ĐIỆP VỤ THÀNH BÁT ĐA
Chương VI
Richard Baker đang ngồi chờ ngài lãnh sự tại văn phòng của Lãnh sự quán Anh.
Gã đi theo chuyến tàu Indian Queen vừa cập bến sáng nay. Hành lý mang theo phần lớn là sách, trên mặt xếp một lớp quần áo Pyjama, áo sơ-mi.
Tàu Indian Queen cập bến đúng giờ, Richard phòng xa thêm hai ngày bởi đi theo tàu nhỏ chở hàng như tàu Indian Queen thường chạy trễ vậy mà chuyến này gã còn sớm được hai ngày nhờ quá cảnh cảng Bát Đa ghé bến cuối, cảng Tell Answad thuộc thành phố cổ Murik.
Gã cố sắp xếp làm sao cho hết hai ngày này. Từ lâu gã đã nóng lòng muốn được tận mắt nhìn thấy những gò đống chôn vùi hài cốt thời cổ đại tại một điểm gần bãi biển trong xứ Kuwait. Cho nên, đây chính là dịp may để gã thỏa lòng mơ ước của mình.
Gã lái xe đến khách sạn Airport Hotel để hỏi thăm đường đến Kuwait. Mười giờ sáng ngày mai có chuyến bay đến Kuwait, theo quy định phải quay về ngay ngày hôm sau. Điều quan trọng là phải xin thị thực xuất cảnh đi Kuwait. Việc này phải cần đến Lãnh sứ quán Anh. Mấy năm trước đây Richard có gặp ngài Clayton Tổng lãnh sự Anh tại Basrah ở bên xứ Iran.
Lần này Richard nghĩ, nếu có gặp lại ngài thì hay biết mấy.
Lãnh sứ quán có nhiều cổng ra vào. cổng chính dành riêng xe ô-tô. Nhiều cổng phụ đi từ vườn hoa ra tới đường lộ dọc theo bờ sông Shatt el Arab, cổng dành cho công vụ nằm trên phố chính, Richard bước qua cổng phải trình giấy tờ cho nhân viên kiểm soát. Gã đến nơi ngay lúc ngài Tổng lãnh sự bận việc, nên gã được mời đến phòng đợi bên trái lối ra vào, tại đây nhìn thẳng vào trong là một khu vườn.
Bên trong phòng đợi đã có nhiều khách, Richard không buồn nhìn mọi người. Có lẽ gã ít khi tiếp xúc với người đời. Gã thích thú say sưa nhìn ngắm mấy mảnh đồ cổ gốm sứ hơn là phải tiếp xúc với tất cả mọi người.
Gã thả hồn theo với những ý tưởng về lá thư của Mari và các hoạt động người dân bộ lạc Benjamin trong kinh thánh thời kỳ 1750 trước công nguyên.
Thật khó mà đánh thức được gã trở về lại với cuộc sống náo nhiệt, với đồng loại. Trước tiên phải nói đến không khí ngột ngạt, căng thẳng. Gã đánh hơi thấy được, nhưng không rõ là thật hay giả. Một cảm giác không thể nói ra bằng lời nhưng đã lôi kéo tâm trí gã sống lại với thời kỳ cuộc chiến tranh lần trước. Gã nhớ lại có một lần cùng với hai đồng đội nhảy dù ra khỏi máy bay, phải chờ suốt mấy giờ ngoài trời lạnh cóng để nghe ngóng lệnh xuất phát. Đây là lúc tinh thần dễ bị lung lạc, nhiệm vụ trước mắt phó mặc cho rủi may, lúc mà nỗi khiếp sợ con người không còn trụ lại được ở vị trí chiến đấu vì da thịt cứng đơ. Tâm trạng đó chẳng khác nào ta đánh hơi được một mùi vị chua cay phảng phất giữa trời.
Một mùi vị khiếp sợ…
Gã vừa trải qua những giây phút chìm sâu trong tiềm thức. Một nửa bộ óc để dành cho những chuyện xa xôi thời kỳ trước công nguyên. Vậy mà những chuyện ở thời kỳ hiện đại lại có sức lôi cuốn gã mạnh mẽ hơn.
Một vài vị khách ở phòng chờ nhìn thấy gã sợ đến phát khiếp.
Gã nhìn quanh. Một người Ả Rập khoác chiếc áo choàng vải kaki rách bươm, tay lần theo chuỗi hạt hổ phách. Một lão Ăng-lê to béo râu mép bạc thếch – kiểu cách của một dân buôn chuyến – đang hí hoáy viết vào sổ tay ra vẻ ông lớn. Một gã trông bề ngoài phờ phạc, nước da ngâm đen ngồi tựa lưng vào thành ghế tư thế thư giãn, vô tư. Một người hao hao giống như viên chức người Iraq. Một người Iran mặc chiếc áo rộng thùng thình. Ai nấy đều mang một vẻ mặt hờ hững đến lạnh lùng.
Tiếng va đập vào chuỗi hạt hổ phách nghe như thứ âm điệu nhịp nhàng cố định. Tai gã nghe như quen thuộc đến lạ kỳ. Richard giật mình lắng nghe. Gã đang còn buồn ngủ. Một tiếng ngắn dài – dài – ngắn – đúng là tín hiệu Morse – rõ quá. Trong thời kỳ chiến tranh gã từng là chuyên viên đánh Morse. Gã nhân ra ngay rất dễ. OWL. F.L.O.R.E.A.T.E.T.O.N.A. Quái lạ nhỉ! Đúng, chính nó đấy. Lập lại một lần nữa Floreat Etona thì ra chính gã Ả Rập đang phát đi tín hiệu, ồ, cái gì thế này? “OWL – ETON OWL”.
Gã quá ngạc nhiên vì gã có biệt danh là Eton, gã hốt hoảng qườ quảng, không biết gã đã bỏ quên cặp mắt kính đâu rồi.
Gã nhìn qua phải người đàn ông Ả Rập, dò xét từng nét khắp thân người – chiếc áo sọc – tấm áo choàng vải kaki cũ mèm – chiếc khăn quàng rách lỗ chỗ. Gã hình dung ra một khuôn mặt mà gã thường bắt gặp trên bến cảng. Mắt hắn lờ đờ nhìn theo gã không hay biết chuyện gì. Xâu chuỗi hạt tiếp tục phát đi tín hiệu.
Đây là Fakir. Đợi lệnh. Gặp sự cố. Fakir nào? Fakir thật sao? Rõ rồi! Fakir Carmichael! Một thằng nhóc sinh ra và sống trong một xứ sở xa lạ – Turkestan hay Affhanistan? – Richard lấy ống điếu ra cầm trên tay. Gã kéo ra xem thử – chăm chú nhìn vào cái nõ tẩu rồi gõ nhẹ vào cái gạt tàn thuốc: Đã nhận được điện.
Người Ả Rập vai khoác chiếc áo jacket nhà binh đứng dậy bước ra cửa, gã bước đi lạng quạng. Gã đứng thẳng người lại nói một câu xin lỗi rồi bước ra cửa.
Sự việc diễn ra một cách chớp nhoáng, khiến Richard tưởng tượng như đang ngồi xem phim chứ không phải chuyện có thật. Người khách doanh nhân đặt cuốn sổ tay xuống, cố lôi trong túi áo ra một vật gì đó. Thân hình to béo, áo mặc chật ních, gã phải mất ít phút giật nó ra, trong cái khoảnh khắc ngắn ngủi đó Richard có đủ thời gian hành động. Gã vừa rút súng giơ cao, Richard ra đòn gạt trúng tay đối phương. Khẩu súng văng ra viên đạn ghim xuống đất.
Người Ả Rập vừa đi ra khỏi cửa rẽ về phía văn phòng lãnh sự chợt gã khựng lại rồi xoay người nhanh chân chạy về hướng cổng thoát ra ngoài đường phố nhộn nhịp.
Một người bước tới bên Richard khi tay gã đang giữ chặt gã to béo. Những vị khách còn lại bên trong phòng đợi thích thú nhảy múa, vị khách gầy đét, nước da ngăm đen thì nhìn chăm chăm về phía lão già người Iran đang lặng lẽ ngồi một chỗ mắt nhìn tận đâu đâu.
Richard cất tiếng nói.
“Ông bạn định giở trò khỉ gì vậy, tại sao lại móc súng ra?”
Sau một lúc im tiếng, gã mới rên rỉ nghe như giọng địa phương vùng ngoại thành London.
“Xin lỗi ông bạn. Chuyện xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn. Thật là khó coi”.
“Vô lý. Có phải ông định rút súng ra bắn chết người Ả Rập vừa chạy thoát ra ngoài không?”
“Không, không đâu ông bạn, tôi không nhắm bắn ông kia. Tôi chỉ dọa hắn thôi. Tôi vừa nhận ra lão là người bạn đã chơi khăm tôi trước đây. Tôi chỉ đùa thôi mà”.
Richard Baker là một người nhạy cảm, gã không thích công khai mọi việc trước đám đông. Gã quen với lối giải thích thấy sao nói vậy. Nhưng lấy gì làm bằng chứng? Liệu lão Fakir Carmichael có phải cám ơn nhờ gã làm rùm beng chuyện lúc nãy không? Có thể lão được giao phó một nhiệm vụ bí mật, dò la địch tình mà lão không hay biết.
Richard buông lỏng tay ra. Lão ta đang đổ mồ hôi khắp người.
Người Kavass hăng hái xúm vào buộc gã phải nói ra tại sao lại mang vũ khí vào trong Lãnh sứ quán Anh. Không ai được phép làm chuyện đó bởi đây là điều cấm.
“Tôi xin lỗi” – Lão nói “một sự cố nhỏ” – có vậy thôi – Lão giúi cho người Kavass một ít tiền, gã kia phẫn nộ trả lại.
“Cho tôi ra khỏi chỗ này” – Lão béo phì nói “Tôi không thể chờ ngài Lãnh sự”. Nói xong lão chìa ra tấm thẻ đưa cho Richard, “Tên tôi đây, tôi đang ở tại khách sạn Airport Hotel, tôi cam đoan là không có chuyện gì ầm ĩ đâu. Anh thông cảm cho, coi như một chuyện đùa”.
Richard còn lưỡng lự đứng nhìn theo gã bước đi với bộ điệu vênh váo ra đến cửa đi thẳng ra đường.
Lão tưởng là mình đúng, nhưng không biết làm sao hơn bởi lão hoàn toàn mù tịt mọi chuyện.
“Ngài lãnh sự đang rảnh việc”. – Kavass bước ra thông báo.
Richard bước theo sau gã dẫn đường đi dọc theo lối hành lang. Phía trước là một dãi đất đầy ánh nắng. Vãn phòng ngài lãnh sự ở về phía bên phải cuối dãy hành lang.
Ngài Clayton đang ngồi tại bàn. Nhìn ngài rất trầm tĩnh, tóc bạc vẻ mặt đăm chiêu.
“Thưa ngài – ngài có còn nhớ tôi không ạ?” – Richard vừa mở lời. “Tôi đã gặp ngài một lần hai năm trước đây ở Teheran”.
“Đúng rồi. Lúc ấy anh đi cùng với Tiến sĩ Pauncefoot Jones có phải không? Lần này anh cũng đến ông ấy chứ?”
“Dạ có. Tôi đang tính qua đó nhưng còn phải dành ít hôm. Thật ra bây giờ tôi cũng thích đi Kuwait một chuyến. Chắc là được chứ”.
“Ồ, có gì khó đâu. Sáng mai có chuyến bay. Để tôi điện cho Archie Gaunt – Tổng thống bên đó sẽ lo giúp anh chỗ ăn ở. Còn anh cứ ở lại đêm tại đây”.
Richard nói chống chế cho có lệ.
“Thật vậy sao thưa ngài – tôi quả là làm phiền ngài quá, thưa ngài Clayton. Tôi xin phép được ở lại ngoài khách sạn cũng được”.
“Ở khách sạn Airport Hotel không còn chỗ đâu, anh cứ ở lại đây. Bà nhà tôi rất mừng khi được gặp lại anh. Bây giờ thì – để tôi xem – đã có nhà Crosbie thuộc công ty Oil Company với mấy đứa nhỏ con nhà Tiến sĩ Rathbone đang lo thủ tục hải quan nhận lấy mấy tập tác phẩm. Anh đến gặp Rosa trên lầu”.
Richard ra cửa bước đến trước khu vườn nắng ấm. Bước qua mấy bậc cầu thang là tới ngay khu nhà ở lãnh sự.
Ngài Gerald Clayton vừa mở cửa vừa gọi “Rosa, Rosa”. Bà Clayton bước ra ở dãy phòng cuối, Richard còn nhớ rõ tính cách bà hoạt bát vui vẻ, sôi nổi.
“Đây là Richard Baker, hẳn bà còn nhớ chứ? Lúc còn ở Teheran anh ta cùng tiến sĩ Pauncefoot Jones đã gặp chúng ta”.
“Nhớ chứ” – Bà Clayton vừa nói chìa tay ra bắt. “Nhớ lúc đó chúng ta cùng đi ra chợ và anh chọn mua mấy tấm thảm”.
“Lần đó tôi mua sắm thật vừa ý”. – Richard nhắc lại, “Tất cả đều nhờ bà nhiệt tình giúp đỡ”.
“Baker muốn qua Kuwait ngày mai” – Ngài Gerald Clayton nói. “Tôi đã dặn chỗ cho anh ấy ngủ lại đêm nay”.
“Nhỡ có chuyện không may thì sao?” – Richard nói ra ngay.
“Làm gì có chuyện đó” – Bà Clayton nói “Anh cứ yên tâm, dù sao chúng tôi cũng cho anh một chỗ an toàn và đủ tiện nghi. Hơn nữa đại úy Crosbie cũng ở đây”.
“Nào, anh cứ tự nhiên. Baker” – ngài Clayton nói. – “Tôi trở ra ngoài văn phòng. Ở đó sảy ra vụ xô xát, có người vừa rút súng ra bắn”.
“Tôi nghe nói có ngài Sheik nào đó”. – Bà Clayton nói “Tính tình nóng nảy lại thích rút súng”.
“Nhưng tôi lại nghĩ khác” – Richard đáp – “Lão ấy là một người dân Ăng-lê. Lão nhắm vào một người Ẳ Rập bắn bừa”. Gã nói tiếp “Tôi đã gạt tay lão ra”.
“Vậy là anh biết cả” – Ngài Clayton hỏi, rồi thong thả nói tiếp.
“Tôi thì không nghĩ vậy”. – Ngài moi trong túi ra tấm thiệp. “Robert Hall. Hãng Achilles, hình như tên lão là En Feld. Tôi không hiểu lão ta cần gặp tôi có việc gì. Ấy thấy lão có say rượu không đấy?”
“Lão nói chỉ đùa giỡn thôi” – Giọng Richard lạnh tanh. “Bỗng dâng tình cờ súng nổ”.
Ngài Clayton nhướng mày.
“Khách du lịch doanh nhân thường, cớ sao ông ấy lại mang theo súng nạp đạn”. – Ngài nói.
Richard thầm nghĩ là ngài Clayton nói không sai.
“Lẽ ra lúc đó tôi phải chặn lại”.
“Cũng khó mà đoán ta phải làm gì ngay lúc sự cố xảy ra. Người kia không bị thương tích gì chứ”.
“Dạ không”.
“Thôi ta bỏ qua chuyện đó”.
“Tôi nghi ngờ có vấn đề gì đây”.
“Phải, phải… tôi cũng nghĩ vậy”.
“Thôi, tôi phải trở ra ngoài văn phòng, anh cứ tự nhiên nhé”. – Nói xong ngài vội bước ra ngay.
Bà Clayton mời Richard qua phòng khách nằm khuất bên trong. Ghế nệm màn che cùng một màu xanh lục, bà hỏi khách thích cà phê hay uống bia. Nếu thích uống bia thì đã có sẵn bia lạnh.
Trong khi Richard cùng bà Clayton đang trò chuyện thì bỗng đâu một người đàn ông vạm vỡ đường đột bước vào. Bà Clayton giới thiệu đó là đại úy Crosbie. Sau đó bà cũng giới thiệu về Baker – một nhà khảo cổ từng khai quật nhiều món đồ cổ có từ hàng ngàn năm. Đại úy Crosbie kinh ngạc không hiểu sao các nhà khảo cổ có thể xác định ngay độ tuổi của một món đồ cổ. Anh ta thì cho là Richard chỉ nói phét. Richard cảm thấy chán nản nhìn về ông khách.
“Ông ta rất tử tế,” – Bà Clayton nói – “nhưng mà chưa hẳn vậy đâu, anh nên nhớ, ông ta không biết gì về mấy công trình văn hóa”.
Richard đứng nhìn khắp gian phòng đủ tiện nghi, gã càng khâm phục tấm lòng hiếu khách của bà Clayton.
Đưa tay sờ vào túi áo, gã lôi ra một xấp giấy cuộn tròn nhớp nhúa. Gã kinh ngạc nhìn xem, bởi gã còn nhớ trong túi áo sáng hôm nay không hề có thứ giấy này.
Chợt gã sực nhớ lại lúc lão già Ả Rập bước chân lạng quạng ngang qua trước mặt vịn vào vai gã. Với một người có ngón nghề tinh xảo lão có thể lén bỏ tấm giấy vào túi áo gã mà gã chẳng hề hay biết.
Trông nó thật cáu bẩn làm sao, gã liền mở ra xem.
Mảnh giấy chỉ viết có sáu hàng, nét chữ khó đọc, nội dung là Thiếu tá John Wilberforce giới thiệu một người tên Ahmed Mohammed. Một công nhân chuyên cần tháo vác, biết lái xe và sửa chữa xe tải, nhất là tính anh ta thật thà – Đó là kiểu giao dịch thường thấy trong xã hội Phương Đông. Tờ giấy ghi cách nay đã mười tám tháng, cũng một chuyện lạ, chủ của nó còn cất giữ mãi.
Richard nhíu mày kiểm tra lại sự việc theo thứ tự thời gian xảy ra vào nội buổi sáng nay.
Thì ra chính Fakir Carmihael lo sợ cho tính mạng, hắn đang bị truy nã nên chỉ còn cách chạy vào tòa Lãnh sự quán. Hắn nghĩ đó là một nơi an toàn nhất, nhưng ngược lại càng nguy hơn, kẻ địch chờ sẵn và đợi gã đến. Tay doanh nhân du lịch nhận định lệnh rõ ràng – liều mạng nhắm bắn Carmichael ngay bên trong Lãnh sự quán có đủ mặt nhân chứng. Nhiệm vụ khẩn cấp. Và lúc đó Carmichael phải cầu cứu người bạn học cũ tìm cách trao lại mảnh giấy tưởng như chẳng có gì đáng quan tâm. Thật ra mảnh giấy đó rất hệ trọng, nếu chúng đuổi theo kịp Carmichael và lục soát hắn không còn giữ mảnh giấy trong tay, bọn chúng đoán ngay là Carmichael đã giao cho một hay nhiều kẻ khác.
Bây giờ chỉ còn cách là Richard sẽ giao mảnh giấy cho ngài Clayton người đại diện cho Hoàng gia nước Anh. Hoặc gã sẽ giữ lại cho mình chờ đến lúc Carmichael công khai về nó.
Ngẫm nghĩ một hồi gã quyết định giữ lại.
Trước hết gã phải lo đề phòng một số việc.
Gã lấy một mảnh giấy ngồi thảo ra thư giới thiệu người lái xe tải, nội dung như cũ tuy cách viết thì khác hơn – nếu quả thật đây là cách viết theo lối mã hóa – thì có thể được viết bằng một loại mực hóa học.
Xong rồi lấy bụi đất bám dưới gót giầy bôi cho bẩn – hai tay chà xát, xếp đi xếp lại nhiều lần đến lúc nhìn y như là giấy cũ lấm bụi đất.
Gã vò nhàu một lần nữa, tỏ vẻ chưa hài lòng lắm.
Cuối cùng gã nhếch mép cười nhạt, xếp rồi lại mở ra cho thành một hình dạng chữ nhật. Lấy một thỏi chất dẻo trong túi xách ra, rồi bắt đầu bọc cái gói bằng vật liệu sợi cắt ở túi du lịch quấn ngoài một lớp chất dẻo. Sau đó xe tròn và đắp thêm lớp chất dẻo nữa cho trơn bóng. Trên mặt đóng dấu mộc tròn mang theo sẵn trong túi.
Gã ngắm nghía công trình một cách trân trọng. Con dấu in hình biểu tượng thần mặt trời Shamush đeo thanh gươm Công lý.
“Cầu mong thấy được điềm lành” – Gã nói thầm một mình.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.