Bản Lĩnh Putin

CHƯƠNG 13: TRẢ LẠI NƯỚC NGA NHƯ MỘT KỲ TÍCH



1. “Chính phủ mới” của Putin

Rất may mắn cho người dân Nga, trải qua 10 năm gian khổ, vất vả, họ đã có một Tổng thống tài năng, thông minh sáng suốt – đó là Putin, đặc biệt là khi nước Nga đang đứng giữa ngã ba đường về kinh tế và chính trị.

Tổng thống Putin đã kế thừa được ý nghĩa của hai câu danh ngôn của Pie đại đế. Một là, “tôi không tức giận”. Hai là: “Cho tôi 20 năm, tôi sẽ trả lại cho bạn một nước Nga như một kỳ tích”.

Đứng trước những khó khăn, việc đầu tiên Tổng thống Putin thực hiện là sửa đổi Hiến pháp, chỉnh đốn thể chế liên bang, tiến hành cải cách chính phủ mới. Đặc điểm lớn nhất của chính phủ Putin là thực dụng và không mang màu sắc chủ nghĩa truyền thống, lấy nước Nga hiện thực làm gốc, tiếp thu tất cả các luồng tư tưởng, tạo dựng lại vai trò nước lớn của Nga. Từ đó, Putin thể hiện một hình tượng đa dạng giàu cá tính của mình.

“Báo nước Nga” từng liệt kê những con số có liên quan đến lịch sử của Liên Xô và nước Nga, nhằm nói lên một cách chi tiết về hình tượng Putin để mọi người trên thế giới biết đến và càng hiểu sâu hơn về ông.

Một phần bài báo đó đã nêu như sau:

– Putin sau khi kế nhiệm Yeltsin, căn cứ theo Hiến pháp, Tổng thống sẽ được bầu ra thông qua tuyển cử.

Sau Lênin, Putin là nhà chính trị thứ hai trực tiếp đọc và sử dụng tiếng nước ngoài lưu loát trong ngoại giao.

Sau thời Sa hoàng, Putin là nguyên thủ quốc gia thứ hai sinh ra và trưởng thành ở St. Peterburg.

Sau thời Andropov, Putin là một nhà chính trị thứ hai từ một người phụ trách tình báo lên làm tổng thống.

Trong thời đại Yeltsin nắm quyền, các hình thức dân chủ theo quốc hội phương Tây như bầu Tổng thống hay nghị sĩ đã nhiều lần bị các cuộc khủng hoảng chính trị làm cho điêu đứng. Thêm vào đó là các cuộc cải cách kinh tế đã cho ra đời những ông trùm kinh tế khiến cho người dân Nga rơi vào cảnh bần hàn hơn.

Kết quả của chính sách ngoại giao nước Nga hướng theo các nước phương Tây là làm cho NATO và liên minh châu Âu bành trướng sang phía Đông, làm cho người Nga không thể trở nên giàu có như châu Âu, mà trái lại trở nên nghèo khó lạc hậu như châu Phi.

Putin trong bốn năm ngắn ngủi của nhiệm kỳ đầu, những thành tích của chính phủ do ông lãnh đạo đã chứng minh ông “là người có tác dụng”.

Về kinh tế, ông đã tiến hành hàng loạt biện pháp cải cách nhằm ổn định và phát triển kinh tế. Kinh tế của Nga từ năm 2000 trở đi bắt đầu phục hồi toàn diện.

– Về mặt cải cách kinh tế, số người nghèo của Nga đã giảm đáng kể. Do mức lương và tiền dưỡng lão được nâng cao cho nên thu nhập của người dân Nga cũng tăng lên.

– Về mặt phục hồi kinh tế, nâng cao vị thế quốc tế và cải thiện về mặt chính trị dân chủ như trong các cuộc tuyển cử tổng thống hay nghị sĩ quốc hội, xét về mọi góc độ đều cho thấy quan điểm của Putin.

– Bằng pháp luật, Putin tiếp tục tấn công những tên trùm kinh tế. Bên cạnh đó, ông luôn vỗ về tâm lý không bình đẳng của người dân nghèo.

– Ví dụ: Trong các quan hệ giữa Tổng thống và Duma quốc gia, Tổng thống và Thủ tướng, Trung ương và địa phương đã ổn định cục diện chính trị.

– Về mặt ngoại giao, với mục tiêu khôi phục lại vị thế cường quốc Nga, Putin đã mở rộng chính sách ngoại giao đa phương nhất quán trong việc điều chỉnh chiến lược ngoại giao bình đẳng. Ông sẽ tăng cường quan hệ hơn nữa đối với các cường quốc.

– Mặt chính trị, bằng con đường hợp pháp ông đang nâng cao hình tượng những người đứng đầu nhà nước.

Nói chung, con đường trước mắt của Putin không hề bằng phẳng. Các vấn đề khó khăn còn rất nhiều. Ví dụ như: vấn đề Chechnya, khủng bố, dân số giảm hàng năm, lực lượng lao động thiếu trầm trọng và cả sự bất đồng giữa Nga và cộng đồng các quốc gia độc lập.

Nhưng trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt này, chính những vấn đề hết sức gay cấn này mới tạo cho Putin cơ hội để trở thành “Pie đại đế” mới của Nga.

“Chính phủ mới” đã tạo ra Putin. Ngược lại Putin cũng xây dựng lên “Chính phủ mới”.

2. Thời thế tạo anh hùng

Năm 2000, khi Putin lên nắm quyền Tổng thống Nga, mọi người nhìn vào với ánh mắt hoài nghi vị nhân viên KGB thần bí này, không biết ông sẽ điều hành nước Nga như thế nào? Không biết ông sẽ đem lại cho thế giới được những gì? Vài năm sau, Putin trở thành nhà lãnh đạo có địa vị vững vàng. Trên vũ đài quốc tế, ông như một minh tinh trên sàn diễn.

Tục ngữ có câu: “Thời thế tạo anh hùng” nhưng với Putin liệu có phải do thời thế tạo ra sao? Putin hay Pie đại đế, Stalin là những người con vĩ đại của lịch sử và cũng là kết quả phấn đấu của cá nhân.

Nga có diện tích đất đai rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú và có một hệ thống quân sự vững vàng.

Quân đội Nga từng chiến thắng quân đội hùng mạnh của Napoleon, quân đội phát xít.

Người Nga không cam chịu tụt hậu, giấc mơ cường quốc của họ chưa một ngày tiêu tan. Đặc trưng văn hóa của Nga nghiêng về phương Đông như: sự nghiêm nghị của người Maredonia, sự tỉnh táo của người Latinh và sự hùng dũng của người Tacta.

Tài sản quốc gia lớn nhất của Nga là các công ty dầu mỏ và khí đốt, giá trị của nó lên đến 950 tỷ đô la. 30% GDP của Nga là từ nguồn dầu mỏ và khí đốt. Dầu mỏ, khí đốt tự nhiên là tài nguyên chủ yếu trong thu nhập của Nga.

15 nước trong liên minh châu Âu rất hài lòng với các bộ ngành tài nguyên của Nga, chính phủ Nga đang xúc tiến việc tăng lượng dầu mỏ xuất khẩu sang châu Âu để đổi lấy việc châu Âu sẽ đầu tư vào Nga nhiều hơn nữa.

– Chechnya: Người ngoài cuộc xem náo nhiệt

Nước Nga trong cuộc chiến Chechnya đã bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ, rất nhiều người coi cuộc chiến tranh này là sự lục đục nội bộ của Nga.

Nếu như nước Cộng hòa Chechnya độc lập, người Chechnya cắt đứt đường ống dẫn dầu trên biển Georgia từ Siberi và các đường vào biển Đen của Liên bang Nga. Ngoài ra từ Caucasia đến các nước Tatastan và Bashkortostan với trữ lượng tài nguyên phong phú cũng sẽ đòi độc lập. Giành lại tài nguyên ở biển Caspian là một trong những mục tiêu chính của người Nga.

Năm 1999, khi các phần tử vũ trang Chechnya xâm nhập lãnh thổ nước Cộng hòa Tatastan, điều này không chỉ uy hiếp chủ quyền Caspian của nước Nga, mà còn uy hiếp cả căn cứ quân sự của nước Nga ở vùng Georgia, Armenia. Trong khi đó nước Nga phải lợi dụng các căn cứ quân sự này để hạn chế sự bành trướng quân sự của NATO và Thổ Nhĩ Kỳ.

– Georgia: Cuộc chiến “nóng bỏng” trên chính trường quốc tế

Chiều dài từ Nam sang Bắc của Caspian là 1.200km, rộng từ Đông sang Tây là 320km, có bờ biển dài 7.000km, Caspian liền kề với Hắc Hải, Caspian vừa là trung tâm đại lục Âu – Á, vừa là một kho vàng đen lớn.

Từ năm 1994, rất nhiều công ty dầu khí đua nhau chạy về khu Caspian. Các công ty dầu khí như Mobill, Shell, Aikesenmu, Amoco, Hkorf. Ltd đã ký hợp đồng khai thác năng lượng với các nhà dầu khí Caspian với trị giá vượt hơn trăm tỷ đô la.

Theo tính toán, trữ lượng dầu mỏ của Caspian ước khoảng 200 tỷ thùng, chiếm 8% tỷ trữ lượng dầu mỏ trên thế giới. Trữ lượng khí đốt thiên nhiên khoảng 14 vạn mét khối, chiếm 4,3% trữ lượng thế giới.

Trữ lượng khí đốt thiên nhiên của Cát-pi-an đứng thứ hai thế giới, trữ lượng dầu mỏở đây được mệnh danh là “Trung Đông thứ hai”, nhiều năm nay hướng đi đường ống dẫn dầu của Caspian mãi là cuộc chiến giáp lá cà cộng đồng quốc tế.

Thế cờ mới: đủ để cân bằng thế giới.

Cục diện thế cờ chỉ đầu mối ba nước lớn Nga – Mỹ – Trung.

Trong đó Nga và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao bạn bè chiến lược.

Năm 1997, hai nước Trung Quốc và Kazakhstan đã ký kết hiệp định xây dựng đường ống dẫn đầu. Phương án này vẫn nằm trong giai đoạn tham khảo sát nên ảnh hưởng đến đường ống dầu khí từ Đông sang Tây của Trung Quốc. Ảnh hưởng của nước Nga ở Trung Á là rất lớn, về mặt chính trị, kinh tế lịch sử và văn hóa, nước Nga đều là người đi đầu, Caspian là trung tâm quan hệ đối ngoại của Nga.

Trong ba quốc gia độc lập thuộc bờ biển Caspian thì Kazakhstan và Nga vẫn giữ được “tình hữu nghị”, trong rất nhiều sự vụ quốc tế, hai bên vẫn giữ được tiếng nói chung. Turkmenistan thuộc về nước trung lập, sau khi Putin lên nắm quyền thì quan hệ Nga và Turkmenistan được cải thiện rất nhiều.

Trong cuộc chiến tranh chống khủng bố, quan hệ giữa Nga và các nước Trung Á luôn cùng một bên. Việc Putin viếng thăm Ba Ku làm cho Azerbaijan cảm thấy ấm lên trong quan hệ với Nga. Các quốc gia Trung Á và các quốc gia ở Caucasia đều cảm thấy không phải với Nga cho nên chưa ai rời đi.

Sau “sự kiện ngày 11 tháng 9”, Putin đã nhiều lần tiếp xúc với những người lãnh đạo của cộng đồng các quốc gia độc lập Trung Á. Thư ký hội đồng an ninh Liên bang Nga Rashaylo và Tổng tham mưu trưởng Kashnin cũng thường xuyên viếng thăm các nước Trung Á.

Uzbekistan dưới chính sách vừa đấm vừa xoa của Mỹ, đã mở rộng lãnh địa trên không và các căn cứ cho Mỹ. Mỹ đã đưa sư đoàn 10 sơn địa vào sân sau của Nga, khiến cho xu thế chiến lược của Nga càng thêm bất lợi.

Để thay đổi thế bị động, Putin đã gia tăng sư đoàn bộ binh cơ giới 201 lên 2,2 vạn người. Tadzhikistan vốn đã chịu nhiều đau khổ của nội chiến, nếu như không có sự chi viện của Nga thì rất có thể sẽ bị diệt vong.

Việc Nga và Iran liên minh với nhau cũng là một nước cờ tuyệt diệu để Nga dễ dàng bán vũ khí cho Iran. Iran thông qua Tadzhikistan để viện trợ cho liên minh phương bắc, bởi vì quân Mỹ xâm nhập vào Afghanistan đã trực tiếp uy hiếp đến Iran. Lợi ích của Mỹ và Nga ở Trung Á đã xung đột nghiêm trọng với nhau như trong việc xây dựng đường ống vận chuyển dầu và phân chia phạm vi v.v…

Làm thế nào để xây dựng được một liên minh rộng lớn hơn? Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn – xây dựng liên minh chiến thuật hay liên minh chiến lược? Kéo dài thời gian liên minh được bao lâu? Liên minh quân sự trước tiên là liên minh lợi ích, các nước đều muốn lợi dụng ưu thế của liên minh, nhưng lại không muốn gánh vác trách nhiệm.

Chính phủ Putin gia nhập vào liên minh chống khủng bố quốc tế, nước Nga trở thành nhà chiến lược trong cuộc chơi ở chiến trường Trung Á. Vì tương lai của nước Nga, Putin đã thông qua Afghanistan để đi sâu vào Trung Á Và Caspian đây là bộ phận quan trọng tạo thành “chiến lược theo chiều sâu” của Nga.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã vượt mặt Mỹ. Nga đã thành công trong việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên để xuất khẩu cho Thổ Nhĩ Kỳ. Đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên vượt qua biển Đen này phá tan giấc mộng của Mỹ.

Việc nước Mỹ xây dựng đường ống dẫn dầu từ Afghanistan thông qua Caspian là để khống chế sự lớn mạnh của châu Á. Nguồn năng lượng của Caspian đối với các nước trong khối NATO là cực kỳ quan trọng.

Để cho châu Âu phối hợp cùng OPEC xưng bá là điều vô cùng đáng sợ, vì một khi sản lượng dầu của Bắc Hải xuống thấp, OPEC có thể lũng đoạn thị trường dầu thô. Nếu nước Mỹ có thể lợi dụng chiến tranh chống khủng bố để khống chế Trung Á, Tây Á và Nam Á thì sẽ khống chế được cả thế giới.

Nếu như nước Nga có thể kiểm soát được thế cục Afghanistan thì trữ lượng dầu của Nga, Iran và các nước trong vùng Caspian như Kazakhstan, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đứng đầu thế giới. Nga sẽ có thể đối đầu được với hệ thống năng lượng an toàn của OPEC và cộng đồng chung châu Âu.

Các đại gia: Thế cục thế giới sẽ có thay đổi lớn

Trong hội nghị ngoại trưởng “6+2” được tổ chức tại trụ sở Hội đồng Liên Hợp quốc, ngoại trưởng các nước Trung, Nga, Mỹ, Uzbekistan, Tadzhikistan, Turkmenistan, Iran, Pakistan cùng thảo luận về chính quyền mới ở Afghanistan.

Mỹ biết rằng liên minh phương Bắc ở Afghanistan không nghe lời là đã muộn, cục diện Afghanistan ngày càng không ổn định.

Người lãnh đạo của dầu mỏ của Arập Xêút, khoáng sản Alinaimi và dầu mỏ của Na Uy, năng lượng Einar Steensnass bàn bạc về đối sách cụ thể để bảo vệ giá cả.

Kết quả là sản lượng dầu thô của OPEC đã giảm 3,50 triệu thùng một ngày. Sản lượng dầu thô của tổ chức Bắc Âu cũng giảm 500 nghìn thùng một ngày, quan chức trong tổ chức Phi Âu không công khai nhưng đã âm thầm cắt giảm sản lượng.

Tổng thống Mỹ Bush yêu cầu Bộ năng lượng tăng cường lượng dầu thô dự trữ đến 700 triệu thùng, tăng cường an ninh năng lượng lâu dài.

Trữ lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng theo phương thức thận trọng, theo đuổi giá thành sản phẩm, để tránh những ảnh hưởng không tốt từ thị trường dầu thô.

Trong Hội nghị Bộ trưởng Tài chính của 20 nước, bề ngoài là để cắt đứt nguồn cung cấp tài chính cho các phần tử khủng bố, nhưng thực ra các nước đang rất đau đầu về vấn đề năng lượng.

Tình hình Afghanistan đang làm cho lãnh đạo các nước cảm thấy rất đau đầu, giờ đây đến lượt Putin cần phải bày tỏ thái độ nhưng ông lại không phản ứng gì. Người đời chưa thể quên, người đầu tiên gửi bức điện cho Bush sau sự kiện “ngày 11 tháng 9” chính là Putin. Putin nói: “Chúng tôi và các ông cùng đứng về một phía!”.

Khi đó, Bush đã giành được sự ủng hộ của Putin.

Sau này mọi người mới phát hiện, tuy rằng Putin chỉ nói một lời suông, nhưng khi phân chia lợi ích ở Afghanistan thì đây tuyệt đối không phải là một lời nói hàm hồ.

Dù thế nào đi chăng nữa, nước Mỹ mở ra một chân trời mới ở Trung Á, đã cho thấy Trung Á đang dần tách khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga.

Chính trong cuộc đấu tranh chính trị quốc tế rất phức tạp này mà Putin đã tạo dựng cho mình được hình tượng người anh hùng trong lòng nhân dân Nga.

3. Hãy đối xử tốt với nước Nga.

Khi Yeltsin trao quyền đã yêu cầu Putin phải đối xử tốt với nước Nga! Vậy Putin đã đối xử với nước Nga như thế nào?

Khi nước Mỹ tiến hành kế hoạch phòng thủ tên lửa đạo đạn, đưa quân vào Trung Á và Caucasian, coi Nga là mục tiêu quốc gia phải đánh đòn hạt nhân, khi quân đội NATO tiến vào tận cửa nhà của Nga thì Putin lúc đó là thư ký ủy ban an ninh Nga chưa nói được lời: “Không!”.

Sau khi Putin trúng cử tổng thống, những cuộc họp thượng đỉnh như tổ chức điều ước an ninh các quốc gia độc lập, hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ, hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Âu, hội nghị thượng đỉnh Nga – NATO và hội nghị thượng đỉnh “tổ chức hợp tác Thượng Hải” liên tục được tổ chức, Putin là người trực tiếp tham gia trong các hội nghị thượng đỉnh đó.

Từ sau khi trúng cử Tổng thống Nga, Putin đã đạt được thành công to lớn trong việc nâng cao quyền lực nhà nước và ổn định xã hội, tiến hành nhiều biện pháp cải cách xã hội.

* Cải cách thể chế Liên bang.

Năm đầu sau khi Putin lên nắm quyền, thông qua các cải cách như “thành lập khu liên bang lớn” và “thay đổi hình thức tổ chức hội đồng liên bang”, ông đã xây dựng thành công chế độ tập quyền đối với địa phương.

Nhân dân Nga ủng hộ công cuộc cải cách của Putin. Từ năm 2001, cơ chế “Khu liên bang lớn” bắt đầu phát huy vai trò. Putin thông qua đại diện toàn quyền tổng thống ở các liên bang để tiến hành giám sát cơ quan quyền lực của các bang. Rất nhiều văn kiện pháp luật và quy định địa phương không phù hợp với Hiến pháp, pháp lệnh của liên bang đều đã được sửa đổi.

Phó viện trưởng kiểm sát của Nga phụ trách tiến hành điều tra mọi hành vi tham ô trái pháp luật của những quan chức lãnh đạo địa phương, và có thể căn cứ theo kết quả điều tra tiến hành khởi tố các quan chức này. Qua hai năm nỗ lực không mệt mỏi, cuộc cải cách thể chế liên bang của Putin đã giành được thành công.

Có rất nhiều người lãnh đạo của các bang đưa ra ý kiến phản đối, yêu cầu căn cứ theo pháp luật phân rõ quyền hạn của trung ương và địa phương, đặc biệt là phải phân rõ quyền hạn chung giữa trung ương và địa phương chứ không thể chỉ do đại diện toàn quyền của Tổng thống ở liên bang giám sát.

Tháng 6 năm 2001, Putin hạ lệnh thành lập “Ủy ban hoạch định chính sách về vấn đề phân rõ chức quyền của các bang và Trung ương” Ủy ban bao gồm đại diện của các bang và đại diện các bộ, ngành trung ương”.

* Những cải cách về chế độ xã hội.

Đầu năm 2001, để chuẩn hóa các hành vi xã hội và chỉnh đốn trật tự xã hội, Putin đã ra lệnh cho các ban ngành hành chính như Văn phòng Tổng thống lên kế hoạch trình lên Quốc hội liên bang những đề án pháp luật có nội dung liên quan đến chế độ tư pháp quốc gia, chế độ chính đảng, chế độ hành chính, chế độ quân sự và chế độ tuyển cử.

Có những đề án được sửa đổi hoặc bổ sung trên cơ sở văn bản cũ nhưng có những đề án là mới hoàn toàn. Ví dụ: “Luật Chính đảng”, “Luật Đất đai” – tất cả những văn bản luật này đều mới được thông qua trong năm 2001.

Chỉ trong thời gian một năm, Chính phủ Putin đã đưa ra rất nhiều văn bản pháp luật, pháp quy, điều đó chứng tỏ Chính phủ Putin sẽ xây dựng được một quốc gia có chế độ hóa cao độ.

Lúc đó tội phạm xã hội gia tăng, trật tự xã hội ngày càng xấu đi. Trong nhiều năm ở các cơ quan tư pháp, do mức lương của thẩm phán và nhân viên chấp pháp quá thấp nên họ thường bị lợi dụng hoặc bị hối lộ, vấn đề này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự công bằng của tư pháp Nga.

Năm 2001, quần chúng nhân dân Nga yêu cầu chính phủ Putin phải tiến hành cải cách ngành tư pháp ngày càng.

Ngày 20 tháng 11 năm 2001, chính phủ Nga thông qua “Cương lĩnh mục tiêu phát triển hệ thống tư pháp Liên bang Nga đến năm 2006” và quyết định trích 45 tỷ rúp cho việc cải cách ngành này.

Về phương diện cải cách chế độ, những vấn đềảnh hưởng lớn nhất ở Nga là sự ra đời và thực thi “Luật chính đảng”.

Sau nhiều năm tiến hành sửa đổi, tháng 7 năm 2001 Quốc hội Nga đã phê chuẩn “Luật Chính đảng”.

Trong “Luật Chính đảng” có hai điều quy định rất quan trọng là quy định số lượng người thấp nhất trong tổ chức chính đảng và vai trò của chính đảng trong bầu cử cơ quan quyền lực của nhà nước.

Căn cứ theo quy định “Luật Chính đảng”, thì một chính đảng phải có số lượng thành viên từ 1 trăm nghìn người trở lên, ít nhất trong một phần hai bang phải có tổ chức cơ sở và có lượng người từ 100 trở lên. Vai trò của chính đảng là nhằm tham gia các cuộc bầu cử cơ quan đại diện nhà nước và cơ quan chính quyền các cấp.

Ý nghĩa quan trọng của việc thông qua “Luật Chính đảng” là có thể thay đổi tình trạng hỗn loạn của thể chế chính đảng ở Nga, xóa bỏ hiện tượng các đảng phái ở Nga đang đua nhau mọc lên.

“Luật chính đảng” vừa được thông qua, trong nghị viện Nga lập tức xuất hiện hàng loạt liên minh chính đảng.

Ví dụ, Đảng đoàn kết và phong trào “tổ quốc” trong Duma đã hợp nhất thành một chính đảng mới, ngày 1 tháng 12, liên minh này đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất. Liên minh này đã tích cực ủng hộ việc cải cách của Tổng thống Putin. “Liên minh lực lượng cánh hữu” trong Duma cũng tuyên bố đổi tên gọi là “Chính đảng liên minh lực lượng cánh hữu”.

* Trừng trị bệnh hủ bại và kiểm soát tin tức.

Bên cạnh việc ra sức xây dựng chế độ xã hội, Putin bắt đầu áp dụng biện pháp cứng rắn để tăng cường kiểm soát các đài truyền thông gây trở ngại đến ổn định xã hội. Tháng 4 năm 2001, Putin ủng hộ Công ty khí thiên nhiên của Nga mua cổ phần Đài truyền hình độc lập Nga, đài truyền hình này mua từng nhiều lần phê phán chính phủ.

Putin công bố lệnh “Cấm các tư bản nước ngoài đầu tư vào giới truyền thông của Nga”.

Về vấn đề chống tiêu cực, ông ủng hộ cơ quan kiểm sát tiến hành kiểm tra các hành vi vi phạm của các quan chức chính phủ và địa phương. Tất cả những điều này một lần nữa thể hiện tài năng điều hành đất nước của Putin.

* Vấn đề Chechnya.

Từ cuối năm 2001 trở đi, chính phủ Putin hết sức bị động trước vấn đề Chechnya.

Chính phủ các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ và rất nhiều tổ chức quốc tế yêu cầu Nga kết thúc cuộc chiến ở Chechnya, đồng thời tiến hành đàm phán với lực lượng vũ trang ly khai của Chechnya.

Sau sự kiện “ngày 11 tháng 9”, các nước phương Tây do Mỹ cầm đầu lại có thái độ phản ứng ngược lại, đột nhiên thay đổi thái độ của họ với chiến tranh ở Chechnya, họ thừa nhận hành động quân sự của Nga ở Chechnya là mang tính chất chống khủng bố.

Cũng sau sự kiện “ngày 11 tháng 9”, Nga đã có được hoàn cảnh quốc tế thuận lợi và chủ động trong cuộc chiến Chechnya.

Chính phủ Putin lần đầu tiên được dư luận quốc tế lên tiếng ủng hộ về vấn đề Chechnya, vậy là một cục diện mới đã xuất hiện.

Dưới tiền đề “Quyết không nhẹ tay trong việc áp dụng các biện pháp quân sự”, Putin đã cố gắng thông qua đàm phán chính trị để giải quyết vấn đề Chechnya.

Ngày 19 tháng 11, đại diện của Putin và đại diện của Maskhadov đã gặp mặt đàm phán ở Moscow.

Hai bên chưa thể đạt được sự nhất trí về thực chất, vấn đề khó khăn nhất trong đàm phán là vấn đề lực lượng vũ trang Chechnya giao nộp vũ khí và địa vị của Chechnya trong tương lai.

Mặc dù trước mắt vấn đề Chechnya vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhưng trong những biện pháp thực thi chính trị của Putin ở Chechnya và hàng loạt biện pháp cải cách của ông đều làm cho người ta nhìn thấy rõ, sự nỗ lực khó khăn mà ông ta bỏ ra đều vì lợi ích của nhân dân Nga.

4. Muốn đẹp ngoài trước hết phải giữ yên bên trong

Mặc dù Putin lên nắm quyền chưa lâu, nhưng sách lược điều hành đất nước của ông phần nào đã thực hiện và có tiến triển tốt.

Khi bắt đầu, do Putin chưa tiến hành cải cách nên có người cho rằng, ông là người của chủ nghĩa tự do, cũng có người cho rằng, ông là người của chủ nghĩa quốc gia, lại có người đánh giá ông là người chủ nghĩa quốc gia tự do, thậm chí có người đánh giá ông là người của chủ nghĩa bảo thủ. Putin muốn đi theo con đường trung gian, không đi theo khuynh hướng cực đoan.

Thủ tướng Anh Tonny Blair sau khi gặp gỡ Putin đã nói: “Putin là người có tầm nhìn xa về chính trị, ông tự biết mình phải làm gì”.

Vấn đề quan trọng nhất mà Putin phải đối mặt sau khi lên nắm quyền là phải đối xử với Yeltsin và gia tộc của ông ta như thế nào.

Ông là người được Yeltsin cất nhắc lên nắm quyền, khi đó uy danh của Yeltsin đã bị giảm xuống mức thấp nhất, người Nga đã thể hiện sự bất mãn cao độ đối với những ông trùm chính trị và bọn tham nhũng ô lại.

Putin không thể “quay lưng bội tín” được, đành hạ lệnh bảo đảm an toàn và phúc lợi cho Yeltsin và người nhà của ông ta.

Đồng thời ông cũng giữ cự ly nhất định đối với gia tộc Yeltsin, Putin đã bãi miễn cả chức vụ của con gái Yeltsin là Tatiana.

Putin sử dụng pháp luật để buộc tên trùm đầu sỏ tài chính là Boris Berezovski không được lợi dụng chức quyền để can thiệp sâu vào chính trị.

Putin cũng đề bạt rất nhiều nhân vật mới, trong đó người nổi tiếng nhất là nhà cải cách trẻ mới 37 tuổi German Gref.

Putin thông qua hàng loạt cải cách, làm cho những ông trùm tiền tệ Nga bị thất thế. Quyền lực trung ương được tăng cường, mức sống của quần chúng nhân dân được nâng cao.

Putin không nghiện rượu, không hút thuốc, không tham tiền, không háo sắc. Ông đã kìm chế được những dục vọng bản thân, không câu kết với bọn trùm tiền tệ tài chính.

Thời của Yeltsin đã hình thành một số các ông trùm khống chế cả về công nghiệp, tài chính và cạnh tranh báo chí, họ đã ngăn cản nghiêm trọng sự phục hưng của nước Nga.

Putin đã ra lệnh cho ngành tư pháp phải mở các cuộc điều tra triệt để đối với bọn trùm tài chính ngân hàng, đồng thời ra lệnh bắt Gusinsky. Sau khi giáng những quả đấm thép vào bọn trùm sỏ, Putin đã tuyên bố với mọi người rằng, “Từ nay về sau bất cứ ai cũng đừng nghĩ đến việc lấy không tiền của của nhà nước”.

Trước khi ông lên nắm quyền, thế lực của chính quyền các địa phương rất mạnh, rất nhiều quan chức địa phương đã câu kết với các ông trùm để mua bán chức quyền và chống đối lại chính phủ trung ương, cục diện chính trị Nga lúc đó vô cùng hỗn loạn.

Sau khi lên nắm quyền, Putin đã từng bước làm giảm đi quyền lực của các quan chức địa phương. Ông cho thành lập ủy ban Quốc vụ liên bang trực thuộc Tổng thống; xóa bỏ những pháp luật và quy định của địa phương trái với trung ương; chia nước Nga thành bảy khu vực hành chính, các liên bang do đại diện tổng thống giám sát thực thi các chính sách đường lối của trung ương.

Putin còn đưa ra những biện pháp trong đó Tổng thống có quyền cách chức lãnh đạo địa phương, tăng cường quyền lực cho chính quyền trung ương.

Điều mấu chốt làm cho nước Nga phục hưng trở lại chính là thể chế chính trị quốc gia. Điều cấp bách là phải làm cho thể chế chính quyền nhà nước Nga mạnh lên, nhưng Putin lại kiên quyết phản đối xây dựng thành lập chế độ cực quyền.

Ông phản đối việc sửa đổi Hiến pháp, ông cho rằng, việc sửa chữa hiến pháp không phải là nhiệm vụ cấp bách trước tiên. Mà hiện nay làm sao cho cơ cấu quốc gia phải linh hoạt, có kỷ luật, không được cồng kềnh, kém hiệu quả và phải quan tâm đến đời sống nhân dân.

Để cải thiện tình hình kinh tế của nước Nga, sau khi lên nắm quyền, Putin đã tiến hành cải cách chế độ tiền dưỡng lão và cải cách chế độ thuế quan. Nước Nga đã tăng lương cho người về hưu, hoàn trả các khoản tiền lương còn nợ của người lao động, cho nên thu nhập thực tế của người lao động phần nào được nâng cao.

Nhà kinh tế học số một của ngân hàng tư bản phục hưng Moscow, Roland Nash nói: “5 tháng trước khi Putin lên nắm quyền, những công việc Putin phải làm về mặt cải cách mang tính cơ cấu còn nhiều hơn cả 5 năm của thời kỳ Yeltsin”.

Hàng loạt biện pháp “ổn định bên trong bang” của Putin đã đặt cơ sở vững chắc cho chính quyền mới của Putin.

5. Kinh tế Nga trên con đường phát triển xán lạn.

Nước Nga đang đứng trước rất nhiều nguy cơ khủng hoảng. Sau khi Putin lên nắm chính quyền ông chưa biết rõ phải trấn hưng nền kinh tế Nga như thế nào, chưa thể đặt ra “kế hoạch phát triển chuẩn xác”. Nhưng trước tiên ông tuyên bố với thế giới rằng nước Nga bảo đảm sẽ trả các khoản vay nước ngoài để xoa dịu sự thúc bách của các nước phương Tây và lấy lại danh dự nước Nga trước cộng đồng thế giới.

Putin tiến hành các chính sách giúp kinh tế xã hội ổn định vững mạnh, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài, tiến hành đẩy mạnh cải cách chế độ thuế; lợi dụng triệt để tình hình thuận lợi về giá dầu thô thế giới tăng cao, để mở rộng thị trường quốc tế; cải cách thể chế bảo đảm xã hội làm cho việc cải cách này càng cụ thể hơn, càng hỗ trợ thiết thực hơn cho lợi ích của những người có thu nhập thấp.

Với việc đẩy mạnh các biện pháp cải cách, 3 năm liên tục kinh tế nước Nga giữ được tăng trưởng, rất nhiều nhà kinh tế nói, kinh tế Nga năm 1998 đang bị ngập sâu dưới đáy vực, còn bây giờ kinh tế Nga ngày càng tươi sáng.

Nhưng nền kinh tế Nga vẫn chưa thay đổi được cục diện bất lợi về việc dựa vào xuất khẩu dầu khí, kinh tế lên xuống phụ thuộc rất nhiều vào sự dao động của giá cả năng lượng.

Giá dầu quốc tế năm 2000 mỗi thùng là 24 đô la, năm 2001 hạ xuống còn 20,7 đô la cho nên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Nga đang từ 8,3% đã hạ xuống 5%.

Các ngành kinh tế Nga khi vạch ra kế hoạch phát triển kinh tế đã dự tính rằng, giá mỗi thùng dầu là từ 15 đến 23,5 đô la, nên đã đặt ra mức tăng trưởng kinh tế từ 2,5% đến 4,3%.

Sau khi Putin lên nắm quyền, ông đã ra sức đẩy mạnh cải cách kinh tế, và đã giành được một số thành quả nhất định.

Trong nền kinh tế Nga đã có những mặt nổi trội như giá trị tăng trưởng nông nghiệp 5,4%, tỷ lệ lạm phát giảm xuống còn 6,6%, tỷ lệ thất nghiệp 9%, ngân sách chính phủ dư 2,1%.

Để giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc dân vào giá cả năng lượng, Putin đã áp dụng rất nhiều biện pháp, ví dụ tăng mạnh mức độ đầu tư, tăng cao giá cả năng lượng, v.v… thông qua đẩy mạnh nhu cầu trong nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khi đó Putin cảm thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga là quá thấp. Ông cho rằng, nền kinh tế Nga đến trước năm 2010 phải duy trì tỷ lệ tăng trưởng không được thấp hơn 5%, một số năm phải đạt được 8% – 10%.

Chính phủ Nga đang đặt ra biện pháp tăng cường phát triển kinh tế. Ví dụ: cho phép đồng rúp giảm giá một cách thích hợp để mở rộng xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển sức sản xuất; giảm nhẹ gánh nặng cho các nhà máy, giảm thuế lợi nhuận của các nhà máy từ 35% xuống còn 24%, tăng cường giúp đỡ các nhà máy vừa và nhỏ, nhà máy nhỏ chỉ còn phải nộp phần trăm thuế lợi nhuận hoặc thuế doanh nghiệp, khuyến khích giúp đỡ xuất khẩu các sản phẩm như dầu thô, khí thiên nhiên và công nghiệp quốc phòng.

Nước Nga đang dần thay thế vị trí số 1 về xuất khẩu dầu mỏ của Arập Xêút, ngoài ra khuyến khích phát triển các ngành kỹ thuật cao như điện tử và thông tin.

Ngày 18 tháng 4 năm 2002 tại Điện Kremly, Putin đã có bài báo cáo tình hình đất trước thượng viện và hạ viện. Ông đã nói về chính sách đối nội, đối ngoại của Nga với các nghị sĩ, nhân viên chính phủ và lãnh đạo của các địa phương. Ông cũng đề cập về mục tiêu công tác năm 2003 của chính phủ Nga.

* Dân giàu nước mạnh là mục tiêu cuối cùng

Ngay khi bắt đầu bản báo cáo Putin đã chỉ ra mục tiêu cần đạt đến: Mục tiêu của chúng ta là xây dựng nước Nga trở thành quốc gia có pháp chế và kinh tế thị trường, trong đó điều quan trọng nhất là phải nâng cao mức sống của nhân dân.

Putin nói, thời gian qua, các địa phương đều giành được thành quả đáng khích lệ: kinh tế liên tục giữ được mức tăng trưởng, tạo ra được nhiều thành tựu, nhiều cơ hội việc làm, số người thất nghiệp giảm xuống còn 70 trăm nghìn, thu nhập của nhân dân tăng 6%.

Sản lượng dầu thô của Nga đứng vào vị trí thứ hai trên thế giới, mức xuất khẩu năng lượng đứng vị trí thứ nhất thế giới. Nhưng hiệu quả làm việc thấp, còn nhiều tiêu cực, tỷ lệ phạm tội cao, tất cả những thứ đó là những vấn đề nan giải mà chính phủ Nga đang phải đối mặt.

Chính sách của Putin so với trước đây thay đổi không lớn. Ông chỉ ra, nước Nga phải đẩy mạnh cải cách cơ cấu hành chính, đưa cơ cấu hành chính thích ứng với sự phát triển của thời đại, cần phải đạt được những bước đột phá về lập pháp và cải cách, tăng cường điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư.

Mặc dù, nước Nga ba năm liên tục giữ được tỷ lệ tăng trưởng, nhưng do giá dầu bị sụt giảm và nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, cho nên kinh tế nước Nga vẫn phát triển với tốc độ chậm.

Với các nước phát triển, ông cho rằng chế độ luật pháp ổn định sẽ có lợi cho phát triển kinh tế; việc thu thuế phải có lợi cho thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vì vậy phải cải cách chế độ thuế với các doanh nghiệp nhỏ nhằm giảm bớt gánh nặng cho họ.

* Tiếp tục đẩy mạnh chính sách “ngoại giao thiết thực”

Chính sách “ngoại giao thiết thực” của chính phủ Putin sẽ không thay đổi. Ông nói, từ nay về sau nước Nga căn cứ vào lợi ích chính trị và kinh tế, chiến lược quân sự và thực lực nhà nước để tiến hành chính sách “ngoại giao thiết thực”, đồng thời cũng quan tâm đến lợi ích liên minh bạn bè của Nga.

Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG và Nga có rất nhiều lợi ích và nhiệm vụ chung, hợp tác với cộng đồng các quốc gia độc lập là vấn đề quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao Nga.

Nước Nga sẽ từng bước “nhất thể hóa” với châu Âu, tiếp tục xây dựng khu vực kinh tế thống nhất với Liên minh châu Âu. Ông còn chỉ rõ tính quan trọng của việc tấn công mạnh vào chủ nghĩa khủng bố. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, sự uy hiếp mà các quốc gia phải đối mặt chính là chủ nghĩa khủng bố, ủng hộ liên minh chống khủng bố là sự lựa chọn đúng đắn của Nga.

* Lập pháp đánh mạnh vào “chủ nghĩa cực đoan”

Mấy năm gần đây, hoạt động của “Đảng đầu trọc” Nga khá điên cuồng, làm cho chính phủ Putin phải có sự quan tâm đặc biệt. Ông đã đề cập đến vấn đề “Chủ nghĩa cực đoan trong bản “Báo cáo tình hình đất nước” và nêu rõ hiện tượng phạm tội ngày càng nghiêm trọng đã làm cho người Nga “cảm thấy khó chịu”, và người nước ngoài không cảm thấy yên tâm.

Putin nói: “Chủ nghĩa cực đoan là sự uy hiếp to lớn đến an ninh và ổn định xã hội. Ông cho rằng, cái mà chủ nghĩa cực đoan nói đến chính là chủ nghĩa phát xít, khẩu hiệu chủ nghĩa cực đoan dân tộc đều mang theo tiêu chí phát xít. Bọn chúng phát động tập kích quy mô lớn, giết hại người vô tội. Nhưng tòa án và cảnh sát lại thiếu biện pháp hữu hiệu để bắt các phần tử phạm tội phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Ngoài ra, Putin còn phát biểu quan điểm của mình đối với vấn đề như Chechnya, cải cách quân đội, bảo hiểm xã hội… Bản báo cáo về tình hình đất nước, khiến nhiều nghị sĩ cảm thấy rất thiết thực và cụ thể.

Chủ tịch Thượng viện Mironov nói: Báo cáo của tổng thống đều dựa trên tình hình thực tế của nước Nga, nó thể hiện sự am hiểu về thực tế của Putin.

Cũng có một số ý kiến của nghị sĩ phản đối Putin như Chủ tịch liên minh lực lượng cánh tả Nga, ông Nemtsav nói, Putin chưa đi thẳng vào những vấn đề mà nước Nga đang quan tâm. Ví dụ như, các khoản nợ tiền lương của giáo viên và bác sĩ.

Cho dù nói như thế nào thì dưới sự lãnh đạo của Putin, cục diện chính trị của Nga đã tương đối ổn định, kinh tế giữ mức tăng trưởng, cuộc sống của nhân dân được nâng cao. Ông đã đưa nước Nga từ chỗ sa sút đi lên con đường phục hồi và phát triển, ông đã được đại bộ phận người Nga thừa nhận. Đồng thời ông cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Sứ mệnh nặng nề vẫn đang đè năng lên đôi vai ông.

Trong “Báo cáo tình hình đất nước” chủ đề chính của Putin là sự nghiệp xây dựng nước Nga lớn mạnh.

Ông nói, sự suy thoái về chính trị và kinh tế đã làm cho nước Nga có nguy cơ bị tan rã, nước Nga phải trở lại vị thế một “quốc gia lớn mạnh” tiếp tục tồn tại và phát triển.

Trong nội dung trình bày về ý nghĩa hiện thực “Cường quốc luận”, Putin đã nêu ra những nguy cơ trước mắt mà nước Nga phải đối mặt. Ông nói, cơ sở kinh tế của nước Nga rất mỏng và yếu, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp rất thấp, dân số tiếp tục giảm, số người nghèo đói khó khăn ngày càng nhiều. Thể chế chính trị của Nga cứng nhắc, hiệu quả cơ cấu hành chính tương đối thấp kém.

Putin nói, việc phổ biến vũ khí hạt nhân và chủ nghĩa khủng bố đang uy hiếp sự ổn định của thế giới. Điều nghiêm trọng nhất là có một số quốc gia đang âm mưu loại nước Nga ra khỏi thị trường quốc tế. Những quốc gia này đã dựa vào thực lực kinh tế lớn mạnh của họ để đưa ra yêu cầu chính trị “quá đáng”. Vì sự sinh tồn, nước Nga phải nhanh chóng trở thành “quốc gia phát triển về kinh tế”.

Putin nói, nước Nga đã giành được thành công về các phương diện như khôi phục thống nhất quốc gia, tăng cường chính quyền trung ương, đẩy mạnh cải cách hành chính tư pháp, hoàn thiện thể chế tuyển cử v.v…

Vấn đề Chechnya cũng đã có những thay đổi có lợi cho Nga, trọng điểm vấn đề này là đẩy mạnh tiến trình hòa bình.

Nước Nga phải triệt để tấn công hang ổ của bọn khủng bố Chechnya, giúp người Chechnya có được cuộc sống văn minh hơn.

Khi Putin mới lên nắm quyền đã chỉ rõ “ba khó khăn lớn” mà nước Nga đang phải đối mặt là dân số đang tụt giảm, kinh tế suy thoái, nhà nước bất lực. Hiện nay, giai đoạn khó khăn nhất đã qua đi, nhưng những nguy cơ thì vẫn còn đó.

Năm 2003, tổng dân số của Nga là 145 triệu dân, so với năm 1989, giảm 2 triệu. Trong vòng ba năm nữa, tỷ lệ sinh của Nga là 10%, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm xuống nhưng tuổi thọ trung bình năm 1999 là 64 tuổi.

Về mặt kinh tế, mặc dù ba năm nay tổng sản lượng quốc nội (GDP) Nga tăng trưởng 20%, đầu tư xây dựng tăng 30%, thu nhập quốc dân tăng trưởng gần 1/3, nhưng vẫn còn 25% dân chúng có thu nhập dưới mức tiêu chuẩn cơ bản. Hơn nữa, sự ảnh hưởng của giá cả năng lượng đối với tăng trưởng kinh tế khá lớn, tốc độ tăng trưởng cũng có xu hướng giảm liên tục trong mấy năm nay.

Putin cho rằng, nhân dân Nga có khả năng thoát khỏi các cuộc khủng hoảng để tạo ra cuộc sống hạnh phúc. Ông chỉ rõ, tổng sản lượng quốc nội năm 2010 sẽ tăng gấp đôi năm 2000, thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tự do thu đổi đồng rúp cùng với thông qua cải cách hành chính sẽ tạo ra môi trường tốt đẹp để phát triển kinh tế thị trường.

Tổng giá trị sản lượng quốc nội Nga chỉ trong 10 năm đã tăng trưởng gấp đôi, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế mỗi năm đã đạt 7,2% trở lên. Vì vậy, thách thức lớn nhất đối với Putin là nước Nga cần có những bước đột phá trong cải cách.

Để tiến hành hiện đại hóa quân đội, Nga đang tập trung vào nghiên cứu sản xuất vũ khí mới, tăng cường lực lượng hạt nhân mang tính phòng thủ và lực lượng cơ động.

Về chính sách đối ngoại, Putin thông qua một bài phát biểu ngắn để nói lên trọng điểm về ngoại giao của Nga.

Putin nói, Nga mong muốn xây dựng trật tự thế giới mới để bảo đảm sự ổn định thế giới, phải duy trì cơ chế hiệu quả của Liên hợp quốc.

Nước Nga coi cộng đồng các quốc gia độc lập SNG là “phạm vi ảnh hưởng” của mình, phát triển quan hệ với cộng đồng các quốc gia độc lập là “ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại” của Nga. Putin còn nhiều lần nhấn mạnh tính quan trọng của việc củng cố liên minh chống khủng bố và nhất thể hóa châu Âu.

Bản “Báo cáo về tình hình đất nước” của ông Putin đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của người dân. Mọi người cho rằng, nó đã phản ánh tinh thần thực dụng của ông. Mọi người nhìn rõ niềm hy vọng của nước Nga từ con người Putin.

6. Lập lại địa vị cường quốc quân sự

Lục địa Caspian trải dài từ Âu sang Á, là vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng và chứa đựng nguồn năng lượng rất phong phú.

Nước Nga đã tiến hành diễn tập quân sự ở Caspian khiến cộng đồng quốc tế một lần nữa phải chú ý đến cuộc chiến giành tài nguyên ở vùng này.

10 năm liên tục, 5 nước vùng Caspian luôn phải tiến hành đàm phán về sự phân chia tài nguyên bởi sự bất đồng giữa các nước còn rất lớn, và các cuộc đàm phán đó đều không có kết quả.

Lập trường của Nga, Kazakhstan và Azerbaijan về đại thể là thống nhất, đề nghị phân chia tài nguyên khoáng sản phải căn cứ theo cự ly trung tâm và bờ biển dài ngắn khác nhau của từng nước, lưu vực Caspian do các nước cùng khai thác. Iran kiên quyết phản đối phương án này, yêu cầu cùng nhau khai thác hoặc chia đều khu vực Caspian; còn lập trường của Turkmenistan thì không rõ ràng.

Do thế lực phương Tây thâm nhập vào khu vực Caspian, nên Nga muốn thông qua đàm phán để sớm giải quyết vấn đề ở đây.

Vì vậy, tháng 6 năm 1998, Nga và Kazakhstan đã ký kết thỏa thuận. Không lâu sau, hai nước lại ký thêm các thỏa thuận phụ liên quan, xác định đường ranh dưới đáy biển. Tháng 1 năm 2001, Nga và Azerbaijan cũng đã đạt được thỏa thuận sau khi hiệp định được ký không lâu.

Tháng 11 năm 2001, Kazakhstan và Azerbeijan đã ký hiệp định về Caspian, vậy chỉ còn Iran là chưa thay đổi lập trường về vấn đề ở đây.

Sau khi Nga và Azerbaijan đạt được hiệp định, Iran và Kazakhstan đã tập kết một lực lượng quân sự tương đối lớn tại vùng biên giới giao nhau giữa hai nước. Phản ứng của Iran làm cho nước Nga rất tức giận, Nga đã từng nhiều lần chỉ trích Iran ngăn cản quyết định về vấn đề Caspian.

Sau khi Liên Xô tan rã, hai nước Nga – Mỹ đã tiến hành đấu tranh kịch liệt để giành quyền kiểm soát tài nguyên ở Caspian. Phần lớn dầu mỏ được sử dụng tại Mỹ đều được nhập khẩu từ các nước Trung Đông, kiểm soát được tài nguyên ở Caspian sẽ làm giảm bớt sự phụ thuộc về dầu hỏa ở vùng vịnh đối với Mỹ và có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm an ninh năng lượng.

Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Mỹ tuyên bố rằng họ có lợi ích chiến lược ở Caspian. Nhưng khu vực Caspian là phạm kiểm soát của Nga, Mỹ muốn tranh giành tài nguyên ở Caspian thì phải loại bỏ được thế lực của Nga. Đối với Nga, khu vực Caspian không chỉ là phạm vi kiểm soát, mà còn là bức tường thành chiến lược bảo vệ an ninh cho nhiều nước khác.

Nga ra sức khống chế con đường xuất khẩu năng lượng của Caspian là nhằm làm suy yếu thế lực của Mỹ và châu Âu xâm nhập vào nơi này.

Nga và Turkmenistan, Uzbekistan đã ký kết hiệp định 25 năm về khai thác khí đốt thiên nhiên.

Đứng trước việc Mỹ nuốt chửng phạm vi ảnh hưởng của Nga, từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 8 năm 2003, quân đội Nga đã tiến hành cuộc diễn tập quân sự với quy mô lớn nhất trong lịch sử tại Caspian.

Quân đội tham gia diễn tập quân sự lần này có phân đội tàu ở Caspian, bộ đội đường sắt, bộ đội biên phòng, Cục An ninh Liên bang và bộ đội cảnh vệ quốc gia… Tổng cộng lên đến hơn một vạn người, hàng loạt vũ khí trang bị mới đã được đưa ra sử dụng trong cuộc diễn tập này.

Dư luận quốc tế cho rằng, mục đích chủ yếu của cuộc diễn tập quân sự ở Caspian là nhằm nói rõ với các quốc gia ở Caspian và Mỹ rằng: Nga từ trước đến nay luôn là một cường quốc quân sự, Nga vẫn luôn giữ địa vị chủ đạo ở khu vực Caspian; Nga sẽ không ngần ngại trong việc dùng vũ lực để củng cố phạm vi quyền lực của mình ở Caspian. Sự tranh giành tài nguyên ở Caspian sẽ vẫn được nhiều nước chú ý.

Chính phủ Nga đã nhiều lần tỏ rõ, diễn tập quân sự chỉ là để kiểm nghiệm khả năng hợp đồng quân sự, chứ không có ý nhằm vào các quốc gia ở Caspian. Để biểu thị thành ý, Nga đã mời tất cả các quốc gia ở Caspian tham gia cuộc diễn tập quân sự lần này.

Một trong những mục đích diễn tập lần này là để cảnh cáo Iran và Turkmenistan, nước Nga không cho phép kéo dài thời gian giải quyết vấn đề Caspian. Iran chỉ phái quan sát viên tham gia diễn tập quân sự, còn Turkmenistan đã cự tuyệt tham gia.

Nga không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực Caspian, thực lực hạm đội của Bộ Quốc phòng Nga ở Caspian đã vượt qua tổng lực lượng hải quân 5 nước Caspian. Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergey Ivanov nói, không loại trừ khả năng phải xây dựng liên quân các nước Caspian.

Ngày 10 tháng 2 năm 2004, lực lượng hạt nhân chiến lược Nga và các lực lượng khác của quân đội lại tiến hành diễn tập quân sự. Các cuộc diễn tập quân sự đều do Bộ trưởng quốc phòng Sergey Ivanov làm Tổng chỉ huy, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Kvashmin trực tiếp chỉ huy. Sáu quân khu, lực lượng chủ chốt gồm hải – lục – không quân, lực lượng hạt nhân của Nga và bộ đội hàng không đều tham gia vào trận diễn tập này.

Putin đã đánh giá rất cao kết quả giành được trong cuộc diễn tập này của các lực lượng hạt nhân chiến lược và lực lượng quân sự nói chung của Nga. Cuộc diễn tập quân sự lần này lớn nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.

Trước cuộc diễn tập quân sự lần này, Putin đã thông báo tình hình diễn tập với Tổng thống Bush qua điện thoại. Putin nói: “Nga phát triển hệ thống vũ khí mới nhưng không nhằm vào Mỹ… nước Nga không có dã tâm đế quốc, Nga vẫn là một cường quốc hạt nhân, bất kỳ quốc gia nào cũng nên coi trọng vấn đề này. Nước Nga sẽ nỗ lực hết sức mình làm cho “quân địch” trở thành “bạn bè”.

Ngày 18 tháng 2, Putin tuyên bố trước căn cứ phóng thử tên lửa đạn đạo ở Tây Bắc nước Nga rằng, nước Nga sẽ lắp đặt hệ thống vũ khí chiến lược mới và xây dựng hệ thống phòng ngự đạn đạo mới.

Bộ đội không gian của Nga đã bắn thành công một vệ tinh quân sự “vũ trụ”.

Ông còn nói: Quân đội Nga phải xác định đảm bảo đánh bại mọi sự uy hiếp. Để tự bảo vệ cho an ninh quốc gia Nga sẽ tiến hành hiện đại hóa quân đội và xây dựng hệ thống phòng ngự chống đạn đạo trong thời gian thích hợp. Nước Nga sẽ giành nhiều sự quan tâm đến mọi động thái của bất kỳ quốc gia nào về hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, không thể dừng các cuộc nghiên cứu về hệ thống tên lửa đạn đạo phòng thủ.

Cùng ngày, khi đứng trước bãi phóng tên lửa đạn đạo ở Tây Bắc nước Nga để quan sát diễn tập phóng vệ tinh quân dụng, Putin đã nói: “Những kết quả của trận diễn tập quân sự này đã chứng tỏ bộ đội tên lửa chiến lược của Nga trong tương lai không xa sẽ phải trang bị vũ khí hiện đại… vũ khí mới có thể đánh trúng mục tiêu ở cự ly xa với tốc độ siêu âm và độ chính xác cao, vũ khí đó về tốc độ và phương hướng trong quá trình bay đều rất cơ động và linh hoạt”.

Từ lời lẽ của Putin cho thấy, vũ khí thế hệ mới là loại “tiên tiến nhất thế giới”, so với loại trang bị cùng loại trên thế giới thì nó là “vô địch”, nó có thể bảo đảm an toàn chiến lược cho nước Nga trong một thời gian.

Putin còn nói, Nga đang tiếp tục nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và có thể trong tương lai sẽ xây dựng được hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mới.

Khi nói về mục đích bố trí vũ khí chiến lược trong thời đại mới, Putin đã nhấn mạnh: “Chúng ta phát triển hệ thống vũ khí mới không phải là trực tiếp nhằm vào nước Mỹ… Nước Nga không có dã tâm đế quốc và cũng không theo đuổi bá quyền”.

Ông vẫn bình thản như thường, kiên định tiến hành hiện đại hóa quân đội.

Đây là sự thực rõ ràng.

Qua việc Putin tự mình ngồi trên tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Bắc Hải và cũng tự mình ngồi trên máy bay chiến đấu đã chứng tỏ tư thế và thái độ coi trọng quân đội của ông như thế nào. Đồng thời, điều đó càng chứng tỏ quyết tâm của ông về cải cách quân đội nước Nga với việc tăng cường ngân sách quốc phòng và đẩy nhanh các bước hiện đại hóa quân đội.

Đây là một nội dung quan trọng cần phải quán triệt sâu sắc trong thời kỳ lãnh đạo hiện tại và tương lai của Putin.

7. Giấc mơ về nước Nga tương lai

Nga là nước còn lại của Liên Xô, là đại lục xuyên từ Âu sang Á, là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên phong phú, cơ sở kinh tế và thực lực kỹ thuật hùng hậu, với lực lượng quân đội tương xứng với Mỹ.

Hơn mười năm sau khi Liên Xô tan rã, địa vị của Nga bị thấp đi trong thứ tự xếp hạng thực lực các nước phát triển trên thế giới. Xét về thực lực kinh tế, Nga đã tụt xuống các quốc gia hàng thứ hai.

Trong cơ cấu GDP thế giới năm 1999, nước Nga chỉ chiếm 1,9%, ước tính chỉ bằng 1/10 của Mỹ. Thực lực kinh tế của Nga được xếp hàng thứ năm. Thực lực kinh tế bình quân đầu người và sức cạnh tranh cũng thuộc loại lạc hậu.

Tuy vậy, quy mô công nghiệp quốc phòng của Nga rất to lớn, sức sản xuất rất mạnh, có khả năng tự mình nghiên cứu và chế tạo các loại vũ khí chiến lược và vũ khí thông thường. Quân sự của Nga biên chế có 120 vạn người. Trong đó, lục quân chiếm 420 ngàn vạn quân, không quân 210 ngàn vạn quân, hải quân 180 ngàn vạn quân, bộ đội tên lửa chiến lược 170 ngàn vạn quân.

Cuộc cải cách quân sự của Nga bắt đầu bằng việc điều chỉnh cơ cấu binh chủng, cắt giảm số lượng quân khu, khôi phục xây dựng chế độ Bộ tổng Tư lệnh, Tư lệnh Lục quân, cắt giảm quân số.

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là nhân tố ảnh hưởng rõ ràng nhất đến sức mạnh quốc gia. Từ năm 1991 đến năm 2000 sản lượng công nghiệp của Nga giảm từ 45,7% giá trị sản lượng công nghiệp hạ xuống còn 38,8%, thu nhập người dân giảm xuống 51,6%.

Nhưng cơ sở kinh tế của Nga vẫn rất mạnh. Năm 2000, tình hình phát triển kinh tế của Nga rất tốt, tổng giá trị sản lượng quốc nội khoảng 250,8 tỷ đô la.

Năm 2000, tổng giá trị ngoại thương là 102,8 tỷ đô la, xuất siêu đạt 69 tỷ đô la.

Vốn nhân tài của Nga rất phong phú, trong rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật đều đạt trình độ dẫn đầu.

Do kinh phí nghiên cứu khoa học kỹ thuật không đủ, hiện tượng chảy máu chất xám ở Nga diễn ra rất nghiêm trọng. Nhân tài chảy về các nhà máy, doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp liên doanh không nhiều mà có một số lượng lớn nhân viên khoa học kỹ thuật đã chạy ra nước ngoài. Từ năm 1990 trở lại đây, nước Nga đã có trên 16 ngàn nhà khoa học di cư ra nước ngoài. Trong 100 nhà khoa học thuộc loại giỏi nhất của Nga thì có một nửa chạy ra nước ngoài.

Xu hướng phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia của Nga được quyết định bởi hai nhân tố sau:

Nhân tố thứ nhất, là sự thay đổi trong nội bộ hệ thống sức mạnh tổng thể.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sức mạnh tổng hợp quốc gia Nga xuống thấp là do sự suy thoái về kinh tế và sự đi xuống về sức mạnh chính trị. Có thể giữ được sự tăng trưởng kinh tế ổn định hay không? Có thể xây dựng được thể chế chính trị hiệu quả cao và trong sáng hay không? Đó là động lực chủ yếu của sự phát triển sức mạnh tổng hợp của Nga.

Sau khi lên nắm quyền, Putin đã lấy việc khôi phục kinh tế làm mục tiêu chính của công tác chính phủ.

Từ năm 1999 trở lại đây, nền kinh tế Nga đã phục hồi được mức tăng trưởng, nửa đầu năm 1999, mức tăng trưởng GDP của Nga là 5,4%, mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp là 5,5%.

Về phương diện cải cách chính trị, ông đã tiến hành cải cách hệ thống thể chế liên bang và thể chế Đảng, đánh mạnh vào các ông trùm kinh tế, duy trì trung ương tập quyền – nhưng việc xây dựng thể chế hành chính có hiệu lực cao trong một thời gian ngắn là một việc làm rất khó mà đòi hỏi phải có thời gian lâu dài để tập trung vào xây dựng sức mạnh chính trị của Nga.

Nhân tố thứ hai, là sự thay đổi cơ cấu sức mạnh tổng hợp quốc gia.

Cơ cấu sức mạnh tổng hợp quốc gia là chỉ hệ thống tổ chức của các yếu tố quan trọng trong toàn bộ sức mạnh tổng hợp. Sự cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia của các nước trong thế kỷ 21 là sự mở rộng phát triển trong bối cảnh nhất thể hóa kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh ác liệt, sự ảnh hưởng của nhân tố nguồn tài nguyên, sức mạnh quân sự tiếp tục bị hạ thấp, trong khi đó sức mạnh chính trị, sức mạnh giáo dục khoa học kỹ thuật và sức mạnh tổ chức sẽ ngày càng phát huy vai trò quan trọng.

Nga liệu có thể giành được bước đột phá hay không trong việc phát triển các yếu tố sức mạnh tổ chức, sức mạnh giáo dục khoa học, sức mạnh chính trị sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức mạnh tổng hợp cả nước.

Nhân dân Nga tràn đầy hy vọng về tương lai của mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.