Bản Lĩnh Putin

CHƯƠNG 3: KGB – QUÃNG THỜI GIAN BÍ MẬT NHƯNG ĐẦY HẤP DẪN



1. Lý tưởng nghề nghiệp của tôi là KGB

Putin xuất thân trong một gia đình công nhân, có phẩm chất và học lực tốt, lại là nhân tài có thể đào tạo nâng cao, vì thế sau khi tốt nghiệp đại học anh liền xin gia nhập KGB.

Khi Putin gia nhập KGB, cũng là lúc tổ chức này đã gần như suy thoái và sắp đến hồi kết thúc. Tháng 3 năm 2000, khi trả lời phỏng vấn báo chí, Putin nói rằng năm 16 tuổi ông đã quyết tâm gia nhập KGB. Năm lớp 9, ông đến văn phòng KGB ở Leningrad để xin gia nhập vào tổ chức này, nhưng một quan chức trong KGB nói rằng, họ chỉ cần những sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc quân nhân phục viên.

Anh hỏi kỹ lại xem họ cần những sinh viên tốt nghiệp đại học gì. Viên sĩ quan này trả lời, những sinh viên khoa luật.

Từ đó, anh quyết tâm thi vào khoa luật của đại học Leningrad để chuẩn bị tốt hành trang cho việc gia nhập KGB.

Năm cuối đại học, anh nhận được thông báo của KGB về việc muốn phỏng vấn anh. Điều này đối với anh cũng giống như việc “trăng đến rằm trăng tất phải tròn”.

Khi làm việc tại Leningrad, Putin được điều về Cục quản lý Tổng cục I, ban đầu anh được đưa đến huấn luyện một năm ở Moscow, sau đó về làm việc 4 năm ở Ban 1 của KGB tại Leningrad. Putin nhớ lại: “Tôi đã phải làm những việc không được tiếp xúc với con người, đây là điều bất đắc dĩ”.

Năm 1984, Putin học tại Học viện Hồng Kỳ Andropop ở Moscow. Học viện này phụ trách đào tạo sĩ quan tình báo đối ngoại quốc gia, học viên phải sống và học tập trong môi trường giống với nước mà mình sẽ phải thâm nhập. Giáo viên của Putin dùng tiếng Đức để giảng bài, hoàn cảnh sống cũng giống hệt với nước Đức. Lúc đó ông biết, sau khi tốt nghiệp sẽ phải sang Đức làm việc.

Đây là cuộc đời viên chức đầu tiên của Putin ở KGB.

Đôi điều về cơ quan tình báo KGB:

KGB là tên viết tắt tiếng Nga của Uỷ ban an ninh quốc gia, thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, thành lập năm 1954.

Tiền thân của KGB là Checka, thành lập năm 1917. Sau cách mạng tháng 10 năm 1917, Uỷ ban Nhân dân toàn Nga quyết định thành lập tổ chức trực thuộc để thanh trừ và trấn áp các phần tử phản cách mạng, gọi tắt là Checka.

Chính quyền Xô Viết đã ban bố pháp lệnh, trao quyền tư pháp và quyền chấp pháp đặc biệt cho Checka.

Checka đã góp phần to lớn trong việc bảo vệ chính quyền Xô Viết non trẻ.

Vai trò thực tế Checka vượt lên trên cả cơ quan pháp luật và tư pháp, chấp pháp, chỉ chịu trách nhiệm trước Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

Năm 1978, KGB trở thành cơ quan cấp quốc gia. KGB chịu sự quản lý của Hội đồng Bộ trưởng, trực thuộc Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

TƯ LIỆU VỀ DZERHINSKY

Dzerhinsky – cha đẻ của KGB

Feiks Edmunovich Dzerhinsky sinh năm 1877 trong một gia đình quý tộc Ba Lan.

Dzerhinsky gia nhập Bônsêvích và hoạt động ngầm. Từ năm 1906 ông trở thành đồng chí thân thiết của Lênin. Ông 6 lần bị chính phủ Sa Hoàng bắt giam, 3 lần bị đưa đi lưu đầy.

Sau thắng lợi của cách mạng tháng 10 năm 1917, ông được giải thoát và trở thành ủy viên trung ương của chính quyền Bônsêvích, là một trong những thành viên của Bộ chỉ huy khởi nghĩa cung Peterburg Simoni.

Ông rất trung thành với Bônsêvích, có nhiều kinh nghiệm phong phú đối phó với Sa Hoàng. Ông đã có cống hiến kiệt xuất trong việc thành lập mạng lưới tình báo và điều tra các hoạt động chống lại Bônsêvích, ông thường làm việc 20 giờ đồng hồ mỗi ngày.

Tháng 2 năm 1922, Checka cải tổ thành Cục Bảo vệ chính trị quốc gia, Dzerhinsky đảm nhận chức Ủy viên nhân dân nội vụ (Bộ trưởng Bộ Nội vụ), kiêm Cục trưởng Cục bảo vệ chính trị quốc gia.

Một năm sau ngày Lênin qua đời, trong một hội nghị của Ban chấp hành Trung ương, Dzerhinsky đã đột ngột qua đời vì căn bệnh đau tim.

Quảng trường đặt trụ sở KGB được vinh dự mang tên ông, bức tượng của ông được dựng ngay trước tổng bộ KGB ở Moscow. Năm 1991 bức tượng đó đã bị kéo đổ ngay sau khi Liên Xô tan rã.

2. Mới vào nghề còn rất non nớt

Năm 1985, Putin được cử sang làm việc tại Cộng hòa dân chủ Đức. Anh coi Cộng hòa dân chủ Đức là căn cứ, lấy khu vực Trung Âu (Cộng hòa dân chủ Đức, Liên bang Đức, Aùo và Thuỵ Sỹ) là địa bàn hoạt động, Putin chỉ làm việc ở đó 6 năm nhưng thành tích rất xuất sắc.

Liên bang Đức là một trong những nước phát triển nhất châu Âu, điều kiện sống và làm việc đều rất tốt. Muốn đến Liên bang Đức trước hết phải làm việc vài năm ở phòng 4 Cục quản lý Tổng cục I tại Moscow, nếu đến Cộng hòa dân chủ Đức thì không cần phải có thời gian như vậy. Vì nóng lòng muốn lập công nên Putin đã chọn đến Cộng hòa dân chủ Đức.

Cơ cấu TCI

Một nhân viên đặc vụ KGB tại Cộng hòa dân chủ Đức đã nói về những việc trước kia của Putin trên tờ báo “Thames chủ nhật” của Anh như sau:

Bí danh của nhân viên đặc vụ đó là M, khi đó là sĩ quan kiểm soát của Cục Cảnh sát hình sự Dresden – Đức. Khi M được giới thiệu đến làm việc dưới quyền của Putin, M đã làm việc cho KGB được 10 năm. M suýt nữa phải rời khỏi KGB vì sai lầm của Putin.

Năm 1985, M gặp mặt Putin trong một ngôi nhà tập thể bí mật ở Dresden. Ấn tượng đầu tiên mà Putin để lại trong M không mấy tốt đẹp: “Thượng cấp giới thiệu tôi gặp mặt Putin. Putin mới đến nước Đức, gần giống một người mới vào nghề, xem ra chỉ biết nói lý luận trong sách vở mà thôi”.

Không lâu sau, Putin đã mắc sai lầm.

M đã mạo hiểm sắp xếp để bắt liên lạc với Putin, nhưng không hiểu vì sao Putin lại không đến chỗ hẹn.

M nói, người mà có thể quên mất việc lớn là phải đi gặp mặt nhân viên dưới quyền như vậy, thì rất có thể sẽ làm cho nhân viên của mình phải trả giá đắt bằng cả tính mạng.

M nổi giận đùng đùng, cảnh cáo Putin rằng, phải thay đổi thói quen xấu đó ngay lập tức, nếu không ông ta sẽ không làm việc với Putin nữa.

Cơ cấu tổng cục I KGB

Tổng cục I của KGB là cơ quan tình báo đối ngoại chủ yếu của KGB, gồm 3 cục, 3 phòng trực thuộc, 12 ban khu vực và 7 phòng nghiệp vụ chuyên môn.

– 3 Cục là: Cục Quản lý hoạt động phi pháp (Cục S), Cục Quản lý khoa học kỹ thuật (Cục T) và Cục phản gián (Cục K).

3 phòng trực thuộc là: Phòng tình báo, phòng Tuyên truyền đặc biệt, phòng Quản lý phân tích kế hoạch.

Tổ chức trung tâm của Tổng cục I là 12 phòng khu vực, tức là từ phòng 1 đến phòng 10, Ban 17, 18.

Quy mô của Tổng Cục 1 rất lớn, với biệt hiệu là “Tổ chức tình báo lớn nhất thế giới”.

TƯ LIỆU VỀ CÔNG HÒA DÂN CHỦ ĐỨC

Chuyện cũ không nên nhắc lại

Ngày 21 tháng 9 năm 1949, nước Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức) thành lập.

Ngày 7 tháng 10, chiến khu Xô Viết tại Đức đã thành lập nước Cộng hoà dân chủ Đức (Đông Đức).

Sau khi thành lập, Cộng hòa dân chủ Đức liền bắt tay vào cải cách xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế kế hoạch.

Nửa cuối những năm 60 của thế kỷ XX, Cộng hòa dân chủ Đức bứt lên thành một trong 10 quốc gia có nền công nghiệp lớn của thế giới.

Cùng với sự trì trệ trong phát triển của nền kinh tế Liên Xô, sự bất hợp lý về phân công trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu, và nhiều nhân tố khác, ví dụ như từ năm 1945 đến 1961, có tới 4,5 triệu người Đông Đức di cư sang Tây Đức.

Cơ chế nội bộ Cộng hòa Dân chủ Đức ngày càng cứng nhắc, trong thập niên 70 của thế kỷ XX, giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ bằng 1/4 Tây Đức, thu nhập của công nhân viên chỉ bằng 1/3 Tây Đức, trình độ khoa học kỹ thuật tụt hậu 15 năm, mức sống của nhân dân Đông Đức thấp hơn nhiều so với Tây Đức.

Ngày 18 tháng 5 năm 1990, 2 vị Bộ trưởng Bộ Tài chính 2 nước Đông Đức và Tây Đức đã ký kết “Điều ước quốc gia” thành lập liên minh tiền tệ, kinh tế và xã hội giữa 2 nước Đức. Sáng sớm ngày 3/10 hai nước Tây Đức và Đông Đức sáp nhập làm một.

Putin có 5 năm là thượng cấp của M.

Ông hầu như rất ít nói, thích lắng nghe những ý kiến đề xuất.

Putin cũng giống như bao người Nga khác luôn coi trọng việc giữ đúng thời gian. Nhưng ông rất nể phục tác phong làm việc cần cù thực sự của người Đức, Putin đã phải nhanh chóng thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh làm việc. Từ đó có thể thấy Putin cũng là một người không ngừng phấn đấu.

Có lần Putin yêu cầu gặp mặt M để giao chiếc máy thu tin tức tình báo vừa chế tạo của KGB cho M.

Sau khi 2 người gặp nhau, anh mới nói với M, anh cũng không biết sử dụng chiếc máy thu này như thế nào.

Điều làm M cảm thấy vui vẻ và yên lòng là, tuy Putin rất ít nói, nhưng gặp chuyện gì không hiểu đều rất khiêm tốn hỏi anh.

Putin cũng rất chú ý bảo vệ an toàn tính mạng cho M, để tránh bị tổ chức phản gián của Đông Đức phát hiện ra thân phận KGB của M, chỉ riêng địa điểm để hai người gặp nhau đã hơn 10 địa điểm.

Khi tình hình thay đổi, họ thường quy ước gặp nhau trên con đường nhỏ bên bờ sông Elber, nơi đó có lối thoát hiểm, chính tại nơi này, đặc vụ M thường hay chạy thể dục vào các buổi tối.

M thường hay vứt bỏ lon bia đã bóp bẹp hoặc vỏ hộp thuốc lá vào một chỗ đã xác định trước, bên trong những thứ đó đều gắn các tài liệu bí mật, hoặc M giấu tin vào trong mảnh bê tông, sau khi đập vụn miếng bê tông đó sẽ có tài liệu tình báo ở bên trong. Hoặc khi điện thoại trong phòng làm việc của Putin reo lên 3 hồi chuông, thì đó chính là tín hiệu của đặc vụ M phát đến và Putin phải có mặt tại điểm hẹn trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Đặc vụ M nói, ít nhất Putin còn gặp gỡ với 1 đặc vụ KGB khác, và viên đặc vụấy nay vẫn còn phục vụ cho Cục cảnh sát Dresden.

Đôi điều về nhà tình báo lỗi lạc Rechard Sorge Richard sinh năm 1895 tại khu vực Kavkaz. Ông nội của Sorge Richard là thư ký riêng của Các Mác. Bố anh là công trình sư người Đức, mẹ là người Nga. Năm 3 tuổi, Sorge Richard theo bố mẹ đến định cư tại Đức, từng phục vụ trong quân đội Đức. Ông đã học qua các trường đại học Berlin, Kiev và Hanburg, giành học vị tiến sĩ. Năm 1917, ông tham gia Đảng Dân chủ xã hội Đức. Năm 1919 gia nhập Đảng Cộng sản Đức. Năm 1925, Richard đến Liên Xô, và gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô, nhập quốc tịch Liên Xô

Richard thông thạo tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật và Trung Quốc. Từ năm 1927 đến năm 1929, ông làm việc ở Anh và Bắc Âu. Đầu những năm 30, Richard được điều đến Tổng cục Tình báo, Bộ Tổng tham mưu Hồng quân Liên Xô, trên danh nghĩa là một nhà báo Đức, ông đã thành lập mạng lưới tình báo ở Thượng Hải, thành viên quan trọng nhất trong mạng tình báo là Hidemi Ozaki người Nhật Bản. Năm 1933, Rechard đến nước Đức, ở đây ông nhận được sự tín nhiệm đặc biệt của Goebbel, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền phát xít. Rechard thường ở Nhật Bản với danh nghĩa nhà báo Đức. Vốn tiếng Nhật lưu loát và am hiểu tình hình nước Nhật của Rechard đã giúp anh trở thành khách quý của Đại sứ quán Đức tại Tokyo, Hidemi Ozaki đã giúp anh thiết lập mạng lưới tình báo trong giới chính trị Nhật Bản.

Rechard đã kịp thời thu thập tin tức tình báo liên quan đến nước Đức và Nhật Bản cho chính quyền Xô Viết, đặc biệt là tin tức tình báo liên quan đến việc Nhật Bản sẽ mở rộng chiến trường sang Nam Thái Bình Dương.

Thế nhưng, những tin tức đáng tin cậy của Rechard lại không được Stalin chú trọng, kết quả là cuộc tiến công quy mô lớn của Liên Xô phát động ở Đức tháng 6 năm 1941 đã bị tổn thất nặng nề. Năm 1941, đội hiến binh Nhật Bản đã phá vỡ mạng lưới tình báo của Rechard. Năm 1944, Rechard và Hidemi Ozaki bị xử tử hình.

3. Rất nhanh thích nghi với hoàn cảnh

Trình độ tiếng Đức của Putin đã đạt đến mức thành thạo. Nhưng thời gian đầu làm việc, ông đã gặp phải rất nhiều khó khăn.

Sau khi tốt nghiệp trường đào tạo tình báo, ông được KGB cử đến làm việc tại nước Đức. Theo lời Putin thì khi mới đến nước Đức, ông sợ nhất tiếng chuông điện thoại, nhắc ống nghe lên, tiếng người Đức nói làm anh thấy ù cả tai, bản thân cũng không biết trả lời thế nào. Nhưng có lẽ Putin được trời phú cho năng khiếu ngoại ngữ, chỉ hai tháng sau, anh đã có thể dùng tiếng Đức một cách thành thạo đểứng phó với tất cả các tình huống.

M rất khâm phục Putin. M nói, Putin thông minh, khả năng tự kiềm chế cao, anh không nghiện rượu, không hút thuốc, không thích tiền, không háo sắc, có thể tự kiềm chế chế tình cảm của mình.

M tin rằng, Putin cũng có điểm yếu, nhưng ông chưa tìm ra.

Tuy thời gian mới vào nghề, Putin có một vài biểu hiện làm cho đặc vụ M không hài lòng, song khả năng tự kiềm chế của Putin rất cao. Cùng với thành tích ngày càng nổi bật và những thay đổi nhanh chóng của Putin, M dần dần phát hiện ra rằng, hình như không có việc gì có thể đánh đổ được Putin, không có việc gì có thể quy tội được Putin.

M nói, lần sơ suất duy nhất của Putin là năm 1990 trước khi sắp phải trở về Nga, trong buổi tiệc chia tay, do không kìm chế được cảm xúc, Putin đã nói ông rất lo cho tương lai chính trị của nước Nga.

Anh chào từ biệt M với ánh mắt rớm lệ, nói với M rằng, anh đã quen cuộc sống ở Đức, M giống như là người thân của anh vậy.

Năm 1993, tức năm sau khi bức tường Beclin sụp đổ, đặc vụ M bị cảnh sát Đức bắt giam, phải ngồi tù 6 tháng, nhưng cuối cùng vì “không đủ chứng cứ” nên đã được tha.

Berop: Chuyên gia tình báo số 1 của thế kỷ XX

Alexander Ivanovic Berop sinh năm 1902 tại Liên Xô, thành thạo tiếng Anh, Pháp, Đức, Yù, Ba Lan, giỏi mỹ thuật, âm nhạc và văn học. Năm 1927, ông được nhận vào công tác tại Tổng cục Bảo vệ và đổi tên thành John Lier. Năm 1940, Berop di cư sang Đức, kết giao với tầng lớp thượng lưu trong Thái Bảo cái thế và quân Đảng vệ, sau đó trở thành người phụ trách cơ quan tình báo quân Đảng vệ.

Năm 1945, Berop trở về Liên Xô, và được phong danh hiệu anh hùng.

Năm 1948, Berop đến Canada, sau đó định cư tại Mỹ, đổi tên thành Albe.

Berop mở phòng tranh tại New York và xây dựng tổ KGB tại đây.

Năm 1957, Berop bị trợ thủ bán rẻ, bị xử 30 năm tù giam. Năm 1962, máy bay gián điệp của Mỹ bị Liên Xô bắn rơi, Mỹ đã lấy Berop để đổi lại viên phi công của mình là Paus.

Sau khi Berop về nước, ông được tặng huân chương Lenin và thăng cấp thượng tá. Từ đó, ông ở lại Tổng bộ KGB phụ trách đào tạo sĩ quan tình báo.

Năm 1971, Berop qua đời vì bệnh nặng.

Berop đã trải qua thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến tranh lạnh. Ông thành lập được mạng lưới tình báo hoạt động rất hiệu quả tại Đức và Mỹ, trong cuộc chiến tình báo quốc tế thế kỷ XX, có lẽ không ai có thể sánh nổi với ông.

4. Cuộc sống của một đặc vụ tại Đông Đức

Năm 1984, khi Putin đến Đức, sự suy yếu của Liên Xô ngày càng lộ rõ. Tuy cuộc chiến tranh lạnh không căng thẳng, kịch liệt như những năm 50 – 60, nhưng cả 2 bên vẫn chưa chấm dứt các hoạt động bí mật.

Lúc đó, Putin đã là sĩ quan tình báo chuyên nghiệp, trong thời gian làm việc ở Đông Đức, ông dần dần học được nhiều kỹ xảo và khả năng tổ chức.

Sáu năm làm việc ở Đông Đức, Putin chủ yếu hoạt động ở Dresden. Leipzig cũng là nơi ông thường đến. Thân phận công khai của ông là chủ nhiệm “Ngôi nhà hữu nghị Xô – Đức” tại Leipzig. Ông còn bí mật theo dõi quân đội Liên Xô tại Đức. Đây cũng là một phần công việc của anh ở Đông Đức. Văn phòng làm việc của ông là một ngôi biệt thự 2 tầng, xung quanh có tường cao bao chắn, cổng chính có cảnh sát vũ trang bảo vệ.

Hoạt động tình báo của ông ở Đông Đức chủ yếu nhằm vào khối NATO, tin tức tình báo được chuyển trực tiếp về Moscow. Anh đã chiêu mộ được một số người Đức làm việc cho anh.

Klaus Zhuburkholderia – người Đức từng là một trong những sĩ quan của West Sides, West Sides có tất cả 15 sĩ quan người Đông Đức.

Năm 1993, sau khi thống nhất nước Đức, các thành viên của West Sides lần lượt bị chính quyền Đức bắt giữ. Người bí mật tố giác họ chính là Zhuburkholderia.

Đóng góp lớn nhất của Putin ở nước Đức là đã lãnh đạo, triển khai kế hoạch có tên “Mặt trời mọc”.

Chi tiết của kế hoạch “Mặt trời mọc” đến nay vẫn chưa được công khai. Kế hoạch này là một mạng lưới gián điệp được thành lập tại Đức, phụ trách thu thập tin tức kinh tế và khoa học kỹ thuật mà Liên Xô cần.

Phạm vi quan hệ của Putin rất rộng, những người mà ông từng tiếp xúc thuộc mọi tầng lớp của 2 nước Đức, đặc biệt là quan chức chính phủ.

Anh rất giỏi sử dụng “chim én” để thu thập tin tức tình báo. Đó là dùng sắc đẹp của nữ đặc vụ để mồi chài mục tiêu làm cho mục tiêu mắc bẫy và phải cung cấp tin tức cho Liên Xô. Ở thành phố Dresden Anh có rất nhiều “chim én” được đào tạo bài bản, rồi tung vào hoạt động ở khách sạn Bilo.

Khách sạn Bilo nằm cạnh bờ sông Elber, gần đại lộ Anjelica, đây là khách sạn cao cấp của thành phố Dresden.

Khách sạn Bilo được xây theo kiến trúc kiểu Đức cao 3 tầng. KGB và West Sides kiểm soát chặt chẽ khu vực lễ tân của khách sạn này, chỉ cần có khách du lịch quan trọng từ phương Tây đến, lập tức có ngay những cô gái trẻ xinh đẹp đến gõ cửa. Đối với các “chim én”, việc thu thập tin tức tình báo là nhiệm vụ phải chấp nhận hy sinh tất cả.

Cơ quan tình báo của Đức sau này đã từng điều tra kế hoạch “Mặt trời mọc”, phát hiện thấy kế hoạch “Mặt trời mọc” vẫn không hề dừng lại khi nước Đức thống nhất và Liên Xô giải thể, hệ thống gián điệp mà Putin gây dựng vẫn đang hoạt động.

Kế hoạch “Mặt trời mọc” vẫn nằm trong bí mật, ngay cả thủ tướng Đức Schoeder cũng phải đau đầu vì nó.

Hoạt động của KGB vẫn nằm dưới sự điều khiển của Putin.

TƯ LIỆU VỀ DRESDEN:

Dresden – Thành phố đẹp nhất của nước Đức

Dresden nằm cạnh sông Elber, là một trong những thành phố cổ kính và đẹp nhất của Đức với lịch sử gần 700 năm. Tháng 2 năm 1945, cuộc không kích quy mô lớn của quân Đồng minh đã làm cho Dresden bị hủy hoại chỉ trong 1 ngày. Phần lớn các kiến trúc lịch sử bị hủy hoại nay đã được xây dựng lại. Bảo tàng mỹ thuật Semperoper nổi tiếng đang lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm, trong đó có cả Sistime Madonna của Raffaell.

Dresden là thành phố âm nhạc quan trọng của Đức, cả Webber và Wagner đã từng là chỉ huy dàn nhạc ở đây, nhạc kịch của Stauss cũng từng được biểu diễn tại thành phố này.

Dàn nhạc giao hưởng của nhà hát kịch Dresden là một trong những dàn nhạc nổi tiếng nhất châu Âu.

Thành phố này có nhiều nét văn hoá tương đồng với St Peterburg, quy mô của thành phố Dresden nhỏ hơn St Peterburg, với số dân chỉ hơn 500 nghìn người.

Dresden là thành phố văn hoá cổ kính, là trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của cộng hòa Dân chủ Đức, là thành phố công nghiệp quan trọng với các ngành sản xuất rất phát triển như máy quang học, điện khí, máy biến áp, máy phát điện và thiết bị camera.

5. Chứng kiến giây phút nước Đức thống nhất

Năm 1984, khi Putin rời tổ quốc đến Dresden của Cộng hòa Dân chủ Đức làm việc, cũng là lúc thời đại Brezhnev của Liên Xô kết thúc.

Nhìn bề ngoài, Liên Xô tỏ ra rất ổn định, được quốc tế nhìn nhận là siêu cường quốc cùng với tổ chức KGB đang ở thời điểm phát triển đỉnh cao. Nhưng vấn đề thể chế tồn tại nhiều năm qua đã tạo ra vết thương không thể cứu vãn cho Liên Xô, những dấu hiệu suy tàn đã xuất hiện.

Chủ nghĩa bá quyền và nền kinh tế suy thoái của Liên Xô làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cải cách và phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Điều này được thể hiện rất rõ ở Cộng hòa Dân chủ Đức…

Mặc dù kinh tế và mức sống của Cộng hòa Dân chủ Đức vẫn đứng đầu Đông Âu, song so với Liên Bang Đức thì vẫn còn chênh lệch rất lớn.

Người dân Đông Đức hiểu được sự chênh lệch này giữa 2 nước Đức, nhưng nhà lãnh đạo Honecker của Dân chủ Đức vẫn kiên quyết phản đối cải cách.

Đông Đức trong khi đó đang ở tuyến đầu của cuộc chiến tranh lạnh. Các quốc gia chủ yếu mà các nước phương Tây tiến hành diễn biến hoà bình là Đông Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan.

Trong thời gian dài sống trong cảnh chiến tranh lạnh giữa phương Đông và phương Tây, chịu sự khống chế và đè nén của Liên Xô cũng như sự xâm nhập của các thế lực phương Tây, nền kinh tế và xã hội Dân chủ Đức phát triển chậm chạp trong thời gian dài, thêm vào đó là những sai lầm của đảng cầm quyền Dân chủ Đức, đã làm cho tình hình trong nước ngày càng trầm trọng.

Chủ trương cải cách Đảng Cộng sản Liên Xô của nhà lãnh đạo Gorbachov đã góp phần vào sự sụp đổ của cộng hòa Dân chủ Đức. Năm cuối cùng tại Đông Đức, Putin đã chứng kiến những giờ phút sóng gió chính trị và xã hội của nước Đức. Cuối năm 1989, có khoảng 340 nghìn người dân Đông Đức bỏ chạy khỏi đất nước, điều này đã làm chấn động cả thế giới.

340 nghìn người rời bỏ Đông Đức đã phản ánh sự thất bại của lãnh đạo chính quyền Đông Đức. Tháng 10 năm 1989, Gorbachov khi tới tham dự buổi lễ long trọng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đông Đức. Các cuộc diễu hành thị uy đồng loạt nổ ra bắt đầu từ thành phố Leipzig rồi lan rộng khắp cả nước để phản đối Đảng dân chủ xã hội Đức.

Ngày 18 tháng 10, Honecker tuyên bố từ chức sau 18 năm cầm quyền. Egom Cremts lên làm Tổng thư ký kiêm Chủ tịch ủy ban quốc vụ và Chủ tịch ủy ban quốc phòng.

Ngày 9 tháng 11 năm 1989, bức tường Beclin sụp đổ, Liên Bang Đức hoan hỉ vô cùng, nhà lãnh đạo Helmut Koln của Liên Bang Đức dừng chuyến thăm Ba Lan để trở về Bon, rất nhiều người dân của Đông Đức đã chạy sang Tây Đức.

Các cuộc biểu tình thị uy diễn ra khắp nơi, trật tự xã hội hết sức hỗn loạn, nền sản xuất bịảnh hưởng nghiêm trọng. Tổ chức Phát xít mới chĩa thẳng mũi nhọn công kích người Do Thái và quân đội Liên Xô.

Sáu năm trời Putin công tác tại Đức, cũng chính là 6 năm Liên Xô và Đông Đức xoay chuyển thế cục. Putin chưa bao giờ chứng kiến một sự thay đổi nào to lớn như vậy, cá nhân Putin cũng không thể làm được gì để cứu vãn tình thế.

Tình hình phức tạp như vậy rất bất lợi cho công tác thu thập tin tức tình báo. Ngay cả tình hình nội bộ Liên Xô cũng lâm vào cảnh hỗn loạn. Trên đường phố của Dresden xuất các biểu ngữ như “quân chiếm đóng phải cút khỏi thành phố”.

Áp lực trực tiếp đối với Putin đã bắt đầu, đám người xông vào chỗ làm việc của Putin. Trước đó, ở đây được bảo vệ rất nghiêm ngặt, nhưng lúc này đám cảnh vệ đã bị điều đi. Một mình Putin ngăn đám người biểu tình lại, kêu gọi căn cứ quân đội Liên Xô đưa lực lượng đến cứu viện, bởi vì ở đây có cất giữ tài liệu tuyệt mật của KGB.

Lúc đầu quân đội Liên Xô không chịu đến. Putin đã bình tĩnh hoà hoãn với đám biểu tình, yêu cầu họ không được manh động. Mấy giờ sau, quân đội Liên Xô cũng đến giải tán đám đông.

Với tư cách là người chứng kiến lịch sử, Putin đã tận mắt thấy được sự diệt vong của Dân chủ Đức và Đảng Cộng sản Đức.

Sự nghiệp thống nhất hai nước Đức như một định mệnh.

Sáng sớm ngày 3 tháng 10 năm 1990, trong tiếng nhạc của bản giao hưởng số 9 của Bethoven, hàng triệu người Đức đổ về quảng trường nghị viện đế quốc ở Beclin để chúc mừng đất nước thống nhất. Nước Đức mới với 80 triệu dân đã ra đời.

TÀI LIỆU VỀ WOLF: Hai nước Đức

Nhân vật ai cũng biết

Năm 1923, Marcus Wolf sinh ra trong một gia đình Do Thái làm nghề bác sĩ ở Hechingen phía Nam nước Đức. Cha ông là nhà Macxit. Sau khi Hitler lên nắm quyền, cha ông đã chạy sang Liên Xô.

Năm 1934, Wolf cùng với mẹ sang Moscow đoàn tụ cùng cha.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Wolf làm công tác thời sựở Đài phát thanh Beclin Đức, từng phỏng vấn Nuremberg. Năm 1946, tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp nơi.

Năm 1949, nước Cộng hòa Dân chủ Đức thành lập, Wolf được cử sang Liên Xô, đảm nhận chức bí thư thứ nhất Đại sứ quán Đông Đức tại Liên Xô, còn cha ông là Đại sứ tại Ba Lan.

Năm 1951, Wolf làm việc tại một Viện Nghiên cứu kinh tếở Đông Beclin.

Năm 1953, Viện nghiên cứu được đổi tên thành Cục Trinh sát, Wolf giữ chức Cục trưởng, khi ấy ông mới có 29 tuổi, hai năm sau ông được phong quân hàm thiếu tướng.

Từ đó về sau, Wolf chỉ lãnh đạo bộ phận này, với nhiệm vụ chủ yếu là cử người xâm nhập vào Liên Bang Đức, mãi đến năm 1987, ông mới nghỉ hưu.

Wolf đã thiết lập được mạng lưới gián điệp hoạt động chặt chẽở phương Tây với hơn 4 nghìn tình báo viên dưới quyền.

Trong một thời gian dài cơ quan trình báo phương Tây chỉ biết đến tên ông chứ không hề biết tướng mạo ông thế nào, mãi đến năm 1987, ông bị chụp ảnh trộm khi xuất hiện ở Stockhom, thì phương Tây mới biết đến tướng mạo của ông.

TƯ LIỆU VỀ HAI NƯỚC ĐƯỚC:

Vấn đề lịch sử để lại

Cả hai nước Đức, Dân chủ Đức và Liên Bang Đức đều là sản phẩm của cuộc chiến tranh lạnh.

Do sự lan truyền của chủ nghĩa Truman và kế hoạch Marshall, các nước phương Tây đã hợp nhất 2 mặt hành chính và kinh tế tại các vùng của Đức do Anh, Pháp, Mỹ chiếm đóng.

Nhằm chống lại kế hoạch Marshall, Stalin đã tăng cường khống chế các nước Đông Âu mà Liên Xô chiếm đóng, giúp Đảng Cộng sản của các nước này lên nắm quyền.

Ở Đức, khu vực mà Anh, Pháp, Mỹ chiếm đóng đã thực hiện cải cách tiền tệ, đây là bước mở màn cho sự chia rẽ nước Đức.

Liên Xô không chỉ đẩy mạnh cải cách tiền tệở khu vực chiếm đóng, mà còn phong toả giao thông từ Beclin đến khu vực do phương Tây kiểm soát, chỉ cho phép thông hành đường hàng không. Sự phong toả của quân đội Liên Xô đối với Beclin là cao trào đầu tiên của chiến tranh lạnh, nước Đức bắt đầu chia rẽ, Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô lần lượt lập chính quyền tại Beclin.

Ngày 21 tháng 9 năm 1949, trong khu vực Anh, Pháp, Mỹ chiếm đóng, nước Cộng hoà Liên Bang Đức tuyên bố thành lập.

Ngày 7 tháng 10, trong phạm vi khu vực Liên Xô chiếm đóng, nước cộng hoà Dân chủ Đức tuyên bố thành lập.

Từ đó, nước Đức chính thức chia tách, 2 nước Đức lệ thuộc vào 2 tập đoàn quân sự lớn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.