Émile Hay Là Về Giáo Dục

Chú thích



[1] Các trích dẫn trong bài này, trừ khi được chú thích riêng, đều từ bản dịch Émile hay là về giáo dục của Lê Hồng Sâm và Trần Quốc Dương.

[2] L.Kant: Trả lời câu hỏi: Khai minh là gì? (1784): “Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do chính mình tự chuốc lấy/…; Ausgewàhte kleine Schnften, Meiner Verlag 1999, tr.20.

[3] L.Kant. Toàn tập (Sămtliche Werke), tập 8, Kant nói vẽ Sư phạm học (K.Vorlãnder ấn hành), tr.193.

[4] Sđd, tr.195.

[5] J.J.R ouseau: Confessions, bản tiếng Anh của J. M. Co hen, New York, Pengrain, 1953, tr129-30

[6] Dẫn theo Jôrg Ruhloff, Problematising Critique in Pedagogy, 1998, tr.97.

[7] Dẫn theo Ruhloff, 1998, tr.98.

[8] Quan niệm này đã ảnh hưởng mạnh đến Mang Montessori (1870-1952), nhà cảicách giáo dục cự phách của nước Ý hiện đại. Bà nhìn học sinh như những “bào thai tri thức/”, những “kỳ quan cuộc sống/” mà người thầy có trách nhiệm vun bởi: Người thầy giáo sẽ phải học cách giữ im lặng thay vì nói; phải quan sát thay vì hướng dẫn, và phải khoác lên mình tấm áo choàng của sự khiêm nhường và say mê thay vì vẻ kiêu ngạo của một con người không bao giờ phạm sai lầm”. “Khác với loài vật con người không được “lập trình sẵn” với bất kỳ sự phát triển có phối hợp nào cả, nên con người phải tự học một thứ: Không có mục tiêu nào được đặt ra cho con người, trái lại, con người phải tìm kiếm mục tiêu cho mình”.

Ta cũng có thể tìm thấy ảnh hưởng tương tự nơi John Dewey (1859-195Z) với mô hình “trường học Dewey” nổi tiếng của ông. (Xem: J. Dewey: Dân chủ và giáo dục. Bản dịch của Phạm Anh Tuấn, NXB Tri thức, 2008).

[9] Cuộc thảo luận cũng đã và đang diễn ra rất sôi nổi chung quanh Quyển năm của tác phẩm về vấn đề giáo dục giới tính và giáo dục nữ học sinh (qua nhân vật Sophie, người vợ tương lai của Émile). Mấy vấn đề nổi bật:

-Sự bình đẳng nam nữ có đồng nghĩa với việc xem nam nữ là hoàn toàn giống nhau? (Phụ nữ càng giống nam giới thì càng ít có ảnh hưởng lên nam giới, rốt cuộc nam giới vẫn giữ vị trí chế ngự?)

-“Bản tính tự nhiên” là như thế nào trong quan hệ với hai giới tính? Đâu là các hệ quả của việc xem nhẹ các sự khác biệt giữa hai “bản tính tự nhiên”, nếu có? Và có sự dị biệt trong việc giáo dục đối với hai giới tính?

-Vai trò của đời sống tình dục trong gia đình hạt nhân? Và nói chung, tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình hạt nhân trong xã hội hiện đại?

Các luận cứ của Rousseau trong Quyển năm đã kích thích sự ra đời những phản luận cứ của phong trào nữ quyền hiện đại, bắt đầu từ Mary Wollstonscraft.

[10] Quyển Émile hay là về giáo dục cũng đã được Carl Bessai dựng thành phim.

[11] John Locke ( 1632-1704), triết gia người Anh, đã viết những tác phẩm về trí năng của con người(1690), về sự giáo dục trẻ em (1693).

Những chú thích có kèm dấu * là của người dịch.

[12] Sự giáo dục đầu tiên là quan trọng hơn cả, và sự giáo dục đầu tiên này rõ ràng thuộc về những người phụ nữ-nếu Đấng Tạo tác ra tự nhiên muốn sự giáo dục ấy thuộc về đàn ông, thì Người đã cho họ sữa để nuôi con. Vậy các vị hãy luôn ưu tiên nói với phụ nữ trong các khái luận về giáo dục của các vị; bởi, ngoài việc họ có thể coi sóc việc này sát hơn đàn ông, và luôn có ảnh hưởng nhiều thêm, thì kết quả cũng được họ quan tâm hơn rất nhiều, bởi đa số các quả phụ hầu như chịu sự chi phối định đoạt của con cái, và khi đó con cái khiến họ cảm nhận rất rõ, hoặc tốt hoặc xấu, hiệu quả của cách thức họ từng giáo dưỡng con. Các đạo luật, luôn quan tâm rất nhiều đến tài sản và rất ít đến con người, bởi mục tiêu của luật là sự an bình chứ không phải đức hạnh, không cho các bà mẹ đủ uy quyền. Tuy nhiên địa vị của họ chắc chắn hơn địa vị những người cha, bổn phận của họ nặng nhọc hơn; sự chăm sóc của họ cần hơn cho trật tự tốt lành của gia đình; thường họ gắn bó hơn với con cái. Có những trường hợp một đứa con trai thiếu tôn trọng cha có thể phần nào được miễn thứ; nhưng nếu, trong bất cứ trường hợp nào, một đứa trẻ khá bất hiếu đến mức thiếu tôn trọng mẹ, người đã mang nó trong bụng, đã nuôi nó bằng sữa của mình, nhiều năm ròng đã quên đi bản thân để chỉ chăm lo cho nó, thì người ta phải bóp chết ngay kẻ khốn nạn ấy như một quái vật không xứng đáng được ra đời. Người ta thường bảo rằng các bà mẹ nuông chiều con. Chắc hẳn trong việc này họ sai, nhưng có lẽ ít sai hơn các vị là người làm hư hỏng con. Người mẹ muốn con mình hạnh phúc, muốn nó được hạnh phúc ngay từ bây giờ. Trong việc này bà đúng: Nếu bà lầm lẫn về cách thức, cần phải chỉ vẽ cho bà. Tham vọng, sự keo kiệt, sự chuyên chế, sự lo xa giả tạo của những người cha, sự hững hờ sao nhãng, sự vô cảm tàn nhẫn của họ có hại cho con trẻ gấp trăm lần tình yêu thương mù quáng của các bà mẹ. Và chăng, cần giải thích cái nghĩa mà tôi đem lại cho danh từ mẹ, và đó là điều sẽ được tiến hành sau đây.

[13] Bề ngoài giống như họ, song không có được ngôn ngữ cũng như những ý tưởng do ngôn ngữ biểu đạt, anh ta sẽ không làm cho họ hiểu anh ta có nhu cầu được họ giúp đỡ, và chẳng có gì ở anh ta bộc lộ với họ nhu cầu ấy.

[14] Bởi thế chiến giữa các nền cộng hòa tàn ác hơn chiến tranh giữa các nền quân chủ. Nhưng, nếu như cuộc chiến của các nhà vua ôn hòa hơn, thì nền hòa bình của họ mới khủng khiếp: Là kẻ thù của họ thì hơn là làm bầy tôi của họ.

[15] Một thành phố của Hy Lạp, thời cổ đại còn có tên Lacédesmonie, nổi tiếng vì sự giáo dục khắc khổ mang tính quân sự. Danh từ riêng Spartiate, chỉ người dân thành Sparte, đã trở thành tính từ nói lên tính chất cương nghị và nghiêm khắc.

[16] Resgulus là một vị tướng và quan chấp chính của La Mã. Sau nhiều chiến thắng, năm 255 trước CN, ông bị Carthage bắt làm tù binh. Năm 250 trước CN, Carthage cử ông về La Mã để thương lượng việc trao đổi tù binh, nhưng do khuyên được Viện nguyên lão La Mã không chấp thuận các điều kiện của Carthage, khi trở về Carthage, ông bị xử tội chết bằng cực hình.

[17] Nhà hùng biện và chính khách người Athènes ( thế kỷ 4 trước CN), học trò của Platon, từng quản lý thành công nền tài chính của Athènes và cấp chi phí xây dựng nhiều công trình.

[18] Ở nhiều trường, và đặc biệt là trường Đại học Tổng hợp Paris, có những giáo sư mà tôi yêu mến, mà tôi hết sức quý trọng, và tôi tin là rất có khả năng dạy dỗ thanh niên, nếu họ không buộc phải làm theo tập quán đã được xác lập. Tôi đang động viên một trong các vị giáo sư này công bố kế hoạch cải cách mà ông đã nghĩ ra. Có thể người ta sẽ muốn chữa bệnh khi thấy bệnh chẳng phải là không có thuốc chữa.

[19]* Tiếng Latin, lời của Métrodore, triết gia Hy Lạp (330 trước CN-227 trước CN), được viện dẫn bởi Cicéron, chính khách và nhà hùng biện Latin (106 trước CN-43 trước CN): Vận mệnh rủi may, ta đã vượt lên trước ngươi, và đã giam ngươi lại: Ta đã đóng kín mọi nẻo đường mà ngươi có thể luồn lách đến nơi ta.

[20]* Tiếng Latin trong nguyên bản: Bà đỡ giúp ra đời, vú em nuôi dưỡng, người giáo dục đào tạo, ông thầy dạy bảo. (Varron là nhà bác học, một trong những nhà bách khoa đầu tiên của La Mã (116 trước CN-27 trước CN).

[21]* Trích dẫn Buffon, nhà vạn vật học người Pháp (1707-1788).

[22]* Tétière: dải vải giữ cho đầu đứa trẻ nằm nghiêng, để trẻ khỏi bị ngạt do trớ.

[23] Tôi luôn thấy sự liên minh của phụ nữ và các thầy thuốc là một trong những điều kỳ cục tức cười nhất của Paris. Chính nhờ phụ nữ mà các thầy thuốc có được danh tiếng, và chính nhờ thầy thuốc mà phụ nữ được làm theo ý mình. Từ đó ta ngờ rằng một thầy thuốc Paris cần có kiểu khôn khéo như thế nào để thành nổi tiếng.

[24] Nữ thần biển Hy Lạp, lấy nhà vua Pélée là người trần thế và sinh ra Achille.

[25] Khi người ta đọc thấy Plutarque viết rằng quan tư pháp Caton, người cai trị thành Rome với bao thành tích, tự mình dạy dỗ con trai từ khi còn trong nôi, cẩn thận đến mức bỏ hết mọi việc để có mặt khi người nuôi dưỡng, tức là người mẹ, chuyển dịch và tắm rửa cho đứa bé; khi ta đọc thấy Suétone viết rằng Auguste, chúa tể thế giới mà ông đã chinh phục và tự mình cai quản, đích thân dạy các cháu viết, bơi lội, các nguyên lý khoa học, và luôn luôn có các cháu ở quanh mình, ta không thể không cười những kẻ tầm thường thời ấy, họ tiêu khiển bằng những trò ngớ ngẩn như vậy; chắc hẳn do đầu óc quá thiển cận nên không làm được những đại sự của các vị nhân thời chúng ta.

[26]* Gouverneur: Người dạy dỗ, chỉ đạo, xưa thường được dịch là sư phó.

[27] Xứ sở thuộc Châu Phi.

[28] Miền Bắc Âu thuộc Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và một phần của nước Nga.

[29] Thuộc Bắc Âu.

[30] Bộ lạc gốc Mông Cổ, sống ở đài nguyên lạnh giá miền Bắc Sibérie.

[31] Xứ sở thuộc Châu Phi.

[32] Đây là một thí dụ trích từ báo chí Anh, mà tôi không thể không thuật lại, bởi nó gợi lên nhiều suy nghĩ liên quan đến vấn đề của tôi.

“ Một người tên là Patrice Oneil, sinh năm 1647, vừa kết hôn lần thứ bảy vào năm 1760. Ông từng phục vụ trong đội long kỵ binh vào năm thứ mười bảy triều vua Charles II, và trong nhiều binh đoàn cho đến năm 1740, thì được nghỉ. Ông đã tham gia tất cả các chiến dịch của vua Guillaume và của công tước De Marborough. Người đàn ông này xưa nay chỉ uống bia loại bình thường; bao giờ ông cũng dùng rau củ và chỉ ăn thịt trong vài bữa mời gia đình. Lệ thường của ông xưa nay là thức dậy và đi ngủ cùng với Mặt trời, trừ phi nghĩa vụ không cho ông làm vậy. Giờ đây ông đang ở tuổi một trăm mười ba, nghe rõ, khỏe mạnh, đi không cần chống gậy. Mặc dù tuổi cao, ông không ngồi rỗi lúc nào, và Chủ nhật nào ông cũng đến nhà thờ xứ, có các con, các cháu, chắt, đi cùng.”

[33] Phụ nữ ăn bánh mỳ, rau, các thức ăn từ sữa: mèo cái và chó cái cũng ăn những thứ ấy; ngay cả sói cái cũng ăn cỏ. Đó là những tinh túy thực vật đối với sữa. Còn phải xem xét sữa của những loài tuyệt đối chỉ ăn được thịt, nếu như có những loài như vậy: Tôi nghi ngờ điều này.

[34] Dù các dịch nuôi dưỡng chúng ta là chất nước, song chúng phải được chiết ép từ thức ăn đặc. Một người đang lao động mà chỉ ăn nước canh sẽ suy yếu nhanh chóng. Nếu ăn sữa, người ấy sẽ chịu đựng được tốt hơn, vì sữa đông lại.

[35] Những ai muốn tranh luận thêm về điều lợi và bất lợi của chế độ ăn chay có thể xem các khái luận do bác sĩ Cocchi và bác sĩ Bianchi, đối thủ của ông, viết về đề tài quan trọng này.

[36] “Ở các thành phố người ta làm trẻ em ngạt thở Vì cứ giữ chúng trong nhà và mặc nhiều quần áo. Những người dạy dỗ chúng cần phải biết rằng không khí lạnh chẳng hề làm hại trẻ mà khiến chúng khỏe mạnh hơn, còn không khí nóng làm chúng yếu đi, khiến chúng sốt và giết chúng.

[37] Tôi nói nôi, để sử dụng một từ thường dùng, vì không có từ khác, song tôi tin rằng không bao giờ cần đu đưa nôi cho trẻ, và tập quán này nhiều khi có hại cho chúng.

[38] Người Pérou xưa để các cánh tay của trẻ được tự do trong một chiếc tã rất rộng; khi bỏ tã, họ đặt chúng thoải mái trong một cái hố đào dưới đất và có lót vải vóc, họ cho trẻ xuống đó đến nửa người; như vậy, cánh tay chúng tự do, và chúng có thể cử động đầu và uốn mình tùy thích, không ngã và không bị thương. Khi chúng có thể bước được một bước, họ đưa bầu vú cho chúng từ chỗ hơi xa một chút, như cái mồi để buộc chúng phải bước đi. Các chú bé da đen đôi khi còn bú ở tư thế nhọc nhằn hơn nhiều: Chúng dùng đầu gối và bàn chân ôm lấy một bên hông mẹ, và chúng quặp chặt đến mức có thể bám vào đấy không cần những cánh tay người mẹ trợ giúp. Chúng dùng hai bàn tay víu lấy bầu vú, và bú liên tục không phiền hà không ngã, bất kể những động tác khác nhau của người mẹ trong khi ấy vẫn làm công việc bình thường. Từ tháng thứ hai những đứa trẻ này bắt đầu đi, hay nói đúng hơn là bò lết trên đầu gối và bàn tay. Việc luyện tập đó khiến chúng về sau dễ dàng chạy trong tư thế ấy nhanh gần bằng chạy trên hai bàn chân. “( Lịch sử tự nhiên, tập IV, tr. 192).

Ông De Buffon có thể bổ sung vào các thí dụ trên trường hợp của nước Anh, tại đây tập quán vô lý và man rợ dùng tã nịt ngày càng được phế bỏ. Xin đọc thêm Du lịch ở Xiêm la của La Loubère; Du lịch ở Canada của ngài Le Beau v.v..Tôi có thể viện dẫn đầy hai mươi trang, nếu cần phải khẳng định điều trên bằng các sự kiện có thực.

[39] Biệt danh của nữ thần Hy Lạp Athéna, hãy nữ thần La Mã Minerve.

[40] Trong mọi giác quan thì khứu giác là giác quan phát triển chậm nhất ở trẻ em: Cho đến hai hoặc ba tuổi dường như trẻ không cảm nhận được các mùi dễ chịu và khó chịu; về phương diện này trẻ có sự thờ ơ hoặc đúng hơn là sự vô cảm mà ta thường thấy ở nhiều động vật.

[41] Hermann Boerhaave (1688-1738) nhà y học và hóa học danh tiếng người Hà Lan

[42] Chuyện này không phải không có ngoại lệ; và nhiều khi những đứa trẻ thoạt tiên nói khó nghe nhất thì về sau khi bắt đầu cát cao tiếng lại thành ồn ào ấm ĩ nhất. Nhưng nếu phải đi vào tất cả những điều tỉ mỉ này, thì tôi sẽ nói mãi không hết được; bất kỳ độc giả nào biết lẽ phải ắt đều thấy rằng thái quá và bất cập, từ cùng một thói xấu mà ra, đều sửa chữa được bằng phương pháp của tôi. Tôi coi hai phương châm sau đây là không thể tách rời: Luôn luôn đủ, và không bao giờ thừa. Phương châm thứ nhất được xác lập vững vàng, thì phương châm sau tất nhiên từ đó mà ra.

[43]* Trích dẫn nhà thơ Latin Ovide (43 trước CN-17 trước CN): Nó sống, mà không ý thức được sự sống của chính mình

[44] Sử gia Latin (cuối thế kỷ trước CN-đấu thế kỷ 1).

[45] Không gì nực cười và kém vững vàng hơn dáng đi của những người mà hồi bé bị người ta dắt quá nhiều bằng dải buộc: Đây lại là một trong những nhận xét phàm tục Vì chúng quá đúng, và đúng theo nhiều nghĩa.

[46] Xin hiểu là ở đây tôi nói đến những con người biết suy nghĩ chứ không phải đến mọi con người.

[47]* Chính khách nổi tiếng người Athènes (525 trước CN-460 trước CN).

[48] Thémistocle nói với bạn bè rằng: Thằng bé mà các bạn đang nhìn thấy đây, là chủ tể của Hy Lạp; vì nó chỉ huy mẹ nó, mẹ nó chỉ huy tôi, tôi chỉ huy người Athènes, còn người Athènes chỉ huy dân Hy Lạp. Ôi! Nhiều khi người ta tìm thấy những chỉ huy xiết bao bé nhỏ của những đế chế lớn lao nhất, nếu từ ông hoàng người ta đi xuống dần từng bậc cho đến bàn tay đầu tiên ngấm ngầm khởi động.

[49] Trong tác phẩm Các nguyên lý của quyền chính trị, tôi đã chứng minh rằng không một ý muốn riêng nào của cá nhân có thể được sắp đặt theo quy tắc trong hệ thống xã hội.

[50] Thomas Hobbes (1588679): Triết gia người Anh đề xuất thuyết liên hợp giữa tri giác và nhận thức. Kinh nghiệm luận của ông được bổ sung bằng thuyết lợi ích tinh thần và đi tới một triết lý chính trị mà điểm mới mẻ là kết hợp khái niệm khế ước xã hội với khái niệm quyền lực tuyệt đối.

[51] Ta phải cảm nhận rằng, giống như nỗi khổ thường là một tất yếu, niềm vui đôi khi là một nhu cầu. Vậy chỉ có một mong muốn của trẻ mà ta không bao giờ được chiều theo: Đó là mong muốn được tuân phục. Từ đó mà suy ra rằng trong mọi điều chúng yêu cầu, cần đặc biệt chú ý đến lý do khiến chúng yêu cầu. Hãy cho trẻ, nhiều đến chừng nào có thấy tất cả những gì đem lại được cho chúng niềm vui thực sự, luôn từ chối những gì chúng chỉ yêu cầu do ý ngông hay để ra oai.

[52]* xem chú thích 11.

[53]* Đơn vị đó chiều dài, bằng 0m3248.

[54]* Sagesse.

[55] Ta phải tin chắc rằng đứa trẻ sẽ coi là tính khí bất thường bất kỳ ý muốn nào ngược lại ý muốn của nó, mà nó không cảm nhận được lý do. Mà đứa trẻ chẳng cảm thấy lý do gì hết trong mọi điều va chạm với ý ngông của nó.

[56] Không bao giờ được để cho một đứa trẻ đối xử với người lớn như với kẻ dưới nó, ngay cả như với người ngang hàng nó. Nếu nó dám đánh thật sự người nào đó dù là đầy tớ của nó, dù là gã đao phủ, xin hãy làm thế nào để bao giờ người ta cũng trả lại nó gấp bội những miếng đòn của nó, sao cho nó mất hẳn ý muốn làm lại chuyện này. Tôi đã thấy những cô dạy trẻ dại dột khuyến khích sự ương bướng của một đứa trẻ, kích thích nó đánh đập, tự để nó đánh mình, và cười Vì những miếng đòn yếu ớt của nó, không nghĩ rằng đó là chừng ấy sự giết người trong ý định của thằng bé điên khùng, và kẻ nào muốn đánh đập khi còn non nớt thì khi lớn sẽ muốn giết người.

[57] Chính vì thế mà phần lớn trẻ em muốn có lại những gì chúng đã cho, và khóc lóc khi người ta không muốn trả lại chúng. Chuyện này không xảy ra với chúng nữa khi chúng đã quan niệm rõ thế nào là trao tặng; chỉ có điều bấy giờ chúng thận trọng hơn khi cho.

[58]*Vasco Núnez de Balboa, nhà thám hiểm Tây Ban Nha, người đầu tiên đi tới Thái Bình Dương, năm 1513.

 

[59] Vả chăng, khi bổn phận giữ lời hứa không được củng cố trong trí óc đứa trẻ bằng sức nặng của tính hữu ích, thì ý thức nội tâm, bắt đầu ló ra, sẽ áp đặt bổn phận ấy cho đứa trẻ như một đạo luật của lương tâm, như một nguyên lý thiên bẩm chỉ đợi những tri thức thích dụng với nó để mà phát triển. Nét đặc sắc đầu tiên này không hề do bàn tay con người ghi dấu, mà được khắc vào lòng ta do Đấng tạo tác mọi lẽ công bình. Tước đi luật lệ nguyên sơ của các giao ước và nghĩa vụ do luật ấy áp đặt, thì mọi sự đều hão huyền và hư không trong xã hội loài người. Kẻ nào chỉ dính líu với lời hứa Vì lợi lộc thì chẳng ràng buộc hơn là mấy so với giá như y không hứa gì hết; hoặc cùng lắm thì quyền vi phạm lời hứa sẽ giống như thế hơn trong chơi cầu vợt (bisque: Thế hơn 15 điểm trong trò chơi cầu vợt) chỉ trì hoãn việc giành ưu thắng để đợi thời điểm giành ưu thắng với nhiều cái lợi hơn. Nguyên lý này quan trọng tột bực, và đáng được đào sâu; vì chính ở đây con người bắt đầu tự mâu thuẫn với bản thân.

[60] Thí dụ như, khi bị buộc tội Vì một hành vi xấu, kẻ phạm tội chối cãi điều đó bằng cách bảo rằng mình là người lương thiện. Lúc đó y nói dối thực sự và nói dối đương nhiên.

[61] Không gì hớ hênh thô lỗ hơn một câu hỏi như vậy, nhất là khi đứa trẻ có lỗi: Lúc đó nếu nó cho rằng các vị biết điều nó đã làm, nó sẽ coi là các vị giương cho nó một cái bẫy, và ý này thế nào cũng khiến nó khó chịu với các vị. Nếu nó cho là các vị không biết, nó sẽ tự nhủ: Tại sao mình lại hở ra lỗi của mình chứ? Và thế là cám dỗ đầu tiên của sự nói dối đã thành kết quả của câu hỏi khinh xuất nơi các vị.

[62]* Đồng 20 francs.

[63] Mọi người cần hiểu rằng tôi không giải đáp các câu hỏi của nó khi nó thích, mà khi tôi thích; nếu không sẽ là khiến mình phải phục tùng ý muốn của nó, và đặt mình vào tình trạng lệ thuộc nguy hiểm nhất mà một thầy giáo có thể lâm vào, đối với học trò mình.

[64] Quy tắc không bao giờ làm hại người: Khác bao hàm quy tắc dính líu với xã hội loài người ít hết mức có thể, vì, trong tình trạng xã hội, điều lợi của người này tất nhiên gây hại cho người kia. Quan hệ ấy ở trong bản chất của sự vật, và không gì có thể thay đổi nó. Xin hãy tìm trên nguyên tắc này ai là người tốt hơn, con người xã hội hay con người cô độc. Một tác giả danh tiếng nói rằng chỉ có kẻ ác mới đơn độc; tôi thì tôi bảo rằng chỉ có người tốt mới đơn độc. Nếu mệnh đề này ít tính châm ngôn hơn, thì nó lại thật hơn và có lý lẽ hơn mệnh đề trước. Nếu kẻ ác đơn độc y sẽ gây điều hại gì? Chính trong xã hội y mới bày đặt nên các âm mưu của yêu để làm hại người khác. Nếu người ta muốn vặn lại lập luận đó đối với người tốt thì tôi trả lời bằng bài viết có chú thích này.

[65]* Chính khách, người La Mã ( 93 trước CN-46 trước CN).

[66]* Một vị tướng và chính khách người La Mã (138 trước CN-78 trước CN).

[67] Theo các nhà nghiên cứu, có lẽ J.J.Rousseau muốn nói đến triết gia Pháp Étienne Bonnot de Condil1ac (1715-1780).

[68] Trong khi viết, tôi đã nghĩ hàng trăm lần rằng, trong một tác phẩm dài, không thể bao giờ cũng cho cùng những từ ấy có cùng những nghĩa ấy. Không hề có một ngôn ngữ nào đủ phong phú để các ý tưởng của chúng ta có thể có bao nhiêu biến hóa thì cung cấp chừng ấy từ ngữ, chừng ấy cách nói và chừng ấy câu. Phương pháp định nghĩa mọi từ ngữ, và không ngừng đem định nghĩa thay thế cho điều được định nghĩa, là phương pháp hay, nhưng bất khả thi; vì làm sao tránh được sự vòng quanh? Các định nghĩa có thể tốt nếu người ta không dung từ ngữ để tạo nên chúng. Mặc dù vậy, tôi vẫn tin tưởng rằng ta có thể rõ rang sáng tỏ ngay trong tình trạng nghèo nàn của ngôn ngữ chúng ta, không phải bằng cách bao giờ cũng cho cùng những từ ấy có cùng những ý nghĩa ấy, mà làm thế nào để người ta dùng mỗi từ bao nhiêu lần thì ý nghĩa mà người ta cho từ ấy đều được xác định đầy đủ do những ý tưởng liên quan đến nó, và mỗi câu mà từ ấy ở bên trong có thể nói là được dùng làm định nghĩa cho nó. Khi thì tôi bảo rằng trẻ em không có năng lực suy luận. Khi thì tôi lại cho chúng suy luận khá tinh tế. Tôi không nghĩ rằng như vậy là tự mâu thuẫn trong các ý tưởng của mình, nhưng tôi không thể phủ nhận rằng tôi thường hay tự mâu thuẫn trong cách phát biểu.

[69] Một thị trấn của hạt Seine-saint Denis, nằm trên kênh Saint-denis, phía Bắc Paris, cách Paris khoảng 10 cây số.

[70] Xem truyện Quinte-curce (quyển III, chương vị). Câu chuyện này Montaigne cũng từng kể lại. “Do một bức thư của Parménion, Alexandre được báo cho biết rằng Philippe, thầy thuốc thân tín nhất của ông, bị Darius mua chuộc để đầu độc ông: Ông đưa bức thư đó cho Philippe đọc, đồng thời ông uống bát thuốc mà Phlippe đã đưa cho ông”.

[71] Phần lớn các nhà thông thái đều thông thái theo kiểu trẻ em. Sự uyên bác là do vô số hình ảnh nhiều hơn là do vô số ý niệm. Các niên hiệu, các danh từ riêng, các địa điểm, tất cả những sự vật cô lập hoặc bị tước đi ý niệm, chỉ lưu giữ duy nhất nhờ trí nhớ về ký hiệu, và hiếm khi người ta nhớ lại một điều gì trong các sự vật đó mà không đồng thời nhìn thấy mặt phải hay mặt trái của trang giấy trên đó ta đã đọc điều này, hoặc thấy hình ảnh trong đó ta nhìn thấy điều này lần đầu. Khoa học hợp thời thượng của các thế kỷ gần đây từa tựa như vậy. Khoa học của thế kỷ chúng ta lại khác: Người ta không học nữa, người ta không quan sát nữa, người ta mơ màng. Người ta mơ, và người ta trịnh trọng coi những giấc mơ của vài đêm ngủ không yên là triết học. Người ta sẽ bảo là tôi cũng mơ, tôi đồng ý như vậy: Nhưng điều người khác không hề có ý muốn làm, là tôi đảm nhận những giấc mơ của mình là giấc mơ, dành cho độc giả tìm xem liệu chúng có điều gì hữu ích cho những người tỉnh thức hay không.

[72] Đó là bài thứ nhì, chứ không phải bài đầu tiên, như ông Formey đã nhận xét rất đúng.

[73] Tức là tìm thấy lại sự chất phác kiểu Socrate, triết gia Hy Lạp (470 trước CN-399 trước CN).

[74] Bài 1: Quạ và cáo. Bài 2: Ve và kiến. Bài 3: Bò cái, dê cái và cừu cái sông cùng sư tử. Bài 4: Su tử và mòng. Bài 5: Chó sói và chó nhà.

[75] Trích dẫn Quintilien, nhà hùng biện Latin (30-100): Trước hết sẽ phải giữ gìn sao cho đứa trẻ, trong lúc còn chưa có thể ham thích việc học, đừng thay sự học hành là khả ố và sao cho niềm oán ghét ấy một khi đã bộc lộ, đừng khiến trẻ xa lánh việc học, khi thời kỳ nó còn dốt nát đã qua đi.

[76] Ngài De Pơurceaugnac (1669), hài kịch của Molière. Nhà quý tộc tỉnh lẻ De Pourceaugnac đến Paris để cưới cô gái Julie. Anh chàng người yêu của Julie bày đặt nhiều trò khiến Pourceaugnac lâm vào một loạt tình thế oái oăm và hài hước, biến thời gian ở Paris của ông ta thành một cơn ác mộng, cuối cùng ông rời Paris, chán ghét kinh thành và việc hôn nhân.

Ở đây Rousseau muốn nói đến cảnh III trong hồi thứ nhất của vở kịch, khi nhân vật Sbrigani, từ sáng đã theo dõi ông De Pourceaugnac, đến gặp ông ta, vờ đứng về phía ông ta chống lại những gã lêu lổng đang nhạo báng trang phục quê mùa của nhà quý tộc tình lẻ, từ đó chiếm được lòng tin và lôi kéo ông ta vào một loạt những trò lừa phỉnh tức cười.

[77] Ở trường hợp như thế này, người ta có thể đòi một đứa trẻ phải nói sự thật mà không hề hấn gì, vì khi ấy nó biết rõ là không thể thay hình đổi dạng sự thật, và nếu nó dám nói một điều dối trá, thì nó sẽ lập túc bị chứng minh là dối trá.

[78] Tiếng Ý, dịch sang tiếng Pháp: Il n’y a pas ici la racine-ở đây không có gốc rễ.

[79] Xem chú thích 11.

[80]* Charles Rollin (1661-1741): Nhà văn Pháp, hiệu trưởng trường Đại học Paris. Có tiếng tăm Vì một số điều cải cách trong giáo dục và vì những tác phẩm sư phạm, như Khảo luận về các môn học (1726) v.v…

[81]* Claude Fleury 640-1723): Tu sĩ, sử gia Pháp, viết cuốn Khảo luận về sự lựa chọn và về phương pháp học tập.

[82] Jean-pierre de Crouzas (1663-1750): Triết gia Thụy Sĩ, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học, viết cuốn Khảo luận về sự giáo dục trẻ em.

[83]* Áo ngoài của nam giới, dài đến đầu gối.

[84] Ở ngoài trời.

[85]* Jean Chardin (1643-1713): Nhà du hành người Pháp, từng thăm Ấn Độ, Ba Tư, và ở Ba Tư nhiều năm. Đã viết tác phẩm Những cuộc du hành ở Ba Tư và Đông Ấn (1686).

[86]* Hérodote (484 trước CN-425 trước CN): Sử gia Hy Lạp, được coi như “người cha của sử học”, là tác giả văn xuôi đầu tiên mà công trình đến được với người đọc ngày nay.

[87] Cứ như thể những chú bé nông thôn chọn chỗ đất thật khô ráo để ngồi hoặc nằm, và như thế ta chưa từng nghe nói là độ ẩm của đất chẳng làm đứa nào bị ốm hết. Về chuyện này, mà nghe các thầy thuốc thì có lẽ người ta cho rằng tất cả những người hoang dã đều tê bại Vì bệnh phong thấp.

[88] Rousseau muốn nói đến mẩu chuyện do Locke kể lại trong tác phẩm về sự giáo dục trẻ em: một triết gia người Scythe (bộ tộc gốc Ba Tư, sống trên thảo nguyên tại miền Bắc Hắc Hải) gặp một người Athènes, người này kinh ngạc thấy triết gia trần trụi đi giữa băng tuyết. Triết gia bèn hỏi: Còn ông, sao ông có thể chịu được khi phơi mặt ra giữa khí lạnh mùa đông? Người Athènes trả lời: Mặt tôi đã quen với điều đó. Triết gia người Scythe đáp lại tức thì: Vậy ông hãy tưởng tượng rằng tôi toàn là mặt cả.

[89] Ở giữa chúng ta có nghĩa là ở trong trạng thái dân sự.

[90]* Pointurc, từ do Montaigne dùng, có nghĩa mối lo ngại, phiền não.

[91] Tên gọi xưa của eo biển Dardanelles ngăn cách các bán đảo vùng Balkans với miền Tiểu Á.

[92]

Xem chú thích 53.

[93] Sự hoảng sợ này rất rõ rệt trong các vụ nhật thực lớn.

[94] Đây là một nguyên nhân khác nữa được giải thích rõ bởi một triết gia mà tôi hay viện dẫn tác phẩm, mà kiến thức rộng lớn còn dạy bảo cho tôi thường xuyên hơn.

“Khi mà, do những tình huống đặc biệt, chúng ta không thể có một ý niệm chính xác về khoảng cách, và chỉ có thể phán đoán về các vật thể nhờ độ lớn của góc hay đúng hơn là nhờ hình ảnh mà các vật thể tạo nên trong mắt ta thì khi đó tất nhiên ta nhầm lẫn về tầm vóc của các vật thể ấy. Tất cả mọi người từng nếm trải cảm giác rằng khi di chuyển vào ban đêm ta tưởng bụi cây ở gần ta là một cái cây to ở xa ta, hoặc ta tưởng một cây to ở xa là một bụi cây ở gần; cũng như vậy, nếu ta không biết các vật thể nhờ hình dạng của chúng, và không tỉ lệ có được một ý niệm nào về khoảng cách nhờ phương tiện ấy, thì tất nhiên ta sẽ còn nhầm lẫn nữa. Một con ruồi bay nhanh qua, cách mắt ta chừng vài pouce (đơn vị đó chiều dài, bằng 1/12 của pied) với chúng ta trong trường hợp ấy sẽ giống như một con chim ở cách ta rất xa; một con ngựa bất động giữa miền quê, với tư thế tương tự tư thế một con cừu chẳng hạn, với chúng ta sẽ chỉ giống như một con cừu lớn, chừng nào ta chưa nhận ra đó là con ngựa; nhưng, khi ta vừa nhận ra nó, thì tức khắc nó có vẻ to lớn như một con ngựa, và chúng ta chấn chỉnh ngay lập tức phán đoán của mình.

Mỗi khi ta ở trong đêm tối tại những nơi chốn không quen biết ở đó ta không thể phán đoán về khoảng cách, song có thể nhận ra hình thù các sự vật nhờ bong tối ta sẽ có nguy cơ bất kỳ lúc nào cũng lẫm lẫn trong những phán đoán về các vật thể sẽ xuất hiện. Chính do đó mà có nỗi khiếp đảm và thứ sợ hãi bên trong mà sự tăm tối ban đêm làm nảy sinh ở hầu hết mọi người; chính trên cơ sở đó mà có dáng vẻ bên ngoài của các yêu ma và các hình bóng khổng lồ và quái gở mà rất nhiều người bảo là đã từng trông thấy. Người ta thường trả lời họ rằng những hình bóng ấy ở trong trí tưởng tuợng của họ; tuy nhiên chúng có thể thực sự ở trong mắt họ, và rất có khả năng họ đã thực sự nhìn thấy những gì họ bảo là từng nhìn thấy; vì mỗi khi ta chỉ có thể phán đoán về một vật thể nhờ giác độ nó tạo nên trong mắt, thì điều tất nhiên phải xảy ra là ta càng gần vật thể chưa từng biết ấy thì nó lại càng to ra và lớn lên; và nếu như ban đầu đối với người nhìn, người này không thể biết cái mình đang nhìn cũng không thể phán đoán mình nhìn nó ở khoảng cách nào; nếu như ban đầu nó có vẻ cao vài pied khi cách xa chừng hai mươi hoặc ba mươi bước, thì nó phải có vẻ cao nhiều toise (thước xưa, bằng lm949) khi chỉ còn cách vài pied; điều này quả thực phải khiến người nhìn ngạc nhiên và kinh hãi cho đến khi cuối cùng người đó sờ được vào vật thể hoặc nhận ra được nó; vì, ngay lúc nhận ra đó là cái gì thì cái vật trước đó có vẻ như khổng lồ bỗng thu nhỏ lại, và chỉ có vẻ mang tấm vóc thực sự của nó; nhưng, nếu người ta chạy trốn hay không dám đến gần, thì chắc chắn người ta sẽ không có ý niệm nào khác về vật thể này ngoài ý niệm về hình ảnh mà nó tạo ra trong mắt, và thế là người ta sẽ thực sự từng nhìn thấy một hình bóng khổng lồ và quái gở về tầm vóc và hình thù. Vậy thành kiến về yêu ma dựa trên cơ sở thiên nhiên, và các dáng vẻ ấy không chỉ phụ thuộc duy nhất trí tưởng tượng. như các triết gia vẫn tưởng.” (Vạn vật học, tập VI, tr. 22)

Tôi đã cố gắng chỉ ra trong bài viết điều đó vẫn phần nào phụ thuộc vào trí tưởng tượng ra sao, còn về nguyên nhân được giải thích ở đoạn trên đây, thì ta thấy rằng thói quen đi bộ ban đêm ắt dạy cho chúng ta phân biệt được các dáng vẻ bề ngoài mà sự tương tự về hình thù và sự khác biệt về khoảng cách đem lại cho các vật thể trước mắt ta trong bóng tối; vì, khi không khí hãy còn được chiếu sáng đủ để ta nhận thấy đường nét các vật thể, do cách xa hơn thì có nhiều không khí ở giữa hơn, nên bao giờ ta cũng phải thấy các đường nét này ít rõ rệt hơn khi vật thể ở xa ta hơn; điều này đủ để ta nhờ vào thói quen mà tránh được sự lầm lẫn mà ngài de Bufon giải thích ở đây. Dù mọi người thích cách giảng giải nào hơn thì phương pháp của tôi vẫn hiệu quả, và kinh nghiệm hoàn toàn xác nhận điều này.

[95] Tiếng Latin: Đam mê không nảy sinh từ thói quen.

[96] Nhằm luyện cho trẻ chú ý, bao giờ cũng chỉ nói với chúng những điều mà chúng có một lợi ích rõ ràng và hiện tại để hiểu rõ; đặc biệt không hề dài dòng, không một lời nào thừa; nhưng cũng đừng để trong lời lẽ có chỗ khó hiểu hay mập mờ.

[97] Theo Kinh Thánh, Saul là vị vua đầu tiên của người lsraél.

[98] Nhân vật chính trong sử thi Odyssée của Homère, con người khôn khéo, tài giỏi, kết hợp mưu mẹo, tài năng thuyết phục với sức mạnh và lòng dũng cảm.

[99]* Một loại phong cầm xưa.

[100] Rousseau muốn nói đến một sự kiện vẻ vang trong lịch sử Genève: Năm 1602, những người Genève đã đánh bại một cuộc đột kích ban đêm của các toán quân Savoie, giữ được tự do cho xứ sở.

[101] Vũ sư danh tiếng cửa Paris, do hiểu rõ giới giao thiệp với mình, nên tỏ ra ngông cuồng vô lý Vì mưu mẹo, và gán cho nghệ thuật của mình một tầm quan trọng mà mọi người vờ thấy là buồn cười, nhưng kỳ thực họ lại hết sức kính trọng ông ta Vì điều đó. Ở một nghệ thuật khác không kém phù phiếm, ngày nay người ta còn thấy một diễn viên cũng làm ra vẻ quan trọng và điên rồ, và cũng thành công không kém. Phương pháp này luôn chắc chắn thành công ở Pháp. Tài năng thực sự, giản dị hơn và không lừa bịp bằng, không hề được hoan nghênh tại đó. Ở đó sự khiêm nhường là đức tính của những kẻ ngu ngốc.

[102] Đơn vị đó chiều dài xưa, bằng 1m949.

[103] Theo thần thoại Hy Lạp, một trong các quái vật đầu người mình ngựa, con của Khổng lồ Cronos. Khác với các quái vật khác dốt nát, thô bạo, Chiron nhân hậu và giỏi giang từng dạy dỗ Achille, Hercule, và nhiều nhân vật thần thoại khác.

[104] Dạo chơi ở đồng quê, như lát nữa ta sẽ thấy. Các chốn dạo chơi công cộng nơi thành thị độc hại với trẻ em nam cũng như nữ. Chính ở đó chúng bắt đầu trở nên kiêu căng phù phiếm và muốn được mọi người nhìn: Chính ở Luxembourg, Tuileries, nhất là ở Palais-royal, mà giới thanh niên sang trọng của Paris sẽ mang lấy cái vẻ xấc xược và hợm hĩnh khiến họ thành hết sức lố bịch, và bị ghét bị la ó phản đối khắp châu Âu.

[105]* Họa sĩ Hy Lạp (thế kỷ IV trước CN), danh tiếng bậc nhất thời cổ đại.

[106] Xem chú thích 53.

[107] Từ bấy đến nay một cậu bé bảy tuổi từng thực hiện những điều kỳ lạ hơn nữa.

[108] Xem Arcadie của Pausanias; xin xem cả đoạn văn của Plutarque, được chép lại sau đây.

[109] Sử gia Hy Lạp (202 trước CN-120 trước CN).

[110] Dẫn lời nhà thơ Latin Horace (65 trước CN-8 trước CN): Chúng ta sinh ra để tiêu thụ hoa trái của mặt đất.

[111] Nhiều thế kỷ nay người Majorque đã mất đi tập quán này; tập quán vào thời những người bắn ná của họ rất nổi tiếng.

[112] Tôi biết rằng người Anh khoe khoang rất nhiều về lòng nhân đạo và bản tính tốt của dân tộc họ, mà họ gọi là good natured people (dân tộc có bản tính tốt); nhưng tha hồ cho họ mặc sức rêu rao điều này, chẳng ai lặp lại điều ấy sau họ.

[113] Những người Banian (một trong các giáo phái thuộc đạo Bàlamôn ở Ấn Độ-ND) kiêng ăn mọi loại thịt còn nghiêm ngặt hơn người Gaure, cũng hiền hậu gần như người Gaure; nhưng bởi đạo lý của họ không thuần khiết bằng và sự thờ phụng của họ không hợp lý bằng, nên họ không phải là những người lương thiện đến như vậy.

[114] Một trong những dịch giả người Anh của cuốn sách này đã nêu lên sự lầm lẫn của tôi ở đây, và cả hai đều đã sửa chữa. Đồ tể và thầy thuốc ngoại khoa được làm chứng; nhưng đồ tể không được chấp nhận là hội thẩm hoặc ngang với hội thẩm trong việc xét xử các trọng tội, còn thầy thuốc ngoại khoa được chấp nhận.

[115] Các Khổng lồ một mắt trong thần thoại Hy Lạp.

[116] Một dân tộc ở châu Phi, chuyên ăn hạt sen.

[117] Plutarque: Nhà sử học Hy Lạp (46-120) tác giả cuốn Những cuộc đời song hành (nói về những nhân vật kiệt xuất Hy Lạp, La Mã cổ đại) và các tác phẩm về đạo đức chính trị triết học và tôn giáo.

[118] Nữ thần của sự phì nhiêu (với người La Mã xưa), sau này đồng nhất hóa với Déméter, nữ thần của đất đai được canh tác, của mùa màng (với người Hy Lạp).

[119] Bacchus-với người La Mã-, hay Dionysos-với người Hy Lạp-là vị thần của nho, của rượu vang và sự say sưa hoan hỉ.

[120]* Một vùng đất xưa, thuộc miền Tiểu Á.

[121] Các sử gia xưa có rất nhiều kiến giải mà ta có thể sử dụng, cho dù các sự kiện trình bày những kiến giải này có thể không đúng. Nhưng chúng ta chẳng biết lợi dụng thực sự một điều nào của lịch sử hết; nền phê bình uyên bác thu hút hết thảy; nếu điều rất quan trọng là một sự kiện phải đúng, thì miễn là người ta có thể rút từ đó ra một bài học bổ ích. Những người biết lẽ phải cần coi lịch sử như một sự đan dệt những chuyện hoang đường, mà bài học đạo lý lại rất phù hợp với lòng người.

[122]* Les trésors de l’automne: Các trái cây, quả nho.

[123] Natia. Tôi dùng từ này theo nghĩa của người Ý, vì không tìm được một từ đồng nghĩa trong tiếng Pháp. Nếu tôi sai, cũng không quan trọng lắm miễn là mọi người hiểu tôi.

[124] Sức hấp dẫn của thói quen là do tính lười nhác tự nhiên của con người, và tính lười nhác này tăng thêm khi ta buông mình theo nó: Người ta thường làm một cách dễ dàng hơn điều người ta đã làm: Con đường đã mở thành dễ đi theo hơn. Bởi thế ta có thể nhận xét thấy sức chi phối của thói quen rất lớn đối với những người già và những người uể oải, rất ít đối với thanh niên và những người linh hoạt. Chế độ ấy chỉ hợp với những tâm hồn yếu đuối, và mỗi ngày lại làm chúng yếu ớt thêm. Thói quen duy nhất hữu ích với trẻ em là phục tùng không khó khăn tính tất yếu của sự vật, còn thói quen duy nhất hữu ích với người lớn là phục tùng không khó khăn lý trí. Bất kỳ thói quen nào khác đều là một thói xấu.

[125]* Người học trò của Aristote mà Rousseau nói ở đây là Alexandre III (356 trước CN-323 trước CN), vua xứ Macédoine, còn tuấn mã mang tên Bucéphale. Nhận thấy Bucéphale bị kinh hoảng Vì cái bóng của nó, Alexandre bèn để ngựa đối diện với Mặt trời, do đó đã chế ngự được ngựa.

[126] Ngày 24 tháng 6.

[127] Tôi không nhịn nổi cười khi đọc một lời phê bình tinh tế của ông Formey về câu chuyện nhỏ này: “Cái người làm trò ảo thuật muốn thi đua với một đứa trẻ và trịnh trọng thuyết giáo ông thầy của đứa trẻ là một con người thuộc thế giới của những cậu Émile. Ông Formey hóm hỉnh đã không giả định được rằng màn kịch nhỏ này được sắp đặt, rằng người làm ảo thuật biết vai trò mình phải đóng; vì quả thật đó là điều tôi chưa hề nói ra. Nhưng bù lại đã bao nhiêu lần tôi từng tuyên bố rằng tôi không hề viết cho những người mà điều gì cũng phải nói kỳ hết với họ!

* Johann Heinrich Samuel Formey (1711-1797), nhà văn, thư ký Viện Hàn lâm Berlin, là người kiên quyết phản bác hai khảo luận của Rousseau về sự bất bình đẳng, về khoa học nghệ thuật, và là tác giả cuốn Anti-Émile (Phản-Émile), xuất bản năm 1763.

[128] T

ôi có phải giả định hay chăng một độc giả nào đó khá ngu ngốc để không cảm thấy trong lời trách mắng này một diễn ngôn được ông thấy xui từng từ một nhằm đi tới mục đích cửa mình? Người ta có phải giả định hay chăng rằng bản thân tôi khá ngu ngốc để cho một người làm trò ảo thuật nói năng như vậy một cách tự nhiên? Tôi cứ ngỡ ít ra mình đã chứng tỏ tài nghệ khá tầm thường làm cho mọi người nói năng theo tinh thần của địa vị họ. Xin hãy xem cả phần cuối của đoạn tiếp theo. Đó chẳng phải là đã nói ra hết mọi điều với bất kỳ người nào ngoài ông Formey hay sao?

[129] Vậy nỗi nhục nhã, những điều không hay này là do cách làm của tôi, chứ không phải do cách làm của người diễn trò ảo thuật. Bởi ông Formey muốn chiếm lấy cuốn sách của tôi khi tôi còn sống, và cho in nó ra chẳng theo cách thức nào khác là bỏ tên tôi đi để đặt tên ông ấy vào đó, thế thì chí ít ông ấy cũng phải bỏ công, tôi không nói là làm ra cuốn sách, mà là đọc nó.

[130] Ligne: Đơn vị đó chiều dài xưa, bằng l/12 của pouce. Một pouce bằng 1/12 của pied. Một pied bằng 0m 3248.

[131]

Tôi thường nhận xét thấy, trong những lời giáo huấn uyên thâm giảng cho trẻ em, người ta nghĩ đến việc làm cho chúng nghe mình ít hơn việc làm cho những người lớn có mặt ở đó nghe mình. Tôi tin rất chắc vào điều tôi nói ở đây, vì tôi đã quan sát điều đó ở chính bản thân tôi.

[132] Khi định giải thích một điều gì cho đứa trẻ, thì một sự long trọng nho nhỏ đi trước lời giảng có rất nhiều tác dụng khiến nó chú ý.

[133] Rượu vang bán lẻ ở các hàng rượu Paris, dù không phải tất cả đều pha diêm toan, song ít khi không có chì, bởi lẽ các quầy trong những cửa hàng này đều lót thứ kim loại ấy, và rượu vang tràn ra từ cốc đong, khi trôi qua và đọng lại trên chất chì này, bao giờ cũng hòa tan một phần chì nào đó. Thật kỳ lạ là một thói xấu thật hiển nhiên và thật nguy hiểm như vậy lại được cảnh sát dung thứ. Nhưng cũng đúng là những người khả giả, do không mấy khi uống loại vang như thế, ít có khả năng bị chúng gây nhiễm độc.

[134] Axít thảo mộc rất dịu. Nếu là axít khoáng, và kém loãng, sự kết hợp sẽ không khỏi gây sủi bọt.

[135]* Vị thần hiện thân cho sự tinh khôn và khéo léo trong thần thoại Hy Lạp, thần của Thương mại, của Hùng biện, sáng tạo ra những đơn vị đo lường, những nhạc cụ đầu tiên v.v…

[136]* Triết gia Hy Lạp (384 trước CN-322 trước CN).

[137] Nhà vạn vật học La Mã (23-79).

[138] Xem chú thích 11.

[139]* Tiểu thuyết của nhà văn Anh Daniel De Foe, xuất bản ở Anh năm 1719, và được dịch ngay sang tiếng Pháp.

[140]* Người hoang dã được Robinson cứu thoát khỏi một bầy người hoang dã khác, đi theo Robinson và giúp đỡ chàng trên hoang đảo. Robinson đặt lên cho anh ta như trên Vì gặp anh ta vào ngày thứ Sáu.

[141]* Dẫn lời của Pétrone (mất năm 65), đại quý tộc, nhà văn La Mã: Tôi chỉ muốn có những của cải mà quân chúng thèm thuồng.

[142] Theo các nhà nghiên cứu, Saide có the chỉ Sidon, một thành phố của Phénicie (miền đất xưa thuộc châu Á) mà Kinh Thánh có nhắc đến sự giàu có và các bảo vật nếu như văn cảnh không chỉ rõ đấy là nói về một con người (song các nhà nghiên cứu không tìm ra được đó là ai).

[143]* Jean-Daniel Lempereur là một nhà kim hoàn và bán đồ châu báu chuyên phục vụ các gia đình đại quý tộc của nước Pháp, khoảng từ 1734 đến 1775. Sébastien-Louis Leblanc cũng là một nhà kim hoàn như trên, hoạt động vào khoảng năm 1760.

[144] Thời gian mất đi kích thước của nó đối với chúng ta, khi các đam mê của chúng ta muốn điều chỉnh sự vận hành của thời gian theo ý chúng. Đồng hồ của hiền nhân là trạng thái bình ổn của tính tình và sự an tĩnh của tâm hồn: Người đó luôn đúng với giờ của mình, và luôn biết giờ đó.

[145] Lòng mến mộ đối với thôn quê mà tôi giả định ở học trò mình là kết quả tự nhiên của cách giáo dục nó. Vả chăng, vì không hề có cái vẻ tự phụ và cầu kỳ kiểu sức mà phụ nữ rất thích, nên nó được đón mừng ít hơn những đứa trẻ khác; do đó ở với phụ nữ nó ít vui thích, và ít bị hư hỏng khi giao du với họ, sự giao du mà nó còn chưa đủ tầm cảm nhận sức hấp dẫn.

Tôi đã giữ không dạy nó hôn tay họ, nói với họ những điều nhạt nhẽo vô vị, thậm chí không ưu ái bày tỏ với họ hơn là với nam giới sự trọng thị phải có đối với phụ nữ, tôi đã đặt ra cho mình một định luật là không đòi hỏi nó một điều gì mà lý do không vừa tầm hiểu biết của nó; mà với một đứa trẻ thì không hề có lý do xác đáng để đối xử với một giới này khác với giới kia.

[146]* Luận về sự bất bình đẳng.

[147]* Theo Voltaire toàn tập, (NXB Moland, Paris, 1877-1885): “Tu viện trưởng Guyot Desfontaines đã nói câu trên với Bá tước d’Argenson, thời đó là Bộ trưởng Chiến tranh (1764). Bá tước đáp lại: Tôi không thấy điều này cần thiết”. Tu viện trưởng (1685-1745) được Voltaire cứu khỏi ngục tù, đã bội bạc vô ơn đối với nhà văn.

[148] Tôi cho là các nền quân chủ lớn của châu Âu không thể tồn tại lâu dài nữa: Tất cả đều đã chói sáng, và một trạng thái chói sáng đều đang trên bước suy thoái. Ý kiến của tôi có những lý do đặc biệt hơn là châm ngôn trên; nhưng không phải lúc nói ra những lý do ấy, và mỗi người chỉ nhìn thấy chúng quá rõ mà thôi.

[149] Ý nói đến Denys con (397 trước CN-344 trước CN), con trai và là người kế nghiệp Denys cha (430 trước CN-367 trước CN), trị Vì Syracuse (thành bang xưa, thuộc Italia). Sau khi thất bại, Denys con đến Corinthe (thuộc Hy Lạp) và dạy học tại đó.

[150] Ý nói đến Alexandre. Con trai của Persée nhà vua cuối cùng của Macédoine bị người La Mã đánh bại năm 168 trước CN.

[151]* Vị vua thứ bảy và là vị vua cuối cùng của La Mã (từ 534 trước CN đến 509 trước CN).

[152]* Ý nói đến Charles – Edouard Stuart (1720 – 1788) một trong những “đế vương không ngai vàng”, cháu nội của Jacques II (1633 – 1701) nhà vua của ba vương quốc Anh, Irlande và Écosse.

[153] Người ta sẽ bảo tôi rằng, thì ông viết sách đấy thôi. Tai hại cho tôi là tôi viết sách, tôi xin thú nhận như vậy; và những sai trái của tôi, mà tôi nghĩ rằng đã chuộc lỗi đủ, với người khác không phải là những lý do để mắc những sai trái tương tự. Tôi viết không phải để biện giải lỗi lầm của mình, mà đề ngăn những người đọc mình bắt chước những lỗi lầm ấy.

[154] Tu viện trưởng Charles-Irénée dễ Saint-Pierre (1658-1745).

[155] Ở những người cổ đại không hề có thợ may nam: Y phục nam giới được phụ nữ may tại nhà.

[156]* Trích dẫn Juvénal (55-140) nhà thơ châm biếm La Mã: ít phụ nữ chiến đấu, ít phụ nữ ăn miệng cơm lực sĩ. Các nàng kéo sợi lên, và khi công trình hoàn tất, các nàng mang công trình trong giỏ…

[157]* Câu nói về ông Guillaume dựa trên vở Luật sư Patelin (1706) của Tu viện trưởng D. A. de Brueys, mô phỏng vở hài kịch Pháp khuyết danh nổi tiếng Thầy Pierre Patelin (vào khoảng năm 1464). Trả lời câu hỏi của Patelin: “Ông Guillaume, ông có cam đoan là ông đã sáng tạo ra màu sắc này không?, ông này đáp: Đúng, đúng, cùng với bác thợ nhuộm của tôi”

Về các tiến sĩ luật và các pháp quan, Rousseau muốn nói đến việc một số tiến sĩ luật thuê viết luận án và một số người vung tiền ra mua danh tiếng. Các nhà nghiên cứu không rõ “ba ngoại lệ” chỉ những ai, nhưng một trong số đó chắc là Helvétius (1715-1771), triết gia Pháp mà Rouseau ngưỡng mộ, tham gia vịết Bách Khoa thư và có thể được coi như một người giàu có làm khoa học nghiệp dư.

[158]* Một trong những tộc thổ dân ở Bắc Mỹ.

[159] Từ bấy tôi đã tìm ra điều ngược lại bằng một thí nghiệm khác chính xác hơn. Hiện tượng khúc xạ tác động theo vòng tròn và cây gậy có vẻ to hơn ở đầu dìm trong nước hơn là đầu kia; nhưng điều này không làm thay đổi gì sức mạnh của lập luận, và kết quả không vì thế mà kém đúng đắn.

[160] Ulysse, nhân vật chính của sử thi Odyssée, trên hành trình trở về quê hương, thần gió Eole tặng Ulysse một chiếc bao da đựng toàn gió, từ ngọn Zéphyr có thể đưa đoàn tàu về quê hương Ithaque. Chẳng may, những thủy thủ trên tàu Vì tò mò đã mở chiếc bao da. Bão tố nổi lên đẩy ngược đoàn tàu về đảo của Eole.

[161] Vị anh hùng của truyền thuyết La Mã. Và nhân vật này, xem Plutarque, Những cuộc đời song hành, Nxb Tri thức 2006.

[162] Theo M.de Buffon thì ở các thành phố và ở các gia đình khá giả, trẻ con đã quá quen với thực phẩm dồi dào và bổ dưỡng thì tuổi dậy thì đến sớm hơn: Ở nông thôn và với dân nghèo thì trẻ phát triển chậm hơn bởi vì chúng được nuôi dưỡng kém và không đúng cách; với chúng thì cần thêm từ hai đến ba năm nữa (Lịch sử tự nhiên, tập IV tr.238). Tôi chấp nhận nhận xét mà không chấp nhận sự giải thích chính là vì có vùng nào mà người nông dân sống tốt và ăn nhiều như ở Valas, và ngay cả ở một số vùng núi ở Ý như Frioul, vậy mà tuổi dậy thì ở cả hai giới đều chậm hơn ở thành phố, nơi để thỏa tính khoe khoang người ta thường cực kỳ bủn xỉn trong ăn uống theo câu châm ngôn “Nhịn ăn mà mặc”. Người ta ngạc nhiên thấy ở vùng núi ấy những kẻ trai lớn khỏe như đàn ông mà giọng nói vẫn trong và cằm không râu, và các cô gái lớn bề ngoài rõ ra vẻ con gái mà chưa có dấu hiệu định kỳ của giới nữ. Tôi cho rằng sự khác nhau chỉ duy nhất là do ở nơi ấy có các phong tục đơn giản, óc tưởng tượng êm ả và bình lặng lâu hơn nên làm chậm bớt sự lên men trong dòng máu họ và làm cho khí chất của họ phát triển chậm hơn.

[163] Theo La Rochefoucauld: “lòng thương xót là sự ý thức về các nỗi đau khổ có thể xảy đến với ta lồng trong hình ảnh những nỗi đau của kẻ khác; đó là một sự phòng ngừa tế nhị về các tai họa có thể xảy đến với ta.”

[164] Theo Lucrèce: Khi trên biển cả, gió làm nổi sóng lớn thì thật là khoan khoái được đứng trên bờ mà nhìn những gian lao cơ cực của kẻ khác, không phải vì nỗi gian lao cơ cực của kẻ khác là niềm lạc thú đối với chúng ta, mà vì nhận ra chính mình thoát khỏi cái tai họa uý là một điều khoan khoái (De la Nature, II, 1-4).

[165] Ở đây tác giả quên rằng đã giới thiệu Émile từ Quyển một là một đứa trẻ mồ côi.

[166]* Lấy trong câu “đồng bệnh tương lân”, tình cảm tương lân là tình cảm nảy sinh từ sự giao tiếp của đứa trẻ với người khác.

[167] Tiếng Latin: Tôi biết điều bất hạnh, chính nó dạy tôi cứu giúp những người đau khổ, lời của Didon nói với Énée trong Énéide, thơ của Virgile viết từ năm 29 đến năm 19 trước CN gồm tám bài anh hùng ca, câu này là câu 630, bài 1.

[168] Hiện nay điều này có vẻ thay đổi một chút: Các nhà nước trở nên ổn cố hơn, và con người cũng trở nên cứng cỏi hơn.

[169] Épictète: Triết gia theo chủ nghĩa khắc kỷ thuộc thế kỷ 1.

[170] Grève: quảng trường ở Paris, nơi diễn ra những cuộc vui chơi của dân chúng, nhưng chủ yếu là các cuộc xử tử từ 1310 đến 1830.

[171] Sự quyến luyến có thể không cần được đáp lại, tình bạn không bao giờ có thể như vậy. Tình bạn là một sự trao đổi, một khế ước như là mọi khế ước khác, nhưng nó là khế ước thánh thiện hơn hết. Danh từ người bạn không có một từ tương liên nào khác hơn là chính nó. Ai mà không phải là người bạn của bạn mình thì chắc chắn là một kẻ xảo quyệt; bởi chỉ nhờ trao lại tình bạn hay giả vờ trao lại tình bạn mà người ta mới có thể nhận được tình bạn.

[172] Chính câu châm ngôn hãy đối xử với người khác như chúng ta muốn họ đối xử với mình chỉ có nền tảng thật sự là lý trí và tình cảm, bởi vì đâu là lẽ phải đúng đắn để mà hành động, trong khi tôi, cũng như nên tôi là người khác, nhất là khi tôi tin chắc về mặt đạo đức, không bao giờ thấy mình lâm vào trường hợp như vậy? Và ai mà trà lời được cho tôi rằng khi theo đúng châm ngôn ấy tôi sẽ được người khác theo đúng châm ngôn ấy với tôi? Kẻ ác được phần hơn từ tính trung thực của người công bằng và từ thói bất công của chính hắn; hắn sẽ quá thoải mái khi mọi người đều công bằng, trừ hắn ra. Cái thỏa thuận này dù cho mọi người có nói thế nào về nó đi nữa thì cũng chẳng phải có lợi nhiều cho những người có lòng tốt. Nhưng khi cái mãnh lực của một tâm hồn cởi mở đem đồng nhất tôi với đồng loại của mình, và có thể nói tôi cảm thấy mình đang ở trong đồng loại ấy, chính là để mình không phải đau đớn mà tôi không muốn cho người ấy phải đau đớn tôi quan tâm đến người ấy Vì tôi yêu tôi, và lẽ phải của câu châm ngôn là ở chính trong tự nhiên mà tự nhiên gợi ra cho tôi lòng ham muốn sự thoải mái cho mình ở nơi nào mà tôi thấy mình tồn tại. Từ đó tôi kết luận rằng, các câu châm ngôn của luật tự nhiên không phải chỉ được đặt cơ sở riêng trên lý trí mà thôi, chúng có một cơ sở vững vàng hơn và chắc chắn hơn. Tình yêu con người dẫn xuất từ tình yêu bản thân là nguyên phát của công lý nhân loại. Bản tóm tắt toàn bộ công lý được trình bày trong Phúc âm thông qua tóm tắt các luật lệ.

[173] Tinh thần phổ biến trong các đạo luật của mọi quốc gia là luôn luôn hỗ trợ cho kẻ mạnh chống lại kẻ yếu và kẻ có chống lại kẻ không có gì: Điều bất lợi này không thể tránh được và không có ngoại lệ nào cả.

[174]* Những tiểu thuyết của La Calprenède.

[175] Xem Davila, Cuiciardini, Strada, Solis, Machiavel và đôi khi chính cả de Thou Vertot là người duy nhất biết mô tả mà không vẽ chân dung.

[176]* Polybe: Nhà sử học Hy Lạp (220-120) ở La Mã lâu và thân với dòng họ Scipion; tác giả cuốn lịch sử đại cương 40 tập. Ông nói muốn thuật lại các sự kiện. Vì thích chính xác, ông bỏ các lời nói của nhân vật, chỉ dẫn chứng tỉ mỉ và vô tư.

[177]* Salluste: Nhà sử học La Mã (86-35) với các cuốn âm mưu của Catilina, Chiến trận của Jugurtha và các truyện lịch sử. Ông chú ý đến ý tưởng hơn sự kiện, rất nhiều chân dung nhiều hội thoại do ông nghĩ ra; kém khách quan. Ông bênh phái dân chủ và nhục mạ tầng lớp quý tộc.

[178]* Tacite: Nhà sử học La Mã cuối thế kỷ I: Khá khách quan dù có bi quan, sách có nhiều hội thoại do ông nghĩ ra. Theo Racine thì Tacite là người mô tả thời thượng cổ tài nhất.

[179] Thucydide: Nhà sử học La Mã (460-395) với Cuộc chiến ở bán đảo Péloponnèse có dẫn chứng tỉ mỉ, rất khách quan làm cho người ta hiểu các biến cố, nguyên nhân và mối quan hệ giữa các biến cố ấy.

[180] Còn gọi là cuốn Anabase, tác phẩm của Xénophon nói về cuộc viễn chinh của Hy Lạp chống Artaxerxe do Cyrus trẻ cầm đầu và rút lui.

[181]* Tác phẩm thuật lại cuộc xâm lược xứ Gaule.

[182]* Hérodote: Nhà sử học Hy Lạp (480-425) nghiên cứu nhiều về chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư. Ông chân thực, thường là khách quan, luôn dựa vào cứ liệu, tác phẩm của ông nhiều hội thoại, có giá trị văn chương nhiều hơn là giá trị lịch sử.

[183]* Tite-live: Nhà sử học La Mã (59 trước CN-17 sau CN), viết sử đôi khi thiếu sót về cứ liệu, mù quáng về lòng ái quốc, tác phẩm của ông có nhiều hội thoại có giá trị lớn lao vế tài hùng biếm ít mô tả chân dung kể chuyện rất lưu loát.

[184]* Nhất là Montesquieu và Voltaire.

[185] Chỉ một sử gia duy nhất của chúng ta bắt chước Tacite trong những nét lớn, dám bắt chước Suétone và đôi khi sao lại Comines trong những nét nhỏ, và chính điều đó làm tăng giá trị cho sách của ông, đã khiến ông bị phê bình nhiều.

[186]* Agésilas: Vua sứ Sparte, chiến thắng Pharrabaze, đi ngựa bằng gậy để đùa với các con.

[187]* César nói rằng ông thích làm người đứng đầu một làng lớn hơn làm người thứ nhì ở La Mã.

[188]* Pompée: Đại tưởng của Hoàng để Sulla (106-48 trước CN), nổi tiếng Vì chinh phục châu Phi, đến năm 60 trước CN liên minh với César và Grassus, từ năm 54 trở đi đối đầu với César và được Viện Nguyên lão bầu làm Tống tài duy nhất đứng đau đế quốc La Mã từ năm 52.

[189]* Aristide: Đại tướng và chính khách ở Athène (540-460 trước CN). Ông liêm khiết nên được tặng biệt danh là ông Chính trực. Ông viết theo yêu cầu của một nông dân dốt nát đã bỏ phiếu lưu đày ông.

[190]* Philopoemen: Người lãnh đạo 12 đô thị xứ Péloponnèse, một bán đảo phía nam Hy Lạp.

[191]* Ramsai: Nhà sử học Pháp, gốc Écosse. Tác giả truyện Turenne.

[192]* Anh cả của Turenne là Frédérie Maurice de la Tourd’Anvergne, Quận công De Bouillon chết năm 1652 nên con ông anh cả này là cháu của Turenne giữ quyền trưởng tộc của dòng họ De Bouil1on.

[193]* Bộ trưởng và cố vấn của Pyrrhus. Theo Plutarque, ông can ngăn ông hoàng này đi chinh phục nước Ý.

[194] Ví dụ như thành kiến về chiến công..

[195] Y bị giết tại Argos do một bà cụ già đứng trên mái nhà ném viên ngói trúng đầu.

[196]* Tại khu rừng Teutberg ở Đức năm thứ 9 CN, hai vạn quân bị Arminius tàn sát Varus chết ở trận này.

[197] Đó là Marcellus chết năm 23.

[198] Đó là Caius chết năm 4.

[199]* Đó là Agrippa chết năm 12

[200]* Đó là Tibère, con trai riêng của Livie, vợ ba của Auguste, được nhận làm con nuôi, kế vị lúc 45 tuổi vào năm 14, một kẻ khôn khéo, độc ác và đa nghi.

[201]:

[202] Tôi tin rằng, có thể căn cứ chắc chắn ở sức khoẻ và thể trạng tốt để ước lượng các thành quả thu được từ sự giáo dục của cậu hay đúng hơn là những gì tự nhiên đã dành cho cậu trong sự giáo dục.

[203] Vả chăng, học trò của chúng ta sẽ ít bị mắc bẫy, vì có biết bao trò giải trí vây quanh nó, vì nó là con người chẳng chán đời, và nó chỉ hơi biết tiền dùng để làm gì. Người ta lôi kéo con trẻ bằng hai động cơ là cái lợi và sự kiêu căng, chính hai động cơ này lại được bọn đàn bà đĩ thõa và bọn lừa đảo sử dụng đe khuynh loát bọn họ sau này. Khi các vị thấy người ta kích thích lòng khát khao của chúng bằng các giải thưởng, bằng các phần thưởng, khi các vị thấy trẻ mười tuổi vỗ tay trong một màn công diễn ở nhà trường thì các vị thấy bằng cách nào mà đã làm cho chúng đến năm 20 tuổi bỏ hết túi tiền của mình vào sòng bạc, và sức khỏe của mình vào một chốn xấu xa. Luôn luôn có sự đoán chắc rằng, đứa học giỏi nhất lớp sẽ trở thành tay ham chơi nhất và thành đứa hư hỏng nhất. Thẽ mà các phương sách chẳng họ được dùng trong tuổi thơ không gặp cái tê như thế ở tuổi thanh niên. Nhưng ở đây ta phải nhớ rằng, châm ngôn không thay đổi của tôi là đặt mọi chuyện ở khắp nơi vào trạng thái tệ nhất. Trước hết tôi tìm cách phòng ngừa tật xấu. Sau đó, tôi giả định nó nhằm sửa chữa nó.

[204] Tôi đã lãm, tôi đã phát hiện được một người như thế. Đó là ông Formey.

[205]* Bài Quạ và cáo ở Quyển hai.

[206]* Tác giả nhắc tới bài ngụ ngôn La Grenouille qui veut se faire aussi grosse que le

Boeufe của La Fontaine. Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh dịch như sau:

Đua đòi:

Một con ếch nhìn con Bò đực,

Tướng vạm vỡ, vai ngực nở nang,

Đi đứng oai vệ gọn gàng.

Thích chí, ếch muốn sẵn sàng tranh đua.

Thân hình nó to bằng quả trứng,

Cô phình lên tương xứng với Bò.

Nhờ một người bạn phụ lo

Vai trò giám khảo, phê cho công bình.

Nó la lớn: “ớ, này hỡi bạn,

Bụng tôi phình, hết hạn to rồi,

Bằng chưa?” – “Còn nhỏ, bạn ơi!”

Lớn thêm chút nữa?-“Chao ôi, chưa bằng!”

ếch cố gắng phình thêm, thêm nữa,

Bạn cứ đáp: “Vẫn chửa thấy gì!”

“Hơn chưa nói lẹ lên đi?”

Bỗng “đùng”, tiếng nổ bụng xì, vỡ tung!

ếch bỏ mạng thật là khờ dại:

Ráng đến đâu cũng phải thua Bò.

Ích gì chi tiết nhỏ, to,

Mà cố tranh đấu, rõ trò u mê!

Thế gian đầy kẻ khờ như ếch,

Mải đua đòi nên chết thảm thương.

An phận: Hạnh phúc trăm đường,

Thong dong tự tại, là phương thuốc thần.

[207] Phải ghép vào đây sự đính chính của ông Forney. Đó là con ve sầu rối đến con quạ v..v..

[208] Nhưng nếu người ta tìm cách cãi nhau với chính nó thì nó sẽ xử sự như thế nào? Tôi trả lời rằng nó sẽ không cãi nhau bao giờ và cũng không bao giờ đủ sẵn sàng để làm chuyện ấy. Nhưng người ta sẽ nói tiếp rằng, rốt cuộc ai là người tránh khỏi cái tát hay sự nhục nhã gây ra cho mình bởi một tên cuồng bạo, một tên say rượu hoặc một tên đâm thuê chém mướn Vì muốn giết mình mà gây sự bằng cách làm nhục mình? Đây lại là chuyện khác, không thể nào phó mặc danh dự và cả đến sinh mạng của mình cho bọn cuồng bạo, bọn say rượu hay bọn đâm thuê chém mướn được; mà người ta không tài nào phòng ngừa trước được một tai nạn như thế cũng như không phòng ngừa được một viên ngói rơi. Một cái tát hay một sự hạ nhục phải nhận hay phải chịu đựng có những ảnh hưởng dân sự mà không một sự khôn khéo nào có thể phòng ngừa cũng như chẳng tòa án nào có thể bênh vực kẻ bị áp bức. Sự bất lực của luật pháp trong chuyện này Vì vậy trao cho người bị áp bức quyền độc lập xử lý; lúc ấy anh ta là người thẩm phán độc nhất, vị quan tòa độc nhất giữa kẻ áp bức và bản thân anh ta; anh là người phát ngôn độc nhất và là công sứ của luật tự nhiên; anh ta phải thực thi công lý và chỉ riêng mình anh ta có thể đòi công lý cho mình, và trên Trái đất này chẳng có chính phủ nào lại rồ dại đến mức trừng phạt anh ta Vì đã thực hiện công lý trong trường hợp như vậy. Tôi không nói rằng anh ta phải đi đánh nhau, đó là một sự ngông cuồng, tôi nói là anh ta phải thi hành công lý cho mình và anh ta là người độc nhất ban phát công lý ở đây. Không cần đến bấy nhiêu chỉ dụ vô ích chống lại các cuộc đấu kiểm tay đôi nếu tôi mà là chúa tể thì tôi đảm bảo sẽ không bao giờ xảy ra những cái tát, những sự nhục mạ trong các quốc gia của tôi và đó là nhờ một cách thật đơn giản mà các tòa án sẽ chẳng hề dính líu vào. Dù thế nào thì Émile biết rằng trong trường hợp như vậy, nó phải tự mình thực hiện công lý, và nó phải theo gương Vì sự an toàn của những người trọng danh dự. Việc con người vững vàng nhất ngăn không cho người khác lăng mạ mình không phụ thuộc vào anh ta, nhưng việc ngăn chặn người ta cứ huyênh hoang cái việc đã làm nhục được mình thì phụ thuộc vào anh ta.

[209]* Nhân vật trong Kinh Thánh (Sáng thế).

[210]* Thánh Pierre và thánh Jacques: Những người có công truyền bá Kinh Thánh.

[211] Plutarque, luận về tình yêu, bản dịch của Amygot: Thoạt tiên vở bị kịch Ménalippe mở đầu như vậy, nhưng những la ó bất bình của dân chúng thành Athènes buộc Euripide phải thay đổi đoạn mở đầu này.

[212] Về trạng thái tự nhiên của đầu óc con người và về sự chậm tiến bộ, xin đọc phần đầu của cuốn sách Luận về sự bất bình đẳng.

[213]* Tôi đi lên đống lửa

Ẩn náu dưới lớp tro ám muội.

(Trích thơ Horace)

[214] Vũ trụ.

[215] Những bài ký của ông de La Condamine nói với chúng ta rằng có một dân tộc chỉ biết đếm đến ba. Tuy nhiên những người trong dân tộc này, bởi đều có tay, nên thường vẫn nhận ra các ngón tay mình mà không biết đếm đến năm.

[216] Trạng thái đứng yên này, nếu người ta muốn, chỉ là tương đối; nhưng chính vì quan sát cái khác hơn và cái mạnh hơn trong vận động, chúng ta hiểu rất rõ một trong hai thái cực, đó là trạng thái đứng yên, và chúng ta hiểu rõ nó đến nỗi chúng ta thậm chí muốn coi trạng thái đứng yên này là tuyệt đối, trong khi nó chỉ là tương đối. Mà vận động không phải thuộc bản chất của vật chất, nếu nó có thể được quan niệm trong trạng thái đứng yên.

[217] Các nhà hóa học coi nhiên tố hay nguyên tố của lửa như là tản mát, bất động và bị tù hãm trong các hỗn hợp mà nó là một thành phần cho đến khi các nguyên nhân ngoại lai làm nó tỏa ra, tập hợp lại, đưa nó vào vận động và biến nó thành lửa.

[218] Tôi đã cố hết sức để tìm hiểu một phân tử sống mà không sao có thể đi đến đích. Ý tưởng về vật chất đang cảm nhận mà không có các giác quan đối với ta là khó hiểu và mâu thuẫn. Để chấp nhận hay vứt bỏ ý tưởng này phải bắt đấu bằng việc hiểu nó, và ta thú nhận rằng ta không có cái hạnh phúc ấy.

[219] Liệu người ta có tin rằng sự lố lăng của con người lên đến mức này không nếu như người ta không có chứng cứ về điều đó? Amatus Lusinatus đoán chắc rằng đã thấy một người tí hon bằng ngón tay cái bị nhốt trong cái cốc mà Julias Camillus, như một Prométhée thứ hai, đã làm ra bằng thuật giả kim. Paracelse (một thầy thuốc và nhà giả kim Thụy Sĩ) trong cuốn Natura return dạy cách sản xuất ra những người tí hon này và ủng hộ ý kiến cho rằng những người lùn pygmée, các dã thần, sơn thần và nữ thủy thần đều được sinh ra từ hóa học cả. Thực vậy, tôi thấy rằng từ nay thật không còn mấy việc để làm rõ khả năng hiện thực của các sự kiện này, nếu không phải là đề xuất rằng chất hữu Cơ chịu được sức nóng của lửa và các phân tử của nó có thể duy trì sự sống trong lò lửa phản xạ.

[220] Tôi nghĩ rằng, khoa triết học đương thời không hề nói rằng các hòn đá suy nghĩ được mà ngược lại đã phát hiện ra rằng con người không hề suy nghĩ. Triết học này chỉ thừa nhận có các bản thể có cảm giác trong tự nhiên mà thôi, và tất cả sự khác biệt giữa con người và tảng đá theo triết học ấy là ở chỗ con người là một bản thể có cảm giác, có tri giác còn tảng đá là một bản thể có cảm giác nhưng không có tri giác. Nhưng nếu như mọi vật chất đều cảm nhận được thì tôi còn biết đâu là bản vị có cảm giác hay cái tôi của cá thể? Cái đó sẽ nằm trong mỗi phân tử vật chất hay trong các vật thể được ngưng hợp lại từ nhiều chất? Tôi cũng sẽ phải xếp lại bản thể này vào loại chất lỏng, chất rắn, vào loại các hợp chất hay vào loại các nguyên tố. Người ta bảo rằng trong tự nhiên chỉ có các cá thể. Nhưng các cá thể ấy là gì? Hòn đá ấy phải chăng là một cá thể hay một ngưng kết các cá thể? Liệu nó có phải là một bản thể duy nhất có cảm giác hay nó chứa bao nhiêu hạt cát là chứa chừng ấy bản thể có cảm giác? Nếu mỗi nguyên tử của nguyên tố là một bản thể có cảm giác thì làm sao tôi hiểu nổi mối giao lưu thầm kín bên trong làm cho cái này cảm thấy ở trong cái kia sao cho hai cái bản ngã của chúng nhập vào làm một? Sự hấp dẫn có thể là một quy luật của tự nhiên mà chúng ta chưa biết rõ được sự huyền bí; nhưng ít ra chúng ta hiểu được rằng sự hấp dẫn là tùy thuộc vào khối lượng mà tác động không có gì xung khắc với quảng tính và tính có thể phân chia ra các bộ phận nhỏ. Bạn có thấy rằng cảm tưởng cũng giống hệt như thế không? Các bộ phận có cảm giác là quảng tính nhưng bản thể có cảm giác là vô hình và đơn nhất; nó không phân chia ra được, nó là toàn vẹn hoặc không là gì, vậy bản thể có cảm giác không phải là một vật thể. Tôi chẳng biết các nhà duy vật của chúng ta hiểu nó như thế nào nhưng tôi nghĩ rằng cũng chính những trở ngại buộc họ phải vứt bỏ sự suy nghĩ này sẽ buộc họ vứt bó nốt cảm tính, và tôi không rõ Vì sao đã bước cái bước đầu tiên mà lại không bước thêm bước nữa mà nào họ có mất thêm gì đâu? Và chính vì họ tin chắc rằng họ không suy nghĩ thế sao họ lại dám nhận rằng họ cảm nhận được?

[221] Khi những người cổ đại gọi Thượng đế là đấng tốt nhất có nhiều nhất, họ đã nói rất đúng; nhưng nếu họ nói rằng đấng có nhiều nhất thì tốt nhất họ sẽ nói chính xác hơn, chính là vì lòng tốt của Người xuất phát từ sức mạnh của Người; Người tốt Vì người lớn mạnh (Optimus maximus và Maximus optimus).

[222] Không phải vì chúng con, không phải vì chúng con, hỡi Người, nhưng để sang danh Người, nhưng để tôn vinh Người, cầu Chúa hãy cho chúng con tái sinh! (Psaumes, l15).

[223] Các giác quan hữu thể thụ động được nói tới ở đây có nghĩa là “thân xác”, còn trái tim hay tấm lòng, hữu thể tác động là “tâm hồn”.

[224] Triết học đương thời chỉ chấp nhận cái mà nó giải thích trong khi hết sức tránh việc chấp nhận cái năng lực tối tăm được gọi là bản năng dường như chỉ đạo các động vật hướng đến một mục đích nào đó mà không cần một hiểu biết nào đã thu nhận được. Bản năng theo một nhà triết học thông thái nhất của chúng ta là Condillac chỉ là một tập quán không có suy nghĩ nhưng lại có thể thu nhận được nhờ suy nghĩ, và theo cách mà ông giải thích tiến trình này, thì là phải đi đến kết luận rằng trẻ con suy nghĩ nhiều hơn người lớn; một nghịch lý khá kỳ lạ đáng để bỏ công ra mà kiểm nghiệm. Ỏ đây ta không đi vào cuộc tranh luận này, tôi hỏi rằng tôi phải đặt cái tên gì cho sự hăng hái ở con chó của tôi khi nó đuổi cắn những con chuột chũi mà nó không thèm ăn thịt, đặt tên gì cho sự kiên trì có khi khiến nó rình chuột đến hàng mấy giờ, và cho tài khéo léo để tóm gọn lũ chuột, quăng chúng khỏi mặt đất khi chúng thò lên rồi cuối cùng mới biết chúng, rồi bỏ mặc ở đó, mà chẳng bao giờ có ai lại đi dạy cho nó trò săn bắt ấy, và dạy nó học được rằng ở chỗ ấy có chuột chũi. Tôi còn hỏi, và điều này quan trọng hơn, rằng tại sao lần đầu tôi dọa cũng con chó ấy, thì nó nằm lăn lưng xuống đất, bốn chân gập lại, với một thái độ van xin và thích hợp nhất để làm tôi mủi lòng; cái tư thế mà nó chẳng đời nào duy trì nếu tôi không xiêu lòng mà lại đánh nó trong trạng thái ấy. Sao! Con chó của tôi còn bé tí tẹo mà gần như là vừa mới đẻ ra, mà nó lại tiếp thu được những ý tưởng luân lý ư? Nó có biết cái gì là sự khoan hồng và lòng cao thượng? Dựa vào những hiểu biết đã thu nhận được như thếnào mà nó lại hy vọng làm tôi nguôi giận bằng cách mặc cho tôi muốn làm gì nó cũng được? Tất cả các con chó trên đời này đều gần như cùng làm thế trong trường hợp này và ở đây tôi không nói rằng mọi người không thể kiểm chứng lại. Xin các nhà triết học vẫn phủ nhận bản năng một cách hết sức khinh thường, hãy giải thích sự kiện này chỉ bằng hoạt động của các cảm giác và các hiểu biết mà chúng đã làm cho chúng ta tiếp nhận được; xin các nhà triết học nọ hãy giải thích một cách thỏa đáng cho mọi con người có ý thức về điều đó; thế thì tôi sẽ chẳng còn gì để nói, và tôi sẽ không nói về bản năng nữa.

[225]* Caton bênh vực tự do và nghị viện, chống lại César, bị bại trận ở Thapsus, ông mổ bụng tự sát ở Ultice.

[226] Năm Rousseau viết quyên này có vụ án Calas bị án oan giết con Vì sợ con cải đạo Calas bị tử hình năm 1762 và được phục hồi án oan năm 1765 do sự biện hộ của Voltaire.

[227]* Catilina, Nhà quý tộc cổ La Mã (109-62 trước CN) âm mưu chống nghị viện La Mã bị Cicéron phát giác, chết ở Pistola.

[228]* Jupiter: Theo thần thoại Latin là chúa tể các thần linh. Ông lật đổ cha mình là Saturne, thắng Tibaus, giao cho Neptune giữ Biển, Phéton giữ Địa ngục còn mình giữ Thiên đường và Dương thế, kiêm luôn Thời gian, ánh sáng và Sấm sét.

[229]* Xénocrate: Triết gia Hy Lạp ở Chalcédoine (406-314 trước CN) là học trò của Platon, cố dung hòa tư tưởng của Platon và Pythagore. Theo Diogène Laorce, hai kỹ nữ Phryné và Laĩs đã không quyến rũ nổi Xénocrale.

[230] Lucrèce người La Mã chết vì phẫn nộ do bị con trai của Tarquin cưỡng hiếp. Biến cố này là lý do lật đổ vương triều Tarquin vào năm 510 trước CN. Vénus là thần ái tình trong thần thoại Latin.

[231] Các xóa bỏ ở bản thảo chứng tỏ Rousseau tưởng rằng thần Jupiter đã xẻo thịt ở thân thể cha mình là Saturne, nhưng thực ra chỉ đuổi cha để chiếm ngai vàng thôi. Theo M. Monet thì có lẽ thần Kronos (tức Saturne) đã xẻo thịt cha mình là Uranus. Theo luật La Mã cổ đại người cha có quyền giết chết con đẻ của mình.

[232] Về một số phương diện nào đó các ý tưởng là các tình cảm và các tình cảm là các ý tưởng. Hai danh từ này phù hợp với mọi nhận thức chi phối ta về đối tượng của nó, và về chính chúng ta là kẻ chịu sự tác động của đối tượng ấy: Chỉ có trình tự của sự tác động này định ra được cái tên gọi cho hợp với nó mà thôi. Khi nào thoạt tiên quan tâm đến đối tượng, ta chỉ nghĩ đến ta do phản xạ, đó là một ý tưởng; trái lại, khi nào ấn tượng tiếp nhận khêu gợi sự chú ý đầu tiên của ta và chỉ do phản xạ mà ta nghĩ đến đối tượng gây ra thì đó là một tình cảm.

[233]* Theo tác giả trình bày ở phần trên thì lương tâm là nguyên khởi của lý trí.

[234]* Protée: Thần biển, con trai của Neptune, được cha phú cho khả năng tiên tri, nhưng thường không chịu nói ra và để thoát khỏi những người vây ép ông trả lời, ông biến đổi hình dạng theo ý muốn. Protée trong chuyện ngụ ngôn là mượn hình ảnh nhân vật này trong thần thoại.

[235] Đấy, tôi tin rằng đây là điều thầy trợ tế tốt bụng muốn nói với công chúng vào lúc này.

[236]* Lời Chúa Kitô nói với dòng Samaritaine.

[237]* Một tu sĩ có thiện tâm và thông thái nói rằng mọi người ai cũng bảo là họ khăng khăng giữ ý tưởng này và tin chắc như thế, (và mọi người đều sử dụng lối nói khó hiểu ấy) rằng đó không do một ai cả, không do một tạo vật nào mà là do Chúa.

Nhưng, nói cho đúng, không phải để làm vừa lòng mà cũng không giấu giếm, dù Người từng nói thế nào thì những chuyện ấy cũng đều do bàn tay và thủ đoạn của con người nắm giữ; chứng cớ đầu tiên là cái cách mà các tôn giáo được tiếp nhận trên thế giới và vẫn còn từng ngày luôn luôn được tiếp nhận bởi các cá nhân: dân tộc, đất nước, nơi chốn đưa ra tôn giáo: Con người ta thuộc về tôn giáo của nơi mà người ta sinh ra và lớn lên: Chúng ta là những người được cắt bao quy đầu được đặt tên thánh, là những người Do thái, là người đạo Hồi, là người Thiên chúa giáo, ngay từ trước khi mà chúng ta biết được chúng ta là người: Tôn giáo không phải là do sự lựa chọn và quyết định của chúng ta; chứng cớ là sau này cuộc sống và các phong lục thật ít phù hợp với tôn giáo; chứng cớ là nhân những cơ hội của từng người và cũng thật chẳng đáng kể gì mà người ta đi đến chỗ chống lại nội dung tôn giáo của mình.” Charron, De la Sagesse, quyển II chương V, trang 257, Bordeaux, 1601.

Thật có vẻ rất đúng là lời tuyên tín chân thành của nhà thần học miền Condom không có gì khác nhiều với lời tuyên tín của thầy trợ tế xứ Savoie.

[238] Điều này là chính thức ở hàng ngàn chỗ trong Thánh thư, và được nói đến ở nhiều chỗ khác trong bộ sách Deutéronome (Bài ca tụng thứ hai) chương XIII [tác phẩm cuối cùng của Pentatenque-ND] trong đó nói rằng nếu một nhà tiên tri thông báo các vị thần lạ và xác minh lời nói của mình bằng những điều kỳ diệu và điều mà ông ta dự báo xảy ra, thì người ta chẳng hề lưu tâm tới đến điều này, mà xử tử nhà tiên tri ấy. Vậy khi những kẻ tà đạo xử tử những người truyền giáo vì tuyên bố với họ về một vị thần lạ, và chứng thực sứ mệnh của mình bằng các lời tiên tri và các phép mầu. Ta không thấy người ta có thể đưa ra điều gì vững chắc để phản bác những kẻ tà đạo, mà họ không lập tức có thể đáp trả lại để chống chúng ta. Mà làm thế nào trong trường hợp như thế này? Chỉ có mỗi một việc: Trở về với sự lập luận còn phép mầu thì hãy cứ để đó đã tốt hơn cả là đừng có nhờ cậy ở phép mầu. Chính đó là lương tri đơn giản nhất mà người ta chỉ làm cho u tối đi vì những sự phân biệt ít ra cũng rất tinh vi tế nhị. Những đieu tế nhị trong Thiên chúa giáo! Mà Jésus-Chirst thế là đã lầm khi hứa tặng vương quốc trên trời cho những người bình thường; cho nên ông ta đã lầm khi mở đầu những lời nói đẹp đẽ nhất của mình bằng cách ca ngợi những người trí tuệ nghèo nàn; nếu như phải có rất nhiều trí tuệ để mà nghe học thuyết của ông và học được rằng nên tin ở ông ta. Khi các vị chứng tỏ được cho tôi rằng tôi phải chịu phục đi thì một sự sẽ tốt đẹp cả: Nhưng để chứng tỏ cho tôi điều đó, xin các vị hãy đặt mình vào tầm cỡ của tôi; hãy đem so đo các lập luận của các vị với cái khả năng của một kẻ nghèo nàn về tinh thần hoặc tôi không còn nhận ra được các vị là đệ tử thật của quý sư phụ, và điều mà các vị nói cho tôi hay chẳng phải là chủ thuyết của ông thầy.

[239] Plutarque thuật lại rằng những người khắc kỷ, ngoài các nghịch lý kì dị khác, họ còn chủ trương rằng trong một phán xét đối địch thì nghe hai bên đương sự hật là vô ích. Vì, họ nói rằng, hoặc người thứ nhất đã chứng minh được lời nói của hắn, hoặc hắn không chứng minh được lời nói đó: Nếu hắn đã chứng minh được thì mọi việc đều xong, và bên đối địch phải bị kết án; nếu hắn đã không chứng minh được thì hắn đã sai và phải bị bác đơn. Tôi nhận thấy rằng phương pháp của tất cả những người chấp nhận một sự mặc khải độc nhất rất giống với phương pháp của những người theo chủ nghĩa khắc kỷ ấy. Ngay khi mỗi người cho rằng riêng mình mới có lý, thì muốn lựa chọn giữa bấy nhiêu phe phái, ta phải nghe tất cả các phe phái ấy, nếu không ta sẽ bất công.

[240] Chỉ Do Thái giáo

[241] Chỉ Hồi Giáo

[242] Chỉ Cơ Đốc Giáo

[243] Ở các đoạn sau Rousseau chỉ tách riêng sách Phúc âm ra khỏi các Thánh thư mà ông chỉ trích.

[244] Trong hàng ngàn sự kiện đã biết thì đây là một sự kiện không cần phải bình luận. Ở thế kỷ XVI các nhà thần học Thiên chúa giáo đã đốt sạch các sách vở của người Do thái, không có phân biệt loại sách gì. Nhà thông thái và nổi danh đương thời Reuchlin, được hỏi ý kiến và việc này, chuốc lấy những điều khủng khiếp suýt khiến ông lâm nguy, chỉ vì có mỗi một lời khuyên là có thể giữ lại những cuốn sách nào không nói gì đến chống Cơ đốc giáo và trình bày những vấn đề không liên quan đến tôn giáo.

[245]* Nhà điêu khắc, cha của Socrate.

[246] Xin xem trong Bài thuyên giảng trên núi, Người tự tạo ra sự song hành về đạo đức của Moĩse và của Người.

[247] Bổn phận theo và yêu tôn giáo của xứ sở mình không trải rộng đến tận những tín điều trái với đạo đức tốt chẳng hạn như tín điều về sự cố chấp không dung thứ. Chính tín điều khủng khiếp này đã võ trang cho con người để những người này chống lại những người khác và làm cho họ trở thành mọi kẻ thù của loài người. Phân biệt giữa sự dung hòa trong đời sống dân sự và sự dung hòa về thần học là ấu trĩ và hão huyền. Hai sự dung hòa này không thể tách rời, và ta không thể chấp nhận cái này mà bỏ cái kia. Ngay cả các thiên thần cũng không sống yên bình với những kẻ họ coi là kẻ thù của Chúa.

[248] Abraham: Nhân vật trong Kinh Thánh, nổi tiếng vâng lời Chúa trời nên nhiều lần được Người ban phúc, mà một trong số đó là làm cho vợ chồng Abraham sinh được con trai Isaac khi tuổi đã già.

[249] Hai bên đã bài xích lẫn nhau bằng biết bao điều ngụy biện thành thử nếu muốn nêu lên tất cả những điều đó thì sẽ là một công việc mênh mông và táo bạo; ghi lại vài điều theo chừng mực chúng xuất hiện đã là rất nhiều rồi. Một trong những cái quen thuộc nhất ở phái triết gia là đem đối lập một đám giả định là gồm các triết gia tốt với một đám tín đồ Cơ đốc xấu xa: Cứ làm như là đám triết gia thực sự dễ dàng tạo lập hơn là một đám giáo hữu Cơ đốc chân chính! Tôi không rõ liệu giữa các cá nhân lại có người này thì dễ tìm ra hơn người kia không; nhưng tôi biết chắc rằng ngay từ khi đã là vấn đề của đám đông thì phải coi như họ sẽ lạm dụng triết học mà không kể đến tôn giáo, cũng như dân chúng lạm dụng tôn giáo mà không kể đến triết học. Và điều đó tôi xem như là làm thay đổi rất nhiều thực trạng của vấn đề.

Bayle đã chứng minh rất rõ rằng sự cuồng tín thì ác hại hơn thói vô thần, và điều đó là không thể chối cãi được; nhưng điều ông chẳng muốn nói ra và cũng chẳng kém phần chân thật, chính là thói cuồng tín dù có khát máu và độc ác, vẫn cứ là một đam mê lớn lao và mạnh mẽ, nó vực dậy lòng người, làm cho người ta khinh thường cái chết. Tạo ra cho con người một sức bật phi thường và chỉ cần phải điều khiển khéo léo hơn để rút tỉa từ đó những đức hạnh thanh cao nhất: Còn thì ở thói vô thần, và nói chung là tinh thần hay lý sự và hay triết lý, gắn bó với cuộc sống, làm mềm yếu, làm hèn hạ tâm hơn mọi người, tập hợp mọi đam mê vào sự thấp hèn của lợi ích riêng, vào sự ti tiện của bản ngã con người, và như thêm ngấm ngấm làm xói mòn những nền tảng chân chính của toàn xã hội; bởi vì nét chung của các lợi ích riêng tư thì chẳng có gì mấy, không sao cân bằng được với những cái chống đối với chúng.

Nếu thói vô thần không làm đổ máu của mọi người, thì vì yêu hòa bình ít hơn là vì thờ ơ với cái thiện: Cứ như là mọi việc cứ diễn ra, chẳng can hệ mấy đến vị tự nhận là hiền triết, miễn sao ông ta cứ yên ổn trong phòng làm việc của mình. Những nguyên tắc của ông ta không gây ra chết người nhưng chúng cản trở mọi người sinh ra bằng cách hủy diệt các phong tục khiến con người sinh sôi, bằng cách tách họ ra khỏi giống loài của mình, quy rút tất cả mọi cảm tình của họ vào một sự ích kỷ thầm kín, cũng gây tác hại cho dân chúng như là cho đức hạnh. Sự thờ ơ về triết học giống như sự lặng thinh của nhà nước đối với sự chuyên chế, đó là sự lặng thinh của cái chết: Nó còn có tác dụng hủy diệt nhiều hơn cả chiến tranh.

Cho nên thói cuồng tín, cho dù là tác hại trong các ảnh hưởng tức thời nhiều hơn cái mà ngày nay người ta gọi là đầu óc triết lý, lại tác hại ít hơn trong rất nhiều trong các hậu quả của nó. Vả chăng thật là dễ dàng gieo rắc các châm ngôn đẹp đẽ trong các sách vở, nhưng vấn đề là ở chỗ phải biết rằng liệu những châm ngôn ấy có được rút ra một cách tất yếu từ đó không; và chính là điều mà cho đến tận bây giờ có vẻ vẫn còn chưa sáng tỏ. Vẫn còn phải biết rằng liệu triết học, với sự thuận lợi và ở trên thế thượng phong, có chế ngự được thói tự kiêu vặt, sự hám lợi, sự tham vọng, những đam mê nhỏ nhen của con người không, và liệu triết học có thực hiện được cái lòng nhân đạo thật là dịu ngọt ấy như là nó vung tay phóng bút khoác lác với chúng ta không.

Thông qua các nguyên tắc, triết học không thể làm được một điều thiện nào mà tôn giáo thì lại còn làm được điều đó tốt hơn, và tôn giáo lại làm được điều đó nhiều hơn so với triết học chẳng làm được gì.

Thông qua thực tiễn, đấy lại là một việc khác; nhưng vẫn còn phải xem xét kỹ. Chẳng có ai theo hoàn toàn tất cả mọi quan điểm trong tôn giáo của mình khi người ta có một tôn giáo: Đây là sự thực; phần lớn ít có tôn giáo, và chẳng theo đuổi gì hết tôn giáo mà họ có: Đây cũng lại là sự thật; nhưng rốt cuộc một vài người nào đó có được một tôn giáo thì theo nó ít ra là được một phần nào; và chắc chắn rằng các lý do tôn giáo thường ngăn chặn họ làm điều xấu, và khiến họ có đức hạnh, những hành động đáng biểu dương là những cái không thể có được nếu không có các lý do tôn giáo đó.

Sao mà có được một tu sĩ lại chối một món đồ giữ hộ, họa chăng trừ phi có một kẻ ngu ngốc đã phó thác nó cho ông ta? Nếu như Pascal đã có lần chối việc này, thì điều đó chứng tỏ rằng Pascal là một kẻ đạo đức giả không hơn không kém. Nhưng đây lại là một tu sĩ! Vậy những kẻ làm ăn bất chính về tôn giáo có phải là những người có tôn giáo hay không? Mọi tội lỗi xảy ra trong giới tu sĩ cũng giống ở những nơi khác, không hề chứng tỏ rằng tôn giáo là vô ích, mà chứng tỏ rằng quá ít người có tín tâm.

Những chính quyền hiện đại của chúng ta mắc nợ Cơ đốc giáo một cách không sao chối cãi được về việc họ có uy quyền vững chắc hơn và các cuộc cách mạng bớt thường xuyên hơn; Cơ đốc giáo đã khiến bản thân họ trở nên bớt khát máu hơn; điều đó được chứng minh bằng sự thực khi đem so sánh với các chính quyền thời cổ. Tôn giáo được biết đến nhiều hơn, vì tránh được thói cuồng tín nên đã làm cho các phong tục Cơ đốc giáo mềm mỏng hơn. Sự thay đổi này không phải là kết quả của văn chương; bởi vì ở mọi nơi, mà văn chương từng chói lọi thì loài người đã chẳng vì thế mà được tôn trọng hơn; những thói độc ác của người Athènes, của người Ai Cập, của các vua chúa thành Rome, của người Trung Hoa chứng tỏ điều đó. Có biết bao việc của lòng khoan dung là công trình của Phúc âm! Có biết bao sự đền bù, sửa lỗi, mà việc xưng tội lại chẳng khiến cho các giáo hữu Cơ đốc giáo thực hiện! Ở xứ ta, gần đến các thời kỳ làm lễ ban thánh thể diễn ra biết bao cuộc hòa giải và các cuộc phát chẩn bố thí! Kỳ khánh hạ 50 năm một lần của người Hébreu Do thái cố làm cho những kẻ chiếm ngôi bớt ham hố biết bao! Có biết bao sự cùng khổ đã được ngăn chặn! Lòng bác ái theo luật định đã đoàn kết cả một quốc gia: Không ai thấy có một người ăn mày nào ở nước họ. Người ta cũng không hề thấy ăn mày ở Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi các tổ chức kính tín là nhiều vô kể, họ đều hiếu khách theo nguyên lý của tôn giáo, ngay cả đối với những đối thủ của tín ngưỡng của họ.

Theo Chardin thì “những người Hồi giáo nói rằng sau cuộc kiểm tra tiếp theo cuộc phục sinh nhân loại sau ngày mạt kiếp, mọi thân xác sẽ phải đi qua một chiếc cầu gọi là Poul-Serrho được bắc qua ngọn lửa vĩnh cửu, chiếc cấu mà người ta có thể gọi là cuộc thử thách thứ ba và cuối cùng và là cuộc phán xét thực sự cuối cùng, bởi vì chính là ở đó mà người ta tách riêng những người tốt ra khỏi những kẻ ác v.v…”

Chardin nói tiếp rằng “những người Ba Tư rất mê tín cái cầu này và khi có ai đó phải chịu đựng sự đối xử bất công mà anh ta không thể nào khắc phục nổi bằng bất kỳ con đường nào và ở bất kỳ thời gian nào, niềm an ủi cuối cùng của anh ta chỉ là nói rằng: “Này! Nhờ trời cho sống, ngươi sẽ phải đền bù cho ta gấp bội về việc này vào ngày cuối đời, ngươi sẽ không đi qua được cây cầu Poul-Serrho nếu ngươi không làm ta hả giận trước đó! Ta sẽ túm lấy tà áo của mi và lăn xả vào chân mi! Tôi đã thấy vô số người danh cao vọng trọng, và thuộc đủ mọi nghề, vì sợ rằng người ta phản đối kịch liệt như thế với mình khi đi qua cây cầu đáng sợ đó nên đã van xin những người từng phàn nàn về họ trước đây để được tha thứ: Điều đó đã xảy ra với chính tôi đến hàng trăm lần. Bọn thân sĩ đã từng quấy rầy khiến tôi phải làm những việc khác với điều mà tôi hằng mong muốn sau một khoảng thời gian cho rằng tôi đã nguôi nỗi phiền muộn, liền lân la đến bên tôi mà nói rằng: “Tôi cầu xin anh đây, halal be con antehifra”, nghĩa là anh hãy vì tôi mà coi vụ việc ấy là hợp pháp hay là công bằng. Thậm chí một vài người lại còn đem cho tôi quà cáp và giúp đỡ việc này việc nọ, nhằm làm cho tôi tha thứ cho họ đồng thời, tuyên bố rằng tôi vui lòng làm việc ấy: Chẳng có nguyên nhân nào ngoài lòng tin rằng người ta không qua được cái cầu của địa ngục nếu chưa dâng bài thơ tứ tuyệt cuối cùng cho kẻ đã bị người ta đàn áp khi xưa.” (Tập VII, trang 50).

Liệu tôi có tin được rằng ý tưởng về cây cầu sửa lại được biết bao nhiêu bất công mà không bao giờ phòng ngừa được bất công chăng? Liệu rằng nếu xóa bỏ được ý tưởng này của người Ba Tư bằng cách thuyết phục họ rằng chẳng làm gì ra cả cái cầu Poul-Seriho lẫn một cái gì tương tự, nơi mà những người bị áp bức được trả thù các bạo chúa của họ sau cái chết thì có phải là điều đó làm cho bọn bạo chúa này thật khoái trá, và trút nhẹ cho họ niềm băn khoăn phải xoa dịu những con người đau khổ ấy không? Vậy thật là sai lầm nếu coi cái chủ thuyết này không hề có hại gì, vậy đó sẽ không phải là điều có thực.

Hỡi triết gia, các luật đạo đức của người thật là quá đẹp đẽ, nhưng hãy làm ơn chỉ cho ta sự thừa nhận các luật này. Hãy thôi đừng nói bậy một lát đi, và hãy nói rõ ràng cho ta hay người đem cái gì thay chỗ cho cái cầu Poul Serrho.

[250] Không ai xem thường tuổi thơ ấu bằng những người vừa ra khỏi đó, cũng giống như không có nước nào lại bảo vệ các đẳng cấp cẩn thận hơn những nước có sự bất bình đẳng không lớn lắm, và ở đó ai cũng luôn luôn sợ bị hòa đồng với người dưới của họ.

[251] Những cuộc phiêu lưu của ông C. Le Beau, luật sư của nghị viện. Tập III trang 70.

[252] Nữ thần săn bắn trong thần thoại La Mã.

[253] Giới giáo sĩ La Mã đã rất khôn khéo bảo tồn các dấu hiệu đó, và, theo gương họ là một số nước cộng hòa, trong số đó có cộng hòa Venise. Cho nên chính phủ Venise, mặc dầu nhà nước bị sụp đổ, dưới bộ máy của uy quyền cổ đại, vẫn còn được dân chúng hoàn toàn mến mộ, hoàn toàn tôn trọng;-.và, sau đức Giáo hoàng đội chiếc ngọc miện của mình, thì có thể là chẳng vua chúa nào, chẳng nhà vua chuyên chế nào, chẳng có ai trên đời này được tôn kính như Đại thống lĩnh thành Venise, chẳng cần đến quyền lực, chẳng cần đến uy vũ, mà được bộ quần áo tráng lệ làm cho trở nên thiêng liêng; và dưới chiếc tù và của đại thống lĩnh được trang hoàng bằng một cái khăn bịt đầu của phụ nữ. Lễ nghi này của Bucentaure làm cho những kẻ ngu chê cười bao nhiêu thì sẽ làm cho dân thành Venise dốc hết máu mình ra để duy trì chính quyền chuyên chế của họ bấy nhiêu.

[254] Tiếng Layin: Sức mạnh xoá bỏ khó khăn.

[255] Cứ như thế có những công dân không là thành viên của Thành quốc và vì thế, họ không được tham dự vào quyền lực tối cao! Nhưng những người Pháp vì cho là thích hợp khi tước đoạt cái danh nghĩa công dân đáng kính này, ngày xưa thuộc vế các thành viên của các thành quốc Caulois, nên đã xuyên tạc quan niệm về công dân, đến nỗi người ta không còn hiểu ra sao về chuyện đó. Có người vừa viết cho tôi vô khối chuyện bậy bạ chống lại cuốn La Nouvelle Héloíc (của tác giả-ND) đã trang điểm cho chữ ký của mình bằng chức danh công dân thành Paimboeuf và tưởng rằng giễu cợt tôi một cách tuyệt vời.

[256] Điều này đã được chứng minh trong Tiểu luận về nguồn gốc các ngôn ngữ, sẽ có thể tìm được ở một tập các bài viết của tôi.

[257]* Tiếng Latin: “Hãy dừng bước, hỡi khách qua đường, người đang xéo lên một vị anh hùng.”

[258]* Sardanapale hay Ashurbanipal: Vua của Assyne (vùng Lưỡng Hà) từ 669 trước CN đến 627 trước CN, là vị vua vĩ đại cuối cùng của Assyrie cổ. Ông được biết đến như một trong những quốc vương hiếm hoi của thời đại ông biết đọc và biết viết.

[259]* Tác phẩm của Virgile.

[260] Tiếng Latin: “Nơi nào sống tốt, thì đó là tổ quốc”.

[261] Hai người phụ nữ thượng lưu muốn tỏ ra vui chơi nhiều, tự tạo ra một luật lệ là bao giờ cũng chỉ đi ngủ lúc năm giờ sáng. Trong cái gay gắt của mùa đông, những người hầu của họ phải qua đêm ngoài phố để đợi họ, thật khó mà tránh khỏi bị đóng thành băng ở đó. Có một buổi tối, nói đúng hơn là một buổi sáng, mọi người vào căn hộ mà ở đó hai người quá mê mải vui chơi này để thì giờ trôi đi mà chẳng đếm: Người ta thấy họ hoàn toàn đơn lẻ, mỗi người đang ngủ trong chiếc ghế bành của mình.

[262]* Trích trong Odeo, quyển II, chương 10, tr. 5, có ý nói rằng một hoàn cảnh bình thường, toát ra sự yên tĩnh phải được tất cả mọi người ưa chuộng hơn.

[263] Tiếng Latin: Một người đàn bà đức hạnh? Người đàn bà ấy thật xa vời, đến từ tận cùng Trái đất, và có cái giá xứng đáng với họ.

[264] Có thể là ở đây có sự bất tương xứng về tuổi tác và sức mạnh nhiều đến mức để cho một cuộc cưỡng bức thực sự xảy ra: Nhưng ở đây trình bày vế tình trạng tương quan của hai giới theo trật tự của tự nhiên thì tôi đặt cả hai giới trong mối tương quan chung tạo nên tình trạng đó.

[265] Omphale: Hoàng hậu huyền thoại xứ Lylie, gắn liền với truyền thuyết về Hercule. Theo một chi tiết thời cổ đại, Hercule vừa là nô lệ vừa là tình nhân của Omphale; hoàng hậu bắt chàng mặc đồ phụ nữ và ngồi kéo sợi dưới chân bà.

[266] Không thế thì giống loài nhất thiết sẽ tàn lụi: Để giống loài được bảo toàn, thì bù đi bù lại rồi, mỗi người đàn bà con sinh ra độ bốn con: Bởi lẽ những đứa trẻ sinh ra lại bị chết đi gần một nửa trước khi có những đứa trẻ khác, và phải có hai trẻ còn sống để làm cha làm mẹ. Hãy xem liệu các thành phố có cung cấp được số dân ấy không.

[267] Sự rụt rè của phụ nữ còn là một bán năng tự nhiên chống lại nguy cơ kép mà họ phải trải qua suốt thời kỳ mang thai.

[268]* Tương đương với Athéna của thần thoại Hy Lạp, con gái của Jupiter; nữ thần trí tuệ, chiến tranh và nghệ thuật.

[269] Một đứa bé trở nên hay quấy rầy khi nó thấy làm thế là có lợi; nhưng nó không bao giờ đòi hai lần cùng một thứ, nếu câu trả lời đầu tiên luôn không thể thay đổi.

[270]* Junon: Theo thần thoại là vợ của Jupiter, con gái của Saturne. Các nhà thơ thường miêu tả Junon là một người đàn bà kênh kiệu, hay ghen tuông và thù dai.

[271]* Vénus: Nữ thần sắc đẹp và tình yêu.

[272]* Apelle: danh hoạ nổi tiếng nhất Hy Lạp, sinh ở Ephèse và sống trong triều vua Alexandre Đại đế, từng vẽ chân dung nhà vua (thế kỷ IV trước CN).

[273]* Hélène: Nữ hoàng Hy Lạp, người có sắc đẹp nổi tiếng, bị Pâris bắt, việc này quyết định cuộc viễn chinh của Hy Lạp chống thành Troie.

[274] Những người đàn bà có làn da đủ trắng để không cần dùng đến những dải thêu ren sẽ gây ra rất nhiều bực bội cho các bà khác nếu họ không mang chúng. Hầu như bao giờ cũng là những bà xấu xí quảng bá thời trang mà những người đẹp lại cứ ngu ngốc mà theo họ.

[275]* Duchapt: một bà bán hàng thời trang nổi tiếng thời bây giờ.

[276] Nếu có chỗ nào đó mà tôi viết con không biết thì tức là cô bé trả lời khác với ý mình, phải dè chừng câu trả lời của cô bé và phải khéo léo làm cho cô nói rõ ra.

[277] Cô bé nói thế vì cô đã nghe người ta nói thế; nhưng cần phải xác minh xem liệu cô có được ý tưởng gì đó đúng đắn vế cái chết chưa, bởi vì ý tưởng này không phải là đơn giản đến thế cũng như là ngang tầm hiểu biết của trẻ đến như người ta nghĩ. Ta có thể thấy trong một bài thơ nhỏ Abel một ví dụ về cái cách mà ta phải đưa đến cho trẻ ý tưởng này. Tác phẩm thú vị này toát ra một vẻ giản dị tuyệt vời mà ta học đến mấy cũng không thừa để trò chuyện với trẻ con.

[278] Ý tưởng về sự vĩnh hằng sẽ ứng dụng vào các thế hệ của con người cùng với sự ưng thuận của thần linh. Mọi sự tiếp nối về mặt số lượng quy về hành động đều không tương thích với ý tưởng này.

[279]* Tiếng Latin: Người đàn bà dùng mọi mánh khoé để tóm thêm vào lưới anh nhân tình mới nào đó; không phải với mọi người cũng không phải luôn luôn cô giữ nguyên vẹn vẻ mặt, mà cô thay đổi, thái độ và dáng vẻ tuỳ lúc.

[280] Nữ thần sông núi được khổng lồ một mắt Polyphème yêu nhưng nàng lại yêu chàng chăn cừu Acis.

[281] Tôi biết rằng những người đàn bà ở một điểm nào đó công khai đứng về một phía, rõ ràng cố ý tự đề cao sự thẳng thắn ấy, và thề rằng ngoài việc này ra thì chẳng còn gì đáng quý mà người ta thấy được ở các cô, nhưng tôi cũng biết rõ rằng họ chỉ thuyết phục được điều đó cho những thằng ngốc. Cái phanh lớn nhất của nữ giới đã bị gỡ bỏ thì còn gì để kiềm chế họ được. Và có danh dự nào mà họ còn phải coi trọng nữa sau khi đã từ bỏ cái danh dự được coi là riêng của họ? Một khi đã buông thả cho những đam mê của mình, họ chẳng còn thiết gì đến việc kìm hãm chúng: “Nec femina, amissa pudicitia, alia abnuerit: Khi người đàn bà chẳng còn e lệ nữa, thì cô ta chẳng từ chối bất cứ cái gì.” (Tacite). Liệu có bao giờ có tác giả nào hiểu lòng người thuộc cả hai giới hơn người đã nói ra câu đó?

[282] Đường đi của người đàn ông thời trẻ tuổi là một trong bốn sự việc mà nhà hiền triết không sao hiểu nổi; còn sự việc thứ năm là cái trơ trẽn của người đàn bà ngoại tình. Quae comedit et tergens os suum dicit: Non sum operata malum Proverbes xxx 20. [Ăn vụng lại khéo chùi mép-ND].

[283]* Volsque: Tộc người Italia cổ.

[284]* Coriolan: Vị tướng người La Mã, đánh bại người Volsque.

[285]* Tiếng Latin: Cô ả này đã sa ngã, chỉ giữ gìn vì không được phép (Ovide).

[286]* Brantôme kể rằng, vào thời Francois đệ Nhất, một cô gái trẻ có người tình là một anh chàng ba hoa khoác lác, bắt anh phải im lặng tuyệt đối và vô thời hạn mà anh ta đã giữ rất nghiêm túc được suốt hai năm ròng, làm người ta cứ tưởng anh bị câm do bệnh tật. Một hôm đang đông đủ bạn bè, cô người yêu của anh, vì ở thời bấy giờ tình yêu được giữ bí mật nên mọi người không biết cô là người yêu của anh, khoe rằng chữa được cho anh khỏi ngay lập tức, và cô làm ngay bằng cách chỉ nói với anh một lời:”Nói đi”. Phải chăng không có gì là lớn lao và anh hùng trong tình yêu này? Với tất cả vẻ hào nhoáng của mình thì triết học Pythagore có làm được gì hơn thế chăng? Người ta sẽ chẳng tưởng tượng ra một nữ thần chỉ cần nói mỗi một từ mà ban cho con người khả năng phát ngôn đó sao? Ngày nay có người đàn bà nào có thể trông cậy vào chỉ một ngày giữ im lặng, dù phải trả cho việc đó toàn bộ cái giá mà cô ta có thể trả hay không?

[287]* Tiếng Latin: Cơn giận khủng khiếp của con trai Pelidae, con người không thể nhượng bộ.

[288] Tiếng Latin: Gang, nàng hỏi ta tại sao ta không muốn cưới nàng? Nàng lợi khẩu quá.

[289] Tác giả một cuốn sách giản yếu đầu tiên về kế toán.

[290]* Tiếng Pháp: Philosophe de ruelles, là những triết gia được các quý bà tiếp trong khuê phòng, khi cần lánh mặt thì nấp vào khe giữa thành thường và tường, tiếng Pháp gọi là ruelle.

[291]* Daubenton (1716-1800): Nhà tự nhiên học người Pháp.

[292]* Ông chủ nhà và vị sư phó nói về Calypso trong Những cuộc phiêu lưu của Télémaque của Fénelon, phỏng theo chủ đề về Philoclès. Télémaque đi tìm cha là Ulysse và được Nữ hoàng Calypso đón tiếp rất nồng hậu. Nhân đó, chàng gặp Eucharìs và hai người yêu nhau say đắm.

[293]* Calypso theo Émile hiểu là nữ hoàng đảo Ogygie trong Odyssée, người đã đón nhận Ulysse khi chàng bị đắm tàu và giữ chàng ở lại trên đảo mười năm.

[294]* Philoctète: Rousseau nhầm Philoclès thành Philoctète. Philoclès là nhân vật trong cổ văn về chủ để nỗi gian nan của một hoàng tử đi tìm vua cha bị mất tích (Theo Pierre Bargelin trong Rousseau, Émile ou de la éducation, Gall1mard, 1969).

[295]* Tiếng Latin: Nàng không để lộ ra, mặc dầu phấn khởi trong lòng (Tasse, Giải Phóng Jéruslem-tập anh hùng ca in năm 1575 ngợi ca cuộc thập tự chinh do Godefroi de Bouillon chỉ huy năm 1099).

[296]* Ra khỏi lâu đài người ta thấy một khu vườn rộng chừng bốn mẫu (khoảng 2 ha ngày nay-ND) trồng những cây to đầy hoa, cho những quả lê, quả thạch lựu, và nhiều giống cây thuộc loại đẹp nhất, những cây vả cho quả ngọt và những cây Ô liu xanh rờn. Quanh năm những cây này không lúc nào là không có quả: mùa đông và mùa hè, hơi thở nhè nhẹ của gió tây đồng thời làm cho những cây này thì ra quả còn những cây kia thì quả chín. Người ta thấy trái lê và trái táo chín già và héo đi trên cây, quả vả khô đi trên cây vả, và cả chùm còn dính với cuống. Cây nho không bao giờ tàn lụi không ngừng ra những chùm nho mới; người ta nấu chín và giầm đường nho của một số cây này ở khoảng rộng ngoài nắng, trong khi ấy lại hái nho ở những cây khác, chỉ để lại trên cây những bông hoa, những quả còn xanh, hay những quả đang chuyển sang màu thẫm. Ỏ một đầu vườn, có hai mảnh đất hình vuông, được vun trồng cẩn thận; phủ đầy hoa quanh năm, được dựng lên hai bể chứa nước, một bể dùng để phân phối nước cho cả khu vườn, còn bể kia sau khi dẫn nước chảy qua lâu đài thì nước được dẫn tới một két nước đặt rất cao trong thành phố để cấp nước cho dân chúng.

Trên đây là mô tả vườn thượng uyển của nhà vua Alcinoũs, ở truyện thứ bảy của bộ Odyssée; thật xấu hổ cho ông già Homère mơ mộng và các ông hoàng thời đại ấy ở đó không có hàng rào mắt cáo, cũng không thấy có các pho tượng, các thác nước, cả bồn cỏ cũng không.

 

[297] Tôi đoán chắc rằng tôi phần nào biết ơn bà mẹ 5ophie vì đã tránh cho xà phòng khỏi làm hại những bàn tay mềm mại như tay cô mà Émile chắc rất hay hôn lên.

[298]* Bạn của Ulysse và là sư phó của Télémaque. Theo huyền thoại thì Athéna thường lấy hình ảnh của Mentor và lời nói của ông để khuyên răn người con của Ulysse. Fénelon đã phỏng theo truyền thống này khi viết cuốn Télémaque.

[299]* Thường gọi là Franois l’Albani, họa sĩ Ý sinh ở Bologne (1578-1660). Được tôn vinh là họa sĩ của vẻ kiều diễm, nhà thơ trữ tình của hội họa.

[300]* Họa sĩ tài danh của trường phái La Mã (1488-1520) từng trang trí cho Vatican, chết trẻ nhưng để lại nhiều tác phẩm bất hủ trong đó có bức cô làm vườn xinh đẹp.

[301]* John Milton, nhà thơ Anh sinh ở Lon don (1608-1874). Sau khi từ bỏ binh nghiệp về với cuộc sống riêng, nghèo, bị lãng quên, lại bị mù, ông đọc cho vợ chép thi phẩm trứ danh Thiên đường đánh mất.

[302] Loại dối trá mà tôi hiểu ở đây đối lập với loại dối trá phù hợp với họ và gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, một đàng thì che đậy những tình cảm có thật của người đàn bà, đàng khác lại là giả bộ những tình cảm mà người đàn bà không hề có. Mọi người đàn bà của giới xã giao dành cả đời mình cho việc tạo nên những chiến tích từ tính nhạy cảm giả mạo của họ, và họ chẳng bao giờ yêu một ai ngoài bán than mình.

[303]* Một chàng trai Hy Lạp được Héro yêu, nhảy xuống nước chết ở Hellespont, một tỉnh của La Mã.

[304]* Nhân mã và là sư phó của Télémaque, nhân vật chính trong cuốn sách cùng tên của Ténelon mà Sophie nói với mẹ là cô đã đọc và chịu nhiều ảnh hưởng.

[305] Chăm sóc cho một nông dân đau yếu thì không phải tẩy ruột cho anh ta bằng cách cho uống thuốc xổ, cho anh ta uống các loại thuốc, mời một nhà phẫu thuật tới cho anh ta. Những người nghèo khổ ấy khi đau ốm chẳng cần đến tất cả các thứ đó làm gì; họ chỉ cần có thức ăn tốt hơn và dồi dào hơn. Quý vị thì hãy nhịn ăn khi bị sốt; nhưng khi nông dân bị sốt, xin quý vị hãy cho anh ta thịt và rượu vang; hầu như mọi bệnh tật là do cực khó và kiệt sức; nước thuốc sắc tốt nhất của họ là ở trong hầm rượu của quý vị, người bán thuốc độc nhất của họ phải là bác hàng thịt của quý vị.

[306]* Công chúa con vua Schoenéce, nối tiếng dẻo dai và nhanh nhẹn, cô tuyên bố sẽ lấy ai chạy nhanh hơn cô. Anh chàng Hippomène đoạt giải bằng cách để rơi những thỏi vàng cho cô nhặt khiến cho cô chạy chậm lại.

[307]* Hercule ngồi quay sợi dưới chân Omphale, làm công việc của đàn bà, nay Sophie rơi vào công việc của đàn ông.

[308]* Tiên nữ, phù thủy trong sử thi Odyssée của Homère, người đã biến những chiến hữu của Ulysse thành các con vật và thuyết phục Ulysse ở lại trên hòn đảo của nàng sau trận chiến thành Troie.

[309]* Còn được gọi là “thánh nhân”, là một nhà văn và nhà giả kim thuật vùng Catalan (1235-l315) được đặt biệt danh là “kẻ cuồng tưởng”. Các tác phẩm của ông được coi là kỳ lạ nhất của triết học kinh viện.

[310]* Tên những nhà du hành người Pháp đi vòng quanh thế giới. Tavernier khám phá ra Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư và Ấn Độ.

[311]* “Ăn người nghĩa là nhờ vào sức lực người khác để đạt được mục đích của ta.

[312]* Là một người Do Thái vì không chịu bán ruộng cho nhà vua Israẽl là Achal nên bị nhà vua sai người ném đá cho đến chết.

[313] Nếu như có một thượng cấp chung, thì thượng cấp này sẽ không là ai khác ngoài quyền lợi tối thượng và lúc đó thì luật nô lệ hóa căn cứ trên quyền lực tối thượng, sẽ không phải là nguyên tắc của luật ấy.

[314] Những vấn đề và kiến giải này phần lớn trích trong cuốn Khê ước xã hội, chính nó lại trích ra từ một tác phẩm lớn hơn, được thực hiện mà không lượng được sức mình, và đã bị bỏ rơi từ lâu. Cuốn sách nhỏ mà tôi trích ra từ đó sẽ được xuất bản riêng, và đây là phần tóm lược của cuốn sách đó.

[315] Nên nhớ rằng, ở đây tôi chỉ muốn nói đến các trưởng quan tối cao hay nguyên thủ quốc gia, còn các trưởng quan khác chỉ là những kẻ thay mặt cho ông ta ở bộ phận này hay bộ phận khác mà thôi.

[316] Tiếng Latin: Không dành chỗ cho việc chuẩn bị thời chiến, cũng chẳng dành cho tình trạng an toàn thời bình (Sénèque).

[317] Từ khi tôi viết điều này, những lý lẽ ủng hộ đã được trình bày trong đoạn trích dự án này; những lý lẽ chống lại ít ra là những lý lẽ mà tôi cho là vững chắc, sẽ được tìm thấy trong một tập bài viết tiếp theo của chính đoạn trích này.

[318] Tôi chỉ biết có một ngoại lệ độc nhất là nước Tàu.

[319] Tiếng Latin: Đây là những lời chúc của tôi: một thửa đất rộng vừa phải.

[320] Ở Pháp, đàn bà thường phai nhạt trước; và điều đó phải xảy đến, bởi vì ít tiết chế được, và lại chỉ muốn được tôn trọng, khi người chồng không còn đem lại điều đó cho họ thì người ta chẳng mấy để ý đến con người anh ta. Ở  những nước khác thì trái lại, chính người chồng phai nhạt trước; đó là vì những người vợ, chung thuỷ, nhưng thiếu thận trọng, nên cứ quay lấy chồng vì những ham muốn của mình, làm cho chồng chán vợ. Những sự thật phổ biến này có thể còn nhiều ngoại lệ; nhưng tôi tin rằng đến nay đều là sự thật phổ biến cả.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.