Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy

Chương 15 Tôi muốn điều gì?



Mục đích, mục tiêu và những thứ có liên quan

Trong chương trước, chúng ta đã thấy rằng niềm tin tích cực có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn rất nhiều so với niềm tin tiêu cực, hạn hẹp. Tương tự, khi nghĩ về kết quả (hoặc mục đích, mục tiêu) mà bạn muốn đạt được từ một tình huống cụ thề nào đó, bạn sẽ được tiếp thêm sức mạnh, động lực nếu hành động với lời khẳng định tích cực.

Ví dụ, bạn có suy nghĩ “Tôi muốn giám cân”, thậm chí đưa ra mục tiêu và thời gian cụ thề là “Tôi muốn giám 3 ký trong tám tuần”. Có thề bạn đã từng nghe hoặc quá quen thuộc với nguyên tắc xây dựng mục tiêu SMART: Cụ thề (Specific), Có thề đo lường được (Measurable), Có thề đạt được (Achievable), Có tính thực tiễn (Realistic), và Kịp thời (Timely). Tiêu chuẩn SMART được sử dụng trong nhiều tổ chức, và quả thực là lời tuyên bố “Tôi muốn giám 3 ký trong tám tuần” đã đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Tuy nhiên, mục tiêu ấy không phải là một lời khẳng định tích cực, mạnh mẽ! Có thề nói nó chưa gắn liền với mục đích thật sự mà tôi muốn hướng tới. Lý do vì sao tôi có ý định giảm cân? “Tôi muốn giám 3 ký trong tám tuân” chỉ đề cập đến điều tôi không muốn chú không nêu rõ điều tôi muốn. Bằng ngôn từ khẳng định, tôi sẽ nói “Tôi muốn mình trông thật bánh trong chiếc quân lưng rộng 90 phân”. Tôi nghĩ rằng thiếu lời tuyên bố tích cực là một trong những lý do khiến cho việc ăn kiêng hay kế hoạch giảm cân hầu như gặp thất bại.

Thay vì nói “Tôi muốn giám cân”, “Tôi muốn ngừng hút thuốc” hay “Tôi cân phái hạn chế uống rượu”, hãy khẳng định “Tôi muốn có một lối sống lành mạnh” hay “Tôi sẽ đạt được mục tiêu 120 ngày tỉnh rượu trong năm nay”. Và chúng ta đều biết những cam kết hoặc mục tiêu cá nhân mạnh mẽ như vậy sẽ mang lại kết quả như thế nào phải không?

Khó khăn duy nhất đối với những mục tiêu tích cực này là bạn phải suy nghĩ về chúng! Giữ thái độ tích cực và nói ra những điều bạn muốn thay vì những điều không muốn cũng là một thử thách lớn. Nói rằng “Tôi không thích công việc, chiếc xe, căn hộ hay bât cứ cái gì của tôi” sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc chỉ ra những điều bạn muốn. Nếu bạn tuyên bố “Tôi chỉ muốn nó khác biệt”, có thề nó sẽ trở nên khác biệt theo cách bất ngờ hoặc có thề không như mong đợi! Thế bạn nghĩ sao về câu hỏi có ý nghĩa to lớn này: “Tôi muốn làm gì với sự nghiệp, mối quan hệ hay thậm chí với cuộc đời mình?”. Sau đây là một số ý tưởng có thề sẽ giúp ích cho bạn.

Thực hành đặt ra mục tiêu cho tương lai thông qua mường tượng sáng tạo

Tấm bưu thiếp gửi đến bản thân …

 

Bạn hãy thử viết cho chính mình một tấm bưu thiếp gửi đến từ tương lai. Trong thư, bạn mô tả cuộc sống của bạn trong 5 năm tới. Giả sử đó là thời điềm bạn đã đạt được các mục tiêu mình đề ra và hãy chú ý đến sự khác biệt:

■ Bạn nhìn thây gì?

■ Bạn nghe thây những âm thanh gì?

■ Bạn có thề ngửi và nếm trái mùi vị gì?

■ Bạn cám thấy như thế nào khi ở tương lai cùng với những mục tiêu được hoàn thành?

■ Nếu bạn có thề vẽ ra được viễn cảnh về tương lai ấy, bức tranh sẽ trông như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nỗ lực biến mục tiêu thành hiện thực vào lúc này?

Một ngày hoàn hảo của tôi

Hãy lấy ngày hôm nay làm mốc và cộng thêm 10 năm nữa – ví dụ, hôm nay là ngày 01 tháng 02 năm 2008, vậy ngày dự tính đó sẽ là ngày 01 tháng 02 năm 2018 (hơn 5 năm sau Thế vận hội Luân Đôn) – và mô tả về một ngày hoàn hảo của bạn như sau:

■ Bạn ở đâu?

■ Bạn đang ở với ai?

■ Bạn đang làm gì?

■ Lúc này bạn có thề làm được những gì mà bạn không thề làm trước đó?

■ Những niềm tin và giá trị nào của bạn đã thay đổi?

■ Hiện giờ bạn là ai?

Kỹ thuật mường tượng sáng tạo này sẽ giúp bạn nhận thấy rõ bạn mong muốn điều gì về lâu dài, và đặt ra những kế hoạch cho tương lai. Bạn sử dụng tất cả các giác quan của mình đề hình dung. Hình ảnh mường tượng càng chi tiết thì mong muốn càng có khả năng biến thành hiện thực. Vì vậy, hãy đầu tư nhiều thời gian đề suy nghĩ về điều này.

Hãy xem đây như điềm khởi đầu, là những mục tiêu của bạn trong thời điềm hiện tại. Nếu đạt được mục tiêu nào đó trong khoảng thời gian năm năm, vậy bạn sẽ ở đâu trong thời gian bốn năm, ba năm, hai năm hoặc một năm? Chẳng hạn như, đối với mục tiêu có thời hạn là một năm, vậy bạn sẽ ở đâu trong giai đoạn trung gian – sáu tháng, ba tháng hay thậm chí trong tháng tới?

Với những mục tiêu ngắn hạn trong vòng một tháng, bạn cần phải hoàn thành xong điều gì vào tuần tới? Còn đề hoàn tất kế hoạch của tuần này, bạn cần phải làm gì ngay từ bây giờ?

Cách làm này giống như khái niệm “phân đoạn” ở chương 12, nhưng được áp dụng theo thang đo thời gian.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.