Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy
Chương 6 Các quan điểm khác nhau
Phần mở đầu
Bạn đã bao giờ có những suy nghĩ như thế này chưa?
■ “Sao họ không hiểu tôi?”
■ “Sao họ không chịu lâng nghe?”
■ “Họ bị nặng tai à?”
■ “Đó không phái là điều tôi muốn nói.”
Bạn có nhớ điều gì đại loại như thế không? Bạn có tự hỏi họ đang nghĩ gì? Điều gì đang diễn ra trong đầu họ? Nếu bạn có được tầm nhìn khác, quan điềm khác, đây có thề sẽ là một công cụ vô cùng mạnh mẽ trong “bộ công cụ NLP” đề bạn sử dụng khi giao tiếp với mọi người.
■ Chẳng phải sẽ tốt biết bao khi có được một cuộc đối thoại hai chiều mà mỗi bên đều cảm thấy quan điềm của mình đang được lắng nghe?
■ Chẳng phải sẽ rất dễ chịu khi tránh được các “giả định” về những điều bạn cho rằng mình đã nghe thấy hay những điều mà người khác muốn nói?
■ Chẳng phải sẽ tốt biết bao nếu các mối quan hệ có thề được cải thiện và trở nên đáng tin cậy, ngay cả với những “người khó tính”?
Cách thức thực hiện điều này chính là điềm khởi đầu của nhiều quy trình giao tiếp và gây ảnh hưởng.
Phương pháp tư duy theo cả hai quan điểm
Hãy nhớ lại cuộc đối thoại vào lần gần đây nhất đã không diễn ra thuận lợi như bạn mong muốn – có thề là cuộc trao đổi về công việc hay là vấn đề thuộc về đời sống cá nhân.
Nếu đó là cuộc đối thoại tại bàn, hãy ngồi xuống một chiếc bàn trống và hình dung người kia đang ngồi ở ghế đối diện. Giờ thì lần lượt nhớ lại diễn biến của cuộc đối thoại. Bối cảnh lúc đó như thế nào? Bạn đã nói gì? Bạn đã nói như thế nào? Lúc đó bạn cảm thấy thế nào? Người kia đối đáp ra sao? Cách bạn phản ứng với những điều họ nói? Tình hình như thế nào vào cuối buổi đối thoại?
Giờ bạn hãy đứng lên, đi vòng qua và ngồi vào ghế của người kia – người mà bạn tưởng tượng lúc nãy – đề nhìn đối diện với chiếc ghế trống, chỗ bạn vừa mới ngồi. Hãy ngồi đúng với tư thế người kia đã ngồi trong suốt buổi nói chuyện cùng bạn. Đặt mình vào vị trí của họ càng chi tiết càng tốt: cách họ ngồi, vẻ mặt của họ và kề cả cảm nhận của họ. Giờ thì bắt đầu nhớ lại cuộc đối thoại từ quan điềm của họ. Họ nói như thế nào? Họ nghe được điều gì? Họ nhìn thấy điều gì? Nó khiến họ cảm thấy thế nào? Họ ứng đáp ra sao với điều này?
Khi bạn nghĩ rằng mình đã làm tốt vai trò đó, hãy đứng dậy và đi vòng qua một bên. Bước lùi ra xa một chút đề bạn có thề nhìn thấy hai chiếc ghế trống. Giờ tưởng tượng rằng bạn là người quan sát trung lập trong suốt thời gian diễn ra cuộc đối thoại. Bạn đã nhìn thấy, nghe thấy điều gì? Điều gì đang diễn ra giữa hai người này? Bạn nghĩ hai bên sẽ cảm thấy thế nào sau cuộc đối thoại?
Tôi thường hay sử dụng ví dụ này trong các khóa đào tạo về nghệ thuật giao tiếp. Mọi người đều nhận thấy nó có tác động mạnh mẽ, đặc biệt khi họ giữ vai trò là người quan sát.
Hy vọng bạn sẽ nhận ra rằng đôi khi chúng ta có khuynh hướng chỉ nhìn nhận sự việc từ quan điềm chủ quan của cá nhân mình. Dành chút thời gian đề suy nghĩ theo quan điềm của người khác sẽ tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong cách tiếp cận tình huống và có thề làm cho cuộc đối thoại diễn tiến êm đẹp hơn rất nhiều, cũng như các bên đối thoại sẽ dễ dàng đi đến thống nhất, chấp nhận một kết quả chung.
Đồng hồ đo mức độ quan tâm bản thân (Stuffometer)
Một từ mới! Một ý tưởng mới!
Đây là một công cụ thề hiện mức độ chú tâm của bạn vào những sự việc của riêng cá nhân bạn hoặc của người khác.
CHUYỆN CỦA TÔI + CHUYỆN CỦA HỌ = 100%
Kim đồng hồ chỉ ở vạch 0%, nghĩa là bạn hoàn toàn tập trung vào người kia và bỏ bê bản thân (điều này rất ít khi xảy ra); còn khi kim đồng hồ chỉ ở vạch 100%, nghĩa là bạn chỉ biết quan tâm cho cá nhân mình, không thèm “đếm xỉa” đến người khác (trường hợp này là rất thường xuyên).
Do đó, hãy xem xét chỉ số hiền thị trên đồng hồ đo này trong bất kỳ cuộc đối thoại nào! Và lưu ý kiềm tra:
■ Có phải tôi vừa trình bày thành công quan điềm của mình?
■ Người kia có nắm bắt được ý của tôi hay không?
■ Họ có hiều không?
■ Tôi đã lắng nghe quan điềm của họ?
■ Tôi có ghi nhận quan điềm của họ không?
■ Tôi đã phản hồi như thế nào?
Hãy lấy ví dụ về người bán hàng đề minh họa. Một người bán hàng kém cỏi chỉ chăm chăm vào phần trình bày giới thiệu sản phẩm của mình mà không chịu lắng nghe ý kiến của khách hàng tiềm năng; vì thế kim “Đồng hồ đo mức độ quan tâm bản thân” sẽ dừng lại ở vạch 90%, tức là nghiêng nhiều về phần CHUYỆN CỦA TÔI (người bán hàng), còn CHUYỆN CỦA HỌ (khách hàng) chỉ ở mức 10% – lưu ý rằng hai con số này phải tạo thành tổng là 100%. Ngược lại, đối với một người bán hàng tài giỏi, phần CHUYỆN CỦA TÔI có thề ở mức 25% bởi vì anh ta quan tâm đến nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng nhiều hơn.
Tôi biết đây chỉ là ý tưởng, nhưng hãy hình dung ra chiếc đồng hồ như thế trong đầu bạn. Khoảng cách giữa vạch mốc 0% và kim đồng hồ là bao nhiêu? Đó có phải là chỉ số bạn mong muốn không?
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.