Sử Ký Tư Mã Thiên

Quý Bố, Loan Bố Liệt Truyện



Q uý Bố là người nước Sở, tính khí khái, thích làm việc nghĩa hiệp, nổi tiếng ở nước Sở. Hạng Tịch cho cầm quân, nhiều lần làm Hán Vương nguy khốn. Đến khi Hạng Vũ bị diệt, Cao Tổ thưởng ngàn vàng cho ai tìm được Bố, ai dám giấu trong nhà thì trị tội giết ba họ. Quý Bố trốn ở nhà họ Chu ở đất Bộc Dương. Họ Chu nói:

Hán tìm tướng quân gấp, sắp tìm đến nhà tôi. Nếu tướng quân nghe lời thì tôi xin hiến kế, nếu không thì xin tướng quân tự sát trước.

Quý Bố bằng lòng. Họ Chu bèn cạo đầu, lấy vòng sắt buộc vào cổ, cho mặc áo ngắn đặt ở trong xe tang cùng vài mươi người đầy tớ trong nhà đem Quý Bố đến bán cho nhà Chu Gia(l). Chu Gia biết là Quý Bố, bèn mua, cho ra đồng cày và dặn con trai:

Việc cày ruộng thì nghe lời tên nô này, phải cùng ăn với nó.

Chu Gia bèn lên xe một ngựa đi Lạc Dương, yết kiến Nhữ âm Hầu là Đằng Công. Đằng Công giữ Chu Gia ở lại uống rượu mấy ngày. Chu Gia nhân đây nói với Đằng Công.

Quý Bố có tội gì lớn mà hoàng thượng tìm gấp như thế? Đằng Công nói:

Bố nhiều lần làm hoàng thượng nguy khốn, hoàng thượng oán ông ta cho nên nhất định muốn bắt ông ta cho kỳ được.

Ông xem Quý Bố là người như thế nào?

Đằng Công nói:

Là người hiền. Chu Gia nói:

Là tôi thì ai thờ chủ người ấy, Quý Bố theo Hạng Tịch đó chỉ là làm theo chức vụ mà thôi. Nhà vua có thể giết tất cả bầy tôi họ Hạng không? Nay hoàng thượng mới được thiên hạ, lại chỉ vì cái oán riêng của mình mà tìm bắt một người; sao lại tỏ lòng hẹp hòi với thiên hạ như thế? Vả chăng, Quý Bố hiền mà Hán lại tìm bắt ông ta gấp, thì ông ta không chạy về hướng Bắc theo Hồ cũng chạy về hướng Nam theo Việt mà thôi. Cái lối ghét người tráng sĩ để đến nỗi buộc họ phải giúp cho nước địch là điều đã khiến Ngũ Tử Tư quật roi trên mộ Bình Vương nước Sở đấy(2). Tại sao ông không nhân lúc rảnh nói với hoàng thượng?

Nhữ Âm Hầu Đằng Công vốn biết Chu Gia là người rất nghĩa hiệp, nghĩ chắc Quý Bố lánh ở nhà ông ta, bèn hứa:

– Vâng.

Nhân lúc rảnh, Đằng Công quả nhiên nói lại như ý của Chu Gia. Nhà vua bèn tha tội cho Quý Bố.

Lúc bấy giờ mọi người khen Quý Bố biết bẻ cứng thành mềm(3), Chu Gia cung vì việc ấy mà nổi tiếng ở đời. Quý Bố được mời ra yết kiến, Bố tạ tội, nhà vua cho làm lang trung.

Trong thời Hiếu Văn, Bố làm lang trung tướng. Thiền Vu có lần đưa thư làm nhục Lữ Hậu, lời lẽ thô tục. Lữ Hậu cả giận, cho mời các tướng để bàn. Thượng tướng quân Phàn Khoái nói:

Thần xin được mười vạn quân, tung hoành ở đất Hung Nô. Các tướng đều phụ họa theo ý của Lữ Hậu, nói:

Phải.

Phàn Khoái đáng chém! Cao Đế cầm quân hơn bốn mươi vạn, còn bị nguy khốn ở Bình Hành; nay với mươi vạn quân, Khoái làm sao có thể tung hoành ở đất Hung Nô được? Thế là nói dối trước mặt thái hậu. Vả chăng, Tần gây sự với quân Hồ thì bọn Trần Thắng nổi lên, đến nay vết thương vẫn chưa lành. Khoái lại xu nịnh trước mặt thái hậu muốn làm thiên hạ rung động.

Nhũng người trên điện lúc bấy giờ đều sợ. Thái hậu bãi triều. Sau đó không bàn đền việc đánh Hung Nô nữa.

Quý Bố làm thái thú ở Hà Đông. Thời Hiếu Văn, có người nói ông là người hiền. Hiếu Văn cho mời vào muốn cho làm Ngự sử đại phu. Lại có người nói ông ta mạnh mẽ, khi đã say thì bướng bỉnh khó gần. Quý Bố đến, ểơ tại nhà khách xá một tháng, bị bãi chức. Quý Bố nhân đấy tiến lên nói:

Thần không có công lao. Trộm được bệ hạ thương đến, chờ tội ở Hà Đông, bệ hạ vô cớ gọi thần, chắc là có người lừa dối bệ hạ về thần. Nay thần đến, không được làm việc gì lại bãi miễn mà về. Điều này chắc là có người gian thần. Bệ hạ vì một người khe mà gọi thần đến, lại vì một người chê mà cho thần đi, thần sợ những người có kiến thức trong thiên hạ nghe thế có thể dò biết bệ hạ là người như thế nào.

Nhà vua im lặng, thẹn. Một hồi lâu, nói:

Hà Đông là quận gần kinh đô của trẫm, cho nên riêng triệu nhà ngươi về đó thôi. Bố từ giã về nơi làm quan cũ.

Tào Khâu Sinh người nước Sở là biện sĩ, mấy lần mượn quyền thế của những người sang để kiếm tiền, thờ bọn quý nhân Triệu Đồng(4) chơi thân với Đậu Trưởng Quân. Quý Bố nghe thấy thế gửi thư can Đậu Trưởng Quân:

Tôi nghe nói Tào Khâu Sinh không phải là bậc trưởng giả, ông chớ chơi với hắn. Đến khi Tào Khâu Sinh về, muốn được thư tiến cử của Đậu Trưởng Quân để ra mắt Quý Bố. Đậu Trưởng Quân nói:

Quý tướng quân không thích túc hạ, túc hạ chớ có đến!

Tào Khâu cứ một mực xin cho được thư rồi đi. Tào Khâu cho người mang thư đến trước. Quả nhiên Quý Bố cả giận, đợi Tào Khâu. Tào Khâu đến liền vái chào Quý Bố, nói:

Ngạn ngữ nước Sở nói: “Được trăm cân vàng không bằng một lời ừ của Quý Bố. Túc hạ làm sao được cái tiếng ấy ở giữa miền Lương, Sở? Vả chăng tôi là người Sở, túc hạ cũng là người Sở, tôi nêu cao cái danh của túc hạ ở trong thiên hạ, chẳng lẽ không có công lao gì sao? Tại sao túc hạ cự tuyệt tôi gay gắt đến thế?

Quý Bố bèn vì vậy rất vui lòng, giữ lại mấy tháng làm thượng khách, dùng hậu lễ để tiễn. Sở dĩ danh tiếng Quý Bố càng nổi là do Tào Khâu Sinh truyền bá vậy.

Em trai Quý Bố là Quý Tâm nổi tiếng dũng cảm nhất Quan Trung, đối đãi với người ta rất cung kính, cẩn thận, tính nghĩa hiệp, trong vòng mấy ngàn dặm, kẻ sĩ đều tranh nhau chết cho ông ta. Có lần giết người, trốn đến đất Ngô ẩn náu tại nhà Viên Tư, xem Viên Tư như bậc anh, xem bọn Quán Phu, Tịch Phúc(5) như em. Có lần làm trung tư mã, trung úy Chất Đô không dám không lấy lễ đối xử. Những người trẻ tuổi thường lợi dụng cái tên của Tâm để hành sự. Lúc bấy giờ Quý Tâm và Bố nổi tiếng ở Quan Trung, một người về dũng cảm, một người về tín cẩn trong ngôn ngữ(6).

Cậu của Quý Bố là Đình Công làm tướng Sở. Đình Công theo Hạng Vũ đuổi đánh và làm khốn quẫn Cao Tổ ở phía Tây Bành Thành. Binh khí ngắn chạm nhau, Cao Tổ nguy cấp quay lại nói với Đình Công:

– Hai người hiền sao lại làm khốn nhục nhau?

Đình Công bèn dẫn quân về. Hán Vương nhờ vậy được thoát. Đến khi Hạng Vương bị diệt, Đình Công yết kiến Cao Tổ. Cao Tổ đem Đình Công ra răn trong quân, nói:

Đình Công làm tôi Hạng Vương mà bất trung, người làm cho Hạng Vương mất thiện hạ là Đình Công!

Bèn chém Đình Công, nói:

Khiến chỏ kẻ làm tôi đời sau chớ bắt chước Đình Công.

Loan Bố là người Lương. Khi Lương Vương là Bành Việt còn làm người dân; thường chơi với Bố cùng khốn qua Tề làm thuê ở nhà bán rượu. Được mấy năm, Bành Việt bỏ đi đến đầm Cự Dã làm cướp, còn Bố thì bị người ta cướp bán làm nô ở đất Yên. Bố trả thù cho chủ nhà mình, tướng Yên là Tang Đồ cho làm đô úy. Về sau, Tang Đồ làm Yên Vương, cho Bố làm tướng. Đến khi Tang Đồ làm phản, Hán đánh Yên bắt Bố làm tù binh. Lương Vương là Bành Việt nghe vậy, nói với nhà vua, xin chuộc Bố làm đại phu ở Lương.

Bành Việt sai Bố đi sứ ở Tề. Bố chưa về thì Hán cho gọi Bành Việt buộc tội mưu phản giết ba họ. Sau đó bêu đầu Bành Việt ở dưới thành Lạc Dương: Lời chiếu nói: “Ai cả gan thu liệm hay xem thì bắt ngay”

Bố ở Tề về báo công việc ở dưới đầu Bành Việt, cúng và khóc. Bọn thư lại bắt Bố báo lên. Nhà vua gọi Bố đến mắng:

Mày theo Bành Việt làm phản phải không? Ta cấm không ai được khâm liệm, mày một mình cúng hắn mà khóc, rõ ràng là mày theo Việt làm phản.

Giục dem nấu. Lúc đang đưa Bố đến vạc nước sôi. Bố quay lại nói:

Cho nói một lời rồi sẽ chết.

Ngươi nói gì? Bố nói:

Khi vua đang bi nguy khốn ở Bành Thành, bị bại trận ở giữa miền Huỳnh Dương, Thành Cao, nhưng Hạng Vương vẫn không sao đi về hướng Tây chỉ là có Bành Việt ở đất Lương cùng hợp tung với Hán làm khổ cho Sở. Trong lúc bấy giờ Bành Vương chỉ cần nghiêng về một bên theo Sở thì Hán bị diệt, theo Hán thì Sở bị diệt. Vả chăng khi gặp nhau ở Cai Hạ, nếu không có Bành Việt thì họ Hạng chưa đến nỗi mất. Thiên hạ đã định, Bành Vương được chặt phù, nhận đất phong cũng là muốn truyền đến vạn đời. Nay bệ hạ mới một lần bảo Lương đem binh đến, Bành Vương bị bệnh không đi được thế mà bệ hạ nghi cho là phản. Tội phản chưa thấy, lấy điều vụn vặt để giết, sợ công thần ai cũng tự cho mình sẽ nguy. Nay Bành Vương đã chết thần sống cũng không bằng chết, xin chịu nấu.

Nhà vua bèn tha tội cho Bố, cho làm đô úy.

Trong thời Hiếu Văn, Bố làm tướng quốc ở Yên, làm đến tướng quân. Bố bèn nói:

Khốn cùng mà không nhục đến thân, nhụt mất chí thì không phải là người; phú quý mà không làm được thỏa thích ý muốn thì không phải là hiền.

Do đó, ai có ân đức với mình thì Bố báo ơn hậu; ai có oán với mình thì Bố lấy luật pháp giết hại. Khi quân Ngô làm phản. Bố có quân công nên được phong là Dư Hầu, sau lại làm tướng quốc nước Yên. Giữa đất Yên và Tề đều làm sinh từ thời Loan Bố, gói là “Đền Loan Công”. Bố chết năm thứ năm đời Cảnh Đế (năm 145 trước Công nguyên). Con là Bồn tập tước cha làm thái thường. Vì lúc tế tự ở tôn miếu không dùng súc vật đúng nghi thức nên nước bị mất.

3. Thái sử công nói:

Trước cái khí khái anh hùng của Hạng Vũ mà Quý Bố vẫn nổi tiếng dũng mãnh ở Sở, thân đã nhiều lần diệt địch, giành lấy cờ dịch, có thể gọi là tráng sĩ. Thế nhưng bị hình, chịu làm nô lệ cho người ta mà không chết. Sao mà hèn vậy? Người ấy chắc tự phụ tài mình cho nên chịu nhục mà không xấu hổ, muốn trổ cái tài của mình chưa dùng hết vậy. Cho nên rốt cuộc làm danh tướng của Hán. Người hiền thực biết trọng cái chết(7). Hạng nàng hấu, vợ lẽ hèn hạ cảm khái tự sát không phải có can đảm đâu. Họ không nghĩ được kế gì khác đó thôi! Loan Bố khóc Bành Việt, nhảy vào vạc nước sôi như về nhà. Người ấy thực biết chỗ phải chết không xem trọng cái chết. Dù người liệt sĩ thời xưa cũng làm sao hơn được.

………………………………………………………………….

(l) Xem Du hiệp liệt truyện.

Cha và anh Ngũ Tử Tư bị Sở Bình Vương giết. Tử Tư bỏ trốn sang Ngô đem quân đánh tan quân Sở lấy roi quất thây Bình Vương cho hả cơn giận. Đây nói quất trên mộ là nói bóng.

Ý nói: chịu khuất phục, cạo trọc đầu làm nô lệ.

Triệu Đồng là hoạn quan tên là Đàm; nhân vì tác giả kiêng tên cha nên tác giả viết Đồng.

Xem Ngụy Kỳ Hầu, Vũ An Hầu liệt truyện.

Nguyên văn: Một người về dũng, một người về “ừ”. Ý nói Quý Bố đả ừ là làm.

Tác giả mượn Quý Bố mà bày tỏ tâm sự của mình: Quý Bố nổi tiếng tráng sĩ nhưng chịu làm nô lệ không tự sát, không phải là hèn nhát. Có nhiều cái chết khác nhau. Có cái chết của liệt sĩ như Loan Bố nhảy vào vạc nước sôi như về nhà, có cái chết, vì không có đường thoát của bọn nàng hầu, vợ lẽ.

o0o


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.