Putin - Sự Trỗi Dậy Của Một Con Người
Phụ lục: TỔNG THỐNG NGA PU-TIN TRẢ LỜI PHỎNG VẤN RIÊNG CỦA PHÓNG VIÊN TÂN HOA XÃ (TOÀN VĂN)
Ngay trước chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Pu-tin đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Tân hoa xã, trình bày tầm quan trọng của quan hệ Trung – Nga, và đã giới thiệu về chính sách đối nội đối ngoại của chính phủ Nga. Toàn văn nội dung cuộc phỏng vấn như sau:
Hỏi: Thưa ngài Tổng thống kính mến, ngài sắp sửa sang thăm Trung Quốc. Xin hỏi, ngài có sự mong đợi gì đối với chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt này? Ngài cảm thấy quan tâm nhất đến những vấn đề gì của Trung Quốc?
Trả lời: đây là một chuyến thăm trong kế hoạch. Tôi và Chủ tịch giang Trạch Dân khi ấy đã bàn bạc sẽ định kỳ đi thăm nhau. Chuyến thăm này được tiến hành vào sau khi đại hội XVi đảng Cộng sản Trung Quốc vừa mới kết thúc, vì vậy có ý nghĩa đặc biệt. Đại hội XVi đảng Cộng sản Trung Quốc không những là một sự kiện quan trọng nhất trong đời sống của nước các bạn, hơn nữa cũng là sự kiện quốc tế quan trọng. ở đây tôi muốn chỉ là tăng trưởng của tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của Trung Quốc trong công việc quốc tế được nâng cao. Mọi người chúng ta đều biết, một nguyên nhân khác khiến cho thế giới quan tâm chú ý của đại hội XVi đảng Cộng sản Trung Quốc là lãnh đạo cấp cao đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện chuyển giao thế hệ. Đối với tất cả những đối tác của Trung Quốc mà nói, điều quan trọng là Trung Quốc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và những nước khác trên thế giới như thế nào. Đối với chúng tôi mà nói, vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì Trung Quốc là một trong những đối tác chủ yếu nhất của Nga trong các công việc quốc tế, trong quan hệ song phương chúng ta cũng có nhiều kế hoạch quan trọng. Ngoài ra, là láng giềng, chúng ta còn có nhiều vấn đề cần hợp tác. Tôi và Chủ tịch giang Trạch Dân đã xây dựng quan hệ cá nhân, trong thời gian thăm lần này sẽ một lần nữa hội đàm với Chủ tịch giang Trạch Dân. Còn nữa, một năm trước tôi đã làm quen với hồ Cẩm đào được bầu làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, khi ấy ông ta tiến hành chuyến thăm làm việc tại Mát-xcơ-va, chúng tôi không những có cơ hội làm quen với nhau, hơn nữa đã thảo luận một loạt vấn đề song phương và quốc tế. Ông biết đấy, năm ngoái hai nước Nga – Trung đã ký kết “hiệp ước hợp tác hữu nghị láng giềng Nga – Trung”. Nói thẳng, đây là đề nghị do Chủ tịch nước Trung Quốc đưa ra đầu tiên, chúng tôi đánh giá cao đề nghị này và cho rằng, đây chắc chắn là một sự kiện có tính lịch sử trong quan hệ song phương của chúng ta. Chúng ta nên điều hoà lập trường, cùng hoàn thành nhiệm vụ mà hiệp ước đưa ra. Trong các mặt năng lượng, kỹ thuật quân sự, và trong toàn bộ lĩnh vực kinh tế chúng ta có nhiều chủ đề hợp tác cần thảo luận với nhau, hợp tác của chúng ta trên vũ đài quốc tế cũng có vấn đề cần thảo luận. Cần chỉ ra rằng, hành động thống nhất trong các công việc quốc tế giữa Trung Quốc và Nga là nhân tố cực kỳ quan trọng để giải quyết một loạt vấn đề quốc tế lớn.
Hỏi: Ngài vừa nói tới “Hiệp ước hợp tác hữu nghị láng giềng Nga – Trung”, Hiệp ước này đã đặt nền tảng cho quan hệ hai nước phát triển trong thế kỷ mới. Xin hỏi, trong tình hình quốc tế mới, hai nước Trung – Nga nên tăng cường hợp tác như thế nào trong các mặt, trọng điểm hợp tác là gì?
Trả lời: Kế hoạch phát triển quốc gia của Trung Quốc khiến cho người ta có ấn tượng sâu sắc. Cần phải nói rằng, tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc, nhất là phát triển của những năm gần đây, khiến cho người ta ngày càng quan tâm tới kinh nghiệm của Trung Quốc. Vì vậy chúng tôi trước tiên hết sức coi trọng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Về mặt này có nhiều vấn đề có thể thảo luận, chẳng hạn như dự án năng lượng mà tôi đã nhắc tới. Kinh tế Trung Quốc không ngừng tăng trưởng, nhu cầu năng lượng cũng đang tăng trưởng. Tài nguyên năng lượng của Trung Quốc có hạn, nhưng tài nguyên của Nga rất phong phú, về mặt này có thể bàn bạc hợp đồng lâu dài, điều này vừa phù hợp với lợi ích của Nga, cũng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Tôi đã chỉ ra tính cần thiết của việc thống nhất hành động (hai nước Nga – Trung) trên vũ đài quốc tế, hơn nữa cần đặt một số việc lên vị trí ưu tiên. Tiến hành hợp tác trong các mặt như giữ ổn định thế giới, ngăn ngừa phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, là những mặt quan trọng nhất trong hợp tác hai nước Nga – Trung, cũng là nhân tố quan trọng nhất trong nền chính trị thế giới, vì vậy đây là cả một loạt vấn đề mà chúng ta sẽ cần thảo luận.
Còn cái gọi là thách thức đương đại và vấn đề mối đe doạ, điều quan trọng hàng đầu trong những vấn đề này tất nhiên là mối đe doạ của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế đang đe doạ đại đa số các nước trên thế giới, Nga và Trung Quốc cũng cảm thấy bất an về điều này. Cần phải nói rằng, trước khi phần tử khủng bố tấn công oa-sinh-tơn và niu oóc ngày 11 tháng 9 năm 2001, hai nước Nga và Trung Quốc đã tích cực làm việc trong phạm vi tổ chức hợp tác Thượng hải, ký kết văn kiện liên quan, và phát đi với thế giới lời cảnh cáo mối đe doạ này có chiều hướng gia tăng. Điều đáng tiếc là, khi ấy không phải là tất cả mọi người đều nghe theo ý kiến của chúng tôi. Tôi nghĩ, trong chuyến thăm này chúng tôi sẽ dành đủ thời gian để thảo luận những vấn đề trong mặt này. Chúng tôi hết sức quan tâm tới tình hình châu á – Thái Bình Dương, sẽ tăng cường những thoả thuận đã đạt được trong khuôn khổ tổ chức hợp tác Thượng hải, chúng tôi đã xây dựng cơ chế hợp tác riêng lấy Bít-xcác làm trung tâm, chúng tôi đã bàn bạc sẽ trao đổi thông tin tình báo liên quan tới một loạt vấn đề nhạy cảm, đây cũng sẽ là trung tâm mà chúng ta chú ý.
Hỏi: Tổ chức hợp tác Thượng Hải đã đóng vai trò như thế nào trong các mặt chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và chủ nghĩa ly khai? Triển vọng của tổ chức này như thế nào?
Trả lời: Kể từ ngày thành lập đến nay, Tổ chức hợp tác Thượng hải không ngừng lớn mạnh, ảnh hưởng của nó đang mở rộng, các nước trên thế giới ngày càng chú ý đến nó, đây không phải là điều ngẫu nhiên, vì khu vực mà chúng tôi quan tâm không chỉ là Trung á, hơn nữa còn có khu vực gần kề với nó, điều này vô cùng quan trọng. Chúng tôi biết nơi đó là mục tiêu tấn công của phần tử khủng bố. Mọi người chúng ta đều biết những sự kiện bi kịch xảy ra ở phi-líp-pin, in-đô-nê-xi-a và những nước khác ở khu vực này, chúng tôi cũng hiểu những vấn đề xảy ra ở Trung Quốc, Trung Quốc cũng là mục tiêu chú ý chặt chẽ của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, điều không thể không khiến cho chúng ta lo lắng. Để đấu tranh một cách hữu hiệu với những mối đe doạ này chúng ta cần đoàn kết lại. Chúng ta cần mở rộng lĩnh vực hợp tác trong phạm vi tổ chức hợp tác Thượng hải. giai đoạn đầu tiên mới thành lập tổ chức hợp tác Thượng hải chỉ là để giải quyết vấn đề biên giới giữa các nước láng giềng, nhưng về sau chúng tôi ý thức được tiềm lực hợp tác còn to lớn hơn cái đó nhiều, vì vậy cần mở rộng phạm vi hợp tác sang lĩnh vực kinh tế và chống chủ nghĩa khủng bố. Chúng tôi đã đạt được thoả thuận trong việc đi sâu hợp tác hơn nữa trong khuôn khổ tổ chức này và trên cơ sở song phương, mở rộng phạm vi hợp tác tới các cơ quan đặc biệt và cơ quan bảo vệ pháp luật.
Hỏi: Dưới sự lãnh đạo của ngài, hồi tháng 10 quý quốc đã giải cứu thành công đại bộ phận con tin bị phần tử khủng bố bắt giữ tại Mát-xcơ-va. Xin hỏi, sự kiện con tin lần này có ảnh hưởng như thế nào đối với chính sách đối nội đối ngoại và tình hình trong nước của Nga?
Trả lời: Trước hết, tôi muốn cảm ơn nhân dân Trung Quốc, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ủng hộ đối với bạn bè Nga trong sự kiện bi kịch bắt cóc con tin tại Mát-xcơ-va. Thứ hai, phần tử khủng bố đã tính toán sai lầm. Chúng hy vọng chia rẽ xã hội Nga, nhưng không những không thành công, ngược lại đã bị phản kích mạnh mẽ, thống nhất. hơn nữa, hành động của chúng Nhận được kết quả ngược lại, khiến cho xã hội Nga càng đoàn kết hơn, càng hiểu rõ hơn nguyên nhân tầng sâu của sự kiện. Thực chất của sự kiện này là, dưới khẩu hiệu hư ngụy giành lấy độc lập cho Che-sni-a, chủ nghĩa khủng bố quốc tế hòng đạt được mục đích toàn cầu đi ngược lại lợi ích của nhân dân Che-sni-a. Trên thực tế sự kiện lần này là một bộ phận cấu thành của mạng lưới khủng bố toàn cầu, mục đích của chúng là làm cho Bắc Cáp-ca-dơ tách ra khỏi Nga. hiện nay không những đại đa số công dân Nga, hơn nữa còn bao gồm cả những người cư trú ở Che-sni-a đều hiểu mục đích thật sự của phần tử khủng bố. Che-sni-a đã bắt đầu công tác tái thiết trong các mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Sau đó các nhân vật quyền uy trong xã hội và nhân sĩ tôn giáo của Che-sni-a lại đưa ra vấn đề đẩy nhanh tổ chức xây dựng cơ quan quyền lực hợp pháp và thông qua hiến pháp, chính phủ Nga chuẩn bị giúp đỡ họ. Tôi nghĩ, tình hình đang khôi phục sinh hoạt bình thường ở Che-sni-a này đã gây mối uy hiếp đối với các phần tử khủng bố, chúng mơ tưởng phá hoại tiến trình hoà bình này. Nhưng mục tiêu của chúng không đạt được, ngược lại đã đẩy nhanh tiến tình giải quyết vấn đề chính trị Che-sni-a.
Hỏi: Ngài đã có cố gắng rất lớn cho giải quyết vấn đề Che-sni-a, ngài cho rằng làm thế nào mới có thể giải quyết triệt để vấn đề này?
Trả lời: Chỉ có một cách, tức cần phải tạo điều kiện để nhân dân Che-sni-a thông qua hiến pháp của mình và xây dựng cơ quan quyền lực hợp pháp. Cơ quan quyền lực hợp pháp cần phải được dân chúng Che-sni-a tín nhiệm, họ cùng với nhà lãnh đạo được bầu ra khôi phục cuộc sống hoà bình. Chúng tôi sẽ tiến lên theo lối này. Tất cả những người có vũ khí, tất cả những người không muốn đi theo con đường của cuộc sống bình thường sẽ phải chịu trách nhiệm hoặc bị tiêu diệt.
Hỏi: Tức là nói, năm tới sẽ tiến hành biểu quyết công khai toàn dân đối với hiến pháp?
Trả lời: Tôi nghĩ có thể là như vậy. Tôi từng tiến hành toạ đàm với đại diện nước Cộng hoà Che-sni-a và đại biểu xã hội. Đánh giá qua tâm trạng của họ, họ dự định trong vòng vài tháng sẽ hoàn tất công tác trù bị, mùa xuân năm tới có thể tiến hành biểu quyết công khai toàn dân đối với hiến pháp. Tôi cho rằng tiến trình cải cách hoà bình Che-sni-a không thể đảo ngược được.
Hỏi: Những năm gần đây nền kinh tế Nga giữ được đà tăng trưởng, tổng giá trị sản phẩm trong nước tăng lên hàng năm. Ngài cho rằng chính phủ Nga nên áp dụng những biện pháp gì để bảo đảm kinh tế phát triển ổn định, đặc biệt là trong mặt thu hút đầu tư?
Trả lời: Tất nhiên, để thu hút đầu tư và tạo môi trường đầu tư tốt đẹp, cần phải có tình hình ổn định. Tình hình kinh tế chính trị ổn định đòi hỏi hành động của các cơ quan quyền lực các cấp có khả năng có thể dự kiến trước, khi thông qua quyết định cần khắc phục chủ nghĩa quan liêu, cần môi trường hành chính tốt đẹp và thể chế tư pháp có sức sống. Chúng tôi dự định sẽ cố gắng theo những hướng đó. Không lâu nữa chúng tôi sẽ thông qua một loạt biện pháp pháp luật tăng cường thể chế tư pháp. Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng xoá bỏ hạn chế đối với thu thuế, trọng điểm là giảm nhẹ gánh nặng thu thuế, tất nhiên điều chủ yếu nhất là trước tiên cần bảo đảm ổn định chính trị.
Hỏi: Phát triển quan hệ với các nước khác trong cộng đồng các quốc gia độc lập là một trong những mặt ưu tiên của chính sách ngoại giao của Nga. Trong tình hình quốc tế mới, chính sách của Nga đối với các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập có phải là có sự thay đổi hay không? Ngài nhìn nhận thế nào về triển vọng phát triển của cộng đồng các quốc gia độc lập?
Trả lời: Chúng tôi không tán thành đem thước đo quan hệ Nga và các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập đặt lên quá cao, một mặt khác, hạ thấp ý nghĩa hợp tác của chúng tôi với các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập cũng là có hại. Đây không chỉ là vì chúng tôi đều là được xây dựng lên trên nền tảng liên Xô cũ, hơn nữa, giữa chúng tôi có mối liên hệ trăm tơ ngàn mối. Những mối liên hệ này tồn tại trong các mặt kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ và lịch sử… Chỉ lấy một con số là đủ nói rõ vấn đề: Có hơn 20 triệu người Nga sinh sống ở các nước khác trong cộng đồng các quốc gia độc lập bên ngoài lãnh thổ liên bang Nga. hơn 20 triệu, đối với chúng tôi mà nói đây không phải là một con số nhỏ. Điều càng quan trọng hơn là, tuyệt đại đa số công dân của các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập (tất nhiên, không phải là 100%) coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ thứ hai. Cũng tức là nói, giữa chúng tôi không tồn tại bất kỳ trở ngại ngôn ngữ nào. Tính dựa vào nhau trong mặt kinh tế của chúng tôi cũng vô cùng mạnh. Những cái đó đều đòi hỏi chúng tôi coi tăng cường hợp tác với các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập là hướng ưu tiên chủ yếu của nền ngoại giao Nga, xét từ ý nghĩa này, bất luận là bên ngoài có sự thay đổi như thế nào, đều sẽ không ảnh hưởng đến trọng điểm này của nền ngoại giao Nga.
Tất nhiên, cộng đồng quốc tế đang phát triển không ngừng, xuất phát điểm của chúng tôi là, tôn trọng chủ quyền của những nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập này, tôn trọng lựa chọn chính sách đối nội đối ngoại của bản thân họ, điểm này sẽ không thay đổi. Mặt ưu tiên ngoại giao của chúng tôi cũng vẫn không thay đổi.
Hỏi: Hiện nay, Bê-la-rút và U-crai-na bày tỏ chuẩn bị gia nhập NATO, ngài đánh giá thế nào về điều này?
Trả lời: hôm nay tôi vừa mới gặp gỡ với Tổng thống Bê- la-rút, ông ấy không nói với tôi về vấn đề Bê-la-rút gia nhập NATO. Tôi cho rằng, mối đe doạ chủ yếu gặp phải hiện nay là chủ nghĩa khủng bố quốc tế và phổ biến vũ khí hạt nhân, để ứng phó với những mối đe doạ đó, các tập đoàn quân sự chính trị giống như NATO không nên mở rộng, vì NATO mở rộng không thể giải quyết được những vấn đề chủ yếu đặt ra trước mặt loài người hiện nay. Nhưng xét từ một mặt khác mà nói, mỗi một nước đều có quyền lựa chọn mặt ưu tiên chính sách ngoại giao của mình.
Chúng tôi sẽ không vì thế mà tạo ra bất kỳ bi kịch nào. Nếu như một nước nào đó muốn gia nhập một tổ chức nào đó, mỗi một quốc gia chủ quyền đều được hưởng quyền lợi đầy đủ. Bản thân Nga cũng đang mở rộng hợp tác với NATO. Chúng tôi đã xây dựng “ủy ban NATO – nga”, và hài lòng về sự phát triển của hợp tác song phương hiện nay. Chúng tôi không loại trừ khả năng mở rộng phạm vi hợp tác với NATO, nhưng chỉ có trong điều kiện NATO từng bước thay đổi chức năng của nó, khiến cho nó có thể giải quyết được những vấn đề mới và ứng phó được với những mối đe doạ mới, và hoạt động của nó phù hợp với lợi ích quốc gia của Nga, thì sự hợp tác này mới có thể mở rộng được. Chúng tôi không loại trừ khả năng mở rộng hợp tác với NATO, mặc dù đối với việc bảo đảm an ninh của bản thân Nga mà nói, trong bất cứ tình huống nào chúng tôi cũng đều không cần thiết gia nhập toàn diện vào NATO.
Hỏi: Còn có một vấn đề tương đối nhẹ nhàng nữa. Kể từ khi ngài lên làm Tổng thống, luôn nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Nga. Ngài cho rằng, nhân tố chính khiến ngài nhận được sự tín nhiệm như vậy là gì?
Trả lời: Ông cảm thấy đây là một vấn đề nhẹ nhàng sao? Tôi thì lại cho rằng đây là vấn đề phức tạp nhất. Có lẽ tôi nhớ không chính xác, Trung Quốc có phải là có một câu tục ngữ, gọi là “sinh ra không gặp thời động loạn”? Kể từ năm 1985 đến nay, chẵn 17 năm chúng tôi sống trong biến đổi chao đảo. Mọi người khát khao ổn định, không hy vọng nhìn thấy hiện tượng khiến người ta cảm thấy ưu lo và lạnh lùng buồn bã vì sự đình trệ không tiến lên, ảm đạm kia. Cái mà mọi người khát khao là sự ổn định thật sự có nội dung tích cực kia. Mọi người hy vọng thấy được ánh sáng nơi cuối đường hầm, khát khao sống tốt hơn một chút, hy vọng con cái mình tương lai sẽ sống tốt hơn. Ông biết đấy, tôi chưa bao giờ thực hiện chủ nghĩa bình dân về chính trị, chưa bao giờ ghi séc khống. Tôi chỉ đưa ra cho mình, cho chính phủ nhiệm vụ có thể hoàn thành được. Cần phải nói rằng, không phải là tất cả mọi nhiệm vụ đều có thể hoàn thành một cách như ý muốn, không phải tất cả mọi vấn đề đều có thể được giải quyết triệt để như chúng tôi mong đợi. Thế nhưng, rốt cuộc thu nhập thực tế của mọi người đã từng bước tăng lên, mặc dù tốc độ tăng rất chậm. Trước mắt tuy còn tồn tại hiện tượng cá biệt nợ lương công nhân hoặc tiền lương hưu, nhưng đã không phổ biến như hai năm trước nữa. Thu nhập thực tế của người nghỉ hưu đã tăng lên, tiền lương của những người làm việc trong lĩnh vực cấp ngân sách và quân nhân cũng đang tăng lên.
Chúng tôi hy vọng không chỉ nước láng giềng, mà tất cả các nước trên thế giới đều có thể chung sống hoà bình hữu nghị. Tôi nghĩ, tất cả mọi người Nga đều sẽ tán đồng quan điểm này của tôi. Đồng thời chúng tôi cũng hy vọng, đối tác của chúng tôi biết tôn trọng lợi ích quốc gia của Nga. Tôi nghĩ, nếu như khi đó chỉ dựa vào trắc nghiệm dân ý xã hội để quyết định nên làm những việc gì, không nên làm những việc gì, thì tôi và các đồng nghiệp của tôi sẽ phạm phải những sai lầm không thể tha thứ được. Ngược lại, như tôi cho rằng, nếu như các công dân tín nhiệm chúng tôi, thì điều này có nghĩa là họ hy vọng chúng tôi mang lại thành tích thực tế, những thành tích thực tế đó cần phản ánh ở việc nâng cao mức sống của họ, phản ánh ở cải thiện rõ rệt mặt phúc lợi của họ. Chỉ có như thế, chúng tôi mới có tư cách nói, chúng tôi có thể hoàn thành được nhiệm vụ đang đặt ra trước mắt chúng tôi.
Hỏi: Cách đây không lâu tôi từng đi công tác ở Xi-bê-ri-a, đã gặp ở đó rất nhiều người, vừa có quan chức cũng có người dân thường, đại đa số người trong số họ đều bày tỏ ủng hộ đối với chính sách của ngài. Tôi cảm thấy ngài rất được nhân dân Nga tín nhiệm. Đồng thời, mọi người cũng hy vọng, cuộc sống của họ sẽ tốt hơn. Ngài cũng từng hứa sẽ làm cho nhân dân Nga sống tốt hơn, sau này ngài sẽ thực hiện lời hứa đó như thế nào?
Trả lời: Vừa rồi ông nói rất đúng, chúng tôi đã duy trì thành công tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu của chúng tôi năm Nay là thực hiện tăng trưởng kinh tế khoảng 3,5%. hiện nay xem ra chúng tôi có thể đạt tới 4%, thậm chí còn cao hơn một chút. Đây đã là không tồi rồi. Tôi biết rằng, tại đại hội XVi đảng Cộng sản Trung Quốc, mục tiêu mà lãnh đạo Trung Quốc xác định là tốc độ tăng trưởng kinh tế mỗi năm khoảng 7%. Nếu như chúng tôi cũng có thể thực hiện được tốc độ tăng trưởng kinh tế 7% ~ 8%, thì chúng tôi có thể nói, công tác của chúng tôi sẽ khiến mọi người hài lòng.
Hỏi: Ngài không chỉ được nhân dân Nga tôn kính, nhân dân Trung Quốc cũng rất tôn kính ngài, hy vọng hiểu ngài nhiều hơn. Ngài có thể giới thiệu với độc giả Trung Quốc một số chuẩn mực sống và sở thích ngoài giờ của ngài hay không?
Trả lời: Sở thích ngoài giờ của tôi như mọi người đã biết, tôi thích hoạt động thể thao, tất nhiên, không phải là những môn thể thao của Trung Quốc. Nhưng điều mà tôi muốn nói là, người nhà của tôi, chẳng hạn như hai cô con gái của tôi đang học võ thuật, một cô con gái trong số đó đã bắt đầu học tiếng hán. Chúng tôi đều cảm thấy rất hứng thú đối với tiếng hán, đối với văn hoá, văn học và lịch sử Trung Quốc. Do chúng ta là láng giềng, lịch sử hợp tác của chúng ta có từ lâu đời, và điều chủ yếu nhất là do quan hệ hai nước chúng ta phát triển tích cực, tôi hy vọng sự hứng thú của Nga đối với Trung Quốc sẽ không ngừng tăng lên.
Hỏi: Ngài bận rộn suốt ngày, nhưng luôn có tinh thần sung mãn. Chẳng hạn như bây giờ, đã là nửa đêm rồi, ngài vẫn tràn đầy tinh thần, tràn đầy sức sống. Có phải là ngài có bí quyết gì không?
Trả lời: Vì tôi yêu thích công việc mà tôi làm, và tìm niềm vui trong đó.
Hỏi: Xin cho phép tôi được hỏi câu cuối cùng. Hiện nay nước Nga đã xuất bản rất nhiều sách về ngài, không biết ngài đã từng đọc hay không? Ngài thích cuốn nào hơn?
Trả lời: Tôi chưa từng đọc lấy một cuốn. Nói thẳng, tôi chưa bao giờ đọc sách viết về tôi. Vì tôi tin rằng, so với những người miêu tả về tôi, tôi hiểu mình hơn nhiều, cũng chuẩn xác hơn nhiều so với những tác giả của những cuốn sách đó.
Hỏi: Rất cảm ơn ngài đã trả lời phỏng vấn của tôi.
Trả lời: Cảm ơn.
“Rào chặt tường rào bảo vệ sân sau”
Đối với Nga mà nói, cộng đồng các quốc gia độc lập là khu địa chiến lược có ý nghĩa đặc thù về chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự trực tiếp và các mặt khác, các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập là láng giềng gần của Nga, tình hình của khu vực này có ổn định hay không, có thực hiện chính sách hữu nghị với Nga hay không, liên quan đến việc Nga có một môi trường xung quanh ổn định hay không. Mà sau khi liên Xô giải thể, không gian phòng ngự chiến lược của Nga bị thu hẹp nhiều, năng lực phòng ngự suy yếu nghiêm trọng, cộng thêm ba thế lực xấu là chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa ly khai dân tộc và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đe doạ nghiêm trọng tới an ninh của Nga và các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập. Vì vậy, xây dựng một hệ thống an ninh tập thể cộng đồng các quốc gia độc lập lấy Nga đứng đầu có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường năng lực phòng vệ của bản thân Nga. Còn các nước phương Tây, trong đó có Mỹ lợi dụng mâu thuẫn giữa Nga và các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập để bài xích Nga, làm suy yếu Nga, không ngừng thâm nhập vào cộng đồng các quốc gia độc lập, khiến cho khuynh hướng ly tâm và nhân tố thân phương Tây của cộng đồng các quốc gia độc lập không ngừng tăng lên, địa vị của Nga trong cộng đồng các quốc gia độc lập không ngừng suy yếu. Vì vậy, Nga cần phải ưu tiên phát triển quan hệ với các nước khác trong cộng đồng các quốc gia độc lập, lấy cộng đồng các quốc gia độc lập làm chỗ dựa, tăng cường con bài đối trọng với phương Tây trong các công việc quốc tế, củng cố địa vị lãnh đạo của Nga trong cộng đồng các quốc gia độc lập. Xét về mặt kinh tế, khu vực cộng đồng các quốc gia độc lập là cơ sở sản xuất nguyên vật liệu quan trọng của Nga và thị trường hàng hoá to lớn của Nga, sự phục hồi và chấn hưng của nền kinh tế Nga cũng không thể tách rời khỏi sự hợp tác với các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập.
Do vậy, ngay sau khi lên nắm quyền, Pu-tin đã tuyên bố, đối với Nga, “hợp tác với các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập, trước đây, hiện nay, sau này đều là mặt ưu tiên phát triển tuyệt đối”. Sau đó, ngày 24 tháng 12 năm 2000, Pu-tin lại bày tỏ: “đối với chúng ta mà nói, quan hệ với các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập không phải là quan hệ với tổ chức cộng đồng các quốc gia độc lập này, mà quan hệ với các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập, trước đây và sau này đều là trọng điểm hàng đầu”. Sau khi Pu-tin lên nắm quyền đã gấp rút thực hiện chính sách ngoại giao cộng đồng các quốc gia độc lập. Trọng điểm ngoại giao là phát triển quan hệ láng giềng và quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập.
Trước tiên chính quyền Pu-tin củng cố tình hữu nghị giữa các nước có quan hệ mật thiết với Nga, thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương sang một giai đoạn mới. hai nước Nga và Bê-la-rút ngày 8 tháng 12 năm 1999 đã ký kết xây dựng hiệp ước liên minh quốc gia, bước một bước lớn tới mục tiêu hai nước xây dựng quốc gia liên minh, đặt nền móng cho tiến trình nhất thể hoá cộng đồng các quốc gia độc lập. Sau khi Pu-tin làm Tổng thống, đã thăm Bê-la-rút vào tháng tư, làm mật thiết hơn quan hệ liên minh với Bê-la-rút. Pu-tin còn tích cực thúc đẩy việc thực hiện hiệp ước liên minh Nga – Bê-la-rút, hai bên đã giành được tiến triển quan trọng trong mặt tăng cường liên minh quân sự và xây dựng không gian phòng vệ chung.
Ngày 11 tháng 10 năm 2000, sáu nước trong hiệp ước an ninh tập thể cộng đồng các quốc gia độc lập gồm Nga, Bê-la-rút, Ca-dắc- xtan, Kư-rơ-gi-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Ác-mê-ni-a đã tổ chức hội nghị tại Bít-xcác, cùng thảo luận các vấn đề quan trọng bảo vệ an ninh và ổn định xã hội của các nước thành viên, đã ký kết kế hoạch biện pháp cơ bản hệ thống an ninh tập thể, và theo thoả thuận quy định, trong phạm vi các nước ký kết hiệp ước an ninh tập thể chia thành ba khu vực trách nhiệm là khu vực đông Âu, khu vực Cáp-ca-dơ và khu vực Trung á, hiệp đồng tác chiến nhằm đối phó với hoạt động ngày một ngang ngược của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và chủ nghĩa ly khai dân tộc.
Còn đối với những nước có khuynh hướng ly khai nghiêm trọng hoặc những nước có ý thù nghịch đối với Nga trong cộng đồng các quốc gia độc lập, Pu-tin cũng thực hiện chính sách ngoại giao tích cực, cải thiện quan hệ với những nước này, trong đó chủ yếu lại là những nước thuộc “nhóm GAM”.
“Nhóm GAM” thoạt đầu là do bốn nước U-crai-na, Môn-đô- va, Gru-di-a và A-déc-bai-dan thành lập năm 1996 để thảo luận vấn đề hạn chế cánh bên của hiệp ước lực lượng quân chính quy châu Âu.
Sau năm 1997, phạm vi hợp tác giữa các nước thành viên của tổ chức này dần dần mở rộng tới các vấn đề như giải quyết xung đột khu vực, bảo đảm an ninh tuyến đường cung ứng năng lượng, xây dựng hành lang vận tải á – Âu và khai thác năng lượng vùng biển Ca-xpiên, hơn nữa để bảo vệ lợi ích bản thân, ý đồ lợi dụng tổ chức này để đối trọng với Nga của các nước thành viên cũng ngày càng rõ rệt. Tháng 4 năm 1999, nhà lãnh đạo của bốn nước “nhóm GAM” và U-dơ-bê-ki-xtan lợi dụng cơ hội tham dự hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thành lập NATO tại oa-sinh-tơn, tổ chức hội nghị và tiếp nhận U-dơ-bê- ki-xtan làm thành viên chính thức của tổ chức này. Một nghị quyết được thông qua tại hội nghị lần này bày tỏ, “các nước thành viên “nhóm GAM” “sẽ phát triển hợp tác với nhau trong khuôn khổ ủy ban quan hệ đối tác Bắc đại Tây Dương và kế hoạch quan hệ đối tác hoà bình NATO”. Ngay vào trước ngày hội nghị lần này, ba nước A-déc-bai-dan, Gru-di-a và U-dơ-bê- ki-xtan đã tuyên bố rút ra khỏi hiệp ước an ninh tập thể cộng đồng các quốc gia độc lập. hai nước thành viên khác của “nhóm GAM” là U-crai-na và Môn-đô-va thì ngay từ đầu đã từ chối tham gia hiệp ước an ninh tập thể cộng đồng các quốc gia độc lập. Mỹ ủng hộ tích cực đối với những hoạt động nói trên của “nhóm GAM” và các nước thành viên của nó. Năm 2000, Mỹ hứa chi ra 37 triệu USD dùng vào ủng hộ “nhóm GAM”, và hứa hẹn năm 2001 sẽ cung cấp cho Gru-di-a 12 triệu USD viện trợ quân sự.
U-crai-na là nước có quốc lực tổng hợp mạnh nhất trong “nhóm GAM”, cũng là trọng điểm thâm nhập của Mỹ. Về mặt năng lượng, U-crai-na dựa rất nhiều vào Nga, có tới 90% dầu mỏ và 75% khí đốt thiên nhiên là do Nga cung ứng, điều này là yếu tố quan trọng để Nga ràng buộc U-crai-na. Nhiều năm nay, Nga và U-crai-na tranh cãi nhau về việc phân chia hạm đội hắc hải và vấn đề quyền sở hữu quân cảng Sa-vát-tô-pôn, hai nước cũng cọ xát liên tục trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Sau khi Pu-tin lên làm Tổng thống không lâu, lập tức tiến hành thăm U-crai-na, cùng với Tổng thống Ku-che-ma tiến hành thảo luận về một loạt vấn đề như U-crai-na trả nợ cho Nga, hạm đội hắc hải của Nga đóng tại căn cứ của U-crai-na, hợp tác quân sự và hợp tác kỹ thuật quân sự Nga – U-crai-na, đã làm ổn định quan hệ Nga – U-crai-na. Trong năm 2001, giữa Nga và U-crai-na đã tiến hành sáu cuộc gặp cấp cao, nhịp độ gặp gỡ cấp cao liên tục khiến quan hệ giữa Nga và U-crai-na được cải thiện, hai bên ký kết không ít thoả thuận quan trọng về kinh tế và sản xuất công nghiệp quân sự, hai bên sẽ tăng cường hợp tác lâu dài trong lĩnh vực vũ trụ, không gian, chế tạo máy bay, ảnh hưởng của Nga đối với U-crai-na được tăng cường rõ rệt.
Trong quan hệ đối với U-dơ-bê-ki-xtan, Pu-tin lại có sáng tạo hơn, xác định chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức là U-dơ-bê-ki-xtan, đã mở rộng quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác về kỹ thuật quân sự giữa hai nước. Pu-tin nắm lấy thời cơ chủ nghĩa khủng bố quốc tế, thế lực cực đoan tôn giáo và thế lực ly khai dân tộc tiến hành quấy nhiễu ở các nước Trung á trong đó có U-dơ-bê-ki-xtan, hình thành mối đe doạ đối với an ninh của các nước Trung á, cung cấp viện trợ quân sự cho những nước này, khiến cho những nước này nhanh chóng dựa vào Nga. U-dơ-bê-ki-xtan bắt đầu từ năm 1999 rút khỏi “hiệp ước an ninh tập thể cộng đồng các quốc gia độc lập” đã thay đổi thái độ, tham gia vào diễn tập quân sự chung của các nước Nga, Ca-dắc-xtan, Kư-rơ-gi-xtan, Tát-gi-ki-xtan, quan hệ hai nước cũng từng bước được ổn định.
Một loạt biện pháp nhằm củng cố cộng đồng các quốc gia độc lập của Pu-tin đã khiến cho cục diện sức mạnh bên trong của cộng đồng các quốc gia độc lập đang có sự biến đổi quan trọng. ảnh hưởng của “nhóm GAM” giảm đi rõ rệt, còn địa vị chủ đạo và ảnh hưởng của Nga được tăng cường rõ rệt, thế bành trướng của Mỹ đã bị hạn chế. Việc thực hiện những biện pháp này vừa củng cố sự lãnh đạo và lực hướng tâm của Nga đối với cộng đồng các quốc gia độc lập, cũng tăng cường sức tập hợp trong nội bộ cộng đồng các quốc gia độc lập.
Trong thời kỳ này, một trong những trọng điểm ngoại giao kinh tế của Nga đối với các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập là tích cực thúc đẩy tiến trình nhất thể hoá kinh tế cộng đồng các quốc gia độc lập. Tháng 10 năm 2000, để thúc đẩy tiến trình liên minh thuế quan và thống nhất không gian kinh tế năm nước một cách hữu hiệu, với đề xướng của Pu-tin, Tổng thống của năm nước thành viên liên minh thuế quan gồm Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Kư-rơ-gi-xtan, Nga và Tát-gi-ki-xtan đã ký kết hiệp ước khối cộng đồng kinh tế Âu á, khiến cho quan hệ giữa các nước thành viên cộng đồng các quốc gia độc lập bước vào một giai đoạn mới. Tháng 12, hội đồng nguyên thủ các nước cộng đồng các quốc gia độc lập quyết định, trước khi khởi động cơ chế nhất thể hoá kinh tế cộng đồng các quốc gia độc lập, Nga và các quốc gia cộng đồng các quốc gia độc lập ký kết thoả thuận thu thuế gián tiếp và công bố hàng hoá miễn thuế, sau đó các nước thành viên cộng đồng các quốc gia độc lập cùng ký kết hiệp định khung xây dựng khu mậu dịch tự do, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với nhất thể hoá kinh tế cộng đồng các quốc gia độc lập.
Sau sự kiện 11 tháng 9, Mỹ triển khai hoạt động ngoại giao dồn dập đối với khu vực Trung á, nhằm giành lấy sự ủng hộ của các nước Trung á đối với hành động quân sự tấn công Ta-li-ban của Mỹ. Đồng thời, mức độ ủng hộ của các nước Nga, Trung á đối với hành động của Mỹ cũng trong một chừng mực tương đối lớn quyết định quy mô và cường độ Mỹ tấn công quân sự đối với Áp-gha-ni-xtan, từ đó ảnh hưởng đến địa vị của khu vực Trung á trong chiến lược của Mỹ sau này. Nga muốn nhân cơ hội chống khủng bố cải thiện quan hệ với Mỹ, do đó, trong vấn đề này, thái độ hợp tác của Nga đối với Mỹ đã trở thành nhân tố có lợi cho Mỹ vào đóng ở khu vực Trung Á.
Tuy nhiên, ngay từ đầu giới quân sự Nga đã phản đối mạnh mẽ việc quân đội Mỹ vào đóng ở các nước thuộc liên Xô cũ, bày tỏ rõ ràng sự phản đối hành động lợi dụng lãnh thổ của các nước thành viên Trung á trong cộng đồng các quốc gia độc lập để tiến hành hành động quân sự có thể đối với Ta-li-ban. Nhưng chính sách của Nga sau đó đã có sự thay đổi quan trọng. Ngày 24 tháng 9 năm 2001, Tổng thống Pu-tin bày tỏ trong bài phát biểu trên truyền hình với cả nước, rằng Nga sẽ mở hành lang trên không, để cho Mỹ vận chuyển vật tư cứu trợ nhân đạo trong hành động phản kích chủ nghĩa khủng bố. Một khi Mỹ triển khai tấn công đối với Áp-gha-ni-xtan, Nga có thể tham gia vào “hành động tìm kiếm và cứu hộ”. Pu-tin còn bày tỏ rõ ràng rằng các nước Trung á cũng không loại trừ khả năng cho phép Mỹ sử dụng căn cứ không quân của họ khi có hành động quân sự đối với Áp-gha-ni-xtan. “Chúng tôi đã điều hoà lập trường này với các nước liên minh Trung á. họ biểu thị sự tán thành và không loại trừ cung cấp căn cứ không quân”. ý nghĩa của tuyên bố này không tầm thường, nó phản ánh lập trường của Nga trong vấn đề Mỹ tấn công quân sự Áp-gha-ni-xtan đã xuất hiện thay đổi lớn, đồng thời cũng dọn đường cho các nước Trung á khác ủng hộ việc tiến quân của Mỹ. Sau đó, U-dơ-bê-ki-xtan, Ca-dắc- xtan, Tát-gi-ki-xtan và Kư-rơ-gi-xtan và Tuốc-mê-ni-xtan lần lượt bày tỏ mở hành lang trên không và trên mặt đất cho quân Mỹ, nhằm ủng hộ và phối hợp hành động quân sự chống khủng bố của quân Mỹ tại Áp-gha-ni-xtan.
Hành động quân sự của Mỹ tại Áp-gha-ni-xtan đã kết thúc rất nhanh, nhưng quân Mỹ không rút ra khỏi các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập và Trung á. Ngay sau đó, Mỹ tích cực tìm kiếm “sự tồn tại quân sự lâu dài” ở khu vực này và những ảnh hưởng đối với những nước này, khiến Nga tăng thêm độ khó khi xử lý các công việc của cộng đồng các quốc gia độc lập, nhưng Nga vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nội bộ cộng đồng các quốc gia độc lập. Năm 2002, gặp gỡ song phương và đa phương giữa Nga và các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập diễn ra dồn dập, đã kéo quan hệ hai bên lại gần nhau.
Gru-di-a và Nga có thời gian quan hệ đã căng thẳng do vấn đề thung lũng pan-ki-xi, thông qua gặp gỡ với Tổng thống Xê- vát-nát-de, Pu-tin đã làm cho quan hệ hai nước trở nên nồng ấm. Thung lũng pan-ki-xi là vùng núi nối liền giữa Che-sni-a và Gru-di-a, sau cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ hai năm 1999, hàng loạt phần tử vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a chạy trốn tới đây, và thỉnh thoảng lại phát động tấn công đối với Nga, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho vấn đề Che-sni-a bị dây dưa mãi không giải quyết được. Nga nhiều lần yêu cầu cùng với phía Gru-di-a phối hợp truy quét phần tử vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a tại thung lũng pan-ki-xi, nhưng Gru-di-a có tâm lý cảnh giác đối với Nga, vì vậy luôn có thái độ không hợp tác đối với Nga. Một hai năm gần đây, phía Gru-di-a nhiều lần chỉ trích quân Nga ném bom thung lũng pan-ki-xi, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của mình, hố sâu giữa hai bên mở rộng hơn. Nhưng do gần đây quân Nga liên tục bị tổn thất nghiêm trọng tại Che-sni-a, thái độ của Nga đối với vấn đề thung lũng pan-ki-xi ngày càng cứng rắn, Pu-tin đe doạ sẽ “không tiếc dùng biện pháp quân sự” giải quyết vấn đề thung lũng pan-ki-xi. Đứng trước áp lực mạnh của Nga, Gru-di-a đành phải đưa ra thoả hiệp đúng lúc. Ngày 6 tháng 10 năm 2002, Tổng thống Nga Pu-tin và Tổng thống Gru-di-a Xê- vát-nát-de đã đạt được một thoả thuận, phía Gru-di-a sẽ dẫn độ cho Nga 13 phần tử vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a mà mình bắt được, còn phía Nga thì bảo đảm không tiến hành ném bom thung lũng pan-ki-xi trong lãnh thổ Gru-di-a. Xuất phát điểm căn bản về những hành động này của Nga là bảo vệ lợi ích chính trị, kinh tế, an ninh của Nga tại Trung á và khu vực Bắc Cáp- ca-dơ, củng cố phạm vi thế lực truyền thống và tăng cường sự kiểm soát của Nga đối với khu vực này, từ đó kiềm chế Mỹ bành trướng thế lực hơn nữa tại khu vực.
Trong tình hình mới mà vấn đề an ninh gặp phải, Nga cùng với các nước ác-mê-ni-a, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Kư-rơ-gi- xtan, Tát-gi-ki-xtan xây dựng tổ chức hiệp ước an ninh tập thể, và thông qua tổ chức xây dựng bộ đội phản ứng nhanh, tiến hành diễn tập quân sự chung để thể hiện vai trò bảo vệ ổn định an ninh khu vực. Những việc làm đó đều cho thấy, Nga sẽ không hy sinh lợi ích kinh tế nước mình để thúc đẩy nhất thể hoá cộng đồng các quốc gia độc lập, nhưng sẽ vẫn coi trọng cao độ khu vực mà Nga có “lợi ích đặc biệt” này, cố gắng hết sức tăng cường “địa vị chủ đạo” của Nga trong cộng đồng các quốc gia độc lập.
Thế nhưng, cần phải thấy rằng, trong mặt trận ngoại giao, xét về tổng thể, Nga ở vào trạng thái thu hẹp lại. Cho dù ở các nước cộng đồng các quốc gia độc lập, Nga cũng tạm thời từ bỏ một phần ưu thế truyền thống ở Trung á, nhằm đổi lấy sự hợp tác của những nước phương Tây trong đó có Mỹ, bất luận là xét từ chiến lược chung ngoại giao của Nga, hay là xét từ chiến lược cục bộ Trung á, đều tương đối thích hợp. Đối nội có lợi cho việc giành lấy viện trợ nước ngoài của phương Tây, tranh thủ nhanh chóng sự phục hưng đất nước, đối ngoại thì giảm bớt trách nhiệm an ninh đối với các nước Trung á, thu hút đầu tư nước ngoài cùng khai thác tài nguyên ở Trung á và biển Ca-xpiên.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.