Bản Lĩnh Putin

CHƯƠNG 11: HẠ LỆNH GIẢI TÁN CHÍNH PHỦ KASYANOV



1. Quyết định giải tán chính phủ

Tháng 5 năm 2000, Kasyanov nhận chức Thủ tướng, ông ta là người một nhà lý luận về “kỹ thuật trị quốc”, giỏi về xử lý các món nợ nước ngoài. Kasyanov có thời gian dài phụ trách xử lý vấn đề nợ nước ngoài của Nga, là nhân vật quan trọng tiến hành đàm phán giữa nước Nga và phương Tây về cơ cấu tín dụng.

Buổi chiều ngày 24 tháng 2 năm 2004, hai đài truyền hình Nga đột nhiên cắt tiết mục thường lệ để phát truyền hình trực tiếp bài phát biểu của Putin.

Putin với thái độ nghiêm khắc nói: “Căn cứ theo điều 117 của Hiến pháp Nga, tôi quyết định giải tán chính phủ. Điều này không có bất cứ ảnh hưởng nào đến kế hoạch công tác của chính phủ trước đây.

Ông bổ nhiệm Viktor Khristenco làm quyền thủ tướng, các quan chức còn lại tiếp tục được giữ cương vị cho đến khi thành lập chính phủ mới.

Quyết định của Tổng thống Putin giường như quá đột ngột, hai ngày trước Kasyanov đã cùng ông đi dâng hoa ở nghĩa trang liệt sĩ. Buổi nói chuyện mang tính cá nhân của hai người cũng được xuất hiện trên đài truyền hình.

“Báo Chân lý đoàn thanh niên cộng sản” ngày 25 tháng 2 nói, cũng như mọi dân chúng, nhân viên làm việc trong tòa nhà chính phủ cho đến khi xem tiết mục phát trực tiếp trên đài truyền hình mới biết chính phủ bị giải tán và cả Kasyanov cũng đến buổi sớm ngày hôm đó mới biết tin.

Theo các nhà báo, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Kasyanov bị hạ bệ là giữa ông ta và Tổng thống Putin tồn tại rất nhiều bất đồng.

Về phát triển kinh tế, Putin chủ trương phát triển với tốc độ nhanh còn Kasyanov chủ trương phát triển từng bước ổn định.

Về việc nên đối phó như thế nào với bọn đầu sỏ tài chính, Kasyanov công khai phản đối cách thức xử lý của Putin đối với công ty dầu khí.

Sau khi Kasyanov bị bãi miễn, các chức vụ khác cũng bị tước bỏ. Ngày 14 tháng 3, nước Nga tiến hành bầu cử Tổng thống. Rất nhiều người cho rằng,

Putin sẽ giải tán chính phủ Kasyanov sau khi thành công trong bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo. Một người thông minh như Kasyanov lại không hề tỏ ra nghi ngờ về điều đó, nhưng Putin bãi miễn ông trước ngày bầu cử chưa đầy 20 ngày, thì Kasyanov không hề ngờ tới.

Theo kế hoạch của Kasyanov thì ngày 26 tháng 2, ông bay sang Almaty ở Kazakhstan để tham gia hội nghị thượng đỉnh quốc tế. Khi bài phát biểu của Putin được truyền hình trực tiếp, thì Kasyanov vẫn đang chuẩn bị các văn bản.

Buổi sáng ngày 25 tháng 2, Putin đến tòa nhà làm việc của chính phủ. 12 giờ Kasyanov chào mừng Tổng thống đến thăm. Sau nửa giờ, Putin nói với các quan chức chính phủ, đây là lần đầu tiên một Tổng thống Nga đến tòa nhà chính phủ để thăm các quan chức của chính phủ bị giải tán.

Putin nói, các tổng thống trước đây thường là giải tán chính phủ khi xuất hiện mâu thuẫn, cách làm hiện nay có thể tránh được sự gián đoạn của các chương trình cải cách.

Putin giải thích rằng, Tổng thống mới trúng cử, sau khi chính thức nhậm chức vào ngày 5 tháng 7 sẽ tổ chức chính phủ mới. Vấn đề này sẽ bịảnh hưởng đến công tác hàng ngày của các quan chức chính phủ trong một thời gian.

Không lâu sau, Putin và Kasyanov trở về văn phòng tổng thống để tổ chức buổi chia tay đầy “náo nhiệt”. Kasyanov có bài diễn thuyết từ biệt. Ông nói: Tổng thống huỷ giải tán chính phủ trước, điều này chứng tỏ rằng, tổng thống đã loại bỏ bản hợp đồng 4 năm trước.

Trong 4 năm, dưới sự lãnh đạo của Kasyanov, nước Nga có được những thay đổi to lớn và đưa tình hình kinh tế phát triển đầy khả quan.

Các nhà báo hỏi ông về kế hoạch tiếp theo sẽ như thế nào trong phần đời còn lại. Ông nói nghỉ ngơi 2 tháng để ổn định tâm lý, sau đó mới nghĩ đến công việc, ông có thể sẽ làm công tác xã hội, cũng có thể làm kinh doanh. Một số nhà báo dự đoán rằng, Kasyanov sẽ đảm nhiệm chức vụ của người lãnh đạo liên minh các lực lượng cánh hữu.

Kasyanov nói: “Tất cả đã ổn thỏa, tôi chỉ đem theo hai bức ảnh, hôm nay tôi rời khỏi nơi này”.

Việc Putin giải tán chính phủ Kasyanov, cũng không thể coi là hành động độc đoán, chuyên quyền theo ý thích cá nhân của ông mà là một bước cần thiết cho việc đẩy mạnh cải cách.

TƯ LIỆU VỀ KASYANOV:

Thủ tướng còn lại của chính phủ Yeltsin

Thủ tướng Nga Kasyanov năm 47 tuổi. Ông sinh ra ở Solntsevo, Moscow.

Năm 1976 ông tốt nghiệp Học viện cầu đường Moscow, tiếp đó nhập ngũ làm nghĩa vụ quân sự hai năm.

Sau khi giải ngũ, ông lần lượt công tác tại Ủy ban xây dựng quốc gia và ủy ban kế hoạch nhà nước, trong đó 10 năm liên tục công tác tại Ủy ban kế hoạch nhà nước Liên bang Nga.

Năm 1993, ông vào Bộ tài chính Nga, làm Vụ trưởng vụ tiền hàng và tiền nợ nước ngoài. Năm 1995, được đề bạt Phó Bộ trưởng, phụ trách đàm phán về khoản vay tín dụng với các nước phương Tây. Tháng 2 năm 1999, ông được đề bạt làm Thứ trưởng thứ nhất, tháng 5 cùng năm đó lên làm Bộ trưởng.

Kasyanov dựa vào kinh nghiệm công tác rất phong phú về ngân hàng, có năng lực kết bạn với các nước phương Tây và nói tiếng Anh lưu loát nên rất thành công trong việc thuyết phục ngân hàng phương Tây ủng hộ yêu cầu đòi bồi thường về tổn thất gây ra trong khủng hoảng tiền tệ năm 1998, thành công này được Tổng thống Yeltsin lúc bấy giờ công khai khen ngợi. Đây là hành động hiếm có đối với Yeltsin.

Đầu năm 2000, ông thành công trong việc đạt được hiệp định với Câu lạc bộ Luân Đôn về việc cắt giảm các khoản nợ của Liên Xô, nhanh chóng ủng hộ một phần ba số tiền nợ và phần nợ còn lại, góp phần tích cực giảm áp lực trả nợ của Nga và có công rất lớn cho thắng lợi của cuộc bầu cử của Putin, ngoài ra ông giành được kết quả to lớn trong công tác khôi phục lại nền kinh tế của Nga.

2. Ai mới là người nắm quyền thực sự

Cuối tháng 10 năm 2002, Putin bãi miễn chức vụ chủ nhiệm văn phòng Tổng thống của Voloshin – người có quan hệ mật thiết với Khodorkovsky nhưng khi đó mọi người chưa dự đoán được lúc nào thì Putin xoá bỏ chức vụ của Kasyanov.

Người giàu nhất nước Nga Khodorkovsky bị bắt giam ngày 25 tháng 10 năm 2003. Thủ tướng Kasyanov là người có quan hệ mật thiết với trùm sỏ tài chính này và đã từng công khai phê bình Putin.

Ngày 24 tháng 2 năm 2004, trong chương trình truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Nga, Putin tuyên bố, ông đã trao quyền Thủ tướng cho Viktor Khristenco – nguyên Phó Thủ tướng chính phủ. Putin ra lệnh các thành viên chính phủ khác tiếp tục được giữ chức vụ như cũ.

Căn cứ theo pháp luật, sau khi giải tán chính phủ, tổng thống có quyền trao quyền cho một phó thủ tướng giữ quyền thủ tướng, thời hạn không quá hai tháng.

Trong 4 năm, Chính phủ do Kasyanov đứng đầu rất ổn định. Chính phủ bị Putin giải tán đồng nghĩa với việc không thể thực hiện tốt chính sách liên quan của tổng thống. Chủ tịch (thượng viện) Ủy ban Liên bang Nga Mironov nói, chính phủ chưa thực sự thực hiện được một số lời hứa của Putin trước nhân dân.

Putin ra quyết định này là để nhấn mạnh, ông sẽ lãnh đạo nước Nga sau khi bầu cử tổng thống dù đi theo con đường nào cũng là để làm nổi bật sức mạnh hình ảnh tổng thống với cử tri, đồng thời vừa cảnh tỉnh các quan chức nghị sĩ và những thương gia rằng, sau những cuộc đấu tranh giữa ông với bọn trùm sỏ tài chính thì ai là người nắm quyền thực sự.

“Giám đốc sở nghiên cứu kỹ thuật chính trị” Igor Bunin nói, Putin bãi miễn Kasyanov trước lúc bầu cử, mục đích là triệt để cắt bỏ mối quan hệ với Yeltsin khi đó ông sẽ giành được sự ủng hộ to lớn hơn của cử tri.

Sau khi giải tán Chính phủ, tỷ lệủng hộ Putin từ 80% tăng lên 85%, khả năng trúng cử nhiệm kỳ tiếp theo là nắm chắc trong tay.

Tư liệu về Viktor Khristenco – Quyền Thủ tướng trong thời gian quá độ của Liên bang Nga

Quyền thủ tướng mới, ông Viktor Khristenco sinh ngày 2 tháng 8 năm 1957 tại thành phố Chelyabinsk của Nga, là nhà kinh tế học đã từng qua học viện công nghiệp kinh tế quốc gia Nga.

Từ năm 1979 đến năm 1990, ông làm kỹ sư kiêm phụ trách phòng thực nghiệm của Học viện Chelyabinsla.

Từ năm 1990 ông bước vào cuộc đời chính trị. Từ năm 1991 đến năm 1994, ông giữ chức Phó Chủ tịch bang Chelyabinsla phụ trách các vấn đề về kinh tế; từ năm 1994 đến năm 1996, giữ chức Phó Chủ tịch thứ nhất của bang này. Ngày 6 tháng 3 năm 1997, giữ chức đại diện tổng thống lâm thời của bang Chelyabinsk, sau đó trở thành Thứ trưởng kinh tế. Tháng 4 năm 1998, được cử làm Phó Thủ tướng Nga, phụ trách vấn đề về tài chính, kinh tế và một số vấn đề của trung ương.

Tháng 8 năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng thứ nhất Nga.

Tháng 1 năm 2000, ông được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Nga.

Tháng 2 năm 2004, được bổ nhiệm Quyền Thủ tướng Nga.

3. Putin đi nước cờ hay

Về quyết định giải tán chính phủ của Putin, Bộ trưởng Bộ giáo dục Filipov cho rằng, đó là một nước cờ hay. Putin đã thể hiện cho cử tri biết rằng, ông là người lãnh đạo như thế nào trong nhiệm kỳ công tác của Tổng thống mới.

Quá trình thành lập chính phủ mới phải kéo dài tới vài tháng, hiệu quả làm việc của chính phủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thành lập Chính phủ mới trước khi bầu cử đã loại bỏ được sự phân vân trong lòng các cử tri.

Các chính trị gia của phe chống đối vẫn quyết định giữ thái độ phê bình đối với Putin.

Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng sản Nga Kharistonov nói Putin làm như vậy là thu hút sự chú ý của cử tri. Còn Chủ tịch hội liên hiệp công thương -Ivanovich lo lắng rằng quyết định giải tán chính phủ của Putin sẽ ảnh hưởng đến xuất kinh tế của Nga.

Ngay trong ngày tuyên bố giải tán chính phủ, người tham gia ứng cử thống thống đối lập với Putin là bà Ilina Hokhamada và một số ứng cử viên đã bàn bạc về việc rút khỏi cuộc bầu cử Tổng thống. Nếu như vậy, cử tri có thể cho rằng đi hay không đi bỏ phiếu đều như nhau, có thể làm cho tỷ lệ phiếu bầu thấp xuống 50%, làm cho kết quả bầu cử không có giá trị. Bà cho rằng, Putin giải tán chính phủ tạo nên sự nghi ngờ về động thái chính trị.

Rất nhiều người cho rằng, Putin giải tán chính phủ là để đẩy mạnh cải cách – ông cho rằng, Kasyanov không đẩy nhanh tốc độ cải cách và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù Kasyanov có rất nhiều công lao giải quyết các khoản nợ nước ngoài của Nga, nhưng một số báo chí Nga lại rêu rao rằng, ông ta kiếm chác phần trăm chiết khấu trong các vụ đó.

Căn cứ theo luật pháp Nga phải có một nửa cử tri trở lên tham gia bầu cử tổng thống. Kết quả bầu cử mới có hiệu lực. Do nhiều nguyên nhân thực tế, không khí cuộc bầu cử tổng thống ở Nga lần này rất trầm lắng. Putin rất lo về tỷ lệ người đi bỏ phiếu không đủ, nhưng ông lại hy vọng sẽ thắng lợi ngay từ vòng bầu cử đầu tiên.

Các thế lực hiện tại nhiều lần gây áp lực với Putin. Putin giải tán chính phủ là để thể hiện quyền lực đang nắm giữở Nga.

Giữa Putin và Kasyanov có sự khác biệt lớn về mô hình phát triển kinh tế, đặc biệt là mâu thuẫn sâu sắc về vấn đề thuế của các công ty dầu lửa và thuế thu nhập cá nhân. Những vấn đề này trực tiếp dẫn đến việc Putin gạt bỏ chức vụ thủ tướng của Kasyanov.

4. Bắt đầu từ buổi “tan lớp” của Thủ tướng Kasyanov

Kể từ ngày Thủ tướng Kasyanov bị mất chức, người dân Nga luôn dự đoán về tân Thủ tướng, nhưng đến ngày 1 tháng 3, người được Putin cử giữ chức Thủ tướng vẫn nằm ngoài sự dự đoán của mọi người.

Đại diện của Nga ở liên minh châu Âu là Mikhail Fradkov được đưa đề cử vào danh sách bầu Thủ tướng.

Sau khi Tổng thống Nga Putin đề cử Fradkov vào danh sách bầu Thủ tướng mới lên Duma quốc gia Nga, các nhà chính trị Nga đều cảm thấy “không thể hiểu được”. Cũng giống như những năm trước, Tổng thống Yeltsin đột nhiên tuyên bố đề cử Putin lên làm thủ tướng Nga, khi đó các nhà báo phương Tây có hàng loạt bài viết với đầu đề “Putin là ai”, họ cảm thấy rất ngạc nhiên về sự xuất hiện của Putin.

5 năm sau, Putin lại làm cho thế giới ngạc nhiên. Ngày 5 tháng 3 năm 2004, Duma quốc gia Nga trong hội nghị toàn thể tiến hành bỏ phiếu thông qua ứng cử viên Thủ tướng do Tổng thống Nga Putin đề cử.

Cùng ngày hôm đó, Tổng thống Putin ký lệnh bổ nhiệm ông Fradkov làm Thủ tướng chính phủ.

Căn cứ theo quy định của pháp luật Nga, thủ tướng chính phủ mới của Nga, sau khi được Duma quốc gia thông qua, trong một tuần lễ phải đề xuất với Tổng thống về bố trí cơ cấu chính phủ và các ứng cử viên Phó Thủ tướng.

Putin nói, nước Nga không cần phải đợi đến khi kết thúc hoạt động tranh cử tổng thống mới bắt đầu tổ chức và xây dựng chính phủ mới, sẽ có lợi cho việc có thể tránh được sự trì trệ do cơ quan quyền lực liên bang gây ra, duy trì có hiệu quả vận hành cơ cấu nhà nước, đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, cải cách cơ cấu kinh tế.

Tư liệu về Fradkov – Thủ tướng mới của Nga danh bất hư truyền

Fradkov sinh năm 1950, tốt nghiệp Học viện Công nghiệp máy cái Nga. Ông đã từng công tác trong Ủy ban liên lạc kinh tế đối ngoại quốc gia Liên Xô. Sau này làm Thứ trưởng Bộ liên lạc kinh tế đối ngoại Nga, sau đó được đề bạt Thứ trưởng thứ nhất, rồi lên làm Bộ trưởng.

Tháng 8 năm 1999, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương mại. Năm 2000 giữ chức Phó Bí thư thứ nhất Ủy ban an ninh Liên bang Nga.

Tháng 3 năm 2001 giữ chức Cục trưởng Cục Cảnh sát thuế vụ Liên bang Nga. Tháng 3 năm 2003 giữ chức đại diện toàn quyền Liên bang Nga tại liên minh châu Âu, đến tháng 6 được chuyển sang làm đặc phái viên phụ trách phát triển quan hệ liên minh châu Âu – Nga.

Trên diễn đàn chính trị, ông là một nhà chính trị danh bất hư truyền trong hàng ngũ quan chức chính phủ, nhưng tầm ảnh hưởng chính trị lại không cao trong xã hội. So với Putin, dáng người ông thấp hơn một chút và ông bị hói đầu hoàn toàn.

5. Lựa chọn Thủ tướng mới

Tháng 5 năm 2003, trong Hội nghị thượng đỉnh liên minh châu Âu – Nga họp tại St Peterburg, sự thể hiện của Fradkov làm cho Putin rất hài lòng.

Tháng 11 năm 2003, Nga và liên minh châu Âu tiến hành hội nghị thượng đỉnh ở Roma. Năng lực tổ chức của Fradkov để lại cho Putin ấn tượng sâu sắc. Ông cho rằng, Fradkov là quan chức có năng lực mạnh mẽ, không chỉ về mặt quản lý kinh tế, mà cả mặt tấn công tội phạm cũng có rất nhiều kinh nghiệm.

Fradkov quan hệ rất ít với các ông trùm tài chính, sau khi giữ chức Thủ tướng sẽ không phải chịu nhiều ràng buộc.

Fradkov tuy danh tiếng không lớn nhưng cũng ít gây thù với ai, rất nhiều nhà chính trị của Nga không biết đến ông, nhưng những người phản đối ông giữ chức Thủ tướng cũng không nhiều.

Sau khi Putin đề cử ông giữ chức Thủ tướng, các lực lượng chính trị thân Putin đều tích cực hưởng ứng, rất nhiều quan chức chính phủ và quan chức địa phương đều biểu thị đồng tình ủng hộ.

Phái đối lập là Đảng Cộng sản Nga cũng không có biểu hiện phản đối rõ ràng nào, lực lượng cánh hữu chống đối công khai mạnh nhất cũng bày tỏ sự đồng tình với việc đề cử Fradkov làm thủ tướng.

Một phái đối lập khác là liên minh lực lượng cánh hữu cũng công khai thể hiện ủng hộ thủ tướng Fradkov.

Liên minh Yabloko nói, Fradkov chỉ là một quan chức kỹ thuật, trên thực tế, chính phủ là do Putin trực tiếp lãnh đạo.

Fradkov là người có năng lực và điều kiện thúc đẩy công tác cải cách ở Nga, cũng như đối với nhiệm vụ cụ thể của chính phủ, đặc biệt là công tác kinh tế ông rất có kinh nghiệm.

Hai nhiệm vụ lớn mà chính phủ mới của Nga phải đối mặt là công tác cải cách chế độ thuế và chống tiêu cực. Quá trình cải cách sẽ không thể tránh khỏi làm tổn hại đến các lợi ích của các tập đoàn. Fradkov từng là Cục trưởng Cục cảnh sát thuế vụ, cho nên ông biết rõ cần phải cải cách thuế vụ như thế nào. Putin cho rằng, ông là người có kinh nghiệm phong phú về việc chống tiêu cực.

Putin chọn ông làm Thủ tướng có thể bảo đảm đầy đủ phương châm chiến lược thực hiện triệt để điều hành đất nước chứ không giống như chính phủ Kasyanov.

Nước Nga có quan hệ hợp tác mật thiết với liên minh châu Âu cả về nhiều lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, quốc phòng. Nước Nga đã nhiều lần đề xuất ý tưởng nhất thể hóa châu Âu. Fradkov có thời gian dài làm công tác ngoại thương, ông sẽ trở thành Thủ tướng mới thu hút dễ dàng các nhà đầu tư châu Âu đến Nga đầu tư.

Putin chọn ông làm Thủ tướng, có thể nói là một bước tính toán rất chắc chắn.

Căn cứ theo hiến pháp Nga, Thủ tướng là nhân vật quan trọng số hai của nhà nước, Putin công khai bày tỏ trong thời gian thích hợp sẽ đưa Fradkov lên làm người kế nhiệm, điều này càng thu hút sự chú ý của mọi người đối với ông ta.

6. Putin có phải là người độc tài không?

Điều có thể khẳng định được là, Putin thực sự không muốn xây dựng chế độ chính trị độc tài, càng không muốn để cho điện Kremly thống trị nước Nga.

Về mặt kinh tế, mấy năm liền nước Nga đạt tốc độ tăng trưởng. Kết quả điều tra đã chứng tỏ nhân dân Nga ủng hộ Tổng thống, những việc mà Chính phủ Putin làm là nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga, nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề, ví dụ như “Luật Lao động” vẫn còn ủng hộ lợi ích cho những người lãnh đạo công đoàn cũ. Về mặt ngoại giao, ông đã làm được nhiều việc phù hợp với lợi ích của nước Nga. Putin là người của chủ nghĩa thực dụng, ông muốn làm sao cho nền kinh tế của Nga được phát triển.

Về mặt dân chủ, Putin còn có nhiều sai sót. Thể chế chính trị của Đảng ở Nga so với trước lúc ông nắm quyền yếu hơn nhiều.

Có lúc bộ phận bảo vệ quyền lợi cử tri Đảng Cộng sản đã bị suy yếu. Ủy ban liên bang (thượng viện) đã mất đi ảnh hưởng vốn có của nó.

Ủy ban liên bang muốn giành được uy tín, thành viên của họ phải được lựa chọn từ cuộc tuyển cử. Trên thực tế, 40% thành viên liên bang là do Putin hoặc ê kíp của ông tuyển chọn.

Về mặt báo chí tuyên truyền, Putin tuyên bố phải xây dựng một quốc gia pháp chế ở Nga nếu như có bọn trùm sỏ như Boris Berezovsky làm trái pháp luật thì phải đưa chúng ra tòa án xét xử. Nhưng Putin lại xóa bỏ “đài truyền hình quốc gia” và “đài truyền hình”. Theo cách nhìn của một số học giả Nga, những sự việc đại loại như vậy đều là một sự mỉa mai đối với nền dân chủ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách nhìn của một số người, không thể đại biểu cho đại đa số dân chúng Nga.

Điện Kremly được xây dựng từ năm 1156, nguyên là trang viên của một đại công thần. Sau này trải qua nhiều lần mở rộng xây dựng trở thành cung điện của các triều đại Nga hoàng.

Điện Kremly là một quần thể kiến trúc hình tam giác, diện tích 275 ngàn mét vuông.

Ba mặt của Điện Kremly được phân bố 20 lầu tháp phong cách khác nhau, kiến trúc chủ yếu gồm có cung điện Kremly, đại giáo đường thánh mẫu thăng thiên và đại giáo đường Thiên sứ. Đại lễ đường Kremly, cung Vũ khí, Bảo tàng vũ khí với các phòng trưng bày vũ khí, tháp chuông Ivans, cung Munuoyi, cung lăng kinh, phòng âm nhạc.

7. Kết cục của thời đại Yeltsin

Đêm giao thừa năm 1999, sau khi Yeltsin trao cho Putin hòm mật mã điều khiển vũ khí hạt nhân tại phòng làm việc của tổng thống và nói “Hãy đối xử tốt với nước Nga” rồi bước đi.

Ngày hôm sau, toàn bộ báo chí nước Nga đều vẽ lên một bức tranh: Ông Yeltsin trong bộ đồ thể thao tennis nói với Putin mặc bộ quần áo võ Judo:

Chớ có động vào “ê kíp” của tôi, đổi bộ trang phục tenis thành bộ trang phục võ Judo là được rồi.

Sau 4 năm Putin lên nắm quyền, các quan chức cấp cao từ phái giai cấp tư sản dân chủ được đổi thành những cán bộ vững vàng, từ những học giả đeo kính và những ông trùm kinh tế được đổi thành những quân nhân.

Trong bảy vị đại biểu tổng thống các bang trong toàn quốc thì có năm vị là quân nhân. Quân nhân chiếm 70% trong số cán bộ ở các bang và 30% trong số các bộ trưởng, chiếm 25% trong các cơ quan chính phủ, 15% trong thượng viện liên bang (ủy ban liên bang), 10% trong các trưởng khu hành chính địa phương.

Nhưng thế lực còn lại của gia tộc Yeltsin vẫn ngự trị. Các tập đoàn mà nguyên thủ tướng Kasyanov đỡ đầu và nguyên chủ nhiệm văn phòng tổng thống Voloshin vẫn có thế lực rất lớn trong các ngành kinh tế. Những tập đoàn này chủ trương đi theo con đường tự do phương Tây về mô hình cải cách kinh tế và chính trị, chủ trương thả lỏng việc khống chế chính trị và kinh tế.

Phần lớn những nhà lãnh đạo chủ chốt trong các tập đoàn đến từỦy ban an ninh, văn phòng tổng thống, Cục an ninh liên bang, Bộ Quốc phòng… đều là những người tâm phúc trong đội ngũ đồng sự của Putin từ KGB và nhóm St Peterburg, những người đó đều có thế lực lớn trong các ngành công nghiệp quốc phòng. Những tập đoàn này nhanh chóng giành được quyền lực trong các ngành kinh tế, chủ trương tăng cường kiểm soát trong mọi lĩnh vực quốc gia, họ nghiêng về “mô hình tư bản chủ nghĩa nhà nước”.

Ngày 24 tháng 2 năm 2004, việc Putin ra lệnh bãi miễn chức vụ Thủ tướng của Kasyanov đã chấm hết thời đại của Yeltsin và mở ra thời đại mới của Putin.

Tư liệu về Yeltsin – một thời đại chưa từng có Yeltsin sinh ngày 1 tháng 2 năm 1931 tại bang Sverdlovsk.

Yeltsin sau khi tốt nghiệp khoa kiến trúc học viện Ural đã có thời gian công tác 30 năm liên tục ở Sverdlovsk, từng giữ chức tổng công trình sư, giám đốc công ty liên hợp kiến trúc nhà ở của thành phố này. Năm 1976, ông giữ chức Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Đảng Cộng sản bang Sverdlovsk, Liên Xô.

Năm 1985 được điều về Moscow, bắt đầu đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong Đảng và cơ quan nhà nước. Từ tháng 12 năm 1985 đến tháng 11 năm 1987, Yeltsin giữ chức Bí thư thứ nhất thịủy Moscow Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ tháng 11 năm 1987 đến tháng 5 năm 1989 giữ chức Phó Chủ tịch thứ nhất ủy ban xây dựng quốc gia Liên Xô. Tháng 3 năm 1989, Yeltsin trúng cử đại biểu nhân dân Liên Xô. Tháng 5 năm 1990 tại Đại hội đại biểu nhân dân lần thứ nhất của nước Nga, Yeltsin trúng cử chủ tịch Xô Viết tối cao Liên bang Nga.

Tháng 6 năm 1991, Yeltsin trúng cử tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga trong cuộc bầu cử toàn dân. Tháng 12 năm 1991, ông đã cùng với mười nhà lãnh đạo các nước cộng hòa ra tuyên bố chung, xây dựng liên hợp quốc gia độc lập.

Tháng 7 năm 1996, Yeltsin lại một lần nữa trúng cử Tổng thống Liên bang Nga. Phu nhân của Tổng thống Yeltsin – bà Nana là một kiến trúc sư đã nghỉ hưu.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.