Đâu Mái Nhà Xưa

CHƯƠNG 7



Sau cuộc khởi hành của Burkhardt nhà họa sĩ đã tràn ngập bởi một cảm giác xa lạ của nỗi cô đơn. Cùng cái nỗi cô đơn trọng đại mà ông từng chung đụng ấy từ năm này đến năm nọ, nó đã thành cái thói quen lâu đời mà ông từng trải dạn dày và gần như làm cho mình chai lì, nó đã công kích ông giống như một kẻ thù mới mẻ xa lạ, từ bốn phía tiến tới ông để làm ông ngộp thở. Đồng thời ông cũng thấy bị cắt đứt với gia đình ông hơn bao giờ hết và ngay cả với Pierre nữa. Ông không biết đến điều đó, nhưng cái lý do thì đây là những điều ông đã nói lên lần thứ nhất.
Có lúc ông còn trở nên quen thuộc với cả cái cảm giác đọa đày, lăng nhục của sự buồn chán. Cho đến lúc đó Veraguth đã sống một đời sống phi tự nhiên nhưng thuần nhất, tự giam hãm cái ý chí tự do của chính mình, đánh mất cả sự chú ý trong đời sống, mà ông đã chịu đựng nó hơn là sống đời sống ấy. Cuộc thăm viếng của bạn ông đã chọc thủng bức tường thành của ông; vang qua hằng trăm khe hở và chiếu sáng lấp lánh, hương thơm và cảm giác của đời sống đã thâm nhập vào con người cô đơn đó; và sức dụ hoặc xa xưa đã bị phá vỡ, và khi ông thức giấc, tiếng kêu gọi ở bên ngoài đã rung vang và có phần nhức nhối trong đôi tai ông.
Ông lao mình một cách phẫn nộ vào công việc, khởi đầu hai tác phẩm to lớn gần như cùng một lúc. Ông bắt đầu một ngày của ông với tắm nước lạnh dưới ánh nắng và làm việc không ngừng nghỉ cho đến trưa; sau khi nghỉ ngơi một chút ông làm tỉnh người lại với cà phê và một điếu xì gà, và một đôi khi thức giấc trong đêm với sự hồi hộp phập phồng và bị nhức đầu. Nhưng điều khiển và thi hành kỷ luật mình như ông sẽ làm, ông đã mang theo với ông, chỉ không thấy rõ bởi một tấm màng mỏng nhất, trực thức rằng cánh cửa đã mở và một bước nhanh có thể mang ông đến tự do bất cứ lúc nào ông chọn lấy.
Ông không nghĩ đến điều đó, ông làm tê liệt các ý nghĩ của ông với sự làm việc liên tục. Cảm giác của ông là: mi có thể đi bất cứ khi nào, cánh cửa đã mở rồi, những cái trói buộc mi có thể gãy vỡ – nhưng nó sẽ đáng giá cho mi một quyết định khó nhọc và nặng nề, một sự hy sinh nặng nề – vậy nên đừng có nghĩ đến nó, trước hết là đừng có nghĩ đến nó! Cái quyết định mà Burkhardt đã chờ mong ở ông, và có lẽ trong lòng ông, ông cũng đã quyết định rồi, đã ghim vào đầu óc ông như một viên đạn trong da thịt của một người bị thương; chỉ có cái vấn đề là phải chăng nó sẽ thực hiện đường lối của nó ở bên ngoài sự mưng mủ đau đớn hay là càng lúc càng trở nên bám lấy chặt cứng. Nó đã cương mủ và nhức nhối, nhưng tuy vậy nó vẫn chưa làm ông đau đớn đủ; cái đau đớn mà ông e sợ từ sự hy sinh của ông vẫn còn quá lớn lao. Cho nên ông chẳng làm gì cả; ông để cho vết thương kín đáo của ông bỏng cháy, và suốt lúc ấy ông đã tò mò một cách tuyệt vọng để biết nó sẽ kết thúc tất cả như thế nào.
Ở giữa nỗi buồn đau của mình, ông đã vẽ một họa phẩm lớn; dự định ấy đã hiện diện trong đầu ông từ lâu, nhưng nay bất thần nó hấp dẫn ông. Thoạt tiên, một vài năm trước đây, ông đã lấy làm thích thú ở cái ý nghĩ ấy, rồi nó đi đến chỗ có vẻ như càng lúc càng trống rỗng và có ngụ ý hơn, và cuổì cùng đẩy xa ông hết thẩy. Nhưng hiện giờ thì ông đã thấy toàn bộ họa phẩm ấy một cách rõ ràng; cái biểu hiện ấy đã quên lãng và ông bắt tay làm việc với cái quang cảnh tươi thắm trước mắt ông.
Có ba diện mạo bằng cỡ người thật: một người đàn ông và một người đàn bà, mỗi người tự mê mải và xa lạ với nhau, và ở giữa họ có một đứa bé đang vui chơi một cách yên lặng sung sướng và không nghi ngờ chi cái đám mây đang treo trên người nó. Cái ý nghĩa cá nhân ấy thật rõ ràng nhưng người đàn ông ấy chẳng giống gì nhà họa sĩ và người đàn bà cũng chẳng giống gì vợ ông; tuy nhiên bé Pierre thì giống àù rằng trẻ hơn một ít năm. Ông đã vẽ đứa bé này với tất cả quyến rũ quý phái trong các bức chân dung tuyệt nhất của ông; các dáng người ấy mỗi người ngồi trong sự cân đôi cứng ngắc, những dung mạo nghiêm trang ấy có đầy dẫy nỗi sầu của sự cô đơn, người đàn ông thì trầm tư đăm chiêu, đầu ông ta tựa trên cánh tay, người đàn bà thì lạc lõng trong thống khổ và trống rỗng khô khan.
Đời sống cũng chẳng có gì thú vị cho Robert, người giúp việc. Herr Veraguth đã trở nên dễ tức giận một cách lạ lùng. Ông không thể chịu nổi một tiếng động nhỏ nhất ở phòng kế bên khi ông làm việc.
Một hy vọng kín đáo đã nẩy nở trong người Veraguth kể từ khi có cuộc thăm viếng của Burkhardt giống như một ngọn lửa trong lồng ngực ông; trấn áp nó khi ông có thể, nó vẫn tiếp tục bùng cháy, đem lại màu sắc cho các giấc mơ của ông về đêm với một làn ánh sáng lôi cuốn, kích thích. Ông đã cố không biết đến nó, xua đuổi nó khỏi các ý nghĩ của ông, ông chỉ muốn được làm việc với sự yên tĩnh trong tâm hồn ông. Nhưng ông không tìm thấy yên tĩnh. Ông cảm thấy tảng băng của cuộc sinh tồn nhạt nhẽo trong ông tan rã và tất cả nền móng của cuộc sống của ông đang lung lay; trong các giấc mơ của mình ông thấy họa phòng của ông đóng cửa và trông rông, ông thấy vợ ông hành trình đi khỏi ông, nhưng bà có dắt Pierre theo với bà, và đứa bé chìa cánh tay gầy gò của nó ra cho ông. Thỉnh thoảng vào buổi chiều ông ngồi một mình hằng giờ trong căn phòng ơ không tiện nghi của ông, chìm đắm trong các bức hình của xứ Ấn Độ; rồi sau cùng ông sẽ ném chúng qua một bên và khép đôi mắt mệt mỏi của ông lại.
Trong người ông có hai sức mạnh tiếp tục một cuộc tranh đấu sống mái, nhưng niềm hy vọng thì mạnh mẽ hơn. Không biết bao nhiêu lần ông đã phải lập lại các cuộc đàm thoại của ông với Otto; với lòng nhiệt thành gia tăng hơn bao giờ hết để trấn áp những khát vọng và những nhu cầu của cái bản chất cường tráng của ông đã nổi dậy từ những chiều sâu nơi chúng đã bị đông giá và giam hãm lâu đến như vậy, và sự dâng trào này, sự tan giá mùa xuân này đã làm tốt đẹp hơn cho cái ảo tưởng xa xưa của ông, cái ảo tưởng bệnh hoạn rằng ông là một lão già, một kẻ có thể chẳng làm gì được hơn là chịu đựng đời sống. Cái trạng thái bị thôi miên cam chịu cứng cỏi sâu xa này đã tan vỡ, và qua cái lỗ hổng nó tuôn trào ra những động lực linh tính vô thức của đời sống đã từ lâu bị ngăn trở và lừa đảo.
Ông càng nghe những giọng điệu ấy rõ ràng bao nhiêu thì bên trong người ông càng run rẩy bấy nhiêu, nỗi hoảng sợ kinh hồn ở cái thức giấc tối hậu ấy. Đã nhiều lần ông nhắm đôi mắt bị chói lóa của ông lại như là mỗi sợi xôn xao của hữu thể ông đã nổi loạn chống lại sự hy sinh cần thiết ấy.
Johann Veraguth ít khi hiện diện ở ngôi biệt trang, các bữa ăn của ông gần như được mang đến họa phòng và các buổi chiều ông thường ở lại thành phố. Nhưng khi ông gặp vợ ông hoặc Albert thì ông im lặng dịu dàng và cho thấy đã quên hết tất cả mối căm hờn của ông.
Ông có vẻ như ít chú ý đến Pierre. Ngày xưa ông đã mời mọc cậu bé đến họa phòng ít nhất một lần một ngày và giữ cậu ở đấy hoặc đi dạo vườn với cậu. Bây giờ thì suốt ngày sẽ trôi qua mà ông không thấy đứa bé hoặc mong mỏi sự hiện diện của em. Khi cậu bé băng qua con đường mòn của ông, ông hôn em một cách ân cần trên trán, nhìn vào đôi mắt em với vẻ buồn rầu lơ đãng và tiếp tục đi.
Một buổi trưa Veraguth đi đến chỗ lùm cây dẻ. Một ngọn gió thư thái thổi đến, và cơn mưa ấm áp lất phất những hạt li ti. Âm nhạc từ các cánh cửa sổ mở ở căn nhà vọng đến. Nhà họa sĩ dừng lại và lắng nghe. Ông không biết bản nhạc ấy. Nó vang lên thuần khiết và trang trọng trong sự cấu tạo đẹp đẽ rất chính xác, rất cân đối của nó, và Veraguth đã lắng nghe với sự ân cần thích thú. Điều lạ lùng là âm nhạc này có vẻ như là âm nhạc dành cho người tuổi tác; nó đã vang vọng trưởng thành và nhẫn nhục thế kia, không hề có cái cuồng nhiệt của âm nhạc thuộc thần lưu linh mà ông đã yêu thích vượt quá mọi điều khác nữa vào thuở thanh xuân của ông.
Một cách rón rén ông bước vào nhà, leo lên các bậc tam cấp, xuất hiện không có một tiếng động và đường đột trong phòng nhạc, nơi đây chỉ có bà Adele là chú ý đến sự đi vô của ông. Albert đang đánh đàn và mẹ cậu đứng nghe bên cạnh chiếc dương cầm; Veraguth ngồi xuống trên chiếc ghế gần nhất, đầu cúi xuống và tiếp tục lắng nghe. Thỉnh thoảng ông ngước lên và để cặp mắt ông ngưng lại trên người vợ ông. Đây là ngôi nhà của bà, tại các cãn phòng này bà đã ở những năm lặng lẽ tỉnh ngộ của bà cũng như ông ở tại họa phòng của ông bên cạnh hồ, nhưng bà đã có Albert, bà đã phát triển với cậu, và hiện tại người con trai của họ là khách là bạn bè của bà, cậu ta tự nhiên với bà. Bà Adele hơi tuổi tác rồi, bà đã học sống một cách lặng lẽ và đã tìm thấy sự thỏa mãn; sự biểu lộ của bà đã trở nên cứng ngắc và miệng bà đã có phần không hé môi; song bà không bị đảo lộn, bà sống an toàn trong cái khung cảnh ấy của bà mà các đứa con trai của bà đã lớn lên. Bà ít có sự sung mãn hoặc sự mẫn cảm dịu dàng, gần như thiếu tất cả mọi điều mà chồng bà đã tìm kiếm và mong mỏi ở bà, nhưng xung quanh bà là ngôi nhà, đặc tính ấy có trên gương mặt của bà, trong sự hiện diện của bà, trong các căn phòng của bà; đây là một mảnh đất mà trên ấy các đứa bé có thể trưởng thành và lớn mạnh một cách biết ơn.
Veraguth gật đầu như thể lấy làm mãn nguyện. Tại đây không ai có thể đánh mất cái đó nếu ông biến mất mãi mãi. Trong ngôi nhà này ông không phải là người cần thiết. Ông sẽ có thể xây cất một họa phòng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và bao bọc mình với sự hoạt động và lòng mê say công việc của ông, nhưng nó sẽ chẳng bao giờ là ở nhà cả. Thật ra ông đã biết tất cả điều đó từ lâu, và nó cũng đúng như vậy.
Albert ngưng đàn. Cậu cảm thấy hoặc cậu đã thấy trong đôi mắt của cậu rằng một người nào đó đã đi vào căn phòng. Cậu ngoảnh lại và nhìn vào thân phụ cậu với ngạc nhiên và không tin.
– Chào anh. – Veraguth nói.
– Chào ba ạ. – Con trai ông đáp với sự luống cuống, và bắt đầu lúi húi trong tủ đựng nhạc.
– Anh chơi đàn à? – Veraguth hỏi một cách hảo ý.
Albert rùng vai như thể hỏi: Bộ ba không nghe sao?
Cậu đỏ mặt và giấu mặt sâu vào các ngăn tủ nhạc.
– Bản nhạc tuyệt đấy – Veraguth nói tiếp, mỉm cười. Ông đã ý thức một cách sắc bén rằng cuộc thăm viếng của ông không được hoan nghênh; ông nói một cách thích thú đầy ác ý nào đó – Anh sẽ không chơi một cái gì khác nữa sao? Bất cứ bản nào anh thích. Anh đã tiến bộ tốt đẹp.
– Ồ, con không có hứng gì nữa cả. – Albert nói một cách bực dọc.
-Tôi chắc rằng nó sẽ tiếp tục rất tuyệt. Hãy chơi đi mà.
Bà Veraguth nhìn đến chồng bà một cách hiếu kỳ.
– Đến đây Albert, ngồi xuống đi. – Bà nói, đặt tập nhạc lên giá nhạc. Khi bà làm vậy, cái tay áo của bà khẽ chạm phải chiếc bình bạc nhỏ có cắm đầy bông hồng, và một vài cánh hoa nhạt màu rơi trên sàn nhà bằng gỗ đen được đánh thật bóng.
Chàng trai ngồi vào chiếc ghế đàn dương cầm và bắt đầu dạo khúc. Bối rối và giận dữ, cậu đánh một hơi nhạc y như một cuộc thực tập nhạt nhẽo, đánh nhanh và một cách chẳng ưa thích gì. Trong một lúc thân phụ cậu đã nghe một cách chăm chú, rồi ông đắm mình vào ý nghĩ và cuối cùng ông đứng dậy và rời khỏi căn phòng không một tiếng động trước khi Albert đàn xong. Một lần ở bên ngoài, ông nghe chàng trai đánh mạnh một cách phẫn nộ trên các phím đàn và ngừng chơi.
– Họ sẽ không thấy thiếu vắng ta gì cả khi ta ra đi – Nhà họa sĩ nghĩ ngợi khi ông bước xuống các bậc cấp – Trời ơi, chúng ta cách xa nhau như thế nào, và tuy vậy đã từng có lần chúng ta là một gia đình sum họp.
Tại tiền sảnh Pierre chạy tới ông, mặt mày hớn hở và rất là kích thích.
– Ồ, ba ạ – Em kêu lên không kịp thở – Có ba ở đây con thích quá. Thử đoán là cái gì, con bắt được một con chuột, một con chuột tí nị còn sống! Xem đây, trên tay con đây – ba có thể thấy cặp mắt nó không? Ả mèo vàng bắt nó đấy, ả vờn nó, ả hành hạ nó, ả để cho nó chạy đi một chút rồi lại vồ chụp nó. Thế là con nhanh thật nhanh phóng tới và giật lẹ con chuột dưới mũi ả. Bây giờ chúng ta sẽ làm gì với nó đầy?
Em nhìn lên, mặt mày rạng rỡ với khoái trá, nhưng rùng mình khi con chuột vùng vẫy trong bàn tay nhỏ nhoi nắm chặt lại của em, phát ra tiếng kêu chít chít hoảng sợ.
– Chúng ta sẽ đem nó ra vườn và để cho nó chạy đi, ba em nói. Đi theo đây.
Ông đem theo với ông chiếc dù và dắt đứa bé ra ngoài. Bầu trời đã trở nên quang đãng hơn và mưa đã dịu bớt thành mưa bụi, những thân cây dẻ trơn tru ướt át đen bóng y như cái khuôn sắt.
Họ dừng lại tại một địa điểm nơi có những cái rễ của nhiều cây cối làm thành một hình thể cứng ngắt rối tung chằng chịt. Pierre ép mình xuống và rất thong thả mở bàn tay em ra. Gương mặt em đỏ rần lên và cái tia xám trong đôi mắt em đã loé lên với sự kích thích. Rồi bất thần, như thể là sự mong đợi đã trở thành quá lớn cho em chịu nổi, em mở rộng bàn tay ra. Con chuột, một sinh vật nhỏ xíu, nhắm mắt phóng đại ra khỏi nhà tù của nó, dừng lại cách một vài bước bên cạnh những cái rễ cây có u nần to tướng và ngồi đó một cách yên lặng, kềnh hông lên và đôi mắt đen tí ti lóng lánh của nó phóng tới một cách láo liêng hoảng sợ.
Pierre kêu lên vì vui và vỗ tay. Con chuột hoảng hồn và biến mất vào miếng đất như thể do bởi phép lạ. Một cách dịu dàng, người cha đưa tay vuốt mái tóc dày rậm của đứa bé.
– Con sẽ đến với ba chứ, Pierre?
Đứa bé đặt tay phải của em lên tay trái của ba em và cùng đi với ông.
– Bây giờ thì chú chuột bé chạy về nhà với cha mẹ nó, kể với cha mẹ nó hết cả câu chuyện.
Những lời lẽ ấy trong người em đã tuôn trào ra, và nhà họa sĩ nắm chặt hơn cái bàn tay nhỏ nhoi ấm áp đó. Với mỗi lời và tiếng kêu vui vẻ đứa bé thốt ra, tim ông đã rung động và đắm chìm vào cảnh tôi đòi cho cái quyến rũ nặng nề của tình yêu.
– Ôi, chẳng bao giờ trong đời ông mà ông lại sẽ kinh qua cái tình yêu như vậy như ông đã có cho đứa bé này. Chẳng bao giờ ông lại sẽ biết đến những phút giây trọn vẹn của sự đầm ấm dịu dàng sáng rực như vậy, đầy sự vui vẻ tự quên mình như vậy, của nỗi đắng cay, nỗi buồn bã dịu dàng như với Pierre, đây là cái hình ảnh yêu dấu cuối cùng của cái tuổi trẻ của chính ông. vẻ quyến rũ của em tiếng cười của em, cái tự chiếm hữu thắm tươi của em thế kia, hình như đối với Veraguth nó là thông điệp cuối cùng của niềm vui thuần khiết trong đời ông, là khóm hồng nở hoa lần cuối cùng trong khu vườn mùa thu. Trong đó đã kéo dài sự ấm áp và ánh dương quang mùa hè và niềm vui đồng quê, nhưng khi cơn bão hoặc sa mù lột đi những cánh hoa của nó, thì lúc bấy giờ tất cả sự vui thú, mỗi cáo tri của hạnh phúc sẽ đi đến chỗ chấm dứt.
– Tại sao ba không thích Albert? – Pierre đột nhiên hỏi.
Veraguth ấn vào tay cậu bé chặt hơn nữa.
– Ba thích hắn chứ. Chỉ vì hắn thương mẹ hắn nhiều hơn thương ba. Ba không thể làm khác được.
– Ba ạ, con nghĩ ảnh không thích con gì cả. Ba biết không, ảnh cũng không thích con nhiều như ảnh vẫn làm đâu. Ảnh luôn luôn đánh đàn dương cầm hoặc ngồi một mình trong căn phòng của ảnh. Ngày đầu tiên ảnh đến, con đã nói với ảnh về khu vườn của con mà chính con đã trồng trọt ấy, và tất cả điều ảnh làm là lên mặt ta đây và nói: “Rất tốt, ngày mai chúng ta sẽ đi xem khu vườn của mày”. Nhưng suốt cả thời gian ấy ảnh không đề cập đến điều đó. Ảnh không phải là một người bạn tốt, và ngoài ra ảnh đang bắt đầu có một ít râu rồi. Và ảnh luôn luôn ở với mẹ, hầu như con không thể bao giờ có mẹ với một mình con.
– Nhưng ảnh chỉ ở đây có một ít tuần lễ thôi con ạ, đừng có quên điều đó chứ. Và nếu con không tìm thấy mẹ có một mình thì con lúc nào cũng có thể đến thăm ba. Con có thích như thế không?
– Ba ạ, đây không phải là điều như nhau đâu. Thỉnh thoảng con thích đi đến gặp ba và một đôi khi thà là con đến gặp má thì hơn. Và ngoài ra, ba luôn luôn làm việc chuyên cần một cách khủng khiếp đến như vậy.
– Pierre ạ, con không nên để điều đó quấy rầy con. Khi con cảm thấy muốn đến gặp ba thì lúc nào con cũng có thể đến được – lúc nào cũng được, con nghe không, ngay cả khi ba đang làm việc trong họa phòng.
Cậu bé không trả lời. Em nhìn vào thân phụ em, khẽ thở dài, và trông không được thỏa mãn.
– Điều đó không vừa ý con sao? – Veraguth hỏi, đã ưu tư bởi sự biểu lộ trên gương mặt đứa bé, mà chỉ mới khoảnh khắc trước đây đã sáng rực cái tinh thần cao vời của con trẻ nhưng bây giờ trông đã co rút lại, cũng trông già đi nhiều.
Ông lập lại câu hỏi.
– Nói đi, Pierre, phải con không hài lòng ba chăng?
– Dĩ nhiên con hài lòng chứ ba. Nhưng thực ra con không thích đến gặp ba khi ba đang vẽ. Thỉnh thoảng con vẫn thường…
– Tốt, và việc gì làm con không hài lòng?
– Ba biết đấy, khi con đến gặp ba trong họa phòng ba luôn luôn vuốt tóc con và ba chẳng nói gì cả và ba có một cặp mắt hoàn toàn khác lạ, và một đôi khi đôi mắt ấy lại phẫn nộ nữa. Vâng, và lúc bấy giờ nếu con nói một cái gì đó thì con có thể thấy do cặp mắt của ba là ba không có nghe, ba chỉ nói ừ, ừ và ba chẳng chú ý gì cả. Và khi mà con đến và muốn nói với ba một chuyện gì đó thì con muốn ba nghe con nói cơ.
– Con phải đến lại cưng nhé, rồi thế nào cũng được. Con thấy đó, nếu ba nghĩ ngợi lung lắm về công việc của ba và ba phải căng óc ra để nghĩ ngợi đến cách tốt nhất để làm một cái gì đó, lúc bây giờ một đôi khi ba không thể nào vứt bỏ ngay tức thì để lắng nghe con được. Nhưng ba sẽ cố gắng vào lần sau con đến.
– Phải, con hiểu ra rồi. Chuyện ấy cũng tương tự với con. Thỉnh thoảng con đang nghĩ ngợi về một cái gì đó và một người nào đó gọi con và đã cho rằng đi đến chứ – cái đó tệ hại thật. Một đôi khi con muốn yên lặng và suy nghĩ suôi ngày, và cái đó nó có đúng vào lúc khi con phải chơi đùa hoặc học hành hoặc làm một cái gì đó, và lúc ấy con đã rất tức giận.
Pierre nhìn ra khoảng trống, mặt đã căng thẳng dưới sự cố gắng để bày tỏ ý nghĩ của em. Đó là điều khổ nhọc và gần như lúc nào cũng không ai hiểu biết bạn gì cả.
Họ đi vào phòng trú ngụ của Veraguth. Ông ngồi xuống và ôm đứa bé giữa hai đầu gối ông.
– Ba biết con định nói gì, Pierre ạ – Ông nói giọng vỗ về – Bây giờ con có thích xem các bức hình không hay là con có phần muốn vẽ hơn? Tại sao con không vẽ ra cái câu chuyện của con chuột?
– Ồ phải đấy, con sẽ vẽ cái đó. Nhưng con sẽ cần đến một tờ giấy lớn đẹp đẽ cơ.
Veraguth lấy một tờ giấy từ bàn vẽ, chuốt một cây bút chì và kê chiếc ghế cao lên cho cậu bé.
Quỳ gối trên ghế, lập tức Pierre bắt đầu vẽ con chuột và con mèo. Để không quấy rầy đứa bé, Veraguth ngồi phía sau em, quan sát chiếc cổ mảnh mai rám nắng của em, cái lưng kiều diễm và cái đầu quỳ phái ương ngạnh của em. Pierre vẽ mê man, được phụ họa với sự cử động nôn nao của đôi môi. Mỗi đường nét, mỗi nét vẽ thành công, đã được phản ảnh trên đôi môi bất động của em, trong sự máy động của đôi lông mày và các nét nhăn trên vầng trán.
– Ô, chẳng được gì cả. – Sau một lúc Pierre kêu lên. Đứng thẳng dậy và hai bàn tay mở ra chống hai bên má, em xem xét bức vẽ của em với cái nhãn mặt phê bình.
– Không hề có bất kỳ ở đâu – Em nói với giọng than van nôn nóng – Ba ạ, làm thế nào ba vẽ con mèo thế? Con mèo của con trông giống như một con chó ấy.
Thân phụ em lấy tờ giấy và xem xét một cách hăng hái.
– Chúng ta sẽ phải bôi xóa một tí – Ông nói giọng dịu dàng – Cái đầu thì quá lớn và chưa đủ tròn này, chân cũng quá dài này. Hãy đợi, chúng ta sẽ có một bức hình.
Một cách cẩn thận, ông lướt cục gôm trên tờ giây của Pierre, để tờ giấy được sạch và vẽ một con mèo lên trên đó.
– Xem này. Đây là điều phải bắt đầu như thế nào. Hãy nhìn nó một lúc và rồi vẽ một con mèo mới.
Nhưng sự kiên nhẫn của Pierre đã cùng kiệt, em đưa trả lại cầy bút chì, và bây giờ thì thân phụ em phải vẽ lấy, sau con mèo, tới con mèo con, rồi tới con chuột, rồi Pierre đến và thả con chuột chạy và sau hết cậu bé đòi hỏi vẽ một chiếc xe có các con ngựa kéo và bác mã phu ngồi trên thùng xe.
Rồi bất thần cái đó cũng làm cho em chán ngán. Hát lên, cậu bé chạy quanh trong phòng, nhìn ra cửa sổ để xem coi trời có mưa không và nhảy lăng xăng ra cửa. Giọng hát yếu ớt trong trẻo của em có thể nghe thấy vang lên dưới cánh cửa sổ, và rồi thì im lặng. Veraguth ngồi một mình, đang cầm tờ giấy có hình các con mèo trên ấy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.