Bản Lĩnh Putin

CHƯƠNG 6: PUTIN LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC



1. Không để người tiền nhiệm dắt mũi

Cuộc đời Yeltsin đã làm ba việc lớn: Thứ nhất, tháng 8 năm 1991 xoá bỏ chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô; thứ hai, cuối năm 1991 tách nước Nga ra khỏi Liên Xô; thứ ba, tháng 10 năm 1993, tấn công vào toà nhà Quốc hội và trực tiếp làm cho Liên Xô diệt vong hoàn toàn.

Giai đoạn đầu cầm quyền, mục đích chính của Yeltsin là bảo vệ những thành quả kinh tế và chính trị trong phạm vi toàn nước Nga.

Đối với nước ngoài, Yeltsin kiên trì chủ trương nước Nga là một nước lớn siêu cường kế thừa Liên Xô. Trong cuộc bầu cử năm 1996, Yeltsin nhận được sựủng hộ của liên minh 13 nhà tài phiệt và 350 triệu đô la; trong sự kiện Kosovo, Yeltsin phê chuẩn cho quân Nga nhảy dù xuống Nam Tư, đó được coi là hành động chống lại NATO và thể hiện tác phong quyết đoán của Yeltsin.

Trong giai đoạn cuối thời kỳ nắm quyền, Yeltsin tập trung vào việc duy trì quyền hành và tìm người kế cận, trong vòng hai năm liên tục thay ba thủ tướng, qua đây một lần nữa cho thấy tác phong quyết đoán của Yeltsin.

Yeltsin trao hết quyền hành cho Putin cũng là vì muốn Putin đi theo con đường mình vạch sẵn nhưng Putin là người kín đáo, thâm sâu không dễ gì để cho Yeltsin dắt mũi như vậy.

Từ bài phát biểu của Putin khi quyết định tham gia tranh cử Tổng thống Nga, có thể thấy chính sách chủ yếu của ông là:

Thứ nhất, là quan điểm đánh giá về Liên Xô. Những thành tựu Liên Xô đạt được không thể phủ nhận nhưng cũng thấy rằng những gì mà nhân dân đã hy sinh và cái giá phải trả thật quá lớn. Chặng đường gần 70 năm qua của Liên Xô là đi vào ngõ cụt, Liên Xô không hề có tự do chính trị.

Thứ hai, là quan niệm về cường quốc. Nước Nga đã và sẽ vẫn là một cường quốc. Nước Nga qúy trọng dân chủ và tự do.

Thứ ba, là đoàn kết xã hội là truyền thống của nhân dân Nga.

Thứ tư, là chú trọng thể chế pháp luật. Công dân cần tôn trọng Hiến pháp và Pháp luật.

Thứ năm, là mang lại cho nhân dân cuộc sống tốt đẹp. Putin đã đưa ra 4 điểm chính trong công việc của chính phủ sau khi đắc cử:

1. Tuyên chiến với đói nghèo, phát huy ưu thế của thanh niên, chỉnh đốn lại cả về kinh tế và đạo đức xã hội của Nga, chăm sóc tốt cho những người đã tham gia cuộc chiến tranh chống phát xít.

2. Ngăn chặn các quan chức và các phần tử tội phạm chiếm đoạt tài sản của nhà nước, giảm thuế, ngăn chặn nạn lãng phí.

3. Khôi phục sự tôn nghiêm của nhân dân, tăng thêm niềm tự tôn dân tộc.

4. Đưa ra những chính sách đối ngoại xuất phát từ lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia là trên hết.

Sau khi đắc cử, Putin đã làm được nhiều việc lớn trên lĩnh vực an ninh, ngoài việc đẩy lùi quân khủng bố, còn đạt được những thành tựu sau:

Thứ nhất, công bố quan điểm mới về an ninh nước Nga và học thuyết quân sự mới.

Putin phản đối chính sách đơn cực của Mỹ, cho rằng Mỹ đang âm mưu làm suy yếu sức mạnh của nước Nga trên mọi lĩnh vực. Năm 1997, học thuyết quân sự mới của Nga quy định: Chỉ khi nào đứng trước sự đe dọa tồn vong của quốc gia mới được sử dụng vũ khí hạt nhân; khi nước Nga và các nước Đồng minh của Nga bị đe doạ an ninh, khi mọi biện pháp giải quyết khác không có hiệu quả mới được sử dụng vũ trang.

Các nước phương Tây nhận thấy rằng chính phủ của Putin đã làm mọi cách để giảm thiểu khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Thứ hai, Putin chú trọng xây dựng quân đội và phát triển công nghiệp quốc phòng.

Thứ ba, Putin quan tâm tới việc xây dựng cơ quan an ninh quốc gia.

Putin đã khái quát tất cả những gì ông nên làm trong mấy năm sau đó và cả những việc nước Nga cần làm trong vài chục năm sau.

Sau khi lên nắm quyền, ông đã có bài viết “Nước Nga trong sự chuyển tiếp thiên niên kỷ”. Bài viết đã đề cập đến chủ nghĩa yêu nước, quan niệm cường quốc, vai trò của đất nước và đoàn kết xã hội; hơn nữa còn nhấn mạnh tới hai trụ cột chính để chấn hưng nước Nga, đó là sự quản lí vĩ mô đối với nền kinh tế và hệ thống chính quyền đủ mạnh của Nga.

Lãnh đạo đất nước thời loạn phải có bàn tay thép. Putin đã làm cho các cơ quan phát huy được thế mạnh của mình.

Putin lên nắm quyền đã giúp nước Nga thoát khỏi những nguy cơ đe doạ và tình hình hỗn loạn. Chính trị, kinh tế, xã hội dần ổn định, các cơ quan chính quyền tuân theo pháp luật, mọi hoạt động đều phải tuân theo trình tự nhất định. Putin trọng dụng các nhân viên KGB, họ thực sự đã thể hiện được vai trò to lớn trong việc tập trung quyền lực, bảo vệ luật pháp, chỉnh đốn trật tự kỉ cương…

Putin tiếp thu ý kiến của các tướng lĩnh quân đội, thành lập Khu 7 liên bang, các khu liên bang do các tướng lĩnh quân đội đứng đầu, quản lý chung 89 bang nhỏ, các vùng biên giới, và các thành phố trực thuộc trung ương.

Trước khi nhận chức, Putin từng tới thăm Đức 4 lần để bàn về vấn đề tiền nợ của Nga, kết quả là ông đã điều đình được để giảm khoản nợ của Nga từ 9 tỉ đô la xuống còn 500 triệu euro.

Năm 2002, trong thời gian tới thăm châu Âu, bước đầu xác định kế hoạch xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu.

Tháng 8 năm 2003, Putin tới thăm Malaysia và kí kết được hợp đồng xuất khẩu máy bay trị giá 900 triệu đô la.

Mặc dù nguồn dầu lửa của Siberia có hạn nhưng Putin đã tận dụng được nguồn dầu mỏ ấy để thu hút sự quan tâm của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên để mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho Nga.

Đối với giới truyền thông, sau khi lên nắm quyền, Putin khống chế các tập đoàn truyền thông khiến cho các đài truyền hình và các tờ báo chống đối chính phủ thuần phục hơn trước nhiều.

Các phương tiện thông tin đại chúng muốn được quyền đưa tin về các sự kiện chính trị bắt buộc phải tuân theo các quy định của chính phủ. Những vấn đề giới truyền thông muốn đưa tin phải nêu ra với Putin, trước hết phải thông qua cơ quan quản lí công tác báo chí của Tổng thống để phê duyệt.

2. Màn mở đầu của chính phủ mới

Sau khi lên nắm quyền, mặc dù Putin tiến hành những cải cách to lớn về nhiều mặt (chính trị, kinh tế, xã hội…) nhưng chủ yếu là tăng cường quyền lực cho chính quyền trung ương và ổn định xã hội. Cuộc cải cách do Putin tiến hành đã bước vào giai đoạn mới.

Những cải cách của Putin có kế hoạch rất cụ thể, có mục đích nhất định và có tính tiếp nối nhất quán. Năm 2000, Nga tiến hành cải tổ thể chế Liên bang, năm 2001 cải tổ ngành Tư pháp, đó đều là những cải cách có trình tự từ trên xuống dưới.

Putin khống chế dư luận ở mức nhất định, nhưng khi tiến hành cải cách tư pháp ông cho tổ chức tuyên truyền sâu rộng. Ông thử nghiệm thông qua xây dựng chế độ bảo đảm uy quyền của Tổng thống để cải tổ nước Nga thành “xã hội dân chủ có sự kiểm soát của nhà nước”.

Từ khi Putin tiến hành cải cách, cơ quan lập pháp và hành pháp của Nga đã giữ được lập trường thống nhất trong nhiều vấn đề trọng đại của đất nước, tạo ra cơ sở chính trịổn định để Putin tiến hành nhiều cải cách quan trọng. Tuy năm 2001 đã xảy ra sự kiện Đảng Cộng sản phát động lật đổ chính phủ nhưng chính phủ Putin vẫn giành được sựủng hộ của nhiều nghị sĩ.

Trong khi giải quyết các vấn đề quân sự và xã hội khác, Putin thể hiện được khả năng và trí tuệ đặc biệt, nhờ đó ông giành được sựủng hộ rất lớn của cử tri. Theo kết quả điều tra, phần lớn cử tri có thái độ rất lạc quan trước những cải cách của Putin, đồng thời tin tưởng rằng ông đủ khả năng nâng cao vị thế của nước Nga.

Sự ủng hộ của cử tri và tình hình chính trịổn định là những cơ sở quan trọng để Putin tiếp tục tiến hành cải cách. Putin đã đưa ra những nhận định về nước Nga như sau: Nước Nga đã không còn là quốc gia tiêu biểu về đỉnh cao về kinh tế và xã hội trên thế giới.

Nước Nga đang phải đối diện với nhiều vấn đề kinh tế xã hội rất phức tạp.

Nước Nga đang còn tồn tại 3 vấn đề lớn: Thiếu ý chí và niềm tin vào khả năng phục hồi đất nước; thiếu một chính quyền nghiêm minh được nhân dân công nhận; kinh tế nghèo nàn. Ba nguy cơ này cản trở nghiêm trọng tới tới sự phát triển kinh tế, xã hội và đe dọa sự tồn vong của nước Nga.

Putin chỉ rõ, hai yếu tố tạo ra những nguy cơ trên chính là: Thứ nhất, nền kinh tế kiểu Liên Xô đã khiến nhân đân phải trả giá quá đắt; thứ hai, công cuộc cải cách đã có những sai lầm nghiêm trọng. Putin chủ trương lấy cơ sở là nền kinh tế thị trường và chế độ dân chủ, tiến hành cải cách trên nguyên tắc có kế hoạch và tiến hành từng bước, đảm bảo giữ vững ổn định xã hội, không để cuộc sống của nhân dân khó khăn hơn.

Ông kiên quyết phản đối áp dụng mô hình của các nước phương Tây vào nước Nga một cách rập khuôn, máy móc. Đó là con đường sai lầm, phải kiên trì tìm ra con đường riêng phù hợp với nước Nga.

Ông còn đưa ra khái niệm “Tư tưởng Nga” với trung tâm là “chủ nghĩa yêu nước, vai trò của đất nước và đoàn kết xã hội”.

Ông đã lấy chủ nghĩa yêu nước – nhân tố mạnh nhất, có ý nghĩa nhất để kêu gọi nhân dân, động viên nhân dân Nga phát triển kinh tế, củng cố đoàn kết trong xã hội, nâng cao giá trị truyền thống dân tộc Nga.

Tư tưởng Nga mà ông khởi xướng có hai điểm sau:

Ông không đặt quan niệm giá trị truyền thống Nga đối lập với quan niệm giá trị nhân loại. Ông cho rằng hai giá trị đó nên hoà chung làm một.

Putin đưa ra chiến lược phát triển lâu dài cho nước Nga.

Để giải quyết nguy cơ tồn vong, cần phải có chiến lược phát triển trước mắt và chiến lược phát triển lâu dài. Ông lập ra Trung tâm nghiên cứu sách lược quốc gia. Khái quát những bài học mà nước Nga thu được từ những năm 90 của thế kỷ trước như sau: Thứ nhất, nước Nga chưa từng có chiến lược phát triển kinh tế cho 15 – 20 năm sau; thứ hai, nước Nga phải có biện pháp cải cách hợp lý hơn.

Chiến lược kinh tế mà Putin đưa ra bao gồm: Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp, đề ra cơ cấu chính trị hợp lý, xây dựng hệ thống tài chính tiền tệ ổn định, đấu tranh đẩy lùi tội phạm kinh tế, thúc đẩy kinh tế Nga hoà nhịp cùng kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa.

Mặc dù các cơ quan báo chí vẫn thường đoán già đoán non về chiến lược phát triển kinh tế của chính quyền Putin nhưng tư tưởng chiến lược phát triển quốc gia vẫn chưa đưa ra. Có thể thấy chính quyền của Putin vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc hoạch định chiến lược kinh tế phù hợp, chưa hiểu hết về tình hình tài chính và tình hình sở hữu các nguồn vốn trong nước. Putin giải thích về điều này như sau: “Khi một giám đốc mới tới tiếp quản một công ty, việc đầu tiên là phải nắm chắc tình hình tài chính của công ty đó. Nước Nga cũng giống như một công ty lớn và phức tạp, khi chưa nắm rõ điểm thành công và thất bại của đất nước, chưa biết rõ nước Nga mất đi cái gì và có thể lấy lại được cái gì thì không thể nói nước Nga giàu hay nghèo”.

Chính phủ của Putin đã tiến hành điều tra về tình hình tài sản của nước Nga. Họ đã tìm hiểu được rất nhiều về lợi nhuận của các nhà tài phiệt hàng đầu, tìm ra các hiện tượng tiêu cực. Điều này đã vấp phải sự phản đối của nhiều thương nhân, quan chức. Nhưng quyết tâm của chính phủ mới do Putin đứng đầu là không gì có thể thay đổi.

3. Kinh tế và chính trị cùng vững bước đi lên

Khi Putin mới nhận chức, các nhà bình luận của Nga cho rằng chính phủ của ông có một mục tiêu lớn và ba nhiệm vụ sau đây:

Mục tiêu lớn là khôi phục nước Nga.

Ba nhiệm vụ lớn là, loại bỏảnh hưởng của các trùm kinh tế, tăng cường sự kiểm soát của trung ương với địa phương, thúc đẩy xây dựng kinh tế thị trường.

Dẹp yên sóng gió, dỡ bỏ rào chắn.

Để đảm bảo và duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga và khôi phục lại quyền uy của chính quyền trung ương, quân đội Nga đã triển khai các hành động quân sự quy mô lớn ở Chechnya; tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố, các thế lực chống đối và các phần tử cực đoan, mở màn cho hàng loạt các hoạt động chính trị sau này.

Putin đã tăng cường việc kiểm soát chính trị để bảo vệ nghiêm ngặt nền độc lập trên cả nước. Chính phủ của Putin đã áp dụng nhiều biện pháp quan trọng. Không lâu sau khi nhận chức, trên cơ sở 89 bang vốn có của Nga, Putin đã thành lập 7 khu liên bang lớn. Ông chính thức uỷ nhiệm bảy vị đại diện tổng thống thay ông quản lý các liên bang này. Bảy khu vực liên bang này cũng giống như ranh giới quân sự của Nga. Bộ nội vụ được tách ra để thiết lập các cơ sở tại bảy khu liên bang nơi có các đại diện tổng thống. Chính phủ trung ương cũng cử các đại diện chuyên giám sát đôn đốc tình hình chính trị, tài chính và ngân sách trung ương tại các khu liên bang.

Chính phủ Putin đã kết thúc tình hình đối kháng giữa chính phủ trung ương và các thế lực địa phương, làm suy yếu quyền lực của các quan chức địa phương, đảm bảo hoạt động của chính quyền thông suốt từ trên xuống dưới.

Tấn công các “ông trùm kinh tế”

Sau khi nhận chức, Putin đã chú trọng nhiều tới việc điều chỉnh dư luận, quản lý và giám sát báo chí. Ông đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc một vài tờ báo và đài truyền hình bị các ông trùm kinh tế khống chế. Thông qua việc điều chỉnh quyền cổ đông, chính phủ Putin đã tiến hành chỉnh đốn một số đài truyền hình, xoá bỏ quyền kiểm soát của các ông trùm kinh tế với các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối mặt với tình hình can thiệp chính trị, xâm phạm tới lợi ích quốc gia của các ông trùm kinh tế, Putin đã nhiều lần tỏ rõ: nhà nước sẽ không bị khống chế, quyết không chịu khuất phục những thế lực này. Năm 2000, ông đã nhiều lần tấn công vào các nhân vật cầm đầu trong giới tài phiệt Nga làm cho một số kẻ đầu sỏ phải bỏ chạy khỏi Nga.

Cải cách cơ cấu hành chính

Putin đã chỉ ra rằng: thể chế hành chính của nước Nga nếu không thay đổi sẽ không thể xây dựng được một cơ cấu quyền lực hữu hiệu và càng không thể xây dựng được đội ngũ lãnh đạo thanh liêm, làm việc hiệu quả. Cải cách hành chính của ông không chỉ giới hạn trong chính phủ trung ương mà còn tăng cường cải cách thể chế hành chính ở địa phương.

Đầu năm 2001, sau khi Putin thay đổi một số bộ trưởng, đến cuối năm lại tiếp tục cải tổ chính phủ, tinh giản nhân sựở các ban ngành, tổ chức lại Ủy ban an ninh quốc gia…

Tạo ra môi trường kinh doanh tốt.

Putin đã từng nhiều lần nhấn mạnh đến tác hại của việc quan chức can dự vào kinh tế thị trường, tạo ra nhiều phản ứng tiêu cực trong dư luận.

Ông chỉ rõ: công dân các nước trên thế giới có thể được hưởng quyền tự do kinh tế thì người Nga cũng có quyền đó trên đất nước của mình. Hoạt động kinh doanh nhất thiết phải được tự do hoá, các lãnh đạo cần phải nới lỏng chế tài quản lý, tạo môi trường kinh doanh tốt.

Năm 2001, được sự đồng ý của Putin, Bộ trưởng Bộ kinh tế Nga đã đưa ra kiến nghị: “Hoạt động kinh tế phi quan liêu hoá”, yêu cầu thu hẹp quyền lực thẩm định phê chuẩn của các bộ ngành, tạo ra môi trường hành chính rộng rãi cho các doanh nghiệp. Năm 2001, Bộ Kinh tế của Nga đã trình lên Duma quốc gia 14 dự thảo sửa đổi luật, nhằm ngăn chặn các quan chức can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, đơn giản hoá thủ tục thẩm tra phê duyệt.

Các dự án cần thẩm tra phê duyệt của Nga đã giảm từ con số hơn 500 xuống còn 102 dự án. “Luật thuế mới” của Nga đã được thông qua tại Duma quốc gia, nước Nga bắt đầu thực hiện thu thuế thu nhập với mức 13%.

Chính phủ của Putin đã điều chỉnh mức thuế lợi tức của các doanh nghiệp xuống còn 24% và bãi bỏ một số loại thuế khác.

Tách rời doanh nghiệp và chính trị

Chính phủ Nga đã tiến hành cải tổ các ngành độc quyền. Các ngành nghề độc quyền chính là vấn đề khó khăn nhất ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của Nga. Việc cải tổ các ngành nghề và các ban ngành lũng đoạn như: khí thiên nhiên, điện lực, vận tải đường sắt v.v… đã ảnh hưởng tới lợi ích của không ít người, kèm theo các cuộc đấu đá và sự ganh đua thế lực.

Mùa hè năm 2001, Nga đã lập ra Uỷ ban giá cả và thu phí thống nhất toàn quốc, thu hồi quyền định giá của các ngành độc quyền trong nền kinh tế.

Đẩy nhanh cải cách tư pháp

Viện trưởng Viện kiểm sát Nga cho rằng, tiêu cực là mầm mống tai hoạ lớn nhất chưa thể loại bỏ tận gốc của Nga trong 10 năm cải cách, nó cũng là mối hiểm hoạ tiềm tàng trong chính nội bộ nước Nga.

Sau khi Putin nhận chức, rất nhiều người đề nghị ông giơ cao ngọn cờ chống lại sự thối nát, hủ bại.

Mùa hè năm 2001, Viện kiểm sát và Uỷ ban thẩm tra của Nga đã tiến hành thanh tra toàn diện đối với các bộ ngành: Bộ tình trạng khẩn cấp, Bộ đường sắt, Hải quan, Ngư nghiệp… Ngay cả Cục quản lý văn phòng phủ Tổng thống cũng không ngoại lệ.

Về phương diện cải cách và xây dựng thể chế pháp luật, Putin chủ trương xử lý tốt các quan hệ lập pháp, điều chỉnh các quy định gây cản trở giữa các bộ ngành và pháp luật. Ông chủ trương nâng cao vai trò của toà án, nâng cao hiệu quả của thi hành án, tăng cường giám sát, kiểm tra đội ngũ nhân viên toà án. Năm 2002, lương của các nhân viên toà án đã được nâng cao thêm 40 – 50% để ngăn chặn các lãnh đạo hoặc thế lực xã hội đen làm hư hỏng các nhân viên toà án.

Cải cách xã hội

Nhiều năm sau, công cuộc cải cách về chính trị của Nga đã có hiệu quả rõ rệt nhưng cải cách về xã hội vẫn còn rất chậm chạp. Các lĩnh vực như: điện, nước, khí đốt, sửa chữa nhà ở của dân chúng Nga vẫn tuân theo thể chế của thời Liên Xô.

Năm thứ hai sau khi lên cầm quyền, Putin bắt đầu tiến hành cải cách đối với lao động, giáo dục, tiền trợ cấp cho người già, đất đai, thuế, hải quan, hệ thống dự toán ngân sách v.v…

Những cải cách về xã hội còn rất nhiều khó khăn, nhưng đã tỏ ra rất có hiệu quả.

Xem ra, các chính sách cải cách “thiết thực và cẩn trọng” của Putin đã thích hợp hơn với các lĩnh vực xã hội dường như đã trở thành thâm căn cố đế của Nga. Nước Nga đã thực sự quay trở lại vũ đài chính trị quốc tế.

4. Tăng cường sự kiểm soát chế độ trung ương tập quyền

Liên bang Nga có tất cả 89 bang, trong cải cách thể chế chính trị sau khi Nga giành độc lập, chính quyền trung ương đã cho phép các địa phương có quyền lực nhất định.

Quyền lực của không ít các quan chức địa phương dần dần được mở rộng, rất nhiều quy định của địa phương mâu thuẫn nghiêm trọng với Hiến pháp của quốc gia.

Tháng 3 năm 2000, đứng trước xu thế lớn mạnh dần lên của quyền lực địa phương, sự suy yếu dần của quyền lực trung ương và sự hỗn loạn chính trị trong nước, Tổng thống Putin đã áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm tăng cường quyền kiểm soát cho chính quyền trung ương.

Cải tổ Uỷ ban liên bang

Sau khi chính phủ thành công trong việc thành lập 7 khu liên bang lớn trên toàn quốc, Duma quốc gia Nga đã thông qua “Luật thành lập Uỷ ban liên bang” do Putin đề xướng.

Theo Luật mới này quy định, 178 thành viên của Uỷ ban liên bang được chọn từ cơ quan lập pháp và cơ quan hành chính, mỗi cơ quan có một người đại diện cho 89 bang. Như vậy có thể tránh được việc các quan chức địa phương được “dân bầu” và được hưởng quyền miễn trừ tư pháp mà có thể “không chịu sự quản lý”. Tháng 1 năm 2002, Uỷ ban liên bang mới được thành lập.

Xác định tiêu chí quốc gia

Duma quốc gia Nga đã thông qua hiến chương do Putin đưa ra, xác định việc lấy biểu tượng “chim ưng hai đầu” thời Sa hoàng làm quốc huy, lấy “cờ ba sắc” của chính phủ lâm thời giai cấp tư sản hồi đầu thế kỉ XX làm quốc kỳ, lấy giai điệu quốc ca của Liên Xô trước đây làm quốc ca Nga, lấy Hồng kỳ làm Quân kỳ. Hiến chương mà Putin đưa ra đã kết nối lịch sử nhiều thời kỳ của Nga, nó có ý nghĩa tượng trưng cho việc khôi phục lòng tự tôn dân tộc, củng cố việc thống nhất đất nước, đoàn kết các tầng lớp, các lực lượng trong cùng một dân tộc.

Quy phạm chính trị Đảng kiểu mẫu

Putin đã phê chuẩn cho Duma quốc gia Nga thông qua “Luật chính đảng”, luật này xác định ranh giới rõ ràng đối với quy tắc thành lập, đăng kí, hoạt động của chính đảng. Ví dụ: Không cho phép các tổ chức mang tính chức nghiệp, xã hội, chủng tộc, dân tộc và tôn giáo tiến hành xây dựng chính đảng riêng.

Việc ban hành “Luật chính đảng” có lợi cho sự đoàn kết, ổn định của nước Nga, làm dấy lên phong trào “liên hợp” chính đảng, các thế lực trung gian bắt đầu ủng hộ Putin. Từ đó cơ sở sức mạnh chính trị của Putin được củng cố thêm.

“Đảng nước Nga đoàn kết” mới thành lập nhưng đã nhanh chóng trở thành Đảng đứng đầu trong Duma quốc gia Nga. Thông qua phương thức biểu quyết, “Đảng nước Nga đoàn kết” đã gạt bỏ 8 trên 10 chức vụ của Đảng Cộng sản Nga trong Duma quốc gia. Không những thế, họ còn ép buộc chủ tịch Duma quốc gia Seleznev là người của Đảng Cộng sản phải từ chức.

Đảng Cộng sản Nga thông qua biểu quyết, buộc Seleznev và 10 vị Chủ tịch ủy ban phải từ chức tập thể. Được sự giúp đỡ của Putin, Seleznev và hai vị chủ tịch của ủy ban đều từ Đảng Cộng sản Nga được giữ lại chức vụ, Đảng Cộng sản Nga đã khai trừ ba người này. Như vậy, nội bộ của Đảng Cộng sản Nga đã có sự chia rẽ, thực lực của Đảng bị tổn hại nghiêm trọng.

Bằng các biện pháp kể trên, Putin không chỉ bảo vệ được sự thống nhất của Liên bang Nga, mà còn đặt được nền móng vững chắc cho việc cải cách diễn ra thuận lợi và tạo điều kiện tốt cho việc tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo.

Với những cố gắng của Putin, Quốc hội Nga đã thông qua ba nghị quyết nhằm tăng cường quyền lực Tổng thống Liên bang.

Nội dung trọng tâm của ba Bản nghị quyết này là: lãnh đạo Hội đồng và chính quyền địa phương không được kiêm giữ chức vụ nghị sĩ Ủy ban liên bang (Thượng viện); Tổng thống Liên bang có quyền bãi miễn quan chức lãnh đạo địa phương nếu họ hai lần vi phạm luật pháp Liên bang; nếu hội đồng địa phương hai lần thông qua Luật địa phương có nội dung trái với luật pháp Liên bang thì Tổng thống liên bang có quyền yêu cầu Duma quốc gia (Hạ viện) giải tán hội đồng địa phương đó; quan chức lãnh đạo địa phương có quyền bãi miễn chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.

Việc thông qua ba bản nghị quyết càng chứng tỏ việc tăng cường quyền kiểm soát giám sát của tổng thống đối với địa phương, giảm bớt quyền lực của quan chức lãnh đạo địa phương, ngăn chặn việc các địa phương lộng hành tự làm theo ý mình. Putin đã thành lập Uỷ ban quốc vụ bao gồm tất cả những người đứng đầu các bang, huy động tính tích cực của các quan chức địa phương, tăng cường sự hợp tác giữa trung ương và địa phương, đẩy mạnh sựổn định quốc gia.

Thông qua việc tăng cường sự thống trị của chế độ trung ương tập quyền, Putin đã làm cho nước Nga trở nên ổn định.

SELEZNEV:

Một lực lượng chính trị quan trọng

Gennady Seleznev sinh ra tại thành phố Leningrad

Ông đã thi đỗ vào khoa báo chí trường đại học Leningrad, sau đó có một thời gian dài làm công tác báo chí.

Trước và sau khi Liên Xô giải thể, Seleznev là Phó tổng biên tập đầu tiên và rồi trở thành tổng biên tập của tờ “Chân lý”.

Từ năm 1991 đến năm 1993, Yeltsin luôn muốn đóng cửa tờ “Chân lý” nhưng đều thất bại vì Seleznev đã kéo các nhà đầu tư Hy Lạp đầu tư vào tờ báo này.

Năm 1993, Seleznev là đảng viên Đảng Cộng sản Nga được chọn làm nghị sĩ Duma quốc gia.

Do thế lực lớn mạnh của Đảng Cộng sản Nga trong Duma quốc gia nên Seleznev đã được bầu chọn làm Chủ tịch Duma các năm 1995, 1996.

Sau này, khi tranh cử tổng thống, Putin đã lôi kéo Seleznev để tranh thủ sựủng hộ của Đảng Cộng sản Nga.

Khi đó, Đảng Cộng sản Nga có được sựủng hộ của 30% cử tri, là một lực lượng chính trị quan trọng trong Duma quốc gia.

5. “Trái tim hồng” hợp tác với Đảng Cộng sản Nga

Xuất phát từ tình hình ổn định của đất nước, Putin đã tích cực hợp tác với tất cả các lực lượng chính trị chủ yếu trong quốc hội. Ông đã cố gắng làm dịu các mâu thuẫn với Đảng Cộng sản Nga, cũng như với các đảng phái đối lập, kết thúc tình hình đối đầu giữa Chính phủ và Quốc hội trong một thời gian dài.

Sau khi lên nhậm chức tổng thống, Putin nhanh chóng hợp tác với Đảng Cộng sản Nga trong Duma quốc gia.

Duma quốc gia ra đời tháng 2 năm 1999, Đảng Cộng sản Nga trở thành một đảng lớn nhất trong đó. Địa vị của Liên minh thống nhất (Liên minh đoàn kết) vừa mới được thành lập chỉ đứng sau Đảng Cộng sản Nga.

Đảng Cộng sản Nga được thành lập năm 1990, đã từng bị cấm hoạt động, nhưng sau lại giành được địa vị hợp pháp.

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Yeltsin là chủ tịch Đảng Cộng sản Nga Yuganov.

Đảng Cộng sản Nga chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường và chế độ đa đảng, xây dựng chính quyền nhân dân. Sự đối đầu giữa Đảng Cộng sản Nga và Yeltsin đã nhiều lần gây ra khủng hoảng.

Sự ra đời của chủ tịch Duma quốc gia mới là kết quả của sự hợp tác giữa Putin và Đảng Cộng sản Nga.

Nhân sĩ của phái dân chủ, các ông trùm tài chính và báo chí liên tiếp lên án cách làm của Putin. Tham gia tranh cử Chủ tịch Duma có cả Thủ tướng Liên Xô Primakov, nhưng Putin không ủng hộ ông này.

Sự hợp tác giữa Putin và Đảng Cộng sản Nga đã giúp cho Chủ tịch trước đó của Duma là Seleznev tiếp tục nắm quyền. Seleznev cũng là người St Peterburg.

Kết quả của sự đối đầu giữa Yeltsin và Đảng Cộng sản Nga là việc Duma quốc gia thường xuyên phủ quyết các lệnh bổ nhiệm hoặc các phương án do Yeltsin đưa ra.

Đảng Cộng sản Nga là một lực lượng chính trị lớn mạnh. Putin muốn xây dựng lại một liên bang Nga lớn mạnh thì nhất thiết phải có được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Nga trong Duma quốc gia.

Đảng Cộng sản Nga chưa hề có bình luận gì gay gắt đối với Putin. Hơn thế nữa, việc Yuganov không tích cực tham gia tranh cử cũng đã bảo đảm chắc chắn rằng Putin sẽ trúng cử. Có người cho rằng Yuganov sẽ đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong nội các. Về vấn đề này ông ta nói như sau: “Không có sự ủng hộ mạnh mẽ của chúng tôi thì chẳng có ai có thể xoay chuyển được cục diện của nước Nga”.

Ngày 21 tháng 12 năm 1999, Putin tổ chức tiệc mừng thắng lợi trong bầu cử của Duma. Vì hôm đó cũng là sinh nhật của Stalin, chủ tịch Đảng Cộng sản Nga Yuganov nói: “Hãy cạn ly vì đồng chí Stalin!” Putin lập tức nâng cốc lên nói: “Cạn ly vì đồng chí Stalin!”. Những người có mặt hôm đó không tin vào mắt mình nữa, vì Yeltsin hoặc Gorbachov trước đây không bao giờ cạn chén vì Stalin. Putin còn nói với cấp dưới của mình rằng, cần phải noi theo các đảng viên Đảng Cộng sản, cần học tập tính kỷ luật tổ chức của Đảng Cộng sản, đó chính là “Chủ nghĩa Thực dụng”.

Sự hợp tác với Đảng Cộng sản Nga đã đem lại nhiều lợi thế cho Putin. Những người ủng hộ Đảng Cộng sản rất có thiện cảm với Putin. Lần đầu tiên tại Nga xuất hiện một cục diện đáng mừng: Tổng thống và Duma quốc gia hợp tác với nhau. Có thể thấy, người dân Nga khát khao đoàn kết như thế nào. Việc Putin hợp tác với Đảng Cộng sản làm cho rất nhiều nhân sĩ dân chủ phản đối kịch liệt. Putin đã trả lời: “Đây không phải là lập trường chính trị, mà chỉ là chủ nghĩa thực dụng”.

Nhiều báo chí phương Tây lo lắng đã phao tin: “Bônsêvích đã quay trở lại!”. Điều này không đúng với thực tế. Vì Putin là tổng thống mới, nước Nga cũng không phải là Liên Xô nữa.

Một trong những lực lượng chính trị của Putin là Liên minh thống nhất do Sergey Kuzugetovic lãnh đạo. Sergey Kuzugetovic là vị bộ trưởng mà ai cũng biết đến. Các ngành mà ông quản lí là Dân phòng, Bộ tình trạng khẩn cấp và Bộ giải quyết hậu quả thiên tai.

Trên thế giới, chỉ có nước Nga mới có những bộ đó. Những bộ này đóng vai trò quan trọng ở Nga, một nước có phần lãnh thổ kéo dài từ Aù sang Âu, một nước đã nhiều lần triển khai hoạt động cứu trợở nước ngoài.

Sau khi nhậm chức tổng thống Nga, Putin liền bổ nhiệm Sergey Kuzugetovic làm Phó Thủ tướng.

Các đảng phái “Nước Nga – ngôi nhà của chúng ta” do cựu Thủ tướng Nga Chernomydin lãnh đạo và đảng “Toàn Nga” do thị trưởng St Peterburg Yakovlev lãnh đạo cũng đã gia nhập Liên minh đoàn kết. Putin không tín nhiệm Yakovlev vì ông cho rằng, Yakovlev đã phản bội Sobchalk. Nhưng nguyên tắc chính trị của ông là không gây thù địch. Việc Yakovlev có thể gia nhập vào Liên minh đoàn kết, một lần nữa cho thấy Putin rất giỏi trong việc xây dựng quan hệ.

SERGEY KUZUGETOVIC:

Tính khả thi của việc phát triển lên một tầng cao mới

Sergey Kuzugetovic sinh năm 1955 tại Siberia, bố là người Tuva, mẹ là người Nga.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông công tác tại cơ quan Đoàn thanh niên cộng sản. Năm 1990, ông được thăng chức phó Chủ tịch uỷ ban kiến trúc Chính phủ liên bang Nga khi mới 35 tuổi.

Tại Uỷ ban kiến trúc, Sergey Kuzugetovic thường xuyên tham gia giải quyết các tính huống khẩn cấp. Sau khi Bộ tình trạng khẩn cấp ra đời, Sergey Kuzugetovic được bổ nhiệm chức Bộ trưởng. Trong nhiều năm, ông đã bôn ba khắp các nơi bị tai nạn và thiên tai. Năm 45 tuổi, ông được phong quân hàm thượng tướng.

Năm 1999, được sựủng hộ của Putin, Sergey Kuzugetovic thành lập Liên minh đoàn kết. Trong vòng vài tháng, Liên minh này đã trở thành đảng lớn thứ hai ở Nga.

Sergey Kuzugetovic được Putin coi trọng. Putin rất thích chuyên gia kỹ thuật như Sergey Kuzugetovic.

Liên minh đoàn kết được thành lập từ giai cấp tư sản dân tộc (gồm doanh nghiệp, quan chức chính phủ, phần tử trí thức…), giữ lập trường chính trị trung lập, chủ trương triển khai cải cách một cách ổn định vững chắc trên cơ sở dân giàu nước mạnh.

6. Bất ngờ cải tổ chính phủ

Dư luận quốc tế đã sớm dự đoán được rằng, Putin sẽ tiến hành cải tổ chính phủ, nhưng mức độ cải tổ mà ông đưa ra vẫn khiến người ta không thể ngờ tới, nhất là việc bổ nhiệm Sergey Ivanov vào chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 1 năm 2000, trước khi Ivanov nhậm chức, Uỷ ban an ninh quốc gia Nga đã từng phát biểu về Chiến lược an toàn quốc gia mới, đồng thời nêu ra việc nước Nga không còn tiếp tục giữ “quan hệ đối tác chiến lược” với các nước phương Tây, phê phán nước Mỹ dùng vũ lực để áp đặt các nước khác. Do việc đưa ra Chiến lược an ninh quốc gia mới, và thêm vào đó là các nhân vật phái “Diều hâu” trong Bộ Quốc phòng Nga nhiều lần có những bài phát biểu đanh thép nên Nga đã bị phương Tây coi là Liên Xô cũ. Quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây rơi vào thế giằng co, có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Tháng 2 năm 2000, tại Hội nghị an ninh quốc tế tổ chức tại Muynic, Ivanov đã phát biểu: “Dù chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhưng thế đơn cực mà nước Mỹ tạo dựng trên thế giới không phù hợp với lợi ích quốc gia của Nga. Nước Nga tin tưởng chắc chắn rằng, xu thế phát triển của lịch sử thế giới là thế giới đa cực”. Ngoài ra, Ivanov còn tỏ thái độ cứng rắn trong bài phát biểu về vấn đề Checnya và quan hệ với Mỹ. Lập trường của ông phù hợp với tư tưởng của Putin và nhiều lãnh đạo cấp cao khác của Nga.

Bộ trưởng Bộ quốc phòng mới bị cách chức cũng có thái độ cứng rắn như thế đối với phương Tây và vấn đề Checnya. Nhưng ông nhấn mạnh tính quan trọng quá đáng của đội quân hạt nhân chiến lược mà không coi trọng việc xây dựng chung về quân đội hiện đại. Trong lĩnh vực quân sự, tính quan trọng của việc xây dựng quân đội hiện đại có tính ưu việt hơn so với xây dựng quân đội hạt nhân chiến lược. Ivanov chủ trương xây dựng quân đội Nga trở thành đội quân hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá và ngày càng tinh nhuệ. Chủ trương của ông cũng giống với chủ trương của Putin.

Sứ mệnh lịch sử Ivanov gánh vác là một trọng trách nặng nề, kế hoạch cải cách quân đội của Putin mà ông phải thực hiện không hề dễ dàng. Cho dù ông có năng lực để thực hiện việc này đi chăng nữa thì ông cũng vẫn phải đối mặt với một vấn đề khó đó chính là việc không đủ nguồn tài chính để hiện đại hoá quân đội.

SERGEY IVANOV:

Anh em chí cốt của Putin

Năm 1975, sau khi tốt nghiệp trường đại học Leningrad, Ivanov học khoá huấn luyện điệp viên của KGB. Sau khi tốt nghiệp khoá huấn luyện này, ông đến công tác tại Cục 1 của KGB. Sau đó ông được cử tới công tác tại phân cục Leningrad. Tại đây, ông đã làm quen với Putin, người anh em cùng tuổi, cùng trường tốt nghiệp trước ông một năm. Hai người đều yêu thích văn học, thể thao, thích xem phim nước ngoài, giỏi ngoại ngữ.

Tại KGB, Ivanov thăng tiến nhanh hơn so với Putin. Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, Ivanov được chuyển tới công tác tại Anh, Thuỵ Điển và Kenya, ông được thăng chức phó Vụ trưởng Vụ châu Âu của Cục 1 KGB, và được hàm Trung tướng. Năm 1998, sau khi nhận chức Cục trưởng Cục An ninh Liên bang, Putin liền đưa ông lên làm Phó Cục trưởng.

Sau khi làm Thủ tướng Nga, Putin lại giúp đỡ Ivanov trở thành Ủy viên Ủy ban An ninh quốc gia Nga.

Giữa Ivanov và Putin có rất nhiều điểm tương đồng: họ cùng là đồng nghiệp nhiều năm, học cùng trường, là đôi bạn tri âm, là đồng hương, cùng tuổi và cùng có cách nhìn nhận về cục diện quốc tế.

Đã từng có nhiều nhà văn viết truyện ký hỏi Putin rằng: “Trong chính phủ Nga hiện nay, ngài tin tưởng người nào nhất?” Putin lập tức trả lời: “Đó là Ủy viên Ủy ban An ninh quốc gia, Ivanov” Tổng thống Putin tại sao lại đưa Ivanov vào chức Bộ trưởng bộ Quốc phòng? Phải chăng là các yếu tố như đồng hương, bạn học, đồng nghiệp là cơ sở để Putin tín nhiệm Ivanov? Có thể, nhưng quan trọng nhất là họ có cùng cách nhìn nhận về cục diện quốc tế và Ivanov rất có năng lực, cứng rắn và trung thực.

7. Thoát khỏi ám ảnh của tàu Kursk

Tàu ngầm chiến lược Kursk có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân là một trong những tàu ngầm lớn nhất thế giới. Nhìn từ phía ngoài, tàu ngầm Kursk có hình như giọt nước, chiều dài gấp 8 lần chiều rộng. Thân vỏ hai lớp của tàu rất chắc chắn, ít nhất phải dùng ba quả ngư lôi MK-46 mới có thể xuyên thủng được vỏ tàu.

Tàu Kursk được áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, có thể chạy liên tục trong vòng 4 tháng, có thể lặn xuống độ sâu tối đa là 300 mét.

Tàu ngầm Kursk chuyên dùng để tấn công hàng không mẫu hạm. Trên thế giới, chưa có hạm đội nào có được vũ khí hữu hiệu có thể đối phó được với nó. Theo tiết lộ của báo chí, một chiếc tàu Kursk có thể cùng lúc vừa đánh chìm được hàng không mẫu hạm và các hạm đội, vừa có thể đánh chìm tàu ngầm của kẻ địch.

Ngày 12 tháng 8 năm 2000, ngày mà tàu ngầm chiến lược Kursk bị chìm dưới đáy biển Barent, cũng là ngày Tổng thống Putin rời Moscow đi nghỉ ở vùng biển Hắc Hải.

Sau khi sự việc xảy ra, chưa kịp đến hiện trường nhưng Putin đã chỉ đạo công tác cứu trợ qua điện thoại.

Sau khi tàu Kursk gặp nạn, Putin lập tức bị các tờ báo của các Đảng đối lập Nga công kích.

Các ông trùm kinh tế như Boris Berezovsky và Gusinsky từng bị Putin chĩa mũi nhọn tấn công đều hận Putin đến xương tuỷ, vốn đã muốn tìm cơ hội báo thù liền nhân cơ hội vụ tai nạn tàu Kursk đã không ngừng công kích Putin trên báo chí.

Họ lên án Putin đã không có hành động cứu trợ hữu hiệu nào trong 5 ngày sau khi tàu Kursk gặp tai nạn. Họ cho rằng Putin phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ và hỗn loạn của công tác cứu trợ.

Trên trang nhất báo “Người kinh doanh” của Gusinsky có bài viết với nhan đề: “Vinh dự của ai bị chìm dưới biển Barent?” và cho đăng một tấm hình Putin đi thị sát hải quân Nga hồi đầu năm. Tờ báo này cho rằng, Putin cảm thấy không có được lợi ích chính trị từ vụ tai nạn tàu Kursk nên chỉ có những hành động nhỏ lẻ.

Tờ “Chân lý của Đoàn thanh niên cộng sản” viết: “Tại sao đã bao nhiêu ngày rồi mà Tổng thống vẫn giữ thái độ im lặng? Khi phát biểu về vấn đề này, có vẻ như Putin đang nói về một việc bình thường. Không biết là Putin hoài nghi tính nghiêm trọng của việc tàu Kursk bị chìm ở vùng biển Barent hay là nhận thức của ông về vụ khủng hoảng này là chưa đủ. Nếu tất cả người trên tàu ngầm đều chết, phải chăng Putin sẽ chịu trách nhiệm về việc tính toán không kỹ lưỡng và sự chậm trễ đối với sự kiện này? Đó là điều rất rõ ràng, dễ thấy.”

Nhan đề bài viết trên trang nhất của báo “Tin tức” là: “Sự nương dựa của dân chúng Nga đã chìm xuống đáy biển cùng với tàu Kursk”. Tờ “Tin tức” viết, vụ đắm tàu này một lần nữa cho thấy năng lực xử lý các vụ khủng hoảng của nước Nga còn chưa đủ mạnh, đồng thời chỉ trích chính phủ đã coi thể diện quan trọng hơn cả tính mạng con người.

Báo “Điện tín hàng ngày” và “Thời báo tài chính” đã bày tỏ sự bất mãn cao độ đối với việc chính phủ Putin chậm trễ cầu cứu sự hỗ trợ của nước khác. Họ cho rằng, cách làm của Putin có lẽ xuất phát từ nguyên nhân chính trị.

Báo “Tin tức hàng ngày” cho rằng, Putin nghĩ chỉ cần bản thân có những hành động nhỏ lẻ thì sẽ không phải chịu trách nhiệm gì về vụ tai nạn này. Những sự việc xảy ra trong mấy ngày liên tiếp đã chứng minh, nước Nga không hề phục hưng dưới sự cầm quyền của Putin, nước Nga chẳng khác gì so với trước đây cả.

Tờ báo này còn cho rằng, việc che giấu tính nghiêm trọng của vụ tai nạn và vấn đề chỉ biết giữ thể diện đã dẫn tới việc chính phủ chậm trễ tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài. Điều này có thể làm cho các thuỷ thủ trên tàu Kursk thiệt mạng. Điều đó đã phản ánh nhược điểm của chính phủ Nga.

Do sự công kích mạnh mẽ từ phía báo chí, ngày càng có nhiều người Nga bất mãn với chính phủ Putin. Nhiều người chỉ trích chính phủ Putin không kịp thời xin cứu trợ từ nước ngoài và cho rằng chính phủ đã kế thừa “ý thức nước thù địch” từ thời chiến tranh lạnh, không có cách nào thoát được bóng đen của Liên Xô trước đây, chính phủ không tỏ thái độ gấp rút giải cứu các thuỷ thủ trên tàu mà giữ thái độ cầm chừng. Nhiều người không còn tín nhiệm Putin nữa.

Đối mặt với sự biến đổi của tình hình, Putin vẫn giữ thái độ bình tĩnh. Ngày 16, ông đã có buổi phát biểu trên truyền hình về công tác cứu trợ trên vùng biển Bắc Băng Dương. Ngày 18, ông về Moscow giải thích việc ông đã không sớm dừng kỳ nghỉ để đến nơi xảy ra tai nạn ngay sau khi tàu Kursk gặp sự cố.

Putin nói nghiêm túc: “Phản ứng tự nhiên đầu tiên của tôi là phải lập tức đến nơi tàu Kursk gặp nạn. Nhưng tôi kìm chế được. Tôi cho rằng, cách làm của mình là đúng đắn. Bởi vì một quan chức cấp cao không thông thạo đến hiện trường chỉ huy, sẽ không giúp gì được cho công tác cứu trợ, mà có khi còn làm tình hình xấu thêm. Mọi người ai cũng nên làm tròn trách nhiệm của bản thân”.

Putin nói, từ lâu ông đã quen biết Gennady Lyachin (thuyền trưởng tàu ngầm Kursk). Khi biết khả năng cứu được tàu là rất nhỏ, ông rất đau lòng.

Đối mặt với sự chỉ trích của báo chí về việc quân đội Nga chậm trễ trong hành động cứu trợ, ông nói, sau khi mất liên lạc với tàu ngầm Kursk, quân đội ngay lập tức đã triển khai hoạt động cứu trợ. Thời tiết khắc nghiệt và dòng hải lưu ngầm dưới đáy biển đã ảnh hưởng tới công tác cứu trợ. Putin nói: “Nước Nga đang cố gắng hết sức mình để cứu những binh lính gặp nạn”.

Ngày 19, Putin đã triệu tập các quan chức cấp cao tại Moscow, bàn về việc tai nạn tàu Kursk.

Cho dù Putin có đưa ra lời giải thích cho cách làm của mình như thế nào, thì ông không thể không thừa nhận rằng, để cứu các thuyền viên tàu ngầm Kursk mà Nga phải cầu cứu sự trợ giúp của khối NATO đã làm bộc lộ sự yếu kém của quân đội Nga.

Chi phí quân sự mỗi năm của Nga là hơn 5 tỉ đô la. Còn chi phí quân sự của Mỹ mỗi năm lên tới 280 tỉ đô la.

Kể từ năm 1992, không quân Nga hầu như không hề có máy bay chiến đấu kiểu mới nào, 6.000 quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, tiêu chí cho sức mạnh của một cường quốc như Nga, đã mất đi tính hữu hiệu. Trong 10 năm gần đây, do thiếu kinh phí, Nga đã cắt giảm hơn 1.000 chiếc tàu chiến, 70% tàu chiến hải quân cần phải sửa chữa. Do thiếu ngân sách, hải quân Nga chỉ điều vài chiếc tàu ngầm đi tuần tra trên biển, rất nhiều tàu chiến phải lưu lại tại cảng.

Đối diện với sự phê phán và nghi ngờ của dân chúng, giấc mơ chấn hưng nước Nga của Putin phải chăng đã bị dập tắt? Phải chăng ông sẽ có sự điều chỉnh lớn về mặt đối nội và đối ngoại? Trên thực tế, cho dù vụ tai nạn của tàu Kursk đã bộc lộ yếu kém của quân đội Nga, làm giảm địa vị của Nga trên trường quốc tế đi chăng nữa, thì điều đó cũng không làm lay động được quyết tâm chấn hưng nước Nga của Putin.

Sau khi đã chứng thực lại việc toàn bộ thuỷ thủ và ban chỉ huy của tàu Kursk đều đã chết, Putin không có cách nào trả lời những chất vấn của người nhà nạn nhân. Người dân Nga bắt đầu nghi ngờ năng lực của Putin, nhưng Putin lại nâng cao được uy thế của mình thông qua việc trục vớt tàu Kursk, hạ thuỷ tàu ngầm mới, mời được nguyên thủ các nước tham dự lễ kỷ niệm thành phố St Peterburg tròn 300 năm tuổi. Năm 2002, chính phủ Putin đã thành công trong việc xử lý vụ bắt cóc con tin tại Moscow, tiêu diệt hầu hết các phần tử vũ trang Chechnya. Điều đó một lần nữa nâng cao uy thế của chính phủ.

Sự thực thì mọi người không đổ hết mọi trách nhiệm lên vai Putin. Việc tàu ngầm bị đắm chỉ là tai nạn ngẫu nhiên, phản ánh sự yếu kém của quân đội Nga từ bấy lâu đến nay. Đó không phải là lỗi của Putin.

Hơn nữa, sau khi lên nắm quyền, Putin có nhiều biện pháp cải cách quân đội và tăng chi phí quân sự, đã lấy được lòng dân. Sựủng hộ của dân chúng với Putin vẫn rất cao.

Vì sao “Tàu ngầm Kurst” gặp tai nạn?

Thảm họa tàu Kursk xảy ra trên biển Baren vào 23 giờ 30 phút ngày 12 tháng 8 năm 2000, làm thiệt mạng toàn bộ thủy thủ trên tàu. Từ sự kiện này, vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân cho tàu ngầm vẫn còn phải đặt nhiều dấu hỏi.

Từ nhiều năm nay, năng lượng hạt nhân đã thúc đẩy việc phát triển và hiện đại hóa tàu ngầm. Mỹ bắt đầu có các tàu ngầm hạt nhân vào tháng Giêng năm 1954. Nga chế tạo các tàu này vào khoảng từ năm 1958 đến năm 1963. Năng lượng hạt nhân không chỉ giúp tăng tốc độ cho tàu, mà còn làm tăng thêm khả năng chiến đấu của các vũ khí trên tàu. Anh và Pháp cũng có tàu ngầm hạt nhân, nhưng chỉ có Nga và Mỹ là tỏ ra có tiềm năng mạnh về phương tiện này.

Tàu Kursk là một trong số 12 tàu hiện đại nhất hiện nay. Những hình dung sơ bộ về con tàu này tại thời điểm bị nạn được khái quát như sau: Tại khu 1 có 2 lò phản ứng cấp năng lượng cho tàu. Khu 2, là nơi các thủy thủ còn sống sau sự cố đã lưu lại, họ phải chờ đợi sự ứng cứu trong giá lạnh và bóng tối khi tàu đã bị ngập nước. Do tàu bị hỏng ở phía trước và bên trái, nên người sống chỉ có thể ở phía trước khu này, nơi có một cửa thoát nạn. Các thủy thủ được lệnh hạn chế di chuyển, thở chậm nhằm tiết kiệm ôxy và thải khí cacbonic. Theo các chuyên gia quân sự thì tinh thần và có chỉ huy tốt là những yếu tố căn bản giúp họ sống sót. Khu vực chỉ huy và trung tâm điều khiển có hệ thống chỉ huy và thông tin hiện đại, nhưng nó đã ngừng hoạt động khi sự cố xảy ra.

Theo nguồn tin của Nga, các thủy thủ phải gõ vào thành tàu để tạo ra tín hiệu. Các nhà phân tích quân sự cho rằng, có thể các thiết bị thông tin hay thiết bị cứu hộ đã bị hỏng, không thể phát tín hiệu cấp cứu. Từ các hình ảnh do camera vô tuyến ghi được cho thấy, có một lỗ thủng lớn ở phía trên và một bên của tàu, tháp quan sát bị hỏng. Anh, Mỹ, Na Uy cho biết đã ghi nhận được chấn động của các vụ “nổ năng lượng lớn” tại vị trí tàu đắm. Quan chức Nga nói rằng, phần lớn thủy thủ đã chết ngay khi tai nạn xảy ra. Khu để tên lửa và thủy lôi có thể đặt 24 quả tên lửa đầu đạn hạt nhân và thủy lôi. Quan chức Nga cho biết, tại thời điểm tai nạn, tàu không mang một quả tên lửa đầu đạn hạt nhân nào, nhưng việc kiểm chứng vẫn đang được tiến hành.

Ngày 22 tháng 8 năm 2000, Tổng thống Nga Putin đã ra sắc lệnh tuyên bố lấy ngày 23 tháng 8 là ngày quốc tang để tưởng nhớ 118 sỹ quan và thủy thủ đã hy sinh trên tàu ngầm nguyên tử Kursk bị nạn ở biển Baren. Theo sắc lệnh của Tổng thống, ngày 23 tháng 8, trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga sẽ treo cờ rủ, các cơ quan văn hóa và các hãng truyền hình ngừng mọi hoạt động và chương trình vui chơi giải trí. Tổng thống Nga đề nghị Chính phủ phối hợp với các cơ quan chính quyền, áp dụng những biện pháp cần thiết để giúp đỡ gia đình các nạn nhân vụ tai nạn. Tổng thống Putin bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn và chia buồn với gia đình, người thân các thủy thủ bị nạn.

Cùng ngày, Thủ tướng Nga M. Kasyanov đã chủ trì phiên họp của Chính phủ và đề nghị Phó thủ tướng V. Matviecov lãnh đạo ủy ban cứu trợ giúp gia đình các nạn nhân tàu Kursk.

Trong thư gửi gia đình các nạn nhân, Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc, Đô đốc V. Popov, tuyên bố đội thủy thủ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình tới phút cuối cùng. Họ đã trung thành phục vụ Tổ quốc. Ông nói: “Chúng ta đã mất đi đội thủy thủ tàu ngầm xuất sắc nhất của Hạm đội Phương Bắc. Tai nạn này là nỗi đau và là tổn thất vô cùng to lớn đối với gia đình, người thân các nạn nhân, đối với Hạm đội và đối với riêng bản thân tôi – với tư cách là một Tư lệnh”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.