ĐIỆP VỤ THÀNH BÁT ĐA
Chương I
Đại úy Crosbie vẻ đắc ý vừa trả tấm séc, nhìn lại chỉ còn một ít tiền ngoài dự kiến.
Ông sống với một tâm trạng lúc nào cũng tự hài lòng với chính mình, tính ông là vậy đó. Nhìn bề ngoài ông có một vóc dáng thấp đậm, vẻ mặt hồng hào để bộ ria mép râm theo lối nhà binh. Bước đi của ông có vẻ vênh váo. Bộ đồ quân phục láng cón, ông thích nghe kể chuyện vui. Tuy vậy, ông rất được cấp dưới khâm phục. Đó là một sĩ quan độc thân vui tính, thích hòa mình, và sống tử tế với mọi người. Nhìn chung ông không có nét gì nổi bật và ở các xứ phương Đông mẫu người như ông Crosbie thì thiếu gì.
Đại úy Crosbie vừa rời khu phố có tên gọi là phố nhà Băng, bởi lý do dễ hiểu là các nhà băng trung tâm thành phố đều quy tụ về đó. Bên trong nhà băng không khí lạnh lẽo, tối tăm và có phần cũ kỹ. Duy chỉ có tiếng gõ bàn phím máy đánh chữ cồn nghe rõ từng tiếng một vọng ra từ phía dãy nhà cuối.
Bên ngoài khu phố nhà Băng trời sáng khá sủa, nhưng bụi tung ngộp trời. Xen lẫn đủ thứ âm thanh khó mà phân biệt ra được. Nào là tiếng còi xe ô-tô, tiếng người rao hàng. Rồi đến những cuộc tranh cãi kịch kiệt giữa từng nhóm nhỏ khoảng vài người giống như họ đang chực chờ giết nhau cho bằng được. Nhưng rồi mọi chuyện đều êm suôi, hết giận rồi họ lại làm lành với nhau. Nhìn đâu cũng thấy tấp nập người lớn, trẻ con tay bê cái mâm bày đủ thứ nào là bánh kẹo, trái cây, khăn mặt, lược chải đầu, dao cạo vừa đi vừa rao hàng len qua khắp mọi ngã đường. Tệ hại hơn là ta còn nghe ra những tiếng khạc nhổ lặp đi lặp lại một cách tanh tởm. Giữa những thứ bát nháo ấy ta lại nghe được một thứ chất giọng buồn xa xăm của những người chăn dắt lừa và ngựa chen vào giữa dòng xe ô-tô và đám khách bộ hành, mồm rao mãi hai chữ “Balek – Balek”.
Tất cả mọi thứ vừa diễn ra, đó là một góc sinh hoạt ở thành phố Bát Đa lúc mười một giờ trưa.
Đại úy Crosbie gọi đứa bé bán báo dạo, ông mua giúp nó một tờ. Đến ngã ba ông rẽ qua phố Rashid Street, một dãy phố chính của thành Bát Đa chạy dài hơn bảy cây số cặp theo bờ sông Tigris.
Đại úy Crosbie liếc nhìn mấy dòng tít lớn trên trang báo, xong rồi kẹp dưới nách áo, rảo bước thêm một đoạn đường rẽ vào ngõ hẹp đến trước ngôi nhà khách đồ sộ. Ông bước tới chỗ cuối dãy nhà, tay vặn núm cửa, trước mắt ông là một văn phòng làm việc.
Ngước nhìn thấy ông, người thư ký trẻ tuổi rời bàn máy đánh chữ bước tới cung kính tươi cười chào đón ông.
“Chào Đại úy Crosbie. Ngài cần việc gì ạ?”
“Tôi cần gặp ngài Dakin. Ông ấy có trên phòng chứ?”
Không đợi người thư ký trả lời, ông lách qua cánh cửa lước vào trong, leo qua mấy bậc thang gác dốc đứng rời đi dọc theo lối hành lang bụi bặm. Ông gõ cửa căn phòng và nghe tiếng nói bên trong vọng ra “Mời vào”.
Trước mắt ông là một gian phòng rộng lớn cao ráo, nhưng chỉ bày biện sơ sài. Bên trong đặt một bếp dầu nấu nước, một chiếc ghế đệm thấp khá dài, phía trước đặt cái bàn nhỏ ngồi uống cà phê, một cái bàn giấy cũ kỹ, tồi tàn. Đèn điện bật sáng chỉ còn nhìn thấy lờ mờ ánh sáng mặt trời. Ngồi sau chiếc bàn cũ kỹ là một người quần áo xốc xếch vẻ mặt bơ phờ – vẻ mặt của một người bất cần đời.
Quả là hai con người đối lập nhau trong gian phòng rộng lớn, u ám này. Một bên là Crosbie vẻ mặt tự tin, yêu đời, và một bên là Dakin trông ra vẻ lừ đừ rã rời, họ đang nhìn nhau.
Dakin cất tiếng “Ô kìa, Crosbie, mới từ Kirkuk về đấy hả?”
Ông gật, rồi đưa tay khẽ khép cửa lại. Ngay cả cánh cửa cũng gần muốn bỏ, nước sơn mốc thếch, nhưng nhìn rõ hơn cũng còn chỗ tốt, cửa khép kín mít, không vết nứt, bên dưới khổng có khe hở.
Dù sao cùng còn ngăn được tiếng ồn.
Cửa vừa khép lại, nhìn nét mặt của hai người dường như có dấu hiệu biến đổi. Vẻ hung hăng trên gương mặt Crosbie lắng dịu. Ông Dakin ngồi đó không còn ra vẻ ủ rũ, trong ông tự tin hơn. Giá lúc đó, có một người thứ ba chắc phải tỏ ra kinh ngạc trước một ông Dakin còn đủ thế lực.
“Thưa ngài, có tin tức gì mới không?” – Crosbie mở lời.
“Có đấy”. Dakin thở một tiếng dài. Trước mặt ông là một trang giấy vừa mới giải mã xong. Ông còn đánh dấu thêm hai trang giấy nữa.
“Nó phải được lưu lại Bát Đa”.
Ông đánh một que diêm quẹt, tiêu hủy trang giấy ngồi chờ cho đến khi chỉ còn là một nhúm tro, ông thổi cho tro tàn bay đi hết.
“Thế đấy”, “Tất cả ta chuyển đến cho Bát Đa. Đúng ngày hai mươi tháng tới. Ta phải tuyệt đối giữ bí mật”.
“Từ ba bữa nay ở vùng Sug ta bàn tán cũng nhiều”, Crosbie lạng lùng đáp.
Một nụ cười mệt mỏi thoáng hiện trên môi ông.
“Tối mật đấy! Ở phương Đông, không ai biết là có chuyện tối mật hay sao, Crosbie?”
“Dạ thưa không. Nếu ngài hỏi tôi thì xin thưa rằng là không hề có chuyện tối mật. Hồi còn ở bên London trong suốt cuộc chiến tranh, tôi biết một ông thợ hớt tóc nắm vững tình hình còn hơn cả Bộ chỉ huy tối cao”.
“Chuyện đó chẳng có gì đáng nói. Nếu cuộc họp diễn ra ở Bát Đa thì phải nên công khai. Đến đây sẽ diễn ra một câu chuyện khôi hài – khôi hài thật đấy”.
“Ngài nghĩ là có chuyện đó sao?” – Crosbie vội hỏi lại nửa tin nửa ngờ. “Nhà Độc tài vĩ đại” – đại úy Crosbie vừa thốt ra một câu phạm thượng ám chỉ lãnh tụ một cường quốc châu Âu sẽ đến dự cuộc họp.
“Lần này thì phải đến thôi, Crosbie ạ”. – Ngài Dakin vừa nghĩ ngợi vừa nói. “Thật mà, ta nghĩ sao nói vậy. Nếu cuộc họp diễn ra suôn sẻ – ờ phải, thì sẽ cứu vãn được – mọi chuyện. Và nếu có một sự chia sẻ hiểu biết lẫn nhau thì…” ông bỏ lửng giữa chừng.
Crosbie còn ra vẻ lưỡng lự. “Có thật là – ngài bỏ qua cho tôi – có một sự thông cảm lẫn nhau được sao”.
“Này, Crosbie, theo như ông nghĩ làm gì có chuyện đó. Nếu có một chuyện xích lại gần nhau giữa hai dối thủ không cùng chính kiến thì mọi việc sẽ kết thúc như lần trước – cứ mãi nghi kỵ lẫn nhau. Vậy mà còn một nhân tố thứ ba nữa. Nếu câu chuyện ly kỳ về nhân vật Carmichael là có thật…”
Ông bỏ ngang.
“Thưa ngài, không hề có chuyện đó. Chuyện nghe sao mà ly kỳ quá vậy”.
Ngài ngồi lặng im một lúc. Tâm trí ông đang hình dung ra từng nét gương mặt bối rối của mình, tai nghe văng vẳng giọng nói đầy vẻ hồ nghi. Rồi ngài tự nói với mình “cho dù những người thân cận với ta có điên rồ chăng nữa… thì chuyện đó hoàn toàn trung thực…”
Cũng vẫn một chất giọng ưu tư ngài kể lể, “Carmichael tin có chuyện đó. Hắn đi tìm chứng cứ xác minh cho giả thiết nêu ra. Hắn cần phải đến nơi để hiểu nhiều việc hơn nữa và thu thập chứng cứ… cho dù ta có đủ bản lĩnh cho hắn bỏ đi hay không. Nếu hắn không quay về, thì đó chính là câu chuyện hắn kể cho ta nghe, cũng chính là chuyện hắn được nghe người khác kể lại. Như vậy là ổn cả chứ? Ta không nghĩ vậy. Còn ông thì vẫn cho đó là một câu chuyện kỳ dị… Nhưng giả sử nhân vật trong chuyện Bát Da, đúng vào ngày hai mươi để thuật lại câu chuyện về chính mình là một nhân chứng đưa ra đủ bằng cớ”.
“Bằng cớ à” – Crosbie gắt giọng.
Ngài Dakin gật.
“Phải, hắn có đủ bằng cớ”.
“Làm thế nào ngài biết được?”
“Ta có đủ bài bản cả. Bức điện đến tay Salah Hassan, một con lạc đã trắng chở đầy lúa mạch đang băng qua đèo” – Ngài từ tốn kể.
Ngẫm nghĩ một lúc ngài kể tiếp.
“Vậy là Carmichael nhận được tin như đã định trước nhưng hắn không thể bỏ đi mà không lo sợ bị theo dõi. Bọn chúng theo hắn sát gót. Dù hắn đi theo ngã nào cũng không tránh khỏi bị theo dõi, nguy hơn nữa bọn chúng chực chờ hắn đến ngay điểm hẹn. Trước hết là tại cửa ngỏ biên giới. Nếu hắn vượt qua an toàn, lúc đó một hàng rào cảnh sát vây quanh các Tòa đại sứ và Lãnh sứ quán. Hãy xem đây”.
Ngài xáo tìm trong đống giấy tờ nằm ngổn ngang trên bàn rồi đọc to.
“Một công dân Ăng-lê lái xe du lịch từ Iran qua Iraq bị bắn chết – có khả năng thủ phạm là băng đảng bọn cướp. Một thương nhân người Kurd bị phục kích giết chết lúc đang đổ dốc xuống đèo, Abdul Hassan tình nghi dân buôn lậu thuốc lá bị cảnh sát bắn chết, sau này đã được nhận dạng là một công dân Mỹ lái xe tải nằm chết trên quốc lộ Rowanduz. Ông phải nhớ lấy, tất cả nạn nhân có cùng một nhận dạng như nhau. Kể cả chiều cao, cân nặng, màu tóc, khổ người cùng một nhân dạng với thi thể Carmichael. Bọn cướp đã không gặp thời. Bọn chúng truy lùng để giết hắn. Nếu qua được Iraq càng nguy cho hắn hơn. Người làm vườn ở Sứ quán, một người giúp việc ở lãnh sự, nhân viên phi trường, nhân viên hải quan, hay tại nhà ga đường sắt… tất cả các khách sạn đều theo dõi… một hàng rào cảnh sát vây chặt”.
Crosbie nhướng mày.
“Ngài cho là phạm vi bao vây rộng lớn đến vậy sao?”
“Ta không còn nghi ngờ gì nữa. Ngay cả chuyện nội bộ ta đây cũng bị rò rỉ nữa mà, thật là quá nguy hiểm. Làm sao mà có thể tin chắc là phương cách ta đưa ra để cứu lấy Carmichael lúc xâm nhập vào thành Bát Đa mà đối phương không biết trước được? Đó là một bước đi sơ đẳng nhất trong bất kỳ cuộc chơi nào, bọn chúng đã gài người trong nội bộ của ta”.
“Ngài đã nghi cho ai chưa?”
Dakin khẽ lắc đầu.
Crosbie thở ra một tiếng dài.
“Trước mắt là” – Ông nói “ta lo việc của ta chứ”.
“Đúng đây”.
“Còn Crofton Lee thì sao?”
“Hắn chịu đi Bát Đa rồi”.
“Ai nấy đều đổ xô về thành Bát Đa” – Crosbie nói. “ngay cả nhà Độc tài vĩ đại theo như lời ngài kể – Nhưng nếu có sự cố xảy ra cho ngài Tổng thống lúc đến đây, thì dĩ nhiên tình thế lộn xộn sẽ dẫn đến một cuộc trừng phạt”.
“Chẳng có chuyện gì đâu” Dakin đáp “Việc của ta phải lo ngăn chặn việc xấu có thể xảy ra”.
Crosbie vừa bỏ đi, Dakin nghiêng người trên bàn giấy. Ngài lằm bằm trong miệng.
“Mọi người đổ xô về thành Bát Đa…”
Ngài vẽ một vòng tròn trên tấm giấy lót bàn bên dưới kẻ dòng chữ Baghdad – Xong rồi chấm chấm vòng quanh. Rồi vẽ phác hình tượng lạc đà, máy bay, tàu thủy, một con tàu sắt đang nhả khói – tất cả nằm trên cùng một đường tròn. Ở một góc là hình tượng chiếc mạng nhện. Ngay ở điểm giữa viết tên Anna Scheele, bên dưới vẽ một dấu chấm hỏi rất to.
Ngài đứng dậy tay cầm mũ bước ra bên ngoài. Đến ngoài phố Rashid Streeet, ngài thấy hai người lạ mặt đang thì thầm nói với nhau.
“Đi hả? Ồ, Dakin đây. Ông ta là thành viên của một hãng dầu. Một người sống tử tế, công danh không thành đạt. Ông quá thờ ơ việc đời. Nghe nói ông ta là một tay nghiện rượu. Ông ta chẳng bao giờ đi đâu xa. Sống ở thời này ta phải biết lái xe đi đây đó chứ”.
II
“Này cô Scheele, đã nhận được báo cáo tài sản của Krugenhorf chưa?”
“Thưa ngài Morganthal có ạ”.
Vẻ lạnh lùng, siêng năng nàng Scheele bày giấy tờ ra trước mặt ông chủ.
Vừa đọc, miệng ông lẩm bẩm.
“Được lắm, thế cũng được”.
“Tôi cũng nghĩ vậy, thưa ngài Morganthal”.
“Ông Schwartz đã đến chưa?”
“Ông ngồi chờ ở phòng trước”.
“Mời ông ta vào đây”.
Nàng Scheele nhấn máy gọi.
“Tôi có cần ở lại không thưa ngài Morganthal?”
“Ồ, thôi khỏi, Scheele”.
Nàng nhẹ rời khỏi văn phòng.
Nàng có mái tóc bạch kim – không rực rỡ óng ánh. Tóc nàng chải hất ngược về phía sau se lại từng lọn quanh vùng cổ. Ấn phía sau cặp kính là đôi mắt thông minh màu xanh nhạt. Gương mặt nàng điểm nhiều nét thanh tú, nhưng cũng không có vẻ gì khêu gợi. Nàng quan niệm sống ở đời không phải chờ ở nhan sắc mà chính là bằng tài năng của chính mình. Nàng là một trợ lý giỏi, nàng nhớ rõ vanh vách mọi việc dù có khó đến đâu, hễ cần là kể rõ tên từng người mà khỏi cần nhìn vào sổ. Nàng tự đứng ra tổ chức sắp xếp công việc một văn phòng đông đủ nhân viên, chẳng thua gì một cổ máy được bôi trơn dầu mỡ. Nàng có tính thận trọng, giàu nghị lực, gò mình trong khuôn khổ kỷ luật, không tỏ vẻ nhụt chí, nao núng.
Ngài Otto Morganthal, là chủ hãng Morganthal ở New York, hai người bạn của ông là Brown và Shipperke chủ nhà băng quốc tế, biết rõ ngài còn mắc nợ nàng Anna Scheele hơn cả tiền bạc. Ngài đặt hết tin tưởng vào nàng. Bộ óc và kinh nghiệm, tài phán đoán cùng với cái đầu lạnh băng thì không lấy gì so sánh được. Nàng được trả lương hậu, nếu cần tăng thêm bất cứ lúc nào nàng yêu cầu.
Nàng thuộc làu công việc kinh doanh kể cả đời tư của ngài. Có lần ngài hỏi ý nàng rằng ngài muốn lấy vợ hai, nàng chỉ khuyên ông ta hãy ly dị và lo tiền cấp dưỡng. Ngoài ra nàng không nói gì hơn, nàng không thích nói ra vào chuyện đời tư. Nàng đã từng kể lể rằng mình không phải là hạn người nhiều chuyện. Nàng không gợi ý, ông biết chuyện đó, cũng không màng đến chuyện nàng đang nghĩ gì trong đầu. Ông chỉ ngạc nhiên bởi một điều nếu nói nàng đang nghĩ đến chuyện khác – ngoài việc có liên quan tới hãng Morganthal, hoặc Brown và Shipperke với chuyện của chính ngài Otto Morganthal.
Ngài Otto Morganthal quá ngạc nhiên về điều mà nàng vừa trình bày với ông sau giờ tan tầm:
“Tôi muốn thưa với ngài rằng cho tôi được nghỉ phép ba tuần kể từ thứ ba tuần tới”.
Vẻ áy náy ông chăm chăm nhìn nàng, ông nói “Chà biết tính sao đây – khó nói thật”.
“Thưa ngài Morganthal có khó khăn gì đâu. Ở hãng còn có nàng YVygate đủ khả năng giải quyết mọi việc. Tôi sẽ giao lại sổ sách giấy tờ và căn dặn cô ta kỹ càng. Còn ông Cornwall sẽ lo việc cho Ascher Merger”.
Vẫn một vẻ ái ngại ông mới hỏi dò:
“Tôi thấy cô có đau ốm hay lo toan việc gì đâu?”
“Ô thưa ngài, tôi có đau ốm gì đâu. Tôi muốn qua London thăm người chị bên đó”.
“Cô còn người chị à?” – Ông tỏ vẻ ngạc nhiên bởi ông chưa nghe nàng kể bao giờ. Từ trước đến nay ông cứ nghĩ nàng Schelle đâu có gia đình thân thích. Lúc này bỗng đâu nàng nhắc đến còn người chị bên London. Mùa thu năm rồi ông và nàng có ghé qua London cũng chẳng nghe nàng nhắc tới người chị ấy.
Suy nghĩ một lát ông nói tiếp.
“Tôi không ngờ cô còn một người chị bên London”.
Nàng Scheele nhếch mép cười nhạt, nàng nói:
“Dạ thưa còn, ngài Morganthal ạ, chị tôi có chồng dân Ăng-lê phục vụ ở Bảo tàng nước Anh. Chị tôi sắp phải chịu một cuộc giải phẫu nghiêm trọng. Chị tôi đang mong, tôi phải qua cho kịp”.
Nói gì chăng nữa, ngài Otto Morganthal biết chắc là nàng phải ra đi thôi.
Ông nói lằm bằm “Thôi được, thế cũng được… nhưng cô nhớ về sớm chừng nào tốt chừng nấy. Lúc này thị trường biến động dữ dội, chủ nghĩa Cộng sản đang ở thế mạnh. Chiến tranh có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Tình hình trong nước xáo trộn – đang bị xáo trộn. Ngài Tổng thống quyết định tham dự hội nghị Bát Đa. Tôi nghĩ mọi chuyện đã được sắp xếp đâu vào đó. Bọn chúng đang tính chuyện giết ngài Tổng thống. Thành Bát Đa! Một đất nước hoàn toàn xa lạ!”
“Ồ, ngài Tổng thống đã được bảo vệ cẩn mật”. Scheele nói cho ông yên tâm.
“Năm rồi Quốc vương Ba Tư đã bị ám sát cô quên rồi sao? Bọn chúng giết ngài Bemadotte Palestine. Điên rồ – đúng là một bọn điên rồ”.
Ngài Morganthal chua chát bồi thêm một câu: “Có lẽ cả thế giới này cũng đảo điên”.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.