Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy

Chương 3 Bạn là người như thế nào?



Phần mở đầu

Mỗi người chúng ta là một cá thề duy nhất, độc đáo. Những khác biệt về thề chất thì đã quá rõ rồi, còn những khác biệt về tinh thần thì sao?

Chúng ta khác nhau như thế nào?

Điều gì ở tính cách của ta làm ta trở nên khác biệt?

Bán đồ tính cách (personality map) – khái niệm được Reg Connolly sử dụng – sẽ giúp ta hiều hơn về tính cách của mình và của người khác. Một cách hiệu quả đề suy nghĩ về điều này là hãy tưởng tượng ra hình ảnh một củ hành có nhiều lớp. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta giống như củ hành này – càng muốn biết về ai đó, bạn càng phải đi xuyên qua các “lớp vỏ bọc” của họ. Ví dụ, khi gặp ai đó lần đầu tiên, theo văn hóa Ăng-lê, có lẽ họ sẽ nói về thời tiết hoặc chuyến du lịch gần đây của họ, không lý nào lại đi ngay vào vấn đề chính trị, tôn giáo hay tâm linh.

Vì sao điều này lại có ích?

Bởi vì bạn sẽ biết được điều gì có ý nghĩa quan trọng đối với họ qua từng “lớp vỏ”.

Những câu nói như: “Tôi phái bươn chái kiếm sống ở bên ngoài”, “Tôi không ủng hộ việc hút thuốc vì nó có hại cho sức khỏe”, “Tôi chỉ muốn có một khoảng thời gian thoải mái” hay “Gia đình là tất cả đối với tôi”… phần nào đó thể hiện tính cách của con người, nó sẽ ảnh hưởng đến cách ta tiếp cận và giao tiếp với họ, dù là trong công việc hay trong quan hệ xã giao.

“Củ hành (hay bản đồ) tính cách”

“Củ hành” đặc biệt này có sáu lớp. Hai lớp ngoài cùng là những gì bạn có thể quan sát được thông qua vẻ ngoài của con người, gồm cả những điều họ nói và làm. Còn bốn lớp bên trong phải được tìm hiểu theo thời gian, chủ yếu bằng cách suy nghiệm.

Một hình ảnh so sánh tương tự là hai lớp ngoài cùng giống như phần nổi nhìn thấy được của tảng băng và bốn lớp còn lại là phần chìm không thể nhìn thấy, ẩn bên dưới mặt nước.

Ngoài ra, ba lớp đầu tiên còn được xem là thuộc về “cái đầu” (phần lý trí), có tính chất chung; trong khi ba lớp còn lại ở bên trong thì thuộc về “trái tim” (phần nội tâm), là bản sắc riêng của mỗi người.

Môi trường là yếu tố bên ngoài, có liên quan đến những chi tiết thực tế về bối cảnh của bạn: bạn đang ở đâu, với ai, và những thời điểm nào quan trọng đối với bạn. Ví dụ, tôi cho rằng ngồi trong vườn là thích nhất; một số người làm việc hiệu quả vào buổi tối, số khác lại thích làm việc vào buổi sáng; có người thích làm việc ngoài trời; có người thì thích vào trung tâm thành phố đề vui chơi cùng với bạn bè; v.v.

Hành vi là những gì bạn thật sự nói và làm. Hãy lưu ý đến sự khác biệt giữa “I surf (“Tôi lướt sóng”) – chỉ hành động lướt sóng, môn thề thao lướt sóng – và “I am a surfer” (“Tôi là người lướt sóng”, còn có nghĩa “Tôi là người hành động ngẫu hứng, không có chủ đích”). Các ví dụ khác có thề là: “Tôi chơi tennis”, “Tôi uống rượu”, “Tôi nấu ăn”, “Tôi chăm sóc mẹ”… đó đều là những hành vi đơn thuần.

Náng lực là những điều hết sức cụ thề: đó là các kỹ năng, kiến thức và năng khiếu. Năng lực cũng là những việc bạn làm tốt và đam mê, ngay cả những điều bạn không thật sự tự hào. Ví dụ, tôi có thề chơi gôn, tôi biết vẽ, tôi biết chơi dương cầm, tôi biết lái xe và đã có bằng lái.

 

Niềm tin và các giá trị là những yếu tố nền tảng dẫn dắt cuộc sống của bạn. Đây là những điều có ý nghĩa quan trọng đối với bạn, hướng bạn đạt đến một tầng nấc sâu sắc, uyên thâm nào đó. Niềm tin và các giá trị có thề là việc:

■ Đánh giá cao tầm quan trọng của gia đình và bạn bè

■ Lựa chọn lối sống giúp duy trì sức khỏe và hạnhb phúc

■ Vui chơi thỏa thích

■ Gắn bó với một tín ngưỡng nào đó

■ Tin tưởng rằng học tập và giáo dục là những điều có ý nghĩa quan trọng

■ Tin rằng tiền bạc là tất cả

■ Tin rằng tiền bạc không phải là tất cả

Đặc điểm nhân dạng nghĩa là hiểu được bản chất thật sự của bạn. Vậy mà nhiều người dù sắp đi trọn “hành trình” cuộc đời vẫn chưa bao giờ thực sự đặt ra câu hỏi “Tôi là ai?”, trong khi hiểu biết này có thể giúp bạn thoát khỏi bế tắc trước quyết định theo đuổi một hướng đi mới. Ví dụ, nếu bạn phải lựa chọn giữa hai công việc hoặc quyết định nên sống ở thành phố hay vùng quê, hãy tự hỏi chính mình “Tôi có phái là kiểu người…?”.

“Mục đích sống của tôi là gì?”, “Tôi tồn tại trên cuộc đời này với sứ mệnh nào?” hay “Tâm nhìn về cuộc sống của tôi là gì?” là câu hỏi lớn mà ít ai tự đặt ra cho chính mình. Đây là lớp vỏ sâu nhất, có thề là điều bạn không bao giờ chia sẻ với người khác.

Những gợi ý để hiểu được các “lớp vỏ” cua người khác

Hãy nhớ rằng bạn có thề nhìn và nghe thấy các hệ quả từ hành vi của ai đó diễn ra trong một môi trường cụ thề. Bạn có thề nhận ra nâng lực của họ qua việc giao tiếp thông thường (chẳng hạn qua những câu hỏi như “Bạn đã học khiêu vũ như thế nào?”…). Tuy nhiên phải khéo léo hơn và cần có thời gian để hiểu rõ niềm tin, các giá trị của người ấy (“Kì sao bạn lại thích khiêu vũ?”, “Vì sao khiêu vũ lại quan trọng đối với bạn?”.). Còn về đặc điểm nhân dạng của một người… bạn phải mất cả đời mới khám phá được.

Cách sử dụng những thông tin vé “lớp vỏ tính cách”

Câu chuyện sau sẽ giúp ta suy ngẫm thêm về cuộc sống hiện đại và sự hữu ích của “bản đồ tính cách”:

Một luật sư tại Edinburgh đã nhờ một chuyên gia tư vấn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đây là một doanh nghiệp nhỏ và chuyên gia tư vấn ấy biết rằng điều quan trọng đối với một doanh nghiệp quy mô này là phải tìm hiểu về chủ doanh nghiệp để biết anh ta mong muốn đạt được điều gì. Cuộc trao đổi bắt đầu bằng việc thu thập các dữ liệu và lịch sù hình thành doanh nghiệp: cha của anh ta từng là một luật sư và mong muốn con trai mình sau này cũng nối nghiệp ông. Người con đã thực hiện theo mong muốn của cha mình, đã trở thành luật sư và tiếp quản công việc kinh doanh một cách hợp lệ. Sau đó, chuyên gia tư vấn đưa ra câu hỏi mấu chốt: “Anh có thích làm luật sư không?”. Một câu hỏi có vẻ như vô thưởng vô phạt nhưng đã khiến cho vị luật sư này phải dừng lại để suy nghĩ. Anh đáp “Thật sự là không. Tôi trở thành luật su bởi vì đó là ước nguyện của cha tôi”. Cuộc trao đổi tiếp tục diễn ra xoay quanh những điều anh muốn làm, và cuối cùng anh mạnh dạn thổ lộ rằng anh muốn trở thành một nhiếp ảnh gia. Khi nhận ra điều đó, anh đã từ bỏ ngành luật và chuyền sang học nhiếp ảnh.

Vậy, điềm mấu chốt của câu chuyện về “bản đồ tính cách” này là gì? Giống như vị luật sư kia, hầu hết chúng ta đều chỉ loanh quanh với cuộc sống và công việc. Chúng ta chỉ nghĩ đến ba “lớp vỏ” bên ngoài – môi trường, hành vi và nâng lực. Mọi chuyện vẫn tiếp diễn như thế cho đến khi bước vào “phạm vi tranh luận không thoải mái” (như khi chuyên gia tư vấn đặt ra câu hỏi mấu chốt), chúng ta mới bắt đầu nghĩ về các “lớp vỏ” bên trong và thật sự tự vấn bản thân vì sao chúng ta lại làm những công việc hiện tại.

Vì thế bạn có thề sử dụng cách này đề giúp mọi người nhận biết họ là ai và những hoài bão của họ. Tuy nhiên, không nên thực hiện một cách qua loa, hời hợt, hãy nhớ đến 3R – sự tôn trọng, sự trấn an và sự công nhận. Tốt nhất là áp dụng nó cho mình trước – từ từ và cẩn thận tìm hiều từng “lớp vỏ”. Nếu bạn muốn thay đổi, hiều được “bản đồ tính cách” của chính mình là bước khởi đầu lý tưởng.

Khích lệ và ngăn cản

Ở cương vị là bậc phụ huynh, khi khiển trách con trẻ, bạn nên nói “Đó là việc làm sai trái’.” thay vì nói “Con là đứa hư hỏng!”. Điều này có liên quan gì đến “bản đồ tính cách”? Câu nói thứ nhất đề cập đến hành vi của đứa trẻ, trong khi câu nói thứ hai ám chỉ đặc điểm nhân dạng. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, lời chê trách (có thể là do vô tình) “Con là đứa hư hỏng.” sẽ ăn sâu vào tiềm thức của trẻ và ảnh hưởng khôn lường đến tương lai về sau. Do đó đừng đánh đồng bản chất con người với hành vi của họ! Người đàn ông trong câu chuyện ở phần trước đã hành nghề luật sư từ nhiều năm, cho đến khi anh ta nhận ra rằng anh thật sự yêu thích công việc mang tính sáng tạo cao.

Khích lệ – cách thức khơi gợi động lực hành động

Nếu muốn gây ảnh hưởng đến người khác, bạn có thề sử dụng hiều biết của mình về sáu “lớp vỏ” trong “củ hành tính cách” của họ. Mỗi lớp đều có các “nút nóng” hay “điềm mấu chốt” (hot button) riêng – các yếu tố khơi gợi hướng họ đến những điều mà họ thật sự muốn làm trong cuộc sống. Vì vậy, nếu có thề tìm thấy được “nút nóng” của một người – chẳng hạn như thích được ngâm mình trong suối nước khoáng; thích được trải nghiệm những hoạt động mới mẻ như nhảy bungee(*); thích nhận quà tặng là sôcôla, hoa hồng hay kim cương; thích được khen ngợi; hoặc muốn thề hiện bản thân qua loại hình nghệ thuật nào đó – tức là bạn đã có được một gợi ý hoàn hảo về cách thức tạo động lực cho họ. Tiếp theo là hãy liên kết điều này với “bản đồ tính cách”.

(*) Nhảy bungee (deo dây và nhảy từ trên cao xuống) là một môn thể thao ngoài trời dành cho những người thích cảm giác mạnh.

Ngăn cản – cách thức triệt tiêu động lực hành động

Ngược lại, làm điều gì đó gây xáo trộn, phiền phức hoặc không đem lại kết quả cho một ai đó là cách hiệu quả nhất để làm giảm sự hưng phấn của họ! Thông thường, tốt hơn hết ta nên tránh điều này. Ví dụ, con gái tôi làm việc cho một công ty có quy định rất nghiêm ngặt về giờ giấc, bắt buộc nhân viên phải tuân thủ các hướng dẫn về thời điểm nghỉ phép, không được lạm dụng các trường hợp nghỉ ốm. Nó tuân thủ các quy định này và nghĩ rằng điều đó là công bằng. Hãy tưởng tượng phản ứng của nó khi thấy cấp trên của mình, sau nhiều tháng, cứ thường xuyên ra về sớm, có quá nhiều thời gian nghỉ ốm (đặc biệt vào thứ hai và thú sáu) và luôn nghỉ phép vào những thời điểm bận rộn nhất. Hành vi này không chỉ không tạo động lực cho nó mà còn khiến nó chán nản đến mức cuối cùng phải xin thôi việc.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.