Tôi tự học

B. ÓC TRIẾT HỌC



Con người mà biết suy nghĩ, dù lòng có ham thích đeo đuổi theo cái học trục vật bực nào, dù có muốn hạn định ngành hoạt động củ a mình trong một  khu vực khoa học nào, trong  đời cũng không sao có lần trách khỏi chạm đến những vấn đề to tát của nhân sinh, liên quan đến cái số phận của con người biết suy tưởng, biết cảm giác, biết đau khổ, biết hy vọng, nghĩa là biết phập phòng lo sợ tương lai, biết tiếc uổng đau buồn vì quá khứ. Khi mà ta biết thắc mắc tự hỏi thế nào là ý nghĩa của cuộc đời, ở đâu ta đến, nơi đâu ta ở, và trên con đường vô định sau này, ta sẽ đi về đâu, sao là phải, sao là quấy, đâu là cứu cánh giá trị của khoa học, của nghệ thuật, của tôn giáo và đâu là chỗ sơ khởi và dừng lại  của kiếp  người trong khoảng mênh mông vô tận, đó là ta đã bắt đầu triết luận. Triết luận tức là tìm hiểu cái ý nghĩa của mọi sự vật trên đời, tức là tìm cái chỗ ý thức và nhất trí của những gì rời rạc vô ý thức, tức là biết dòm lại quá khứ, nhận định được hiện tại và phòng bị cho tương lai. Triết luận là tìm một phương hướng, một thái độ trước sự phiền phức của cuộc đời. Tìm hạnh phúc, tránh đau khổ và tìm hiểu những nguyên nhân đã tạo ra cái khổ, đó là mục tiêu của triết lí.

Thực ra, trong đời sống hằng ngày của ta, mỗi người đều đã, hoặc vô tâm hay hữu ý, nhìn nhận thái độ triết lý nào rồi. Dù là kẻ không tin đến triết lý và tìm cách để chứng minh rằng sống không cần đến triết lí, sự chứng minh ấy tỏ rằng họ cũng đã triết lý nhiều rồi đấy !

 

Một thứ triết lí, dù tầm thường và nông cạn bực nào, cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cách ăn ở, cư xử của người nhận nó, hoặc giúp cho mình có thêm nhiều can đảm, nhiều hy vọng mà chịu đựng mọi đau khổ trên đời. Tôi nhớ có một nhà văn đã nói: “Có nhiều người – mà tôi là một trong nhóm người ấy, – tin rằng sự quan trọng nhất và ích lợi nhất cho ta là đứng trước bất cứ một ai, cần phải biết quan niệm của họ về vũ trụ như thế nào… Đành rằng ông chủ đất cần phải biết trước số huê lợi của người mướn đất, coi họ có đủ điều kiện trả tiền tháng cho mình không? Nhưng quan trọng hơn nữa, là phải biết nhân sinh quan của người ấy như thế nào? Một vị tướng trước khi giao chiến đành rằng phải biết tổng số quân binh của địch, nhưng quan trọng hơn hết là phải biết trước triết lý về nhân sinh của quân địch… như thế nào…”. Câu nói nầy thâm thúy vô cùng ! Đối với một kẻ có nhân sinh quan như Tào Tháo : “Thà ta phụ người hơn để người phụ ta”, thì giao thiệp với con người ấy là điều đáng lo ngại vậy.

 

Bất cứ một thứ học nào mà thiếu những chân trời rộng rãi của triết học làm hậu thuẫn là những thứ học còn thiếu sót và không vững chắc.

Triết học phải là cứu cánh của tất cả mọi ngành học của ta, mỗi khoa là mỗi con đường, chung qui rồi cũng phải đổ dồn về một mối, là Triết học.

Chân lý là một cái gì duy nhất, bao trùm; khoa học chỉ cắt xén nó ra từng mảnh mún vụn vặt để nghiên cứu riêng về một khía cạnh nào thôi. Mỗi khoa học chỉ nhìn thấy có một khía cạnh chứ không sao thấy được thật toàn diện, lại cũng thường thiên hẳn về phần vật chất hơn.

Sứ mạng của Triết học là nhắm vào sự thỏa mãn óc thống quan của con người, tổng hợp lại những gì rời rạc, mâu thuẫn trong đời. nhìn cuộc đời một cách cao xa và rộng rãi hơn như người đứng trên núi cao mà nhìn khắp chân trời…Vì vậy, nhờ óc triết học, người ta thấy được sự liên lạc giữa các sự vật, vì bao giờ họ cũng có cái nhìn bao trùm. Khoa học thì thiên về óc phân tích hơn, triết học thì chuyên về óc tổng quan hơn.

Tuy vậy, “óc hệ thống” (esprit de système) không phải là không nguy hiểm: Óc tổng quan thường lại dễ biến thành óc hệ thống, vì vậy chân lý chỉ có một mà học thuyết triết học thì mọc lên như nấm, khiến cho kẻ nào đam mê triết học, đọc triết học miết cũng phải điên đầu. Tâm trí loài người không thể nào nhận được có một sự mâu thuẫn, cái này phủ nhận cái kia, cái kia phủ nhận cái nọ, vì vậy họ tìm đủ cách để hệ thống hóa tư tưởng của họ, chung qui chỉ vì bản tính của loài người như thế: Không thể chấp nhận đượ c luật mâu  thuẫn. Và vì thế mà suốt đời vẫn triết luận mãi không thôi.

Dù sao triết học vẫn phải là cái học căn bản của con người, một cái học làm danh dự cho con người.

Phải làm cách nào để tạo cho mình có được một cơ sở tạm vững về triết học? Ở đây, nếu có được một bậc thầy chỉ dẫn cho thì rất có lợi. Nhưng nếu mình là kẻ chỉ biết cậy nơi mình mà thôi, không được cái hạnh phúc được người giỏi, người hay chỉ dạy cho, thì bước đầu tiên là phải  nhờ đến những sách triết học đại cương, loại sách giáo khoa đang áp dụng  trong các trường trung học.

Nhưng nên nhớ kĩ điều này : nhờ đến những sách giáo khoa là để mà vượt qua khỏi nó. Nghĩa là chỉ có những nhà triết học mới có thể truyền cho ta cái hiểu biết về triết học mà thôi. Vậy đọc sách giáo khoa trong đó người ta tóm tắt, lược thuật lại tư tưởng của các nhà triết học sao bằng đọc ngay tác phẩm của các nhà đại triết học. Dĩ nhiên là lúc đầu, phải có sự giới thiệu của một người sành sỏi trong triết học giới để ta làm quen được với tư tưởng các bậc đại triết gia ấy, bằng không ta phải mất nhiều thời giờ vô ích.

 

Bắt đầu các bạn nên khởi bằng Tâm lý học, rồi tiếp đó Luận lý học Luân lý học. Đó là hệ thống mà người ta đã dùng trong các lớp triết học.

Về sách giáo khoa thì phần đông các nhà giáo khuyên ta nên đọc bộ Traité de Psychologie của Georges Dumas. Sách nầy dày đến hai nghìn trang. Như vậy, mới học triết học mà đọc nó sẽ bị lác mất, vì sách nầy là một bộ sách do nhiều tay chuyên môn viết. Sách mà do nhiều tay viết, nhất định là thiếu mạch lạc, nó là một bộ sách nghiên cứu sâu rộng về những vấn đề mà sau khi ta biết rõ đại cương, sẽ trở lại với nó là phải hơn. Vậy, tốt hơn là mình hãy tìm đọc những sách do một người viết ra, một quyển sách vắn tắt hơn, gọn gẫy hơn để cho ta dễ nhìn thấy mạch lạc về đại cương trước đã.

Theo  chúng  tôi,  thì  quểyn     Précis  de  Psychologie  của  William  James,  bản  dịch  của  E. Baudin và G. Bertier (Marcel Rivière, 1909) là dễ  đọc và linh động hơn hết. Gần đây E. Baudin  ạl i  cũng  có  cho  xuất  bản  một  quyển    Cours  de  Psychologie  (Payot),  và  G.Dwelshauvers, quyển Traité de Psychologie có vẻ thông thái hơn, nhưng sách của D ésiré Roustan thì gọn gẫy hơn.

 

Khởi đầu học triết lý cần phải quan tâm đến cái ý nghĩa chính xác của những danh từ chuyên môn. Cần phải mua những bộ sách này : quyển Vocabulaire philosophique của Edmond Goblot (Colin, 1909) – và nhất là quyển Vocabulaire technique et critique de la Philosophie của André Lalande với sự cộng tác nhiều hội viên của Soci été française de Philosophie (Alcan). Quyển của Goblot thì sơ lược lắm, nhưng rất có ích. Quyển của Lalande là một quyển sách rất hay và rất đúng đắn. Trước khi học triết lý cần phải biết rõ định nghĩa của những từ ngữ triết học, bằng không chúng ta không sao tránh khỏi sự hiểu sai lầm.

 

Học về luận lý học thì những bộ sách giáo khoa của Rabier (Hachette) và Liard (Masson) vẫn còn dùng được tuy quá cũ.

Có những quyển mới hơn như Leçons de Logique et de Morale của R. Horrticq  (Delagrave), Philosophie scientifique et Philosophie morale của Félicien Challaye (F. Nathan); Manuel de Philosophie của A. Cuvillier (Colin).

Nên đọc thêm quyển Lectures sur la Philosophie des sciences của A. Lalande (Hachette). Quyển Logique của Goblot hay nhất, nhưng không phải viết cho hạng độc giả mới bắt đầu học triết học.

 

Nhân các quyển nói trên của Hourticq, Challaye, Cuvillier, chúng ta nên bắt qua khoa Luân lý học. Về khoa luân lí, ta không cần phải lệ thuộc các sách giáo khoa nữa vì đề tài luân lý không khó gì mấy mà phải theo dõi những sách có tính cách giáo khoa. Ta nên thoát ra ngoài kiềm tỏa của các sách giáo khoa mà đọc ngay những bộ như Justice et Liberté của Goblot (Alcan), Devoirs của Jacob (Rieder). Muốn hiểu biết các triết gia hiện thời đối với vấn đề luân lý ra sao thì nên xem quyển   Le problème moral et la pensée contemporaine (Alcan) và Les bases psychologiques de la vie morale (Alcan) của Parodi.

 

Giờ đây ta hãy đi ngay vào trung tâm triết học. Cần học qua những quan niệm chính của các bậc đại triết gia về những vấn đề Tâm, Vật và Trời. Đi vào siêu hình học thì nên đọc bộ Triết học của Cuvillier, nhưng muốn có được một ý niệm rõ ràng và sơ lược về những danh từ triết học như các lý thuyết về duy tâm, duy vật, duy linh, v.v… thì phải đọc lịch sử triết học mới được.

Nên đọc  Les Systèmes philosophiques của A. Cresson, quyển La Philosophie Comparée của Masson Oursel, quyển Histoire de la Philosophie của E. Bréhier. Những quyển Initiation à la Philosophie của S. de Coster và Initiation philosophique của A. Ponceau cần phải đọc kỹ và nghiền ngẫm, nó sẽ giúp ta có nhiều ý tưởng hay lạ. Quyển Tour d’horizon philosophique (Gallimard) của Matila C. Ghyka giúp ta có được một luồng mắt thống quan rất cần thiết cho những ai bắt đầu học triết học, mặc dù hơi nông cạn.

 

Về triết học Đông phương, thì cần phải đọc trước hết những bộ lịch sử triết học để có sơ lược một ý niệm chung về các luồng tư tưởng triết học của tam giáo: Nho, Lão, Phật, ba hệ thống tư tưởng căn bản của triết học Đông phương. Bộ Trung Quốc triết học sử của Phùng Hữu Lan, Trung Quốc triết học sử cương yếu của Tưởng Duy Kiều, hoặc của Hồ Thích,  đều đọc được cả. Bộ triết học sử của Phùng Hữu Lan xuất bản bằng tiếng Anh đã được dịch ra tiếng Pháp nhan đề Précis d’histoire de la philosophie chinoise (Payot).

Sách của người Việt Nam viết, có bộ “Lịch sử Triết học Đông phương” của ông Nguyễn đăng Thục. Bộ sách nầy gồm 5 quyển, nội dung lủng củng, phần nhiều chép lại các sách Trung hoa mà không có sáng kiến gì. Văn mù mờ, khó đọc. Đọc xong, nếu có đủ can đảm, không ai biết tác giả muốn nói gì. Mà có lẽ chính tác giả cũng chưa hiểu mình muốn nói gì nữa. Tác giả đã tỏ ra không hiểu rõ ràng Phật giáo, Lão giáo và cả Nho giáo hình nhi thượng. Có thể dùng làm tài liệu, vì tác giả chép sách kẻ khác rất nhiều.

Những sách về triết học Đông Phương do các học giả Tây Phương viết ra như của Marcel Granet, René Grousset, H. de Glasenapp, Masson Oursel, Wiéger, Brémond, Borel, Foucher, David Néel Linssen, Maspéro, Jean Hébert, Docteur Benoit, René Guénon, Romain Rolland, v.v… đều cần phải đọc cả. Trừ ra một vài học giả sâu sắc như René Guénon (mà tôi xin đặc biệt giới thiệu với các bạn) phần đông đều ít nhiều mang đầu óc một người Tây phương để hiểu biết Đông phương, vì vậy có nhiều chỗ chưa có thể gọi là khám phá. Tác phẩm của Hermann de Keyserling nhan đề Journal d’un Philosohpie cũng xin đặc biệt giới thiệu với các bạn. Phần phê bình của ông về các học thuyết Đông phương rất là sâu sắc.

 

Đọc triết học, không nên đọc sách một chiều. Như trước đây tôi đã nói, ta nên tìm mà đọc những lý thuyết chống đối. Lại cũng không nên tản mát tư tưởng mình trong những học thuyết này, học thuyết kia vô cùng phiền phức. Trong các học thuyết, cần phải chọn lọc cái nào hợp với tâm hồn ta, bấy giờ cũng như lựa bạn mà chơi, ta hãy quyết tâm đi cho thật sâu vào học thuyết ấy đề tìm lấy một con đường tu tâm xử thế đúng theo nguyện vọng thâm  sâu của lòng mình. Sách mà đọc nhiều quá cũng có hại, vì nó không ảnh hưởng gì ta được cả. Người xưa có nói: “Tôi sợ người chỉ đọc có một quyển sách mà thôi”.

Dưới đây, xin giới thiệu các bạn một số sách của người Tây Phương viết về triết học Đông phương mà tác giả đã đọc qua và cho là hay:

A.   Sách thuộc về Triết Đông Đại Quan:

  1. Histoire de la Philosophie orientale của René Grousset (Lib. Balois). Sâu sắc.
  2. La Pensée Chinoise của Marcel Granet (Renaissance). Công
  3. Histoire de la Philosophie chinoise của E. V. Zenker (Payot).
  4. Philosophie de  l’Orient  (trong  bộ      Histoire de la Philosophie) của Masson Ourse l (Alcan). Nhiều ý kiến tân kì.
  5. Les trois Religions de la Chine của W.E. Southil (Payot).
  6. L’Orient et sa Tradition của Alfred Le Renard (Dervy).
  7. Les Cinq Grandes Religions du monde của de Glassenapp (Payot). Quyển này thâm sâu.
  1. Histoire des Croyances religieuses et des Opnions philosophiques en Chine, depuis l’origine jusqu’à nos jours của Wiéger. Công
  2. Introduction générale à l’Etude des doctrines hindoues của Réné Guénon (Chacornac). Rất
  3. Orient et Occident của René Guénon. Cần đọc kĩ.
  4. La métaphysique orientale của René Guénon (Chacornac).
  5. Trois courants de la Pensée Chinoise antique của A. Waley (Payot).

B.   Sách thuộc về loại Tam Giáo:

  1. Phật giáo:
  2. La doctrine suprême (2 quyển) của bác sĩ H. Benoit (Cercle du Livre). Thật
  3. Lâcher-prise của H. Benoit. Trong mấy quyển này tác giả bàn rất sâu về Thiền tông (Zen).
  4. Essais sur le Bouddhisme en général et sur le Zen en particulier của R. Linssen (2 quyển). Vắn tắt và hàm súc.
  5. Le Bouddhisme của A. David Néel (F. Alcan). Gọn gẫy và xác đáng.
  6. Les Enseignements secrets dans les sectes bouddhistes tibétains của A. Davil Néel (Adyar). Thật
  7. Le Mental Cosmique của Hsi-Yun (Adyar). Sách nghiên cứu về thiền tông.
  8. Essais sur le Bouddhisme Zen của Daisetz Teitaro Suzuki (A. Michel). Bộ này rất quí tuy khó đọc.
  1. La Sagesse du Bouddha của Georges Grimm (Lib. Paul Geuthmer, Paris, 1931). Có thể nói là tinh hoa của Phật học.
  2. Sectes bouddhiques japonaises của E. Steinilber Oberlin. Quyển này thật hay, văn chương lại bay bướm.
  3. L’Essence du Bouddhisme của Daisetz T. Suzuki (Cercle du Livre). Chương đầu là một bài nghiên cứu của C.G. Jung về Le Zen et l’Occident. Rất thâm.
  1. La Religion du Bouddha của Georges Grimm (A. Maisonneuve).
  2. Le Non-Mental selon la Pensée Zen của D.T. Suzuki (Cercle de Livre).
  3. Le Bouddhisme của Entai Tomomatsu (F.Alcan).

(Sách về Phật giáo còn rất nhiều, nhưng thiết nghĩ những cuốn trên đây đều là lựa chọn, nếu đọc kỹ, sẽ giúp ta có một cái vốn hiểu biết kha khá về Phật giáo).

Sách Việt về Phật giáo cũng khá nhiều, ngoài những bộ sách phổ thông của Phạm Quỳnh, Phan văn Hùm, Thiện Chiếu, ta nên đọc tạp chí Viên Âm (Huế) là tạp chí về Phật giáo khá nhất trong nước từ trước đến giờ. Sách Phật giáo Đại quan của Phạm Quỳnh rất tầm thường, chỉ dừng nơi luân lý đạo đức thông thường của tiểu thừa. Sách Phật giáo triết học của Phan văn Hùm đại khái dịch ở sách Tàu. Sách Phật giáo Tinh Hoa của Thu giang Nguyễn duy Cần.

  1. Lão giáo:

Sách Pháp:

  1. Les Pères du Système taoiste của Leon Wiéger (Cathasia).
  2. La Sagesse Chinoise selon le Tao của René Brémond.
  3. Wu-Wei của H. Borel (Ed. du Rochar).
  4. L’Esprit du Tao của Grenier (Flammarion).
  5. Le Taoisme của Henri Maspéro (Civilisations du Sud S.A.E.P – Paris).
  6. Le Livre de la Voie et de la Vertu bản dịch của Stonislas Julien. (1812). Rất công
  7. La Voie et sa Vertu bản dịch Đạo đức kinh của Houang Kia Tcheng và Pierre Leyris.

(Bản dịch khéo giữ được phần nào khí văn của nguyên tác).

Sách Việt:

  1. Lão Tử (1842) của Ngô Tất Tố – Nguyễn Đức Tính. Bình luận sai lạc nhiều và có nhiều thiên kiến đáng tiếc.
  1. Nam hoa kinh của Nhượng Tống dịch. (Tân Việt – Hà Nội). Bản dịch này chỉ dịch này chỉ dịch sát văn một cách quá máy móc mà không sát ý. Không công dụng gì cả . Rất khó đọc. Dịch sai nhiều.
  2. Đạo đức kinh bản dịch của Nghiêm Toản (Bộ QGGD). Sách có tính cách giáo khoa hơn là phổ thông.
  1. Trang Tử Tinh Hoa của T.G. Nguyễn Duy Cần. (Khai Trí).
  2. Trang Tử Nam Hoa Kinh bản dịch có chú giải và phê bình của T.G. Nguyễn Duy Cần.
  3. Lão Tử Tinh Hoa của T.G. Nguyễn Duy Cần.
  4. Lão Tử Đạo Đức Kinh, bản dịch có chú giải và bình luận của T.G. Nguyễn Duy Cần.

 

  1. Nho giáo:

Sách Việt:

  1. Bộ Nho giáo của Trần Trọng Kim. (Công phu).
  2. Khổng học đăng của Phan Sào Nam. Sâu sắc nhưng khó hiểu.
  3. Vương Dương Minh của Phan Văn Hùm (Tân Việt). Tầm thường. Chưa thấu đáo phần hình nhi thượng của học thuyết.
  4. Đại cương Triết học Trung Hoa của Giản Chi và Nguyễn hiến Lê ; công phu, nhưng thiên về phần hình nhi hạ, chưa thông suốt phần hình nhi thượng của Triết học Trung Hoa như hai tác giả đã tự thú.

Một số nhận xét thiên lệch, võ đoán và sai lầm theo Vũ Đồng.

  1. Lịch sử Triết Đông (5 quyển) của Nguyễn đăng Thục. Bộ sách khá công phu. Tác giả biên chép rất nhiều, nhưng chỉ chép quá nhiều mà không biết tóm lược, cho nên khó đọc. Văn tối mò mò, đó là đặc tánh của bộ sách nầy. Tác giả lại có cái bệnh rất lòng dòng mà không biết tiếc lời.

Sách Pháp:

  1. Textes Philosophiques của L. Wiéger
  2. Les quatre livres của
  3. La Sagesse de Confucius của Lin Yu Tang (Victor Attinger).
  4. Le Yih King (texte primitive rétabli, traduit et commenté) của Ch. de Harlez (Bruxelles – 1889).

Nền tảng triết học Trung Hoa. Khổng và Lão đều ở Kinh Dịch mà ra.

Sách Việt:

Sách bàn về DỊCH ở Việt Nam hiện cũng có một số đã xuất bản. Tôi cũng biết còn một số chưa xuất bản, nhưng đã được in ronéo và phát không cho một số thân hữu. Dường như hiện trong nước có được một phong trào nghiên cứu DỊCH, nhưng chưa được đứng đắn như ở các nước Âu Tây.

  1. KINH DỊCH, tức là CHU DỊCH ĐẠI TOÀN, do Ngô Tất Tố dịch (nhà x.b. Mai Lĩnh). Bộ sách nầy gồm 4 quyển, nhưng chỉ in được 3, rồi thôi. Tác giả dịch, không phải vì thích, mà có lẽ vì lời yêu cầu của nhà xuất bản nên dịch sai nhiều. Trong báo Tri Tân, ông Nguyễn văn Tố đã điểm qua rất đúng : tác giả chưa hiểu rõ DỊCH. Đó là cái hại của những sách dịch thiếu sự say mê và tâm đắc (1944).
  2. CHU DỊCH BỔN NGHĨA, do Nguyễn Duy Tính dịch. Trung Tâm Học Liệu xuất bản. Dịch sai nghĩa nhiều, thua xa bản dịch trên đây của Ngô Tất Tố. Đây là lối dịch nghĩa, chứ không dịch văn. Mà nghĩa thì tối mò mò. Không rõ dịch giả dịch cho ai xem ? (1968).
  3. DỊCH KINH, của Nguyễn Mạnh Bảo dịch. Sai nhiều hơn cả 2 quyển trên. Sách không công dụng gì, nhiều sai lầm to tát, mặc dù vẫn được Giải thưởng Văn chương Toàn Quốc. (1964).
  4. MỘT NHẬN XÉT VỀ KINH DỊCH, của Nguyễn Uyển Diễm (Vỡ Đất x.b.). Đây chỉ là một nhận xét, như tựa sách, nhưng là một nhận xét thiên vị : tác giả phủ nhận việc mà truyền thuyết gán cho Khổng Tử san lại Kinh Dịch. Thái độ của tác giả là thái độ của một chiến sĩ Duy Vật Biện Chứng Luận cuồng tín. (1953)
  5. THIÊN VĂN, của Bùi thị Bích Trâm, nhà in Mirador (Huế) x.b. (1942). Tác giả đã dùng khoa Thiên văn học Thái tây để chứng giải Tiên thiên và Hậu thiên Bát Quái. Nhưng tác giả hơi quá thiên về khoa học Thái tây, nên đã cho Dịch là duy vật biện chứng luận của Trung Hoa. Dịch không duy gì cả, không duy tâm cũng không duy vật. Nó không duy Âm hay duy Dương gì cả. Nó là một thứ Nhất Nguyên luận làm thể, và Nhị Nguyên luận làm dụng, nghĩa là một thứ Tương đối luận, lấy chữ THỜI và TRUNG làm căn bản.
  6. TÌM HIỂU KINH DỊCH, của Bửu Cầm. Sách gồm hai quyển, như lời tựa của tác giả đã cho biết. Sách xuất bản tập I, năm 1957 nhưng đến nay tập II vẫn chưa thấy xuất bản. Không có gì độc sáng như tác giả đã loan, mà một phần quan trọng chỉ đồ lại y hệt từ văn đến tứ quyển sách của Bùi thị Bích Trâm trên đây.
  7. CHU DỊCH, do Phan Sào Nam dịch và bình chú. Sách dịch theo một lối riêng, không dịch văn mà cũng không dịch nghĩa, nhưng trong khi bình giải, người đọc hiểu được rõ ràng chánh văn. Đây là một sách chí thành của một học giả uyên thâm Dịch học, riêng về phương diện xử thế và chánh trị. Rất tiếc, phần Hệ từ thượng hạ nhiều thiên chương khuyết hám. Sách in không được chăm sóc cẩn thận, nên có nhiều lỗi chánh tả quan trọng.

Những sách về triết học Đông phương của Ấn Độ, tôi xin giới thiệu các bạn tủ sách Les grands Maîtres spirituels l’Inde contemporaine, Les trois Lotus, Boudhisme et Jainisme Spiritualités Vivantes (Albin Michel). Các bạn hỏi ngay nhà sách Adrien Maison-neuve, 11, Saint Sulpice, Paris (6è).

Jean Herbert, Romain Rolland, René Guénon, Henri Maspéro là bốn học giả uyên thâm đáng là nhà hướng dẫn ta trong con đường đi tìm ánh sáng của triết học Đông phương. Tuy nhiên, nên biết : đó là cái nhìn của Tây phương, rất cần cho chúng ta là những người đã bị tây phương hóa khá nặng nề.

Triết học phải là cái học căn bản cho các thứ học khác. Triết học giúp ta nhận chân được sự tương đối của khoa học, sự hạn định của khoa học trong vấn đề nhân sinh và nhắc cho ta nhớ rằng còn có nhiều giá trị khác nữa cũng không kém quan trọng.

 

Tuy nhiên, học triết lý không có nghĩa là làm con mọt sách, nhớ vanh vách những gì của kẻ khác đã nói, thuộc làu làu những hệ thống tư tưởng, những học thuyết của bá gia, để mà đem ra lòe người. Dù là những kẻ có cấp bằng tiến sĩ triết học mà chỉ là những kẻ giỏi  thuộc lòng tư tưởng của kẻ khác, giỏi cái thuật nhớ dai…để lặp đi nói lại cho kẻ khác nghe, chứ không biết suy nghĩ tư tưởng theo mình, kẻ ấy cũng vẫn là người chưa có óc triết học. Học triết học là để đào tạo cho mình cái khiếu ham suy nghĩ, biết tư tưởng, biết phán đoán, biết nhìn xét việc đời bằng một luồng mắt thống quan, biết tìm hiểu những ý nghĩ sâu kín bên trong các sự vật.

Tôi có nhiều người bạn rất sành về triết học, họ lại là người có những mảnh bằng cao. Mỗi khi ngồi hầu chuyện với họ, tôi hết sức bực mình vì bị gán là kẻ mang đầu kẻ khác mà suy nghĩ. Bất cứ là mình nói với họ những gì thì đã bị họ cắt ngang và bảo: đó là của Hégel… hay đó là của Descartes. Thật là những người đáng thương hại với cái vốn học vấn không tiêu hóa của họ.

Ông Phan Văn Hùm, trong bài tựa quyển Phật giáo triết học có nói: “Tôi muốn sao như vị hòa thượng(26) kia ở Trung Kỳ. Ngài sung sướng đề lên vách chùa bốn câu tuyệt diệu:

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,

Học hành không thiếu, cũng không dư. Năm nay tính lại: chừng… quên hết, Chỉ nhớ trên đầu một chữ “như”.

Có học, có hiểu, rồi có quên đi hết, mới thật là nhập diệu. Mới không câu nệ nơi sách. Mới thoát được lên trên một học thuyết mà điều khiển những vấn đề thuộc về nó, không để bị điều khiển bởi học thuyết hay bởi vấn đề. Jules Lachelier, chấm vở của Emile Boutroux ở trường Normale Paris, luận về một điểm nọ trong học thuyết Spinoza có đề một câu sâu sắc: “Pour comprendre un système, la première condition est d’y entrer, mais, la seçonde est d’en sortir”. (Để hiểu đặng một học thuyết, điều thứ nhất là phải vào trong đó và điều kiện thứ hai là phải ra khỏi nó).

Người có óc triết học không phải là người chết trong các chồng sách triết học, mà là người đã biết thần hóa cái học của mình rồi. Pascal nói: “La vraie philosophie se moque de la philosophie”. (Chân triết học chả cần gì đến triết học)

Chú thích:

26. Tức Hòa thượng Thích Phước Hậu (1862-1949). (Goldfish).


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.