Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy

Chương 9 Bây giờ, hãy chú ý nào…



Phần mở đầu

Chúng ta đã tìm hiều và thực hành kỹ năng lắng nghe, nhưng chính xác thì ý nghĩa của việc lắng nghe là gì? Con người sử dụng ngôn ngữ theo nhiều cách khác nhau, vì thế khi lắng nghe thật kỹ những gì người khác nói, kết hợp với việc quan sát và cảm nhận cách thức biều đạt của họ, chúng ta có thề phần nào hiều được họ đang nghĩ gì. Điều tôi muốn nói ở đây là những thông tin được diễn đạt qua ngôn ngữ không lời sẽ giúp ta giao tiếp hiệu quả hơn bởi vì ta đã hiều rõ hơn về họ.

Ngoài ra, lắng nghe tập trung cũng giúp ta đặt thêm các câu hỏi đề thăm dò và kiềm tra chính xác những điều họ muốn nói. Điều này đặc biệt hữu ích, chẳng hạn như trong công tác đào tạo, huấn luyện. Bằng cách phản hồi lại những gì họ đã nói, bạn sẽ giúp họ làm rõ suy nghĩ của bản thân.

Bạn hãy thử thực hành lắng nghe cùng một người nào đó với chủ đề không gây tranh cãi. Khi áp dụng cho bản thân, nó sẽ giúp bạn suy nghĩ và thề hiện suy nghĩ đó một cách rõ ràng, chính xác và ít mơ hồ hơn.

Đầu tiên, hãy tìm hiều một số khuôn mẫu ngôn ngũ mà mọi người thường hay sử dụng:

Chúng ta sẽ chia các khuôn mẫu ngôn ngữ này thành ba nhóm chính như sau: Xuyên tạc – khi ý nghĩa của trải nghiệm bị thay đổi, Loại bỏ – khi thông tin bị bỏ qua hoặc bỏ sót, và Khái quát hóa – khi sự hợp lý được sử dụng một cách bất hợp lý. Đôi khi, chúng ta khó phân biệt được ba mô hình này.

Xuyên tạc

Làm thế nào mà một lá thư có thề khiến cho tôi buồn phiền? Nó chỉ là một mảnh giấy thôi mà!

Nếu đề cho nội dung lá thư đó làm phiền lòng, tôi đã lựa chọn trở thành “nạn nhân” của nó và chối bỏ trách nhiệm đối với cảm nhận của bản thân. Tôi có thề đổ lỗi cho lá thư, hay những gì người khác đã nói hoặc làm. Kiều mẫu Xuyên tạc này rất được ưa chuộng trong các bộ phim truyền hình nhiều tập – “Nó khiến tôi tức chết đi đuợổ’. Đây là cái cớ hoàn hảo cho chúng ta phải không nào?

Khi ai đó không nói gì cả, bạn áp dụng ngay công thúc “Điều này có nghĩa là…” cộng với suy nghĩ chủ quan của mình. Nhưng nếu đó chỉ là sự suy diễn của riêng bạn, chú người kia không có ý định như vậy – túc là giữa hai bên không có điềm chung nào – thì bạn cần phải tìm hiều cho rõ ý định ẩn sau hành động của họ.

Trong trường hợp này, một phán đoán được đưa ra mà không dựa trên bất kỳ bằng chứng hỗ trợ nào. Trách nhiệm (hay lỗi) bị đặt lên vai một đối tượng vô danh thứ ba. Những tuyên bố kiều này thường bắt đầu bằng cụm từ “Người ta nói…” – một cách khéo léo đề chối bỏ trách nhiệm. Ví dụ, “Họ nói cậu không đủ nâng lực để được cất nhác lên vị trí cao hơn” hay “Tôi muốn tâng lương cho anh nhưng ban giám đốc không đồng ý”. Hãy kiềm tra những tuyên bố mơ hồ này bằng cách tìm hiều kỹ những gì đang diễn ra, yêu cầu cung cấp bằng chứng cụ thề đề biết được người thứ ba này là ai và liệu những điều được nói đó có đúng sự thật hay không.

Đọc suy nghĩ của người khác là việc mà tất cả chúng ta thường làm. Ở chương 6, tôi đã yêu cầu bạn hãy thực hiện điều này một cách có chủ ý vì nó hữu ích trong một số trường hợp, chừng nào bạn còn ý thức mình đang làm điều đó. Bạn phỏng đoán về những điều người khác đang nghĩ. Bạn đưa ra những giả định về quy trình suy nghĩ của họ. Đôi khi những giả định đó là đúng nhưng không phải lúc nào cũng được như vậy. Và khi bạn hành động dựa trên những điều phỏng đoán về người nào đó thì cũng là lúc rắc rối bắt đầu nảy sinh.

Trên thực tế, đây cũng là một hình thúc đọc suy nghĩ. Phản ánh lại những giả định hay phỏng đoán về họ dưới dạng câu hỏi có thề là cách hiệu quả đề kiềm chúng lại giả định.

Loại bỏ

Nhiều khi chúng ta chỉ cung cấp thông tin một cách hời hợt, vì nếu không thì chẳng biết đến bao giờ mới giải thích xong về đặc điềm sinh học của loại sữa mà bạn mua ở cửa hàng góc phố! Hoặc đề nhanh chóng đến được cửa hàng trước giờ đóng cửa, chúng ta đã lược bỏ rất nhiều thông tin lẽ ra có thề trình bày. Trên thực tế, phần lớn ngôn ngữ chúng ta sử dụng là ngôn ngữ nói dưới dạng ngắn gọn và cho rằng người khác sẽ hiều được. Nếu không hiều, bạn cần yêu cầu cung cấp thêm thông tin.

Ở đây, người nói chưa nêu cụ thề cách thức mà họ biết. Việc đặt câu hỏi đề biết thêm thông tin cần phải được thực hiện một cách thận trọng (LƯU Ý! – Hãy hết sức thận trọng nếu làm việc này ở nhà).

Dựa trên tiêu chí nào đề xác định điều gì đó là “tốt hơn”? Sự so sánh không được nêu cụ thề hoặc chỉ được hàm ý gián tiếp. Khi ai đó có thắc mắc hay phản biện gì, nếu thấy thích hợp, bạn nên yêu cầu họ đưa ra những giải pháp thay thế khác và hỏi vì sao cách của bạn lại không tốt bằng cách mà người đó lựa chọn.

Ở đây, thông tin có liên quan đến chủ đề cần nói đã bị bỏ sót. Thông tin về việc Ai đã nói và Nói khi nào đã không được cung cấp đầy đủ. Nếu không thận trọng khi đặt ra câu hỏi đề tìm kiếm thông tin bị bỏ sót, bạn có thề làm cho người nói cảm thấy họ đang bị dò xét thiếu thiện chí.

Khái quát hóa

Khái quát hóa là cách suy nghĩ và hành xử vốn có của chúng ta. Cuộc sống này đầy rẫy các ý tưởng được khái quát hóa bởi vì chúng ta cần phải hiểu được cách thức vận hành của thế giới. Đây chính là cách ta xây dựng “bản đồ” về thế giới thực tại của mình. Sẽ vô cùng khó khăn nếu mỗi khi cần đến, ta lại phải bắt đầu tìm hiểu từ con số không. Nhưng cũng giống như bất cứ điều gì ta đã biết về thế giới này, đôi khi ta mắc phải sai lầm hoặc đã hình thành nên một “quy tắc” nào đó mà chỉ dựa trên một trường hợp duy nhất!

Những ý tưởng được khái quát hóa thường ít có khả năng thay đổi! Định kiến là một ví dụ cực đoan về việc tạo dựng niềm tin dựa vào lượng bằng chứng ít ỏi. Chẳng hạn như, chỉ dựa vào hai người thích màu tía mà tôi từng hợp tác, tôi đã vội nhận định “Tất cá những người thích màu tía đều lười biếng”; hoặc được thể hiện một cách tinh tế hơn (đổ lỗi cho ai đó về quan niệm này) như là “Đừng hiểu sai ý tôi, tôi quý những người thích màu tía; thực ra một vài người bạn thân của tôi thích màu này mà họ thì lười lâm”.

Tuyên bố phản hồi nêu trên – “Chúng tôi không làm thế khi anh đang đi nghỉ” – là một kiều đối đáp hay. Những ví dụ cực đoan hoặc hài hước cũng có tác dụng tốt, giúp họ nhận ra mức độ vô lý của điều gì đó được khái quát hóa thành quy luật phổ biến. Tôi cũng thích đưa ra ý kiến phản hồi hóm hỉnh cho những nhận định vô lý – trong ví dụ trên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn nói “Liệu có mất mát gì không nếu chúng ta thử làm theo cách khác?”.

Quy tắc, luật lệ là những công cụ tuyệt vời đề mọi người tuân theo trong một hoạt động chung nào đó. Tuy nhiên, đối với những quy tắc xuất phát từ niềm tin cố hữu, mang tính bắt buộc như “Tôiphái…”, “Bạn nên…” hoặc (gián tiếp) “Nhà chức trách cân hành động để giái quyết chuyện này!”, việc đặt câu hỏi nghi vấn quá thẳng thắn có thề sẽ dẫn đến xung đột. Vì thế, câu hỏi kiều như “Điều gì sẽ xáy ra nếu loài chó không phái lúc nào cũng đuổi bát mèo?” có khi lại tốt hơn so với việc hỏi thẳng “Ai nói vậy?”.

Lối nói kèm theo những thông tin mang tính giả định, phỏng đoán rất phổ biến trong các cuộc nói chuyện trước công chúng, và đặc biệt được các chính trị gia ưa chuộng áp dụng đề trả lời phỏng vấn. Thật hữu ích nếu học được cách nhận biết khi nào ai đó đang đưa ra những giả định, phỏng đoán và bạn có thề áp dụng chúng nhằm nâng cao khả năng thuyết phục. Nếu cho rằng người đưa ra quyết định là quan trọng, chúng ta có xu hướng công nhận những điều phỏng đoán kia là sự thật. Vì vậy, đề xác định mức độ chính xác của các giả định, hãy đặt câu hỏi đề khai thác thêm thông tin.

Đây là một tuyên bố mang tính chung chung vì nó hàm ý rằng không bao giờ có thề thành công mà không phải trải qua gian nan thử thách – cứ như thề đó là một quy luật “bất di bất dịch” vậy! Cho nên hãy làm sáng tỏ những ẩn ý nằm sau niềm tin này.

Vì sao không có thành công nào đạt được dễ dàng mà không trải qua thử thách?

Lý do gì đã dẫn đến niềm tin này?

Liệu tôi có thề giúp họ nghĩ hoặc nhớ lại một tình huống nào đó họ đã gặt hái thành công dễ dàng, không cần phải hao công tổn sức – nhằm làm mất giá trị của lời tuyên bố quá đại khái như trên?

Chúng ta sẽ xem xét thêm về các “niềm tin hạn hẹp” ở chương 14. Niềm tin hạn hẹp là những tuyên bố mang tính tổng quát về những điều ta cho rằng không thề đạt được. Theo đó, ta tự giới hạn khả năng của bản thân, cũng như đóng chặt luôn những “cánh cửa” lựa chọn khác vừa mới mở ra trước mắt. Quả thực là kiều niềm tin này đã phản ánh rõ bản chất giới hạn của “bản đồ” (cách nhìn) về thế giới thực tại của mỗi cá nhân. Chúng ta đã tùy tiện đặt ra những “ranh giới” chỉ dựa trên một vài trải nghiệm sống nào đó. Vậy thì làm thế nào đề vượt qua những giới hạn hiện tại và khám phá những vùng “cấm” của bản thân? Hãy cân nhắc lợi ích khi chấp nhận “vượt rào” bằng cách tự kiềm tra: “Tôi có thề làm được điều gì mà lúc này tôi cho rằng mình không thề làm? Khả năng tồi tệ nhất nào có thề xảy ra nếu tôi làm thử và mọi thứ “đi sai đường”? (Hãy nhớ rằng chúng ta học hỏi từ những cái gọi là “thất bại”).

Đề vượt lên niềm tin hạn hẹp, có lẽ tất cả những gì ta cần là sự trợ giúp của ai đó. Vậy ai có thề giúp đỡ, cùng ta tiến bước trong hành trình khám phá những khả năng tiềm ẩn? Tôi muốn chia sẻ với các bạn câu chuyện sau:

Một vài người trong làng muốn thành lập một dàn đồng ca. Chúng tôi biết rằng cần phải có một người chỉ đạo âm nhạc giỏi, có khả năng làm việc với những ca sĩ không chuyên, nhưng không ai nghĩ ra được người nào có thề làm được việc này. Chúng tôi thất vọng với đề xuất ấy, song vẫn sân sàng tiếp nhận nhiều lựa chọn khác. Rồi vài tháng sau đó – Hoàn toàn bất ngờ! – Wendy (người phụ trách dàn hợp xướng) gặp Ros (một ca sĩ chuyên nghiệp) tại một buổi tiệc được tổ chức trong làng, và Ros đã đồng ý làm người hướng dẫn cho ban nhạc. Hơn một năm qua, dàn hợp xướng ngày càng gặt hái nhiều thành công dưới sự dẫn dắt đầy hứng khởi (và cũng rất kiên nhẫn) của Ros!

Kết luận

Học cách lắng nghe và đoán được ẩn ý của người nói sẽ cho ta những gợi ý về cách thức tư duy của ai đó. Ví dụ như, không ngần ngại tìm hiều thêm về những điều đang được chia sẻ và suy nghĩ vì sao người ấy lại nói như vậy, cũng như cách thức họ diễn đạt. Điều này thực sự hữu ích trong giao tiếp với người khác, thề hiện qua những lợi ích sau:

1. Giúp ta truyền đạt thông tin chính xác hơn

2. Giúp ta kiềm tra xem mình hiều ý họ đến đâu

3. Có thề giúp người khác điều chỉnh hướng suy nghĩ của bản thân

4. Giúp ta kiềm tra suy nghĩ của mình

Đây là nền tảng giúp bạn suy nghĩ và lựa chọn cách thức trình bày, diễn đạt ý muốn của mình. Chúng ta sẽ tìm hiều thêm về điều này ở chương tiếp theo.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.