Cho Là Nhận
Chương 17. CÂU CHUYỆN CỦA TƯƠNG LAI
(Ghi chú riêng của Ken Blanchard)
Bạn đã bao lần đọc một cuốn sách, xem một bộ phim và tự hỏi bản thân rằng: “Có thật là nó kết thúc như vậy không?”.
Tất cả chúng ta đều cố gắng tạo ra một kết thúc riêng cho từng câu chuyện – đặc biệt là những chuyện còn bỏ ngỏ, tựa như:
– Chàng trai có lấy được cô gái không?
– Cô gái có hạnh phúc với người mình yêu không?
– Họ có được thành công, tìm ra ý nghĩa và điều quan trọng trong đời không?
– Sau này họ sống có hạnh phúc không?
Tôi muốn giúp bạn không phải mất thời gian để tự tìm câu trả lời. Tôi sẽ trả lời ngay cho bạn. Vì tôi tham gia tạo nên các nhân vật và câu chuyện của họ, tôi nghĩ tôi có quyền làm như vậy. Bạn có thể đồng ý với kết thúc của tôi, bạn cũng có thể viết ra một kết thúc khác theo ý mình. Nhưng đây thực sự là những gì xảy ra cho các nhân vật trong câu chuyện “Cho là Nhận”:
Cô phóng viên tiếp tục viết những câu chuyện tác động đến cuộc đời của người khác cũng như với chính cô. Loạt báo của cô về nhà điều hành cuối cùng trở thành quyển sách bán chạy nhất và nhận được nhiều lời khen rộng rãi cùng với giải thường báo chí Pulitzer.
Còn người tài xế thì sao? Quãng thời gian đầu sau khi vợ mất, ông rất vất vả. Cho dù có người giúp đỡ chăm lo chuyện nhà cửa mà nhà môi giới đã hỗ trợ, ông vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp trách nhiệm của một người cha và nhu cầu kiếm tiền để chu cấp cho gia đình. Ông cần bù đắp nhu cầu tình cảm cho bọn trẻ, bởi chúng chưa hiểu tại sao mẹ chúng lại về với thiên đường.
Sau ba năm sống một mình, cuối cùng ông tục huyền. Vợ mới của ông là một người phụ nữ đáng yêu, đảm đang và rộng lượng. Bà chăm sóc bọn trẻ như con đẻ của chính mình. Ban đầu, bọn trẻ không chấp nhận bà. Chúng vẫn còn nghĩ đến người mẹ thân thương của chúng. Nhưng bà đã giành được tình cảm của chúng bằng sự kiên nhẫn không hề dao động và lòng yêu thương vô điều kiện.
Cô con gái người tài xế tốt nghiệp đại học nhờ có học bổng của nhà môi giới. Cô tiếp tục học lấy bằng thạc sĩ và cuối cùng đảm nhận công việc chuyên viên phân tích công nghệ tại công ty của nhà môi giới. Từ đó, cô đã góp phần đáng kể cho sự thành công liên tiếp của nhà môi giới.
Stephanie và nhà môi giới tiếp tục gặp nhau và họ vẫn là bạn bè của nhau từ xa. Cô thật sự cảm động về sự thay đổi trong anh nên cuối cùng đã quyết định từ bỏ công việc đầu tư ở ngân hàng và chuyển về quê nhà ở Minneapolis, làm việc cho một tổ chức từ thiện lớn và danh tiếng ở đây. Hiện cô đang là giám đốc điều hành của tổ chức này.
Trong khi đó, người phụ nữ ăn xin vẫn tiếp tục lui tới bên ngoài văn phòng của nhà môi giới. Bà và nhà môi giới vẫn đều đặn chào nhau mỗi sáng. Anh rất cẩn thận không tiết lộ về bà với mọi người. Bà vẫn kiên trì bước ra khỏi thế giới giàu sang của mình để giúp đỡ những người bất hạnh bằng sự chăm sóc dịu dàng, bằng lời nói cảm thông và trái tim rộng mở của mình. Công việc của bà thêm hiệu quả nhờ sự tham gia của nhà môi giới – anh hỗ trợ tiền bạc để bố trí chỗ ở và cho phép các tình nguyện viên đến phục vụ bữa ăn cho những người vô gia cư mỗi tháng một lần.
Nhà môi giới đã trở thành một con người hoàn toàn mới. Ban đầu anh làm việc để sống. Giờ thì anh sống để làm việc. Ngày nay, anh sống và làm để cho đi. Anh vẫn chưa lập gia đình hay có con cái; anh tin tưởng đầu tư tài sản của mình nhằm tạo ra nhiều của cải khác để tiếp tục phục vụ cho nhiều mục tiêu cao quý.
Về phần nhà điều hành đáng kính, ông vẫn tiếp tục con đường đã chọn. Ông không ngừng chăm sóc cuộc đời người khác, lúc thì bằng học bổng, bằng những trại trẻ mới xây, bằng những đứa cháu nuôi mới nhận và tạo cuộc sống yên ổn cho chúng qua trường học và trại Kỳ Vọng. Ông vẫn dạy cho những cậu bé mười ba tuổi trong ngôi nhà thờ của ông về tình yêu của Thượng Đế. Ông vẫn luôn bảo rằng nếu chúng muốn trở thành nhà lãnh đạo, thì trước hết chúng phải học làm tôi tớ. Ông tiếp tục chia sẻ nguyên tắc “TRÁI TIM” với bất kỳ ai muốn lắng nghe.
Khi bạn đọc đến phần cuối, bạn có thể có một kết luận riêng của mình về các nhân vật của quyển sách. Thậm chí, bạn có thể nghĩ rằng một người như nhà điều hành là hoàn toàn không thể có thật: “Làm gì trên đời này lại có một người tốt bụng đến thế!”.
Vậy, tôi xin tiết lộ cho bạn:
Ý tưởng viết ra quyển sách này đã theo đuổi tôi suốt một thời gian. Lý do tôi chưa muốn viết ra là vì tôi không thể đưa ra ví dụ cụ thể về lòng chia sẻ so với những khái niệm thành công trong thế giới hiện đại. Liệu có chăng lòng chia sẻ – mối quan hệ hữu hình giữa việc cho đi và tầm quan trọng? Đơn giản là tôi không biết.
Chẳng bao lâu sau, tôi đã gặp gỡ người thể hiện nguyên tắc TRÁI TIM trong cuộc sống hàng ngày. Thật ra ban đầu tôi nghĩ người đó không có thật. Vì thế tôi lặng lẽ theo dõi anh ta – từ cuộc sống, thói quen cho đi, sự chăm sóc và quan tâm đến người khác của anh ta – tất cả đều có thật.
Người đó giống hệt như nhà điều hành trong câu chuyện trên đây. Ông ấy đang điều hành mười hai nhà chăm sóc trẻ và nhận hàng trăm đứa con nuôi. Cũng như nhân vật nhà điều hành, ông ấy thành lập trại nuôi trẻ, không phải ở vùng núi Colorado mà ở khu rừng phía bắc bang Georgia. Ông đã trao hơn mười sáu triệu đô la học bổng cho nhân viên như trong câu chuyện. Người đàn ông này dạy cho các cháu vào các ngày chủ nhật, không phải kéo dài liên tục trong ba mươi năm mà đến bốn mươi năm! Ông là nhà sáng lập doanh nghiệp thành công tột đỉnh với hơn 1.000 chi nhánh, thay vì 800 trung tâm sửa chửa bảo trì ô tô như nhà điều hành trong câu chuyện của chúng ta.
Không những thế, ông ấy vẫn kể về nguyên tắc “3M” (Master – Bậc thầy, Mission – Sứ mạng và Mate – Người bạn đời) cho những người ông quen biết. Vì câu chuyện ông kể là có thật, nên ông có cơ sở tiếp tục tác động đến cuộc đời của những người bạn trẻ mà tương lai đang hứa hẹn những điều tốt đẹp. Ông làm điều đó mà không cần khoe khoang hay cần được thừa nhận. Ông đồng ý tham gia câu chuyện nếu và chỉ nếu bối cảnh và hoàn cảnh được thay đổi để không tiết lộ về cuộc đời mình. Ông không cần lời khen. Ông chỉ mong chúng ta hiểu và thực hành những gì ông đã học được về lòng chia sẻ.
Người đàn ông đáng kính này – hiện thân của nhà điều hành – chính là đồng tác giả của tôi và cũng là một người bạn quý, nhà sáng lập công ty Chick-fil-A, S. Truett Cathy.
Xin chân thành cám ơn Truett, anh đã tác động sâu sắc đến cuộc đời tôi. Cám ơn anh đã chỉ ra cho chúng tôi hành trình đi từ thành công đến những điều quan trọng có ý nghĩa nhất trong cuộc sống.
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ KEN BLANCHARD
Tiến sĩ Kenneth H. Blanchard là một tác giả, nhà giáo dục, nhà tư vấn/huấn luyện nổi tiếng thế giới và là giáo sư chuyên giảng dạy về bộ môn năng lực lãnh đạo và hành vi công sở của Đại học Massachusetts, Amherst. Ông có rất nhiều tác phẩm viết về lĩnh vực năng lực lãnh đạo, về những động lực khích lệ con người và vẻ các kỹ năng kiểm soát sự thay đổi trong cuộc sống, trong đó có quyển sách nổi tiếng do Prentice-Hall xuất bản mang tựa đề “Management of Organizational Behavior: Ultilizing Human Resources” (Quản lý Hành vi công sở: Tận dụng các nguồn nhân lực), một tác phẩm do ông viết chung với Paul Hersey và cho đến nay, quyển sách này đã được tái bản lần thứ tư. Ngoài ra, ông còn là tác giả của quyển sách bán chạy nhất nước Mỹ mang tựa đề “The One Minute Manager” (Vị Giám Đốc Một Phút, First News đã xuất bản), viết chung với Spencer Johnson do William Morrow & Co. xuất bản.
Tiến sĩ Blanchard nhận bằng Cử nhân về Lãnh đạo và Triết học tại Đại học Cornell, bằng Thạc sĩ Xã hội học và Tư vấn của Đại học Colgate, và bằng Tiến sĩ Khoa học Quản trị của Đại học Cornell.
Trong vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Blanchard Training and Development, Inc., một công ty có trụ sở chính đặt tại Chicago, chuyên về lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, Tiến sĩ Blanchard đã huấn luyện hơn 100.000 giám đốc và đã tư vấn cho rất nhiều tập đoàn và công ty lớn nhỏ khắp thế giới. Phương pháp của ông được các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 cũng như rất nhiều
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.