ĐIỆP VỤ THÀNH BÁT ĐA
Chương IV
Victoria đang từ từ thả bộ nhắm về hướng đại lộ Tottenham Court road. Thiệt tình mà nói nàng đang phải lòng môt anh chàng mà hiện nay hắn đã đi đến một nơi cách xa hơn ba ngàn dặm. Thành Bát Đa – ở Bát Đa có gì lạ nhỉ? Mỗi khi nghĩ đến Edward, nàng thường nhớ đến những gì mà anh ấy đã nói. “Văn hóa…” Liệu nàng có bắt kịp nhu cầu văn hóa không nhỉ? Hay xin gia nhập vào tổ chức UNESCO? Cơ quan UNESCO thường đề cử các thành viên đi khắp mọi nơi, có khi đến những nơi thật thú vị. Ngẫm nghĩ nàng Victoria mới nhận ra biết bao nhiêu phụ nữ trẻ cấp bằng đại học đã dấn thân vào sự nghiệp văn hóa.
Nàng Victoria tính toán việc nào ra việc nấy, trước tiên là thăm dò một chỗ làm ở công ty du lịch. Chuyến bay qua Bát Đa hóa ra chẳng có gì khó. Có thể đến nơi bằng đủ mọi phương tiện máy bay hoặc tàu biển để đến vùng Basrah, đến Marseilles bằng tàu hỏa, đi tàu biển qua Beirut hoặc đi xe ô-tô băng qua sa mạc. Ta có thể đi băng qua Ai Cập. Nếu du lịch theo sở thích thì theo đường tàu hỏa đi suốt. Nhưng để xin được visa thì hơi khó, chờ đến ngày nhận được thì đã quá hạn. Hơn nữa, nếu đến Bát Đa mà trong túi còn khoảng sáu mươi đến một trăm bảng Anh thì mới yên tâm được.
Hiện nay trong túi nàng chỉ còn ba đồng bảng Anh cộng thêm với mười hai shillings, và năm đồng gởi trong trương mục tiết kiệm. Như vậy thì không thể có chuyện thoải mái được.
Nàng đã cố đi dò hỏi xin vào làm một chân tiếp viên hàng không, nhưng việc làm béo bở này coi bộ chen chân khó lọt.
Victoria liền đến tìm việc tại văn phòng hãng St. Guildrie Agency, nàng thấy cô Spencer đang tiếp đón những người đến xin việc.
“Xin chào Jones, lại không còn một chỗ trống nhưng cũng may là còn một chỗ này”.
“Phi lý thật” – Victoria bực mình nói, “Tôi không biết là phải nói như thế nào một khi tôi cũng đã hết sức cố gắng”.
Nét mặt nàng Spencer chợt ửng hồng trên làn da tái nhợt.
“Không đâu” – Nàng chợt nói – “Tôi nghĩ không phải vậy đâu – Theo tôi nghĩ ông chủ không phải là một người như vây – dù ông có vẻ hơi cục mịch – tôi mong là…”
“Dạ không sao” – Victoria đáp. Nàng cố gượng một nụ cười kiêu hãnh. “Tôi có thể lo liệu được”.
“Dĩ nhiên, nhưng có lẽ cô không vui phải không?”
“Phải” – Victoria đáp. “Nhưng dù sao…” – Nàng lại cười, tỏ ra mình gan dạ.
Nàng Spencer dò lại trong sổ sách.
“Hãng tư vấn phụ nữ độc thân cần một thư ký” – Nàng Spencer vừa nói – “Tất nhiên là đồng lương hơi kém”.
“May ra còn có một cơ hội, nhưng có việc nào làm ở Bát Đa không?”
“Ở Bát Đa sao?” – Nàng Spencer ra vẻ ngạc nhiên thích thú hỏi lại.
Lẽ ra Victoria nên hỏi một nơi như ở Kamskatka hay ở vùng Nam cực.
“Tôi thích được làm việc ở Bát Đa”. – Nàng thú thật.
“Tôi không dám nghĩ là xin được một chân thư ký để qua làm bên đó? Dù thế nào nếu xin làm y tá hoặc nấu ăn, chăm sóc người bệnh tâm thần, bất cứ việc nào cũng được”.
Nàng Spencer lắc đầu.
“Tôi e rằng không tìm ra được một chỗ như vậy đâu. Mới hôm qua một bà dắt theo hai con gái tìm người làm qua Úc”.
Nàng Victoria giơ tay xua đi, nàng bật đứng dậy. Spencer cố nói với theo “Tôi tin rằng nếu cố qua bên đó trước, chắc hẳn cô sẽ tìm được nhiều việc với lương khá cao”.
“Phải” – Victoria rời khỏi văn phòng hãng St. Guildrie, nàng thầm nghĩ – “Ta phải qua đó trước”.
Nàng Victoria cảm thấy chán ngán, thói đời là vậy. Một khi đã nhắm tới sở thích đã định trước, mọi suy nghĩ tính toán đều hướng về một mục tiêu. Trước mắt nàng, bất cứ giá nào cũng phải bay qua được thành Bát Đa.
Liếc qua mấy dòng chữ đăng trên báo buổi chiều nàng vừa mua, đăng tin Tiến sĩ Pauncifoot Jones, nhà khảo cổ danh tiếng đang tiến hành khai quật thành cổ Murik, cách thành Bát Đa một trăm hai mươi dặm. Một mục quảng cáo hãng tàu chạy tới Basrah (từ đây theo tàu hỏa đến Bát Đa, Mosul v.v…) Nhìn vào tờ báo lót ngăn tủ đăng tin mấy dòng hoạt động sinh viên ở Bát Đa khiến nàng chú ý. Hàng tít Tên trộm thành Bát Đa đang trình chiếu ở rạp xinê và nhìn vào ô tủ kính bày sách cao cấp, có tác phẩm nổi tiểu sử Haroun al Rashid, giáo chủ thành Bát Đa.
Nàng nhìn quanh đâu cũng nghe hai tiếng Bát Đa. Mãi cho đến lúc trưa hôm đó, khoảng 1 giờ 45 phút nàng hoàn toàn không còn liên tưởng gì đến Bát Đa và nhất định nàng sẽ không nghĩ tới.
Dù sao đi nữa nàng vẫn cảm thấy chưa được hài lòng, nàng chưa có ý định bỏ ngang. Nàng có tư tưởng phóng khoáng, nhìn đời một cách lạc quan, đứng trước một việc khó khăn nàng sẽ nghĩ ra ngay cách đối phó.
Nàng dành cả buổi chiều để phác thảo phương hướng dự định sắp tới. Nàng đã nghĩ ra mấy việc cụ thể.
– Cho đăng quảng cáo?
– Đến Sở Ngoại vụ?
– Đến Sứ quán Irag?
– Công việc ở hãng Date ra sao?
– Và hãng Ditto Shipping?
– Đến Hội người Anh?
– Đến Sở Thông tin Selfridge Information?
– Hay là đến văn phòng tư vấn khách hàng?
Nàng không chọn ra được một giải pháp nào cụ thể. Cuối cùng nàng viết thêm đoạn cuối:
“Dù gì đi nữa, nhất định bằng mọi cách phải làm thế nào kiếm ra đủ một trăm đồng bảng Anh”.
-II
Mải lo tập trung suy nghĩ suốt cả đêm, và trong chiều sâu tiềm thức nàng nhận ra là mình sẽ không còn chịu sự ràng buộc của thời gian nữa.
Mười giờ kém năm, nàng trở mình thức dậy, vùng ngay xuống đất mặc đồ vào. Đang vội vã chải cho xong mái tóc rối bù đen nhánh, chợt nghe tiếng chuông điện thoại reo.
Nàng với tay nhấc lấý ống nghe.
Giọng nói vồn vả của nàng Spencer ở bên kia đầu dây.
“May quá gặp được cậu. Thật lấ một sự trừng hợp ngẫu nhiên”.
“Gì thế?” – Victoria gào trong máy.
“Như mình đã báo trước, một sự trùng hợp đến phải ngạc nhiên. Có một bà Hamilton Clipp – cứ ba hôm qua Bát Đa một lần – bà bị gãy tay – đang cần người chăm sóc theo chuyếrr đi – mình gọi đến cậu ngay. Dĩ nhiên là mình chưa rõ bà đã nhờ được nơi nào chưa?”
“Tôi sẽ qua bên đó ngay” – Victoria nói – “Bà ấy đang ở đâu?”
“Tại khách sạn Savoy”.
“Tên cúng cơm bà ấy là gì nhỉ? Tripp phải không?”
“Clipp, cậu ơi. Nghĩa là cái kẹp giấy đó mà, tên của bà thì khác hơn viết hai chữ P – mình chỉ biết bà ấy là dân Mỹ”. -Spencer cố giải thích.
“Bà Clipp ở khách sạn Savoy”.
“Ông và Bà Hamilton Clipp. Chính là ông chồng bà vừa gọi máy”.
“Cậu thật là tốt bụng”. – Victoria vừa nói, giọng đầy cảm kích. “Chào nhé, cám ơn cậu”.
Nàng vội vã chải lại bộ đồ cho có vẻ tươm tất, sửa lại mái tóc bới bù xù để phù hợp với vai trò là chăm sóc cho chuyên gia du lịch. Rồi nàng lấy thư giới thiệu của ông Greenholtz ra xem, khẽ lắc đầu.
“Ta phải làm sao cho hơn thế nữa kia”.
Chiếc xe buýt số 19 dừng lại, Victoria bước xuống tại ga Green Park nàng đi về phía khách sạn Ritz Hotel. Bước vào trong phòng viết thư, Victoria viết lại mấy lời khen tặng cao quý của bà Cunthia bradbury cho hay vừa rời nước Anh đi qua vùng Đông Phi… “bệnh tình khả quan”. Victoria viết “có khả năng xoay sở mọi cách”.Rời khách sạn Ritz nàng băng qua bên kia đường dạo một vòng ra phố Albemarle Street đến ngay nơi khách sạn Balderton Hotel là nơi các vị giáo sĩ cấp cao và mấy bà quả phụ quý tộc thường lui tới.
Không theo lối tiết cầu kỳ mà viết gọn gàng một chữ e nhỏ Hy lạp nàng tự tay viết thư giới thiệu của Mục sư khu đạo Llangow.
Xong xuôi đâu đấy, Victoria đón xe buýt mang số 9 chạy qua khách sạn Savoy.
Đến trước quầy tiếp tân, nàng xin được gặp bà Hamilton Clipp, tự giới thiệu tên tuổi là nhân viên văn phòng St. Guildric. Vừa định nhấc máy, nhân viên tiếp tân khựng lại nhìn qua phía bên kia mới nói:
“Kia rồi ngài Hamilton Clipp”.
Nhìn ông Hamilton nàng không khỏi ngạc nhiên. Với dáng người gầy đét lại cao quá khổ, tóc hoa râm theo lối Mỹ vẻ mặt trông tử tế lại ăn nói chậm rãi.
Nàng Victoria tự giới thiệu tên tuổi và tên cơ quan đang phục vụ.
“Ô kìa, nàng Jones, cô cứ đến gặp ngay Bà Clipp. Bà đang ở trong phòng. Tôi tưởng là bà ấy đang phỏng vấn mấy cô đến xin việc, có thể là xong hết rồi”.
Một cảm giác hốt hoảng đến lạnh cả người Victoria.
“Chẳng lẽ cờ đến tay, mình lại để lỡ mất cơ hội?”
Nàng bước theo mọi người đến thang máy tới lầu ba. Đang đi dọc theo lối hành lang trải thảm dày cộm, một cô nàng vừa bước ra khỏi phòng ở dãy cuối tiến về phía nhóm người trước mặt. Nàng Victoria hoa cả một mắt tưởng đâu chính mình vừa đang tiến về phía ngược chiều. Có thể là cô nàng kia đang mặc trên mình bộ đồ may ở cửa hiệu y hệt như bộ đồ nàng thích may cho mình. “Bộ đồ ấy ta mặc vào là vừa y. Cô nàng cùng một khổ người. Giá mà ta có thể xé toang bộ đồ người ấy đang mặc”. Ý tưởng của nàng chẳng khác nào là nhứng người sống ở thời nguyên thủy.
Người phụ nữ trẻ vừa đi ngang qua. Chiếc mũ nhung đội lệch trên mái tóc vàng hoe, che khuất hết một bên mặt. Ông Hamilton Clipp ngoái lại nhìn vẻ kinh ngạc.
“Thế đấy” – Ông nói một mình “Ai có thể nhìn ra được là nàng Anna Scheele chứ”.
Rồi ông tự phân bua.
“Xin lỗi, Jones. Tôi ngạc nhiên khi vừa nhận ra một cô nàng tôi gặp ở New York hồi tuần trước, cô ta là nhân viên thư ký làm cho một ông chủ ngân hàng quốc tế”.
Ông vừa nói rồi đứng lại ngoài hành lang nhìn vào cửa phòng. Chìa khóa còn gắp trong ổ khóa, chỉ cần nhẹ tay, ông Hamilton Clipp mở cửa đứng qua một bên nhường cho nàng Victoria bước vào trước.
Đang ngồi tựa lưng vào thành ghế cao, nhác thấy có người, bà Hamilton vụt đứng ngay dậy. Người bà nhỏ thó đôi mắt tinh anh, bà đang băng bột.
Ông giới thiệu nàng Victoria.
“Chao ôi, thật là rủi ro”. – Bà Clipp vừa than vản nói không ra lời. “Như thế này đây, tôi đã soạn sẵn chuyến đi ghé London chơi ít bữa, đã đăng ký chuyến bay đâu vào đó. Tôi định ghé thăm đứa con gái có chồng hiện đang ở bên Irag. Đã hai năm mẹ con chưa gặp mặt. Thế rồi gặp tai nạn té gãy tay – chuyện xảy ra tại Tu viên Vestminter Abbey – té ngã trên bậc thềm đá – này cô nhìn thử. Rồi người ta chở tôi vào bênh viện ngay lúc đó băng bó, kể ra không đến nỗi nào – cô nghĩ xem, tôi đành chịu không xoay xở được; cuộc đi du lịch không thể bỏ ngang, tôi đang phân vân. Ở nhà có George lo công việc hẳn không thể bỏ đi thêm ba tuần. Hắn khuyên nên cho y tá đi theo – nhưng đến lúc qua đó tôi thấy chẳng cần y tá bên cạnh, Sadie biết làm đủ mọi việc – vậy là tôi phải bỏ tiền mua vé tàu cho cô ấy về, thế rồi tôi chợt nhớ phải nhờ đến văn phòng tư vấn tìm giúp một người muốn đi cùng tự lo mọi chi phí”.
“Nhưng mà tôi không phải là y tá”. – Victoria thực tình muốn giãi bày mình chẳng biết nghề. – “Dù sao tôi cũng có chút kinh nghiệm về khoa điều dưỡng”, – Nàng đưa ra giấy chứng nhận “Tôi có thời gian chăm sóc cho phu nhân Cynthia Bradbury được một năm. Nếu bà cần một người biết giao dịch thư từ hay làm thư ký, tôi cũng từng làm thư ký cho ông chú được vài tháng”. – Victoria rụt rè khiêm tốn, “Chú tôi là mục sư xóm đạo Llangow”.
“Chú cô là mục sư à! Chao ôi, vậy thì hay lắm”.
Cả hai ông bà Hamilton có vẻ xúc động, nàng Victoria nghĩ trong đầu. Vậy là hai ông bà phải lo cho nỗi khó khăn của nàng.
Bà Hamilton Clipp cầm hai tấm giấy chứng nhận đưa cho ông.
“Ôi, tuyệt quá!” – Bà trịnh trọng nói “Của trời cho, đúng là cầu xin gì được nấy”.
Nàng Victoria nghĩ thầm, hai ông bà nói quả không sai.
“Qua bên đó cô định làm gì? Hay là gặp gỡ bà con người thân?” – Ông Hamilton Clipp hỏi.
Mải lo về giấy chứng nhận, Victoria quên là phải trình bày lý do đi du lịch thành Bát Đa. Quá bất ngờ, nàng phải tìm cách chống chế. Nàng chợt nhớ lại mấy dòng chữ trên tờ báo hôm qua.
“Tôi qua đó có nhà ông chú, đó là Tiến sĩ Pauncefoot Jones” – Nàng phân bua.
“Thật sao? Có phải ông ấy là nhà khảo cổ?”
“Dạ phải”. – Nàng thầm nghĩ không hiểu tại sao mình có lắm ông chú tiếng tăm đến vậy. “Tôi thích công việc ông đang làm, thật ra tôi không rành về mấy việc đó nên đoàn thám hiểm không nhận trả chi phí cho chuyến đi của tôi. Họ không khá giả cho lắm. Nếu tôi tự lo được tôi có thể gia nhập vào đoàn càng có lợi cho tôi hơn”!
“Đó là một công việc vô cùng thích thú” – Ông Hamilton Clipp nói – “Với lại miền đất Meso là một nơi lý tưởng cho ngành khảo cổ”.
“Tôi e là” – Victoria quay về phía ông Clipp – “Ngài mục sư đang ở bên xứ Scotland. Tuy nhiên tôi sẽ cho số điện thoại riêng của người thư ký giúp việc cho ngài. Bà ấy hiện đang ở London. Pimlico 87693, đây là số máy phụ thuộc khách sạn Fulham Palace. Bà có mặt thường trực tại chỗ từ (Victoria liếc nhiền đồng hồ trên kệ bếp sưởi) 11g.30 trở đi, nếu cần ông cứ gọi để biết rõ hơn về tôi”.
“Vậy sao, tôi sẽ gọi”. – Bà Clipp vừa mở lời, ông chồng gạt phăng.
“Bà nhớ cho, thời gian có hạn, ngày mốt sẽ có chuyến bay. Này, cô Jones cô đã nhận hộ chiếu chưa?”
“Dạ có”. – Victoria nhớ lại cũng may nhờ một chuyến du lịch ngắn ngày qua Pháp cho đến nay hộ chiếu của nàng vẫn còn trong hạn. “Tôi luôn mang theo trong người” – Nàng nhắc lại.
“Cô biết không? Như vậy mới đúng là cung cách của một doanh nhân” – Bà Clipp nói ra vẻ đắc ý, nếu có ai được phỏng vấn rồi bà ấy cũng bỏ thôi. Vậy là Victoria được tiến cử, ông Clipp vừa nói tay vừa cầm lấy tấm hộ chiếu. “Tôi đi gặp ông Burgeon ở hãng American Express để nhờ ông ấy lo hết. Trưa cô nhớ gọi lại để còn phải ký thêm một số giấy tờ nữa nhé”.
Nàng Victoria nghe theo ngay.
Cánh cửa phòng vừa khép lại, nàng còn nghe được tiếng ông Hamilton Clipp đang nói chuyện với bà vợ.
“Con bé thiệt thà quá. Ta còn gặp may đấy”.
Nét mặt nàng Victoria chợt ửng đỏ.
Nàng nhanh chân quay về lại căn phòng ngồi dán mắt vào máy điện thoại chuẩn bị tư thế giả giọng dân Ăng-lê nếu chẳng may Bà Clipp muốn dò hỏi về khả năng làm việc của cô. Nhưng rõ ràng bà Clipp quá tin tưởng. Vậy là cuộc dàn xếp giữa hai bên đã xong, nàng đi theo như một người bạn đồng hành chỉ vài bữa.
Trong khi chờ đợi, làm xong thủ tục ký thêm một số giấy tờ, đóng dấu thị thực hộ chiếu, Victoria đến ở lại khách sạn Savoy giúp bà Clipp lo chuẩn bị khởi hành đi lúc 7 giờ sáng, có mặt ở hãng Airway House ra phi trường Heathrow.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.