Trật Tự Vũ Trụ

SỰ SỐNG LÀ GÌ?



Sự sống – thứ ai cũng biết nhưng không ai hiểu – và ba tầng phát triển của nó

Nói một cách tóm tắt, đơn giản thì sự sống có ba tầng phát triển.

Ở tầng thứ nhất là sự mở rộng vô hạn, tuyết đối.

Ở tầng thứ hai, do tính ly tâm của mình, tại một thời điểm, vị trí nhất định nào đó, sự mở rộng đó sẽ tự thân phân hóa làm hai. Và với việc hai nhánh phân hóa đó hòa trộn, xung đột với nhau mà vòng xoắn ốc được sinh ra. Tầng thứ nhất có hai cực ▽△. Tầng thứ hai tạo ra năng lượng, tầng thứ ba tạo ra hạt cơ bản và sau đó sinh ra nguyên tử. Các nguyên tử phát triển thành các tập hợp khổng lồ, dần dần hình thành nên các thiên thể và cuối cùng sinh ra Hệ mặt trời. Và hàng triệu, hàng tỷ Hệ mặt trời cứ thể tiếp tục, tiếp tục hình thành, sáng tạo và phát triển. Đây chính là thế giới vật chất, thế giới vô cơ.

Ở tầng thứ ba, vào một thời điểm, vị trí nhất định của thế giới vật chất này sẽ hình thành nên thế giới hữu cơ. Một phần rất nhỏ của thế giới hữu cơ này phát triển trở thành thế giới sinh vật; Đó là sự phát sinh tự nhiên, tự phát.

Để giải thích kỹ càng về điều này, nếu sử dụng tổng hợp tất cả các ngành như vật lý, hóa học, toán học thì cũng phải mất vài năm. Còn tôi thì muốn làm điều này trong khoảng một năm thôi.

Vì vậy, tôi phải nghĩ ra một phương pháp đặc biệt.

Trong vũ trụ vô hạn ở thế giới thứ nhất không có sự phân hóa.

Chúng ta có khả năng tư duy, trí nhớ, mong muốn, có thể có ước mơ về lý tưởng, hạnh phúc vĩnh cửu, sức khỏe tuyệt đối và công bằng tối cao là vì ta đang coi vũ trụ này – Thực tại, Toàn tri, Toàn năng – là bào thai, là cãn nguyên, là bản thể, là máu, là sự sống của chính mình. Sự vô hạn của trí nhớ là minh chứng cho điều này. Trí nhớ của chúng ta không vẽ lại được một cách rõ ràng những gì thuộc về thời gian trước thời thơ ấu. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng ngay từ trước đó đã tồn tại trí nhớ. Không thể phủ nhận rằng trí nhớ tồn tại từ thời xa xưa vô hạn, suốt từ lúc bắt đầu của bắt đầu cho tới lúc kết thúc của kết thúc. Trí nhớ chính là bản thể của “cái tôi”.

Trí nhớ của thời điểm trước khi ta sinh ra luôn ở trạng thái mơ hồ, không rõ ràng là vì vũ trụ ở thế giới thứ nhất là tuyệt đối, là vô hạn, không có sự phân biệt. Và do đó, đương nhiên là năm giác quan (ngũ quan) của ta không thể nào nắm bắt được. Tương lai cũng vậy.

Thế giới thứ hai là thế giới vật chất. Là thế giới của hàng triệu, hàng tỷ Ngân hà. Là thế giới tự nhiên tương đối, hữu hạn, vô thường, thế giới của giấc mơ, ảo ảnh. Mọi thứ trong thế giới này đều có khởi đầu, có kết thúc, có mặt trước, mặt sau, mặt phải, mặt trái và tất cả đều ở dạng động, đều biến hóa. Vì đây là thế giới của vật chất, thế giới của sự biến đổi, thế giới của những tamayura (đốm sáng linh hồn), là thế giới vô thường cho nên nó vô tình. Nói cách khác, đây là thế giới của cái chết, là thế giới vô cơ.

Từ thế giới vô cơ này, thế giới hữu cơ được sinh ra và cuối cùng sinh vật được sinh ra. Và một phần rất nhỏ trong đó là con người.

Trong số những con người này, chỉ những ai phát hiện ra vô hạn – cái bào thai của “Ngã” trong vũ trụ vô hạn, căn nguyên của sự sống – thì mới hiểu và thừa nhận tính đồng căn đồng nhất giữa toàn trí, toàn năng, toàn tri và tự thân. Nói theo cách nói cổ xưa thì đây là đức tin (chánh tín), là ý chí, là giác ngộ (Satori), là giải thoát. Chỉ ở nơi đó mới tồn tại Tự do vô biên, Công bằng tuyệt đối, Hạnh phúc vĩnh cửu.

Đây là ý nghĩa của sự sống. Đây là sự thừa nhận về ba tầng phát triển của sự sống. Với những ai không có sự thừa nhận này thì họ sẽ bắt đầu cảm nhận được sự vô ý nghĩa của cuộc sống khi họ ở độ tuổi bốn mươi, năm mươi. Và rồi đến lúc nào đó họ sẽ tự sát, giống như George Eastman hay Ernest Miller Hemingway.

Đây là sự “tự chứng” của trât tự của đại vũ trụ. Trật tự chính là sự sống.

Vì vậy, những người đã sống thời ấu thơ mà không biến cuộc sống thực tế hàng ngày của mình thành một cuốn sổ ghi chép có trật tự thì họ sẽ không thể sắp xếp trật tự cho bản thân mình được. Từ đó, họ không thể sắp xếp trật tự, ngăn nắp từ cái ngăn kéo, căn phòng, ngôi nhà cho tới những suy nghĩ trong đầu, những tư tưởng và hành động của mình.

Ba tầng phát triển của sự sống:

(1) Sự mở rộng vô hạn (thế giới vô thủy, vô chung)

(2) Vòng xoáy trôn ốc (▽△lưỡng cực phân hóa) – Thế giới vật chất, vô cơ

(3) Xuất hiện vật hữu cơ – sinh vật —————–

Thế giới của sự sống –

Thế giới cực nhỏ ở tầng thứ ba này là thế giới mà người ta thường gọi là thế giới của sự sống (thế giới ở tầng thứ hai là thế giới của cái chết). Vì vậy, Chết là nguồn gốc, là mẹ của Sống. Sống là quá trình các sinh vật thoát khỏi thế giới tương đối hữu hạn và hướng tới vũ trụ vô hạn ở tầng thứ nhất.

(Vô hạn (Thượng đế) vượt qua lưỡng cực, rồi qua năng lượng, rồi tới hạt cơ bản, tới nguyên tố (từ nguyên tử tới các vì sao), rồi cỏ cây, rồi động vật, rồi thế giới con người và quá trình cuối cùng quay lại vô hạn là sự sống ở nghĩa hẹp).

Những tên gọi khác của vũ trụ ở tầng thứ nhất gồm có: Brahman, Atman, Thượng đế, Tinh thần, A-Di-Đà Phật, Thái cực, Vô cực, Linh hồn, Cha, Chúa (God), Vô hạn, Vô, Không.

Những tên gọi khác của thế giới ở tầng thứ hai gồm có: Vô thường, Cuộc đời, Trần thế (Ukiyo), Hữu hạn (Karisome), Maya.

Những tên gọi khác của cái mở rộng vô hạn, vô thủy, vô chung của vũ trụ ở tầng thứ nhất – thế giới xuyên suốt những thế giới ở giai đoạn hai và giai đoạn ba gồm có: Thần linh, Đạo (TAO), Âm Dương (Thái cực) (Nhất âm nhất dương chi vị sinh), Pháp (Dhamma).

Những người giảng dạy về Đạo, Pháp và đem đến cho mọi người sự bình an vô cùng (vô thượng an tâm) tại thế giới ở tầng thứ ba được gọi với những cái tên như: Chư Tăng, Con Trời (ngự tử), Thánh nhân…

Và như vậy ta sẽ hiểu được về Phật Pháp Tăng (Tam bảo), hiểu được về Tam vị nhất thể (Cha, Con và Thánh thần).

Như các bạn đều biết rõ, đã có rất rất nhiều minh chứng cụ thể cho thấy tính ưu việt của nền triết học phương Đông trong việc giải thích ba giai đoạn phát triển của sự sống này. Đó là những cuộc trị liệu kỳ diệu dựa vào Macrobiotics y học Đông Dương, những bài thuốc trẻ hóa, những phương pháp giúp con người có được sự hạnh phúc và tự giác, những lời tiên tri chính xác về tên lửa sao Kim…


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.