Trật Tự Vũ Trụ

3. BẢN ĐỒ “SINH MẠNG” DO ĐỘI THÁM HIỂM VẼ NÊN



– Biểu đồ về thế giới quan của nguyên lý vô song –

Đội thám hiểm nguồn gốc sự sống đã dựng trại tại trung tâm của quốc gia vô hạn. Vì là quốc gia vô hạn nên đâu đâu cũng là trung tâm. Rồi dưới ánh đèn dầu lay lắt, họ viết nhật ký thám hiểm, họ vẽ lại bản đồ những vùng đất đã đi qua. Chỉ có ba tấm bản đồ như thế. Nhưng chúng vô cùng đơn giản và dễ hiểu, đến một đứa trẻ cũng có thể hiểu được. Những tấm bản đồ thực sự đơn giản, tường minh, dễ hiểu đến kỳ lạ. Đó là sáu vòng tròn với một số từ được viết trong đó. Vòng tròn chính giữa có màu đỏ, tiếp theo là màu xanh, rồi màu đỏ, tiếp đó là màu xanh rồi bên ngoài lại màu đỏ. Tóm lại, chúng được tô màu lần lượt đỏ, xanh, đỏ xanh, đỏ và ngoài cùng là màu xanh. Bên trong từng vòng tròn đó có viết rất nhiều dòng chữ bé tí và thoạt nhìn, trông như là như một bàn cờ trò chơi của trẻ con vậy. Vậy chúng có ý nghĩa gì nhỉ?

Không ai biết về tung tích của đội thảm hiểm sau khi để lại ba tấm bản đồ này. Có lẽ, vì cuộc sống tại “thế giới không thấy được” rất dễ chịu, thoải mái và tự do vô cùng nên họ đã nhập tịch (quy hóa) vào vô hạn. Vì thế, chúng ta phải dựa vào ba tấm bản đồ này để xây dựng vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan. Vậy tóm lại những tấm bản đồ này vốn dĩ muốn nói điều gì đây?

Tuy nhiên, khi nhìn kỹ thì thấy trong sáu vòng tròn này, ngoài một số chữ to, rõ như Con người, Mặt đất, Cỏ cây… còn có viết vô số dòng chữ li ti. Vì quả thực không thể phục chế toàn bộ những dòng chữ này nên chỉ có thể phó mặc cho ngòi bút để sao chép và ghi lại một phần mà thôi. Rồi người ta còn tìm thấy một tờ tựa như bản giải thích, trong đó có viết nội dung như sau:

Về sự hình thành Đại vũ trụ, thế giới vô hạn

1. Thế giới sự sống có chừng sáu giai đoạn: (1) Con người, (2) Cỏ cây, (3) Mặt đất, (4) Bầu trời, (5) Ánh sáng, (6) Vô hạn.

2. 6 giai đoạn này không tồn tại độc lập, riêng biệt mà luôn hòa trộn, lồng vào trong nhau và cái lớn nhất là Đại vũ trụ vô cùng, hạn giới của nó là vô hình.

3. Ngoài ra, chúng không bằng phẳng mà có hình cầu. Có điều, vì cái to lớn nhất là vô cùng nên không thể nói nó hình cầu hay hình tứ giác. Kích cỡ của nó nằm ngoài phạm vi tư duy của chúng ta.

4. Thế giới lớn hơn luôn đi sâu, thâm nhập vào từng ngóc ngách của thế giới nhỏ hơn. Thế giới nhỏ hơn chỉ chiếm một phần của thế giới lớn hơn.

5. Những thế giới nằm sát nhau luôn luôn mang những đặc điểm đối ngược nhau. Đây dường như là đặc trưng nổi bật trong cấu tạo của vũ trụ, là trật tự của nó.

6. Luôn tồn tại những cặp đối lập như Cái vận động và Cái không vận động (Con người và Cỏ cây), Mặt đất và Bầu trời, Ánh sáng và Bóng tối hoặc Cái không vận động và Cái vận động, Cỏ cây và Mặt đất, Bầu trời và Ánh sáng…

7. Thú vị thay, nhìn vào bất kỳ thế giới nào trong sáu thế giới này ta đều thấy ở đó có những cơ cấu, trật tự, xu hướng có tính đối lập, tương đối này. Ví dụ:

a. Mặt đất: Núi và Sông, Đất liền và Biển cả, Không khí và Mặt đất, Cực địa và Nhiệt đới, Ngày và Đêm, Nóng và Lạnh, Ấm và Mát, Nhanh (bề mặt trái đất) và Chậm (trung tâm địa cầu).

b. Không gian: Ánh sáng và Bóng tối, Thể rắn và Thể khí, Lực ly tâm và Lực hướng tâm, Cái thấy được và Cái không thấy được.

c. Tia sáng: Tia sáng thấy được và Tia sáng không thấy được, Ánh sáng nóng và Ánh sáng lạnh, Tia ánh ấm và Ánh sáng mát, Ánh sáng có tính động, kích thích (vàng, cam, đỏ) và Ánh sáng có tính tĩnh, phi kích thích (lục, lam, chàm, tím), Tia sáng thấy được và Tia tử ngoại, Tia sáng không thấy được và Tia hồng ngoại.

d. Thảo mộc: Cỏ và Cây, Thân và Cành (hướng của chúng đối ngược nhau), Cành và Lá, Lá và Hoa, Hoa và Quả, Thịt và Hạt của quả, Vỏ và Lõi của hạt, Cái vươn theo chiều ngang và Cái vươn theo chiều dọc, Chất xen-lu-lô và Những thành phần có thể chuyển động (tính thực động), Tế bào và Cơ quan, Tế bào mầm phôi và Tế bào gốc, Sinh mạng và Cá thể.

e. Con người: Nam và Nữ, Tầng lớp lao động chân tay và Tầng lớp lao động trí óc, Người chi phối và Người bị chi phối, Người chỉ đạo và Người tuân lệnh, Lao động và Nghỉ ngơi, Yêu và Hận, Máu và Nước mắt, Chiến tranh và Hòa bình, Hạnh phúc và Bất hạnh, Bệnh tật và Sức khỏe, Sống và Chết, cái đầu tĩnh và đôi chân luôn vận động từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, Những thứ rỗng như phổi, dạ dạy, ruột, ruột non, bàng quang (Phủ) và những thứ đặc đầy như tim, gan, thận, lá lách (Tạng), Những thứ cứng như Xương, Răng và Thịt, Thịt và Máu, Bạch cầu và Hồng cầu, Những phần nhạy cảm như thần kinh và những thứ không nhạy cảm như cơ bắp, những thứ có tính thực vật như móng hay lông và Những thứ có tính động vật như xác thịt, trong hệ thần kinh thì cũng có thần kinh thực vật và thần kinh động vật, trong hệ thần kinh giao cảm thì cũng có thần kinh giao cảm chính và thần kinh giao cảm phụ, Căng và Lỏng, Tinh thần và Thể xác.

8. Dù phân tích bao nhiêu về bất kỳ một trong sáu thế giới thì đều thấy những sự đối lập, tương đối, chính phụ kể trên luôn tiến về vô hạn và cuối cùng, đột nhiên trước mắt mở ra thế giới của Điện tử Âm và Điện tử Dương. Nhưng, khi nhìn tổng quan hơn nữa, lùi hẳn vào vô hạn và giảm tỷ lệ khúc xạ ống kính máy ảnh của ta về cực độ thì thật thú vị, giống như tấm bản đồ thứ ba, Đại vũ trụ hiện lên với sự đối lập của Giới hữu hạn và Giới vô hạn. Đó là thế giới của tuyệt đối và tương đối. (dù có lùi xa hơn nữa cũng vô ích. Giới vô hạn càng lớn lên thì Giới hữu hạn càng nhỏ đi. Và cuối cùng chỉ còn lại hình ảnh của Giới vô hạn…)


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.