Putin - Sự Trỗi Dậy Của Một Con Người
Chương IV: CHIẾN TRANH CHE-SNI-A
Ân oán trăm năm
Nước cộng hoà Che-sni-a nằm ở phía tây nam liên bang Nga, mặt bắc dãy núi Cáp-ca-dơ, phía nam gần kềvới Gru-di-a, phía bắc tiếp liền với vùng biên giới Sta-vrô-pôn của Nga, phía tây bắc là nước cộng hoà tự trị Bắc Ô-sê-ti-a, diện tích gần 20 ngàn km2. Thủ phủ grô-dnưi được phát triển lên từ, nền tảng thành grô-dnưi mà quân Nga xây dựng năm 1818. Cư dân Che-sni-a chủ yếu là Mu-slim, theo đạo I-xlam, điều này so với nước Nga theo đông Chính giáo có khác biệt rất lớn về chủng tộc và văn hoá.
Dân số nước cộng hoà Che-sni-a năm 1994 là 1,235 triệu người. Trong đó người Che-sni-a chiếm 53%, người in-gút chiếm 12%, còn lại là các dân tộc Đa-gét-xtan, Nga. Do chiến loạn liên miên, tội phạm hoành hành và điều kiện sống xấu đi, đến cuối năm 1996 đã tụt xuống còn hơn 600 ngàn người; hiện nay, ở đây nhiều nhất chỉ còn lại hơn 300 ngàn người. Trong đó cư dân chủ yếu là người Che-sni-a, ngoài ra còn có không ít người Nga, người U-crai-na, người Bắc Ô-sê-ti-a và người Đa- gét-xtan, thành phần dân tộc hết sức phức tạp.
Xét về vị trí địa lý, Che-sni-a có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng, nó không chỉ nối liền đường ống dẫn dầu và đường sắt giữa Nga và ba nước cộng hoà phía nam Cáp-ca-dơ, mà còn có mối liên hệ trăm tơ ngàn mối với mấy nước cộng hoà có tỷ lệ dân số theo Mu-slim rất lớn xung quanh.
Đồng thời nước Cộng hoà Che-sni-a sản xuất nhiều dầu mỏ và khí đốt. Công nghiệp có các ngành như khai thác dầu mỏ, chế biến dầu mỏ, hoá học, chế tạo máy móc, vật liệu xây dựng, thực phẩm, chế biến gỗ… nông nghiệp lấy trồng các loại cây như tiểu mạch, lúa nước, ngô làm chính. Dầu mỏ mà khu vực này khai thác về cơ bản đều được gia công thành thành phẩm tại grô-dnưi, và chảy qua đường ống dẫn dầu quan trọng được lắp đặt dưới lòng đất: grô-dnưi – Tu-áp-xê dẫn tới Nga và các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập. ngoài ra, tuyến đường sắt duy nhất từ Nga tới ngoại Cáp-ca-dơ cũng nằm trong lãnh thổ Che-sni-a.
Lịch sử của dân tộc Che-sni-a tương đối lâu đời. ghi chép sớm nhất liên quan đến người Che-sni-a là trước thế kỷ thứ 7. Tên gọi “người Che-sni-a” này bắt nguồn sớm nhất từ tên gọi của một ngôi làng “Che-sni-a lớn” ở ven sông A-gon của khu vực Cáp-ca-dơ, về sau dần dần trở thành tên gọi của dân tộc Che-sni-a. người Che-sni-a tự xưng là “người trăm họ bình dân”. ngôn ngữ của người Che-sni-a tự đứng riêng, thuộc về tiếng nác – Đa-gét-xtan của Bắc Cáp-ca-dơ, không phải là hệ Xla-vơ như tiếng Nga, cũng không phải là hệ tiếng Tớc-ki mà một số dân tộc Mu-slim nói xung quanh, nhưng chữ viết của nó thì lại lấy tiếng Nga làm cơ sở. Từ cổ người Che-sni-a đã to lớn mạnh mẽ, kiêu dũng thiện chiến.
Người Che-sni-a tuy cổ xưa và độc lập, nhưng lại chưa bao giờ hình thành một thực thể chính trị tương đối lớn. Bi kịch của Che-sni-a trong một chừng mực rất lớn liên quan đến việc đoàn thể chính trị của họ chỉ dừng lại ở tính nguyên thủy chính trị của gia tộc và bộ lạc. điều này khiến cho các nước khác không thể đối đãi như các dân tộc khác, dựa vào sự quy thuận của thượng tầng dân tộc để mà thực thi sự quản lý gián tiếp, mà chỉ có thể đưa người Che-sni-a vào phạm vi nghiêm cấm quân sự trực tiếp, do đó ngay từ đầu đã ở vào sự đối lập gay gắt với người dân thường Che-sni-a.
Trong lịch sử, Che-sni-a luôn là một dân tộc gặp nhiều kiếp nạn, đế quốc A-su, đế quốc Ba Tư, vua Ma-ki-đôn A-lếch-xan- đra, đế quốc la Mã, đế quốc ả-rập đều từng nhòm ngó Che-sni- a, hòng đưa nó vào trong bản đồ của đế quốc, nhưng đều gặp sự chống cự mạnh mẽ. người Che-sni-a thế kỷ Xiii bị người Mông Cổ xâm lược. Cuối thế kỷ XiV lại bị quân đội đế quốc Trung á Thiết Mộc nhi giày xéo. Mãi đến thế kỷ XV ~ XVi nước Khâm Sát hãn tan rã, người Che-sni-a mới từ miền núi di dời xuống đồng bằng. Thế kỷ XVi, đạo I-xlam bắt đầu truyền vào Che-sni-a. giữa thế kỷ XVii và XVIII, Che-sni-a bắt đầu trở thành đối tượng tranh giành của hai đế quốc lớn Ba Tư và ốt-xman. Chính vì qua xung đột và đấu tranh đẫm máu kéo dài nhiều năm, dân tộc Che-sni-a đã hình thành đặc trưng dân tộc rất giàu tinh thần phản kháng và nghệ thuật đấu tranh.
Đầu thế kỷ XVIII, nước Nga sau biến pháp của pi-tơ đại đế trở nên ngày một cường thịnh, cũng ngày càng tự cho mình là người kế thừa của đế quốc la Mã phía đông, tự cho mình là trụ cột để bảo vệ tín đồ cơ đốc, chống lại sự xâm lấn về phía tây của Mu-slim. “nghĩa vụ quốc tế này” có hai mặt trận: Một là ở Ban-căng giúp đỡ các dân tộc Xla-vơ như Xéc-bi-a, Bun-ga-ri thoát khỏi sự thống trị của đế quốc ốt-xman; hai là bảo vệ các tín đồ cơ đốc ở Gru-di-a và A-mê-ni-a ở vùng ngoại Cáp-ca-dơ, chống lại sự xâm lược của Ba Tư. năm 1795, người Ba Tư tấn công thủ phủ của Gru-di-a là Tbi-li-si. Khi ấy nước Nga còn chưa có hải quân lớn mạnh, khó có thể viện trợ Gru-di-a từ hắc hải, quân cứu viện phải vượt dãy núi Cáp-ca-dơ, men theo cái gọi là “yếu đạo quân sự” tiến vào Gru-di-a ở phía nam dãy núi. Con đường quan trọng này phải đi qua khu cư ngụ của người Che-sni-a. nước Nga đã nuốt chửng Gru-di-a năm 1801, từ đó bắt đầu mối ân oán hàng trăm năm với người Che-sni-a.
Thời kỳ đầu, để đối phó với người Che-sni-a, Tổng đốc Cáp- ca-dơ En-mô-rốp (nhiệm kỳ 1816-1827) đã áp dụng chính sách “ba trắng” tàn khốc, khi ấy ngay cả Sa hoàng A-lếch-xan-đra đệ nhất (giữ ngôi từ 1801 đến 1825) cũng chỉ trích thủ đoạn của ông ta là quá ư tàn nhẫn. Trong tiểu thuyết “Anh hùng thời đại”, vị lính già đã kể câu chuyện về nhân vật chính cướp cô gái Mu-slim, đã từng phục dịch dưới quyền của En-mô-rốp. Tác giả ray-môn-tốp mượn người lính già đã từng ở Che-sni-a hơn mười năm này, thán phục sự dũng mãnh của người Che-sni-a: “Chà, ông em này, lũ phỉ đó quả thực khiến chúng ta thảm hại. Bây giờ, lạy trời lạy đất, họ đã thuần phục nhiều rồi. nhưng vào năm đó, chỉ cần cậu bước ra khỏi bức tường bao xung quanh một trăm bước, thì sẽ có một ác quỷ dữ tợn núp ở một nơi nào đó chờ cậu: Chỉ cần cậu hơi lơ đễnh, thì sẽ gặp tai hoạ ngay – không bị dây thừng xiết chặt cổ, thì bị đạn bắn trúng vào gáy. đây đều là những chuyện thường xảy ra. đó quả là một đám người võ nghệ cao cường!”
Sự phản kháng của người Che-sni-a đã “thuần phục nhiều rồi” lại một lần nữa bùng nổ vào giữa thế kỷ XiX. lãnh tụ tôn giáo Che-sni-a khi ấy là I-mam Xa-min (I-mam là người dẫn đầu cầu khấn trong tiếng ả-rập, có nghĩa là lãnh tụ tôn giáo) lãnh đạo nhân dân Che-sni-a và các dân tộc khác tiến hành một cuộc chiến tranh du kích kéo dài một phần tư thế kỷ với người Nga từ năm 1834 đến 1859. Xa-min là phần tử tôn giáo cuồng nhiệt, vì lợi ích tôn giáo mà cướp đoạt không thương tiếc quyền lực của các trưởng lão bộ lạc, vì vậy tuy dũng mãnh, nhưng lại không thể nào hình thành được mặt trận thống nhất chống Nga rộng khắp. họ quấy nhiễu ở phía sau, góp sức cho thắng lợi của đế quốc ốt-xman khi ấy đang đánh nhau với Nga trong cuộc chiến tranh Cri-mi-a (1853-1856). nhưng Mu-slim Thổ nhĩ Kỳ thắng lợi rồi lại không phái quân đến đền đáp Xa-min, khi ấy bộ lạc mất đi niềm tin đối với ông ta. Quân Nga nhân cơ hội tấn công, bắt sống Xa-min. những người theo ông ta đều chạy sang Thổ nhĩ Kỳ, một bộ phận trốn sang tận Trung đông, định cư tại gioóc-đa-ni. người Che-sni-a ẩn mình ở Cáp-ca-dơ hàng ngàn năm, lúc này bắt đầu xông xáo khắp thế giới.
Sau đó, những năm 70 của thế kỷ XiX, Nga và đế quốc ốt- xman lại một lần nữa mở cuộc chiến tranh tranh giành Ban- căng. người Che-sni-a lại một lần nữa khởi nghĩa phối hợp với người anh em Mu-slim, cũng một lần nữa bị trấn áp.
Đến thế kỷ XX, nước Nga đại loạn. Sau Cách mạng Tháng Mười, đầu tiên là quân đội Bê-la-rút của đen-ni-kin đánh nhau với hồng quân ở lưu vực sông Vôn-ga và khu vực Cáp-ca-dơ, người Che-sni-a làm cho quân Bê-la-rút phải thảm bại khi xông vào quê hương họ, được Mát-xcơ-va phong làm nước cộng hoà tự trị miền núi Xô-viết. Xta-lin đích thân tham gia vào đại hội thành lập nước năm 1921 của nó. Không lâu, Che-sni-a bị sáp nhập vào nước cộng hoà tự trị gô-xbắc. Tháng 11 năm 1922 lại tách ra thành lập bang tự trị Che-sni-a.
Từ thập kỷ 20 đến thập kỷ 30 của thế kỷ XX, liên Xô bắt đầu thực hiện phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. người nông dân nghèo khổ Nga không nuôi nổi ngựa, thế là đội công tác do các công nhân Nga cấu thành bèn coi những người Che-sni-a có ngựa nhất loạt là “phú nông”, không những ngựa bị tịch thu, mà chính sách của đảng cộng sản Nga đối với phú nông là tiêu diệt. đối với dân du mục của bộ lạc Che-sni-a mà nói, ngựa và súng là một bộ phận không thể tách rời của đời sống người đàn ông, muốn cướp ngựa của anh ta, anh ta sẵn sàng cầm súng tử chiến. Thế là khu vực Che-sni-a bắc Cáp-ca-dơ bắt đầu xuất hiện hoạt động phản đối chính quyền Xô-viết.
Năm 1922, lãnh tụ tôn giáo Che-sni-a và Đa-gét-xtan nát- mu-tơ-kin gơ-xin-xki dẫn đầu người Che-sni-a và người in-gút đứng lên phản kháng. Từ năm 1922~1924, hành động vây ráp mà quân khu Bắc Cáp-ca-dơ và bộ đội tổng cục bảo an ninh chính trị quốc gia liên Xô áp dụng đã không thành công. Tháng 8, 9 năm 1925, dưới sự chỉ huy của Tư lệnh quân khu Bắc Cáp- ca-dơ, quân liên Xô đã phát động hành động trấn áp với quy mô lớn hơn. Sau đó vào tháng 12 năm 1929, tháng 3~4 năm 1930 và tháng 3~4 năm 1932, quân liên Xô lại không chỉ một lần áp dụng hành động vây ráp ở Che-sni-a. năm 1936 tình hình Che-sni-a mới lắng xuống, nhưng Che-sni-a – In-gút luôn có một nhóm phỉ nhỏ cá biệt đang hoạt động, mãi tới khi nước đức xâm lược.
Trong thời gian đại chiến Thế giới thứ hai, một phần khu vực Che-sni-a bị quân đức chiếm đóng. Trong thời gian chiếm đóng quân đức đã lợi dụng đầy đủ tâm trạng dân tộc của Che-sni-a, hứa hẹn cho nó quyền lợi tự trị đầy đủ, từ đó giành được sự ủng hộ của một số bộ lạc Che-sni-a, khu vực này còn thành lập một “đảng đặc biệt anh em Cáp-ca-dơ”. hành động này đã dẫn đến sự bất mãn nghiêm trọng của lãnh đạo liên Xô trong đó có Xta-lin. Tháng 2 năm 1944 Bộ trưởng nội vụ liên Xô Bê- li-a lấy lý do “bảo vệ an ninh quốc gia”, dùng 100 ngàn quân bao vây các thôn trang của khu vực Che-sni-a, trong vòng hai ngày 23, 24 tháng 2, đã dồn 387 ngàn người Che-sni-a và hơn 91 ngàn người in-gút lên tàu hoả ngột ngạt, áp giải đến Ca-dắc- xtan. Binh lính áp giải nhận được mệnh lệnh: người Che-sni-a chạy ra ngoài đường sắt 5 mét thì có thể giết chết. Trong quá trình di chuyển, có khoảng một phần ba số người bị chết, dân số Che-sni-a vì thế giảm mạnh. Việc thực hiện chính sách dân tộc kiểu kỳ thị đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn và tâm trạng chống đối giữa Nga với các dân tộc Cáp-ca-dơ.
Xôn-ren-ni-kin đã miêu tả cuộc sống của người Che-sni-a bị lưu đày những năm 50 của thế kỷ XX trong tờ “Quần đảo gu-rắc”: “người Che-sni-a quả thực không được những người xung quanh chào đón, họ thô lỗ, hung mãnh, công khai bày tỏ sự chán ghét người Nga”. “Từ ngày mọi người đuổi họ khỏi quê hương một cách bội tín bội nghĩa, thì họ không còn tin điều gì nữa cả. họ xây lên một số ngôi nhà mái bằng gọi là Sắc-li-a, thấp lè tè, tối tăm, dột nát, tưởng chừng chỉ cần đá một cái là có thể đổ sập xuống. đồ đạc trong nhà của họ cũng vậy, chỉ nghĩ tới ngày hôm đó, tháng đó, năm đó, không tích luỹ gì cả, không dự trữ, không có bất kỳ tính toán lâu dài nào. họ chỉ biết có ăn uống. những người trẻ tuổi chú ý hơn một chút tới ăn mặc. Từng năm trôi qua, họ vẫn không có gì cả giống như khi vừa mới dời đến”. “họ khinh bỉ pháp luật giáo dục phổ cập và kiến thức được dạy trong các ngôi trường của nhà nước, càng không cho con cái đi học, sợ chúng sẽ bị hư hỏng ở đó. Con trai cũng không phải là tất cả đều đi học. họ không cho phụ nữ đến nông trang tập thể làm việc, bản thân mình cũng không muốn bán sức trên đồng ruộng nông trang. đại đa số người tìm cách trở thành lái xe ôtô, bảo dưỡng máy móc để không bị mất mặt, vả lại tính cách và sở thích kiểu kỵ sĩ cao cấp đó của họ cũng có thể được thoả mãn một phần nào đó trong khi lái xe chạy như bay. làm tài xế còn có thể thoả mãn được ước vọng ăn cắp của họ. Thế nhưng, họ cũng có hành động trực tiếp để thoả mãn nguyện vọng cuối cùng này của mình. người Che-sni-a đã đem những khái niệm bị ăn trộm, bị ăn trộm sạch tới cho Ca-dắc-xtan hoà bình, thật thà, ngủ vùi. họ biết xua gia súc hàng bầy, ăn trộm sạch sành sanh đồ đạc trong nhà, đôi khi còn cướp”.
Tiếp đến Xô-ren-ni-kin còn kể một câu chuyện huyết thống trả thù. Khi Xô-ren-ni-kin dạy ở trường trung học, có một cậu con trai người Che-sni-a tên là Hu-đa-ép học lớp 9, anh trai của cậu ta sau khi uống rượu say đã giết chết một bà già. lúc đó đầu óc của anh ta đang say mụ mẫm bỗng nhiên nghĩ: Theo quy định của người Che-sni-a anh ta sẽ như thế nào. Thế là anh ta lập tức chạy tới chỗ cơ quan cảnh sát nhân dân tự thú, trốn vào trong nhà giam. nhưng anh ta còn có mẹ, em trai và một người bề trên cùng họ (những người khác trong họ đều đã chết trên đường đi đày), xét về thứ bậc là chú ruột của Hu-đa-ép. Việc giết người rất nhanh đã lan ra khắp khu cư dân người Che-sni-a. lúc đó ba người còn lại của dòng họ của Hu-đa-ép lập tức tụ họp lại trong nhà Hu-đa-ép, chuẩn bị một số thức ăn và nước, đóng chặt đinh cửa sổ lại, núp vào bên trong giống như là núp trong lô cốt vậy. Theo tập tục, những người Che-sni-a của dòng họ người phụ nữ bị hại kia phải giết một người trong dòng họ Hu-đa-ép để trả thù: người trong dòng họ của Hu-đa-ép không đổ máu, thì họ hàng của người bị hại sẽ không có đủ tư cách làm người trên đời này. Ba người họ bị vây chặt xung quanh, những kẻ làm quan chức không có ai dám bước tới gần nhà họ. “đảng ủy khu, Ban chấp hành Xô-viết khu, cùng với Bộ tư lệnh cảnh bị và cơ quan cảnh sát nhân dân cùng trốn vào trong bức tường đất, còn có cơ quan biệt phái của Bộ nội vụ nữa, cũng đều lùi bước trước lửa giận của những kẻ báo thù”. người Che-sni-a có thể đi lại nghênh Ngang trên đất của Ca-dắc-xtan, họ coi thường tất cả, bất luận là “người chủ của đất nước” hay không phải là người chủ, đều phải nhường đường cho họ một cách cung kính. ánh sáng phát ra từ cuộc trả thù bằng máu đã hình thành một “nơi” khủng bố”, họ đã dùng thứ sức mạnh này để bảo vệ và tăng cường cho dân tộc miền núi nhỏ bé này.
Năm 1953 Xta-lin chết, chính sách sai lầm của ông ta rất nhanh đã được uốn nắn. ngày 25 tháng 2 năm 1956, Khơ-rút- xốp đã nói trong bản báo cáo bí mật tại đại hội lần thứ XX đảng Cộng sản liên Xô, bất cứ người có lý trí nào cũng đều không thể hiểu nổi, làm sao có thể để cho cả một dân tộc – bao gồm người già, phụ nữ, trẻ con, đảng viên cộng sản và đoàn viên đoàn thanh niên – chịu trách nhiệm vì hành vi của một số người hoặc một nhóm cá biệt nào đó, để cho cả dân tộc chịu khổ và gặp nạn vì họ.
Ngày 9 tháng 1 năm 1957, Xô-viết tối cao liên Xô đã “bình phản” cho dân tộc Che-sni-a, khôi phục lại chế độ xây dựng nước Cộng hoà tự trị Che-sni-a – in-gút (thuộc sự quản lý của liên bang Nga), và cho phép người Che-sni-a quay về quê hương, những người Che-sni-a và người in-gút rời xa quê hương đã bắt đầu quay trở về. lúc này, nhà cửa của họ trước đây đã có không ít người Nga, người U-crai-na, người Bắc Ô-sê-ti-a và người Đa-gét-xtan sống. lâu nay, do quan hệ dân tộc không được xử lý tốt, sự nghi kỵ và tâm trạng đối lập giữa các dân tộc của quân đội Nga ngày càng căng lên. điều này đã châm ngòi cho việc Che-sni-a tuyên bố độc lập sau khi liên Xô giải thể và hai lần chiến tranh Che-sni-a.
Sai lầm của En-xin
Người Che-sni-a chịu đựng đến năm 1991, nước Nga lại một lần nữa đại loạn, liên Xô giải thể, hạt giống thù hận chôn sâu trong lòng họ cuối cùng đã nảy mầm.
Tháng 6 năm 1991, tại đại hội đại biểu lần thứ hai đại hội toàn quốc người Che-sni-a, nguyên Thiếu tướng không quân Nga Đu-đa-ép được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành. đầu tháng 9, phần tử vũ trang Che-sni-a đã chiếm lĩnh một bộ phận toà nhà làm việc của chính phủ. được nhà lãnh đạo nghị viện Nga đồng ý, ủy ban tối cao lâm thời do một số đại biểu Xô-viết tối cao Che-sni-a – in-gút và đại hội toàn quốc người Che-sni-a cấu thành đã được thành lập. Xô-viết tối cao Nga thừa nhận ủy ban này là cơ quan quyền lực tối cao hợp pháp của Che-sni-a.
Ba tuần sau, Ban chấp hành đại hội toàn quốc người Che-sni-a tự động thông qua quyết định về giải tán ủy ban tối cao lâm thời, đồng thời thu quyền lực của nó về cho mình. ngày 27 tháng 10, đã tiến hành bầu cử Tổng thống nước Cộng hoà Che-sni-a và nghị viện dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các phần tử vũ trang, nhưng tổng cộng chỉ có 10%~12% số cử tri tham gia bỏ phiếu. Đu-đa-ép được bầu làm Tổng thống Che-sni-a.
Ngày 1 tháng 11 năm 1991, Đu-đa-ép được bầu làm Tổng thống bất chấp quy định của hiến pháp Nga, thành lập nước Cộng hoà Che-sni-a, quốc gia có chủ quyền. Đu-đa-ép tuyên bố: nếu như Nga muốn xây dựng mối quan hệ đặc biệt với Che-sni-a, thì cần phải thừa nhận nền độc lập của Che-sni-a trước, bồi thường đối với những tội ác bức hại dân tộc Che-sni-a, và xét xử những người phạm những tội ác đó. đồng thời, lực lượng vũ trang Che-sni-a còn dùng vũ lực cướp một số toà nhà làm việc của Xô-viết tối cao nước cộng hoà và cơ quan bảo vệ pháp luật, khiến cho một số quan chức bị giết. họ còn tấn công chiếm kho đạn dược, giành lấy nhiều trang bị vũ khí. Đu-đa-ép đã tổ chức xây dựng được đội quốc dân vệ có trang bị tốt trong một thời gian ngắn nhất.
Tổng thống được bầu Đu-đa-ép sinh năm 1944, khi đó chính là vào lúc người Che-sni-a bị đưa đi đày. Sau khi ông ta sinh ra được vài tuần, thì cả thôn bị đày đến Ca-dắc-xtan, vì vậy từ nhỏ ông ta đã tận mắt chứng kiến cuộc sống bi thảm của người Che-sni-a. Sau khi trở về Che-sni-a, Đu-đa-ép đi học rồi gia nhập quân đội, mãi cho tới khi lên được chức sư đoàn trưởng sư đoàn máy bay ném bom. Khi đóng tại Ét-stô-ni-a năm 1989, sự đồng cảm của ông ta đối với phong trào độc lập của địa phương đã khiến ông giảm bớt một số hành động quân sự, vì thế ông ta luôn được người Ét-stô-ni-a kính trọng. Đu-đa-ép tuy lên làm Tổng thống, nhưng do ông ta xuất thân từ quân nhân, không phải là nhà chính trị, hơn nữa dân tộc Che-sni-a cũng không có truyền thống chính trị hiện đại, kết cấu xã hội của họ rất khó dung nạp sự quản lý vượt trên lợi ích gia tộc. Do đó Che-sni-a rất nhanh chóng rơi vào trong hỗn loạn mất trật tự, trở thành nơi ẩn náu của những phần tử khủng bố Nga. Bản thân người Che-sni-a cũng tích cực tham gia vào các hoạt động buôn bán vũ khí quốc tế, buôn lậu ma tuý và các hoạt động tài chính phi pháp.
Mối nguy hại của việc Che-sni-a độc lập khi đó đối với Nga chủ yếu ở chỗ: nếu như nó trở thành một nước Mu-slim có ý thù địch với nước Nga, thì sẽ có ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với các dân tộc ở Cáp-ca-dơ và các nước vùng Trung á. Thả nổi, thậm chí từ bỏ Che-sni-a, ngay lập tức sẽ kéo theo Đa-gét-xtan ở sát nách.
Ngày 2 tháng 11, Xô-viết tối cao liên bang Nga tuyên bố cuộc bầu cử Che-sni-a – in-gút là bất hợp pháp. nhưng lúc này chính quyền En-xin đang bận rộn với đấu tranh chính trị, không còn đủ rảnh rỗi, do vậy chỉ ngoài miệng không thừa nhận sự độc lập của Che-sni-a, từ chối tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan tới Che-sni-a độc lập nào với Đu-đa-ép, trên thực tế lại mặc nhiên thừa nhận sự thống trị của ông ta đối với Che-sni-a, điều này trong một chừng mực rất lớn đã thổi bùng thêm ngọn lửa của thế lực ly khai Che-sni-a.
Cùng với khuynh hướng ly khai của Che-sni-a gia tăng, nhà đương cục Nga bắt đầu áp dụng một loạt các sách lược trừng phạt phi quân sự đối với Che-sni-a: Về tài chính đã đóng băng sự trợ cấp ngân sách đối với Che-sni-a. nhưng Đu-đa-ép không hề lùi bước, đối đầu gay gắt với nhà đương cục Nga trong một loạt vấn đề. Ông ta từ chối không thừa nhận hiến pháp liên bang Nga, không ký điều ước liên bang, không tổ chức bầu cử liên bang, cũng không tham gia nghị viện liên bang, điều này khiến cho nhà đương cục Nga hết sức đau đầu về Đu-đa-ép.
Thấy chiêu “mềm” không thành, nhà đương cục Nga quyết định huy động lực lượng vũ trang gây sức ép đối với Che-sni-a vào tháng 10 năm 1992, đồng thời tuyên bố toàn bộ lãnh thổ Che-sni-a thực hiện tình trạng khẩn cấp, nhưng Đu-đa-ép bất chấp tất cả, không coi vào đâu, vẫn một mực làm theo ý mình. Về sau, Tổng thống Nga En-xin bắt đầu áp dụng biện pháp “tương kế tựu kế” đối với Che-sni-a, bề ngoài cao giọng, chỉ là kêu gọi Che-sni-a ký kết điều ước gia nhập liên bang; ngấm ngầm tài trợ cho phe chống đối Đu-đa-ép, cung cấp tiền bạc và vũ khí cho họ.
Năm 1994, sau khi nã pháo vào nhà Trắng tiêu diệt được phe chống đối rồi, cuối cùng En-xin nắm được đại quyền trong tay, để thuận theo tiếng kêu gọi trong nước “gây dựng lại hùng phong nước lớn của Nga”, và tích luỹ vốn cho cuộc bầu cử Tổng thống năm 1996, En-xin bắt đầu đưa việc giải quyết vấn đề Che-sni-a vào chương trình nghị sự. ngày 26 tháng 11 năm 1994, phe chống đối Che-sni-a đột kích thủ phủ Che-sni-a Grô-dnưi. Quân Nga ngấm ngầm tham gia vào hành động lần này, hy vọng bằng một đòn này giết chết Đu-đa-ép. nhưng nhà đương cục Nga rõ ràng đã đánh giá thấp sức hiệu triệu của Đu-đa-ép. đội bảo vệ Tổng thống của Đu-đa-ép đã giữ được trung tâm thành phố, những người ủng hộ từ các nơi kéo tới đã xua đuổi được phe chống đối, còn bắt sống hơn 70 binh sĩ Nga. Việc này cuối cùng thúc đẩy nhà đương cục Nga quyết định trực tiếp sử dụng vũ lực ép buộc chính quyền Đu-đa-ép phải khuất phục. ngày 11 tháng 12, En-xin ký lệnh “giải giáp vũ trang bất hợp pháp và khôi phục lại chế độ pháp luật hiến pháp tại lãnh thổ Che-sni-a”. đến 7 giờ sáng cùng ngày, khoảng hơn 30 ngàn quân thuộc lực lượng vũ trang liên bang Nga và bộ đội Bộ nội vụ tiến vào Grô-dnưi từ ba hướng tây, tây bắc và đông. ngày 16 tháng 12, quân Nga tiến vào Che-sni-a. ngày 31 tháng 12 năm 1994, cuộc chiến đấu bắt đầu.
Thế nhưng lúc này vây cánh của thế lực ly khai Che-sni-a đã phát triển đầy đủ, đã có sự chuẩn bị đầy đủ đối với chiến tranh, và tiến hành chống chọi ngoan cường đối với sự tấn công của quân Nga bằng chiến tranh miền núi, chiến tranh du kích và chiến tranh ngõ hẻm thành phố sở trưởng của mình. Còn quân Nga lúc đó vẫn còn đắm chìm trong ảo tưởng của một nước lớn siêu cường, tràn đầy tự tin mù quáng đối với tốc chiến tốc thắng. Bộ trưởng quốc phòng thậm chí còn khoác lác với đám đông: quân Nga rằng có thể lấy được thủ phủ Che-sni-a grô- dnưi trong vài ngày. nhưng sự thực lại trái ngược hẳn….
Ngày 1 tháng 1 năm 1995, quân Nga chia làm ba ngả tiến vào Grô-dnưi, cuộc chiến đấu diễn ra tương đối ác liệt. ngày 27 tháng 1, quân Nga đã hình thành được hai vòng vây ở bên ngoài Grô-dnưi. nhưng do phiến quân Che-sni-a chiến đấu tương đối ngoan cường, hơn nữa chiến thuật hiểm ác, vì thế gây thương vong cực lớn cho quân Nga. ngày 28 tháng 1 Bộ trưởng quốc phòng Nga không thể không tuyên bố số quân tiến đánh grô- dnưi của quân Nga tăng lên tới 38 ngàn người, xe tăng 230 chiếc, xe chiến đấu bộ binh 454 chiếc, hoả pháo và pháo bắn gần 388 khẩu.
Đầu tháng 3 năm 1995, cuộc chiến tranh bước vào giai đoạn thứ hai: quân Nga chính thức đánh thành Grô-dnưi. Trải qua sáu ngày khổ chiến, ngày 6 tháng 3 năm 1995, bộ đội Bộ nội vụ Nga đã đánh chiếm được cứ điểm cuối cùng của lực lượng vũ trang Che-sni-a tại Grô-dnưi; trung tuần tháng 3, quân Nga rút khỏi Grô-dnưi, do bộ đội Bộ nội vụ kiểm soát tình hình trong thành; ngày 16 tháng 3, sư đoàn số 100 quân đội Bộ nội vụ tiến đánh khu vực Sa-ma-si-kin, Ba-mút, A-xi-nô-xkai-a (biên giới Che-sni-a và in-gút) bị tập đoàn phía tây phần tử vũ trang Che-sni-a chiếm giữ; ngày 20, quân Nga tiến về hướng A-gon, Gô-che-xmai, Xa-li; ngày 24 quân Nga chiếm lĩnh A-gon; ngày 30 tháng 3, quân Nga công chiếm Gô-che-xmai; ngày hôm sau, quân Nga công chiếm Xa-li; từ ngày 7 ~ 9 quân Nga công chiếm Sa-ma-si-kin; ngày 24, Che-sni-a thành lập liên minh phản đối Đu-đa-ép, Gan-đa-mi-rốp được bầu làm Chủ tịch; ngày 2, En- xin ký sắc lệnh “Về biện pháp bổ sung làm bình thường hoá tình hình Che-sni-a”, tuyên bố từ 0 giờ ngày 28 tháng 4 đến 0 giờ ngày 12 tháng 5 tạm dừng hành động tác chiến tại Che-sni-a, khi xuất hiện khiêu chiến vũ trang, quân Nga đóng tại Che-sni-a sẽ tuỳ tình hình để có hành động.
Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1995, đối với phiến quân Che-sni-a tiến vào rừng núi, quân Nga tiến hành hành động truy quét vùng núi, nhưng trong hành động, quân Nga lại bị phiến quân đánh cho xoay như chong chóng, mặc dù cuối cùng giành được thắng lợi, nhưng lại phải trả một cái giá cực kỳ nặng nề.
Trong thời gian chiến tranh, quân Nga chưa bao giờ từ bỏ việc lùng giết Tổng thống Che-sni-a Đu-đa-ép, lần lượt 5 lần tiến hành bắn tên lửa đạn đạo đối với Đu-đa-ép. những vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo này được tiến hành khi Đu-đa-ép sử dụng điện thoại vệ tinh liên lạc với các sĩ quan chỉ huy quân đội dưới quyền ông ta. Kiểu tên lửa đạn đạo tự dẫn đường “không đối đất” này có thể căn cứ vào sóng vô tuyến điện tìm kiếm mục tiêu, sau khi nhân viên trinh sát báo cáo Đu-đa-ép bắt đầu gọi điện thoại, phân đội không quân liền cất cánh từ căn cứ không quân ở gần đó, bắn tên lửa đạn đạo xuống nơi phát ra sóng vô tuyến điện, bốn lần trước, trước khi tên lửa đạn đạo tới được mục tiêu, cuộc nói chuyện đã kết thúc, tên lửa rơi xuống nơi khác.
Nhưng ngày 21 tháng 4 năm 1996, vệ tinh quân sự của quân Nga đã bắt được một số điện tín vô tuyến, hơn nữa tín hiệu này được phát đi liên tục, vì vậy, vệ tinh quân sự có đủ thời gian để định vị nó, sau đó truyền thông tin về trung tâm điều khiển mặt đất. Trung tâm mặt đất lập tức chuyển thông tin liên quan đến mục tiêu cho một máy bay chiến đấu đang chờ lệnh trên không, máy bay chiến đấu căn cứ vào thông tin lập tức bắn một quả tên lửa không đối đất. Một quả tên lửa đạn đạo phá huỷ mục tiêu. Sau đó xác nhận, mục tiêu chính là Đu-đa-ép. Từ phát hiện đến lùng giết, trước sau không quá vài phút! Quân Nga đã đánh một trận đánh thông tin tuyệt đẹp.
Ngày 27 tháng 5 năm 1996, nhà đương cục Nga và thủ lĩnh lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a i-a-đan-pi-ép đạt được thoả thuận tại điện Crem-li ở Mát-xcơ-va ngừng tất cả mọi hành động quân sự. ngày hôm sau, Tổng thống En-xin lại lặn lội đường xa đến Che-sni-a, tuyên bố chiến tranh kết thúc, quân Nga giành được thắng lợi.
Nhưng chiến sự Che-sni-a không tắt rụi vì thoả thuận đình chiến được ký kết. Vì trong thoả thuận không đề cập đến vấn đề địa vị của Che-sni-a trong liên bang Nga, mà vấn đề này vừa là tiêu điểm của sự bất đồng ý kiến giữa chính phủ liên bang Nga với lực lượng vũ trang chống đối Che-sni-a, là mấu chốt của vấn đề Che-sni-a. phe chống đối Che-sni-a luôn yêu cầu Che-sni-a hoàn toàn độc lập, còn Nga tuyệt đối không nhượng bộ trong vấn đề nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ này, tiền đề cho Che-sni-a tự trị cao độ là Che-sni-a phải nằm trên bản đồ của liên bang Nga. Vì vậy, trước khi phe chống đối Che-sni-a chưa từ bỏ lập trường độc lập, khủng hoảng Che-sni-a không thể coi là đã được giải quyết. Đồng thời, việc ký thoả thuận còn dẫn đến sự phân hoá trong nội bộ lực lượng vũ trang Che-sni-a, thủ lĩnh phần tử vũ trang Che-sni-a Ba-sa-ép tuyên bố: “Không ai có quyền cho i-a-đan-pi-ép đàm phán với Nga”, chính quyền Che-sni-a bày tỏ bất mãn mạnh mẽ đối với việc phía Nga gạt chính quyền hợp pháp nước cộng hoà ra và đàm phán với lực lượng vũ trang bất hợp pháp. người đứng đầu nước cộng hoà Za-ga-ép cho rằng, hiệp nghị nên được ký giữa Nga và chính quyền hợp pháp Che-sni-a, bọn thổ phỉ cần phải bị đưa ra toà, tất nhiên không có quyền ký kết thoả thuận.
Ngày 14 tháng 6 năm 1995, Ba-sa-ép dẫn khoảng hơn 100 thổ phỉ xông vào Bu-che-nô-xcơ ở vùng biên giới Xta-vrô-pôn bắt giữ khoảng hơn 1000 con tin, và ép đòi quân Nga lập tức ngừng mọi hành động quân sự và rút ra khỏi Che-sni-a, nếu không sẽ giết chết toàn bộ con tin. Qua đàm phán một thời gian dài, chính phủ Nga đưa ra nhượng bộ lớn, về cơ bản đã thoả mãn yêu cầu của Ba-sa-ép. ngày 19 tháng 6 Ba-sa-ép dẫn thổ phỉ rút ra khỏi Che-sni-a, hơn 800 con tin được phóng thích.
Sau đó quân Nga cũng tuyên bố kế hoạch rút quân: Cuối tháng 8 hoàn thành việc rút quân, nhưng để lại hai lữ đoàn thường trú tại Che-sni-a.
6 giờ ngày 6 tháng 8, khoảng hai, ba trăm phần tử vũ trang bất hợp pháp được trang bị hiện đại theo mệnh lệnh của thủ lĩnh của họ là i-a-đan-pi-ép, tấn công kho vận chuyển hàng của nhà ga Grô-dnưi và 6 toà nhà làm việc của chính quyền quận. Sau đó, đã nổ súng với quân đội liên bang tại chợ trung tâm và toà nhà làm việc của chính quyền nước cộng hoà, xung quanh Bộ nội vụ và Cục an ninh, mục tiêu pháo kích của họ là toà nhà chính quyền Che-sni-a nằm ở trung tâm thành phố, toà nhà này gần như hoàn toàn bị thiêu huỷ. Cùng ngày, phần tử ly khai Che-sni-a còn tấn công A-gon và Gô-che-xmai ở phía đông Grô-dnưi, đồng thời chiếm được Gô-che-xmai. ngày mồng 7, ngoài toà nhà chính quyền, Cục an ninh và Bộ nội vụ còn nằm trong tay quân Nga ra, trung tâm thành phố Grô-dnưi đã bị lực lượng vũ trang chống chính quyền kiểm soát. ngày 12, kịch chiến ở Grô-dnưi vẫn đang tiếp diễn, quân đội liên bang đã có hơn 200 người chết trận, hơn 800 người bị thương, việc này khiến cho tình hình Che-sni-a lại một lần nữa xấu đi.
Sau khi xảy ra cuộc tập kích, Thủ tướng Nga Chéc-nô-mư- din lập tức nói chuyện điện thoại với trưởng đoàn đại biểu liên bang Mi-khai-nốp đang chuẩn bị tiến hành đàm phán với phía Grô-dnưi, đồng thời trao đổi ý kiến với En-xin về tình hình Che-sni-a, còn tiến hành bàn bạc với Thư ký ủy ban an ninh phụ trách vấn đề an ninh lê-bét. ngày 9, En-xin phát biểu tuyên bố về việc tình hình Che-sni-a xấu đi, chỉ trích hành động của lực lượng vũ trang bất bợp pháp Che-sni-a ở Grô-dnưi, và bày tỏ sau này vẫn sẽ áp dụng biện pháp đàm phán hoà bình để giải quyết vấn đề Che-sni-a. ngày hôm sau, En-xin bổ nhiệm Thư ký ủy ban an ninh liên bang Nga, trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống lê-bét làm đại diện của Tổng thống đóng tại Che-sni-a. Từ ngày 11 đến ngày 12, lê-bét đến Grô-dnưi tiến hành hoạt động chớp nhoáng và dự thảo một bản kế hoạch, bao gồm 3 nội dung: ủy ban an ninh đánh giá đối với tình hình Che-snia- a, các cơ quan chủ quản của liên bang cung cấp bảo đảm vật chất kỹ thuật, Bộ Tổng tham mưu quân Nga chịu trách nhiệm kiểm soát quân đội liên bang. ngày 11, Thủ tướng Nga chéc- nô-mư-din đưa ra chuẩn bị thực hiện tình trạng khẩn cấp trong vòng hai, ba ngày.
Ngày 30 tháng 8, lê-bét và Mát-xkha-đốp ký kết “Thoả thuận Kha-sa-vi-ớt” tại nước Cộng hoà Đa-gét-xtan, hai bên đồng ý ngừng vô điều kiện việc sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực; đồng thời kế hoạch sẽ giải quyết vấn đề địa vị của Che-sni-a trước năm 2001. ngày 19 tháng 10 năm 1996, rê-bu- kin thay lê-bét giải quyết vấn đề Che-sni-a. ngày 29 tháng 12, rê-bu-kin tuyên bố rút toàn bộ lữ đoàn 101 và 205 vốn thường trú tại Che-sni-a khỏi Che-sni-a. Cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ nhất kết thúc.
Theo thống kê của Bộ quốc phòng Nga, tính đến ngày 30 tháng 8 năm 1996, quân Nga có 2.837 người bị thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Che-sni-a, bị thương 13.270 người, mất tích 337 người, bị bắt làm tù binh 432 người; tổn thất 5 chiếc máy bay, 8 chiếc trực thăng tác chiến, hơn 500 chiếc xe tăng, xe bọc thép, xe chiến đấu bộ binh và xe trinh sát bọc thép; tổn thất kinh tế trực tiếp khoảng 5 tỷ đô-la Mỹ; phần tử vũ trang Che-sni-a có 15 ngàn người bị tiêu diệt. Thông qua lần tác chiến đối với Che-sni-a này, đã bộc lộ ra nhiều vấn đề của quân Nga:
1. Xuất quân sơ suất, ứng chiến vội vã. Quân Nga lần lượt đã huy động 40~60 ngàn quân, bộ đội tham chiến liên quan đến 4 binh chủng lớn, 5 quân khu và 3 hạm đội, có thể nói là “giết gà dùng dao mổ trâu”. Nhưng huy động binh lực quy mô lớn như vậy, trước đó lại không có dự án tác chiến và kế hoạch hành động đầy đủ, sự hiệp đồng và liên lạc giữa các cánh quân cũng có vấn đề lớn. Bộ đội tham chiến chuẩn bị trước chưa đầy ba ngày, 60% bộ đội tham chiến được biên chế tạm thời trên đường tiến quân, không ít tân binh thậm chí ngay cả súng cũng không biết sử dụng. Sau khi chiến tranh nổ ra, quân đội không xông vào chiến đấu như chống kẻ thù chung, mà là mỗi người một ý kiến trong các vấn đề quan trọng như có xuất quân tới Che-sni-a hay không, và sử dụng loại vũ khí nào để đối phó với lực lượng vũ trang bất hợp pháp. Ba Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ chức vì phản đối chiến tranh; 11 tướng liên danh gửi thư cho Đu-ma quốc gia, yêu cầu thảo luận về tính hợp pháp của cuộc xuất quân tới Che-sni-a; 5 viên sĩ quan chỉ huy cao cấp ở tiền tuyến bị cách chức do bỏ lỡ mất thời cơ chiến tranh. ý kiến của tầng lớp quyết sách không thống nhất, gây sự hỗn loạn cực lớn cho bộ đội tham chiến làm lòng quân dao động, với tâm trạng chán ghét chiến tranh nghiêm trọng. Các phe phái chính trị trong nội bộ chính phủ mọc lên như nấm, tranh giành nhau hết sức quyết liệt, tổn thất bên trong nghiêm trọng. Xuất phát từ các nhu cầu chính trị khác nhau, thế lực các bên của Nga tự bới móc lẫn nhau, dẫn đến lập trường trong giải quyết vấn đề Che-sni-a của nhà đương cục Nga chao đảo không yên, sáng ba chiều bảy, thậm chí xuất hiện hiện tượng kỳ quái, nhà đương cục Nga lại “nhún mình cầu hoà” về vấn đề Che-sni-a khi quân Nga “ép vào chân tường” các phần tử ly khai Che-sni-a bằng một cái giá thương vong cực lớn. Vấn đề Che-sni-a đã bị gác lại, trong lòng đôi bên đều hiểu rõ, chỉ cần sống bình yên vô sự thì tốt. Chiến tranh Che-sni-a không những bộc lộ sự đánh giá thiếu đầy đủ về tính khó khăn của việc nhà đương cục Nga giải quyết vấn đề Che-sni-a, đồng thời cũng cho thấy hoàn cảnh thực lực giảm sút mạnh sau khi liên Xô giải thể.
2. Nuôi ong tay áo, hậu hoạ vô cùng. Năm 1991, khi lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a vừa mới xuất hiện, nhà đương cục cần lập tức quét sạch ngay, không để lại hậu hoạ, nhưng lại bỏ mặc, khiến cho nó ngày càng lớn mạnh. Lâu ngày, Che-sni-a trên thực tế đã xây dựng lên một vương quốc độc lập ngay trước mặt liên bang Nga, đồng thời công nhiên tiến hành đối kháng chia tách với nhà đương cục liên bang Nga, đến lúc này có hành động thì cũng đã muộn. Tại Che-sni-a, đến đâu cũng có quân phiệt cát cứ, các loại thế lực thường dùng dao súng để tranh giành địa bàn, sản xuất ma tuý buôn bán ma tuý đã thành phong trào, tiền đô-la giả tràn ngập thành phố, trang bị vũ khí buôn lậu từ nước ngoài công nhiên bày bán trên thị trường, phần tử phạm tội và băng nhóm phạm tội của nước khác thường lẻn tới Che-sni-a lánh nạn, Che-sni-a một lần nữa trở thành “thiên đường của những kẻ phạm tội”. nhà đương cục Nga nhắm mắt làm ngơ, chính sách mềm yếu, nuôi ong tay áo, khiến cho phần tử ly khai vũ trang Che-sni-a càng Ngang ngược vô độ.
3. Việc quân Nga tấn công sở dĩ khó khăn như vậy, chủ yếu là từ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, trải qua một thời gian dài nhàn rỗi, sức chiến đấu của quân Nga đã giảm sút mạnh. Quân đội của Liên Xô ở Áp-gha-ni-xtan đã thảm bại quay về, còn lần này, mấy ngày đầu bùng nổ chiến tranh quân Nga mỗi ngày chết trận trên 100 người, đến ngày 9 tháng 2 tổng cộng lên tới 1100 người chết trận, ngoài ra còn có hàng trăm người mất tích. Trang bị hạng nặng của quân Nga hoàn toàn không phát huy được tác dụng ở các thôn làng nhỏ bé của Che- sni-a, sau xe tăng, quân đội nối nhau tiến vào làng, xe đi đầu và xe đi cuối lập tức bị phá huỷ, đoàn xe bị kẹt ở giữa tiến lui không được, trở thành chú cừu chờ bị giết, đại bộ phận binh sĩ trở thành vong hồn dưới họng súng.
4. Không nên cho nước Cộng hoà Che-sni-a đặc quyền ngoại giao và quyền xây dựng hiến pháp vượt quá tự trị dân tộc, đây là cơ sở pháp luật quan trọng của việc dẫn đến độc lập về cơ bản, cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến quốc tế hoá vấn đề Che-sni-a. ngày 8 tháng 12 năm 1995, nhà đương cục liên bang Nga cùng Che-sni-a ký kết hiệp định địa vị đặc biệt, quy định nước Cộng hoà Che-sni-a có quyền tham gia vào giao lưu quốc tế và quan hệ kinh tế đối ngoại, đồng thời có thể lập ra hiến pháp và pháp luật của mình, khiến cho Che-sni-a tách ra khỏi sự quản lý của Chính phủ liên bang nga, trở thành “nước trong nước” của Nga, và được hưởng đặc quyền đặc biệt.
5. Cuộc đấu tranh đối với phần tử khủng bố quyết không nên mềm tay, hoặc là không đánh, đã đánh thì phải thắng. Kết quả ra sao? Một cường quốc quân sự thế giới trước kia, có các loại vũ khí tiên tiến trong đó bao gồm cả vũ khí hạt nhân và quân đội hơn hai triệu người, trong cuộc đấu tranh truy quét lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a bé nhỏ lại kéo dài giằng co với nhau hai năm trời, cuối cùng vẫn không giành được thắng lợi. Cuộc chiến tranh như vậy không những không đánh đòn phủ đầu đối với phần tử độc lập, ngược lại khiến cho lực lượng vũ trang bất hợp pháp càng ngang ngược vô độ, cho rằng lực lượng của mình đủ để đối kháng với quân đội của liên bang Nga, vì vậy dám công khai dứt khoát với liên bang Nga, tuyên bố độc lập. Trong toàn bộ thời gian chiến tranh, quân Nga chỉ có một lần, cũng là một trận thắng đẹp duy nhất, là truy sát Đu-đa-ép.
Việc ký kết “Thoả thuận Kha-sa-vi-ớt” khiến cho Che-sni-a trở thành một chính quyền độc lập trên thực tế. ngày 27 tháng 1 năm 1997, Che-sni-a bầu ra Mát-xkha-đốp kế nhiệm Đu-đa- ép làm Tổng thống. Mát-xkha-đốp cũng giống như Đu-đa-ép vậy, sinh ra vào những năm bị lưu đày. Sự thô bạo của nhà đương cục đã để lại dấu ấn sâu sắc cả đời khó quên đối với Mát- xkha-đốp. Tuổi nhỏ, ông đã nếm đủ cảnh tan đàn xẻ nghé và sự đời thê lương. Sau khi lớn lên, Mát-xkha-đốp trở thành một sĩ quan pháo binh, từng phục dịch quân đội ở các nơi như Viễn đông, hung-ga-ri và vùng biển Ban-tích, từ tiểu đội trưởng lên tới trung đoàn trưởng, và nhận được quân hàm thượng tá. Sau khi liên Xô giải thể Mát-xkha-đốp xuất ngũ về quê. Tháng 10 năm 1991, Đu-đa-ép tuyên bố Che-sni-a độc lập. Mát-xkha-đốp không cam tâm cởi áo về quê, đã tham gia lực lượng vũ trang chống chính phủ của Che-sni-a do Mát-xkha-đốp lãnh đạo, được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng quân đội. Do ông ta giỏi bày binh bố trận, lập được công lớn trong việc đánh bại quân Nga, rất mau chóng được Đu-đa-ép quý mến.
Nhưng thái độ của Mát-xkha-đốp đối với Nga lại tương đối ôn hoà. Vì vậy, nhà đương cục Nga cảm thấy rất dễ chịu đối với việc Mát-xkha-đốp được bầu làm Tổng thống Che-sni-a, ngay hôm đó En-xin đã gửi thư chúc mừng Mát-xkha-đốp trúng cử, tiếp đến lại phái Thư ký ủy ban An ninh quốc gia Nga rê-bu- kin làm đại diện cá nhân của Tổng thống tham dự lễ nhậm chức của ông ta.
Sau khi Mát-xkha-đốp lên, ông ta vẫn kIên trì
Che-sni-a là một quốc gia độc lập, quan hệ với Nga cần được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực quốc tế. Còn phía Nga thì cho rằng, hai bên đã “gác lại” vấn đề địa vị của Che-sni-a trong bản Thoả thuận hoà bình, thì trước hết cần giải quyết tốt vấn đề kinh tế xã hội của Che-sni-a dưới tiền đề thống nhất. Vì vậy hai bên Nga và Che-sni-a đã ký một loạt thoả thuận hợp tác kinh tế, trong đó bao gồm cả việc khôi phục cơ sở hạ tầng bảo đảm sinh hoạt ở các khu vực dân cư Che-sni-a, phát tiền lương hưu và tiền lương, khôi phục các dự án kinh tế quốc dân… Chính phủ Nga còn cho Che-sni-a địa vị đặc khu khai thác phát triển kinh tế, thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt; mở lại đường bay, đường sắt và đường bộ, đồng thời để việc cung ứng dầu mỏ của khu vực Che-sni-a lại do nhà đương cục Che-sni-a quản lý, nhất là về mặt xuất tiền ra cứu vãn vấn đề kinh tế Che-sni-a bị tổn thương nặng nề, Nga trước sau đã bỏ ra 142 triệu đô-la Mỹ.
Nhưng đối với “ý tốt” của Nga, Che-sni-a lại không hiểu. năm 1997, En-xin và Mát-xkha-đốp từng hai lần gặp gỡ, nhưng đàm phán giữa Nga và Che-sni-a về vấn đề thống nhất không hề tiến triển một chút nào. En-xin định một lần nữa thăm Che-sni- a, nhưng Mát-xkha-đốp lại tuyên bố, chuyến thăm của En-xin “cần tuân thủ nghiêm thông lệ trong quan hệ giữa các nước” và chuẩn mực ngoại giao được công nhận, chứ không phải là chuyến thăm “có tính thị sát”. Cùng năm, Mát-xkha-đốp còn tuyên bố, tiếng Che-sni-a dần dần thay thế vị trí của tiếng Nga; lấy người Nga làm đối tượng, tiến hành cuộc “thanh lý” lớn đối với các cơ quan hữu quan, “tiến hành cải cách căn bản đối với chính phủ”; vừa mới bước vào năm mới 1998, Che-sni-a áp dụng chứng minh thư mới, thực hiện tiền tệ mới và thay đổi bằng lái xe mới.
Năm 1998, Che-sni-a bầu ra nghị viện mới phục vụ cho tập đoàn thống trị tối cao, ngoài ra còn căn cứ vào mệnh lệnh của Mát-xkha-đốp thành lập toà án pháp điển đạo I-xlam tối cao. Toà án này ngay từ ngày đầu ra đời đã có được quyền lực lập pháp tối cao Che-sni-a, điều này cũng khiến cho nó không ngừng xung đột với nghị viện. ngày 3 tháng 2, Mát-xkha-đốp phát biểu trên truyền hình, tuyên bố Che-sni-a thực hiện toàn diện chế độ pháp điển đạo I-xlam.
Đồng thời, Che-sni-a còn nỗ lực tăng cường mối quan hệ kinh tế với các nước vùng ngoại Cáp-ca-dơ. Mục đích của nó có hai: Một là cố gắng ký kết những thoả thuận kinh tế hiện thực khả thi với các nước vùng ngoại Cáp-ca-dơ, nhằm giảm bớt sự ỷ lại đối với Nga; hai là tiến hành đàm phán về những dự án mà Che-sni-a không thể nào thực hiện được, cố gắng gây áp lực với Nga về mặt tâm lý. Cuối năm 1997, phó Thủ tướng Che-sni-a Za-ga-ép thăm Gru-di-a, hai bên đã thảo luận vấn đề phát huy vai trò của đường bộ từ Tbi-li-si đến Grô-dnưi. Con đường này có thể khiến cho xe cộ đi vòng qua Nga liên hệ với bên ngoài, từ đó phá vỡ sự phong toả của Nga, có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Che-sni-a còn ra sức mở rộng mối liên hệ với A-déc-bai- dan, hai bên từng thảo luận tới vấn đề chế biến dầu mỏ. Che-sni-a còn cố gắng nhờ phương Tây và các nước I-xlam giúp đỡ. Khi bầu cử Tổng thống Che-sni-a, Mát-xkha-đốp đã nhận được khoản viện trợ vốn trị giá 350 ngàn đô-la Mỹ của ủy ban An ninh châu Âu. năm 1997, Mát-xkha-đốp đã lần lượt thăm các nước như Thổ nhĩ Kỳ, Gru-di-a, Ba lan, Mỹ, một mặt ông ta tích cực thuyết phục thương gia các nước đến Che-sni-a đầu tư, một mặt tìm kiếm sự ủng hộ chính trị của những nước này đối với Che-sni-a, tuyên bố: “nếu Nga không đi đầu thừa nhận Che-sni-a, thì những nước khác có thể sẽ thừa nhận trước”.
Về mặt quân sự, Mát-xkha-đốp giải tán đội cận vệ Tổng thống trước đây do Đu-đa-ép xây dựng, tổ chức thành đội cận vệ quốc dân Che-sni-a, đội cận vệ Tổng thống và đội cận vệ I- xlam và quân chính quy. Theo thống kê của các chuyên gia, đội quân chính quy này ước chừng khoảng 20 ngàn người. Trong đó bao gồm cả tiểu đoàn cường kích dù “A-bu-hát” do Ba-sa-ép chỉ huy; tiểu đoàn Mu-slim của Ba-ra-ép; binh đoàn đặc chủng của Gờ-la-ép; trung đoàn xe tăng, binh đoàn pháo cao xạ, trung đoàn chống tăng, binh đoàn bộ binh môtô hoá số 1 và số 2, binh đoàn bộ binh số 3 của i-sa-ép; binh đoàn bộ binh vùng rừng núi, hai tiểu đoàn công binh và hai tiểu đoàn thông tin của An-sa-nu-ca-ép. Tất cả những cái đó đều dự báo cuộc chiến tranh Che-sni-a một lần nữa nổ ra sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Chiến tranh Che-sni-a lần thứ hai
Năm 1999, Ba-sa-ép, người có biệt hiệu “Sói Cáp-ca-dơ” trong cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ nhất, không thoả mãn với hiện trạng độc lập trên thực tế của Che-sni-a, yêu cầu thực hiện tự do lớn hơn tại khu vực Bắc Cáp-ca-dơ. Vì vậy ông ta công khai hô hào xây dựng đội cảm tử, đòi “giải phóng đa-gét- xtan”, “giải phóng toàn bộ Cáp-ca-dơ”, và ngày 4 tháng 7 cùng năm, ông ta soái lĩnh hơn 200 phần tử vũ trang “Che-sni-a độc lập” xâm nhập vào Đa-gét-xtan tiến hành hoạt động khủng bố, đánh lén trạm gác của bộ đội Bộ nội vụ Nga, từ đó châm ngòi cho cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ hai. ngày 7 tháng 8, ông ta lại chỉ huy hơn 5000 phần tử vũ trang tập hợp tại biên giới Đa-gét-xtan và Che-sni-a, chia thành hai ngả tấn công vào Đa-gét-xtan, tiến công mạnh quân Nga, hòng sau khi Che-sni-a đuổi được quân Nga rồi lại đánh bại quân Nga ở Đa-gét-xtan, nhằm thực hiện mục đích Che-sni-a và Đa-gét-xtan tách ra khỏi Nga và thành lập nước theo chủ nghĩa I-xlam độc lập.
Ba-sa-ép 34 tuổi chỉ huy lần hành động này là cựu Thủ tướng của Che-sni-a, là người lãnh đạo của phần tử phiến loạn Che-sni-a. Ông ta dũng mãnh thiện chiến, nổi danh nhờ bắt giữ con tin năm 1995 trong thời gian chiến tranh Che-sni-a ở Bu-che- nô-xcơ, sau khi giữ chức Thủ tướng vài tháng thì gia nhập vào hàng ngũ phe chống đối của Tổng thống.
Đứng trước sự tiến công của Ba-sa-ép, ngày 10 tháng 8, Pu-tin vừa mới trở thành Thủ tướng đã cùng với Tổng thống En-xin và lãnh đạo các cơ quan hữu quan thảo luận về tình hình Che-sni-a. Pu-tin bày tỏ: “Che-sni-a là một vùng bị bọn phỉ và phần tử tôn giáo cực đoan chiếm giữ, là mặt trận tiền tiêu để tấn công từ bên ngoài và lật đổ từ bên trong (Nga)”, đối với bọn phỉ Che-sni-a “nếu như hôm nay không ra tay, ngày mai tổn thất sẽ lớn hơn”. “Bất kể là bọn phỉ Che-sni-a ẩn nấp ở đâu, quân Nga đều sẽ tiêu diệt chúng”. Pu-tin xin En-xin cho ông toàn quyền chỉ huy hành động và điều hành các cơ quan có sức mạnh. Sau khi được chấp thuận, Pu-tin liền bắt tay ngay vào xoay chuyển cục diện công tác của các cơ quan quyền lực. hàng ngày ông đều triệu tập các nhà lãnh đạo của các cơ quan này đến văn phòng của mình, nhiều lần yêu cầu họ tập trung tất cả các nguồn tài nguyên lại thành một nguồn sức mạnh. Ông còn triệu tập hội nghị mở rộng ủy ban an ninh, ông phát biểu tại hội nghị rằng, việc chà đạp lên luật pháp và hành động khủng bố diễn ra ở vùng Cáp-ca-dơ là không thể chấp nhận được, cần phải có biện pháp chỉnh đốn lại trật tự và kỷ cương ở đó. Ông nói, nhà lãnh đạo Nga đã truyền đạt nhiệm vụ tới các cơ quan quyền lực ở liên bang và địa phương, trừ tận gốc mầm hoạ quấy nhiễu ở đó. Pu-tin tuyên bố với giới báo chí, trong phần tử vũ trang hoạt động ở Đa-gét-xtan có phần tử vũ trang Che-sni-a, chính phủ Nga đã đề ra cả một phương án để chỉnh đốn lại trật tự ở Đa-gét-xtan, và đã được Tổng thống En-xin phê chuẩn, đồng thời tuyên bố thành lập Bộ tư lệnh Quân sự khôi phục trật tự bình thường của Đa-gét-xtan.
Sau đó, máy bay trực thăng vũ trang của không quân Nga đã triển khai tấn công mạnh các phần tử vũ trang bất hợp pháp đóng tại vài làng ở nước cộng hoà Đa-gét-xtan. Không quân Nga áp dụng kiểu nATo đánh liên bang nam Tư, tức sử dụng ưu thế không quân và vũ khí kỹ thuật cao để tiến hành tấn công quân sự từ xa, độ chính xác cao, không tiếp xúc với người dưới mặt đất, cố gắng tối đa tránh thương vong về người đối với các mục tiêu tấn công. Tiến hành ném bom ngày đêm đối với các căn cứ hoạt động và cơ sở thông tin, giao thông, kinh tế của “các phần tử Che-sni-a độc lập”, làm cho nó tê liệt, lại điều rất nhiều quân đến triển khai tấn công mạnh đối với lực lượng vũ trang “Che-sni-a độc lập” ở vùng biên giới Che-sni-a và Đa-gét-xtan.
Trong lần hành động này của quân Nga, tổng cộng có 6 người chết, nhiều người bị thương. ngoài ra, hai chiếc máy bay trực thăng vũ trang của quân Nga bị phần tử vũ trang bắn rơi, trong các nhân viên của tổ lái gặp nạn có trung đoàn phó trung đoàn trực thăng 487, Anh hùng Nga nau-mốp. Không lâu, quân Nga lại một lần nữa triển khai hành động quân sự quy mô lớn đối với phần tử vũ trang. Thứ trưởng Bộ nội vụ Nga Cờ-lê-ni-kốp nói: “hai lần tấn công, quân Nga tổng cộng có 10 người chết trận, 27 người bị thương. hàng chục phần tử vũ trang bị bắn chết, vài trăm người bị thương. Quân Nga đã giành lại được một phần các thôn làng bị phần tử vũ trang chiếm giữ”. đến ngày 14 tháng 9, không quân Nga huy động tới 1700 lượt chiếc máy bay chiến đấu, tiêu diệt hơn 2000 tên phỉ, hơn 250 điểm hoạt động và 150 cơ sở huấn luyện.
Sau khi bị tấn công nặng nề lần đó, Ba-sa-ép lại phái hàng loạt phần tử khủng bố thâm nhập vào trong đất Nga, giấu vài trăm tấn thuốc nổ vào trong đường trắng vận chuyển tới Mát- xcơ-va, tiến hành đưa cuộc chiến tranh theo hướng “chiến tranh moi ruột” khủng bố trong nội bộ của Nga. ngày 31 tháng 8 và các ngày 4, 9, 13, 16 tháng 9 năm 1999, các phần tử khủng bố Che-sni-a liên tục gây ra các vụ nổ khủng bố nghiêm trọng tại các thành phố như Mát-xcơ-va, Bu-i-nác-xcơ và Vôn-gô-đôn- xcơ. Trong đó vụ nổ ngày 4 tháng 9 tại một doanh trại quân đội ở Bu-i-nác-xcơ làm vài chục người chết, đa số là phụ nữ và trẻ em. Tại Mát-xcơ-va liên tục xảy ra ba vụ nổ, vụ lớn nhất trong số đó là vào lúc 5 giờ sáng ngày 13 tháng 9, một toà nhà chung cư 8 tầng nằm ở số 6 đại lộ Ca-sin trung tâm Mát-xcơ-va đã bị san thành bình địa, hàng trăm người đang ngủ say trong toà nhà bị chết và bị thương nặng. ngày 16 tháng 9, một toà nhà chung cư 9 tầng ở thành phố Vôn-gô-đôn-xcơ, thành phố phía nam của Nga nổ tung, hơn 100 người bị tử thương. những vụ nổ khủng bố này tổng cộng làm cho hơn 300 người chết, rất nhiều người bị thương, khiến cho cả nước Nga rơi vào khủng hoảng. Do lan truyền rộng rãi tin có vài tấn thuốc nổ đang được giấu ở toà nhà nào đó trong thành phố Mát-xcơ-va có thể phát nổ bất cứ lúc nào, càng khiến cho người dân Mát-xcơ-va lo sợ. Chỉ riêng ngày 16 tháng 9 đã có hơn 1000 cú điện thoại báo cảnh sát phát hiện thấy vật khả nghi là chất nổ. Còn các phần tử “Che-sni-a độc lập” lại ra sức gọi những cú điện thoại doạ dẫm ở Mát-xcơ-va mấy ngày liền, khiến cho mọi người càng lo sợ.
Hành động khủng bố của Ba-sa-ép cuối cùng đã khiến cho dân chúng Mát-xcơ-va nổi giận. Pu-tin nhân cơ hội đó bắt đầu tìm kiếm sự ủng hộ của nghị viện, đưa ra kế hoạch đối phó với các phần tử khủng bố Che-sni-a bị tố cáo là đã sắp đặt các vụ tấn công bằng thuốc nổ.
Tại hội nghị Đu-ma họp ngày 14 tháng 9 năm 1999, Pu-tin lần đầu tiên đưa ra kế hoạch điều chỉnh cục diện của Che-sni-a:
Thứ nhất, áp dụng biện pháp cách ly tạm thời nghiêm ngặt tại tất cả các khu vực có chung đường biên giới với Che-sni-a. nhưng Che-sni-a vẫn là bộ phận cấu thành của liên bang Nga, bất cứ hành vi gây tổn hại nào tới toàn vẹn lãnh thổ của Nga đều bị cho là hành vi bất hợp pháp; Thứ hai, cần phải tiến hành phân tích lại một cách công bằng đối với tình hình thực hiện “Thoả thuận Kha-sa-vi-ớt”. Các phần tử ly khai đơn phương lợi dụng bản thoả thuận đạt được vào năm 1996 này hòng giải quyết vấn đề địa vị của Che-sni-a, thực hiện chia cắt đất nước; Thứ ba, tiêu diệt hoàn toàn bọn phỉ có vũ trang trong lãnh thổ Đa-gét-xtan, nhà lãnh đạo Che-sni-a cần giao nộp cho phía Nga bọn phỉ trong lãnh thổ Che-sni-a, nếu không, Nga sẽ buộc phải vượt sang biên giới Che-sni-a tiêu diệt những lực lượng vũ trang này; Thứ tư, kiến nghị những người Che-sni-a có uy tín bị buộc phải sống bên ngoài Che-sni-a thành lập một cơ quan đại diện hợp pháp tại Nga của nước cộng hoà Che-sni-a. Cuối cùng, Pu-tin bày tỏ chỉ có sau khi thực hiện một loạt biện pháp này, mới có thể bàn tới vấn đề địa vị chính trị kinh tế của Che-sni-a. Thông qua lần hội nghị này, Pu-tin thể hiện với thế giới lập trường cứng rắn của ông trong vấn đề Che-sni-a.
Vì Pu-tin hiểu rất rõ rằng, nếu như hoảng hốt bó tay, yếu đuối co rụt trước cuộc chiến khủng bố “Che-sni-a độc lập” hòng gây nhiễu và chia tách khỏi Nga này, thiếu sự phản kích, thậm chí lại một lần nữa khuất phục thoả hiện, hậu quả chắc chắn sẽ là:
1. Che-sni-a-in-gút-đa-gét-xtan chắc chắn sẽ chính thức tách ra khỏi nước Nga, thành lập một nước riêng. Từ đó cũng sẽ dẫn đến làn sóng toàn bộ khu vực Bắc Cáp-ca-dơ, các dân tộc khác và các tỉnh biên giới của nga sẽ ào ào bắt chước “Ch-sni-a độc lập”, tách ra khỏi Nga đứng độc lập và gần như độc lập, chính quyền Trung ương Nga rất có thể sẽ không kiểm soát được cục diện và làm cho liên bang Nga tan rã. Còn những nước tách ra này rất có thể sẽ đối đầu với Nga dưới sự kích động ủng hộ của Mỹ – phương Tây và chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa đạo I-xlam. Trào lưu tư tưởng đầu hàng bán nước trong nước Nga sẽ càng lan tràn, kinh tế quân sự sẽ càng suy thoái nhanh chóng, hoạt động khủng bố và phạm tội sẽ càng hoành hành, trật tự xã hội cũng sẽ càng hỗn loạn. Đồng thời mâu thuẫn giai cấp càng gay gắt nổi cộm, thực lực tổng hợp quốc gia của nga cũng chắc chắn sẽ giảm mạnh.
2. Ba nước vùng biển Ban-tích vốn từ lâu mong muốn hướng tới phương Tây, gia nhập NATO, và ba nước vùng Cáp-ca-dơ là U-crai-na, Gru-di-a thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập cùng với 5 nước Trung á trong đó có Ca-dắc-xtan, thậm chí Bê-la-rút, có quan hệ gần gũi nhất với nga thấy nga mềm yếu bất tài, yếu ớt như vậy, ngay cả lãnh thổ quốc gia của mình cũng không bảo vệ nổi, với sự xúi giục cả cứng lẫn mềm và cám dỗ lợi ích của Mỹ và phương Tây, cũng sẽ đối đầu với Nga.
3. Khu vực Cáp-ca-dơ và khu vực Trung Á vòng quanh biển Ca-xpiên, nhất là 4 nước A-déc-bai-dan, Ca-dắc-xtan, Tuốc- mê-ni-xtan và U-dơ-bê-xtan, qua thăm dò phát hiện trữ lượng dầu mỏ, có từ 50 tỷ cho tới 200 tỷ thùng, trữ lượng khí đốt thiên nhiên chí ít có tới 9000 tỷ mét khối, tính theo giá cả năm 1998, trị giá ước chừng khoảng 3000 tỷ đô-la Mỹ, hơn nữa có rất nhiều đường ống dẫn dầu cần xây dựng. Tài nguyên năng lượng khổng lồ và công trình xây dựng khổng lồ như vậy đều nằm trong phạm vi thế lực của Nga, là nguồn của cải quan trọng của Nga. Nhưng một khi những nước này tách ra, nghiêng về phương Tây, gia nhập NATO, thì món “vàng đen” khổng lồ này tất sẽ chảy sang phía Mỹ và phương Tây. Mà một trong những mưu đồ các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, áp dụng chính sách đối với vấn đề Che-sni-a chính là “làm suy yếu địa vị của Nga, đuổi nga ra khỏi khu vực biển Ca-xpiên, Cáp-ca-dơ và Trung Á” như Bộ trưởng Quốc phòng nga Xéc-gây-ép từng nói. Cũng như một số học giả cho rằng, như dùng con dao Cáp-ca-dơ cắt miếng pho-mát Nga này ra, chiếm về cho mình nguồn khoáng sản của khu vực này. Thế nên nước Nga vốn có nhiều khả năng có được nguồn của cải này lại chỉ có thể nhìn thấy vàng mà than thở, không biết làm thế nào, mặc cho người ta chia cắt, chia chác và cướp đoạt.
Vì vậy Pu-tin tuyệt đối không bỏ mặc cho Che-sni-a tự do, nhưng để có được sự ủng hộ của quốc tế, ngoại trưởng Nga I-va-nốp đã nói tại cuộc họp trù bị hội nghị ngoại trưởng 8 nước tại ốt-ta-oa tối ngày 18 tháng 9 rằng: “Vấn đề chủ nghĩa khủng bố quốc tế là một sự thách thức nguy hiểm đối với cộng đồng quốc tế, cần phải cùng áp dụng biện pháp khẩn cấp, ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố lan rộng”. hoạt động diễn thuyết mà i-va- nốp triển khai sau đó cũng đạt được sự tiến triển nhất định, ông ta phát biểu với giới báo chí rằng, trong đàm phán “Chúng tôi đã bàn bạc nhất trí, kiến nghị tổ chức một cuộc gặp bộ trưởng ngoại giao “8 nước lớn” trong một thời gian gần đây, thảo luận về thách thức có tính toàn cầu này và tìm kiếm sách lược đối phó với thách thức đó”.
Đối với kế hoạch của Nga, Che-sni-a kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn “hành động xâm lược” mà Nga áp dụng đối với người dân của mình. Che-sni-a cảnh cáo, họ sẽ áp dụng mọi biện pháp phòng vệ.
Ngày 19 tháng 9, không quân Nga tiếp tục ném bom xuống những mục tiêu khả nghi trong lãnh thổ Che-sni-a, đồng thời triển khai đợt tấn công mạnh nhất kể từ lần ném bom tháng 8. phần tử vũ trang đóng tại khu vực biên giới Đa-gét-xtan ngay sát Che-sni-a đồng thời cũng bị tổn thương nặng nề, 4 toà nhà doanh trại, 5 cứ điểm và 21 chiếc ôtô bị không quân Nga phá huỷ. Số phỉ bị chết ước chừng khoảng 140 người.
Đồng thời, có khoảng 2000 phần tử vũ trang tập kết tại vùng biên giới của Sta-vrô-pôn gần Che-sni-a. họ xây công sự, đào chiến hào, xây dựng bệ bắn kiên cố, chờ cùng quân Nga một trận sống chết.
Với tình hình đó, cơ quan hành chính khu vực biên giới Sta- vrô-pôn đã áp dụng một loạt biện pháp an ninh tương ứng. hoả pháo và vũ khí của cảnh sát và bộ đội bảo vệ nội bộ đóng tại khu vực biên giới giữa Sta-vrô-pôn và Che-sni-a được tăng cường thêm. đội tuần tra biên giới cũng được hoàn thiện hơn. điện đài sử dụng trước đó rất dễ bị các phần tử vũ trang Che-sni-a bắt được sóng, thế hệ điện đài mới đã ngăn ngừa được khả năng đó. đồng thời với quân đội tấn công vũ trang, toàn bộ cảnh sát của Nga cũng đã triển khai hành động “cơn lốc” tấn công mạnh hoạt động khủng bố. Trong vòng ba ngày từ 16 đến 18 tháng 9, số tội phạm bỏ trốn bị bắt lên tới hơn 2200 người, tội phạm tình nghi hơn 9000 người, tịch thu hơn 2000 vũ khí, phát hiện hơn 10 ngàn hang ổ tội phạm có tàng trữ trái phép vũ khí, tìm được 300 ki-lô-gam thuốc nổ, 774 thiết bị gây nổ. Tính đến ngày 2 tháng 10, trong hành động “cơn lốc”, cảnh sát Nga đã trinh sát phá được 17 ngàn vụ liên quan tới khủng bố, phát hiện 515 tấn thuốc nổ, 4000 thiết bị gây nổ, thu nộp 7000 khẩu súng, có không ít thuốc nổ do kịp thời phát hiện loại bỏ nên không nổ được, nếu không sẽ gây càng nhiều thương vong cho dân thường.
Sau khi Nga triển khai hành động quân sự không lâu, khi Pu-tin trả lời phỏng vấn trên đài Truyền hình Nga, ông đã trình bày rõ hơn về chính sách Che-sni-a của mình. Ông đánh giá tình hình Che-sni-a và hoạt động khủng bố trên lãnh thổ của Nga, phân tích bối cảnh của nó, đưa ra những nhiệm vụ chính của chính phủ và xã hội.
Pu-tin chỉ ra: “Chúng ta hãy nhớ lại một số sự kiện xảy ra khi liên Xô giải thể và sau đó. Sau khi liên Xô giải thể, tâm trạng muốn tách ra lên cao, đặc biệt là các loại thế lực ở nước Cộng hoà Che-sni-a có thế tấn công cực kỳ mạnh. Nga và Che-sni-a đã tiến hành đàm phán rất lâu về quan hệ song phương, nhưng không đạt được kết quả tích cực nào. Quân đội Nga một độ đã vào Che-sni-a, các bên phản ứng rất mạnh về điều này. ở Che-sni-a, chủ yếu nhất là nhiều vùng của Nga, mọi người đều coi điều đó là sự phát tác của dã tâm đế quốc của nhà lãnh đạo Nga”. “điều này đúng hay sai, tạm chưa đánh giá, chúng ta hiện nay cũng không thảo luận động cơ của quyết định này là gì. Tôi cho rằng, tất cả mọi biện pháp hoà bình khi ấy chưa phải là đã dùng hết. Tôi xin nói lại một lần nữa, ai đúng ai sai chúng ta tạm thời chưa đưa ra kết luận. Tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người chú ý, tất cả những cái đó đều xảy ra trong tình trạng bất lợi về mặt quân sự, thiếu kế hoạch hành động quân sự chu toàn, và gây thương vong lớn về người.
Sau cuộc phỏng vấn đó không lâu, Pu-tin hạ lệnh tiến hành không kích toàn diện thủ phủ Che-sni-a Grô-dnưi. ngày 23, không quân Nga đã ném bom sân bay quốc tế Grô-dnưi và một nhà máy lọc dầu phía tây nam, dẫn đến 6 người thiệt mạng. ngoài ra có hai người bị quân Nga giết chết ở nơi khác.
Ngày 24, bốn chiếc máy bay tiến công mặt đất SU-25 phóng hơn 10 quả tên lửa đạn đạo vào đài truyền hình nguyên là cơ sở quân sự cũ ở Ca-mu-ca-ra, cơ sở quân sự này đã bị lực lượng vũ trang Che-sni-a đổi thành trụ sở cảnh sát. Cuộc không kích gây cho 3 người thiệt mạng, 20 người bị thương, hơn 10 ngôi nhà bị phá huỷ. ngoài ra, hoả tiễn của quân Nga còn tấn công vào một xe ôtô ở làng Sa-ma-si-ki cách Grô-dnưi 50 dặm về phía tây. 8 giờ 30 phút ngày 25, 12 chiếc máy bay chiến đấu phản lực Nga lại một lần nữa tiến hành đột kích kéo dài 30 phút đối với grô- dnưi và khu vực gần đó, phá huỷ tháp chuyển phát truyền hình và trung tâm kiểm soát điện thoại di động, khiến cho trung tâm thông tin và các cơ sở khác trong lãnh thổ nước cộng hoà chủ trương độc lập này gần như tê liệt, cuộc đột kích còn làm cho 10 người chết.
Tổng Tư lệnh Không quân Nga Côn-nu-cốp nói với phóng viên, chỉ cần phần tử vũ trang không bị tiêu diệt, thì không quân Nga sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ của Che-sni-a. Vị Tổng Tư lệnh này cho rằng, để hoàn thành nhiệm vụ này, không cần phải sử dụng đến không quân chiến lược ở Che-sni-a, chỉ cần sử dụng một số vũ khí có độ chính xác cao, bao gồm tên lửa đạn đạo dẫn đường bằng la-de và bom có thể kiểm soát được là có thể tiếp cận được mục tiêu. Ông ta nói, đến nay không quân Nga chưa bị tổn thất chiếc máy bay nào.
Ngày 26, cùng với tiếng bom nổ của máy bay chiến đấu Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Xéc-gây-ép lần đầu tiên cảnh cáo: “Chúng ta đã sắp xếp ổn thoả kế hoạch hành động mặt đất với nhiều bài bản, sẽ tuỳ tình hình để hành động, mục tiêu chủ yếu của chúng tôi là tiêu diệt bọn phỉ”. đứng trước sự tấn công mạnh của Pu-tin, ngày 26 tháng 9, phía Che-sni-a tuyên bố, để tránh cuộc chiến tranh quy mô lớn, Tổng thống Che-sni-a Mát-xkha-đốp bày tỏ muốn cùng tiến hành đối thoại chính trị có tính xây dựng với các nhà lãnh đạo Nga. Mát-xkha-đốp bày tỏ, còn có hy vọng thông qua biện pháp ngoại giao giải quyết hoà bình vấn đề quan hệ Nga và Che-sni-a. Ông ta nói: “nhân dân Che-sni-a và nhân dân Nga không hy vọng lại xảy ra một cuộc chiến tranh”. Đối với sự kêu gọi của Mát-xkha-đốp, ngày 27, Pu-tin nói với phóng viên sau khi gặp En-xin tại điện Crem-li, phía chính phủ Che-sni-a tin chắc rằng “gần đây nhất Nga sẽ bắt đầu áp dụng hành động mặt đất”. Ông ta nói: “Xét tới sự phát triển này của tình hình, Che-sni-a đang gấp rút chuẩn bị chiến tranh, nhằm chống lại sự xâm lược”. Xem ra, phía Che-sni-a đã ý thức được rằng, cuộc chiến tranh này đã không thể tránh khỏi. Còn đối với chính phủ Nga mà nói, trong vòng 3 năm cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ nhất kết thúc không vẻ vang, họ cũng luôn tính đến làm thế nào đối phó với nước cộng hoà phiến loạn này. Bất kể là điện Crem-li hay là Bộ Quốc phòng đều không từ bỏ cố gắng. ngày 30 tháng 9, quân Nga tiến vào Che-sni-a từ ba hướng, cuộc chiến tranh Che-sni-a chống lại “Che-sni-a độc lập” lần thứ hai chính thức bắt đầu.
Ngày 2 tháng 10, vài ngàn quân nhân Nga và hơn 1000 xe thiết giáp đồng loạt tiến vào Che-sni-a, Trưởng khu hành chính vùng nao-xki là ni-cô-la-ép nói: “Một cánh quân dài 80 km, tối ngày thứ 5 tiến vào Mao-xki và Xan-cốp-xki ở phía bắc Che-sni-a”. Tối hôm đó, quân đội Nga đã tiến sâu vào đất Che-sni-a khoảng 5 km, và chiếm được một phần khu vực phía bắc sông Tê-rếch của Che-sni-a.
Cùng ngày, một cánh quân khác của Nga cũng tiến vào phía tây của Che-sni-a, tiến về khu vực Ba-mút cách thủ phủ Che-sni-a Grô-dnưi khoảng 30 km.
Ngày 4 tháng 10, quân Nga đã đánh vào sâu Che-sni-a 10 km, và thiết lập “an toàn khu” ba tầng: phòng tuyến thứ nhất do bộ đội bảo vệ nội bộ Bộ nội vụ và cảnh sát trấn giữ, phòng tuyến thứ hai và thứ ba do bộ đội vũ trang Nga trấn giữ. nhiệm vụ của quân đội là đối phó với phiến quân Che-sni-a đột phá phòng tuyến thứ nhất, cắt đứt mối liên hệ giữa phiến quân với bên ngoài. đồng thời, bộ đội bảo vệ nội bộ Nga đã chiếm được một làng có tên là Bô-rốt-ki-nốp-xka của Che-sni-a. làng này nằm cách biên giới Che-sni-a 13 km.
Nhưng cho tới lúc đó, quân Nga vẫn không thừa nhận họ có kế hoạch triển khai thế tiến công toàn diện. người phát ngôn quân Nga nói, quân đội Nga phát động tấn công không nhằm vào các làng của Che-sni-a, thế nhưng, những cơ sở mà họ chiếm giữ ở ngay cạnh các làng, họ cũng từng tiến hành chiến đấu quy mô nhỏ với phiến quân.
Ngày 5 tháng 10, Tổng thống Che-sni-a ký lệnh thực hiện tình trạng thời chiến tại nước cộng hoà, đối với Che-sni-a mà nói, điều này chỉ có thể có nghĩa là: chiến tranh đã bắt đầu. rõ ràng, đây là câu trả lời đối với liên bang Nga. lúc này quân Nga đã kiểm soát được hai khu vực đồng bằng của Che-sni-a là Nao-xki và Xan-cốp-xki, đã chiếm lĩnh trận địa xung quanh các làng như Can-ga-rin-xka. phần tử vũ trang và đại đa số nam cư dân của những vùng này đều đã rời khỏi nơi sinh sống, rút vào nội địa Che-sni-a, đồng thời họ tổ chức tổ vũ trang từ 5 đến 10 người nhằm bảo đảm cho lực lượng chủ chốt của Che-sni-a rút lui. những tổ này còn xây dựng chiến hào ở cửa ngõ ra vào làng, thị trấn, chôn mìn ở những nơi mà quân đội liên bang Nga có thể đi qua.
Ngày 6 tháng 10, bộ đội cơ động của Bộ nội vụ và Bộ Quốc phòng Nga đã hoàn thành triệt để nhiệm vụ xây dựng an toàn khu tại biên giới Che-sni-a, an toàn khu tách khu vực do bọn phỉ có vũ trang chiếm cứ với khu vực lân cận bắc Cáp-ca-dơ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Xéc-gây-ép đã xác nhận kế hoạch quân đội liên bang Nga xây dựng an toàn khu ở Che-sni-a: “Kế hoạch này đã được thực hiện, quân đội liên bang Nga ở một số nơi đã vượt qua sông Tê-rếch, một số nơi còn chưa vượt qua được”. Pu-tin cũng bày tỏ, xây dựng một khu bảo vệ là nhiệm vụ hàng đầu để quân Nga tiến vào Che-sni-a, nhưng mục tiêu cuối cùng của nó là loại bỏ tận gốc hoạt động khủng bố.
Cùng ngày, đại diện toàn quyền của Tổng thống Nga tại pháp viện hiến pháp Mi-kha-in Mít-cốp nói với phóng viên rằng, thực hiện tình trạng thời chiến ở nước Cộng hoà Che-sni-a theo mệnh lệnh của Tổng thống Che-sni-a Mát-xkha-đốp là bất hợp pháp. Ông ta nói, theo hiến pháp liên bang Nga, chỉ có Tổng thống liên bang Nga mới có thể tuyên bố thực hiện tình trạng thời chiến.
Ngày 7 tháng 10, quân Nga đã chiếm lĩnh được một phần ba lãnh thổ của Che-sni-a. Khi chiến tuyến được đẩy tới vượt qua sông Tê-rếch ở khu vực phía bắc của Che-sni-a, thì đã bùng nổ một cuộc chiến đấu quy mô lớn.
Đêm 8 tháng 10, phần tử vũ trang Che-sni-a qua sông Tê- rếch, xông vào làng i-si-san-xkai-a đánh lén quân Nga. hai bên kịch chiến với nhau 4 tiếng đồng hồ, trong chiến đấu quân Nga có tới hơn 200 sĩ quan và binh lính chết trận, hơn 30 chiếc xe thiết giáp bị phá huỷ, hơn 40 binh sĩ Nga bị bắt làm tù binh, còn có một chiếc máy bay chiến đấu của quân Nga bị bắn rơi.
Đồng thời với tiến công quân sự, nghị viện nhân dân nước Cộng hoà Che-sni-a Nga đã tiến hành họp tại Mát-xcơ-va, bắt đầu thành lập cơ quan hành chính tối cao nước cộng hoà – ủy ban quốc vụ, và bổ nhiệm Sa-tu-ráp làm Chủ tịch ủy ban.
Căn cứ vào quyết định hữu quan mà nghị viện nhân dân Che-sni-a thông qua, thành viên của ủy ban quốc vụ sẽ do Chủ tịch ủy ban đề cử, sau đó qua nghị viện phê chuẩn. nghị viện nhân dân đồng thời đề nghị Tổng thống Nga En-xin bổ nhiệm Chủ tịch ủy ban quốc vụ làm đại diện toàn quyền của mình trú tại Che-sni-a, và “ủng hộ, làm cho tình hình của nước Cộng hoà Che-sni-a trở nên bình thường”.
Sa-tu-ráp phát biểu với phóng viên Nga, chỉ ra rằng, cuộc sống muốn gì được nấy của phần tử khủng bố ở Che-sni-a không còn dài nữa. nhiệm vụ chủ yếu của ủy ban quốc vụ Che-sni-a là loại bỏ những kẻ bại hoại nhuốm bẩn nhân dân Che-sni-a và gây trở ngại tới cuộc sống bình thường của người dân. Ông ta nói, ông ta đã tiến hành bàn bạc với Thủ tướng chính phủ Nga Pu-tin, lãnh đạo Văn phòng Tổng thống Nga và các cơ quan khác của chính phủ, và định đến Che-sni-a trong một thời gian gần đây.
Nghị viện nhân dân Che-sni-a được bầu ra vào ngày 16 tháng 6 năm 1996. Tháng 10 cùng năm chính quyền Che-sni-a chuyển vào tay phe chống đối do Mát-xkha-đốp cầm đầu, nghị viện nhân dân bị buộc phải dừng công việc. ngày 1 tháng 10 năm 1999, nghị viện này khôi phục lại công tác tại thủ dô Mát- xcơ-va của Nga, được chính quyền Trung ương liên bang Nga và các lực lượng chính trị coi là cơ quan quyền lực hợp pháp duy nhất của Che-sni-a.
Sau đó, để thống nhất kênh tuyên truyền đối ngoại thống nhất, Pu-tin tuyên bố thành lập Trung tâm Báo chí Nga phụ trách đưa tin liên quan tới bắc Cáp-ca-dơ, và bày tỏ tại lễ thành lập, phong toả Che-sni-a chỉ là giai đoạn hành động thứ nhất của quân đội liên bang Nga, mục tiêu cuối cùng của quân Nga là tiêu diệt toàn bộ phần tử khủng bố trong lãnh thổ Che-sni-a. Ông nói: “hành động quân sự tuy có thể gây ra tổn thất, nhưng nếu hôm nay không ra tay, thì ngày mai có thể sẽ gây ra tổn thất lớn hơn”.
Cùng với sự bất lợi của chiến cục, đêm 10 tháng 10, Tổng thống Che-sni-a Mát-xkha-đốp đưa ra lời kêu gọi đình chiến: “hôm nay chúng tôi vừa gửi cho Mát-xcơ-va kế hoạch hoà bình ngừng chiến tranh, nếu có thể ngừng chiến tranh được, cho dù là sau một ngày, sau một giờ, cũng nên tiến hành gặp gỡ. nếu ngày mai gặp En-xin, tôi sẽ nhắc nhở ông ta rằng trước đây chúng ta có một thoả thuận…”
Còn câu trả lời của Pu-tin về điều này lại là, không những cần tiêu diệt lực lượng vũ trang, càng cần “loại bỏ điều kiện để chúng (bọn phỉ Che-sni-a) có khả năng trỗi dậy trở lại ở đâu đó”. Vì vậy sẽ sử dụng tất cả các biện pháp có thể sử dụng được- về quân sự và về chính trị. đồng thời ông bày tỏ: “Che-sni-a là lãnh thổ của liên bang Nga… lực lượng vũ trang của chúng ta có thể muốn điều quân thế nào cũng được trong điều kiện được nhà lãnh đạo đất nước và chính phủ liên bang Nga đồng ý trên lãnh thổ của mình”.
Pu-tin nói: “Chúng ta sẽ cố gắng làm cho mỗi một thương vong của Che-sni-a đối với chúng ta mà nói là một sự kiện đáng kể”. “hiện nay chiến sự đang diễn ra, hơn nữa đã là chiến tranh thì sẽ có thương vong. Tất nhiên, điều vô cùng đáng tiếc là, sau này sẽ vẫn còn có thương vong. nhưng tôi nhắc lại, bất kể chúng ta áp dụng hành động gì, chúng ta đều sẽ cố gắng giảm thương vong xuống tới mức thấp nhất”.
Cuối cùng Pu-tin nhấn mạnh: “Bất luận thế nào chúng ta sẽ không làm cho nền kinh tế của chúng ta biến thành nền kinh tế quân sự hay kinh tế quân sự hoá, nhưng quốc phòng luôn luôn là mặt ưu tiên phát triển của chúng ta. nó luôn luôn đứng vị trí hàng đầu trong ngân sách. đã bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng quốc phòng. Vì vậy có thể tiến hành phân phối lại đối với tiền đã đầu tư”. Cuối cùng Pu-tin chỉ ra, lực lượng ngăn chặn hạt nhân sẽ không bị bất kỳ tổn thất nào. Đồng thời Bộ trưởng Quốc phòng Nga, nguyên soái Xéc- gây-ép cũng bày tỏ: “người Che-sni-a chân chính yêu cầu giúp đỡ họ giải phóng ra khỏi bàn tay của bọn phỉ ở Grô-dnưi. Chúng ta sẽ giúp đỡ họ. Che-sni-a vừa có thổ phỉ, cũng có những người Che-sni-a chân chính”.
Khi nói tới khu vực Che-sni-a đã giải phóng, Xéc-gây-ép chỉ ra: “Tại những nơi này cần phải sắp xếp cho tốt đời sống của nhân dân. Bộ đội sẽ trực tiếp tham gia vào công tác này, vì trong thời kỳ quá độ, trên thực tế những khu vực này không có cơ quan quyền lực. những nơi này sẽ xây dựng cơ quan quyền lực trên cơ sở hệ thống văn phòng đại diện quân đội, hệ thống nói trên sẽ giải quyết các vấn đề trên lĩnh vực văn hoá và xã hội. Cư dân của những khu vực này chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người già và đàn ông trung niên. yêu cầu chủ yếu của họ là cung cấp quần áo và bánh kẹo cho những trẻ em này, trẻ em đã bốn năm nay chưa nhìn thấy bánh kẹo rồi”.
Xéc-gây-ép còn nói, một tuần nay, khu vực được giải phóng không nghe thấy tiếng súng nổ nào. “Tại đây trên thực tế không cần tiến hành bất kỳ sự thanh lý nào”. Mọi người muốn sống cuộc sống hoà bình yên ổn.
Ngày 11 tháng 10, quân đội Nga lần đầu tiên kiểm soát được một phần khu vực phía nam sông Tê-rếch. Kể từ sau khi quân đội liên bang Nga tiến vào miền bắc Che-sni-a, sông Tê-rếch luôn là đường phân giới tự nhiên giữa lực lượng vũ trang Che-sni-a với quân đội liên bang Nga. Trước đó quân đội liên bang Nga đã không vượt qua sông Tê-rếch, mà tiến vào miền nam Che-sni-a từ nước cộng hoà Ô-sê-ti-a.
Ngày 12 tháng 10, Pu-tin tuyên bố, Nga sẽ mở rộng hơn nữa an toàn khu tại nước Cộng hoà Che-sni-a, hơn nữa không loại trừ khả năng phái quân tiến vào đóng tại thủ phủ Grô-dnưi, nhằm khiến cho Che-sni-a có thể được giải phóng ra từ trong tay của phần tử vũ trang. Pu-tin lại nói, mục tiêu cuối cùng của nhà đương cục Nga là tiêu diệt toàn bộ các băng nhóm phỉ trong lãnh thổ Che-sni-a, khiến cho chúng không thể nào tồn tại được. để đạt tới mục tiêu đó, chính phủ Nga sẽ sử dụng tất cả các biện pháp.
Pu-tin cho rằng, kế hoạch đình chiến mà Mát-xkha-đốp đưa ra là dấu hiệu của sự tuyệt vọng. Chẳng hạn, ông ta đưa ra ngay lập tức ngừng hành động chiến đấu, ngừng pháo kích và ném bom, rút quân đội Nga ra khỏi Che-sni-a, vân vân. Vì vậy ông từ chối gay gắt kế hoạch hoà bình của Mát-xkha-đốp, ông nói: “phải giao những kẻ gây ra các vụ nổ tấn công các nơi như Đa- gét-xtan và Mát-xcơ-va trước, sau đó mới có thể tiến hành đàm phán toàn diện”. Pu-tin cho rằng, Mát-xkha-đốp không muốn từ bỏ mối liên hệ với bọn thổ phỉ, bao gồm cả mối liên hệ với Ba-sa-ép, bản thân ông ta đã đi vào ngõ cụt. Pu-tin một lần nữa ám chỉ, Mát-xcơ-va sẽ thảo luận vấn đề địa vị của Che-sni-a bên bàn đàm phán với những “người được cho là có lợi cho Nga” lúc đó. Pu-tin nói, trong cuộc đấu tranh với ung nhọt chủ nghĩa khủng bố, sẽ mở rộng khu vực phòng dịch.
Hưởng ứng lời phát biểu của Pu-tin, quân đội liên bang Nga đã dùng máy bay và đại pháo tiến hành oanh tạc đối với các điểm tập kết và thiết bị của phần tử vũ trang ở khu Va-chê-nô, khu nô-za-vi-ớt, Gô-chen-mát. Trạm chỉ huy, căn cứ và kho của phần tử vũ trang và dàn khoan dầu cách Grô-dnưi 30 ki-lô-mét bị phá huỷ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Xéc-gây-ép cũng nói với phóng viên: “Tình hình Che-sni-a đã được kiểm soát, nhiệm vụ của giai đoạn thứ nhất đã hoàn thành”. đồng thời, ông cho rằng, “Quân đội liên bang còn đứng trước nhiều vấn đề phức tạp”.
Xéc-gây-ép nhấn mạnh, quân đội liên bang sẽ không chỉ dừng lại ở khu vực dọc bờ sông Tê-rếch. họ sẽ không dừng lại, sẽ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt bọn phỉ vũ trang và phần tử khủng bố trong đất Che-sni-a. Ông ta nói: “Quân đội sẽ kiểm soát toàn bộ tình hình ở đó, như thế mới có thể cải thiện được hoàn cảnh của bản thân mình”.
Xéc-gây-ép chứng thực, một nhóm phần tử vũ trang Che-sni- a do Ba-sa-ép cầm đầu đã bị phong toả tại khu vực Cô-ra-côn của Che-sni-a. “ở đó đang diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt”. Ông ta nói, phần tử vũ trang tổn thất “cực kỳ nghiêm trọng”. Xéc- gây-ép chỉ ra, một tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hành động chống khủng bố của Che-sni-a giành được thắng lợi là “giảm tổn thất của bản thân quân đội liên bang xuống mức nhỏ nhất”. ngày 16 tháng 10, bộ đội tiên phong của quân Nga đã tiến vào nơi chỉ cách Grô-dnưi 20 ki-lô-mét. Cùng với việc quân đội liên bang Nga tiến vào, dấu hiện chiến tranh đã thấy khắp mọi nơi ở Grô-dnưi. những đường phố cách đó không lâu còn rất náo nhiệt giờ đây đã lạnh tanh – mọi người sợ bị trúng thương, không dám ra phố. Grô-dnưi buổi tối một màu tối đen, hoàn toàn không thấy một bóng người. Cung cấp gas hoàn toàn bị cắt, ban ngày chỉ cung cấp vài giờ điện. Grô-dnưi không một ai hi vọng đánh nhau. nhưng nhiều người đàn ông không thể không tham gia chiến đấu.
Để phối hợp với thắng lợi của quân đội liên bang Nga trên chiến trường, Pu-tin lại bắt đầu làm tan rã đối thủ về mặt tâm lý, một mặt ông chỉ thị cho viên tư lệnh của Nga tại Che-sni-a tuyên bố với bên ngoài, không loại trừ khả năng tiến hành đàm phán hoà bình với Tổng thống Che-sni-a Mát-xkha-đốp. đồng thời nhấn mạnh lập trường của Nga đối với phần tử khủng bố không thay đổi, tức chúng cần phải bị tiêu diệt.
Một mặt khác, Pu-tin lại tung tin rằng, chính phủ có thể sẽ không còn thực hiện đại xá đối với những phần tử vũ trang Che-sni-a chống đối lại quân đội liên bang nữa. Theo suy đoán của chính phủ Nga, lính đánh thuê và đội viên chiến đấu không hy vọng gì được đại xá, chống đối với quân Nga chỉ có từ 50 đến 70 ngàn người, bởi vì, “nhiều người Che-sni-a trẻ tuổi tham gia vào băng nhóm thổ phỉ đã bắt đầu cảm thấy hứng thú đối với vấn đề đại xá.” đồng thời, Pu-tin lại thừa nhận, ngay từ đầu năm, Trung ương liên bang đã cung cấp cho Che-sni-a hơn 200 triệu rúp. những khoản tiền này cần được dùng vào việc phát tiền lương hưu, tiền lương và trợ cấp cho những nhân viên công tác của những ngành hưởng lương từ ngân sách và những người có thu nhập thấp. Thế nhưng, người Che-sni-a bình thường hoàn toàn không nhận được, tiền đã bị bọn thổ phỉ cướp mất. Một năm trước, số tiền tương đương cũng biến mất vào “thùng không đáy” Che-sni-a.
Sau đó, Pu-tin lại tuyên bố nhiệm vụ chủ yếu của chính phủ Nga tại Che-sni-a là khôi phục cuộc sống hoà bình bình thường ở đó. ngày 17 tháng 10, khi trả lời phỏng vấn của chương trình “gương sáng” của đài Truyền hình Nga, Pu-tin nói: “Chúng ta sẽ làm cho các trường học khôi phục lại giảng dạy, bệnh viện khôi phục lại công tác, bắt đầu phát tiền lương, tiền lương hưu và trợ cấp ở Che-sni-a”. “đây chính là công việc mà đại diện của chính phủ liên bang Nga tại nước Cộng hoà Che-sni-a ni-cô-lai Cốp-xman cần phải làm”. Cốp-xman sẽ phụ trách vấn đề kinh tế và xã hội của an toàn khu và của cả nước Cộng hoà Che-sni-a. Pu-tin nói, “Tất cả tiền vốn của liên bang đều được cung cấp cho Che-sni-a thông qua ông ta. Chúng ta tin tưởng rằng ông ta sẽ làm cho những khoản tiền này cuối cùng được gửi tới tay những người đáng được nhận”.
Pu-tin nói, trong ba năm rưỡi cho tới bốn năm qua, hàng tháng chính phủ Nga đều cấp tiền vốn cho chính phủ nước Cộng hoà Che-sni-a, dùng vào phát tiền lương hưu và tiền lương. “Thế nhưng, người dân Che-sni-a ngay cả một xu cũng không nhận được”. nay đại diện của chính phủ liên bang trú tại Che-sni-a sẽ phụ trách phân phối tiền, như thế có thể thay đổi được cục diện này.
Đồng thời với triển khai một loạt thế tiến công chính trị, quân Nga vẫn không ngừng tiến công về phía trước. ngày 18 tháng 10, quân đội liên bang Nga đã củng cố được trận địa cách Grô-dnưi khoảng 18~20 km, hoàn toàn chiếm lĩnh được vùng đất chiến lược và kiểm soát tất cả các con đường thông tới thủ phủ Grô-dnưi, cá biệt bộ đội trinh sát đã chỉ cách Grô-dnưi 5 ~6 km. Tính đến trung tuần tháng 10, quân đội liên bang Nga tổng cộng có 178 quân nhân bị chết trận, 400 người bị thương ở Che-sni-a, còn tổn thất của phần tử vũ trang vượt quá 2.500 người. ngày 26 tháng 10, 100 ngàn quân Nga dồn về Grô-dnưi từ ba hướng tây, bắc, đông, bao vây chặt thành phố này. Cùng ngày, tại Che-sni-a nổ ra cuộc chiến đấu ác liệt nhất kể từ khi xung đột mới xảy ra. Kịch chiến xảy ra ở nơi cách ngoại ô phía bắc của Grô-dnưi 4 km, bộ binh và xe tăng của Nga triển khai cuộc chiến tiến công phòng thủ lớn với bộ đội Che-sni-a, đại pháo của quân Nga cũng oanh tạc dữ dội thủ phủ Che-sni-a. Một số đội trinh sát của Nga còn ngấm ngầm tiến vào ngoại ô của grô- dnưi, và treo giải thưởng một triệu đô-la Mỹ cho việc bắt giết lãnh tụ phiến quân Ba-sa-ép.
Đồng thời, quân đội liên bang còn kiểm soát các điểm dân cư như Xtê-pô-nốp, A-za-mát-vi-út, Ca-chi-vi-út…, và đã tiến gần ngoại ô Gô-chen-mát, thành phố lớn thứ hai của Che-sni-a. ngày 27 tháng 10, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, những khu vực Che-sni-a bị phần tử vũ trang chiếm giữ đã bị chia thàn ba phần. Ba-sa-ép lãnh đạo bộ phận gần Đa-gét-xtan, gla-ép chiếm lĩnh phần phía tây bắc, còn Kha-táp thì kiểm soát phần gần In-gút.
Mặc dù lực lượng vũ trang bất hợp pháp bị tổn thất rõ rệt, nhưng chúng còn đang gấp rút chống lại sự tiến công vào sâu Che-sni-a của quân đội liên bang. Chúng đã xây dựng trận địa phòng ngự vòng tròn tại Grô-dnưi. đường phố và nhà cửa bị cải tạo thành cứ điểm vũ trang, nhân lực và vật tư đang tập kết tại thủ đô Grô-dnưi. Ba-sa-ép còn lệnh cho lực lượng vũ trang Che-sni-a bắn máy bay và máy bay trực thăng của quân đội liên bang tại các khu dân cư ở Gô-chen-mát và gần đó.
Ngày 12 tháng 11, quân Nga đã chiếm lĩnh được gô-chen- mát. ngày 13 tháng 11, bộ đội thiết giáp của Nga ngày đêm từ phía tây tiến vào Grô-dnưi, chiếm lĩnh được điểm giao nhau của một con đường chính nối với bên ngoài của nó.
Ngày 20 tháng 11, cư dân ở quận A-ki-hoi – Man-tan giao nộp cho bộ đội liên bang vũ khí và đạn dược của mình. Chính quyền của quận này và bậc trưởng lão bày tỏ, cư dân vẫn muốn gia nhập bộ đội dân binh do Gan-đa-mi-rốp lãnh đạo, tác chiến với bọn phỉ Che-sni-a.
Đồng thời, trung tâm báo chí của bộ đội liên bang Nga cho biết, mặc dù Grô-dnưi cực lực muốn xoay chuyển tình hình, nhưng tâm trạng bất mãn trong đội ngũ lực lượng vũ trang bất hợp pháp ngày một gia tăng. lực lượng chủ yếu và trang thiết bị của phần tử vũ trang Che-sni-a bị tổn thương nặng nề, đạn dược, lương thực, nước uống và thuốc men đều thiếu.
Ngày 21 tháng 11, bộ đội liên bang Nga tăng cường hơn nữa thế tiến công gọng kìm, tiến sát Grô-dnưi.
Ngày 23 tháng 11, quân Nga đã tiến sát đến cách ngoại ô thủ phủ Che-sni-a Grô-dnưi hai ki-lô-mét, một viên sĩ quan Che-sni-a bày tỏ, tầng lớp lãnh đạo Chesni-a vẫn sẵn sàng tiến hành “cuộc đối thoại có tính xây dựng” với nhà đương cục Mát-xcơ-va.
Nhưng Pu-tin tuyên bố, trước khi quân Nga đánh tan phần tử phiến loạn Che-sni-a, nhà đương cục Nga sẽ không tiến hành bất cứ sự hiệp thương nào với Che-sni-a. Ông nói khi trả lời phỏng vấn của đài Truyền hình orT sau khi gặp gỡ với En- xin: “Chúng ta quyết không nới lỏng thế tiến công. Chúng ta sẽ tiến công liên tục”. “Chúng ta thực hiện hành động quân sự truy quét phần tử khủng bố ở Che-sni-a, kẻ địch của chúng ta là chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Chúng ta liệu có thể tưởng tượng được tình hình và kết quả của việc tiến hành giao thiệp chính trị với phần tử khủng bố quốc tế hay không?”.
Ngày 24 tháng 11, lãnh tụ lực lượng vũ trang đã có sự bất đồng ý kiến nghiêm trọng trong đánh giá tình hình và đề ra kế hoạch hành động. Ba-sa-ép và Kha-táp kiên quyết yêu cầu áp dụng chiến thuật hoạt động phá hoại khủng bố, Mát-xkha-đốp và U-đu-cáp thì chủ trương dựa vào sự ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, dùng biện pháp chính trị để giành thắng lợi. ngày 27 tháng 11, phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất lực lượng vũ trang Nga Thượng tướng Ma-ni-rốp nói, không có kế hoạch tiến hành cuộc tấn công mạnh chính diện một lần như mọi người dự đoán đối với Grô-dnưi, nhưng hành động giải phóng Grô-dnưi đang tiến hành, và sẽ giành được thắng lợi trong kỳ hạn quy định. Cùng ngày, máy bay và hoả pháo của quân đội liên bang Nga tiến hành tấn công bọn phỉ tại 35 điểm cư dân, trong đó bao gồm cả Grô-dnưi.
Ngày 28 tháng 11, dưới sự chi viện của máy bay chiến đấu, xe tăng bộ binh của Nga đã cùng với phần tử vũ trang chiến đấu nhiều giờ đồng hồ nhằm cắt đứt tuyến cung ứng quan trọng cuối cùng giữa Grô-dnưi và các khu vực khác của Che-sni-a, cuối cùng đã giành được quyền kiểm soát con đường giữa Grô-dnưi và U-rút– Man-tan.
Ngày 1 tháng 12, thành phố A-gon cách Grô-dnưi khoảng 10 dặm về phía đông đã bị bao vây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố, quân đội Nga sẽ kiểm soát được thành phố này trong vòng hai ba ngày. Xéc-gây-ép còn nói với phóng viên, hành động áp dụng đối với Che-sni-a sẽ kết thúc trong vòng từ 1 đến 3 tháng tới đây.
Đến ngày 4 tháng 12, Tư lệnh liên hợp quân đội Bắc Cáp- ca-dơ, Thượng tướng Ca-dan-chép tuyên bố: “Tính đến hôm nay, quân đội liên bang đã hoàn toàn thực hiện được việc bao vây đối với Grô-dnưi. giải phóng Grô-dnưi sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian”.
Ngày 6 tháng 12, máy bay chiến đấu của không quân Nga lại một lần nữa bay tới gần thủ phủ Che-sni-a Grô-dnưi, nhưng ném xuống lần này không phải là bom mà là truyền đơn. những truyền đơn này không phải là sản phẩm tuyên truyền của tiến hành chiến trang tâm lý, mà là “thông điệp làm trong sạch thành phố” do Bộ chỉ huy quân sự Nga phát ra.
Truyền đơn nhắc nhở rằng, cư dân thành phố nếu như không rời khỏi Grô-dnưi qua hành lang an toàn “làng Mồng 1 tháng 5” trước ngày 11, sẽ bị coi là “phần tử khủng bố” và bị tiêu diệt. đây là thông điệp cuối cùng được phát ra lần đầu tiên kể từ khi quân Nga đưa quân tới Che-sni-a ngày 1 tháng 10 đến nay. nhiều cư dân của Grô-dnưi sau khi thấy được truyền đơn cảnh cáo từ trên máy bay ném xuống, bắt đầu rời khỏi thủ phủ grô- dnưi theo con đường phía tây Che-sni-a. Một số dân thường chạy khỏi Grô-dnưi thì yêu cầu người Nga kéo dài thêm kỳ hạn của thông điệp cuối cùng này, bởi vì nhiều truyền đơn ném từ máy bay xuống đã bị gió thổi bay đi mất do thời tiết xấu, nhiều người trong thành phố Grô-dnưi chưa được đọc nội dung cảnh cáo của truyền đơn.
Ngày 7 tháng 12, Pu-tin lại một lần nữa tuyên bố, trừ phi Che-sni-a đưa ra lãnh tụ hiếu chiến đã từng cầm đầu dân chúng xâm phạm lãnh thổ của Nga, nếu không Nga sẽ không có ý định cùng với Che-sni-a tìm kiếm con đường giải quyết chính trị. Ông bày tỏ “Chuẩn bị gấp rút cùng với tất cả những lực lượng lành mạnh của Che-sni-a tiến hành tiếp xúc chính trị, nhưng có một điều kiện, nếu không thì nói gì cũng đều không có ý nghĩa gì cả”.
Ngày 8 tháng 12, pháo binh và không quân của Nga đã tiến hành bắn phá một lần nữa đối với các mục tiêu trinh sát, điểm tập kết của các phần tử vũ trang, căn cứ của phần tử vũ trang, kho chứa của 15 khu vực gần các điểm cư dân như Grô-dnưi, Sa-li, áp-tu-la, làng thanh niên cộng sản, U-rút – Man-tan và trạm thông tin vệ tinh ở khu vực Ki-xca.
Trong 119 điểm cư dân 7 khu vực của Che-sni-a, quân đội liên hợp đã giải phóng được 98 điểm cư dân khỏi bàn tay của lực lượng vũ trang phỉ.
Ngày 13 tháng 12, quân đội Nga đã đánh chiếm được ngoại ô phía tây bắc của Grô-dnưi, đang tìm cách đột phá phòng tuyến của Che-sni-a, áp sát vào trung tâm, còn bộ đội đặc chủng thì đã bắt đầu hoạt động trong thành phố Grô-dnưi vào ngày 14 tháng 12.
Làng Sa-li cách Grô-dnưi 40 ki-lô-mét về phía nam đã hoàn toàn bị bao vây. Tư lệnh bộ đội liên hợp tuyến phía đông, Trung tướng Tê-rô-xép nói, việc truy quét bọn phỉ còn sống sót tại làng Sa-li sẽ bắt đầu vào ngày hôm đó, nhưng không ai có ý định áp dụng biện pháp cứng rắn. Thế nhưng “đối với bọn phỉ còn dám to gan xuất đầu lộ diện thì nghiêm trị không tha”.
Ngày 15 tháng 12, phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất lực lượng vũ trang Nga, Thượng tướng Ma-ni-rốp nói với các tùy viên quân sự các nước tại Mát-xcơ-va rằng, quân đội liên bang có kế hoạch kết thúc hành động chống khủng bố tại Che-sni-a cuối tháng 2 năm 2000. Ma-ni-rốp chỉ ra, lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni- a, bao gồm cả 1500 quân thuê của nước ngoài, tổng cộng có từ 12 ngàn đến 15 ngàn người. “Bọn phỉ không đầu hàng và hạ vũ khí” thì sẽ bị tiêu diệt. Ông ta nhấn mạnh, chỉ cần Grô-dnưi còn có một người dân thường, thì quân đội liên bang sẽ không tiến hành ném bom dày đặc và tấn công mạnh đối với thành phố này. ngày 19 tháng 12, bộ đội Nga đã chiếm cứ được sân bay dân dụng của Grô-dnưi, đồng thời, binh sĩ quân Nga còn kịch chiến với phiến quân ở ngoại ô Grô-dnưi.
Ngày 22 tháng 12, sau khi hội đàm với En-xin tại nhà Trắng xong, Pu-tin bày tỏ, hành động quân sự của quân Nga tại Che-sni-a đã đi đến hồi kết thúc. Thế nhưng Pu-tin nói, Nga vẫn chưa xác định kỳ hạn cuối cùng kết thúc hành động quân sự, “hành động của chúng tôi ở Bắc Cáp-ca-dơ sẽ không bị ảnh hưởng bởi năm mới và các ngày lễ tết nào, chúng tôi sẽ xem xét việc áp dụng hành động từ góc độ chính trị quân sự”.
Cùng ngày, không quân và pháo binh liên bang Nga đã tiến hành oanh tạc đối với các trang thiết bị của phần tử vũ trang và điểm tập kết và căn cứ của phần tử vũ trang ở gần 30 thôn trấn của vùng núi Che-sni-a. Grô-dnưi cũng bị tấn công bằng hoả pháo mạnh.
Ngày 24 tháng 12, tư lệnh quân Nga đóng tại Che-sni-a cam kết, họ sẽ hoàn toàn kiểm soát được Che-sni-a trong vòng ba tuần lễ. Viên tư lệnh này nói, phiến quân Che-sni-a đang nhận được sự cung ứng từ phía Gru-di-a gần kề.
Một mặt khác, một viên cánh sát trưởng nói, bộ đội nội vụ đã thành lập một nhóm đặc biệt, tiến hành hành động truy quét ở thủ phủ Che-sni-a Grô-dnưi bị bao vây. Một người phát ngôn của tổ chức dân binh Che-sni-a thân Mát-xcơ-va nói, hành động truy quét dự kiến sẽ triển khai trong vòng một tuần.
Cùng ngày, máy bay chiến đấu và hoả pháo của Nga đã oanh tạc ngoại ô Grô-dnưi và hai căn cứ ở miền nam của Che-sni-a.
Ngày 25 tháng 12, quân Nga bắt đầu tấn công Grô-dnưi. Bắt đầu từ 0 giờ ngày hôm đó, máy bay chiến đấu của quân Nga đã ném xuống hơn 10 trái bom, pháo binh Nga cũng bắn hàng trăm quả pháo xuống trận địa của lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a. Dưới hoả pháo mạnh của quân Nga, lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a đành phải co đầu rụt cổ lại. Còn bộ đội mặc áo giáp của Nga và dân binh Che-sni-a thì bắt đầu áp sát trung tâm thành phố Grô-dnưi trên mặt đất. Trong chiến đấu, 1500 dân binh Che-sni-a do nguyên Thị trưởng thành phố Grô-dnưi Can-ta-mi-rốp lãnh đạo đã phát huy vai trò mấu chốt. Do thông thuộc địa hình Grô-dnưi, họ luôn phát hiện ra nơi ẩn nấp của lực lượng vũ trang bất hợp pháp sớm nhất, và kịp thời báo cáo với bộ chỉ huy tiến đánh thành phố của quân Nga, cùng với việc không quân Nga huy động máy bay trực thăng vũ trang tiến hành tấn công. Kiểu chiến thuật này không những tiêu diệt kẻ địch một cách có hiệu quả, còn khiến cho thương vong của bản thân quân Nga và dân binh rất nhỏ. đến đêm khuya ngày 31 tháng 12, bên phía lực lượng vũ trang bất hợp pháp có tổng cộng 7 viên sĩ quan chỉ huy chiến đấu bị quân Nga bắn chết, trong đó có cả Sư đoàn phó sư đoàn đặc chủng Ba-ra-ép. đồng thời, bộ đội dù của Nga tiến vào vùng núi phía nam của Che-sni-a, cắt đứt mối liên hệ giữa lực lượng vũ trang bất hợp pháp ở đó với đồng bọn của chúng ở Grô-dnưi.
Nhưng do trong thành phố Grô-dnưi vẫn còn có hơn 2000 phiến quân đang ngoan cố kháng cự, vì vậy việc tiến quân của quân Nga hết sức thận trọng, một khi gặp phải đạn pháo do phiến quân bắn tới thì lập tức rút lui. hành động truy quét đã tiến hành một cách chắc chắn như vậy theo kế hoạch, cùng với việc thế kỷ mới đang đến gần, cuộc chiến tranh Che-sni-a đã trở thành cuộc chiến thế kỷ theo đúng nghĩa của nó.
Ngày đầu tiên của năm 2000, một tin tức gây xúc động lòng người đã lan tới tiền phương của Grô-dnưi – sáng ngày hôm đó, Pu-tin và phu nhân cùng bay tới tuyến đầu Che-sni-a để khao thưởng cho tướng sĩ tham gia chiến đấu.
Tuy phần tử khủng bố Che-sni-a rêu rao sẽ thực hiện những vụ khủn bố đối với Pu-tin, nhưng Pu-tin và phu nhân đã không sợ hãi điều đó. Pu-tin đã đích thân ban thưởng và phát huân chương cho những sĩ quan binh lính có biểu hiện xuất sắc trong hành động chống khủng bố. Ông nói với các sĩ quan và binh lính rằng, nhiệm vụ chủ yếu của binh sĩ là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của liên bang Nga. Ông một lần nữa khẳng định, sẽ không quy định cho Che-sni-a một kỳ hạn cuối cùng kết thúc chiến tranh, cũng sẽ không đem ngày giờ tiến hành tuyển cử Tổng thống của họ liên hệ lại với nhau.
Pu-tin lúc này trên người mặc bộ đồ thể thao trượt tuyết cổ lật có mũ, thần thái sung mãn. Ông tặng cho sĩ quan, binh lính con dao săn có khắc chữ “Thủ tướng Nga kính tặng”. để cổ vũ sĩ khí của quân Nga, Pu-tin còn lên một chiếc máy bay cường kích loại SU-25, và lái chiếc máy bay. đoàn ca múa nhạc cùng đi đã biểu diễn động viên sĩ quan và binh lính.
Tại một thị trấn nhỏ gần thủ phủ Che-sni-a Grô-dnưi, Pu-tin đã phát biểu với các sĩ quan và binh lính, vợ ông đứng ở bên cạnh ông. Pu-tin nói: “Tôi muốn các bạn biết rằng, nước Nga bày tỏ sự khen ngợi cao độ đối với tất cả những gì các bạn đã làm”. “đây không chỉ là vấn đề khôi phục danh dự và sự tôn nghiêm của nước Nga. điều càng quan trọng hơn là, nó liên quan đến việc bóp chết, kết thúc mưu đồ chia cắt liên bang Nga, đây mới là nhiệm vụ chính. nước Nga cảm ơn các bạn”. “Tôi chúc các bạn năm mới vui vẻ, chúc các bạn hạnh phúc, mạnh khoẻ, gia đình tốt đẹp”.
Sự thị sát và động viên tại chiến trường Che-sni-a của Pu-tin đã cổ vũ rất lớn đối với sĩ khí của quân đội liên bang Nga. Ngày 2 tháng 1, quân Nga một mạch chiếm lĩnh được cao điểm gần Vê-che-nô, cửa ngõ quan trọng chiến lược ở miền nam Che-sni- a, và lắp đặt pháo lớn ở đó. Vê-che-nô là tuyến cung ứng vũ khí quan trọng và con đường rút chạy ra nước ngoài của lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a.
Ngày 7 tháng 1, phó Tư lệnh quân đội liên bang Nga đóng tại Bắc Cáp-ca-dơ Tê-rô-sép tuyên bố, bắt đầu từ ngày hôm đó quân Nga tạm thời ngừng không kích và pháo kích đối với thủ phủ Che-sni-a Grô-dnưi, và chuẩn bị tấn công trận cuối cùng đối với thành phố này.
Ngay vào lúc quân Nga chuẩn bị tập trung toàn lực phát động tấn công, thì lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a cũng tăng cường phản kích, ngày 9 tháng 1 đã quét sạch hậu phương của quân Nga, công chiếm lại ba thành phố trong đó có A-gon, Sa-li đã bị quân Nga giải phóng. 43 chiếc xe quân dụng trong đó có xe tăng, xe bọc thép bị bắn hỏng, 26 người chết trận, hơn 30 người bị thương, những người hợp tác với Nga cũng bị các phần tử vũ trang giết hại dã man.
Ngày 10 tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Xéc-gây-ép lên tiếng, hành động đánh lén ngày hôm trước của lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a được phát động tại A-gon và Sa-li đã bị ngăn chặn, những khu vực nói trên hiện nay đã khôi phục lại dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của quân đội liên bang.
Cùng ngày, Tư lệnh quân đội liên bang Nga đóng tại Bắc Cáp-ca-dơ Ca-dan-chép cũng chỉ ra tại Moóc-zđoóc, mục đích đánh lén mà lực lượng vũ trang bất hợp pháp phát động là ở chỗ kiềm chế binh lực của bộ đội liên bang bao vây Grô-dnưi.
Ngày 11 tháng 1, Ca-dan-chép bày tỏ, sau khi bộ đội trực thuộc Bộ Quốc phòng hoàn thành nhiệm vụ, hành động chống khủng bố tại lãnh thổ Che-sni-a sẽ do bộ đội bảo vệ nội bộ Bộ nội vụ, Cục An ninh và Bộ Tư pháp tiếp tục tiến hành.
Ngày 13 tháng 1, Tổng Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga Ca-oa-si-nin tuyên bố, trên một nửa của toàn bộ khu vực Sa-rôi và i-tum của vùng núi phía nam về cơ bản đã bị bộ đội liên bang Nga kiểm soát, khu vực Vê-che-nô đã bị bao vây, quốc kỳ của Nga đã được cắm tại trung tâm khu nô-zai-vi-ớt.
Cùng ngày, không quân Nga đã huy động hơn 80 lần chiếc máy bay tiến hành oanh tạc căn cứ của phần tử vũ trang bất hợp pháp ở khu vực vùng núi phía nam Che-sni-a.
5 giờ 30 phút ngày 17 tháng 1, đợt máy bay chiến đấu binh lực trên không của quân Nga đã cất cánh. họ lợi dụng sự yểm trợ của bóng đêm né tránh khỏi tên lửa đất đối không và hoả lực súng máy cao xạ của lực lượng vũ trang bất hợp pháp, đã oanh tạc trung tâm thành phố Grô-dnưi do phần tử vũ trang chiếm đóng. Quân Nga đồng thời dùng hoả pháo bắn mạnh, vòng vây của bộ đội dưới mặt đất ngày một thu hẹp. phần tử vũ trang nhiều lần hòng đột phá vòng vây đều không thành. Cùng ngày, lực lượng vũ trang bất hợp pháp tụ tập ở thung lũng A-gon hòng chạy sang phía đông lẩn trốn đến Đa-gét-xtan, bị quân chính phủ chặn đánh, có hơn 80 phần tử vũ trang bất hợp pháp bị bắn chết. giai đoạn có tính quyết định của hành động quân sự đặc biệt giải phóng thủ phủ Che-sni-a Grô-dnưi đã bắt đầu.
Rạng sáng ngày 18, quân đội liên bang Nga với sự phối hợp của dân binh Che-sni-a và bộ đội cảnh sát đã đánh vào quảng trường trung tâm thành phố Grô-dnưi từ ba hướng khác nhau, xe tăng của Nga chỉ còn cách phủ Tổng thống Che-sni-a trong gang tấc, có thể bắn Ngang vào nó. Thế nhưng, phần tử vũ trang dựa vào bãi mìn và những vật che chắn kiên cố trên mặt đất, ngầm dưới đất, địa hình đường hầm ngầm thông giữa các toà nhà tiến hành cuộc chiến trong ngõ hẻm vô cùng ác liệt với quân Nga. Quân Nga để phần tử vũ trang chiếm ưu thế trong tình trạng không có bộ đội chi viện, đành phải rút khỏi quảng trường trung tâm. Cùng ngày, phó Tư lệnh tập đoàn quân phía bắc của Nga Ma-rô-phi-ép chết trận, ông là tướng lĩnh có cấp bậc cao nhất của quân Nga bị hy sinh trong chiến tranh Che-sni-a lần này.
Chiến tranh kéo dài đến ngày 19, với sự hỗ trợ của không quân, pháo binh, quân Nga lại một lần nữa đánh vào trung tâm thành phố, cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt, đôi khi thậm chí còn đánh bằng máu thịt với phần tử vũ trang. nhất là cuộc chiến đấu ở tiểu khu số 15 là ác liệt nhất. Quân Nga phải đánh hạ một nhà máy thực phẩm đóng hộp thành phố được phần tử vũ trang cải tạo lại thành thành luỹ và một cây cầu đường bộ nối liền đông tây thành phố. Toà nhà lớn của nhà máy đồ hộp bị bắn phá nham nhở, không còn nóc nhà và cửa sổ nữa. nhưng phần tử vũ trang dùng gạch xây bịt cửa sổ lại, bắn vào các chiến sĩ quân Nga qua các lỗ bắn nhỏ, đồng thời trèo lên nhảy xuống chống đối ngoan cường trên đường cầu thang đã bị cắt đứt. Qua khổ chiến, quân Nga cuối cùng đánh hạ được nhà máy đồ hộp và cầu đường bộ, mối liên hệ giữa phần tử vũ trang ở hai bờ đông tây của sông bị cắt đứt.
Ngày 20, khi quân Nga lần thứ ba tấn công quảng trường trung tâm ở ngay sát trung tâm thành phố Grô-dnưi, do chuẩn bị chưa đầy đủ, nên binh sĩ Nga mặc bộ đồ màu xanh đã trở thành mục tiêu tuyệt đẹp của phần tử vũ trang Che-sni-a trên mặt tuyết trắng, dẫn đến thương vong lớn. ngày 21, quân Nga điều động bộ đội đặc chủng đến Grô-dnưi tác chiến. ngày 22, quân Nga đã kiểm soát được 5 quận và một phần các khu vực khác của Grô-dnưi; ngày 26, quân Nga đã bao vây các phần tử vũ trang ở miền nam và miền tây Che-sni-a, về cơ bản đã cắt đứt con đường thâm nhập ra bên ngoài của bọn phỉ; ngày 29, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trực thăng 325 của Nga, Thượng tá ni-cô-la Mai-đa-nốp chết trận. Trong cuộc chiến đấu từ ngày 1 đến ngày 2 tháng 2, quân Nga đã bắn chết bốn tên “tư lệnh chiến trường” của lực lượng vũ trang bất hợp pháp, trong đó có cháu của nguyên Tổng thống Che-sni-a Đu-đa-ép, thủ lĩnh lực lượng vũ trang bất hợp pháp Ba-sa-ép đụng phải mìn, chân phải bị cắt đứt, hai tay và đầu bị thương. Quân Nga thì tiến triển thuận lợi, kiểm soát được quảng trường trung tâm thành phố Grô-dnưi. ngày 4 tháng 2, quân Nga đã cắm quốc kỳ lên toà nhà chính quyền Che-sni-a tại trung tâm thành phố Grô-dnưi. ngày 6 tháng 2, quyền Tổng thống Nga Pu-tin tuyên bố, sau khi hành động quân sự Che-sni-a kết thúc, quân Nga sẽ có kế hoạch rút khỏi Che-sni-a, nhưng cần đóng lâu dài tại Che-sni-a một sư đoàn.
Đồng thời phần tử “Che-sni-a độc lập”, ngoài mấy trăm người đầu hàng ra, hàng ngàn người còn lại nườm nượp rút vào rừng núi đánh du kích với quân Nga. Chiến sự Che-sni-a bước vào giai đoạn truy quét phỉ. ngày 8 tháng 2, phó Tổng thống “lực lượng Che-sni-a độc lập” An-sa-nốp bị bắn chết, thủ lĩnh “Che-sni-a độc lập” Ba-sa-ép bị thua tức đỏ cả mắt, qua mạng internet thông báo treo thưởng 2,5 triệu đô-la Mỹ cho ai truy sát được Pu-tin. đến ngày 28 tháng 2, quân Nga đã thu hồi được 99% đất đai Che-sni-a. ngày 10 tháng 3, 2500 người của Ba-sa- ép và Kha-táp bị quân Nga bao vây, tiêu diệt một nửa, một cánh vũ trang gờ-la-ép bị vây hãm. nhưng quân Nga cũng bị tổn thất nặng nề trong khi giao chiến, chỉ trong vòng tuần đầu tiên của đầu tháng 3, đã có 156 sĩ quan quân Nga bị chết trận, trong đó bao gồm cả 84 lính dù tinh nhuệ hy sinh do bị quân Che-sni-a mai phục. đến ngày 12 tháng 3, Tư lệnh chiến trường “Che-sni-a độc lập” Ra-đu-ép bị bắt sống, nhưng Ba-sa-ép và Kha-táp cùng vài trăm phần tử vũ trang còn lại đã trốn chạy. Mùa xuân đến gần, núi rừng trơ trọi giờ biến thành rừng cây rậm rạp, do đó phần tử vũ trang Che-sni-a đã được yểm hộ rất tốt, hành động truy quét của quân Nga trở nên càng khó khăn hơn.
Ngày 20 tháng 3, Pu-tin đích thân lái chiếc máy bay tiêm kích SU-25 đến thủ phủ Che-sni-a. Ông nhấn mạnh, phần tử vũ trang Che-sni-a chỉ có bước ra khỏi rừng núi hạ vũ khí xuống mới có thể đàm phán với chính phủ Nga được. ngày 8 tháng 6 năm 2000, với việc Tổng thống Pu-tin ký phê chuẩn, Chính phủ lâm thời Che-sni-a được thành lập, quân Nga chỉ để lại một phần quân đội lại trấn giữ, số còn lại bắt đầu rút khỏi Che-sni-a.
Trong cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ hai, theo phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất quân Nga Ma-ni-rốp, thì: đến ngày 15 tháng 6 năm 2000, quân Nga và bộ đội nội vụ có 2.091 người chết, 5.962 người bị thương, với cái giá tương đương với 1/3 của lần trước, đã giành được thắng lợi toàn diện. Cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ hai, quân Nga đã rút đầy đủ bài học của cuộc chiến tranh lần trước, chuẩn bị đầy đủ, chiến thuật, chỉ huy linh hoạt, đã từ bỏ cách đưa hàng loạt binh lực ra tấn công trước đây, thay vào đó là vận dụng nhiều bộ đội đặc chủng và bộ đội bảo vệ nội bộ giỏi, dùng phương thức truy sát để đối phó với lực lượng vũ trang Che-sni-a. đồng thời, quân Nga đã rút ra bài học kinh nghiệm tác chiến của Mỹ ở vùng Vịnh và Cô-xô-vô, sử dụng nhiều vũ khí kỹ thuật cao, độ chính xác cao, tiêu huỷ nhiều mục tiêu quân sự, dân dụng của Che-sni-a, giết hại nhiều người của chúng, sau đó mới để cho bộ binh tiến hành hành động tác chiến bước tiếp theo, giảm bớt một cách hữu hiệu thương vong của bộ đội. đồng thời quân Nga còn tăng cường thu thập thông tin, tình báo, buộc lực lượng vũ trang Che-sni-a ngay cả điện đài cũng không dám sử dụng, làm suy yếu nhiều sức chiến đấu của chúng.
Ngày 22 tháng 1 năm 2001, Tổng thống Nga Pu-tin tuyên bố Nga rút quân toàn diện khỏi Che-sni-a, việc tác chiến của quân Nga sẽ từ tiêu diệt hàng loạt lực lượng vũ trang bất hợp pháp chuyển sang hành động chống khủng bố. Sư đoàn 42 do 15 ngàn người tổ chức thành và lữ đoàn do 6, 7 ngàn người tổ chức thành của Bộ nội vụ sẽ đóng lâu dài tại Che-sni-a.
Đấu tranh bên ngoài chiến trường
Kể từ ngày đầu tiên phát động hành động quân sự ở Che-sni- a, Nga đã phải chịu áp lực lớn từ phía phương Tây. Các nước phương Tây dường như không mấy hứng thú đối với việc lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a quấy nhiễu dân chúng, tấn công quân đội cảnh sát của Nga, gây ra các vụ nổ và bắt cóc, họ bất chấp tình hình thực tế của Che-sni-a, luôn chỉ trích quân đội Nga tàn sát vô cớ, chà đạp lên nhân quyền ở Che-sni- a. Các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây khi đưa tin về Che-sni-a, rất ít khi sử dụng các từ ngữ mà Nga thường dùng “phỉ”, “phần tử khủng bố”, mà thường dùng các khái nhiệm như “đội viên chiến đấu”, “người khởi nghĩa” để che mắt dư luận.
Thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ hai, đối với hành động quân sự của quân Nga tại Che-sni-a, xã hội phương Tây coi như là đã mặc nhận. nhưng cùng với những chiến thắng liên tục của quân Nga trên chiến trường Che-sni-a, một số phương tiện thông tin đại chúng phương Tây đã bôi nhọ, nói oanh tạc làm nhiều dân thường bị chết, bị thương và gây ra “làn sóng dân tị nạn”, trong lãnh thổ Che-sni-a xuất hiện “thảm hoạ nhân đạo”. Các phần tử chia rẽ Che-sni-a cũng ra sức gây dư luận, hòng quốc tế hoá vấn đề Bắc Cáp-ca-dơ. Các nhà lãnh đạo các nước phương Tây cũng bắt đầu ngồi không yên, liên tiếp phát biểu, yêu cầu Nga dừng cuộc chiến tranh Che-sni-a và “thanh trừng chủng tộc”, kêu gọi nhà đương cục Nga và Che-sni-a khôi phục đàm phán chính trị.
Mỹ là người đầu tiên đứng ra phê phán hành động của Nga đã đi ngược lại hiệp ước cắt giảm vũ khí thông thường châu Âu năm 1990. người phát ngôn chính phủ Mỹ, ru-bin, nói: “Vũ khí mà Nga bố trí đã vượt xa số lượng được hạn chế bởi phạm trù xe thiết giáp và vũ khí chiến đấu”. ngụ ý là Nga không nên phái quân trấn áp “lực lượng Che-sni-a độc lập”. Ông ta còn chỉ trích hành động của Nga tại Che-sni-a là đã vi phạm công ước quốc tế giơ-ne-vơ, yêu cầu Nga ngừng chiến tranh, đối thoại với phần tử “Che-sni-a độc lập”.
Sau đó, các nước phương Tây ra sức thay đổi chủ đề hội nghị tại các hội nghị thượng đỉnh “nga – liên minh châu Âu”, hội nghị ngoại trưởng nATo và hội nghị nhóm g-8 và bắt đầu lên tiếng đối với Nga, họ đồng thanh yêu cầu chính quyền Pu-tin lập tức ngừng hành động quân sự tại Che-sni-a, thậm chí yêu cầu thảo luận vấn đề Bắc Cáp-ca-dơ trong phạm vi tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu, hòng can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của Nga. Liên minh châu Âu cảnh cáo Nga không nên vì tăng thêm số lượng vũ khí thông thường do cuộc chiến tranh Che-sni-a mà phá hoại sự cân bằng lực lượng quân sự ở châu Âu. Một số chính trị gia phương Tây thì nói việc Nga tấn công “lực lượng Che-sni-a độc lập” thành “xâm lược”. Các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây lại càng dùng nhiều bài công kích và bôi nhọ chính phủ Nga gây ra cái gọi là “thảm hoạ nhân đạo” vi phạm nhân quyền ở Che-sni-a. Tiếp đến, ngoại trưởng đức và phó Quốc vụ khanh Mỹ chính thức đưa ra tín hiệu với Nga: “Bày tỏ lo lắng đối với tình hình Che-sni-a xấu đi và hành động quân sự của Nga”, yêu cầu Nga “dừng hành động quân sự, giảm bớt thương vong của cư dân hoà bình”. Tổng thống Mỹ Clin-tơn, Quốc vụ khanh Ôn-brai lần lượt phát biểu, hy vọng Nga dừng hành động quân sự, thông qua đàm phán chính trị giải quyết vấn đề Che-sni-a. Clin-tơn thậm chí còn dùng khẩu khí tương đối gay gắt yêu cầu Pu-tin dừng ngay lập tức hành vi “bạo lực” trong lãnh thổ Che-sni-a, hơn nữa ông ta còn gọi cuộc chiến tranh Che-sni-a là cuộc “chiến tranh chủng tộc”, tạo danh nghĩa cho sự can thiệp của cộng đồng quốc tế. đồng thời, do phần tử chia rẽ “Che-sni-a độc lập” là một bộ phận của nguyên giáo nghĩa I-xlam và tổ chức khủng bố quốc tế, để chi viện cho cuộc chiến tranh chống khủng bố Nga của Che-sni-a, hàng trăm phần tử quá khích chủ nghĩa nguyên giáo nghĩa từ các nước Ả-rập Xê-út, Y-ê-men, Cô-oét, pa-kít-xtan, áp-gha-ni-xtan và Gru-di-a, A-déc-bai-dan và Ác-mê-ni-a, thậm chí còn có cả phần tử “Tân Cương độc lập” tiến hành thực hiện “nhà nước đông đột” ở Tân Cương của Trung Quốc cũng qua biên giới Gru-di-a và A-déc-bai-dan tràn vào Che-sni-a, gia nhập vào hàng ngũ của Ba-sa-ép. Một số tổ chức quốc tế I-xlam cũng thông qua các chi nhánh ở châu Âu cung cấp thực phẩm, thuốc men và thiết bị y tế cho “Che-sni-a độc lập”. Ta-li-ban của áp-gha-ni-xtan lại càng tích cực, không những cử 60 phần tử vũ trang vào trong đất Nga tiến hành hoạt động khủng bố, còn cung cấp cho “Che-sni-a độc lập” tên lửa do Mỹ chế tạo chuyên dùng để bắn máy bay tầm thấp, và bắn hạ được hai chiếc máy bay của Nga. Ngày 17 tháng 10, Ta-li-ban lại bán cho “Che-sni-a độc lập” 20 quả tên lửa loại này và lén vận chuyển vào trong lãnh thổ Che-sni-a. “Che-sni-a độc lập” còn mua từ i-ran một loạt vũ khí tương tự. điều này khiến cho lực lượng vũ trang “Che-sni-a độc lập” như hổ chắp thêm cánh, thực lực tăng mạnh, lại càng thu được hiệu quả trong một loạt vụ khủng bố được tiến hành tại hậu phương của Nga. Các sự kiện như nổ bom, bắt cóc con tin, phá hoại cơ sở thiết bị, sản xuất tiền giả gây rối loạn trật tự tài chính tiền tệ của Nga xảy ra liên miên.
Đến hội nghị thượng đỉnh Tổ chức an ninh châu Âu vào trung tuần tháng 11 năm 1999, mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây trong vấn đề Che-sni-a càng gay gắt hơn. Các nước như Mỹ, Anh, pháp, đức phê phán hành động quân sự của Nga tại Che-sni-a, nói “chiến tranh không giúp gì cho hoạt động chống khủng bố, nó chỉ có thể làm cho hoạt động khủng bố càng hoành hành hơn”.
Để đáp trả mạnh mẽ sự chỉ trích của các nước phương Tây, Tổng thống En-xin và chính phủ của Pu-tin một mặt tấn công và tiêu diệt không nương tay lực lượng vũ trang “Che-sni-a độc lập” và phần tử khủng bố, một mặt đọ sức không hề khoan nhượng với Mỹ và phương Tây. đối với những lời phát biểu ủng hộ “Che-sni-a độc lập” và công kích Nga của nguyên thủ các nước Mỹ, pháp, đức, En-xin hoặc là lắc đầu phủ nhận hoặc là đập bàn bày tỏ kháng nghị. đối với việc các thế lực phương Tây lấy danh nghĩa cơ quan trung gian tham gia vào giải quyết xung đột Che-sni-a từ đó can thiệp vào công việc nội bộ của Nga, En-xin đập bàn đứng dậy, gay gắt chỉ ra rằng: “phương Tây không có quyền phê phán Nga trong vấn đề Che-sni-a”. Ông ta nghiêm mặt chỉ ra, ở Mát-xcơ-va và các khu vực khác của Nga, những sự kiện đẫm máu mà phần tử khủng bố Che-sni-a gây ra đã khiến cho 1580 dân thường thiệt mạng, vài ngàn gia đình gặp nạn. “Các anh không có quyền phê phán Nga vì vấn đề Che-sni-a… Chúng tôi phải ngăn chặn ung nhọt của chủ nghĩa khủng bố thâm nhập vào Nga”. Nga quyết không đàm phán với bọn phỉ và những hung thủ, cần loại bỏ triệt để phần tử vũ trang phỉ, tiêu diệt phần tử khủng bố, hoặc đưa chúng vào vòng pháp luật. Ông ta đề nghị những người tham dự hội nghị hãy nghĩ tới “sự xâm lược của nATo do Mỹ cầm đầu đối với nam Tư”. Khi gặp gỡ với nhà lãnh đạo hai nước pháp, đức chỉ được ba phút ông ta đã phủi tay áo bỏ đi, sau đó phẫn nộ rời khỏi hội nghị trước, thái độ cứng rắn vượt quá sự dự đoán của các nguyên thủ các nước tham dự hội nghị. Bộ trưởng Quốc phòng Xéc-gây-ép cũng tức giận chỉ ra: Duy trì xung đột quân sự ở khu vực Bắc Cáp-ca-dơ là nhu cầu lợi ích quốc gia của Mỹ. Các nước trong đó có Mỹ nhúng tay vào Che-sni-a chính là thách thức đối với Nga. Với sự kiên trì của Nga, trong tuyên ngôn của hội nghị thượng đỉnh Tổ chức An ninh châu Âu chỉ đề cập một cách “mờ nhạt” đến vấn đề Che-sni-a. Dư luận Nga cho rằng, trong cuộc đọ sức ở cự ly ngắn với phương Tây, Nga đã “thắng trước một nước I-xtan-bun”.
Phương Tây “kế này không thành lại dùng kế khác”, dọa sẽ ngừng cho Nga vay nợ, hòng dùng biện pháp kinh tế để bắt Nga phải tuân theo. ngày 27 tháng 11, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế cảnh cáo, “nếu như các nước trên thế giới bất mãn với chiến sự Che-sni-a và phản đối Nga, thì Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế không thể tiếp tục cung cấp viện trợ kinh tế cho Nga được”. Chuyên gia chính sách ngoại giao phương Tây uy hiếp đòi loại Nga ra khỏi hội nghị g-7, còn đưa ra ý kiến đòi hạ thấp tối đa giá dầu buộc thu nhập ngoại tệ của Nga bị giảm đi. Về điều này, I-va-nốp đáp lại, “nhà lãnh đạo Nga hy vọng giải quyết vấn đề Che-sni-a hơn bất cứ ai, về điểm này không cần phải người khác dạy bảo”, “Nga thực hiện triệt để nghĩa vụ đối với Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế, hiện nay chưa đến lượt nó phát ngôn”.
Ngày 6 tháng 12, chính vào lúc quân Nga gửi cho thị dân Grô-dnưi bản thông điệp cuối cùng, Tổng thống Mỹ Clin-tơn lại một lần nữa đưa ra sự phê phán mạnh mẽ nhất của mình đối với sách lược Che-sni-a của Nga. Clin-tơn bày tỏ khi diễn thuyết về nhân quyền tại nhà Trắng, thông điệp cuối cùng của Nga đã đe doạ đến tính mạng của trăm họ bình dân vô tội Che-sni-a. Ông ta nói, Nga sẽ phải trả cái giá đau lòng vì hành động của mình, hành vi này chỉ có thể làm mạnh thêm chủ nghĩa cực đoan, hạ thấp địa vị quốc tế của Mát-xcơ-va.
Ngoại trưởng liên minh châu Âu cũng khiển trách Nga trong một bản tuyên bố, và bày tỏ đang xem xét đến việc từ chối ký một số thoả thuận hợp tác với Nga. Tổng Thư ký Tổ chức hợp tác an ninh châu Âu đã được phía Nga đồng ý sắp sửa đến thăm Che-sni-a cũng đốc thúc Mát-xcơ-va không nên thực hiện thông điệp cuối cùng của mình.
Ngoại trưởng Anh Ru-bin Cúc nói: “nếu như Nga không tôn trọng chuẩn mực nhân đạo cơ bản của mình, phương Tây sẽ không tiếp tục viện trợ Nga nữa.” Ông ta nói, trừ phi Nga giải toả sự uy hiếp, nếu không ông ta hy vọng nguyên thủ chính phủ các nước liên minh châu Âu sẽ “cân nhắc” tới triển vọng viện trợ kinh tế cho xã hội Nga tại hội nghị thượng đỉnh Hen-xin-ki từ ngày 10 đến 11 tháng 12. Trước đó, Cúc đã triệu đại sứ Nga Y-u-ri phu-kin đến Bộ ngoại giao, gây áp lực ngoại giao đối với Mát-xcơ-va.
Tổng thống pháp Si-rắc khi hội đàm với Tổng thống U-crai-na Ku-che-ma đã gọi thông điệp cuối cùng của Nga là “khiến người ta không thể nào chấp nhận được”, và nói, biện pháp duy nhất giải quyết cuộc khủng hoảng Che-sni-a là thông qua con đường chính trị. Ông ta kêu gọi “bắt đầu đối thoại càng nhanh càng tốt”.
Tổng thống I-ta-li-a cũng phê phán gay gắt cuộc chiến tranh của Nga đối với Che-sni-a, nói cuộc chiến tranh “khiến người ta lo sợ và không thể nào chấp nhận được” này cần phải ngừng lại.
Tại Cai-rô, lãnh tụ Mu-slim của Ai Cập Va-sai-lơ viết bài kêu gọi các nước i-slam tẩy chay Nga, nhằm báo thù hành động của Nga tại Che-sni-a.
Khi đoàn đại biểu tổ chức hội nghị I-xlam với i-ran đứng đầu rời khỏi Mát-xcơ-va đến khu vực Bắc Cáp-ca-dơ thị sát, ngoại trưởng I-ran Kha-ra-ki cảnh cáo nói, cách làm bạo lực của Che-sni-a ở Che-sni-a gây ra sự “bất an” trong các nước I-xlam.
Tổng thư ký NATO Rô-bớt-xơn nói, đe doạ giết những người dân thường Grô-dnưi “khiến người ta không thể nào chấp nhận được”, ông ta đốc thúc Nga lắng nghe tiếng nói của cộng đồng quốc tế, yêu cầu Nga kiềm chế.
Về điểm này, Chủ tịch Đu-ma quốc gia Nga ngày 8 tháng 12 đã công khai bày tỏ “hoàn toàn ủng hộ áp dụng hành động chống khủng bố tại Che-sni-a”. Ông ta nói: “Cần kết thúc hành động tìm diệt phần tử vũ trang và phần tử khủng bố, khiến cho những người bị buộc phải rời bỏ gia đình được trở về nhà. Cần phải sắp xếp cuộc sống hoà bình, nếu như thổ phỉ và phần tử khủng bố không đầu hàng, thì cứ tiêu diệt chúng”. Khi nói tới các nhà chính trị phương Tây phê phán Nga và yêu cầu ngừng hành động chống khủng bố ở Che-sni-a, Nga “sẽ không dừng lại, tất cả những tuyên bố của phương Tây đều là những lời hiệu triệu không ai hưởng ứng”. Ông ta nói, “Tự họ đã làm hỏng danh tiếng của mình, vì họ đã huỷ diệt nam Tư”, nay họ lại hòng phân tán sự chú ý của mọi người đối với tất cả những gì họ làm ở nam Tư.
Ông ta cho rằng: “phương Tây không giải quyết xung đột dân tộc của nam Tư, ngược lại đã đi vào ngõ cụt. Các chính trị gia phương Tây không biết làm thế nào ở Cô-xô-vô, bèn chuyển sự chú ý sang vấn đề của Nga. nếu như thế tiến công tuyên truyền của chúng ta khiến cho họ thường bị chỉ trích bởi vấn đề Cô-xô-vô và vấn đề nam Tư, thì họ sẽ khách khí với chúng ta một chút”.
Ông ta cho rằng, nếu như Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế không cung cấp khoản vay nữa, “nga cũng sẽ không sụp đổ.” “Chúng ta sẽ tìm kiếm những người cho vay khác không liên quan gì tới Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế”.
Chủ tịch ủy ban liên bang Nga Xtê-rô-ép cho rằng, Nga không nên sợ sự đe doạ của phương Tây trong vấn đề chính sách Che-sni-a. Ông ta bày tỏ với phóng viên rằng: “Nga sẽ kết thúc hành động quân sự tại Che-sni-a, chúng ta cần xây dựng hoà bình, hơn nữa không chỉ là ở Che-sni-a, ở in-gút, đa-gét- xtan, Cờ-ra-xnô-đan và khu vực biên giới Sta-vrô-pôn cũng cần tiến hành xây dựng hoà bình”.
Nói tới lập trường đối với sự đe doạ, Xtê-rô-ép cho rằng, “Chúng ta không phải là một nước có thể bị đe doạ và bị đối xử giống như nam Tư”. Xtê-rô-ép thừa nhận, Nga đang đứng trước sức ép, và chỉ ra “chính sự mềm yếu và nhượng bộ của chúng ta, đã từng bước dẫn tới tình trạng này”. Ông ta không đồng ý với quan điểm cho rằng điều này sẽ khiến cho Nga bị cô lập trên trường quốc tế. Ông ta giải thích: “Không ai có thể làm cho chúng ta bị rơi vào cô lập, vì Nga không phải là một nước muốn cô lập thì có thể cô lập, trừng phạt kinh tế đối với chúng ta mà nói không đáng sợ như là miêu tả”.
Xtê-rô-ép nhắc nhở rằng: “Trung Quốc, in-đô-nê-xi-a, ấn độ đều muốn kết thành bang giao với chúng ta, nhật Bản bất chấp lời cảnh cáo đưa ra từ bờ bên kia đại Tây Dương, cung cấp khoản vay cho chúng ta, hàn Quốc cũng đang cung cấp khoản vay cho chúng ta”. Ông ta nhấn mạnh: “Thế giới đa cực là nền tảng của việc nhân dân các dân tộc hợp tác giúp đỡ lẫn nhau hơn nữa”.
Cùng ngày, Bộ trưởng ngoại giao liên bang Nga I-va-nốp cho rằng, một số thế lực phương Tây đang cố ý tạo bầu không khí căng thẳng trong tình hình Bắc Cáp-ca-dơ, bóp méo sự thực và chân tướng. Khi nói chuyện điện thoại với Tổng Thư ký liên hợp quốc, ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng ngoại giao Anh và phần lan, ông ta chỉ ra, họ thậm chí dùng cả những từ ngữ của thời kỳ “chiến tranh lạnh” nữa.
I-va-nốp nhấn mạnh, nói: Nga không thể chấp nhận đường lối như vậy, Nga trước sau khát khao tư duy lành mạnh và đối thoại tích cực.
Cùng ngày hôm đó, đối với lập trường cứng rắn của Nga, Tổng thống Mỹ Clin-tơn cũng bày tỏ, trong khi không biết làm thế nào, rằng ngừng viện trợ cho Nga vì hành động quân sự của Nga đối với Che-sni-a là không phù hợp với lợi ích của Mỹ.
Lúc này thái độ của Pu-tin lại càng không hề nhượng bộ một chút nào. Ông nói: “Che-sni-a là lãnh thổ không thể chia cắt của liên bang Nga”. Thoả thuận mà ba năm trước liên bang Nga ký với Che-sni-a là sai lầm, điều này khiến cho phần tử vũ trang Che-sni-a có được cơ hội nghỉ ngơi, và biến Che-sni-a thành căn cứ huấn luyện phần tử khủng bố quốc tế. Vì vậy bất kể giá nào cần phải ra tay đánh mạnh bọn phỉ Che-sni-a, không hề nương tay, đánh đến cùng. Ông phản đối tiến hành thoả hiệp lùi bước trước áp lực của phương Tây và hoạt động khủng bố chia rẽ của “Che-sni-a độc lập”, nghiêm giọng cật vấn: “Chúng ta muốn cái gì? là khoản vay của phương Tây nhỏ tới mức không đáng nhắc tới, hay là giữ cho được lãnh thổ rộng lớn?”. Ông bày tỏ, quân Nga quyết không dao động quyết tâm vây hãm tiêu diệt phần tử khủng bố Che-sni-a, “ở đâu có phỉ, thì chúng ta đánh tới đó. nếu như tìm được phỉ ở trong nhà xí, thì nhấn thẳng hắn xuống hố phân”.
Tối 13 tháng 1 năm 2000, một số quan chức phụ trách công tác nhân quyền, dân tị nạn và chính sách đối với Nga trong chính phủ Mỹ đã gặp “ngoại trưởng” của chính phủ bất hợp pháp Che-sni-a. ngày 14 tháng 1, ngoại trưởng Nga I-va-nốp đã đưa ra phản ứng trước việc quan chức chính phủ Mỹ gặp cái gọi là “ngoại trưởng” Che-sni-a, bày tỏ “đáng tiếc và lo ngại nghiêm trọng” đối với hành động này của phía Mỹ.
Sau khi gặp gỡ với ngoại trưởng Ai-len, Chủ tịch luân phiên hội đồng Thường trực Bộ trưởng của ủy ban châu Âu An-đéc- lốt, I-va-nốp đã nhấn mạnh tại cuộc họp báo, phía Nga từng nhiều lần lên tiếng, kiểu hành động này của Mỹ trên thực tế là ủng hộ đối với chủ nghĩa khủng bố quốc tế và chủ nghĩa ly khai. I-va-nốp cho rằng, những người có những hành động như vậy đang khiến cho vấn đề Bắc Cáp-ca-dơ phức tạp hoá, hơn nữa làm tăng thêm nỗi khổ mà người dân hoà bình Che-sni-a đang chịu đựng. phía Nga hy vọng phía Mỹ không nên từ bỏ lập trường đã tuyên bố từ sớm ủng hộ vô điều kiện Nga tấn công chủ nghĩa khủng bố.
Ngày 22 tháng 3 năm 2001, chính phủ Mỹ lại dùng quy cách phó quốc vụ khanh một lần nữa tiếp đón cái gọi là “Bộ trưởng ngoại giao” của Che-sni-a, và bày tỏ rõ ràng sự ủng hộ lực lượng vũ trang bất hợp pháp và phần tử khủng bố Che-sni-a, đồng ý cung cấp viện trợ kinh tế.
Ngày 18 tháng 6 năm 2001, với việc Pu-tin khiển trách đối với bọn phỉ “Che-sni-a độc lập” và tăng cường hành động chống khủng bố, truy quét phỉ, các nước phương Tây như Mỹ lập tức phê phán Nga “sử dụng vũ lực quá nhiều” đối với Che-sni-a, nói Nga chưa xử lý tốt vấn đề dân tị nạn, điều tra chưa đúng mức đối với các vụ dân chúng bị mất tích liên tục, vân vân. người Mỹ và các nước phương Tây còn ca ngợi những phần tử khủng bố “Che-sni-a độc lập” cho nổ tung các toà nhà làm việc ở Mát- xcơ-va và tiến hành mạnh các vụ khủng bố ở các nơi trong nội địa của Nga và ở Che-sni-a là những chiến sĩ đấu tranh vì tự do. Tại hội nghị nhân quyền liên hợp quốc năm 2001, Mỹ và các nước phương Tây còn đưa ra đề án khiển trách chính phủ Nga đã vi phạm nhân quyền trong vấn đề Che-sni-a, và đề án chống Nga này lại được thông qua.
Đối với hành động chống Nga, lấy cớ bảo vệ nhân quyền và chủ nghĩa nhân đạo để tấn công Nga, ủng hộ “Che-sni-a độc lập” và hoạt động khủng bố của các nước phương Tây trong đó có Mỹ, Tổng thống Pu-tin cực kỳ phẫn nộ, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên thông tấn xã liên bang Mỹ ngày 18 tháng 6, ông thề quyết không để cho Che-sni-a độc lập ra khỏi Nga, cũng sẽ không để cho Che-sni-a trở thành đại bản doanh để những phần tử phản loạn tấn công vào các nơi khác của Nga. Ông phẫn nộ nói: “đúng, bây giờ tôi đã mệt mỏi vì cứ phải giải thích hết lần này đến lần khác với dư luận phương Tây về chính sách Che-sni-a của chúng tôi”. “đây rõ ràng là điều sỉ nhục của đất nước chúng tôi. Cái mà chúng tôi gặp phải là tấn công vũ trang của một số ít phần tử phản loạn của Nga, nhưng hoàn cảnh của chúng tôi giống như tình hình lúc đầu của Mỹ sau khi chiến tra- nh Việt nam kết thúc. điều này thật khiến người ta chấn động”. đối với việc Mỹ và các nước phương Tây yêu cầu Nga rút quân khỏi Che-sni-a và đàm phán với các phần tử “Che-sni-a độc lập”, Pu-tin bày tỏ, Nga sẽ không rút toàn bộ quân, mà sẽ bố trí quân đội đóng lâu dài ở Che-sni-a, nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia Che-sni-a, đồng thời còn bày tỏ quan điểm chính phủ Nga hoàn toàn không thể tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với phiến quân Che-sni-a.
Ngày 7 tháng 9 năm 2001, Pu-tin bày tỏ, chỉ cần phần tử ly khai Che-sni-a thừa nhận và tuân thủ hiến pháp Nga, tất cả những phần tử vũ trang giao nộp vũ khí vô điều kiện, và giao nộp tất cả những tên phỉ cầm đầu có nợ máu, chính phủ Nga có thể tiếp xúc và đàm phán với họ, nhưng thời gian dài nhất không được quá ba tháng, vì kéo dài thời gian đã không còn ý nghĩa gì nữa.
Và chỉ bốn ngày sau khi Pu-tin nói những lời này, đã xảy ra sự kiện 11 tháng 9. Từ đó trên phạm vi toàn thế giới dấy lên một làn sóng chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế lôi kéo cả Mỹ vào, và Mỹ đứng đầu.
Đối với sự thay đổi này của tình hình thế giới, ngày 21 tháng 9, Pu-tin nói khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đức: “Không nên đưa ra một kết luận thế này, tức người cho nổ tung những toà nhà ở Mát-xcơ-va là những chiến sĩ đấu tranh giành tự do, còn những người tiến hành loại hoạt động này ở những nước khác thì lại là phần tử khủng bố. Kỳ thực chúng đều là những phần tử phạm tội”. năm ngày sau, cũng chính vào khi Mỹ quyết định thực hiện tấn công quân sự chống khủng bố đối với chủ nghĩa khủng bố Al Queda Ta-li-ban áp-gha-ni-xtan và Bin la- đen, Pu-tin đã chuyển cho bọn phỉ Che-sni-a thông điệp cuối cùng phải hạ vũ khí trong vòng 72 tiếng đồng hồ. Tiếp đến, tại cuộc họp báo ngày 3 tháng 10, Pu-tin lại một lần nữa bày tỏ: Bọn phỉ Che-sni-a có mối liên hệ rất rõ ràng với chủ nghĩa khủng bố quốc tế, “đặc trưng của chúng hoàn toàn giống nhau.” Ông nhắc nhở mọi người chú ý tới những điểm tương tự giữa hành động khủng bố của phần tử khủng bố cho nổ toà nhà ở Mát-xcơ-va và vụ 11 tháng 9 cách đó không lâu. Và người phát ngôn về công việc Che-sni-a của chính phủ Nga A-xtơ-bu-ren- xki cũng chứng thực nói: “Trong số các phần tử khủng bố tấn công tự sát ngày 11 tháng 9 đối với Mỹ chí ít có 4 người đã từng tới Che-sni-a”. “những kẻ điều khiển những kẻ tiến công tự sát tại niu oóc và oa-sinh-tơn đã từng tiến hành diễn tập tấn công khủng bố ở Che-sni-a”.
Đồng thời Nga còn tích cực ủng hộ hành động chống khủng bố của Mỹ tại áp-gha-ni-xtan. Pu-tin đặc biệt nhắc đến: để triển khai hành động mặt đất tại áp-gha-ni-xtan, Mỹ và các nước đồng minh nATo mới đưa ra một, hai ngàn quân, còn quân nhân và dân thường của Nga bị phần tử khủng bố sát hại mấy năm gần đây đã vượt quá 3000 người. Theo thông tin mà Nga nắm được, kể từ khi quân Nga tấn công phần tử khủng bố Che-sni-a đến nay, tổng cộng có hơn 500 lính đánh thuê nước ngoài bị bắn chết, trước mắt còn có từ 500 đến 700 tên phỉ đến từ các nước khác nhau tiếp tục giết hại dân thường ở khu vực Che-sni-a.
Sau khi bước vào năm 2002, cùng với nhu cầu thúc đẩy hơn nữa cuộc chiến chống khủng bố và lật đổ “Sát-đam hút-sen”, Mỹ không thể không tuyên bố lực lượng vũ trang “Che-sni-a độc lập” là phần tử khủng bố. Sau khi sự kiện con tin Mát-xcơ- va xảy ra ngày 23 tháng 10, nguyên thủ các nước lớn phương Tây như Mỹ, Anh, pháp, đức tới tấp gửi điện bày tỏ sự chỉ trích đối với bọn khủng bố. ngày 30 tháng 10, dưới áp lực lớn của Nga, chính phủ đan Mạch đã bắt Za-ca-ép đang dự “đại hội Che-sni-a thế giới” tổ chức tại Cô-pen-ha-gen, trong chừng mực nào đó, việc làm này đã chứng tỏ thái độ chống khủng bố ở Che-sni-a. Nga đã từ “xem thái độ của phương Tây” trước kia từng bước chuyến sang “tự chủ hành động”. Sau vụ bị bắt cóc con tin tại Mát-xcơ-va, Nga đã coi việc chống khủng bố là việc lớn hàng đầu liên quan đến an ninh quốc gia, Pu-tin lại một lần nữa giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh với phương Tây trong vấn đề này.
“Cuộc Chiến Chống khủng bố” Của Pu-tin
Cuộc chiến tranh chính diện với Che-sni-a lần thứ hai tuy đã tạm kết thúc vào năm 2000, nhưng lực lượng vũ trang bất hợp pháp của Che-sni-a chưa bị loại bỏ hoàn toàn, do còn có hàng ngàn phần tử phiến loạn vũ trang, trong đó có hơn 500 phần tử cực đoan nước ngoài trốn vào rừng núi để chống lại lâu dài quân Nga, vì vậy quân Nga đóng lại tại Che-sni-a đã bước vào giai đoạn tác chiến truy quét bọn phỉ còn rơi rớt.
Những phần tử vũ trang “Che-sni-a độc lập” vào rừng đánh du kích này không phải là những kẻ ngồi chơi xơi nước, chúng có sức khoẻ, cao to lực lưỡng, thông thuộc địa hình, được huấn luyện kỹ càng, trang bị tốt, hung hãn tàn nhẫn, trong đó đặc biệt có hơn một ngàn người do Ba-sa-ép và Kha-táp chỉ huy giỏi chiến đấu ở vùng rừng núi là có sức chiến đấu mạnh nhất. nhiệm vụ của chúng, ngoài đánh du kích với quân Nga vào rừng truy quét ra, chủ yếu là tổ chức thành từng toán nhỏ, thâm nhập vào các vùng Grô-dnưi và các nơi khác của Che-sni-a và nội địa Nga để tiến hành các hoạt động khủng bố, như nổ bom phá hoại, ám sát và bắt cóc con tin, liên tục quấy rối và đánh lén quân Nga. Vì vậy mặc dù số người không nhiều, nhưng khả năng sát thương phá hoại của chúng lại cực kỳ lớn. Sau khi chiến sự Che-sni-a kết thúc, hoạt động tấn công khủng bố của chúng chưa dừng lại lấy một ngày, hơn nữa thường tập trung lực lượng để đối phó với cư dân địa phương ủng hộ quân Nga, đặc biệt là quan chức, lãnh tụ tôn giáo và dân thường làm việc cho chính phủ liên bang Nga. Chỉ riêng tháng 6 năm 2000, khi chính phủ lâm thời Che-sni-a thành lập, đã xảy ra một loạt vụ tấn công khủng bố, chẳng hạn như cô em họ của Ba-sa-ép và một nữ thổ phỉ khác lái chiếc xe tải chất đầy thuốc nổ TnT lao vào doanh trại cảnh sát đặc chủng Nga, tiến hành vụ nổ tự sát, gây thương vong cho nhiều người; một toán phần tử khủng bố khác lái chiếc xe tải có chứa 500 ki-lô-gam thuốc nổ lao vào toà nhà chung cư của cảnh sát đặc chủng thành phố A-gon ở Che-sni-a phá huỷ hoàn toàn toà nhà, giết chết tại chỗ 27 cảnh sát đặc chủng, làm bị thương hơn 30 người, sau vụ nổ những phần tử vũ trang đã mai phục trước ở gần đó đã điên cuồng bắn vào doanh trại quân đội; ngày 20 tháng 6, một lãnh tụ tôn giáo bị giết, hai cảnh sát Che-sni-a bị đánh chết và bị cắt đầu để uy hiếp, một trẻ em Mu-slim do báo cáo với quân Nga về tình hình bọn phỉ đã bị báo thù. ngày 28 tháng 6, hai chị em gái làm việc tại chính quyền quận cũng bị giết, Ca-đơ-rốp được Pu-tin bổ nhiệm làm Trưởng hành chính Che-sni-a cũng nhiều lần bị tấn công ám sát.
Bước vào tháng 7, hoạt động tấn công khủng bố kiểu này lại càng tăng lên, trong thành phố Grô-dnưi trung bình mỗi ngày có 10 quả mìn các loại điều khiển bằng tay hoặc điều khiển từ xa nổ, khiến cho hơn 100 sĩ quan binh lính và cảnh sát Bộ nội vụ của Nga bị thương vong. ngày 6 tháng 7 Tổng thống Pu-tin đã triệu tập lãnh đạo các bộ quyền lực như Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Bộ nội vụ, Bộ Tổng thanh tra, Bộ An ninh quốc gia và người đứng đầu chính phủ Che-sni-a họp về vấn đề này, thảo luận hoạt động khủng bố hoành hành ở Che-sni-a và vấn đề đấu tranh chống khủng bố của Nga, quyết định sẽ áp dụng biện pháp nghiêm khắc hữu hiệu hơn để tiến hành đấu tranh truy quét bọn phỉ, chống khủng bố.
Lúc này, theo trinh sát của cơ quan tình báo, vẫn còn có hơn 2000 phần tử khủng bố ở vùng rừng núi và cài cắm lại ở Che-sni-a, trong đó có hơn 500 tên là những phần tử tôn giáo cực đoan đến từ các nước ả-rập và áp-gha-ni-xtan. nhưng do chính phủ Nga và quân đội cảnh sát tăng cường truy quét và trấn áp, nên sau khi vào mùa thu, hoạt động khủng bố đã có phần giảm bớt. đến ngày 24 tháng 11, ngoài vài trăm lính đánh thuê nước ngoài còn kiên trì kháng cự ngoan cố ra, số còn lại chỉ có hơn 500 người. Vì vậy Bộ trưởng Quốc phòng Nga Xéc-gây-ép nói một cách lạc quan rằng hành động truy quét chống khủng bố tại Che-sni-a đã gần kết thúc, mùa đông năm 2000 có thể tiêu diệt toàn bộ bọn phỉ còn sót lại. Mọi người biết được tin này đều vô cùng hưng phấn, vì hành động truy quét phỉ cuối cùng đã sắp sửa giành được thắng lợi, hoạt động khủng bố đáng sợ cũng sắp sửa bị ngăn chặn, cuộc sống thiếu sự bảo đảm an ninh coi như đã kết thúc.
Thế nhưng, Xéc-gây-ép đã quá lạc quan, người Nga và người Che-sni-a đã mừng quá sớm. Vừa mới bước vào tháng 1 của năm 2001, trừ những người bị sát hại ra, số con tin bị các phần tử khủng bố “Che-sni-a độc lập” bắt lại tương đối lớn, chỉ tính riêng số con tin được phía Nga giải cứu đã có tới hơn 500 người, trong đó có 56 người nước ngoài, có 3 người Anh và 1 người niu Di-lân bị hại.
Đến tháng 2, các vụ nổ bom, mìn các loại liên tiếp xảy ra, gây thương vong về người càng nhiều. Các phần tử khủng bố còn tán phát truyền đơn ở Grô-dnưi, A-gon và các vùng khác của Che-sni-a, nói sẽ nghiêm trừng tất cả những “người Che-sni-a thông đồng với địch” trong đó có cả Ca-tơ-rốp, nhà lãnh đạo chính phủ lâm thời Che-sni-a. ngày 15 tháng 3, một chiếc máy bay chở khách TU-154 chở 170 khách và 12 nhân viên tổ lái đã bị bắt cóc tại Thổ nhĩ Kỳ. ngày 24 tháng 3, tại ba thành phố ở Bắc Cáp-ca-dơ gần biên giới Che-sni-a đồng thời xảy ra các vụ nổ ôtô tấn công, số người thương vong là 10 người. Trung tuần tháng 4, vào vài ngày trước khi Pu-tin chuẩn bị tới Che-sni-a thị sát, người đứng thứ hai, phó trưởng hành chính của chính phủ lâm thời Che-sni-a Chê-ni-ép và phó kiểm sát trưởng Vla-đi-mia lần lượt bị sát hại. phần tử khủng bố Che-sni-a lấy đó để thị uy và cảnh cáo đối với chính phủ Nga, Tổng thống Pu-tin và những người Che-sni-a ủng hộ Nga. Tờ “Thời báo niu oóc” ngày 28 tháng 4 của Mỹ đưa tin: “phần tử phiến loạn Che-sni-a độc lập ở Grô-dnưi đang gấp rút tiến hành chiến tranh du kích tại vùng địch hậu, chúng dùng thủ pháo, mìn phục kích quân Nga, hơn nữa còn điên cuồng tung tin nói lực lượng phiến quân trong rừng sẽ tiến công Grô-dnưi. đồng thời chúng ngày một biến hoạt động khủng bố thành hành động huỷ diệt chuyên nhằm vào dân thường, các vụ giết người xảy ra liên tiếp. Tuần trước có một người không rõ thân phận đã lia súng trước đám đông ở quảng trường trung tâm, làm chết một loạt người. Quyền kiểm sát trưởng thành phố rô-chư cũng bị ba người đàn ông bịt mặt bắn 20 phát súng, chết tại một quán cà phê. phần tử khủng bố đặc biệt thù hận những người Nga, chỉ riêng trong một tuần đã có nhiều phụ nữ Nga bị giết hại trên đường phố, và số người Nga bị giết trong tháng 3 ít nhất là 12 người.
Để ngăn chặn xảy ra tấn công khủng bố, trong thành phố Grô-dnưi chỗ nào cũng có binh sĩ Nga kiểm tra súng đạn, ban ngày họ tiếp tục tiến hành “truy quét” kiểu tấn công, kiểm tra bắt giữ những kẻ khả nghi ở từng nhà một, nhưng vì sợ bị bọn phỉ tấn công, đến tối họ núp hết cả vào sau các Ba-ri-e và điểm hoả lực đã được gia cố chắc chắn, và các căn cứ quân sự ở bên ngoài thành phố mà không dám ra ngoài. ngay cả nhà của nhân viên phụ trách công tác an ninh của chính phủ Che-sni-a cũng bị một toán phần tử vũ trang bao vây, vào một buổi tối, ông ta và các bảo vệ đã bắn nhau với bọn phỉ, quân cảnh Nga cũng không dám tới chi viện. Thế nên hàng ngày, khi màn đêm buông xuống, Grô-dnưi liền biến thành thế giới của những phần tử khủng bố các loại, chúng nghênh Ngang tiến hành các hoạt động như phá hoại, ám sát, cướp bóc, thậm chí tiến công cả các ba-ri-e và trại lính của quân Nga, các loại tiếng súng và tiếng bom nổ rền trên bầu trời thành phố. điều này đã khiến cho mọi người càng hoảng sợ hơn và hoang mang hơn, Grô-dnưi trở thành thành phố khủng bố mà mối nguy hiểm rình rập khắp nơi, chết chóc liên tục.
Ngày 7 tháng 5 năm 2001, Pu-tin lên làm Tổng thống được tròn một năm, đúng vào ngày hôm đó, quân Nga đã tiến hành một cuộc chiến đấu kịch liệt nhất với phần tử vũ trang “Che-sni-a độc lập” kể từ cuối năm 2000 đến thời điểm đó. Theo thống kê của chính quyền Nga, trong 862 ngày, kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1999, cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ hai bắt đầu cho đến ngày 16 tháng 5 năm 2001, đã có 3096 sĩ quan, binh lính của quân Nga hy sinh trong cuộc chiến tranh chống “Che-sni-a độc lập” chống khủng bố, truy quét phỉ, số người bị thương là 9187 người. nếu như cộng thêm con số thương vong của hai tháng trước khi chiến tranh xảy ra, thì số người chết trận là 3323 người, số người bị thương là 9979 người, nhưng nghe nói con số này chỉ bằng 1/3 con số thương vong thực tế.
Đến cuối năm 2001, do sự kiện 11 tháng 9 xảy ra, sự tấn công khủng bố của lực lượng vũ trang Che-sni-a có phần giảm bớt. Vì vậy sau khi bước vào năm 2002, Tổng thống Nga Pu-tin, Bộ trưởng Quốc phòng I-va-nốp và Tổng tham mưu trưởng Cờ-va-si-nin nhiều lần bày tỏ trong các trường hợp khác nhau: Xét tình hình Che-sni-a đã tương đối yên tĩnh, quân Nga đóng tại Che-sni-a sẽ chia thành từng đợt rút khỏi đó, nhiệm vụ duy trì trật tự trị an khu vực Che-sni-a do bộ đội Bộ nội vụ Nga, bộ đội đặc chủng Cục An ninh liên bang và cảnh sát địa phương Che-sni-a phụ trách. Thế nhưng, không biết là bọn phỉ có ngụ ý hay là trùng hợp ngẫu nhiên, mỗi lần sau khi tầng lớp lãnh đạo của Nga bày tỏ thái độ rút quân, thì ở Che-sni-a lại xảy ra sự kiện khủng bố nghiêm trọng, dẫn đến kế hoạch rút quân của Nga cứ bị lần nữa mãi.
Ngày 27 tháng 1 năm 2002, một chiếc máy bay trực thăng của bộ đội nội vụ Nga bị rơi tại Che-sni-a, 14 người trên máy bay đều gặp nạn, trong đó bao gồm cả Thứ trưởng Bộ nội vụ Nga, Trung tướng ru-sin-khơ, đây cũng là tướng cao cấp nhất của quân Nga gặp nạn ở Che-Sni-a.
Ngày 28 tháng 2 năm 2002, quân đội liên bang Nga nhận được tin, một nhóm lực lượng vũ tranh Che-sni-a hơn 2000 người, sau khi đột phá vòng vây từ trọng trấn phía nam của Che-sni-a, lại tập kết ở khu vực U-rút-xken-tơ, chuẩn bị đột phá vòng vây từ nơi này, tiến vào Đa-gét-xtan tác chiến. Thủ lĩnh của toán phỉ này chính là phần tử khủng bố nổi tiếng Che-sni-a Kha-táp. Sở chỉ huy quân Nga, qua phân tích kỹ càng, nhận định thung lũng rộng 200 mét ở gần ngôi làng này là tuyến đường duy nhất mà nhóm lực lượng vũ trang này đột phá vòng vây, do đó điều tới vùng này một tiểu đoàn tăng cường lính dù, tổng cộng 90 người, trấn thủ khu vực này. Bộ chỉ huy truyền đạt lệnh tử thủ cho tiểu đoàn này, nhất định phải kiên thủ trận địa, không cho phép tha bất kỳ một tên địch nào.
Sáng ngày 29 tháng 2, lính dù đã chiếm lĩnh được hai đầu núi ở gần ngôi làng, phong tỏa đường rút của bọn phỉ. ngày hôm đó, lực lượng vũ trang Che-sni-a liền tập trung binh lực gồm hơn 1500 người phát động tấn công vào hai ngọn núi này. Các chiến sĩ lính dù đứng trước quân địch đông gấp mấy chục lần vẫn không hề run sợ, dựa vào địa hình có lợi, tập trung hoả lực quyết đấu với lực lượng vũ trang Che-sni-a. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, hai bên đều có khá nhiều người thương vong. ngày hôm 29, quân Nga đã có 31 người bị bắn chết. ngày hôm sau, lực lượng vũ trang Che-sni-a lại một lần nữa tổ chức xông lên, nhưng lại bị quân Nga đánh lùi, quân Nga cũng có 26 người bị chết. ngày 2 tháng 3, lực lượng vũ trang Che-sni-a lại một lần nữa phát động cuộc tiến công mạnh hơn. lúc đó, trên trận địa của quân Nga chỉ còn lại 33 người, trong đó còn có khá nhiều người đã bị trọng thương. lực lượng vũ trang Che-sni-a kêu gọi đầu hàng, nhưng tướng sĩ Nga từ chối thẳng thừng. Khi cuộc chiến đấu ác liệt kết thúc, quân Nga lại có 16 người hy sinh. Một tiểu đoàn cuối cùng chỉ còn có 6 người còn sống sót, toàn bộ 13 sĩ quan của tiểu đoàn này gặp nạn, trong đó có cả sĩ quan chỉ huy.
Sĩ quan, binh lính Nga tỏ ra hết sức dũng cảm trong chiến đấu. Một sĩ quan chỉ huy tên là rô-man-nốp bị mìn cắt đứt hai đùi, anh đã nghiến răng chịu đau, dùng vải buộc chặt phía trên đùi rồi tiếp tục chiến đấu, mãi cho tới hơi thở cuối cùng. Sau khi trận địa quân Nga bị công phá, một tay súng máy tên là Vla-đi-kin bị rơi vào tay địch, bị đánh đập dã man, bọn địch cho rằng anh đã chết, bèn vứt bên sườn núi. Sau khi Vla-đi-kin tỉnh lại, mò tìm được súng máy của mình, đuổi kịp bọn địch từ phía sau, xả súng bắn một chập, vài tên phỉ gục xuống, hai chiến hữu của anh bị bắt làm tù binh được cứu thoát. Vla-đi-kin may mắn sống sót, do đó nhận được danh diệu “Anh hùng Nga”.
Trong cuộc chiến đấu này, tiểu đoàn lính dù tổng cộng đã tiêu diệt được hơn 400 tên phỉ Che-sni-a, giành được thời gian quý báu cho quân đội liên bang Nga hoàn thành việc bao vây đối với toán phỉ này. phía quân Nga hoàn toàn hiểu rằng, nếu như toán phỉ này đột phá vòng vây thành công, quân Nga rất có thể sẽ mất đi sự kiểm soát đối với chúng, tình hình Che-sni-a có thể vì thế mà phức tạp hơn. nhưng trong cuộc chiến đấu này cũng có 85 lính dù bị thiệt mạng.
Đúng vào ngày cuộc chiến đấu sắp sửa kết thúc, một cánh bộ đội cảnh sát đặc chủng đến từ khu vực Mát-xcơ-va rơi vào vòng vây do lực lượng vũ trang Che-sni-a sắp sẵn ở Grô-dnưi, gây ra thảm kịch 20 người thiệt mạng, 29 người bị thương.
Ngày 19 tháng 8 năm 2002, một chiếc máy bay trực thăng M-26 của quân Nga bị phần tử vũ trang Che-sni-a bắn rơi ở ngoại ô Grô-dnưi, khiến 118 quân nhân thiệt mạng. đây là lần thương vong nặng nề nhất của quân đội liên bang kể từ khi Nga thực hiện hành động chống khủng bố ở Che-sni-a.
Ngày 23 tháng 10, sự kiện bắt cóc con tin ở Mát-xcơ-va lại khiến cho 128 dân thường thiệt mạng.
Sau khi cuộc khủng hoảng con tin ở Mát-xcơ-va xảy ra, i-va- nốp một mặt yêu cầu quân đội đóng ở Che-sni-a làm tốt công tác chuẩn bị truy quét bọn phỉ Che-sni-a, một mặt khác vẫn kiên quyết tuyên bố không thay đổi kế hoạch giảm bớt số lượng quân đội đóng ở Che-sni-a đã định trước.
Ngày 3 tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga I-va-nốp ra lệnh cho quân Nga đóng tại Che-sni-a: Tạm dừng thực hiện kế hoạch chia thành giai đoạn rút quân khỏi Che-sni-a, quân Nga tới đây sẽ triển khai hành động quân sự chống khủng bố “gay gắt nhưng có tính mục tiêu”. đây là thái độ cứng rắn nhất mà phía Nga đưa ra nhằm tiến hành truy quét quy mô lớn đối với phần tử khủng bố Che-sni-a sau sự kiện con tin ở Mát-xcơ-va, khiến cho người ta có cảm giác dường như “cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ ba” sắp sửa nổ ra.
Đồng thời phần tử khủng bố đã nhiều lần bắn tên lửa vào máy bay trực thăng vũ trang của quân Nga. Theo thống kê của quân Nga, địa điểm máy bay của quân Nga bị tấn công đa số là đại bản doanh quân Nga ở Che-sni-a – gần căn cứ quân sự Can-ca- ra, mục tiêu bọn phỉ lựa chọn là những máy bay trực thăng vũ trang ra vào căn cứ, vũ khí sử dụng và thủ pháp tiến công cũng giống hệt nhau: khi máy bay trực thăng, chẳng hạn như M-8 cất cánh hạ cánh từ sân bay căn cứ, bọn phỉ núp trong các ngôi nhà bỏ hoang gần căn cứ sẽ bắn tên lửa đất đối không loại xách tay vào chiếc máy bay. Do tốc độ bay của máy bay trực thăng rất chậm, độ cao bay ở khu vực này về cơ bản không quá 700 mét, một khi bị phần tử khủng bố nhằm vào, thì rất khó thoát được.
Chỉ cách vài giờ trước khi I-va-nốp truyền đạt mệnh lệnh truy quét phỉ, ngày 3 tháng 11, lại có một chiếc máy bay trực thăng bị phần tử khủng bố Che-sni-a bắn hạ, toàn bộ 9 người trên máy bay đều gặp nạn, trong đó có cả phó quân đoàn trưởng quân đoàn 58 của quân Nga Man-dô-ép. Đây là chiếc máy bay trực thăng thứ chín của quân Nga bị tổn thất tại Che-sni-a, cũng là chiếc máy bay trực thăng thứ 40 của quân Nga tổn thất tại Che-sni-a kể từ khi cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ hai bùng nổ tới lúc đó.
Ngày 4 tháng 11, bộ đội đặc chủng Nga đã tiến hành một đợt hành động đặc biệt chống khủng bố trong phạm vi ba khu vực hành chính trong đó có Grô-dnưi. Dưới sự ủng hộ của nhà đương cục và nhân dân địa phương, bộ đội đặc chủng đã tiêu diệt tại chỗ 6 tên phỉ, bắt làm tù binh mười mấy tên, phát hiện được 87 điểm bí mật cất giấu súng, đạn dược, thu giữ được nhiều vũ khí và các công cụ để tiến hành hoạt động khủng bố khác.
Hiện lực lượng vũ trang Nga đóng tại Che-sni-a tổng cộng có khoảng 80 ngàn người. Còn số lực lượng vũ trang bất hợp pháp ở Che-sni-a thì vào khoảng hai ngàn người. Tuy so sánh về số lượng thì lực lượng vũ trang Nga chiếm ưu thế tuyệt đối, nhưng do cuộc chiến mà bọn phỉ tiến hành với chính phủ là cuộc chiến du kích, trong biển người mênh mông, quân chính phủ rất khó nhận rõ ai là phỉ ai là dân lành. Bọn phỉ thông thuộc địa hình của Che-sni-a, hơn nữa núp ở chỗ tối, quân chính phủ thì là “dân nơi khác”, không thông thuộc lắm tình hình nơi đó, nơi đóng quân và điều động quân sự của họ đều lộ ra trước mắt bọn phỉ. Truy quét ở Che-sni-a nhiều năm, binh sĩ Nga đều tích luỹ được kinh nghiệm phong phú là: Bất kể là thực hiện nhiệm vụ tại thủ phủ Grô-dnưi, hay đi sâu vào những thôn làng xa xôi hẻo lánh, mỗi bước đi đều cần đặc biệt cẩn thận, nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm an toàn lực lượng.
Vấn đề Che-sni-a đã trở thành một thứ tâm bệnh khó có thể chữa trị nổi của Nga. nhà đương cục Nga đã đưa ra thông điệp cuối cùng với nhân viên vũ tranh chống chính phủ vào đầu năm 2002, chỉ cần bọn phỉ hạ vũ khí, nhà đương cục chính phủ sẽ bảo đảm an toàn tính mạng của họ, nhưng bọn phỉ vũ trang lại không có ý rửa tay gác kiếm, số người hưởng ứng chỉ lèo tèo vài người. Tình hình phát triển cho tới nay, trong nước Nga có người nghi ngờ tính khả thi của việc dùng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Che-sni-a, cũng có một số người đưa ra kiến nghị đàm phán hoà bình với Che-sni-a. Thế nhưng, ngay cả khi chính quyền liên bang Nga đồng ý ngồi lại đàm phán hoà bình, vấn đề là đàm phán với ai? Mát-xkha-đốp là là can phạm bỏ trốn bị cơ quan kiểm sát Nga truy nã, Ba-sa-ép hai tay nhuốm đầy máu của người Nga, chính quyền Nga chắc chắn sẽ không ngồi xuống cùng một bàn đàm phán với họ. Vả lại điều kiện hàng đầu mà lực lượng vũ trang Che-sni-a đưa ra là đòi Nga rút quân khỏi Che-sni-a, mà một khi rút quân khỏi Che-sni-a, thì cục diện quân phiệt tràn lan như mấy năm trước sẽ lập tức xuất hiện trở lại. Không bao lâu, Che-sni-a sẽ biến thành đại bản doanh của phần tử khủng bố quốc tế. Từ đó có thể thấy, trong giải quyết vấn đề Che-sni-a, Nga không phải là đứng trước sự lựa chọn, mà là không có sự lựa chọn nào khác.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.