Nghệ Thuật Hiểu Thấu Tâm Lý Người Khác

LÀM CHỒNG- THỬ THÁCH CỦA THỜI HIỆN ĐẠI



Có một thời, vị trí của người chồng bao giờ cũng được xếp cao hơn người vợ, và người vợ cũng vui vẻ chấp nhận cái thứ bậc đó, coi như là trật tự của tạo hoá:

Trên trời ba sáu vì sao

Vì thấp là vợ, vì cao là chồng.

Có một thời, người chồng bao giờ cũng được hưởng nhiều quyền lợi hơn vợ, kể cả cái đặc quyền được lấy nhiều vợ, trong khi người vợ lại bị đòi hỏi rất khắc khe về trinh tiết phẩm hạnh:

Trai anh hùng năm thê bảy thiếp Gái chính chuyên thủ tiết thờ chồng.
Có một thời,những người vợ tìm thấy hạnh phúc trong việc tự nguyện làm người nâng khăn sửa túi cho chồng, thậm chí sẵn sàng nuôi chồng ăn học, ngay cả ý thức được rằng, điều đó chỉ khiến cho cuộc sống của họ ngày càng khuynh gia bai sản.

Có một thời, những người vợ ít khi làm phép so sánh, đối chứng giữa chồng mình với các ông hàng xóm, hoặc nếu có chăng thì cũng nhằm khẳng định thêm lòng sắt son,thuỷ chung của mình:

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người…

Nhưng hình như thời ấy đã qua(!)

Ngày nay, không ít các ông chồng đã biết phải từ bỏ vị trí gia trưởng độc tôn mà biết bao thế hệ đàn ông đã từng nắm giữ để chuyển sang vai trờ đồng gia trưởng với các bà vợ. Thậm chí, trong các cuộc thảo luận tại câu lạc bộ văn hoá gia đình ở Hà Nội, có ý kiến cho rằng, có thể chia đời sống gia đình ra làm nhiều mảng và tuỳ theo thế mạnh của vợ, hoặc chồng mà cân nhắc xem ai là người tổng chỉ huy trên từng mảng đó; và có những mảng, người vợ đã được thăng lên cấp trưởng…:”

Tình hình do đâu mà có những biến đổi lớn như vậy trong vai trò, vị trí của người chồng? Liệu như vậy cánh đàn ông có còn là những người chồng đích thực nữa hay không?

Có lẽ, ai cũng dễ dàng nhận thấy cơ sở kinh tế- xã hội tạo ra bước ngoặt này là nền sản xuất đại công nghiệp. chính nền văn minh công nghiệp đã kéo những người vợ ra khỏi góc nhà xó bếp và trao cho họ những cương vị xã hội mới với mức thu nhập không kém gì nam giới, khiến vị trí độc tôn trước đây của các ông chồng bị lung lay.

Mặt khác, sự nghiệp giải phóng con người nói chung,giải phóng người phụ nữ nói riêng cũng đang ngày càng diễn ra theo hướng đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa con người với con người, tôn trọng nhân quyền, phát huy cá tính, làm cho mỗi người có điều kiện tối đa để phát triển những thiên hướng, năng lực tiềm năng của mình. Điều này tất yếu sẽ làm thay đổi hình thức gắn kết vợ chồng theo kiểu bất bình đẳng trước đây để thiết lập một mối quan hệ hợp tác mới, bình đẳng, dân chủ hơn, thừa kế được những giá trị tích cực trong đạo vợ nghĩa chồng của mô hình gia đình truyền thống, song cũng hội nhập được với những giá trị nhân văn hiện đại.

Và chính cái xu thể không thể đảo ngược này đang đặt người chồng vào những thử thách mới trên con đường kiến tạo nên tổ ấm hạnh phúc, bền vững của mình:

V. Những thử thách gắn liền với quan niệm về sự trinh trắng và lòng chung thuỷ của người phụ nữ:

Nếu một người chồng ngày nay không vượt qua được những định kiến khắt khe của xã hội truyền thống xung quanh quan niệm về chữ trinh và về tư cách, phẩm hạnh của người phụ nữ thì rất khó tránh khỏi những bi kịch nghi kỵ, ghen tuông, tự dày vò bản thân và hành hạ người bạn đời của mình, bởi sẽ không thiếu gì những tình huống, khiến cho người phụ nữ có thể bị xét nét theo kiểu ngày xưa như: những trực trặc trong quan hệ ái ân ngay từ lần đầu tiên, những sắc thái mới lạ trong phong cách ăn mặc, đi đứng, tiếp xúc, những chuyến đi công tác dài ngày thậm chí vượt đại dương với những người đàn ông khác…

Mặt khác, nếu người chồng chỉ đòi hỏi sự trinh trắng và lòng chung thuỷ tuyệt đối của người vợ một cách ích kỷ cho riêng bản thân mình, trong khi chính anh ta lại là một kẻ phóng đãng, trăng hoa với những cuộc tình vụng trộm ngoài hôn nhân thì khả năng bị cắm sừng của anh ta cũng rất có thể xảy ra, bởi khả năng chịu đựng những sự bất công phi lý kiểu đó của phụ nữ thời nay đã giảm đi rất nhiều so với các thế hệ tiền bối của họ. đáng tiếc là trong nhiều trường hợp, sự phóng túng của người chồng đã kéo theo sự ngoại tình bất đắc dĩ của người vợ

VI. Những thử thách về sự bình đẳng trong việc cùng giúp nhau thành đạt:

Khát vọng vươn tới sự thành đạt trong sự nghiệp đang cuốn hút ngày càng nhiều phụ nữ trong thời hiện đại. điều đó khiến họ bước vào đời sống gia đình muộn hơn so với các thế hệ trước và khiến cho họ gặp nhiều khó khăn hơn trong quyết định lựa chọn bạn đời. Nếu người chồng không ý thức được nhu cầu chính đáng này của người vợ mà cứ khư khư giữ quan niệm lỗi thời cho rằng người vợ không cần thành đạt, chỉ cần có trình độ tối thiểu để phục vụ chồng con thì anh ta sẽ tước bỏ đi những niềm hạnh phúc đích thức và cả những lợi ích thiết thực của gia đình mình. Bởi vì khi cả vợ và chồng đều thành đạt thi con cái dễ có điều kiện thành đạt hơn. Mặt khác, khả năng hoà hợp trong đời sống gia đình hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào sự cân đối, hài hoà về trình độ văn hoá và mức độ thành đạt của cả vợ lẫn chồng. Không phải ngẫu nhiên mà ở các nước phát triển, nhiều phụ nữ cao tuổi vẫn theo đuổi các học vị thạc sĩ, tiến sĩ không phải vì mục đích để hành nghề mà để có sự hoà hợp trong đời sống gia đình. Và họ thường nhận được sự đồng viên giúp đỡ của các ông chồng.

Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế Việt Nam,sẽ có những khó khăn nảy sinh, khi cả hai vợ chồng cùng có ý nguyện vươn tới sự thành đạt, đó là gánh nặng của lao đồng gia đình và của việc chăm sóc, giáo dục con cái- những công việc mà nhiều người đàn ông ngộ nhận đó là việc của phụ nữ. song, kinh nghiệm cho thấy, nhiều khi đó chỉ là những khó khăn giả tạo, do sức ỳ tâm lý của đàn ông chưa quen chấp nhận chia sẽ gánh nặng việc nhà cùng phụ nữ. nếu chịu khó quan sát, chúng ta cũng có thể tìm thấy ở quanh ta có biết bao nhiêu tấm gương vợ chồng biết cùng nhau vượt lên những hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã,đã cùng thành đạt. thậm chí,có những người chồng đã biết dành cho vợ những sự ưu tiên đặc biết để giành lấy cơ hội thành đạt trước mình mà hạnh phúc gia đình của họ vẫn đảm bảo êm ấm, vẹn toàn.

Tóm lại, hình mẫu người chồng ngày nay đang có những biến đổi rất lớn so với mô hình truyền thống. Bên cạnh sự kế thừa những giá trị tình nghĩa, đạo lý của hình mẫu người chồng xuyên suốt chiều dài quá khứ của nhân loại, những người chồng ngày nay đang đứng trước những thử thách lớn lao theo hướng hội nhập với những giá trị dân chủ, bình đẳng, nhân quyền trong đời sống gia đình của xã hội hiện đại.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.