Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy
Chương 12 Các “bộ lọc” nhận thức
Phần mở đầu
Như đã trình bày ở phần trước, mỗi người là một cá thề độc đáo và hành động theo “bản đồ thế giới” – hay thế giới quan – của riêng mình. Sau đây là một loạt ý tưởng khác có thề giúp ta hiều được chính mình và người khác, bao gồm: những điều chúng ta quan tâm, ưu tiên trong cuộc sống – hay nói cách khác, đó là cách thức chúng ta sàng lọc thông tin nhận được. NLP sẽ giới thiệu các “bộ lọc” (xu hướng nhận thức) như thế này, một trong những ví dụ điền hình là sự khác biệt giữa người lạc quan và người bi quan.
Chiếc ly này đầy 1/2 hay vơi 1/2?
Quan điểm giữa họ có nhất quán không?
Họ có thể nhìn nhận sự việc khác đi trong những bối cảnh nào?
Trong quá trình giao tiếp với nhau, việc hiểu các “bộ lọc” của người khác sẽ giúp bạn biết được họ đang nhìn ở góc độ nào. Từ đó bạn điều chỉnh lại cách nhìn của mình sao cho phù hợp hơn với cách nhìn của họ. Vì vậy, đây là một công cụ khác giúp tạo sự hòa hợp trong giao tiếp.
Sau đây là năm “bộ lọc” thông dụng nhất:
Bộ lọc 1 – “Tiếp cận” và “Tránh né”
Bạn có nhận thấy rằng một số người rất tập trung và có động lực thúc đẩy cụ thể? Họ có những mục tiêu, mục đích rất rõ ràng. Họ có tầm nhìn cho chính bản thân, tầm nhìn về tương lai của gia đình hay của doanh nghiệp họ đang điều hành. Họ năng động và hào hứng thực hiện mọi việc. Tuy nhiên, họ ít khi dừng lại để nghĩ về những rắc rối tiềm ẩn. Họ có xu hướng đè bẹp những gì cản trở họ. Đây là những người có xu hướng tiến tới. Họ biết bản thân mình muốn gì và câu cửa miệng của họ là “Tôi muốn…”.
Trái lại, những người có xu hướng “tránh né” thường chăm bẵm vào những điều mình không muốn. Họ cố tránh những nguy cơ và đảm bảo mọi thứ phải an toàn trước khi tiến lên. Họ cũng có khả năng dự đoán các vấn đề và giải quyết chúng nhưng vì quá “phòng xa” và ngại mạo hiềm mà đôi khi họ vuột mất cơ hội quý giá. Họ thường hay than phiền. Có thề họ không giỏi đưa ra mục tiêu bởi hầu hết mọi thứ trở nên kém triền vọng qua cách nhìn của họ. Nhìn chung, họ là những người khá tiêu cực.
Trong giao tiếp, những câu hỏi đơn giản sẽ giúp bạn khám phá ra ai là người có xu hướng “tiếp cận” và ai là người có xu hướng “tránh né”. Ví dụ, “Điều gì là quan trọng đối với bạn khi mua nhà?” – những người “tiếp cận” có thề tập trung vào kiều nhà mà họ thích sống, lạc quan về xu hướng tăng giá nhà, trong khi những người “tránh né” sẽ kề lề về những điều không tốt ở nơi đang sống, và lo lắng trước những khó khăn trong việc tìm kiếm một nơi ở tốt hơn, lo sợ giá nhà có thề sẽ sụt giảm.
Bộ lọc 2 – “Tự đánh giá” và “Nhận sự đánh giá”
Một số người dường như rất tự tin và tích cực. Họ tin tưởng vào phán đoán của chính mình và luôn muốn tự mình giải quyết các vấn đề. Họ tự chiêm nghiệm đề kiềm tra xem liệu hành động nào đó là đúng hay sai, không cần sự đánh giá và đảm bảo của người khác.
Người theo xu hướng “tự đánh giá” thường nói “Chỉ đơn gián là tôi biết thế’.”.
Trái lại, người có xu hướng “nhận sự đánh giá” thường trông đợi người khác xác nhận những suy nghĩ, quan điềm và quyết định của mình – “Người ta nghĩ thế nào về điều này?”. Họ không tin tưởng vào phán đoán của bản thân và phụ thuộc vào nhận định của người khác.
Bộ lọc 3 – “Ổn định” và “Thay đổi’
Một số người luôn nỗ lực đề đạt được sự ổn định lâu dài trong cuộc sống như: làm cùng một công việc, chọn mua cùng một loại xe, v.v. Họ không thích những xáo trộn, biến động đột ngột do sự thay đổi mang lại và kiên quyết chống lại ý tưởng thay đổi. Tính ổn định liên tục là điều quan trọng đối với họ.
Những người thích thay đổi sẽ dễ cảm thấy nhàm chán nên thường xuyên “nhảy” việc, đổi mới cách thực hiện các hoạt động thường ngày. Họ mở lòng chào đón sự thay đổi và những ảnh hưởng tích cực mà nó có thề mang lại bằng cách xem xét hiện trạng và có cái nhìn mới mẻ về cách thức hành động. Trong mắt những người không thích thay đổi, họ có thề bị xem là những “kẻ gây rối”.
Bộ lọc 4 – “Bức tranh lớn” và “Bức tranh nhỏ”
“Điều chỉnh góc nhìn” – một công cụ yêu thích khác của tôi trong “bộ công cụ NLP” – là khả năng nhìn sự việc dưới nhiều góc độ khác nhau từ chi tiết đến tổng thề. Ở hình minh họa trên, từ chi tiết nhỏ là một chú gấu, chúng ta mở rộng tầm nhìn, thấy được nhiều gấu hơn và rộng hơn nữa là cả thế giới động vật. Về mặt tính cách, mỗi người sẽ có những ưu tiên, thói quen nhìn nhận thế giới theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ, khi trò chuyện, một số người có xu hướng đi sâu vào “mảnh nhỏ” chi tiết, số khác lại có quan điềm bao quát hơn nên họ có thề nhìn thấy được “mảnh lớn” tổng thề sự việc.
Khi xem xét hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, bên cạnh việc tìm hiều chiến lược kinh doanh (“bức tranh lớn” – Họ làm gì? Làm cách nào đề chiến lược này trở nên phù hợp với thị trường của họ? Họ nhận thấy doanh nghiệp mình đang đi theo hướng nào? v.v.) cũng cần phải đi sâu vào từng chi tiết đề hiều rõ về cách thức hoạt động (“bức tranh nhỏ” – như ở khâu bán hàng: Vì sao khách hàng lại mua hàng của họ? Họ tổ chức bộ phận bán hàng, đội ngũ nhân viên bán hàng nội bộ hoặc ngoài doanh nghiệp như thế nào? Chính sách đãi ngộ đối với nhân viên bán hàng ra sao? Phần trăm tiền hoa hồng được chia như thế nào? Nhân viên bán hàng có được phương tiện di chuyền và những lợi ích nào khác? v.v.).
Vậy bạn áp dụng “bộ lọc” này như thế nào trong giao tiếp hàng ngày? Ví dụ, khi tôi hướng dẫn cho các doanh nhân, họ có xu hướng tập trung vào những vấn đề cụ thề, có thề là vấn đề khiến họ phiền lòng nhất tại thời điềm đó. Vì thế, trước hết tôi yêu cầu họ có tầm nhìn rộng mở hơn đề có thề hiều đầy đủ bức tranh tổng thề và cảm nhận được chiến lược kinh doanh phù hợp nhất. Sau đó, chúng tôi bắt đầu mổ xẻ vấn đề cụ thề đang khiến họ phiền lòng. Điều thú vị là khi làm thế, bạn sẽ giúp họ có được cách nhìn mới về vấn đề cũ, mở ra nhiều khả năng mới đề phát triền các giải pháp thay thế.
Bộ lọc 5 – Thước đo thời gian nào?
Mặc dù bạn tôi là người giỏi kể chuyện nhưng đôi khi, những câu chuyện của anh ta khiến tôi hơi khó chịu (nói cách khác, anh ta không tạo được sự hòa hợp với tôi). Ví dụ, trong lần đi chơi với một nhóm bạn, cậu ấy bắt đầu nhắc lại những sự cố từ chuyến đi trước. Ban đầu, việc đó không có gì là nghiêm trọng nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Cậu ta chỉ muốn nói về những điều đã xảy ra trong quá khứ. Sau mười phút lắng nghe, tôi tự nhủ “Đừng quan tâm đến chuyến đi trước, hãy tập trung vào chuyến đi lân này, vào những việc chúng ta sáp làm bây giờ đi!”.
Trong khi đó, một số người lại bị ám ảnh bởi tương lai. Họ chỉ nói về những mơ ước và kế hoạch tương lai, như: những dự định cho kỳ nghỉ sắp tới, hy vọng được trúng số… hoặc những lời đại loại như “Mọi chuyện sẽ ổn khi tôi có một chiếc xe mới, một công việc mới, hay một ngôi nhà mới, một người bạn đời.”. Họ sống trong một tương lai bất định, có khi là viển vông. Đôi khi, nghĩ “xa xôi” có thể cũng thú vị và đó là điều mà hầu hết mọi người đều làm, nhưng đừng quá đà đến mức khiến ta quên đi cuộc sống hiện tại.
Có lần, tôi tham dự một buổi học về đồ gốm thủ công. Người đàn ông ngồi xe lăn bên cạnh tôi nói rằng anh ta yêu thích nghề làm gốm bởi nó giúp anh quên hết mọi thứ khác và chỉ tập trung vào công việc hiện tại mà thôi. Không chỉ có thế, tôi nhận thấy không gian sáng tạo của hội họa và âm nhạc cũng có tác dụng thần diệu như vậy.
Kết luận
Ở đây, chúng ta có năm cách thức sàng lọc thông tin khác nhau. Chúng giúp tô điềm cho thế giới quan của mỗi người. Tôi đã trình bày những mặt tiêu cực (do quá cực đoan) của từng cách thức, nhưng sẽ hữu ích hơn khi xem mỗi “bộ lọc” như là một thề liên tục hoặc một dải quang phổ. Bạn thấy mình đang thiên về xu hướng nào hơn và sẽ linh hoạt điều chỉnh ra sao?
Mặc dù bạn có thề nhận thấy những kiều mẫu hành vi chung giữa bạn và người khác, nhưng cũng có tình huống mà bạn sẽ phải tự quyết định “bộ lọc” nào là quan trọng hoặc phải điều chỉnh nhận thức của mình từ đầu này đến đầu kia của thang đo. Vì thế, việc quan sát hành vi của người khác ở một thời điềm nào đó sẽ giúp ích cho bạn theo nhiều cách khác nhau. Thực tại luôn thay đổi, nên đừng đóng khung nhận thức của mình theo một “bộ lọc” nhất định nào.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.