Nghệ Thuật Hiểu Thấu Tâm Lý Người Khác

CHIA TAY VÀ NỐI LẠI TÌNH YÊU



Có những cuộc chia tay không bao giờ trở lại, nhưng vẫn đọng mãi trong ta một nỗi buồn dịu ngọt bởi vì hương vị tinh khiết, trữ tình, bay bồng của nó. Đó có thể là những cuộc chia tay với mối tình đầu thơ ngây, trong trắng của tuổi học trò.

Có những cuộc chia tay đem lại cho ta những nỗi đắng cay, chua xót xen lẫn cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản. Đó có thể là những cuộc chia tay với kẻ bạc tình.

Nhưng cũng có những cuộc chia tay đem lại cho ta những nổi vấn vương, luyến tiếc khôn nguôi, những suy tư, khắc khoải bởi cái mệnh đề bắt đầu bằng những giả định thức: giá mà…nếu như..biết thế thì…và nếu như những cảm giác luyến tiếc này kịp thời đến ngay sau khi chia tay, hay ít nhất cũng đủ thời gian để hàn gắn thì những băn khoăn trăn trở trên lại hướng vào một câu hỏi lớn: “Làm thế nào bây giờ?”

Những ý nghĩ đó càng day dứt mảnh liệt hơn khi cuộc chia tay lại rơi vào mối tình gần cuối- khi mà người ta thường ngại ngùng hay ít có cơ may đến với một tình yêu mới. và tỉ lệ các bạn trẻ có đủ thông minh để tìm ra giải pháp này cũng không nhiều. Thật đáng tiếc cho những cuộc chia tay vĩnh viễn không đáng để xảy ra.

Đừng chia tay với người mình yêu! Đó là đầu đề của một bộ phim hấp dẫn và cũng là lời nhắc nhở đối với các bạn trẻ trong bối cảnh mà người ta thường dễ dàng vin vào yêu hiện đại, sống hiện đại” để “ rút lui” một cách vô cớ. Chớ tham lam, ích kỷ, muốn bắt cá hai tay hay đứng núi này trông núi nọ để rồi cuối cùng đánh mất tình yêu đích thực của mình. Đừng chia tay với người mình yêu, ít nhất là khi chưa kiểm tra cẩn thận những nguyên nhân của nó và chưa gắng sức tìm giải pháp. Hãy cảnh giác với những nguyên nhân thường gặp như sau:

– do sự ghen tuông một cách vô lý

– do sự hiểu lầm nhau về những chuyện nhỏ nhặt

– do những bất đồng nhỏ trong tranh luận

– do một trong hai phía vẫn còn dao động, chưa quyết định tình yêu mặc dù có xu hướng sẽ quyết định.

– Do một trong hai phía, đặc biệt là phía nam còn rụt rè, e ngại, thậm chí tự ti chưa dám bộc lộ tình cảm thật của mình.

– Do có những biến cố nào đó đến với bản thân hay gia đình của một trong hai phía mà phía bên kia không biết để kịp thời quan tâm, thành ra vô tình trở thành người vô tâm, vô trách nhiệm với người bạn yêu.

– Do tự ái, sĩ diện, câu nệ về hình thức

– Do những biểu hiện tình cảm tự nhiên, quá mức cho phép

– Do sự lãng mạn đến mức thái quá, muốn tìm hạnh phúc trong những bản tình ca dang dở, cho nên với những lý do chưa đáng chia tay mà đã vội tặng cho người bạn yêu cả những vần thơ sầu não.

– Do người ngoài dèm pha, bày mưu chia rẽ.

– Do sự can thiệp của bố mẹ, anh chị em.

….

Sự dự tính trước những khả năng có thể xảy ra như vậy bao giờ cũng hơn. Còn sự việc đã xảy ra rồi mà xét thấy muốn nối lại, thì trước hết phải vứt bỏ cái vỏ tự ái, sĩ diện, bất cần và phải biết tìm ra những cơ hội thuận lợi để trở lại với nhau. Cái khó của việc hàn gắn này là ở chỗ, nhiều khi cả hai bên đều muốn song lại e ngại và không biết tạo ra những tình huống gặp gỡ, những nhịp cầu thông cảm.

Có bạn gái đã tâm sự với tôi rằng: “Trong những tình huống phân vân lưỡng lự chưa biết đi về đâu đó, chỉ cần anh ta nói với em một câu chân thành và kiên quyết như: “anh không thẻ để mất em một cách đơn giản như vậy được! Mong em hãy suy nghĩ lại để nếu em muốn. Chúng ta hãy quên đi tất cả và làm lại từ đầu một cách tốt đẹp hơn…” thì chắc chắn em sẽ đủ niềm tin và ý chí để đi theo tiếng gọi của con tim mà vẫn giữ được “mình là phận gái”. Tất nhiên là không nhất thiết lúc nào cánh đàn ông cũng phải chủ động nối lại, mà tuỳ từng trường hợp cụ thể, có khi quyền chủ động lại thuộc về “phái yếu”, cho dù đó là sự chủ động theo “kiểu của phái yếu”.

Những bạn gái thông minh khi gặp những trắc trở từ phía gia đình mình hay do những hiểu lầm khá trầm trọng từ phía mình đã khéo léo khêu gợi lòng độ lượng, vị tha, tinh thần trách nhiệm, sự đứng đắn của một người anh…ở phía nam và dẫn dắt cuộc chắp nối gần đến đích, để rồi cánh đàn ông không còn một cách nào khác ngoài “chủ động” quyết định trong giây phút cuối cùng.

Trong những tình huống cụ thể, cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt, xác định lại những đặc điểm tâm lý, những phản ứng có thể có từ phía người bạn yêu, những nguyên nhân đích thực của việc chia tay và nếu cần, có thể tìm đến sự tư vấn của các bạn bè, những người có kinh nghiệm..và cần hết sức tận dụng sức mạnh của những “công cụ gián tiếp, trung gian”. Đó có thể là “người thứ ba” mà mình tin cẩn, có kinh nghiệm. đó cũng có thể là những cuốn sách, mẫu chuyện, cuốn phim có nội dung liên quan đến những tình huống gay cấn của mình mà được người bạn yêu đón nhận một cách tự nhiên, tế nhị. Không ít trường hợp các “chị Thanh Tâm” vô tư và khách quan đó đã làm loé sáng trong các bạn trẻ một niềm tin về con đường mình đã chọn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.