Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy

Chương 2 10 ý tưởng thú vị



Phần mở đầu

NLP bao gồm những ý tưởng thật thú vị, đáng đề tìm hiều và suy ngẫm. Những ý tưởng này không phải là chân lý, cũng không có bằng chứng cho thấy rằng chúng hoàn toàn đúng đắn. Chúng chỉ đơn thuần là những ý tưởng – những phương cách tiếp cận cuộc sống. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc những ý tưởng này, đồng thời suy ngẫm về mức độ ảnh hưởng của chúng đến bạn và cuộc sống của bạn, cũng như cuộc sống của nhiều người khác.

Đối với một vài ý tưởng trong số đó, phản ứng đầu tiên của bạn có thề là “Điều này dường như không đúng”, nhưng tôi muốn bạn hãy tạm gác ý nghĩ đó qua một bên và hành động như thề chúng thật sự thú vị đối với bạn. Hãy tỏ ra hiếu kỳ và tìm hiều về chúng. Biết đâu bạn sẽ khám phá ra một cách nhìn khác về thế giới và hiều hơn về bản thân…

Có rất nhiều ý tưởng kiều này, song tôi chỉ chọn ra mười ý tưởng mà tôi cho là thật sự hữu ích. Tôi chia chúng thành hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm những ý tuởng liên quan đến cá nhân bạn và nhóm thứ hai gồm những ý tuởng liên quan đến mối quan hệ với nguời khác.

Với tôi, đây là trọng tâm cốt lõi của NLP – am hiều về bản thân và hiều biết mối quan hệ giữa bản thân với người khác.

Vậy, ý tưởng thứ nhất là gì?

Ý tưởng 1

Không có thất bại, chỉ có phản hồi

Tôi cho rằng ý tưởng này thật tuyệt!

Có thề nói chúng ta đang sống trong một thời đại được xem là rất tiêu cực. Báo chí, truyền hình và các phương tiện truyền thông dường như chỉ xoáy vào những tin xấu. “Họ” phớt lờ những tấm gương thành công, tập trung vào sự thất bại, đổ vỡ và thích đổ lỗi, trách cứ lẫn nhau. Điều này được thề hiện rõ trong các bộ phim truyền hình nhiều tập với nội dung xoay quanh những sự việc cũng như những mối quan hệ không mấy tốt đẹp.

Ý tưởng “Không có thất bại, chỉ có phán hồi” nhấn mạnh việc học hỏi từ những sai lầm, thiếu sót. Nếu không trải qua thử thách, làm sao con người có thề học hỏi và trưởng thành? Các vận động viên thề thao hàng đầu là những tấm gương tiêu biều cho tinh thần sân sàng chấp nhận và học hỏi từ sai lầm (thất bại) của mình. Chẳng hạn như trong bộ môn bóng đá, một tiền đạo “cứng cựa” luôn biết rằng chỉ năm trong số mười lần sút bóng thì bóng mới vào lưới đối phương; hoặc thủ môn và hàng phòng ngự có chơi xuất sắc đến đâu thì bóng vẫn có cơ hội “chọc thủng” lưới nhà một hay hai lần. Bạn nghĩ họ đã thất bại từ 80 đến 90%? Thưa rằng không, họ luôn học hỏi từ mỗi lần sút bóng và hiều rằng đề ghi được một bàn thắng, họ phải có mười lần sút phạt, thậm chí tám hoặc chín lần trong số đó là những cú sút hỏng!

Trong Bảo tàng Chân dung Quốc gia tại Luân Đôn, có một bức chân dung của nhà biên kịch Samuel Beckett(*) với lời trích dẫn sau:

(*) Samuel Barklay Beckett (1906 – 1989) là nhà văn, nhà viết kịch người Ireland dã doạt giải Nobel Văn học năm 1969.

“Thát bại, lại thât bại, thât bại để tốt hơn.”

– Samuel Beckett

Ở lĩnh vực kinh doanh, các doanh nhân và các nhà quản lý hàng đầu đều biết không phải lúc nào họ cũng đưa ra được những quyết định đúng đắn. Quả thực, chỉ cần đúng 50% trong số các quyết định ấy đã có thề được xem là con số đáng hài lòng. Tuy nhiên, họ vẫn luôn nỗ lực học hỏi từ sai lầm của mình đề tránh lặp lại về sau, và chấp nhận thất bại như là một phần không thề lường trước trong quá trình ra quyết định.

Vậy, chúng ta có thề áp dụng ý tưởng này vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày như thế nào? Trong một xã hội luôn né tránh rủi ro như hiện nay, nỗi lo sợ thất bại khiến con người ngần ngại trước những điều mới mẻ. Họ cứ khư khư bám vào những điều mình đã biết với niềm tin rằng làm vậy sẽ an toàn và yên tâm hơn. Tuy nhiên, đó là cách nghĩ hết sức hạn hẹp vì nếu có gặp rắc rối, khả năng học hỏi từ những rắc rối – một quy trình ứng phó tích cực – sẽ giúp bạn khám phá những “vùng đất mới” và đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho cuộc sống của bạn. Do đó, hãy định nghĩa lại từ “thất bại” (tiêu cực), xem đó là cơ hội đề “học hỏi” (tích cực).

Ý tưởng 2

Nếu cách đó không đem lại kết quả cho bạn, hãy thử cach khác!

Hẳn là bạn vẫn còn nhớ một trong những định nghĩa của từ “điên rồ” là luôn làm cùng một việc nhung lại trông chờ sẽ đạt đuợc kết quá khác biệt. Điều này cũng từng xảy ra với tôi, ví dụ như tôi thường cảm thấy thất vọng với các thiết bị công nghệ hiện đại (máy tính, điện thoại di động, đầu DVD, v.v.), hoặc khi chơi một môn thề thao nào đó, chẳng hạn như chơi gôn. Giả sù nếu gặp phải sự cố máy tính, tôi sẽ dừng lại, uống một ly nước, hít thở chút không khí trong lành rồi mới quay trở lại với vấn đề đó. Dĩ nhiên là kiến thức về máy tính của tôi không được cải thiện một cách thần kỳ ngay tức khắc, nhưng có nhiều khả năng là giải pháp sẽ sớm xuất hiện nhờ tinh thần tôi đã trở nên bình thản hơn, không còn bị mắc kẹt trong vòng xoáy rắc rối.

Nếu bạn quan sát một đứa trẻ hoặc một thiếu niên học cách sử dụng điện thoại di động đời mới, chúng sẽ mày mò tìm hiều, thử nghiệm theo cách thức hoàn toàn khác so với tôi (một người đã ngoài 60). Chúng không ngừng khám phá các chức năng khác nhau cho đến khi làm chủ công nghệ. Nếu cứ bám giữ lấy ý nghĩ “Cách này phái cho kết quá”, tôi sẽ lặp đi lặp lại cùng một cách làm cho tới khi đạt được kết quả mới thôi – dĩ nhiên là loại trừ trường hợp cách đó không bao giờ đem lại kết quả. Tuy nhiên, làm như thế sẽ không hiệu quả vì nó không mang lại kết quả như mong muốn, ngoài ra còn khiến ta cảm thấy thất vọng về bản thân.

Cảm giác “húc đầu vào tường” do cố tìm cách giải quyết vấn đề bằng phương pháp không phù hợp có thề là sự gợi nhắc mạnh mẽ rằng giờ là lúc nên bước lùi lại đề quan sát – dừng lại và suy nghĩ – và thử áp dụng phương pháp thay thế khác. Hãy kết hợp ý tưởng 1 và ý tưởng 2 với nhau, tiếp tục thử nghiệm những giải pháp khác và bạn sẽ thu thập được nhiều kinh nghiệm hơn!

Ý tưởng 3

Chúng ta đã có đủ những nguồn lực cần thiết

Đối với tôi, đây là một ý tưởng đầy thách thức!

Và bạn có nhận thấy đôi khi mình bị mắc kẹt trong “mớ bòng bong” suy nghĩ đại loại như:

■ Tôi không biết phải làm gì

■ Tôi không có đủ công cụ hoặc thiết bị phù hợp

■ Tôi không có những nguyên liệu cần thiết

■ …

Có thề bạn có những cách thức ứng phó – hoặc lời biện hộ! – tương tự như vậy cho việc liệu mình có nên thực hiện một dự án DIY (Do It Yourself – Tự mình làm lây), vẽ một bức tranh, tìm cách giải quyết một vấn đề trong kinh doanh hay sắp xếp lại các khoản chi tiêu cá nhân (Sẽ được trình bày chi tiết ở chương 16).

… nhưng sẽ như thế nào nếu:

■ Bạn mua một cuốn sách về cách cân đối nguồn tài chính? Hoặc trao đổi với một người nào đó biết cách quản lý tài chính?

■ Bạn dành thời gian đề đọc đi đọc lại dự án DIY này, nghiên cứu thêm các hướng dẫn tự lắp ráp, hoặc nhờ ai đó giỏi về các kỹ năng có liên quan đề hướng dẫn cho bạn?

■ Bạn tìm kiếm thông tin và lời khuyên trên Internet?

■ Bạn tham gia vào cộng đồng mạng toàn cầu? Đúng là bạn không quen biết ai đó am hiều vấn đề này, nhưng cộng đồng mạng sẽ giúp bạn tìm kiếm và kết nối với người có khả năng.

■ Bạn vận dụng trí tưởng tượng, chẳng hạn hãy tự hỏi “Trong truờng hợp này, Shakespeare, Einstein hay Gandhi sẽ giái quyết vấn đề này nhu thế nào?”, như thề họ có khả năng cho bạn một lời khuyên nào đó.

Ý tưởng 4

Nếu một người có thể làm được thì người khác cũng có thể…

Lại tiếp tục một ý tưởng đầy thách thức khác!

Nếu tôi ao ước mình chơi gôn giỏi như Tiger Woods, vẽ đẹp như Michelangelo hoặc hát hay như ca sĩ Bryn Terfel, cách nghĩ này sẽ giới hạn niềm tin của tôi! Nhưng nếu tôi cho rằng đôi khi mình có thề thực hiện một cú đi bóng tuyệt đẹp, vẽ đúng một đường nét nào đó hoặc thật sự chinh phục được một nốt cao, ý nghĩ đó sẽ giúp tôi từng bước vượt qua những hạn chế của bản thân.

Hiện nay có rất nhiều chương trình truyền hình hướng dẫn mọi người làm những việc mà họ không bao giờ dám mơ tưởng mình có thề thực hiện, chẳng hạn như ca hát, nhảy múa hoặc leo núi – và kết quả thường là mọi người đều làm được.

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng mình không biết vẽ. Thế là các khóa học vẽ được mở ra. Chỉ cần thực hiện theo sáu bài tập đơn giản (dựa theo cuốn New Drawing on the Right Side of Brain Workbook của Betty Edwards) và sau 90 phút, tất cả đều thấy quả thực là mình có thề vẽ. Phản ứng của mọi người khi nhận ra điều này đúng là không thề nào diễn tả được!

Ý tưởng 5

Chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn tốt nhất vào từng thời điểm …

Tại khoa Quản lý thuộc trường Đại học Cranfield, Andrew Mawson (hiện là Lord Mawson) được mời chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về việc tạo ra những thay đổi trong cộng đồng nơi ông đang sống ở khu East End, Luân Đôn. Khi đề cập đến các công chức, ông nói “Họ không phái là những nguời bât tài, chỉ đơn gián là họ không đua ra những quyết định tốt nhát…”. Điều này xảy ra với tất cả chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng mình đang hành động theo cách tốt nhất, chỉ là mọi việc không diễn ra theo hướng đó mà thôi!

Vì thế, khi bạn cảm thấy thất vọng về những gì ai đó đã làm, hãy dừng lại, hít thở sâu (uống một cốc nước nếu muốn) và nhớ rằng lúc ấy họ nghĩ mình đã đưa ra quyết định tốt nhất. Suy cho cùng, không ai muốn phạm lỗi cả. Hãy hy vọng rằng họ đang làm theo ý tưởng 1 – “Không có thát bại, chỉ có phán hồi” – và học hỏi từ những điều đã xảy ra.

Ý tưởng 6

Tâm trí và cơ thể là những bộ phận thuộc cùng một hệ thống

Bạn có phải là người hay quan sát?

Bạn có thấy mọi người thú vị không?

Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm phần ngôn ngữ hình thể ở các chương tiếp theo, nhưng bây giờ hãy nghĩ về hai nhân vật dưới đây và chú ý đến những biểu hiện cảm xúc của họ – Theo bạn thì họ đang cảm thấy thế nào?

Cảm xúc trong lòng bạn và những biều lộ trên gương mặt, cử chỉ bên ngoài có liên hệ với nhau. Khi bạn đang trong tâm trạng vui vẻ, những biều hiện của niềm vui (như nụ cười, gò má nhô cao, lúm đồng tiền nổi rõ, ánh mắt sáng lên, đuôi mắt nhăn,…) sẽ hiền hiện ngay trên khuôn mặt bạn. Đôi khi, tư thế của bạn ngăn cản bạn cảm nhận một số cảm xúc nhất định. Ví dụ, hãy đứng cúi đầu nhìn xuống đất và cố mỉm cười thử xem.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn chán, thực hiện vài động tác thề dục là cách tốt nhất đề đưa bạn thoát khỏi trạng thái này. Tôi thường tham dự lớp thề dục vào mỗi tối thứ hai. Giữa tiết trời đông rét buốt, ngồi bên cạnh lò sưởi ấm áp và một chương trình truyền hình thú vị, thật dễ dàng đề thuyết phục bản thân rằng “Tôi cám thấy không đuợc khỏe lâm và thật sự lò không nên đi tập thể dục vào lúc này…”. Tuy nhiên, tôi thường xuyên tự nhắc nhở mình phải chăm chỉ đến lớp học; và tôi luôn cảm thấy phấn chấn, khỏe khoắn hẳn ra sau những bài tập thề dục.

Ý tưởng 7

Mỗi người thường hành xử theo “thế giới quan” của rieng mình

Đây quả là một trong những ý tưởng quan trọng nhất mọi thời đại – mỗi người đều có một “bản đồ thế giới” hay thế giới quan của riêng mình; nói cách khác, mỗi chúng ta là một cá thề độc đáo! Bên cạnh những khác biệt về thề chất, tất cả chúng ta đều có một “bản đồ tư duy” riêng.

Nhưng chúng ta có thường nhớ đến điều đặc biệt này không?

Có lần tôi đâm ra bực bội vì mọi người không thề theo kịp mạch suy nghĩ của tôi, Brian, sếp cũ của tôi, đã nói “Ai cũng có lý cá, chỉ có điều là cách nghĩ của họ khác với cách nghĩ của cậu mà thôi”.

Giả như tôi và bạn đang cùng đi dạo trong vườn, nhưng cách cảm nhận của hai người chúng ta lại hoàn toàn khác nhau: bạn mải mê ngắm nhìn những bông hoa và lắng nghe tiếng chim ríu rít, còn trong đầu tôi thì chỉ độc một ý nghĩ rằng đám cỏ dại mọc “vô tổ chức” này cần phải được cắt dọn.

Lại thêm một trường hợp khác nữa, không biết là bạn đã bao giờ rơi vào tình huống này giống như tôi chưa? Cùng người bạn đồng nghiệp của mình tham dự một cuộc họp, rồi ngồi thảo luận sau cuộc họp với người ấy, bạn tự hỏi “Có đúng là cậu ta đã dự họp cùng mình không?” bởi vì quan điềm của người đồng nghiệp về những gì đã xảy ra thật khác so với quan điềm của bạn.

Thật chẳng lấy làm ngạc nhiên nếu đôi lúc mọi người không hiều được nhau! Vào những lúc như thế, hãy nhận biết rằng đây là một sự khởi đầu hoàn hảo. Chúng ta sẽ tìm hiều thêm về các giai đoạn của quy trình này ở những chương tiếp theo.

Ý tưởng 8

“Bản đồ thế giới” của mỗi cá nhân không phải là thế giới thực

Đây là ý tưởng tiếp nối từ ý tưởng trước, vì khi giao tiếp với ai đó, bạn sẽ tiếp xúc với thế giới quan của họ chứ không phải với thế giới “thực”. Trên thực tế, chẳng phải những gì bạn xem như thế giới “thực” chỉ là sự nhận thức chủ quan của bản thân, dựa trên “bản đồ” của riêng bạn hay sao?

Bố tôi sống trong một viện dưỡng lão gần nhà. Mỗi lần đến thăm ông, tôi phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi bước vào bên trong, đó là dấu hiệu cho thấy tôi đang bước vào một thế giới khác – một “thế giới song song” nếu bạn muốn gọi như thế. Đối với những người sống ở đây, thời gian chẳng có ý nghĩa là bao, bất kề ngày nào trong tuần hay thậm chí tuần nào trong năm. Thỉnh thoảng các cụ bày ra chơi lô tô cùng với nhau. Có cụ không thề nghe những con số được đọc lên, hoặc không thề nhìn thấy rõ các số ghi trên tờ lô tô của mình. Thậm chí một số cụ còn không dò kịp số nên họ thường phải hô to các con số một lần nữa. Đối với người ngoài, cảnh này trông có vẻ rất lộn xộn, nhưng rõ ràng là những người sống ở đây cảm thấy thích thú với điều đó. Quả là kỳ lạ! Nhưng nếu muốn tham gia cùng họ, bạn phải cất sang một bên thế giới quan hoặc “bản đồ” của riêng bạn và bắt đầu sống trong thế giới của họ.

Có thề đây là một ví dụ hơi cực đoan nhưng bạn hãy ngẫm nghĩ thử xem, chẳng phải đây là cách chúng ta đang hành xử đó sao?

Ai biết được điều gì đang diễn ra trong tâm trí của tôi, của bạn hay của bất kỳ người nào đó? Vậy mà đôi lúc chúng ta cũng cố gắng đọc suy nghĩ của người khác đấy! Và nếu ta tin chắc rằng mình đang đúng thì… à mà thôi, chúng ta sẽ bàn về điều này ở chương 9.

Ý tưởng 9

Bạn không thể KHÔNG giao tiếp

Dù bạn đang làm gì hoặc không làm gì, nếu ai đó “rơi” vào tầm nhận biết của bạn (thông thường là họ có thề nghe thấy hoặc nhìn thấy bạn), bạn sẽ giao tiếp với họ ngay cả khi bạn không có ý định làm thế! Thậm chí hành động “không làm gì” cũng là một cách giao tiếp!

Suy nghĩ một đường nhưng lại thề hiện một nẻo là việc rất khó thực hiện, trừ khi bạn là diễn viên tài ba!

Ý tưởng 10

Hiệu quả của giao tiếp được đo lường bằng phản hồi từ người nghe

■ “Tôi đã truyền đạt răt tốt, chỉ có điều là họ không hiểu tôi thôi.”

■ “Cậu có bị lãng tai không?”

■ “Nếu tôi đã nói điều đó một lân, nghĩa là tôi đã nói điều đó một trăm lân rồi.” Bạn đã từng nghe hay nói điều gì tương tự như thế chưa?

Ý tưởng “Hiệu quá của giao tiếp được đo lường bòng phán hồi từ người nghe” sẽ đặt trách nhiệm truyền đạt lên vai “người gửi” thông điệp chứ không phải là “người nhận” thông điệp đó.

LƯU Ý! – Nếu bạn không hiều ý ai đó, việc viện dẫn ý tưởng này (như một câu khẩu hiệu) đề chỉ trích họ sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn, thậm chí có thề khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn. Bản thân bạn hãy suy nghĩ về cách diễn đạt sao cho hiệu quả, chứ đừng vội vàng trách cứ người nghe!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.