, xây dựng mô hình tổng hợp công nghiệp quốc phòng nhất thể hoá cỡ lớn, tăng cường đầu tư đối với nghiên cứu và thiết kế khoa học quân sự, tận dụng có hiệu quả thực lực của công nghiệp quốc phòng để phát triển các ngành kinh tế dân dụng. Thực hiện chính sách nông nghiệp hiện đại, cần thực hiện phương châm kết hợp giữa nhà nước ủng hộ, nhà nước điều tiết và thị trường điều tiết đối với nông thôn và chế độ sở hữu đất đai.

Cải cách kinh tế thị trường của Nga là điều không thể đảo ngược, một mặt, Pu-tin nhiều lần nhấn mạnh cần tăng cường vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, khôi phục trật tự kinh tế, tăng cường điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với kinh tế, kiên trì sách lược cải cách tiệm tiến và cân bằng, cố gắng tìm tòi con đường mới thích hợp với cải cách kinh tế thị trường có đặc điểm của nga; mặt khác, cái mà ban lãnh đạo kinh tế của ông thực hiện là chính sách cải cách kinh tế càng tự do hoá, loại bỏ sự điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế.

Tháng 9 năm 1999, Pu-tin khi ấy giữ chức Thủ tướng Nga, khi tiến hành hội đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân tại niu Di-lân, từng nói, một nước cần giống như Trung Quốc vậy, căn cứ vào tình hình của mình đi theo con đường của mình trong cải cách kinh tế. Có lẽ Pu-tin khi ấy đã có tính toán kỹ càng đối với cải cách kinh tế của Nga sau này, tràn đầy niềm tin đối với chính sách dân giàu nước mạnh của Nga.

Điểm nóng thứ ba trên Trái đất

Nhờ chính sách kinh tế của Pu-tin gần hai năm nay, nền kinh tế Nga cuối cùng đã có được tăng trưởng tương đối nhanh. Mặc dù giới bình luận quốc tế có những cách nhìn khác nhau đối với triển vọng kinh tế của Nga, nhưng năm 2000 và 2001, Nga lần lượt đạt tỷ lệ tăng trưởng cao 8,3% và 5,5%, không thể không gây sự chú ý rộng rãi trên thế giới. Ngoài tăng trưởng gDp ra, mậu dịch đối ngoại, dự trữ ngoại tệ, mức độ ổn định tiền tệ và đánh giá tài chính kinh tế quốc tế cũng đều có sự cải thiện rõ rệt. Năm 2001, tổng giá trị sản lượng nông nghiệp tăng trưởng 5%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 8,1% so với năm trước, đầu tư xây dựng cơ bản tăng 8%, tăng trưởng kim ngạch bán lẻ thương nghiệp vượt quá 10%, dự trữ ngoại tệ tăng 36,79%, đạt tới 38,3 tỷ đô-la Mỹ, đạt mức cao nhất trong lịch sử mấy năm nay. Mức sống của cư dân được nâng cao, ổn định, trong khi giá cả hàng tiêu dùng tăng 15,2%, thu nhập bình quân đầu người tăng 46,2%. Đồng thời, tỷ giá giữa đồng rúp và đồng đô-la Mỹ về cơ bản đã ổn định ở mức 28-30:1. Thị trường cổ phiếu Nga năm 2001 phồn vinh chưa từng có, trở thành thị trường có sức sống nhất trên toàn cầu.

Nền kinh tế Nga đã trở thành điểm nóng thứ ba trong nền kinh tế toàn cầu ngoài Trung Quốc và Ấn độ. Theo cách nói của Pu-tin, năm 2001, Nga đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất về kinh tế, trở thành nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Mát-xcơ-va hiện nay, bất kể là mua hàng hay đổi đô-la Mỹ, đều không có hiện tượng tranh nhau mua xếp hàng dài. Đi trên đường phố Mát-xcơ-va, cảm giác đầu tiên chính là nhiều ôtô mới, tốt. Méc-xê-đéc, Vôn-sva-gen là mấy loại xe nhập khẩu mà người Nga thích nhất, vì vậy chỉ cần có loại xe nào mới ra, thì lập tức sẽ có thể thấy được ở Mát-xcơ-va. Thậm chí có phương tiện thông tin đại chúng Nga nói, lượng tiêu thụ xe Méc-xê-đéc ở Nga còn nhiều hơn toàn bộ châu Âu. Về mặt tiêu dùng, chỉ tính riêng năm 2002, số lượng siêu thị ở Mát-xcơ-va đã tăng 50%. Siêu thị liên hoàn cỡ lớn của Thổ nhĩ Kỳ cấp độ không thấp là ram-xto (siêu thị chuột túi) mở siêu thị nào là siêu thị ấy làm ăn phát đạt, việc kinh doanh hết sức phát triển, đến cuối tuần ngay cả đậu xe cũng phải mất nửa ngày. Chuỗi nhà hàng McDonal rất được giới trẻ yêu thích lại nở rộ ở khắp nơi, việc kinh doanh rất phát đạt.

Cần phải nói rằng, tăng trưởng kinh tế của Nga hiện nay, đối với một nước lớn thức tỉnh này mà nói, mới chỉ là một sự khởi đầu. Nhưng sự mở đầu này đã cho thấy, chính sách cải cách hệ thống hoá của Pu-tin đã giành được kết quả ban đầu. Dự kiến tương lai nền kinh tế của Nga vẫn sẽ giữ được tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao trong một thời gian dài. Xét điều kiện trước mắt, tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao này chủ yếu xuất phát từ ba nền tảng: Một là chênh lệch có tính khôi phục của thời kỳ đầu cất bước của nền kinh tế. Tăng trưởng khởi điểm tương đối thấp tương đối dễ đạt tới tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao, đây là quy luật phổ biến. hai là tài nguyên phong phú của Nga đã đem lại ưu thế xúc tiến kinh tế và ưu thế mậu dịch quốc tế rõ rệt cho Nga, ưu thế này sẽ còn được tăng cường hơn nữa. Ba là sự phát triển của Nga trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật cao khiến cho tăng trưởng kinh tế của nước này có cả ưu thế tài nguyên và ưu thế khoa học kỹ thuật. Trước mắt, Nga không những là đầu tàu của kinh tế khu vực đông Âu, mà là nước tăng trưởng ngành thông tin nhanh nhất trong khu vực này.

Xét về lâu dài, phát triển kinh tế của Nga sẽ có tác động nhất định đối với nền kinh tế thế giới. Xét về tổng lượng, tác động này chủ yếu bắt nguồn từ sức cạnh tranh của thương mại quốc tế của nó trên thị trường quốc tế. Nga có cơ sở công nghiệp và kỹ thuật công nghiệp kế thừa từ thời kỳ liên Xô cũ, cộng thêm tài nguyên giá rẻ và mối liên hệ tự nhiên giữa nó với thị trường châu Âu, nó sẽ triển khai cạnh tranh ngày một mạnh hơn với các nước châu Á, Nam Âu và các nước Mỹ La-tinh tại thị trường sản phẩm cấp vừa và cấp thấp, và triển khai cạnh tranh với Âu Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực vũ trụ. Xét về cơ cấu, Nga có ưu thế lũng đoạn hoặc nửa lũng đoạn về mặt tài nguyên thiên nhiên. Những tài nguyên thiên nhiên bao gồm dầu mỏ, khí đốt, gỗ và một số khoáng sản kim loại màu. Sau năm 1993, Nga bán nhiều kim loại màu ra thị trường quốc tế, khiến cho giá cả của nhiều sản phẩm giảm tới trên một nửa, xuất khẩu kim loại màu của Trung Quốc cũng chịu tác động nghiêm trọng. Cuối năm 2001, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ khi quyết định biện pháp hạn chế sản xuất duy trì giá, cũng không thể không coi thái độ của Nga làm nhân tố suy xét trọng điểm. Trữ lượng dầu mỏ phong phú của Nga không những có ảnh hưởng ngày một lớn đối với thị trường dầu mỏ quốc tế, hơn nữa cũng là một trong những nhân tố suy xét trọng điểm của Mỹ trong quan hệ Mỹ Nga.

Từ đó có thể thấy, nền kinh tế Nga sẽ trở thành một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trong nền kinh tế thế giới một cách không thể tránh khỏi.

Đường lối kinh tế tương lai của Pu – tin

Tuy nền kinh tế Nga năm 2000 – 2001 có sự tăng trưởng lớn, nhưng các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu nửa đầu năm 2002 mà Nga công bố, tổng giá trị sản phẩm trong nước và sản xuất công nghiệp lần lượt tăng trưởng 3,8% và 3,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng 5,4% và 5,5% của hai chỉ tiêu này cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga đã chậm lại rõ rệt.

Chính phủ Nga đã tổng kết tình hình kinh tế nửa đầu năm tại hội nghị tổ chức ngày 18 tháng 9. Bộ trưởng phát triển kinh tế và mậu dịch Nga đã để lộ ra khi phát biểu với các phương tiện thông tin đại chúng sau hội nghị: Kinh tế Nga “dễ chịu ảnh hưởng của những thay đổi nhỏ về kinh tế từ bên ngoài”, “kinh tế Nga quá ỷ lại vào xuất khẩu”. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2002, xuất khẩu của Nga giảm xuống 7%, hình thành sự tương phản so với tăng trưởng xuất khẩu liên tục của mấy năm trước. Nửa đầu năm, đáp ứng yêu cầu hạn chế sản xuất duy trì giá của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, lượng xuất khẩu dầu mỏ mỗi ngày của Nga đã giảm 150 ngàn thùng; xuất khẩu gang do nhiều nước thực hiện biện pháp chống bán phá giá nên bị hạn chế; đồng thời xuất khẩu kim loại màu cũng do nhu cầu của thị trường quốc tế hạ xuống nên giảm bớt. Tỷ giá đồng rúp tăng thực tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sức cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của Nga giảm xuống. Sản xuất của doanh nghiệp mô hình xuất khẩu nguyên liệu do vậy bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiếp đến lan tới nhiều ngành tương quan.

Kể từ cuối năm 2001 đến nay, sản xuất công nghiệp của Nga tăng trưởng chậm, nhiều tháng liền chỉ tăng trưởng một chút, chỉ đến tháng 6 tốc độ tăng trưởng mới nhanh hơn. Xét nguyên nhân của nó, trước tiên là chi phí khí đốt, điện, vận tải và tiền lương công nhân tăng, giá thành sản xuất tăng cao, lợi nhuận giảm đi; tiếp đến, song song với xuất khẩu giảm xuống, nhập khẩu tăng 7%, khiến cho những ngành công nghiệp dân tộc vốn đã thiếu sức cạnh tranh lại rơi vào khó khăn, nhiều ngành đều kêu gọi chính phủ nâng cao thuế quan, hoặc áp dụng các phương thức khác bảo vệ người sản xuất của nước mình; lại còn một thực tế nữa, mặc dù tiền lương tăng nhiều, nhưng năng suất lao động vẫn cứ thấp.

Ngoài ra, đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp nửa đầu năm chỉ tăng 1,8%, thấp hơn nhiều so với dự kiến của chính phủ. Đây chủ yếu là do thay đổi luật thuế dẫn tới. Từ năm 2002 trở đi, Nga đã xoá bỏ ưu đãi thu thuế đối với đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến tính tích cực đầu tư. Các chuyên gia chỉ ra, thị trường tài chính tiền tệ Nga không phát triển, 70% ~ 80% đầu tư tài sản cố định phải dựa vào vốn tự có của doanh nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp từ năm 2002 đến nay giảm phổ biến, đầu tư dùng vào đổi mới thiết bị và mở rộng tái sản xuất tất nhiên cũng giảm đi. Trước mắt mức độ lão hoá của thiết bị doanh nghiệp đã lên tới 70% – 75%, vấn đề này không được giải quyết, thì nền kinh tế Nga không thể nào duy trì được tăng trưởng tốc độ cao. Cơ cấu đầu tư của Nga mấy năm gần đây cũng không hợp lý. Trong tình hình đầu tư chủ yếu nghiêng về công nghiệp nguyên vật liệu, kinh tế không thể nào có tăng trưởng ổn định được.

Cần phải nói rằng, hai năm gần đây chính phủ Nga đã có nhiều việc làm trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nhưng cải thiện môi trường đầu tư là một công trình chỉnh thể, không thể thấy hiệu quả trong một thời gian ngắn được. Một số biện pháp cải cách vốn cho rằng có thể kích thích kinh tế phát triển vẫn đem lại vấn đề mới, như một trong những biện pháp quan trọng nhất trong cải cách thu thuế là hạ thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 25%, kết cục là thu ngân sách giảm mạnh, dẫn tới chính phủ không thể không dùng dự trữ ngân sách vốn dành riêng để dùng cho trả nợ năm 2003, điều này tất sẽ gây ảnh hưởng không có lợi cho tình hình ngân sách năm 2003. Việc đơn giản hoá hoặc xoá bỏ một số loại thuế khác cũng tạo thêm khó khăn cho ngân sách địa phương.

Xét những tình hình nói trên, các nhà kinh tế học của Nga đã đưa ra đánh giá bi quan đối với triển vọng kinh tế của nước mình, họ lo lắng một cuộc khủng hoảng kinh tế đang tiềm ẩn.

Những nhà kinh tế học này nói, số liệu kinh tế vĩ mô cơ bản của Nga còn tốt, nhưng một số xu thế mới xuất hiện gần đây lại khiến người ta lo lắng. Nát-xi, người phụ trách ban nghiên cứu của công ty quản lý vốn của cơ quan phục hưng tiền vốn (renaissance Capital) nói, điều khiến người ta lo lắng nhất là tăng trưởng chậm lại.

Nghiên cứu của cơ quan tình báo kinh tế gần đây nhất phát hiện, giả dụ Nga có thể duy trì mức tăng trưởng 3,5% một năm, còn EU trung bình mỗi năm tăng trưởng với tốc độ 2%, vậy thì Nga cần 100 năm mới có thể đuổi kịp mức thu nhập bình quân đầu người của EU. Các nhà kinh tế học cho rằng, nếu như không cải cách cơ cấu hơn nữa, và tiến hành kiểm tra triệt để đối với hệ thống ngân hàng, thì 3,5% cũng khó có thể duy trì được. Một nhà kinh tế học hàng đầu của cơ quan đối thoại ba bên ngân hàng đầu tư Nga bày tỏ, nếu như cứ tiếp tục phát triển như vậy, thì một cuộc khủng hoảng kinh tế mới là điều khó tránh khỏi. Nhà kinh tế học này cho rằng, Nga đang lặp lại con đường mà hàn Quốc từng thất bại, thể chế cồng kềnh, cơ cấu tổ chức kiểu ngành dọc, lại thiếu hệ thống ngân hàng lành mạnh, cái mà Nga thực hiện là mô hình kinh tế châu á, cái họ tuân thủ lại là hệ thống lấy mệnh lệnh hành chính làm chủ đạo.

Nhà kinh tế học Ma-xin Vít-xnhép-xki theo dõi tình hình phát triển của Nga của cơ quan Mô-gân Xtan-li tại luân đôn cũng cho rằng, tăng trưởng sản xuất công nghiệp chậm lại không phải là diễn ra đột ngột, ông ta cũng đã sớm dự tính đến, sự phồn vinh do các nhân tố trong đó có đồng rúp mất giá năm 1998 tạo thành đã đi đến điểm cuối. Nhưng nay, ngay cả đồng rúp mất giá cũng không giúp ích gì cho tăng trưởng kinh tế, vì năng lực sản xuất đã hết cỡ rồi. Suy cho cùng, là nhu cầu tiêu dùng và đầu tư đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Vì vậy không ít nhân vật chuyên môn cho rằng, Pu-tin muốn tiếp tục duy trì kinh tế Nga phát triển tốt đẹp, cần phải giải quyết tốt mấy vấn đề dưới đây.

Từ đó có thể thấy con đường phục hưng nền kinh tế Nga của Pu-tin vẫn còn rất dài.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.