1. Thuật ngữ dùng để chỉ New Guinea ở đây không thật rõ ràng. Xuyên suốt cuốn sách, tôi sử dụng từ “New Guinea” để chỉ hòn đảo New Guinea, hòn đảo lớn thứ hai thế giới sau Greenland, nằm gần đường xích đạo về phía bắc nước úc. Tôi gọi những tộc người bản địa đa dạng trên đảo là “người New Guinea”. Từ hệ quả của các biến động trong lịch sử thực dân thế kỷ XIX, hòn đảo này hiện bị chia rẽ chính trị thành hai quốc gia. Nửa phía đông của hòn đảo, cùng với các hòn đảo nhỏ hơn kế cận, hình thành quốc gia độc lập Papua New Guinea từ thuộc địa trước đây của Đức ở vùng Đông Bắc và một thuộc địa trước đây của Anh ở vùng Đông Nam bị úc quản chế cho đến khi giành độc lập năm 1975. Người úc gọi các phần thuộc địa trước đây của Đức và Anh lần lượt là New Guinea và Papua. Nửa Tây của hòn đảo, phần trước đây là của Công ty Dutch East Indies, từ năm 1969 đã trở thành một tỉnh (được đổi tên thành Papua, trước đây là Irian Jaya) của Indonesia. Nơi làm việc của tôi ở New Guinea cũng bị chia cách gần như bằng với hai nửa chính trị của hòn đảo.
2. Với các từ xã hội “truyền thống” và “quy mô nhỏ” được dùng xuyên suốt cuốn sách này, tôi hàm ý các xã hội quá khứ và hiện tại sống với mật độ dân số thấp thành các nhóm nhỏ từ vài chục đến vài ngàn người, tồn tại bằng săn bắt – hái lượm hay trồng trọt hoặc chăn nuôi và biến thành ở mức độ hạn chế nhờ tiếp xúc với xã hội công nghiệp, Tây phương hóa, to lớn. Trên thực tế, tất cả những xã hội truyền thống như vậy vẫn tồn tại ngày hôm nay ít nhất đã được biến đổi một phần nhờ sự tiếp xúc, theo một cách khác có thể gọi là xã hội “chuyển đổi” thay vì “truyền thống”, nhưng các xã hội này thường vẫn còn lưu giữ nhiều đặc trưng và quá trình của các xã hội nhỏ trong quá khứ. Tôi đặt xã hội quy mô nhỏ truyền thống đối lập với xã hội Tây phương hóa, từ đó, tôi muốn nói xã hội công nghiệp hiện đại to lớn được vận hành bởi chính phủ, quen thuộc với độc giả cuốn sách này là xã hội mà hiện nay hầu hết độc giả của tôi sinh sống. Các xã hội này được gọi là “Tây phương hóa” vì những đặc trưng quan trọng của chúng (như cách mạng công nghiệp và y tế công cộng) hình thành từ Tây âu vào những năm 1700- 1800 và lan rộng đến nhiều nước khác.
3. Mẫu Anh, đơn vị đo lường tương đương với 0,4 ha.
4. Đề cập đến Tây á, Bắc Phi, vùng Lưỡng Hà và một loạt các vùng đất màu mỡ xung quanh gồm Levant, Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại, Israel ngày nay, Bờ Tây, Lebanon, Jordan, các khu vực của Syria, Iraq và Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Bắc Ai Cập. Bởi trên bản đồ, khu vực này trông như một mặt trăng lưỡi liềm.
5. Chiefdom là chế độ Đầu lĩnh (hay còn được gọi là Lãnh địa hoặc tù trưởng quốc). Trong khi hình thái bộ lạc có một số cơ chế phi chính thức để quản lý và hội nhập các cộng đồng thì hình thái chế độ tù trưởng quốc sử dụng một cơ chế chính thức để thống nhất một số cộng đồng vào một đơn vị chính trị. So với hình thái bộ lạc, hình thái tù trưởng quốc có quy mô dân số lớn hơn và ổn định hơn nhờ vào khả năng sản xuất lương thực hiệu quả hơn. Người đứng đầu tù trưởng quốc thường được gọi là Đầu lĩnh. Vị trí Đầu lĩnh thường là cha truyền con nối và vĩnh viễn. Địa vị này đảm bảo vị trí và uy tín xã hội lớn hơn cho Đầu lĩnh và gia đình của mình. Đầu lĩnh có thể lên kế hoạch sử dụng lao động của cộng đồng, tái phân phối sản phẩm lao động, chỉ huy các hoạt động quân sự. Một phần sản phẩm thu được sử dụng để duy trì bộ phận “phụ tá” về tôn giáo, chiến binh, v.v…, những người giúp Đầu lĩnh duy trì quyền lực. (theo http://baotangnhanhoc.org/)
6. Elman Rogers Service (1915-1996) là một nhà nhân loại học người Mỹ, nghiên cứu về dân tộc học khu vực Mỹ La-tinh, sự tiến hóa về văn hóa và các học thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu dân tộc học.
7. Đơn vị đo lường Anh, 1 foot tương đương với khoảng 0,348m.
8. Người ở vùng Bắc Cực (phương Bắc) Bắc Mỹ gọi họ là Inuit và đó là từ được sử dụng trong cuốn sách này. Từ quen thuộc hơn là Eskimo.
9. 1 dặm = 1,6km
10. Thế giới Thứ nhất chỉ các nước phát triển. Trong Chiến tranh Lạnh, Thế giới Thứ nhất được dùng để chỉ các nước liên minh với Hoa Kỳ, tự nhận là dân chủ. Khi Liên Xô sụp đổ, thuật ngữ này mở rộng ra thành các nước phát triển hoặc rất phát triển.
11. Ở đây và ở một số đoạn sau, chúng ta sẽ gặp một đặc tính trong chiến tranh Dani khiến chúng tôi rất khó hiểu: giao chiến theo hẹn. Có nghĩa là, một bên thách đấu bên còn lại ra gặp ở một nơi hẹn vào một ngày hẹn trước để chiến đấu. Bên còn lại thoải mái chấp nhận hoặc mặc kệ lời thách thức. Khi trận chiến đã bắt đầu, mỗi bên đều có thể tuyên ngừng chiến nếu trời bắt đầu mưa. Điều đó đã khiến nhiều nhà bình luận hiểu lầm rằng chiến tranh Dani là theo nghi thức, không có ý định giết nhau nghiêm túc và chỉ là một hình thức thi thể thao. Dù vậy, trái với quan điểm này là những sự thật không thể nghi ngờ rằng người Dani thật đã sự bị thương và bị giết ở những trận chiến, rằng những người Dani khác bị giết trong các cuộc đột kích và phục kích và rất nhiều người bị giết trong các cuộc thảm sát hiếm hoi. Nhà nhân học Paul Roscoe lập luận rằng việc nghi thức hóa các trận chiến của người Dani là không thể tránh khỏi bởi các vùng đất ngập nước và ẩm ướt, với chỉ hai ngọn đồi hẹp và khô ráo, tại đó các nhóm chiến binh đông đảo có thể chiến đấu một cách an toàn. Chiến đấu theo nhóm lớn ở những nơi khác có thể tiềm ẩn rủi ro tự sát khi đuổi theo hoặc rút lui xuyên qua những vùng ngập nước với những cây cầu ngầm vốn quen thuộc với kẻ thù. Phù hợp với sự diễn giải của Roscoe, việc có vẻ nghi thức hóa này trong chiến tranh Dani lại không giống với chiến tranh giữa các nhóm người khác ở Cao nguyên New Guinea nơi đất khô chắc. Đã có những tin đồn được truyền miệng, dường như xuất phát từ các nhà truyền giáo, rằng chính đoàn thám hiểm Harvard, khi háo hức làm được một đoạn phim ấn tượng, phần nào đã khiêu khích người Dani đánh giết lẫn nhau. Tuy nhiên, người Dani đã giao chiến trước khi đoàn thám hiểm đến và sau khi đoàn rời đi, đồng thời nhóm điều tra chính phủ xác nhận tin đồn đó là vô căn cứ.
12. Gọi tắt của những cuộc chiến tranh của Napoléon (theo Wikipedia).
13. Cơn sốt mủ cao su (1879-1912) từ sau khi Charles Goodyear phát minh ra sự lưu hóa mủ cao su giữa thế kỷ XIX, nhu cầu khai thác mủ cao su nhanh chóng bùng nổ, vùng Amazon với bạt ngàn cây cao su trở thành miền đất hứa của những người châu âu tới xâm lược. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng ngàn thổ dân da đỏ đã bị giết hại hoặc chết vì bệnh dịch.
14. Môn thể thao nhảy ra từ máy bay và biểu diễn trong khi rơi tự do một lúc lâu rồi mới bung dù.
15. Là hoạt động nhảy từ một điểm cố định trên cao từ 31 đến 183m, chân người nhảy được giữ bằng một sợi dây co giãn. Cảm giác chỉ kéo dài vài giây nhưng lượng hóc môn endorphin trong cơ thể tiết ra đủ mạnh để bạn có cảm giác cực kỳ phấn khích.
16. Hermann Roschach (1884-1922), nhà tâm lý học kiêm nhà phân tâm học trường phái Freud người Thụy Sỹ. ông nổi tiếng với trắc nghiệm dấu mực Roschach, trong đó, các nhận thức của đối tượng về những hình ảnh đối xứng in bằng mực được ghi lại và sau đó phân tích bằng cách sử dụng giải thích tâm lý, thuật toán hoặc cả hai.
17. Dante Alighieri (1265-1321) là một nhà thơ, nhà thần học người ý, tác giả của hai kiệt tác La Divina Commedia (Thần Khúc) và La vita Nouva (Cuộc đời mới). Phần thứ nhất của Thần Khúc kể lại cuộc du hành của Dante qua Địa ngục.
18. Được tạo ra như các khu định cư nông nghiệp nhằm xóa bỏ sự tư hữu và đem lại bình đẳng cho toàn dân, phong trào đã phát triển trong suốt 20 năm tiếp theo, lên thành 80.000 người sống trong 250 cộng đồng, song con số này vẫn chỉ chiếm 4% dân số Israel.
19. Sách Giáo lý Công Giáo giải thích về mặc khải như sau: “Trong sự khơn ngoan và lòng nhân hậu của Ngài, Thiên Chúa đã vui lòng đích thân tỏ mình ra và cho biết mầu nhiệm của thánh ý Ngài, nhân đó và nhờ Đức Kitơ, Ngôi Lời nhập thể, con người có thể đến gần Đức Chúa Cha, trong Chúa Thánh Thần, và được trở nên thông phân bản tính thần linh của Ngài.” (SGLGHCG, số 51)
20. Ao xơ, đơn vị đo lường bằng 28,35 gram
21. Đơn vị đo lường của Anh, tương đương với khoảng 0,454kg.