Nghệ Thuật Hiểu Thấu Tâm Lý Người Khác
THẾ GIỚI TÂM LÝ VI DIỆU CỦA TÌNH YÊU
Chàng và nàng. Mỗi quan hệ của con người bắt đầu từ khâu cực kỳ đơn giản này. Thế giới được giữ vững ở đó, các thể chế hình thành và cũng tan rã ở đó. Chủ đề cũ như thế giới, lại luôn luôn mới mẻ và hấp dẫn… V.Tendriakôp, nhà văn nổi tiếng của Liên Xô đã từng nói như vậy về cuốn truyện vừa: Nguyệt thực. Những phát hiện của ông xung quanh một câu chuyện tình với muôn mặt đời thường: họ tình cờ gặp nhau, những xúc cảm trào dâng, rồi sự nhàm chán, những xung đột, sự chia ly, niềm vui, nỗi đau…tưởng như của số phận, vậy mà phần lớn lại xuất phát từ sự nhầm lẫn, thiếu hiểu biết cái thế giới tâm lý rất tinh tế, rất nhạy cảm, nhưng đầy mâu thuẫn và bất thường của những người mình yêu.
*Những ảo ảnh về người ấy…dệt mộng
Mọi chàng trai và cô gái một lúc nào đó tình cờ phát hiện thấy mình đã bước qua ranh giới của sự trưởng thành, thường đã có những suy ngẫm về tương lai. Rằng trong một không gian nào đó với thời gian xa xôi đầy quyến rũ, có một người đang chờ đợi mình, có một người nào đó, sinh ra để cho riêng mình. Và thế là trong cái thế giới riêng tư thầm kín, một hình mẫu cứ hiện dần: vô danh, chưa xác định nhưng đã có những vật mốc. Pa-ven, chàng thanh niên mới lớn, nhân vật chính của câu chuyện, không nằm ngoài quy luật tâm lý chung ấy. Anh hồi hộp chờ đợi mong tìm. Năm ấy anh vào trường phổ thông trung học, Ka-pa, người ban cùng lớp này cũng trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, thường về cùng đường với Pa-ven, có lúc họ sóng đôi, vai sát vai trò chuyện: “Rồi một lần cô ngả người vào tôi, nóng hổi ngoan ngoãn, tôi ngồi rất lâu, không dám thở. Cuối cùng cô thì thầm, run rẩy:
– Ôm em đi, đồ ngốc…
Tôi vụng về ôm lấy tấm thân thiếu nữ nóng bỏng, bí ẩn và đáng sợ đến suýt ngất đi…” Rồi Pa-ven vào trường đại học. Đôi bạn đã có lời thề: “Anh đạt được mục đích và sẽ trở về, em hãy đợi”. Nhưng Ka-pa không đợi nổi một năm. Còn Pa-ven “Tôi không lên án cô ta…, chờ đợi sáu năm là quá sức với một cô gái không thể hình dung ra một hạnh phúc nào khác ngoài việc xây dựng gia đình và làm mẹ. Và chính tôi cũng không thật tin tưởng lắm rằng Ka-pa có đúng là người mà tôi cần hay không, biết đâu chính tôi cũng có thể phá bỏ lời thề”. Những ngày tiếp theo của Pa-ven:
“ Những ngày đó tôi nuối tiếc quá khứ, ghen tị với những cặp trai gái hôn nhau và cảm thấy mình cô đơn lạc lõng. Xung quanh ta là những người chen chúc sống trên mỗi bước đi, nhưng họ nào nhận thấy tôi. Sống giữa họ mà như một kẻ tàng hình! Như một cái gì không bóng dáng giữa những con người sống bình thường.
Không! Thời gian đó tôi không cảm thấy mình là kẻ sống thừa. Ngược lại, tôi rất tự tin rằng tôi là người được trao cho thiên chức tìm ra một phát minh vĩ đại, nhân loại đang chờ tôi lập nên những chiến công. Tôi có những bậc thầy mà tôi kính trọng, có những người bạn, những người đồng chí mà tôi rất tin tưởng vào lòng trung thành của họ, nhưng không có một ai để tôi có thể nói: tôi yêu…
Lúc đó trong tôi nảy sinh một niềm tin: tôi sẽ gặp. Tôi không thể mô tả được nàng như thế nào, hình dáng ra sao, nhưng tôi tin tưởng chắc chắn rằng tôi sẽ lập tức nhận ra nàng, tôi đã gặp nhiều cô gái xinh đẹp nhưng chưa một ai khiến tôi nhận ra- đó là nàng…”
*Ấn tượng đầu tiên khi gặp người ấy…phải lòng
Năm tháng cứ trôi qua, bạn tìm kiếm và mong chờ. Bạn có thể mãi vẫn không tìm thấy rồi bắt đầu tuyệt vọng, nghi ngờ, sống khép mình…Cũng có thể bạn gặp người ấy không phải trong cuộc đời mà trên phim ảnh hoặc trên sân cỏ. Bạn bắt đầu tương tư, nhiều khi đau khổ đến tuyệt vọng, dù bằng lý trí, bạn biết rằng đó chỉ là “ người ấy” trong mơ.
Sau khi truyền hình trung ương phát chương trình phim Bạch Tuột, đã có không ít các bạn nữ gửi thư về báo Phụ Nữ đau khổ thổ lộ mình đã quá yêu thanh tra Ca-ta-nhi-a, dù biết rằng điều đó là phi thực tế. Hay mới đây, một bạn nữ sinh lớp 12 ở Quảng Ninh viết thư cho báo Phụ Nữ nhờ giúp đỡ vì: “Trái tim em hình như đã thuộc về Ri-van-đô (cầu thủ nổi tiếng xuất sắc nhất thế giới năm 1999 của Brazin)…Rằng “ đã mấy tuần nay em đau khổ và tuyệt vong…muốn quên di mà không sao quên được…”. Còn ai đó may mắn hơn, gặp “người ấy” bằng xương bằng thịt giữa đời thường, còn em cuối cùng vẫn không vượt qua được nghiệt ngã đời thường đành phải ngậm ngùi chua xót: “Người ơi gặp gỡ làm chi”. Pa-ven thuộc nhóm người thứ ba.
“ Năm tháng trôi đo mà tôi mà tôi mãi vẫn không tìm thấy nàng. Tôi bắt đầu lặng lẽ tuyệt vọng… Rốt cuộc rồi cũng xẩy ra cái mà tôi chờ đợi. Trong xe ô-tô buýt chật ních người, có một người đàn bà, ánh mắt tôi ngẫu nhiên dừng lại đó và tôi rùng mình…đó là nàng, không nghi ngờ gì nữa..Người mà trong những năm tháng gần đây tôi chờ đợi từng ngày. Dường như chỉ cần gặp nàng là hạnh phúc sẽ đến, một hạnh phúc lớn lao duy nhất trong đời tôi…”
Xúc cảm cuộn trào, dáng vẻ ngượng ngùng, lúng túng, đôi trai gái đã phải lòng nhau từ ánh mắt đầu tiên: “Em chính là người mà tôi đã tìm kiếm suốt cả cuộc đời…Em chính là người duy nhất… Không có, và không thể có người thứ hai như em nữa..”.
Vẻ đẹp mạnh mẽ ở đàn ông và sự lộng lẫy mỹ lệ của đàn bà không phải là điều kiện tiên quyết để chọn lựa người bạn đời của mình. Đây là điểm chung mà các nhà tâm lý học Mỹ đã phát hiện sau khi tiến hành một cuộc điều tra với 10 ngàn nam nữ của nhiều quốc gia, và sau những khảo cứu công phu trên những đôi lứa yêu nhau, rồi đi đến kết luận rằng, phần lớn tình yêu ở các cặp này đều do ánh mắt đầu tiên mang lại.
*Chất men tình từ đâu đến
Thường khởi đầu bằng một giấc mộng, rồi nhân một vài chi tiết nào đó(ánh mắt, nụ cười, cách nói chuyện có duyên..) làm lòng mình xao xuyến, để dệt mộng- dùng trí tưởng tượng ban cho người ấy cái hay cái đẹp…
Cuộc đời đầy những bất ngờ, Pa-ven gặp Mai-a. Cô không có những nét quyến rũ của người đàn bà không quen trên xe-buýt, mà ngay từ ánh mắt đầu tiên nhìn nàng, Pa-ven cảm thấy mình là nô lệ. Ở Mai-a có những bí ẩn riêng khiến thuyền tình của Pa-ven phải cập bến: “Lần đầu tiên tôi trông thấy Mai-a cùng với đôi môi cong đầy bi thương, cặp mắt đen thẫm xao xuyến như toát ra một lời cầu xin, hiện thân của sự yếu đuối và cả tin. Lúc đó tôi nào biết được rằng không hề có những cái đó, mà đấy chỉ là một sự lừa dối của tạo hoá…Lập tức tôi nghe trong ngực đau nhói lên bởi một ước mong đến quên mình, muốn được giúp đỡ, được bảo vệ, được làm một cái gì đó thật tốt đẹp, thật dũng cảm…để cho nét cong cay đắng ở môi cô sẽ biến mất ngay…”
Họ bắt đầu gặp nhau thường xuyên. Họ yêu nhau say đắm.
Họ tràn trề sức lực, đầy niềm tin ở tương lai. “ Mai-a ạ, bên cạnh em anh bắt đầu nhìn xuyên qua những bức tường, anh sẵn sàng xô đổ núi, hái mặt trăng từ bầu trời..”. Trong tâm trí Mai-a chỉ có một hình ảnh Pa-ven: “Anh có thể coi như em đã lấy anh làm chồng”. Lời nói quả quyết của cô được chứng minh bằng hành động. “ Cô đứng giữa phòng cả người chìm lấp trong chiếc áo khoác tắm..nhìn thẳng vào tôi- tôi đứng như trời trồng. chỉ có trái tim đập điên cuồng trong lồng ngực. Cô khẽ hất vai- và chiếc áo tắm rơi xuống- để lộ một thân hình thanh mảnh trắng loá, chói ngời như một vầng hào quang…”. Còn với Pa-ven: “Suốt quãng đời qua anh đến với em, suốt cả quãng đời còn lại, anh sẽ ở bên em…Anh sẽ không phụ lòng tin, anh sẽ xứng đáng với em”.
Cặp uyên ương này lấy nhau vì tình yêu, nhưng họ không bao giờ tới được bến bờ hạnh phúc. Vậy điều gì đã ngăn cản họ?
*Kẻ phá hoại tình yêu
Giữa hàng vạn con người thoáng qua cuộc đời, trong dòng xoáy người vô tận, anh đã gặp em và em đã gặp anh. Chúng ta đến với nhau- không một trở ngại nào, không có ai đứng chắn trên đường chúng ta…Không tính toán tiền của, vụ lợi, không có các định kiến đẳng cấp… Tự do và đơn giản là ta đã tìm ra nhau và gắn với nhau vậy thì em hãy sống hết mình, hãy hưởng hạnh phúc- “kết giao số phận”…Nhưng tại sao giờ đây em lại ngồi quay lưng lại với anh? Tại sao lại im lặng nặng nề? Chúng ta bên nhau mà biết bao xa cách! Tại sao?…”Pa-ven đã thốt lên như vậy bởi vì “Mai-a được phát hiện sau cuộc tìm kiếm lâu dài”. Vì anh quan niệm: “Ông chồng bác học say sưa quên mình với khoa học, vì sự bận rộn cao cả đó mà không dành đủ cho vợ sự quan tâm cần thiết và từ đó mà diễn ra những mâu thuẫn, những bi kịch tâm lý” Và thế là “Tất cả thời gian rỗi tôi đều dành cho Mai-a.. Tôi đã cố gắng hết sức để cho những lo toan vất vả không đè nặng lên đôi vai yếu ớt của cô…”.Nhưng kết quả thì sao? “ Thay cho những lời khen ngợi và cảm kích, tôi nghe thấy những câu bực bội:
– Anh ôm lấy những việc của đàn bà để làm gì…
– Vậy em hãy nói đi…anh phải làm gì bây giờ?
– Anh hãy trở thành người ốm!
– Tại sao lại thế Mai-a?
– Lúc đó thì em mới trở nên cần thiết đối với anh. Còn bây giờ…Bây giờ anh dễ dàng không đếm xỉa đến em. Em không cần cho cái gì cả…Em chỉ đơn thuần tồn tại bên cạnh anh, sống qua ngày đoạn tháng…”.
Sự nhàm chán, sự vô nghĩa, là kẻ thù số một của tình yêu. Ái tình là con vật lỳ quái
Đói thì sống mãi, no thì chết đi
Tình yêu của con người được nuôi dưỡng bằng lô-gích của niềm tin. Lô-gích mong muốn và hy vọng. Pa-ven không hiểu điều đó. Pa-ven đã để mất tình yêu, khi anh cố dùng cái Lô-gích “sắt thép” của lý trí bào chữa cho những suy nghĩ và việc làm của mình: “Anh đúng, khó mà phản bác nổi- một lô-gích sắt thép”. Nhưng sung sướng nỗi gì với lôgich sắt thép này. Cái lôgich sắt thép của anh làm cho con tim lạnh buốt…”.Những dồn nén buộc Mai-a phải thốt lên: “Trên đời không có ai khó chịu hơn những kẻ bao giờ cũng hành động một cách tính toán, sống một cách nghiêm túc!..Họ làm cho xung quanh khô quắt đi, đến bất kỳ một mầm non nào cũng phải héo khô đi…Anh đã làm cho ai trở thành hạnh phúc?…Khô-ông! khô-ông!…Cạnh anh thật khó thở! Tẻ ngắt! Tẻ ngă-ngắt! Tôi chết mất..”.
Nuôi dưỡng tình yêu là điều rất khó, bởi vì có thể yêu một cái gì đó rất nhỏ nhặt (ánh mắt, nụ cười…) nhưng phải sống với cả một con người. “Tôi đã yêu, nhưng thật ra là vì cái gì? Có lẽ chỉ vì một điều hết sức nhỏ nhặt-nét cong độc đáo trên môi nhiều khi bi thương đến nhói lòng. Không một người đàn bà nào trên đời này có được như vậy…”. Pa-ven đã chua chát thừa nhận thế.
Hai con người với những thói quen riêng, những quan điểm và tính cách riêng bỗng gặp nhau và sống sát kề bên nhau, làm thế nào có thể hình dung nổi là tất cả đều trùng hợp nhau, không vênh chống lẫn nhau, đè nén nhau, không gây cho nhau những bất tiện, bực bội, những cảm giác đau đớn, hẫng hụt…Chỉ vừa mới đây, chàng còn coi nàng là siêu lý tưởng, còn chàng coi nàng là khách thường, là có một không hai, cố gắng phô bày mình ở mặt tốt nhất, trong những nét tính toán cao thượng nhất. Nhưng bây giờ họ phải giải quyết những vấn đề thường nhật vun vặt nhất, hành động không phải khác thường mà theo thói quen hàng ngày để thể hiện mình, có đáng ngạc nhiên chăng, nếu niềm hân hoan nhường chỗ cho nỗi thất vọng. Những cuộc viếng thăm bè bạn, những chiếc vé xem bất ngờ, những bông hoa được chọn lựa, những món quà được ưa thích. Tất cả rất cần, thường xuyên cần và mãi mãi cần để làm mất đi sự đơn điệu nhàm chán.
Xin đừng bao giờ trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc chiến luận giữa hai người. Hãy say sưa với những khám phá trong thế giới bí ẩn của người ấy để mà hiểu nhau, để mà chấp nhận.
Bô-rix, người thầy giáo tốt bụng, bằng sự trải nghiệm của đời người đã khuyên Pa-ven: “ Hãy thi đua nhau trong sự nhường nhịn. Những ý muốn của vợ anh đối với anh phải cao hơn của chính bản thân anh”.
Những kẻ yêu nhau thường mắc chung một căn bệnh: hình như nước ở phía kia trong hơn, rồi một ai đó trong số họ tự bơi tách ra, nhưng tới nơi ở đấy nước còn đục hơn, làm sao có thể quay về được thà gánh chịu sự bất hạnh.
Trong tình yêu không thể không có những xung đột, những phân vân, nhưng cái trớ trêu của đời thường là đâu đó luôn có kẻ thứ ba xuất hiện:
Gô-sa- xuất hiện trước cặp Pa-ven – Mai-a: “Anh ta không thuộc lại người bằng lao động của mình nuôi sống xã hội, cho nhiều mà nhận về mình ít…Anh ta sống như một con mèo hoang, tự mình kiếm ăn, tự mình chơi nhởi…chỉ biết nhận những gì người khác cho, đáp lại anh ta đưa ra mỗi một cái- những quan điểm của mình về thế giới và cuộc đời…Tranh luận với Pa-ven, “tài hùng biện” của Gô-sa đã quyến rũ Mai-a: “Mai-a đứng tựa lưng vào tường không rời mắt khỏi đôi mắt đầy hứng khởi của Gô-sa. Đôi mắt âm ỉ cháy, nét cong kinh hoàng trên môi. Với ai còn ngỡ ngàng, chứ với tôi thì rất rõ là Mai-a cả tin đến mức nào và Gô-sa có khả năng quyến rũ như thế nào trong lần gặp đầu tiên”.
Gô-sa biết xây cho Mai-a những lâu đài hy vọng dù là ảo ảnh- cái mà Mai-a rất cần: còn pa-ven lại mắc một sai lầm khó tha thứ được trong tình yêu là cố chứng minh bằng thực tế, bằng lôgich của nhà bác học đi tìm chân lý từ mọi phía”.
Ta hãy xem đoạn đối thoại sau đây giữa Pa-ven và Mai-a: “ Có điều sớm muộn gì em cũng chết… đó là sự thật trần trụi và nếu cứ nhắc đi nhắc lại…buộc em phải thường suy nghĩ về nó thì sẽ không có ai là bất hạnh hơn em trên thế giới này. Em cần quên điều đó đi…Cần hy vọng, một hy vọng hão huyền và ảo tưởng!- rằng cuộc đời của em sẽ kéo dài vĩnh viễn. Niềm hy vọng bất chấp sự thật, bất chấp mọi suy nghĩ tỉnh táo, anh Pa-ven ạ! Anh không đưa ra niềm hy vọng đó, còn Gô-sa thì có thể…
– Nhưng em thử hình dung xem, nếu con người quay lưng lại cái thức tế đáng sợ và khó ưa ấy… thay thế nó bằng ảo tưởng. Liệu rồi sau đó còn có thể đấu tranh cho sự tồn tại của mình được không Mai-a?
– Lòng tin vào cuộc sông sau khi chết, sự bất tử của tâm hồn, thiên đường của sự công bằng…… ảo tưởng, ảo tưởng! Chẳng lẽ hàng bao thế kỷ loài người hướng đến đó là vô ích, vô nghĩa ư? Nếu không có chúng thì có lẽ tổ tiên chúng ta đã bị những sợ hãi buồn chán và tuyệt vọng xâm chiếm đến nỗi họ không còn ý muốn đấu tranh cho sự tồn tại của chính mình và lo lắng cho con cháu mai sau.
– Hy vọng vào cuộc sống sau khi chết, nhưng đồng thời lại cố bám lấy cuộc sống hiện tại. Thử có bao nhiêu người tự nguyện đi sang cuộc sống bên kia? Thế nghĩa là cái lòng tin vào những ảo tưởng cũng không lấy gì làm mãnh liệt lắm.
– Làm sao anh nghĩ đơn giản vậy- nếu đã tin vào cuộc sống bên kia thì nhất định phải từ bỏ cuộc sống này!? Niềm tin vào cuộc sống khác tiếp theo sau là sự tiếp tục cuộc sống này như để bổ sung cho cái thiếu sót quan trọng nhất của nó- sự ngắn ngủi…
Kết quả thật đau khổ, Mai- a cảm thấy “ngạt thở”, không thể sống được trong một tổ ấm gia đình với Pa-ven. Cô sẽ đi đâu? Tại ngôi nhà số số 101 đường Thanh Niên, nơi Gô-sa ở có một cái gì đó huyền bí hấp dẫn và cô đã đến đó…
Còn Pa-ven trong nỗi cô đơn tìm đến người thầy của mình với một ý nghĩ chập chờn đâu đó: “ Sự không có khả năng chịu trách nhiệm đối với người khác…tính vô trách nhiệm của người tình địch, rồi một ngày nào đó Mai-a sẽ nhận ra và sẽ trở về”.
Thầy Bô-rix, người đã trải nghiệm qua chính nỗi đau đó, phải thốt lên: “ Em đã lặp lại cái đã từng xảy ra với tôi, Pa-ven ạ”. Đâu phải điều này chỉ xảy ra với Pa-ven, với Bô-rix, mà với rất nhiều cặp yêu nhau. Rất có thể với cả bạn và tôi.
Hoá ra trong cái biển ái tình đó có quy luật: “Cái lớn lao ở xa mới thấy. Sống sát bên nhau chúng ta không nhận thấy mình đang bơi trong một đại dương như thế nào. Nhưng ngược lại trông thấy những rác rưởi vụn vặt, không hợp thị hiếu, không chung quan điểm, không bỏ qua một cái gì, không tha thứ một cái gì. Và có cảm tưởng như cái cuộc đời mà chúng ta đang bơi trong đó đầy rác rưởi?…Đúng thế…cô ấy đã bơi tách đi theo hướng khác. Nhưng ở đấy cũng đụng phải những rác rưởi của cuộc sống như vậy, và chắc có lẽ cô ấy đã nhanh chóng ngoảnh lại nhìn, đã khám phá ra một sự thật đáng buồn: “Ở phía sau dù sao vẫn sạch hơn..”.
Thầy Bô-rix nhớ lại: 10 năm sau khi hai người chia tay, người yêu của ông mới dám quay trở lại thổ lộ ăn năn. Thực ra để khám phá điều ấy không cần đến thời gian dài như vậy: “Hoá ra trong thời gian đó, cô ấy chờ đợi tôi sẽ lên tiếng gọi cô ấy từ nơi xa xôi về…còn tôi…tôi cảm thấy mình bị xúc phạm, tôi tự trọng, kiêu hãnh. Mà thật ra, đằng sau sự kiêu hãnh ấy ẩn giấu một sự do dự, cổ hủ, một sự yếu đuối, lười biếng của tâm hồn.
– Thế tại sao cô ấy không tự mình lên tiếng trước?
– Lên tiếng trước ư…Em thử đứng vào vị trí của cô ấy xem, cô ấy bỏ đi tìm hạnh phúc, cô ấy đã ruồng rẫy một con người. Giờ lại kêu cứu sự giúp đỡ của người mà mình đã ruồng rẫy ư? Không, cô ấy khó lên tiếng lắm…Em chớ nên lặp lại sai lầm ấy…
Pa-ven đã tìm đến ngôi nhà số 101, nơi ở của Gô-sa. Cái giá mà Pa-ven và cả Mai-a phải trả đủ để họ có thể quay về với nhau. Chỉ cần tìm ra một con đường hợp lý. Nhưng Pa-ven lại một lần nữa mắc sai lầm để rồi cánh cửa hạnh phúc gia đình mãi mãi khép lại phía sau anh:
“ Cô đứng cách tôi ba bước…sự im lặng dồn nén đè nặng, tai ù, khó thở. Cô không dám và không cho mình cái quyền cắt ngang sự im lặng đó…
– Anh cần phải nhìn thấy em, Mai-a ạ…
Đôi môi cô trở nên tái nhợt, hai má cứng đờ hoá đá
Đáng lẽ lúc đó tôi phải quay lưng và bỏ đi để lại cô một mình đối mặt với Gô-sa…Anh chàng Gô- sa khác tôi đến vậy. Và Gô-sa sẽ trở thành xa lạ đối với cô và cùng với thời gian- sẽ trở nên đáng ghét.
Đáng lẽ phải bỏ đi, nhưng tôi không thể nào tách mình ra khỏi cô được. Tôi đứng chết lặng, tự hành hạ mình và hành hạ cô…
– Này ông bạn già, – Gô-sa nói…nụ cười mở rộng – biết làm sao được, chúng tớ yêu nhau mà.
Trước đây chưa bao giờ tôi thấy căm thù anh ta mà bây giờ lòng căm thù bất ngờ bùng lên…một tiếng “khục” dưới nắm tay tôi, và anh ta đổ lăn xuống đất
…Trước mắt tôi hiện ra cặp mắt mất trí cuả Mai-a…, mặt cô méo xệch đi vì căm thù:
– A- anh! Đồ đểu!…Đánh đi! Đánh tôi đi! Đánh tôi đây này!
Không chịu nổi ánh mắt căm thù thiêu đốt, tôi bỏ đi…”
Cơn giận dữ không thể kìm nén, và Pa-ven hiểu rằng: “Bây giờ mới là chấm hết tất cả…Mai-a không trở về – không phải ngày mai, không, sau một năm, không, sau cả mười năm…”.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.