Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy
Chương 1 Giới thiệu về NPL
Một cái tên ngắn gọn làm sao!
NLP là từ viết tắt của Neuro Linguistic Programming, nghĩa là Lập trình Ngôn ngữ Thân kinh, hay cụm từ quen thuộc hơn là Lập trình Ngôn ngữ Tu duy. Tuy nhiên, sẽ hơi dài nếu đọc tất cả những từ này nên chúng ta thường chỉ gọi tắt là NLP. NLP bao gồm 3 yếu tố cấu thành ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc hình thành trải nghiệm của con người, đó là:
Vậy, NLP là gì?
NLP là một tập hợp gồm nhiều ý tưởng và công cụ hữu ích cho cuộc sống của bạn. Nó có thề giúp bạn hiều rõ và đương đầu với những điều xảy ra trong cuộc sống hiện đại ngày nay một cách hiệu quả hơn.
Tôi thường gọi NLP là “bộ công cụ cuộc sống” – life toolbox. Thế thì có gì trong bộ công cụ ấy? Chiếc thùng này có hai ngăn: ngăn thứ nhất chứa những công cụ giúp bạn hiểu đuợc chính mình, còn ngăn thứ hai đựng những công cụ giúp bạn hiểu đuợc nguời khác. Mục đích của việc sử dụng những công cụ này là nhằm củng cố khả năng giao tiếp, tương tác hiệu quả hơn; tạo nguồn động lực mạnh mẽ, tốt đẹp cho bản thân và cho người khác; đồng thời giúp hình thành lối suy nghĩ tích cực hơn.
Bốn “trụ cột” trong NLP
1. Sự hòa hợp – hay còn gọi là cùng “tần số” với người khác
Đây là yếu tố nền tảng của NLP, đặc biệt khi bạn đang có mối quan hệ với ai đó. Nếu không tạo được sự hòa hợp với mọi người, bạn sẽ không thề giao tiếp với họ một cách hiệu quả. Sự hòa hợp giống như chiếc chìa khóa đề mở cánh cửa vào nhà người khác. (Chương 7 sẽ phân tích rõ hơn về điều này)
Hòa hợp ở đây cũng có nghĩa là phải hòa hợp với chính mình – một ý niệm đầy thách thức trong việc duy trì cảm giác thoải mái, dễ chịu với bản thân, với bản chất con người bạn và với hình mẫu người mà bạn muốn trở thành.
2. Ý nghĩa của các giác quan
Tất cả những thông tin mà chúng ta sử dụng đề giải thích và hiều rõ về thế giới xung quanh đều được cung cấp bởi năm giác quan: thị giác (nhìn thấy), thính giác (nghe thấy), xúc giác (sờ chạm và những cảm nhận bên trong), khứu giác (ngửi thấy) và vị giác (nhận biết các mùi vị). Vậy, chúng ta nhận thức về sự xuất hiện của năm luồng thông tin – từ năm giác quan – này như thế nào? (Chương 4 sẽ đề cập chi tiết hơn về vấn đề này)
3. Bạn mong muốn điều gì? (Tư duy hướng đến kết quả – outcome thinking) “Hãy bát đầu bòng những suy nghĩ về kết quá cuối cùng.”
– Steven Covey
Đây quả thực là một cách nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực, nghĩa là đừng nghĩ về những điều bạn không muốn mà chỉ tập trung vào những điều bạn mong muốn. (Sẽ được trình bày rõ ở chương 15)
4. Tính linh hoạt (trong hành vi của bạn)
Thay đổi tư duy là việc làm tốt! Một trong những định nghĩa của từ “điên rồ” là luôn làm cùng một việc nhưng lại trông chờ sẽ đạt được kết quá khác biệt. Nếu điều gì đó không mang lại kết quả, hãy chuyền sang làm việc khác. Vì vậy, mục đích cơ bản của cuốn sách này là giúp bạn thay đổi những lề thói suy nghĩ, hành động sáo mòn của mình đề có thề đạt được những điều như ý muốn.
Thái độ quyết định tất cả!
Trước đây, tôi từng điều hành một công ty riêng. Khi tuyền dụng nhân viên mới, chúng tôi thường tập trung vào thái độ của các ứng cử viên đối với công việc hơn là khả năng chuyên môn hay kinh nghiệm. Thật tuyệt khi được làm việc với những người có thái độ tốt. Vì sao lại như vậy? Bởi vì họ là những con người luôn muốn học hỏi và chủ động nâng cao năng lực bản thân. Dù trong công việc quản lý, giáo dục hay huấn luyện, việc bồi dưỡng, nâng cao khả năng cho những đối tượng có thái độ tích cực như thế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và thật đáng bõ công.
Sau đây là năm thái độ cần có đề nghiên cứu về NLP:
LƯU Ý! – Tiêu chuẩn 3R
Reg Conolly, chuyên gia đào tạo NLP của Pegasus NLP, thường sử dụng hình ảnh gợi nhớ đơn giản này – “3R”. 3R là chữ viết tắt của từ Respect (Tôn trọng), Reassurance (Trấn an) và Recognition (Công nhận). Nhưng tại sao những điều này lại cần thiết ở đây? Bởi vì trong NLP có một số ý tưởng có sức ảnh hưởng mạnh, chúng có thề được sử dụng theo những cách thức bị xem là trái với nguyên tắc đối nhân xử thế thông thường. Do đó, hãy kiềm tra xem liệu bạn đang hành động chỉ vì lợi ích cá nhân hay đang cân nhắc đến lợi ích của mọi người. Việc hiều rõ và tạo ảnh hưởng tích cực cho bản thân, cho người khác là việc nên làm, tuy nhiên không được tìm cách thao túng, lôi kéo mọi người. Vì vậy, nội dung chính của 3R là:
■ Tôn trọng người khác.
■ Trấn an mọi người (nếu cần), bởi có thề họ không mang thái độ tích cực đối với sự thay đổi giống như bạn.
■ Công nhận thực tế rằng mỗi người là một cá thề duy nhất.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.