Tôi tự học

PHỤ LỤC: LỜI HAY Ý ĐẸP



  1. Thiên tài, chẳng qua là một sự nhẫn nại lâu ngày. (A. DE VIGNY)
  2. Không có cái gì là dễ, nhưng cái gì rồi cũng sẽ trở nên dễ, nếu ta biết trì chí kiên tâm.(ANDRÉ MAUROIS)
  1. Điều mà tôi biết chắc hơn hết là tôi không biết gì cả. (SOCRATE)
  2. Biết mà học, không bằng thích mà học; thích mà học không bằng say mê mà học.(LUẬN NGỮ)
  1. Mỗi người điều phải nhận hai thứ giáo dục: một thứ do kẻ khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn, do chính mình tạo lấy. (GIBBON)
  2. Sự dốt nát là đêm tối của tâm hồn, một đêm không trăng mà cũng không(CICÉRON)
  1. Giá trị của mỗi người đều tùy lý tưởng cao thấp của mình theo đuổi. (P. HYMANS)
  2. Đọc sách mà tin cả sách, thà đừng đọc sách còn hơn. (MẠNH TỬ)
  3. Sĩ phu ba ngày mà không đọc sách thì soi gương mặt mũi đáng ghét, nói chuyện lạt lẽo khó nghe. (HOÀNG ĐÌNH KIÊN)
  1. Học mà chưa thấy vui thì chưa gọi là học. (TƯ MÃ QUANG)
  2. Đọc sách mà con mắt không tinh, thế là vùi dập cái khổ tâm của người xưa. (CỔ NGẠN)
  3. Muốn cho thân không bệnh, trước phải để cho tâm không bệnh. (TUÂN SINH TIÊN)
  4. Ta có tai, mắt, ta nghe, ta trông; ta có tâm tư, ta suy, ta nghĩ; đối với người xưa, có lúc ta thờ như thầy, có lúc ta kính như bạn, cũng có lúc ta kình địch không chịu. Ta theo lý, nhất quyết không làm tôi tớ cổ nhân. (LƯƠNG KHẢI SIÊU)
  5. Tuổi trẻ không gắng sức, già cả phải ngậm ngùi. (CỔ THI)
  6. Người không có chí như thuyền không lái, như ngựa không cương: trôi giạt, lông bông không ra thế nào cả. (VƯƠNG DƯƠNG MINH)
  1. Biết không phải là khó.

Làm mới là khó. (KINH THƯ)

  1. Khí quyết không vận dụng thì bệnh.

Tinh thần không vận dụng thì ngu. (LỤC CỬU UYÊN)

  1. Người ta ngu đến đâu cũng còn dạy được;

Mà không đến đâu cũng phải dạy thêm. (TRẦN HOÀNG MƯU)

  1. Đường tuy gần, không đi không bao giờ đến;

Việc tuy nhỏ, chẳng làm chẳng bao giờ nên. (TUÂN TỬ)

  1. Tài cao mà không học, vẫn chưa là hoàn toàn. (THIẾT UYỂN)
  2. Ở đời chẳng có việc gì là chẳng phải khó nhọc mà làm nên. (VĂN TRUNG TỬ)
  3. Trăm lần nghe, không bằng một lần trông thấy. (TRIỆU SUNG)
  4. Việc đời, có việc không nên biết;

Có việc không nên quên;

Có việc không nên không quên. (ĐƯỜNG TUY)

  1. Nền không chắc, mà tường cao: sự hư hại nằm sẵn ở đó. (HẬU HÁN THƯ)
  2. Có yên tĩnh mới nẩy ra tinh thần;

Có tinh thần mới nẩy ra trí lực. (HỒ LÂM DỰC)

  1. Người đi học đừng lo không có tài, chỉ lo không có chí. (DIÊM THIẾT LUẬN)
  2. Không gì nghèo bằng không có tài, không gì hèn bằng không có chí. (UÔNG CÁCH)
  3. Khoa học mà không có lương tâm là sự bại hoại của tâm hồn. (RABELAIS)
  4. Bất cứ sự hiểu biết gì cũng đều do quan sát và kinh nghiệm mà biết. (SAINT BEUVE)
  5. Kẻ nào tự mình cam làm thân phận con trùn, có nên than thở vì sao bị người chà đạp trên đầu mình không? (KANT)
  6. Hễ muốn, là được. (CỔ NGỮ)
  7. Với thời gian và kiên nhẫn, lá dâu sẽ thành sợi tơ óng ánh. (TỤC NGỮ BA TƯ)
  8. Lựa sách mà đọc cũng như lựa bạn mà chơi: Phải coi chừng bạn giả. (DAMIRON)
  9. Chỉ nên  đọc  sách  giúp  ta  tư  tưởng  mà  thôi,  đừng  đọc  sách  khỏi  phải  tư  tưởng  nữa.(GIBBON)
  1. Quá khứ không khác nào cây đèn để nơi ngưỡng cửa tương lai, để làm tan bớt một ít bóng tối bao phủ nó. (LAMENNAIS)
  1. Có ba thứ dốt:

Không biết những gì mình phải biết;

Biết không rành những gì mình biết;

Và biết những gì mình không nên biết. (LA ROCHEFOUCAULD)

  1. Chính những gì chúng ta đã biết cản trở không cho ta hiểu những gì chúng ta chưa biết. (A. DAULES)
  1. Tinh thần khoa học chẳng những là một tính tốt, nó là một đức hay. Ấy là sự liêm sĩ của tinh thần vô tư. (E. GOBLOT)
  1. Phê bình, không phải là chống đối. (RENÉ LALOU)
  2. Cái học lưng chừng, hào nhoáng và chưa tiêu hoá còn tệ hại hơn là sự ngu dốt: nó làm suy nhược óc phán đoán và giảm bớt lòng đạo đức. (ANDRÉ LALANDE)
  3. Nhà phê bình là người biết đọc sách và chỉ dẫn cho kẻ khác biết cách đọc sách. (SAINT BEUVRE)
  4. Phận sự đầu tiên của nhà phê bình đâu phải là đóng vai một bậc thầy để mà sửa trị những đứa học trò khó dạy, mà là phải phục vụ, và có thể tóm tắt trong ba danh từ này: thông cảm, soi đường và truyền bá. (LOUIS LE SIDANIER)
  5. Tôi viết là để cho tư tưởng của tôi được sáng tỏ thêm. (R. DE GOURMONT)
  6. Người khôn, khéo lựa chọn sự hiểu biết mà không chồng chất sự hiểu biết. (Bà DE LAMBERT)
  7. Sự đồng tán thưởng của mọi người chưa hẳn đã là một sự đảm bảo thiết thực cho sự trường tồn của một tác phẩm.

Những nhà văn nhất đán được người ta ưa thích thường lại là những nhà văn mau bị lãng quên nhất. (A. GIDE)

  1. Có loại sách chỉ cần đọc phớt qua thôi;

Có loại nên đọc ngấu đọc nghiến;

Có một số rất ít cần phải đọc một cách nghiền ngẫm và suy tư. (FRANCIS BACON)

  1. Thời giờ người ta đã dùng để bàn chuyện phiếm, đủ để đọc được một tác phẩm mỗi ngày. (PRAGNER)
  1. Giá trị của tuổi cao rất cần cho bốn điều sau đây:
    1. Gỗ già bền lửa;
    2. Rượu cũ ngon miệng;
    3. Bạn cũ nên tin;
  • Tác phẩm cổ nên đọc. (FRANCIS BACON)
  1. Có học vấn mà không có đạo đức, là người ác;

Có đạo đức mà không có học vấn, là người quê. (LA TƯ PHÚC)

  1. Về khoa học hãy chọn những tác phẩm mới nhất;

Về văn chương nên đọc những tác phẩm cũ nhất.

Văn chương cổ điển bao giờ cũng vẫn tân kỳ. (EDWARD BULWER LYTTON)

  1. Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy. (HORACE MANN)
  1. Sự gần gũi với sách an ủi tôi trong cảnh già cô độc. (MONTAIGNE)
  2. Trong con đường học vấn, hễ không tiến là lùi. (M. ROUSTAN)
  3. Tiền vốn đặt vào công việc gì cũng không lợi bằng đặt vào việc mua những sách hữu ích. (H. N. CASSON)
  1. Đọc sách là nói chuyện với những người thành thật nhất của những thế kỷ đã qua. (DESCARTES)
  2. Cố gắng mà viết ra tư tưởng của mình là phương pháp hay nhất để suy tưởng.(MIGUEL DE UNAMUNO)
  1. Những điều chúng ta đã biết sánh với những gì chúng ta chưa biết chỉ là một giọt nước đối với đại dương. (NEWTON)
  2. Gặp một quyển sách hay, nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng sẽ cần đến nó. (WINSTON S. CHURCHILL)
  1. Gươm tuy tốt, không mài không sắc;

Tài tuy hay, không học không cao. (TỤC NGỮ)

  1. Kẻ sĩ cần phải có khí độ lớn lao, và kiến thức rộng rãi. (BÙI HÀNH KIỆM)
  2. Tôi đọc chẳng những cho trí thức mở mang mà còn để cho tâm hồn thanh thoát nữa.(EUGÉNIE DE GUÉRIN)
  1. Có những quyển sách mà phần đẹp nhất chỉ là cái bìa và cái lưng. (CH. DICKENS)
  2. Học rộng điều gì, không bằng biết phần cốt yếu của điều ấy;

Biết phần cốt yếu của điều ấy, không bằng thực hành điều ấy. (CHÂU HY)

  1. Sớm nghe được Đạo;

Chiều chết cũng vui.

(Triêu văn Đạo, tịch tử khả hỹ). (LUẬN NGỮ)

  1. Triết luận là nghệ thuật đặt vấn đề hơn là giải đáp những vấn đề đã đặt (K. JASPERS)
  1. Cái gì cũng nhàm chán cả, trừ ra học hỏi. (VIRGILE)
  2. Sự hiểu biết của kẻ tầm thường thì rời rạc không thống nhất;

Sự hiểu biết của nhà khoa học, là một sự hiểu biết được thống nhất một phần nào thôi;

Còn sự hiểu biết của nhà triết học là sự hiểu biết đã hoàn toàn được thống nhất. (H.SPENCER)

  1. Ta hiểu được Chân lý chẳng phải chỉ nhờ bộ óc, mà còn nhờ con tim. (PASCAL)
  2. Đọc sách là để mà tư tưởng. (GIBBON)
  3. Cần phải trích ra những gì mình đã đọc qua. (HÉRAUT DE SÉCHELLES)
  4. Một khắc đồng hồ để mà suy ngẫm những gì ta đọc mở rộng tâm hồn trí não ta hơn là đọc nhiều mà không suy nghĩ. (Bà DE LAMBERT)
  5. Đem cái điều mình ưa thích để chống đối lại với cái điều mình không ưa thích, đó là căn bệnh trầm trọng nhất của tâm hồn. (TĂNG XÁN)
  6. Chân lý như hạt kim cương: nó chiếu muôn mặt, chứ không phải chỉ chiếu có một mặt. (GOETHE)
  1. Kẻ đui, làm gì tin có ánh sáng của mặt trời. (CỔ NGỮ)
  2. Cái thói thích phê bình chỉ trích làm tắt hẳn lòng biết ham mê thưởng thức những gì tốt đẹp trên đời. (LA BRUYÈRE)
  3. Học ít, nhưng mà học kỹ. (M. FAUCONIER)
  4. Biết nghe tức là đã biết suy tưởng. (HENRY MAVIT)
  5. Kẻ nào không có tham vọng trở nên cao trọng hơn cái người của mình hiện thời, không xứng đáng chiếm một chỗ đứng dưới bóng mặt trời. (E. F. BERRY)
  1. Kẻ nào chỉ biết rành một việc nào và thực hành được ngay việc đó là kẻ có văn hóa cao hơn kẻ việc gì cũng biết, nhưng chỉ biết nửa chừng. (GOETHE)
  2. Không có sự dốt nát nào nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã biết nhữ ng gì mình chưa biết. (SOCRATE)
  1. Biết thì biết là mình biết;Không biết thì biết là mình không biết; Đó mới thật là biết. (LUẬN NGỮ)
  1. Hiểu biết, phải chăng là hiểu biết tới những nguyên nhân các sự vật? (GUSTAVELEBON)
  1. Giờ phút nào mà người thanh niên chỉ biết cặm cụi học tập để làm tiền là giờ phút đen tối nhất của cuộc đời thanh xuân. (GREELEY)
  2. Một vấn đề bao quát bao giờ cũng khó giải quyết hơn là một vấn đề được hạn chế. (H.MAVIT)
  3. Món ăn tinh thần cũng như món ăn vật chất. Chẳng phải những món ta ăn nuôi dưỡng ta mà chính những gì ta đã tiêu hoá mới nuôi dưỡng được ta thôi. (GUSTAVE LEBON)
  1. Người có học không phải là người biết nhiều việc, mà là người biết rõ những gì mình phải biết và hiểu rõ những gì mình đã biết. (MARIUS GROUT)
  1. Học là một vấn đề không biết đâu là cùng. Còn sống giờ nào là còn phải rán học giờ nấy. (BEAUGRAND)
  1. Phải tạo thêm nhiều thư viện, chẳng phải để thoả mãn những tò mò dễ dãi tầm thường mà là để đáp lại những khát vọng cao thượng của quần chúng. (MAURICE PÉIN)
  2. Đọc nhiều sách không bằng đọc sách nhiều. (ROLLIN)
  3. Đừng bao giờ là độc giả của một tờ báo nếu muốn thấy được sự thật muôn mặt, nếu muốn là một người có một cơ sở văn hóa vững vàng. (MAX LECLERC)
  1. Học, tức là học cách để hiểu. (PIERRE MILLE)
  2. Đọc sách nhiều và đụng đâu đọc đó làm tản mát tinh thần; đọc ít mà đọc kỹ, nhất là đọc mà suy nghĩ sẽ giúp ta tìm được chân lý của sự vật. (ROGER MUNSCH)
  1. Óc hẹp hòi là những đầu óc không thể hiểu được hoặc không chịu tìm hiểu những gì mình không ưa thích. (MASSON OURSEL)
  1. Chỉ có những ai không biết lo ngại đến sự thành công của mình mới dám nói thẳng những chân lý nghịch với thời đại. (J. J. ROUSSEAU)
  2. Hãy hành động theo nhà tư tưởng, và tư tưởng như nhà hành động. (H. BERGSON)
  3. Đọc sách không nhiều thì không lấy gì làm chứng cho sự biến hoá của Lý. Đọc sách nhiều mà không cầu ở Tâm thì lại là tục học. (HOÀNG LỆ CHÂU)
  1. Người văn hóa cao là người phát triển được đầy đủ mọi năng khiếu của tinh thần. (R.VETTIER)
  1. Ta không bao giờ có thể trở nên thông thái được nếu chỉ chịu đọc hay chịu học những gì ta ưa thích mà thôi. (JOUBERT)
  1. Tất cả mọi người đều là nhà văn cả khi nào họ có điều muốn nói. Viết ra, không khó gì cả; cái hiếm có, cái khó khăn là phải có trong đầu óc những câu chuyện gì để kể, những ý tưởng gì đáng nói để mà nói ra. (JÉRÔME và JEAN THARAUD)
  2. Hai điều lầm lớn:
  • Bất chấp đến Lý;
  • Và chỉ chấp nhận có Lý mà thôi. (BLAISE PASCAL)
  1. Đọc sách là hai người cùng sáng tác. (H. DE BALZAC)
  2. Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và khêu gợi cho ta được những tình cảm cao quý và can đảm, ta không cần đi tìm một nguyên tắc nào khác để đánh giá nó nữa: nó là quyển sách hay đấy, và do một nghệ sĩ viết ra đấy. (LA BRUYÈRE)
  3. Thỉnh thoảng cần du lịch để dẹp bớt lòng tự ái và mở rộng kiến thức. (SAINTBEUVE)
  1. Óc hẹp hòi dễ đi đến sự cuồng tín. (H. MARION)
  2. Óc châm bếim là chứng bệnh của một tâm hồn bị tự ti mặc cảm. (M ARYSE CHOISY)
  3. Nước chảy đá mòn. (TỤC NGỮ)
  4. Đơn giàn là điều khó khăn nhất trong đời: ấy là tiếng nói cuối cùng của kinh nghiệmvà tài hoa. (GEORGE SAND)
  1. Kẻ nào không còn biết ngạc nhiên gì nữa cả, nên kể như người ấy đã chết; mắt họ đãmờ tắt rồi. (ALBERT EINSTEIN)
  1. Nhìn lên cao,Học rộng thêm nữa,Tìm cách lên cao mãi. (PASTEUR)
  1. Tôi chưa từng gặp một người nào mà tôi không học được nơi họ một cái gì. (A. DEVIGNY)
  1. Sự lặng lẽ cô tịch là nơi ở tự nhiên của những tâm hồn cao thượng. (LACORDAIRE)
  2. Lịch sử chứng minh được tất cả những gì mình muốn. Nó cũng không dạy cái gì thực sự cả, vì nó chứa đựng tất cả, đem ví dụ và gương mẫu cho tất cả. (PAUL VALÉRY)
  1. Chúng ta không tự do, thảy đều bị lệ thuộc trong quá khứ. (HENRI BARBUSSE)
  2. Quá khứ xiềng trói và cột chặt ta lại với nó; trong khi chúng ta tưởng đã giải thoát được nó, thì chính nó lại chỉ huy cả tư tưởng hành động của ta. (JÉRÔME và JEAN THARAUD)
  3. Kẻ Chết ngự trị người Sống. (AUGUSTE COMTE)
  4. Quá khứ luôn luôn có mặt nơi hiện tại. (M. MAETERLINCK)
  5. Ôn lại cái xưa để mà biết được cái nay. (CỔ NGỮ)
  6. Nhãn kiến phải mỗi lúc mỗi mới! Người khôn ngoan là kẻ mà cái gì cũng thấy mới lạ.(ANDRÉ GIDE)
  1. Đọc sách mau quá hoặc chậm quá, sẽ không hiểu gì cả. (BLAISE PASCAL)
  2. Tất cả mọi sự hiểu biết đều do hoài nghi mà nên được. (ANDRÉ GIDE)
  3. Chỉ có cái gì trường cửu là cần phải nói, chứ không nên nói những cái tạm thời.(ANTOINE BOURDELLE)
  1. Đời là trường học của tôi. (ANTOINE BOURDELLE)
  2. Trong đời sống hằng ngày, trong khi giao tế với đồng loại, người ta cần phải dùng đến Trí, nhưng ta sẽ ít lầm lỗi hơn nếu ta biết nghe tiếng nói của Lòng ta. (P. LECOMTE DU NOUY)
  3. Không có một quyển sách nào hay đối với một người ngu; cũng không có một quyểnsách nào dở đối với một người trí. (DIDEROT)
  1. Biếm nhẽ là sự cằn cỗi của tinh thần. (LA BRUYÈRE)
  2. Biếm nhẽ là sự cằn cỗi của tinh thần. (LA BRUYÈRE)
  3. Những tư tưởng thanh cao đều do cái tâm của mình mà ra cả. (VAUVENARGUES)
  4. Biết tất cả để mà yêu tất cả. (F. CHALLAYE)
  5. Phải dám tư tưởng theo mình, dù là đang học phép tư tưởng cho đúng. (F. MASSONOURSEL)
  1. Càng hiểu biết nhiều, càng ít dám quả quyết. (CÁCH NGÔN Ý)
  2. Bậc thật khôn ngoan không cãi cọ gì với ai cả, cũng không bênh vực gì cho mình cả.

Họ nói, hoặc họ lẳng lặng mà nghe.

Họ nói thẳng ra, hoặc họ tìm mà hiểu những ý nghĩa thâm sâu. (H. DEKEYSERLING)

  1. Rất ít người có thời giờ để đọc sách một cách chăm chú. (VOLTAIRE).
  2. Phê bình bằng cách chỉ trích một tác phẩm, rất dễ. Tìm mà hiểu cái hay của nó, rất khó. (VAUVENARGUES)
  3. Đọc sách để mà suy nghĩ; Đừng đọc sách để mà khỏi suy nghĩ. (GIBBON)
  4. Tài hoa chỉ thành tựu nơi cô tịch của tâm hồn. (GOETHE)
  5. Người ta luôn luôn được khen hay NIETZCHE) ịb chê, nhưng không ai được hiểu cả. (F.
  6. Nhìn thấy những cái đẹp khó hơn là nhận thấy những cái xấu. (CHATEAUBRIAND)
  7. Học vẽ có công dụng văn hóa cao hơn là âm nhạc. (ANDRÉ GIDE)
  8. Phải có  một  cái  học  tổng  quát  để  phụng  sự  cho  ngành  chuyên  mônủca  mì (VICTOR DURUY)
  1. Biết mình là đầu mối của sự khôn ngoan. (SOCRATE)
  2. Biết người là Trí; Biết mình là sáng. (LÃO TỬ)
  1. Kẻ có trình độ văn hóa cao rộng là kẻ có rất nhiều bậc thầy, nhưng không nô lệ một ông thầy nào cả. (DÉSIRÉ ROUSTAN)
  2. Ngô Đạo nhất dĩ quán chi. (KHỔNG TỬ)
  3. Ta là người, hễ có việc gì nghĩ chưa ra thì nghĩ mãi đến quên cả ăn; nghĩ ra được rồi thì vui quên cả lo; không biết rằng tuổi già đã sắp tới vậy. (KHỔNG TỬ)
  1. Những đầu óc tinh nhuệ mới nhận thấy được sự khác nhau trong sự vật; Những đầu óc tầm thường chỉ thấy toàn là những sự giống nhau thôi. (X…)
  1. Không có sự dốt nát nào nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã hiểu những gì mình không hiểu. (SOCRATE)
  2. Kẻ đồng chí của ta là bạn ta; Kẻ nghịch với ta là thầy của ta. (X…)
  1. Phân tích để mà phân tích giết chết tự nhiên: hột thóc mà nghiền thành bột không còn nẩy mộng được nữa. (AMIEL)
  1. Những bậc thông thái mà đứng trước thiên nhiên cũng không khác nào những đứa trẻ đứng bên bờ bể, lấy vỏ óc để mà lường nước bể. (NEWTON)
  2. Bậc thông thái nào mà chả biết kinh sợ trước sự dốt nát của mình là một kẻ “nguỵ” thông thái. (THIAUDIÈRE)
  1. Chỉ có bậc thật thông thái mới biết rõ mình là người ngu dốt mà thôi. (VICTOR HUGO)
  2. Cái mà ta gọi là khoa học chỉ là sự mò mẫn trong bóng tối. (VICTOR HUGO)
  3. Chỉ có kẻ nào không biết gì cả mới không hoài nghi gì cả. (X…)
  4. Đứa học trò hay nhất của tôi là đứa không đồng ý với tôi. (JULES LEMAÎTRE)
  5. Người ta bắt thỏ rừng bằng chó săn, bắt người đàn bà bằng bạc tiền và bắt bọn ngu si bằng những lời khen láo. (TỤC NGỮ ĐỨC)
  1. Không bao giờ có văn hóa những đâu không có tự do tinh thần, không có phê bình tự do, không có sự đề cao nhân phẩm. (ANDRÉ GIDE)
  1. Sự phát triển cá nhân để trở thành một con người đầy đủ phải là mục tiêu chính của tất cả mọi cố gắng của ta hiện thời. Văn minh loài người chỉ xây được một cách vững vàng trên những con người ấy thôi. (ALEXIS CARREL)
  2. Tin tưởng mà không lý luận, là cái mạnh của kẻ yếu; Phủ nhận mà không biết phân biệt, là cái yếu của kẻ mạnh. (X…)
  1. Người bác học chưa ắt là người có văn hoá. (D. ROUSTAN)
  2. Đừng để qua ngày mai, những gì ta làm được ngày nay. (B. FRANKLIN)
  3. Mưa nhỏ thì mưa lâu, mưa to thì mau dứt. (W. SHAKESPEARE)
  4. Phê bình kẻ khác là tự phê bình mình. (W. SHAKESPEARE)
  5. Hãy suy nghĩ trước khi nói; Hãy cân nhắc trước khi làm. (W. SHAKESPEARE)
  1. Miếng vải xấu là miếng vải thô mà người ta nhìn bên này thấy rõ bên kia. Theo tôi, sách dở cũng một th ứ: nhìn trangđầu đã độ biết trước được trang cuối. (HENRY FIELDING)
  2. Thường thường có khi sự dối trá cắt nghĩa rõ tâm hồn ta hơn là sự chân thật. (MAXIM GORKI)
  1. Người mạnh nhất thế giới là người dám sống một mình mình. (HENSI IBSEN)
  2. Chân lý, như ánh sáng, làm mờ cả mắt. Sự giả trá, trái lại, như bóng hoàng hôn làm nổi bật lên cả mọi vật. (ALBERT CAMUS)
  3. Biết bao kẻ đọc sách và học hỏi, không phải để tìm chân lí, mà là để tìm cách tăng gia cái tiểu ngã của mình! (JULIEN GREEN)
  1. Tư tưởng thì bay như gió, còn ngôn ngữ thì chậm như rùa… Đó là thảm kịch của nhà văn. (JULIEN GREEN)
  2. Đến tuổi trưởng thành, tức là đến tuổi sống một mình. (JEAN ROSTAND)
  3. Chúng ta không thể nào sống chung nhau: tôi, thì có tật xấu kinh khủng; còn anh, thì cũng có những tánh tốt không thể chịu được. (ANDRÉ MIRABEAU)
  1. Đừng sợ máy móc bên ngoài. Hãy sợ máy móc của lòng mình. (GEORGES DUHAMEL)
  1. Mục đích của khoa học là để mà dự phòng, chứ không phải để mà hiểu biết. (PIERRE LECOMTE DU NOUY)
  1. Sự trầm lặng là yếu tố chính làm nẩy sinh những công trình vĩ đại. ( MAURICE MAETERLINCK)
  2. Tôi yêu sự thật trên tất cả. Tôi tin rằng tất cả mọi người cũng đều cần đến nó. Nhưng theo tôi, nhân loại còn cần đến sự giả dối hơn nếu nó an ủi ta, nó ngọt ngào bợ đỡ ta, nó đem lại cho ta những hy vọng tuyệt vời. Không có sự giả dối, nhân loại sẽ chết mòn trong tuyệt vọng và buồn chán. (ANATOLE FRANCE)
  1. Chút gì mà tôi biết được cũng nhờ sự dốt nát của tôi mà có được. (SATRA GUITRY)
  2. Khoa học không quan tâm gì đến việc làm vui lòng hay làm buồn lòng ai cả. Vì vậy, nó không có lòng nhân. Thơ làm cho ta say mê ngây ngất, an ủi vỗ về, cho nên nó cần thiết hơn là khoa học. (ANATOLE FRANCE)
  3. Phải tôn sùng óc phê bình. (LOUIS PASTEUR)
  4. Người ta nặn cam, rồi liệng vỏ. (VOLTAIRE)
  5. Khi tình yêu phải lên tiếng, thì lý trí phải ngậm câm. (J. F. RÉGNARD).
  6. Kinh nghiệm là khởi điểm của sự khôn ngoan. (ALEMAN)
  7. Hạnh phúc thay kẻ đã khám phá được nguồn gốc sâu kín của vạn vật. (VIRGILE)
  8. Không có cái gì vĩ đại mà thành công được nếu không có nhiệt tình. (HÉGEL)
  9. Biết tìm thấy được chỗ đại đồng trong những tiểu dị, biết tìm thấy sự khác nhau giữa những sự vật giống nhau, đó là đã đạt đến tinh nhuệ rồi vậy. (H. ARTHUS)
  1. Học, tức là biết nhận thấy được sự liên quan giữa không gian và thời gian, giữa nhân và quả trong mọi sự mọi vật. (HENRI ARTHUS)
  1. Óc phê bình không phải là óc phản bác, óc chống  đối… dìm kẻ khác để nâng  cao mình lên. (JACQUES ROCAFORT)
  1. Khoa học, kỹ nghệ và thi văn đều để đáp ứng với ba đòi hỏi tự nhiên này của con người: đòi hỏi chân lý, đòi hỏi tiện nghi, đòi hỏi lý tưởng. (X…)
  2. Tôi thích mọi ngành khoa học; mỗi một ngành là một áp dụng tốt đẹp của một phần nào tâm trí con người; nhưng văn học , đó chính là tất cả tâm trí con người. (NAPOLÉON 1er)
  3. Ông thầy hay nhất là ông thầy biết dự bị cho học trò của mình không cần đến mình nữa; hay nói một cách khác, ấy là ông thầy không lo nhồi nhét sự hiểu biết mà lo truyền dạy phương pháp tự học cho chúng. (LAVARENNE)
  4. Nhà viết sử chẳng qua là người nhận thấy sự đời luôn luôn thay đổi và tìm hiểu tại sao nó thay đổi. (HENRI PIRENNE)
  5. Một cái thói quen ảnh hưởng đời người một cách mạnh mẽ hơn tất cả mọi lẽ phải. (POPE A. SWIFT)
  1. Người ta phê phán bằng bộ óc thông minh, nhưng người ta tự điều khiển bằng tính khí của mình. (GUSTAVE LEBON)
  1. Tin tưởng rằng mình có lý, và chỉ có mình là có lý mà thôi, là nguồn gốc của độc tài, một tai hoạ ghê gớm cho nhân loại. (CHARLES BAUDOIN)
  1. Vì không  trông  thấy  mà  cứ  không  tin,  thì ũcng  như  con  ve  sầu  không  biết  tuyến (DIÊM THIẾT LUẬN)
  1. Sở dĩ người ta phân biệt được những bậc vĩ nhân không phải nơi sự tân kỳ của họ mà là nơi lòng rộng rãi bao la của họ. (R. W. EMERSON)
  2. Những quyển sách mà đời gọi là vô luân lý phần nhiều là những quyển sách tố cáo sự vô luân lý của đời. (OSCAR WILDE)
  3. Ta có thể chứng minh được tất cả những gì ta muốn chứng minh, nhưng cái điều khó nhất là phải biết rõ những gì ta muốn chứng minh. (ALAIN)

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.