Trật Tự Vũ Trụ

LỜI BẠT 1



Ở phương Tây chỉ có một tên gọi duy nhất về vũ trụ ở tầng thứ nhất, đó là Chúa (God).

Thế giới vật chất ở tầng thứ hai chỉ là một phần rất nhỏ của tầng thứ nhất, là một tồn tại giống như một điểm trong hình học. Nhưng trong đó lại có hằng hà sa số những thiên hà và trong mỗi thiên hà đó lại tồn tại vô số hệ mặt trời.

Trái đất là một trong những hành tinh của một hệ mặt trời trong số vô vàn hệ mặt trời đó. Và trên một phần bé nhỏ của Trái đất lại có hàng tỷ con người đang sinh sống. Đây là thế giới bé nhỏ, tương đối, hữu hạn, vô thường nhưng trong mắt của con người, đây chính là Đại tự nhiên.

Người phương Tây (kể cả tầng lớp tri thức) hoàn toàn mù tịt trước sự hùng vĩ, lớn lao của vô hạn quảng đại vô biên, nơi mà hằng hà sa số (nhiều như cát của dòng sông Hằng) Đại tự nhiên được sinh ra. Nói đến điều này có lẽ họ sẽ lẩy bẩy run sợ. Nhưng người phương Đông thì lại luôn đề cập đến điều này với niềm vui sướng, hồn nhiên và sự yên tâm.

Khoa học hay Triết học chỉ biết chuyên tâm nghiên cứu về thế giới vô cùng nhỏ bé ở tầng thứ hai, từ định luật vạn vật hấp dẫn cho tới nguyên tử; chỉ biết tìm hiểu về thế giới cuộc sống con người vốn chỉ là một phần hết sức nhỏ bé trong thế giới ở tầng thứ ba chứ không hề biết ngẩng mặt lên nhìn vào thế giới vô hạn ở tầng thứ nhất. Họ không hiểu được rằng vũ trụ là vô hạn. Vì thế, vũ trụ của họ chính là thế giới vật chất ở tầng thứ hai, vô hạn của họ là vô hạn của phân tích.

Thượng đế hay Chúa trời của họ là những Ông vua, Nhà độc tài, Ông trùm quyền lực (những người có trí tuệ, có tiền của, có quyền lực…) của thế giới vật chất ở tầng thứ hai này. Nói cách khác, Thượng đế hay Chúa trời của họ được đặt tên một cách chính xác là “Tạo vật chủ” (người chủ nhân tạo ra mọi vật). Trong khi đó, ở phương Đông, đó là Đấng sáng tạo, là Đạo (道-TAO), là Nhất giả, là Mệnh (Mikoto), là trật tự của vũ trụ, là Musubi (産霊-sản linh), là Kototama (nguyên lý, linh hồn sáng tạo và tái tạo mọi vật).

Tóm lại, Thần là Linh (tama), là Đạo, là Mệnh, là Logos (kototama), là Karma (Nghiệp), là Dhamma (Pháp), là Luật nhân quả, là sự không xác định của những cái xác định.

Điều thú vị là ở chỗ trong các tài liệu, sách vở về khoa học, tư tưởng, triết học của mình, phương Tây hoàn toàn không thể đưa ra những giải thích về Thần, về Tuyệt đối, về cái vô hạn có tính sáng tạo này.

Ví dụ như Đạo thiên chúa (bao gồm cả những người theo thuyết phổ biến (universalist) và những người theo thuyết nhất thể (uniterian)) thì coi vũ trụ vô hạn ở tầng thứ nhất là thế giới tương đối hữu hạn ở tầng thứ hai. (Họ con người hóa thần thánh bằng cách đặt tên, tạo hình dáng, thậm chí còn khoác cho thần thánh những bộ trang phục. Họ coi sự vô cùng, cực độ là đối tượng của cầu nguyện. Như triết học gia người Pháp Jacques Maritain thì lại quả quyết rằng khoảng không gian giữa thần thánh và con người là con đường một chiều và cầu nguyện chỉ là sự cầu cứu trong vô vọng, không hề có sự hồi đáp). Một số ít người có nằm mơ, có tưởng tượng ra cánh cửa bước vào vũ trụ vô hạn thì lại thần bí hóa nó lên rồi đi xây dựng những nghi lễ và nhà thờ. Sigmund Freud, nhà phân tích tâm linh người Úc lại nhìn vũ trụ vô hạn như vực sâu của bóng tối, coi đó là nguồn gốc của sợ hãi và cảm giác tội ác. Mặc dù trong số đó cũng có những người có tầm nhìn sắc sảo và sáng suốt như nhà phân tích tâm linh người Úc Wilhelm Reich nhưng không may ông lại qua đời sớm.

Khoa học chỉ là đứa con ngoài giá thú của ham muốn tìm kiếm cái vô hạn, tuyệt đối, vĩnh cửu trong thế giới hữu hạn, tương đối, vô thường. Có thể coi đó như là một sự hoài niệm (nostalgie). Là một nỗ lực phi lí và mãi mãi chìm trong uổng công, vô ích. Nó càng phát triển thì chỉ càng mở rộng thêm tai họa và kết thúc thê thảm mà thôi. Như triết gia người Anh Bertrand Arthur William Russell đã xót xa than rằng “Giờ là thế kỷ của sự điên cuồng!”, hay như triết gia người Pháp Henri-Louis Bergson đã viết “Đặc trưng lớn nhất của chúng ta là sự ngu dốt, mù tịt hoàn toàn về sự sống”.

Nói đến Y học, lĩnh vực bên dưới của Khoa học, thì lại càng bi đát hơn. Y học là sự nỗ lực trong tuyệt vọnghòng dùng bạo lực để đập tan sự sợ hãi – sự ảo tưởng vô tận xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về vô hạn, về vũ trụ – của người phương Tây. Nó hiếu chiến với mọi loại bệnh tật và chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để ứng chiến nhưng tuyệt nhiên không hề có ý định tìm hiểu nguyên nhân căn bản của những căn bệnh đó. Mọi bệnh tật đều xuất phát từ chính con người và do đó chỉ còn cách sửa đổi, cải tạo bản thân con người. Ấy thế nhưng, y học chỉ đi tìm hiểu những tác nhân bên ngoài và tìm cách tiêu diệt hết những gì mang dấu hiệu của bệnh tật. Hệt như một kẻ đang cố đập tan tấm gương nhằm triệt tiêu cái hình thù gớm ghiếc của bản thân nó đang hiện lên trong chiếc gương đó.

Ở đây có ý nghĩa cho những công trình nghiên cứu khoa học mới. Những nghiên cứu nghiền nát học thuyết vạn vật (Variety Theory) như của các ông Vương, ông Lý (hai người Trung Quốc đạt giải Nobel năm 1957) chính là sự mở màn.

Nói tóm lại, sự ưu việt trong phương pháp luận phân tích của người phương Tây đến từ chính sự thiển cận và hoàn toàn mù tịt về tinh thần của họ. Những thành tựu phát triển về kỹ thuật đáng kinh ngạc của họ đến từ sự kiêu ngạo, tính tự phụ và sự vụng về, lóng ngóng của họ. Đó chính là hiện tượng “bề mặt càng rộng thì bề lưng càng lớn”.

Trong khi đó, người phương Đông lại có xu hướng tìm kiếm sự cứu rỗi nơi Tha Lực (他 -tariki) (trạng thái tinh thần tĩnh lặng, an tâm phó thác tất cả cho thực tại, toàn nãng, toàn tri của vũ trụ vô hạn), hòa nhập, đắm chìm vào khả năng sáng tạo nghệ thuật (phương pháp nhìn nhận mọi việc một cách khái quát, thống nhất và diễn đạt một cách nghệ thuật để lĩnh hội về quy luật Âm Dương căn bản của thế giới tương đối hữu hạn và vũ trụ vô hạn), không quan tâm hay ngoảnh mặt nhìn lại trước bất cứ điều gì.

Sự hòa hợp giữa hai đặc điểm này của phương Tây và phương Đông sẽ là điểm cộng, tích cực có ích cho cả hai.

Ở Nhật Bản có câu “Hòa Hồn Dương Tài” (和魂洋才-wakonyousai, tức là Cái hồn của Nhật Bản, cái tài của phương Tây). Hãy tạo ra nguyên lý cho khả năng thực hành tối đại bằng năng lực phán đoán tối cao. Hãy khắc phục sự ngạo mạn bằng sự khiêm tốn. Hãy dùng Nhu để chế Cương.

Đến đây, tôi muốn nói một điều cuối cùng.

Nếu các bạn không thể hiểu rõ những giảng giải về thiên văn học theo nguyên lý PU, phủ định định luật vạn vật hấp dẫn, phủ định banding power của tôi thì các bạn mới chỉ sở hữu năng lực phán đoán cấp một. Và cuộc sống, công việc của những ai chỉ có năng lực phán đoán cấp một sẽ luôn dư thừa những bi kịch của những kẻ nô lệ, mù quáng, không có khả năng phê phán.

Có rất nhiều con người phương Tây đang sống với năng lực phán đoán cấp một. Một số rất ít các nhà lãnh đạo đã nâng tầm năng lực phán đoán cấp hai lên thành nguyên lý lãnh đạo cao nhất. Các nhà khoa học, các học giả, chính trị gia, tất cả đều không hơn là mấy. Các tôn giáo, học thuyết (ism) hay các nhà tư tưởng xã hội cũng không có gì khác biệt. Nói tóm lại, tất cả chỉ là những kẻ lưu manh, những con bạc chuyên đi buôn bán, reo rắc lạc thú, khoái cảm.

Một người đàn ông tên X đã bay từ Paris tới Nhật Bản để học về phương pháp chính thực và trong buổi lễ chào mừng hôm đó, ông đã nói “Ở Nhật Bản có rất nhiều người bắt chước người phương Tây.

Các bạn rất giống người phương Tây chúng tôi. Tại sao các bạn không bước tới phát dương quang đại, phổ biến rộng rãi về PU và phương pháp chính thực vĩ đại này ra toàn thế giới thay vì chỉ biết ru rú một thân một mình thực hành trong nhà vậy? Các bạn chẳng khác gì người phương Tây!”

Bản thân tôi cũng ngạc nhiên trước câu nói này. Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ lại thì thấy hình như không còn có sự khác biệt giữa phương Tây và Nhật Bản nữa rồi. Chỉ có sự phân loại con người dựa vào năng lực phán đoán là nói lên tất cả.

Có điều gì góp ý, vui lòng gửi tin về địa chỉ của chúng tôi… 103 ngách 2, ngõ Thái Thịnh 1, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04 3 8534225;

Email: [email protected].


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.