Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy

Chương 14 Những lựa chọn, phần 2: Tôi tin rằng…



Phần mở đầu

Niềm tin của bạn có giúp ích được gì cho bản thân bạn không? Chúng có hỗ trợ bạn trở thành kiều mẫu người như bạn muốn? Có hai loại niềm tin: niềm tin hạn hẹp, là những niềm tin gây cản trở cho bạn; và niềm tin tích cực hay niềm tin củng cố sức mạnh, là những niềm tin tiếp thêm động lực, cổ vũ tinh thần bạn.

Những niềm tin hạn hẹp

“Tôi không biết nói tiếng Pháp, không biết lái xe, không biết chơi ghi-ta, không hiểu môn đại số, không thể nói chuyện trước đám đông, không biết nâu nướng, không thể bỏ rượu, không biết cách sử dụng máy chụp hình kỹ thuật số, không thể chịu đựng đuợc hình ánh đây máu me…”. Danh sách này sẽ còn kéo dài đến vô tận!

Ở đây, tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa “Tôi sẽ không…” và “Không, tôi thật sự không thể.”. Và rồi tôi lại nghĩ “Đó có phái là khác biệt thật sự không, hay chỉ là suy nghĩ của riêng tôi?”.

Hồi 8 tuổi, khi còn là một học sinh tiều học, tôi quyết định gia nhập vào dàn đồng ca của trường. Tôi nghiêm túc đến tham gia buổi thử giọng. Bọn trẻ chúng tôi cứ hát, còn giáo viên phụ trách thì đi xung quanh đề lắng nghe. Bất chợt cô dừng lại bên cạnh tôi và nói “Hãy ra đòng kia ngồi và lâng nghe!”. Tôi làm theo lời cô giáo và không cần phải nói, bạn cũng biết rằng tôi không bao giờ có cơ hội được tham gia đội hợp ca đó. Điều xảy ra tiếp theo là tôi tin mình không có khả năng phân biệt các nốt nhạc và không thề hát. Vậy mà ấn tượng này đã kéo dài suốt hơn 50 năm qua rồi đấy, bạn ạ!

Tôi ngày càng trở nên thất vọng, buồn nản về khả năng ca hát của mình. Cuối cùng, cách đây ba năm, tôi hỏi một người bạn, là chuyên gia trị liệu bằng phương pháp thôi miên, rằng liệu cô ấy có thề giúp tôi được không. Cô ấy phá lên cười! Chỉ trong vòng 30 giây, cô ấy đã chứng minh tôi không bị mất khả năng phân biệt các nốt nhạc. Như vậy không có nghĩa là giờ tôi đã biết hát nhưng tôi có thề học cách hát.

Hẳn là bạn vẫn còn nhớ về các “mỏ neo” trong chương 5? Cứ như thề cụm từ “Tôi không thể…” đã trở thành một “mỏ neo” và khiến đầu óc bạn ngừng hoạt động. Sau khi thốt ra những lời này, ta thường gật đầu đồng ý “Vâng, tôi không thể…” với một nụ cười kém tươi trên mặt, rồi cố xóa nó khỏi tâm trí – xem đó như là một sự giải thoát! Dường như lời tuyên bố “Tôi không biết khiêu vũ, không biết làm toán…” là điều có thề chấp nhận được, thế nên ta chỉ mỉm cười gượng gạo và buông trôi! Vậy là ta đã gia nhập câu lạc bộ Những người thât bại! Nếu niềm tin hạn hẹp này bị đem ra thử thách, bạn sẽ quay sang phản ứng “Sao dám cho rông tôi có thể làm được điều đó!”.

Những niềm tin tích cực

Tôi đang phụ trách một lớp học vẽ dành cho những người nghĩ rằng mình không có khả năng hội họa. Hầu như tất cả mọi người khi đến tham dự đều mở lời với câu “Tôi không biết…” và kèm theo là một nụ cười méo xệch! Những gì tôi cố gắng thực hiện ở đây là giúp họ thay đổi cách nghĩ tiêu cực đó, chuyền thành “… nhung tôi có thể học”.

Rất nhiều chuyên gia khẳng định rằng bạn có thề đạt được hoặc làm được điều gì đó khi tự nhủ với lòng rằng mình muốn làm. Đồng ý là bạn cần nhìn thấy kết quả tích cực, hay mục tiêu trước mắt (tham khảo chương tiếp theo), nhưng bạn cũng cần có nguồn lực nào đó đề đưa bạn đến đích hoặc ít ra là tạo bước đà ban đầu cho bạn.

Đây là khái niệm (hay mô hình) được sử dụng tại khoa Kinh doanh, trường Đại học Cranfield. Nó giúp mọi người xây dựng lối tư duy tích cực. Ví dụ trong một doanh nghiệp nhỏ:

■ Bạn hiện đang ở đâu? – “Tôi đang điều hành một doanh nghiệp có lãi, nhưng tôi không vui vì không đạt được mức lợi nhuận xứng đáng với công sức mình đã bỏ ra.”

■ Bạn dự định hướng đến đâu? – “Do đó, tôi muốn tăng gâp đôi lợi nhuận trong năm năm tới.”

■ Bạn đến đó bằng cách nào? – “Tôi sẽ bát đâu tuyển dụng một giám đốc tiếp thị để phát triển trang web và hoạt động thương mại điện tử của công ty.”

Phương pháp này không chỉ có tác dụng đối với việc xây dựng chiến lược kinh doanh mà còn có thề áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Đề trở thành người chơi gôn giỏi, trước hết là phải có một tư duy tích cực, thử tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy như thế nào sau khi thực hiện một cú đánh bóng tuyệt đẹp, phải hình dung được đường bay của bóng và xác định rõ vị trí nơi quả bóng sẽ rơi xuống. Trái ngược với suy nghĩ tích cực đó là “Đừng đánh bóng xuống hồ!”. Như bạn đã biết, tâm trí không nhận ra được những điều mang tính phủ định (“Đừng”), nó chỉ nghe thấy “Đánh bóng xuống hồ” thôi.

Niềm tin tích cực cũng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ như niềm tin tiêu cực!

Vậy, làm cách nào đề thay đổi một niềm tin tiêu cực, hạn hẹp? Sau đây là một số ý tưởng hữu ích:

■ Tôi hiện đang có những nguồn lực nào?

■ Động lực hành động của tôi là tiếp cận hay tránh né?

■ Tôi có thề học hỏi được gì từ ý kiến phản hồi, cả tiêu cực lẫn tích cực?

■ Tôi cảm thấy như thế nào về những thay đổi mà tôi muốn xảy ra?

■ Tôi sẽ sử dụng ngôn ngữ nào (nói to lên, nói thầm trong suy nghĩ hay thề hiện bằng cử chỉ) khi cân nhắc các lựa chọn của mình?

■ Liệu tôi có thề sử dụng kỹ thuật “điều chỉnh góc nhìn” đề chia một ý tưởng lớn thành các bước nhỏ dễ quản hơn? Ví dụ, bước đầu tiên trong dự định “Tôi muốn chèo thuyền vòng quanh thế giới” có thề sẽ là “Tôi nên học bơi và tìm hiểu xem liệu mình có thật sự thích chèo thuyền không”.

Trong hai chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào việc xác định rõ những gì bạn muốn làm và cách thức hành động đề đạt được điều đó.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.