ĐIỆP VỤ THÀNH BÁT ĐA
Chương XIX
Richard nhìn thấy ngài Tiến sĩ Pauncefoot Jones tại điểm khai quật, ngồi xổm bên cạnh người cai công trường, tay ông đang vỗ nhẹ một mảnh đồ cổ vừa tìm thấy quanh chân tường mới khai quật.
Ngài Pauncefoot Jones bình thản chào hỏi ông bạn đồng nghiệp.
“Kìa, ông bạn Richard đi đâu giờ mới thấy mặt. Tôi cứ ngỡ là đến thứ ba ông mới trở về đây chứ”.
“Hôm nay là thứ ba mà”. – Richard ngạc nhiên nói.
“Ủa vậy sao?” – Ngài Pauncefoot thiệt tình nói. “Tôi thật là ngớ ngẩn, nè lại đây mà xem, chúng tôi mới tìm thấy một bức tường cổ nằm dưới độ sâu một mét. Tôi đoán xưa kia nơi đây là xưởng vẽ. Hãy xem và cho biết ý kiến nhé. Tôi thấy có triển vọng đấy”.
Richard nhảy xuống hố, họ trao đổi với nhau khoảng mươi lăm phút.
“Hôm nay”, – Richard vừa nói “tôi có thêm một cô bạn gái”.
“Ồ, có thiệt không? Cô nàng nào vậy?” – Ngài Pauncefoot ngạc nhiên hỏi.
“Cô ta bảo là cháu ông đấy”.
“Cháu gái tôi à?” – Chợt ngài Pauncefoot Jones bỏ ngang không để ý nhìn mảnh tường đất vừa mới khai quật, ông cố nhớ lại. “Tôi làm gì có cháu gái” – Ông vừa nói giọng ngờ ngợ.
“Tôi ngỡ là cô ta đến hợp tác với ông”.
“Ôi”, – Nét mặt ngài Pauncefoot Jones sáng rỡ – “Phải rồi cháu gái tôi, Veronica đây”.
“Tôi nhớ cô ta xưng tên là Victoria”.
“Đúng rồi, Victoria. Tôi có nhận thư của Emerson bên Cambridge kể về nó. Một con bé cừ khôi lắm. Nó là một nhà nhân chủng học. Tôi không hiểu sao lại có người theo học để trở thành một nhà nhân chủng học, ông có nghĩ vậy không?”
“Nghe nói có một nhà nhân chủng học sẽ đến tìm ông phải không?”
Trước mắt chưa có việc gì làm. Dù sao công việc cũng chỉ mới khởi đầu. Chắc là nó không ở lại quá hai tuần, tôi chưa đọc hết thư mà đã lạc mất nên không biết nó đã nói gì trong thư. Tuần tới bà nhà tôi ghé qua đây, tôi cứ nghĩ rằng Victoria sẽ theo bà ấy, ai ngờ cô ấy lại đến sớm hơn. Như vậy ta có thể giúp cô ấy một tay, chúng ta vừa mới tìm thấy một số đồ gốm cổ mà”.
“Ông có biết cô ta có gì khác lạ không?”
“Khác lạ à?” – Ngài Pauncefoot Jones nhìn chăm chăm vào ông. “Căn cứ vào đâu?”
“Cô ta không suy nhược thần kinh chứ?”
“Ta nhớ Emerson nhắc chuyện con bé làm việc bất kể giờ giấc. Nó đậu bằng cử nhân tiến sĩ gì đó, trong thư không nghe ông nói gì đến suy nhược. Sao vậy?”
“Thế này, tôi gặp cô ta lang thang một mình giữa đồng trống ngay chỗ vùng đồi Tell nhỏ cách đường lộ khoảng một dặm nên tôi cho quá giang xe về đây”.
“Ta nhớ ra rồi” – Ngài Tiến sĩ Pauncefoot Jones nói. “Ông biết đây, có lần ta nhặt được mảnh gốm thời Nuzu trên ngọn đồi Tell nhỏ ông vừa kể. Nghĩ cũng lạ, ta tìm thấy ngay tại vùng cực Nam”.
Richard không thích bàn qua chuyện khảo cổ, ông nói ngay.
“Cô ta kể cho tôi nghe một câu chuyện ly kỳ. Cô ta đi đến hiệu uốn tóc gội đầu gặp bọn xấu tiêm thuốc mê bắt cóc chở đến làng Mandali giam trong nhà, nửa đêm cô ta trốn thoát ra ngoài. Tôi nghĩ chắc ông chưa nghe qua một chuyện phi lý như vậy bao giờ đâu”.
Ngài Pauncefoot Jones lắc đầu.
“Làm gì có chuyện như vậy được!” – Ngài nói – “Ở vùng quê hoàn toàn yên tĩnh, an ninh cẩn mật kia mà”.
“Như thế là cô ta đã bịa chuyện. Thế nên tôi mới thắc mắc cô ta có bị suy nhược thần kinh không. Điều mà cô ấy bịa ra giống nhau như bọn con gái vu cho cha xứ đang yêu chúng và mấy ông bác sĩ xâm phạm thân thể bệnh nhân. Không khéo cô ta sẽ gây rắc rối cho chúng đấy”.
“Ôi, tôi hy vọng cô ta sẽ tỉnh lại”. – Ngài Pauncefoot ra vẻ lạc quan nói. “Cô ta đang ở đâu?”
“Tôi đưa cô ta đến nơi tắm rửa, à sửa soạn lại một ít đồ dùng”. – Ông ngần ngừ – “Cô ta không mang theo hành lý”.
“Không có à? Vậy mới lạ chứ. Ông có nghĩ là cô ta sẽ nhờ tôi cho mượn một bộ Pyjama không? Tôi chỉ có hai bộ, còn một bộ đã cũ mèm”.
Tôi nghĩ là cô ta sẽ tự lo liệu được, dù sao thì tuần sau cũng có xe hàng đến.
“Bọn con gái bây giờ khiếp lắm”. – Ngài Pauncefoot nói vu vơ. “Lúc nào cũng thấy chúng, nhất là những chuyện lúc ta đang bận việc. Ta ở đây xa xôi thật, chẳng có ai thăm viếng nhưng ông sẽ kinh ngạc khi thấy có đoàn xe và người tới nơi trong lúc ông không rảnh để tiếp chuyện với họ. Trời đất, công nhân nghỉ việc hết cả rồi, đã đến giờ cơm trưa sao. Thôi ta trở lại bên Trụ sở”.
II
Victoria lo lắng ngồi chờ, nhìn thấy ngài Pauncefoot Jenes khác xa hơn là nàng tưởng. Dáng người thấp, mập mạp, đầu hói hết nửa, mắt sáng. Nàng lại ngạc nhiên hơn khi ông bước đến giang hai tay đón chào.
“Kia kìa, Venetia – à, ta xin lỗi, Victoria chứ”. – Ngài mở lời. “Thật không ngờ. Ta cứ tưởng là qua tháng sau cháu mới đến. Gặp cháu ta mừng lắm. Mừng thật đấy! Emerson khỏe không? Ông ấy có còn khổ sở vì cơn hen suyễn nữa không?”
Victoria cố tập trung ý tưởng, nàng dè dặt thưa lại là chứng hen suyễn không có gì đáng lo.
“Ông ta cứ che kín cổ” – Ngài Pauncefoot jones nói “Ta đã nói với ông ấy là không nên. Mấy nhà trí thức quanh năm ở trường học đã quá lo xa cho sức khỏe. Cháu đừng nghĩ ba cái chuyện đó – cũng là một cách để giữ gìn sức khỏe. Tuần sau hoặc tuần sau nữa vợ ta qua đây, cháu cũng biết là bà rất ốm yếu. Ta phải tìm cho ra cái thư. Ta nghe Richard kể cháu mất hết đồ đạc. Vậy cháu phải liệu sao đây? Qua tuần sau chứa chắc gì xe hàng ra tới đây đâu”.
“Cháu có thể chịu được tới bữa đó”.
Ngài Pauncefoot cười thầm trong bụng.
“Ta với ông Richard không thể giúp cháu hơn được nữa. Bàn chải đánh răng thì có cả chục cái trong kho, rồi áo – phân rơm – mấy đôi vớ, khăn mù soa. Chỉ có bấy nhiêu thôi, ngoài ra không có gì khác hơn nữa”.
“Dạ, vậy đủ rồi”. – Victoria mừng rỡ.
“Không tìm thấy nghĩa trang như cháu mong đợi”. – Ngài Pauncefoot nói cho nàng hay trước. “Ta vừa tìm thấy một khoảng tường đất – nhiều mảnh gốm dọc theo đường hầm. Hy vọng tìm thấy đủ bộ. Cháu sẽ có việc làm. Ta quên chưa hỏi cháu là có biết chụp ảnh không”.
“Cháu biết chút đỉnh”. – Victoria dè dặt đáp, mừng vì được nhắc đến cái mình hiểu biết.
“Hay lắm. Cháu sửa ảnh được chứ? Ta quen lối cũ – dùng bản kẽm. Nguyên tắc buồng tối xưa hơn nữa. Bọn cháu còn trẻ sử dụng được nhiều cái hiện đại, phương pháp làm việc thế này có phần luộm thuộm hơn”.
“Cháu không ngại chuyện đó”. – Victoria nói.
Vào trong kho Hội Thám hiểm nàng tìm bàn chải đánh răng, kem, phấn bột.
Tâm trí còn đang quay cuồng, nàng không biết phải liệu tính ra sao. Rõ ràng người ta nhầm lẫn tên nàng với người con gái khác là Venetia, nhà nhân chủng học sẽ tới đây gia nhập đoàn Thám hiểm. Victoria còn chưa biết nhà nhân chủng học là như thế nào nữa. Nếu ở đây có sấn từ điển nàng sẽ tra nghĩa nó như thế nào. Một tuần nữa cô nàng mới đến. Cũng được thôi, một tuần nữa – lúc đó xe đi về Bát Đa, Victoria được mang cái tên mới là Venetia Thingummy, và sẽ giữ nguyên vậy cho đến phút cuối. Nàng không ngại gì chuyện ngài Pauncefoot Jones bởi ông còn mập mờ lắm, nàng chỉ ngại ông Richard Baker, nàng không thích cái nhìn soi mói của ông, nàng chợt nhớ nếu không cảnh giác đề phòng ông có thể nhìn thấu cái vẻ giả dối của nàng. Cũng may nàng đã từng làm thư ký đánh máy ở viện khảo cổ London, học lóm được chút ít nghề nghiệp nên có thể giúp nàng qua khỏi lúc này. Điều cần nhất là đừng để sơ hở. Nhưng dù sao nếu nàng bị sơ hở thì cũng ít nghi ngờ hơn bởi vì đàn bà thường ăn nói lộn xộn.
Bây giờ có lẽ ở Hội Cành Ô Liu người ta sẽ thắc mắc chưng hửng không hiểu sao nàng vắng mặt mà không rõ lý do. Thật khó mà tìm ra dấu tích. Nếu không có xe của Richard chạy ra Mandali thì không biết nàng sẽ ra sao nữa. Có lẽ ai cũng tưởng Victoria đã cao chạy xa bay. Cũng có người cho là nàng đã chết. Bởi nàng lạc vào giữa sa mạc thì làm sao mà sống sót được.
Có điều nàng nàng không thể nào biết được là Edward sẽ nghĩ gì về chuyện xảy ra cho nàng. Không biết gã có hối hận khi đã ra lệnh cho nàng theo dõi hoạt động của Catherine. Rồi bây giờ bỗng đâu nàng trở về từ cõi chết, tóc nàng lại bạc trắng thay vì một màu nâu như thuở nào.
Nàng chợt nghĩ, không biết vì sao bọn chúng lại nhuộm tóc nàng. Rõ ràng, nàng thấy kỳ lạ làm sao khi chân tóc vừa nhú ra một màu đen. Giờ đây nàng đã trở thành một cô nàng nhuộm tóc bạch kim mặt mũi không phân son. Cũng chẳng sao, Victoria nghĩ bụng, dù sao ta vẫn còn sống đây, như vậy dại gì ta không tận hưởng ngay lúc này – ít ra cũng được một tuần. Thật thú vị biết mấy khi được tham gia vào đoàn Thám hiểm khảo cổ. Ước gì ta giữ được mãi như vậy và không bao giờ bị lộ tẩy.
Nàng sắm vai quả thật không phải dễ. Nào là phải tiếp xúc với quần chúng, sách báo, mô hình kiến trúc, sản phẩm đồ gốm. May thay sắm vai một người biết lắng nghe ý kiến cần phải có trình độ. Victoria thật tài tình khi lắng nghe một lúc hai người khách nói, nàng để ý và hiểu được cả tiếng địa phương, tiếng lóng một cách dễ dàng. Những lúc còn lại một mình nàng tranh thủ đọc thật nhiều, tại đây có cả một thư viện ngành khảo cổ. Victoria tiếp thu nhanh chóng mọi khía cạnh ngóc ngách vấn đề đang tìm hiểu. Buổi sáng nàng uống trà, phụ giúp ông Richard chụp ảnh hiện vật, lắp ráp các mảnh gốm. Nàng đảm trách việc theo dõi nhân công, động viên những người săn nhặt mảnh gốm cổ – thích thú nghe tiếng cười hát của bọn trẻ tải đất đổ thành đống. Nàng nắm vững từng thời kỳ, đo đạc mặt đất vừa khai quật xong, làm quen với toán công tác. Nàng sự nhất công việc khai quật mồ mả. Nàng đã đọc nhiều sách nhưng chưa thấy chỗ nào nhắc tới công việc của một nhà nhân chủng học “Nếu gặp phải đống xương hay mồ mả” – Victoria nói lầm bầm. “Chắc mình chết khiếp quá”.
Cho đến nay vẫn chưa thấy mồ mả nào cả, công tác khai quật đoạn tường cổ tiến hành chậm chạp. Victoria bắt đầu thấy say mê công việc này.
Đôi lúc ông Richard Baker nhìn nàng như muốn giễu cợt nhạo báng, tuy ông không nói ra ý định phê phán, bề ngoài lúc nào cũng tỏ vẻ thân thiện. Thấy nàng vui vẻ nhiệt tình ông rất vui.
“Từ Ăng-lê qua đây cô được nhìn thấy mọi thứ lạ mắt chứ? Nhớ lại lần đầu mới bắt tay vào việc tôi cũng hăng say lắm”.
“Đã lâu chưa?”
Ông cười.
“Cũng khá lâu. Mười lăm hay mười sáu năm gì đó”.
“Vậy là ông thuộc làu xứ sở này rồi”.
“Ồ, không chỉ có ở đây mà còn qua Syria – Iran nữa”.
“Hình như ông nói tiếng Ả Rập khá lắm phải không?”
Ông lắc đầu.
“Ồ đâu có – cũng đủ xã giao thôi. Theo ta được biết thì có một người Ăng-lê đã đạt đến trình độ như người Ả Rập”.
“Có phải ngài Lawrence?”
“Ta không cho là ngài Lawrence đạt trình độ như một người Ả Rập. Ta biết một nhân vật nhìn khó mà phân biệt được ông là người bản xứ, ông sinh ra trên đất nước này. Cha ông là ngài Lãnh sự bên Kashgar, Trung Quốc và những vùng xa lạ nữa. Từ nhỏ ngài nói được nhiều thứ tiếng địa phương, và ông còn nhớ tới bây giờ”.
“Bây giờ ngài ra sao?”
“Từ lúc thôi học đến nay ta không còn gặp lại nữa. Ta quen gọi tên ông là Fakir bởi ông có thể ngồi thiền nhập định. Bây giờ ông ở đâu và làm gì lâu nay ta cũng không rõ.
“Vậy là từ lúc thôi học đến nay không còn gặp nhau?”
“Nhưng thật là lạ lùng, mới mấy hôm đây ta gặp lại ông ở thành phố cảng Basrah, nhìn ông thấy xa lạ lắm”.
“Xa lạ lắm à”.
“Phải mà, đến nỗi ta không nhận ra nữa. Ông ăn mặc theo lối A Rập đội khăn trùm đầu mặc áo sọc, khoác thêm chiếc áo dã chiến. Trên ta giữ xâu chuỗi hổ phách mày mò coi bộ thành thạo lắm. Này nghe ta nói đây, ông đang sử dụng mật mã quân sự đây, đó là cách đánh tín hiệu Morse. Ông đang thảo một bức điện – gửi cho ta”.
“Điện báo tin thế nào?”
“Báo tên ta – đúng hơn là biệt hiểu của ta – rồi đến tên ông, rồi tín hiệu chờ đợi, có sự cố”.
“Có sự cố thật sao?”
“Có chứ. Ông đứng dậy nhìn ra ngoài cửa thấy có bóng một tay lái buôn âm thầm bước tới vừa rút súng ra. Ta gạt tay hắn – rồi Carmichael bỏ đi”.
“Carmichael à?”
Ông quay ngoắt đầu nhìn về phía nàng đang hỏi.
“Tên của hắn đó. Mà sao – cô biết hắn à?” – Victoria ngẫm nghĩ, nếu ta nói – “Hắn chết trên giường tôi” thì quá bất nhẫn. Cuối cùng nàng nói:
“Dạ biết,” – Nàng chậm rãi kể lại “nhưng hắn chết lâu rồi”.
“Chết từ lúc nào?” – Gã ngạc nhiên hỏi lại.
“Lúc còn ở Bát Đa. Hắn chết trong khách sạn Tio Hotel”. – Rồi nàng nhanh miệng kể tiếp. “Nhưng mà – không ai hay cả, người ta ém nhẹm chuyện đó rồi”.
Ông khe khẽ gật đầu.
“Ta biết. Thì ra sự việc như vậy đó. Còn cô” – Ông nhìn nàng “Làm sao cô biết chuyện đó?”
Ông nhìn nàng dò xét một hồi lâu.
Chợt Victoria hỏi lại.
“Lúc còn đi học ông có biệt hiệu là Lucifer, đúng không?”
Ông nhìn nàng, sững sờ.
“Lucifer à? Không phải. Tên ta là Owl – bởi ngày đó ta thường đeo kính trắng”.
“Vậy ông không biết ai tên Lucifer ở thành phố cảng Basrah không?”
Richard bỗng dâng reo lên.
“Lucifer, con của Sao mai – Thiên thần bị giáng xuống trần gian”.
Ông lại nói “Hay là cây nến cũ kỹ. Nó chỉ có công dụng ta nhớ mà, không được ra ngoài gió”.
Nghe ông kể mà mắt không rời nàng, Victoria nhíu mày lơ đãng nhìn nơi khác.
“Ông hãy kể cho tôi nghe” – Nàng nói ngay – “mọi chuvện ở Basrah”.
“Ta đã nói rồi”.
“Chưa, ông chưa nói gì cả. Ý tôi những nói là lúc đó ông đang ở đâu?”
“Ồ, ta nhớ lại rồi, lúc đó ta ở bên trong phòng khách Lãnh sự quán. Ta đang chờ Ngài Lãnh sự Clayton”.
“Ngoài người lái buôn, anh chàng Camichael, thì có còn ai nữa không?”
“Còn một cặp vợ chồng; một ông người Pháp hay Syrie, da ngăm đen, dáng gầy, với một ông lão – hình như là người Iran”.
“Ông nói tên nhà buôn rút súng ra ông chặn lại được và lúc đó Carmichael bỏ ra ngoài – nghĩa là thế nào?”
“Hắn bước ra hướng về phía văn phòng Lãnh sự ở cuối dãy hành lang bên kia ăn thông ra khu vườn”.
Nàng chặn ngang.
“Vậy là tôi đã biết rõ những chuyện gì đã xảy ra, ngay khi ông vừa đi khỏi”.
“Ngay khi đó, phải không?” – Ông lại nhìn nàng Victoria phớt lờ. Nàng đã nhìn thấy lối đi dài theo hành lang bên trong Lãnh sự quán ở đàng kia, nhìn ra khu vườn rợp bóng mát dưới ánh nắng.
“Như ta nói ban nãy, Carmichael đã bỏ đi ra hướng đó. Một lúc sau hắn đi vòng qua rồi vụt ra ngoài đường phố. Ta chỉ còn thấy hắn lần đó nữa thôi”.
“Còn lão lái buôn?”
Richard nhún vai.
“Ta nghe lão kể đủ thứ chuyện nào là gặp bọn côn đồ trấn lột, đêm hôm trước gã còn bịa chuyện lão nhận dạng được tên côn đồ người Ả Rập đang có mặt ở Lãnh sự quán. Sau đó ta không nghe gì nữa, ta còn phải qua Koweït.
“Bữa đó còn ai ở lại Lãnh sự quán nữa không?” – Victoria hỏi.
“Có một ông khách tên Crosbie – chủ hãng dầu khí, ngoài ra không một ai khác. Ồ, ta nhớ có thêm một người từ Bát Đa đến, nhưng ta không gặp được ông ấy, gã tên gì ta quên ta mất rồi”.
“Crosbie”, – Victoria nghĩ trong đầu. Nàng nhớ lại Đại úy Crosbie dáng người thấp đậm, mỗi khi nói hay ngắt từng tiếng. Một người rất đỗi bình thường biết sao nói vậy. Ngay cái đêm Carmichael đến khách sạn Tio thì Crosbie đã trở lại Bát Đa. Có lẽ nào vừa nhìn thấy Crosbie ở cuối dãy hành lang thấp thoáng dưới ánh nắng, Carmichael vội quay qua bỏ chạy thẳng ra ngoài đường phố thay vì hắn định trở vào Lãnh sự quán”.
Nàng ngẫm nghĩ mãi về chuyện đó. Nàng mặc cảm là mình có tội, vừa ngước nhìn thoáng thấy ánh mắt soi mói Richard Baker đang nhìn theo nàng.
“Cô cần biết rõ mấy chuyện đó hay sao?” – Ông hỏi lại.
“Tôi rất muốn biết”.
“Cô còn thắc mắc gì nữa không?”
Victoria hỏi ngay.
“Ông có biết ai tên Lefarge?”
“Không nhưng người đó là nam hay nữ?”
“Tôi không rõ”.
Nàng lưỡng lự mãi trước cái tên Crosbie. “Có thể nào Lucifer là Crosbie?”
° ° °
Nhớ lại buổi tối đó, trước lúc đi ngủ Victoria chào hai ông khách, Richard mới nói với ngài Pauncefoot “Để xem có nên đọc lại cái thư Imerson gởi qua không. Ta cũng muốn biết xem ông đã nói gì về cô nàng”.
“Được thôi, ông bạn mình, chỉ toàn là những lời nói dối, tôi có ghi chú thêm ở mặt sau. Ông ca ngợi hết mình về Veronica, tôi nhớ không sai rằng cô nàng cực kỳ thông minh. Tôi thấy cô nàng dễ thương – thật dễ thương. Mất hết cả hành lý chẳng kêu ca một tiếng. Như mấy người khác qua bữa sau là về lại Bát Đa mua sắm thứ khác. Tôi phải khen cô nàng biết chịu khó. Không biết vì sao cô nàng để mất hết hành lý?”
“Gặp bọn côn đồ tiêm thuốc mê rồi bắt cóc giam trong nhà dân” – Richard điềm nhiên đáp.
“Trời ơi, phải đấy, ông nói tôi mới nhớ, chưa chắc gì như vậy đâu. Ông còn nhớ nàng Elizabeth Canning chứ. Cô ấy đi đâu hai tuần rồi trở về nói là bị mất tích. Ta thấy chứng cớ quá mẫu thuẫn về mấy tên gypsy. Hơn nữa cô nàng chân thật nên không thể có đàn ông dính dáng vào vụ này. Giờ ta nhắc đến cho bé Victoria – ờ Veronica – tôi không thể nào nhớ cho đúng tên – ta thấy con bé này có một điểm lạ. Có thể trong vụ con bé này thì có đàn ông dính vào”.
“Trông nó xinh đẹp hơn nếu đừng có nhuộm tóc”. – Richard lạnh lùng nói.
“Nó nhuộm tóc à? Quả thật, làm sao ông rành được mấy chuyện đó?”
“Tôi coi trong thư Emerson gửi, thưa ngài”.
“Thảo nào – thảo nào – không biết tôi bỏ quên ở đâu. Ông tìm giúp thử xem – tôi không thể nào tìm được. Tôi có ghi chú mặt sau – thêm dấu hiệu vẽ phác cuộn dây kẽm gai nữa”.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.