Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy

Chương 4 Ý nghĩa của các giác quan



Phần mở đầu

Như đã đề cập ở chương 1, tất cả các thông tin chúng ta nhận được đều do năm giác quan cung cấp. Thật thú vị là chúng ta có khuynh hướng sử dụng một trong năm giác quan này đề thiết lập “bản đồ” về thế giới thực tại trong tâm trí mình, mà thông thường nhất là thị giác (hình ảnh nhìn thấy trực tiếp bằng mắt hoặc hình ảnh được mường tượng ra trong tâm trí), thính giác (lắng nghe âm thanh bên ngoài hoặc tiếng nói từ nội tâm) và cám nhận (qua những vận động, tiếp xúc bên ngoài hoặc bằng cảm nhận trong lòng). Một đầu bếp giỏi có thề thiên về một hoặc cả hai giác quan còn lại: vị giác và khứu giác.

Kiều ngôn ngữ mà mọi người sử dụng có thề cung cấp cho ta những gợi ý có giá trị về những mẫu hình tư duy khác nhau. Từ đó giúp tạo sự hòa hợp và giao tiếp tốt. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiều các loại hình ngôn ngữ tư duy một cách chi tiết hơn.

Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh (visual)

Tôi là người thích tư duy theo hình ảnh, vì vậy tôi đã nhờ anh bạn của tôi, Robert Duncan, vẽ minh họa cho cuốn sách với rất nhiều nhân vật hoạt hình. Trong khi đó Penny, vợ tôi, lại là người thích tư duy theo cảm nhận nên không “cảm” được những hình minh họa này. Tôi có thể hình dung ra nhiều thứ, chẳng hạn như một nhân vật hoạt hình, bản thiết kế lại khu vườn, một cú đánh gôn hay một cú đi bóng tennis. Nếu muốn bán cho tôi sản phẩm nào đó hoặc thuyết phục tôi về một khái niệm, bạn chỉ cần vẽ một bức tranh hoặc giúp tôi hình dung về nó. Bạn có thể sù dụng những cụm từ dẫn dắt trí tưởng tượng như:

Hãy hình dung, nhìn này, mường tượng trong đầu một bức tranh, hãy đặt mình trong bối cánh này, đứng trên quan điểm khác, khoánh khác lóe sáng (ý nghĩ)…

Và nếu muốn làm sáng rõ, sinh động thêm cho hình ảnh, chúng ta có thể bổ sung vài chi tiết mô tả như:

Trong suốt như pha lê, màu sáng hoặc màu xỉn, sác nét, lờ mờ, hình ánh 2 chiều (2D) hoặc ba chiều (3D), ánh thường hoặc ánh toàn cánh (panorama), ánh động hoặc ánh tĩnh (máy tính)…

Đến đây, bạn đã thấy được bức tranh chưa?

Sử dụng ngôn ngữ âm thanh (Auditory)

Một khách hàng gởi cho tôi một bức thư điện tử hồi âm về cuộc họp mà tôi đã đề xuất với anh ta. Bức thư có nội dung nghe có vẻ thú vị, cho tôi một gợi ý hữu ích về cách tư duy ưa thích của anh.

Song trên thực tế, chỉ với vài lời mô tả thôi thì cũng thực sự chưa diễn giải hết ý của người nói, nhiều khi tôi phải tập trung lắng nghe thật kỹ đề hiều đúng ngôn ngữ tư duy mà họ sử dụng nhằm tìm kiếm các gợi ý khác. Những cụm từ thường được dùng là:

Nghe, rõ ràng, ồn ào, gay gât, trò chuyện, hòa âm, nghe nhu rót vào tai, “Điều đó đánh trúng tình cám của tôi”, rõ nhu tiếng chuông, “Nghe chừng hay đấy!”, “Hãy lâng nghe và học hỏi”, “Lời lẽ thật thi vị!”, “Tôi đang nghe bạn nói đây”,…

Ngoài ra, có thề mô tả thêm bằng những từ tượng thanh như:

Om sòm – yên âng, chát chúa – êm dịu, trâm – bổng, nhanh – chậm, du duơng – “đinh tai nhức óc”, (giọng) nhấn nhá – đều đều, (giọng nói) điềm tĩnh – đây cám xúc, liến thoâng – ôn tồn, gân – xa,.

Những điều này nghe thế nào?

Sử dụng ngôn ngữ cảm nhận (Kinaesthetic)

Trong các khóa đào tạo về kinh doanh của tôi, hầu hết những người tham dự đều có một phong cách tư duy ưa thích nào đó – bằng ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh hoặc bằng cảm nhận. Đây không phải con số thống kê chính xác hay dựa trên nghiên cứu khoa học mà chỉ là kinh nghiệm của cá nhân tôi (chúng ta sẽ nói về sự hòa hợp và sự ưa thích ở chương 7). Những người chuộng phong cách tư duy bằng cảm nhận thường dành thời gian đề chiêm nghiệm về một ý tưởng. Họ có thề bỏ ra nhiều thời gian hơn đề suy nghĩ về điều gì đó. Vì thế, tốc độ xử lý thông tin hoặc cách trình bày ý tưởng chính là những gợi ý thề hiện “gu” tư duy của họ. Họ thường sử dụng những từ ngữ như:

Cám thấy, mềm mại – cứng nhâc, thoái mái, vững châc, ấm áp – lạnh lẽo, mịn màng, thấu đáo, cám thông, giữ khư khư, “Cái của nợ!”, cứng như đá, “Tôi cám thấy như thế là ổn”, ấn tượng sâu sâc,…

Bên cạnh đó, cũng có thề nhấn mạnh các cảm nhận này bằng những từ thề hiện: vị trí trên cơ thể – đầu (lí trí), tim (tâm, tấm lòng), bụng (lòng dạ, bụng dạ); cường độ cám xúc – mãnh liệt hoặc mềm lòng; nhiệt độ – nóng hoặc lạnh; thời gian – liên tục hoặc chóng vánh.

Giờ thì bạn câm thấy thế nào về điều này?

Ngôn ngữ tư duy không cụ thể

Có một số nhận thức giác quan thật sự không rõ ràng, cụ thể. Đó là những điều chúng ta cảm nhận được từ trong lòng mình, thường được mô tả bằng những từ như: giao tiếp, hiểu, tìm kiếm, suy nghĩ, trái nghiệm, suy ngẫm và tưởng tượng.

Những trải nghiệm đa giác quan

Trên thực tế, nhiều trải nghiệm là sự kết hợp của một số giác quan kề trên. Hãy tự tìm hiều xem bản thân (hoặc ai đó) thích khám phá thế giới bằng giác quan nào nhất.

Đây là phần trích dẫn về thực đơn dành cho một bữa tiệc Giáng sinh “đa giác quan” từ tạp chí Radio Times (xuất bản vào tháng 12 năm 2007, số báo trước Giáng sinh) với sự hướng dẫn của đầu bếp nổi tiếng Heston Blumental:

■ Mulled wine(*) – giữ nóng một bên và làm lạnh một bên

(*) Mulled wine là loại rượu vang được dùng phổ biến ở châu Âu, thường có màu dỏ, pha trộn với các loại gia vị và dùng nóng. Đây là thức uống truyền thống vào mùa đông (đặc biệt là lễ Giáng sinh và Halloween).

■ Vàng lá (loại ăn đuợc), huơng trâm, gỗ cây nhựa thơm – tôm càng, hành tây và viên súp ruợu vermouth đuợc gói trong vàng lá, tất cá đuợc nấu trong nuớc dùng thoáng hương trầm; món ăn này được thưởng thức bòng loại muỗng được làm từ gỗ cây nhựa thơm

■ Kem lửa rượu Whisky – ngồi thưởng thức món tráng miệng này trên chiếc ghế bành bọc da, trong căn phòng làm bòng gỗ ngát hương thơm và lò sưởi đang bập bùng cháy

■ Ngỗng quay (kiểu 1) – nhồi ngỗng bòng hỗn hợp bột táo, Paxo (nhồi vào gia cầm trước khi nấu) và tinh dầu nhựa thông

■ Ngỗng quay (kiểu 2) – khoai tây nghiền (pommes purées) dùng với ngỗng nhồi hạt dẻ rang và thịt xông khói, đựng trong một chiếc lọ hình chuông thơm mùi hạt dẻ rang

■ Kem sữa tuần lộc – được đông lạnh bòng nitơ lỏng Tôi thèm đến “nhỏ dãi” khi viết ra những dòng này!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.