Nam Việt Lược Sử

CHƯƠNG II: ĐỜI CHÍNH THỐNG.



I. Nhà Đinh

2 đời vua trị được 13 năm 968 – 981

1. Đinh Tiên Hoàng: 968 – 980, 12 năm. Người dẹp yên 12 sứ quân ấy là Đinh Bộ Lĩnh, quê ở Hoa lư ( tỉnh Ninh Bình), vố là con của Đinh Công Trứ, làm thái thú châu Hoan khi trước. Cha mẹ mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh ở làm thỉ hạ với sứ quân Trần minh Công quận Bố chính. Trần minh Công qua đời, Đinh Bộ Lĩnh bèn chiêu tụ anh hùng, rồi cử binh đánh đuổi các sứ quân.

Năm 968, người lên ngôi xưng hiệu là Đinh Tiên Hoàng, cải nước Nam là Đại Cồ Việt. Phong cho Lê Hoàn là tôi công thần làm chức Thập đạo tướng quân. Vua này bề luật rất nghiêm, trước sân chầu có để vạc dầu sôi, có nhốt thú dữ, mà răn dân sự cho chúng nó bỏ thói hung hăng theo đời 12 sứ quân. Vua lại tu chỉnh việc binh nhung, phân ra có đội ngũ giao cho Lê Hoàn quán thống. Năm 980 vua bị tên Đỗ Thích giết, đình thần tôn con thứ của vua tên là Triều lên Kế vị.

2. Phế đế 980 -981. 1năm. Triều lên ngôi hiệu là Phế đế, khi ấy mới có sáu tuổi. Quyền nhiếp chính về tay Lê Hoàn, oai thế lẫy lừng, vì có tư thông với bà Dương Thái Hậu là vợ vua Đinh Tiên Hoàng. Trong bọn đình thần có người bất bình, toan mưu hại Lê Hoàn. Lê Hoàn hay được bèn bắt mà giết đi. Lúc này Trung nguyên cử binh qua đánh nước Nam. Quan sĩ hòng ra trận, thì có người nói rằng: vua còn thơ ấu, lấy ai mà thưởng phạt cho minh. Chi bằng ta tôn Thập đạo tướng quân lên rồi sẽ đánh không muộn chi. Nói vừa dứt lời cả triều đều tung hô, phò Lê Hoàn lên ngôi, lập nên nhà tiền Lê.

Từ Đinh Tiên Hoàng 968 cho đến năm 1278, bên Trung nguyên nhắm đời Bắc Tống (Triệu Khuông Dẫn)

II. Nhà Tiền Lê

3 đời vua trị 28 năm 981 – 1010

1. Lê Đại Hành, 981 – 1006, 25 năm. Lê Hoàn tức vị, xưng Lê Đại Hành. Các quan triều bái vừa xong, vua ra trận đánh thắng, hai tướng Trung nguyên bị bắt triệu về kinh. Sau có sứ triều Tống qua giao hòa, vua dạy trả lại.

Khi ấy Chiêm thành vì phép, bắt cầm sứ An Nam, vua Lê Đại Hành kéo binh đánh phá tan hoang, đốt kinh đo, chùa miếu, lấy của cải rất nhiều.

Lê Đại Hành băng hà năm 1006, di chúc lập con thứ là Long Việt.

2. Lê Trung Tông: 1006. Long Việt lên ngôi hiệu là Lê Trung Tong, làm vua mới được 3 ngày bị em là Lê Long Đĩnh thi đi mà giành quyền.

3. Lê ngọa triều, 1006 – 1010, 4 năm. Vua này tính độc ác, ưa xem những sự dữ tợn. Vua dạy bắt tội nhân, lấy rơm tẩm dầu rồi đốt cháy mà coi chơi. Có khi lại bắt thầy sãi (nhà sư) quì xuống, để mía lên đầu mà róc, giả đò sẩy tay nhầm, chảy máu ta lênh láng. Sử đặt tên vua này là Ngọa triều, vì tính hay dâm dục, nên mang bệnh, hệ mỗi khi lâm triều thì nằm. Lê ngọa triều băng, để lại một đứa con trai còn nhỏ, sau bị Lý Công Uẩn là tôi quyền thần phế đi mà lập nên đời hậu Lý.

III. Nhà hậu Lý

IV. 9 đời vua, trị 215 năm (1010 – 1225)

1. Lý Thái Tổ: 1010 – 1028, 18 năm. Lý Công Uẩn lên ngôi, hiệu là Lý Thái Tổ, đóng đô tại Đại la, sau cải lại là Thăng Long (Hà Nội), ấy là đế đô nhà hậu Lý tới nhà hậu Lê.

Đời này thật thái bính, dân no đủ, vua tu tạo đền đài, sửa sang đế đô lại nên rất xinh đẹp. Triều nhà Tống (Chân Tông, 998 – 1023) sai sứ qua phong cho Lý Công Uẩn là Giao chỉ quận vương.

Vua trưng các sắc thuế, lập đồn thủ để mà thâu thuế xuất cảng nhập cảng.

Qua năm 1028 Lý Thái Tổ băng, truyền ngôi lại cho con truowgr nam là Phật Mã.

2. Lý Thái Tông 1028 – 1054, 26 năm. Lý Thái Tông (Phật Mã) chưa tức vị, thì ba em vua bèn kéo binh tới vây thành, nhờ có ông Lê Phụng Hiểu ra cự, chém được một người, mới yên đám giặc ấy. Đời vua này trong 15 năm đầu, mắc lo việc chinh chiến, dẹp tan giặc trong nước, giặc ngoài biên thùy lại nổi lên. Năm 1043, binh Chiêm thành cướp phá dọc gành bãi nước Nam, Lý Thái Tông cử binh kéo tới thành đô, bắt được 3000 dân Chàm đem về nước cho đất vỡ ruộng làm ăn.

Nước Chiêm thành khi ấy kể từ tỉnh Quảng trị cho tới Bình thuần bây giờ, còn nước An Nam kể hết xứ Bắc Kỳ cho tới Quảng trị.

Đời nhà Lý hay sùng đạo Phật. Vua Lý Thái Tông thừa lúc thái bình lập chùa miếu, cấp ruộng đất để lấy hoa lợi mà phụng tự. Vua này tính khoan nhân đại độ, hằng lo cho dân được ấm no. Năm mất mùa bão lụt, giặc giã thì giảm thuế, lại xuất của kho mà trợ kẻ nghèo. Vua ra chỉ cấm nhặt nghê buôn mọi, lập nhà tram, dạy kiểm duyệt luật hình, luật hộ, đinh phần hưu trí cho các quan văn võ.

Đời vua này, bày nghề dệt tơ lụa. Lý Thái Tông băng năm 1054, có di chúc lập thái tử Nhật Tôn.

3. Lý Thánh Tông, 1054 – 1072, 18 năm. Nhật Tông lên ngôi, hiệu là Lý Thánh Tông, cải nước Giao chỉ là Đại Việt. Đời này có giặc Chiêm Thành dấy lên nữa. Vua cử binh đi đánh chín tháng trường mà không dẹp yên được. Lúc trở về, nghe người khen ngợi bà hoàng hậu có công trị nước, vua bèn hổ thẹn kéo binh trở lại, ra sức đánh phá Chiêm thành.

Bắt được chúa tể là Chế củ đem về nước. Sau Chế Củ phải dần châu Địa trí (Quảng bình) và châu Ma linh (Quảng trị) mà chuộc tội.

Vua này dậy chế độ triều phục của các quan văn võ, bày đội mão, mang hia.

Lý Thánh Tông cũng là một vị nhân quân, đời người trị nước thì nhà nước được cường thịnh.

4. Lý Nhân Tông , 1072 – 1128, 56 năm. Đời này có giặc Trung nguyên, Chàm, Chân lạp. Vua sai Lý Thường Kiệt cầm binh đánh thắng binh Tầu mà bắt được 40.00. Lý Nhân Tông dạy thích tự tự tha mà về nước hết. Triều nhà Tống cảm ân đức vua, bèn rút binh về Trung nguyên.

Đời này chuộng việc học hành, có mở khoa thi chọn người thông minh để mà giúp nước, vua lập Hàn lâm viện, sai sứ qua Tầu mua kiếm sách vở, định quan chức văn võ, phân làm 9 phẩm, dạy đắp bờ đê mà ngừa lụt sông Nhị hà.

Lý Nhân Tông không con, truyền ngôi lại cho cháu. Lúc này binh Kim xâm lược Trung nguyên, bắt vua Khâm Tông và Huy Tông, qua đời Nam Tống (Cao Tông)

5. Lý Thần Tông. 1128 – 1138, 10 năm. Lý Thần Tông lên ngôi, đại xá cho tù phạm và hạ chỉ cho binh lính nghỉ thay phiên mỗi năm 6 tháng mà giúp việc canh nông. Vua lại cấm trong hàng các quan văn võ, không đặng gả con, trước khi triều đình tuyển cung nữ.

6. Lý Anh Tông, 1138 – 1175, 37 năm. Thiên Tộ là con vua Thần Tong, mới lên ba tuổi, lên ngôi hiệu là Anh Tông. Bà hoàng thái hậu cầm quyền nhiếp chính. Đời này thực là đời thịnh trị, các xứ lân bang như Chiêm thành, Chân lạp cùng các mán Mọi, thẩy đều kiêng oai vua, không dám cử động. Năm 1148 có tầu buồn nước Xiêm, nước Miến điện (Birmanie) đến An Nam, vua hạ chiếu cho lập phố phương nơi Vạn ninh (tỉnh Quảng yên).

Năm 1169, triều Tống triều Kim sai sứ qua nước Nam, vua trọng đãi cùng ban cho vàng bạc rất nhiều, nhưng mà không tỏ ý thuận bên nào, vì Tống với Kim còn đang chinh chiến với nhau.

Năm 1174, nhà Tống sai qua mua voi để mà tế lễ, Anh Tông bèn dùng 15 thớt, dạy sứ đem qua tới đế đô. Vua nhà Tống cầm sứ ở lại xem phong cảnh Trung nguyên, rồi phong chức tước mà đưa về.

Vua thường ngự giá tuần vãng khắp nước, đi đường bộ rồi lại đi đường thủy. Lúc trở về vua dạy vẽ họa đồ nước Nam. Anh Tông băng hà năm 1175, con thứ là Long Cán lên kế vị.

7. Lý Cao Tông 1175 – 1211, 36 năm. Vua này lên ngôi thủa 3 tuổi. Bà hoàng thái hậu muốn lập Long Xưởng là là trưởng tử, nhưng mà triều đình không dám cải lời di chiếu của tiên đế.

Lúc này Trung nguyên sai sứ qua đem sắc phong cho vua, vua nước Cao miên, Chiêm thành cũng đến mà triều bái.

Vua Cao Tông lên cầm quyền không hay lo việc triều chính, cứ tu tạo cung điện, đánh thuế cao, bắt xâu nặng. Trong khi thì bán chức tước, ngoài quận thì bá tính bị quan tham ô hà hiếp. Loạn lạc nổi lên, vua và thái tử Sam phải lánh mình, sau nhờ có người Trần Lý giúp sức và gả con cho, nên Cao Tông mới phục nghiệp lại được.

8. Lý Huệ Tông, 1211 – 1225, 14 năm. Cao Tông phục nghiệp lại được chưa đầy một năm thì băng hà, truyền ngôi lại cho thái tử Sam, là Huệ Tông.

Đợi Lý hầu mất, nước nhà ngày càng tồi bại, Huệ Tông mang chứng điên cuồng, không dự triều chính được, mọi việc đều phó cho Trần Thủ Độ hết.

Vua có 2 người con gái, người thứ 2 gả cho Trần Liễu, còn người em là Phật Kim mới lên 7 tuổi. Năm 1224, vua nhường ngôi cho Phật Kim, rồi vào chùa mà ở.

9. Lý Chiêu Hoang, 1224 – 1225, 1 năm. Công chúa Phật Kim lên ngôi, hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ ý muốn thâu tóm giang sơn nhà Lý, bèn lập mưu đưa Trần Cảnh là cháu vào ăn ở với công chúa, được nhường ngôi, lập nên nhà Trần.

V. Nhà Trần

13 đời vua trị 175 năm, 1225 – 1400

1. Trần Thái Tông, 1225 – 1258, 33 năm. Trần Cảnh lên ngôi, hiệu là Trần Thái Tông, khi ấy mới có 8 tuổi, còn Lý Chiêu Hoàng mới có được 7 tuổi. Trần Thủ Độ oai thế lẫy lừng, toan dứt nhà Lý, nên làm khổ khắc Lý Huệ Tông, cho đến nỗi vua phải tự vẫn trong chùa. Sau Trần Thủ Độ lại tư thông với bà hoàng thái hậu. Thái Tông ở với Lý Chiêu Hoàng đã lâu mà không có con. Trần Thủ Độ bắt ép vợ người Trần Liễu là anh Thái Tông, đã có thai ban tháng, đem gả cho Thái Tông, rồi phế Lý Chiêu Hoàng xuống làm cong chúa. Vua thấy chú mình làm trái luân thường đạo lý như thế, thì bất bình, bèn vào chùa mà ở. Đình thần can giám lắm, vua mới chiu về.

Thái Tông lên cầm quyền binh chính, nhờ có tôi hiền, nên nước nhà thịnh trị. Vua lo mở mang việc giáo huấn, khai khoa tiến sĩ. Năm 1247 có hai người đậu đầu: Nguyễn Hiền và Lê Văn Hưu sau phụng chỉ soạn sử nước Nam từ Triệu Võ Đế tới Lý Chiêu Hoàng. Có sử ký An Nam là từ đời này.

Năm 1241, dân Chiêm thành khởi loạn, lấn bờ cõi nước Nam, vua thân chinh, bắt được hoàng hậu và binh Chàm đem về xứ.

Năm 1258, nhà Nguyên (Mông cổ) hạ nhà Kim diệt nhà Tống, lên làm vua Trung quốc (1280 – 1333), Nguyên thế tổ là Hốt Tất Liệt (Koubilai) xâm phạm biên giới nước Nam. Vua Thái Tông đem binh chống cự, được trận thắng. Sau nghĩ vì nước mình nhỏ, không lẽ kình địch nỏi binh Mông cổ vua bèn sai sứ qua triều nhà Nguyên xin 3 năm sang cống một lần.

Năm 1528, Thái Tông nhường ngôi lại cho con tên là khoán.

2. Trần Thánh Tông, 1258 – 1279, 21 năm. Khoán lên ngôi, hiệu là Thánh Tông. Đời này thật là đời bình trị, trong chiều ngoài quận đều yên như bàn thạch. Nghề nghiệp văn võ càng ngày càng thanh thế, các đấng anh tài chen nhau đến phò vua giúp nước.

Ông Lên Văn Hưu tụ thành bộ Đại Việt sử ký, vua cho hạ chỉ cho các nhà học hiệu phải đọc lấy cho biết sự tích nước An Nam.

Năm 1261, Trần Thủ Độ mãn phần. Vua Thánh Tông trị định 21 năm, rồi nhường ngôi lại cho con là Khâm.

3. Trần Nhân Tông. 1279 – 1293, 14 năm. Khâm lên kế hiệu là Nhân Tông. Nguyên Thế Tổ sai sứ đòi vua qua triều bái. Nhân Tông không chịu đi, Nguyên thế tổ hạ chỉ cho đại tướng Ô ma Nhĩ câm binh qua đánh An Nam (1282). Ba năm trường, hai bên cầm cự, binh Nguyên chết cũng nhiều, mà không đổ. Sau rốt, vua Nhân Tông khuyến dụ quân sĩ cùng bá tính, thảy đều nỗ lực đanh lui binh Nguyên, bắt được Ô Mã Nhi và nhiều tướng khác. Nhân Tông muốn cầu hòa, bèn dậy thay hệt về Trung quốc. Còn Ô Mã Nhi thì cầm lại, rồi sai đưa về đường biển. Thuyên ra khơi được ít ngày, bị dông bão chìm mất (Nguyên Ô Mã Nhi là người hung bạo, lúc cầm binh thì chém giết người Nam rất nhiều nên vua Nhân Tông dụng kế hại cho nó chết, mà triều Nguyên không trách được).

Mười năm sau (1292), Nguyên thế tổ sai sứ qua triệu Nhân Tông một lần nữa cũng không chịu đi, Nguyên thế tổ khởi binh, cách ít lâu thì băng hà.

4. Trần Anh Tông, 1293 – 1314, 21 năm. Nhân Tông truyền ngôi lại cho con là Thuyên (Anh Tông). Các đời vua trước hay xâm hình rồng nơi bắp chân, vua Anh Tong không chịu theo thói ấy, nên từ đây bỏ tục xăm mình.

Năm 1305, Anh Tông đưa công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm thành là Chế Mân.

Chế Mân dâng hai tỉnh Ô và Rí cho An Nam, sau cải lại là Thuận châu và Hóa châu.

Đời chúa Nguyễn kêu là Thuận Hóa.

Vua Chế Mân băng, Chế Chi lên kế vị, cử binh đánh lấy hai tỉnh Ô và Rí lại. Anh Tông bắt được Chế Chi, phế đi mà lập người em lên từ đây giặc Chiêm thành mới yên.

Năm 1314 vua nhường ngôi lại cho con là Minh, sống được 6 năm nữa rồi băng hà.

5. Trần Minh Tông 1314 -1329, 15 năm. Đời này không có giặc giã. Vua dùng lúc thái bình mà sửa sang việc quốc chính cùng việc binh nhung. Mộ lính thì chọn những người mạnh mẽ, cao cho đúng thức lệ, vua dậy trong hàng binh sĩ phải bỏ tục xăm mình, vua lại cấm bá tính, hễ bà con không được kiện cáo nhau.Vua giảm bớt số quan viên và canh cải hàng phẩm lại.

6. Trần Hiến Tông 1329 – 1341. 12 năm. Vua này tên là Vượng, vốn là con dòng thứ (do hoàng hậu không có con). Đời Hiến Tông có giặc Ai lao và giặc Mọi (1337). Vua cứ binh dẹp yên, bắt mỗi năm phải triều cống.

Hiến Tông băng, truyền ngôi lại cho em là Cảo.

7. Trần Dụ Tông 1341 – 1369, 28 năm. Đời vua này trong nước có nhiều tai họa, hạn hán, bão lụt,cào cào, lại thêm trộm cướp nổi lên. Ngoài biên cương mọi Ai lao, Chàm khởi loạn, cướp phá dưới sông rạch và dọc theo gành bãi, bắt những nghe thương hồ mà đoạt của. Vua thân chinh trừ khử mấy năm mới bình phục được.

Đời Dụ Tông, bên Trung quốc nhà Nguyên dứt, nhà Minh dậy, vua Hồng Võ (Minh Thái Tổ) lên ngôi 1368.

8. Trần Nghệ Tông 1370 – 1373, 3 năm. Dũ Tông băng, không con kế vị. Bà hoàng thái hậu muốn lập cháu vua Hiến Tông. Phủ là em vua Dũ Tông khởi loạn tranh ngôi, lên tức hiệu là Nghệ Tông.

Đời này, có giặc Chiêm thành đi đường biển, thình lình kéo vây đế đô, giết dân chúng cướp của cải, rồi bắt con gái An Nam về xứ.

Nghệ Tông nhường ngôi cho em là Cạnh (1472) sống 27 năm nữa mới băng, hưởng thọ 74 tuổi.

9. Trần Duệ Tông, 1373 0 1378, 5 năm. Cạnh lên ngôi hiệu là Duệ Tông. Vua này lo tu chính việc binh cơ, dạy đóng ghe để mà độ binh và chở lương thảo. Sắp đặt xong, thì có giặc Chiêm thành (1375) đánh tới Hóa châu (Huế). Duệ Tông dẫn binh ra cự địch. Chế bồn Nga là vua Chàm sợ, xin hàng phục và dâng cho Đõ tứ Bình là tướng soái nhiều vàng bạc mà chuộc tội. Đỗ tứ Bình trổ lòng tham, đoạt hết không nạp cho vua. Vua không hay bèn truyện lệnh tấn binh. Chế bồn Nga dụng kế An Nam vào thành rồi ùa giết. Duệ Tông bị thương mà thác, còn em tên là Úc bị bắt cầm ngục.

Đỗ tử Bình và Lê Quí Ly thu tàn binh đem về xứ. Về tới nơi, Đỗ tứ Bình bị triều đình lột chức đuổi về dân dã.

10. Trần Phế Đế 1378 – 1390, 12 năm con Duệ Tông tên là Kiến lên nối ngôi cho cha, hiệu là Phế đế. Đời này giặc Chiêm thành dấy lên nữa. Úc là em Duệ Tông bị Chế bồn Nga bắt trước khi được là phò mã, đem binh Chàm chiếm tỉnh Nghệ an và tỉnh Thanh Hóa mà làm vua (1382).

Kiếm còn nhỏ không lo kham việc nước, Nghệ Tông bèn phế đi mà lập con mình là Chiêu Định lên (nguyên Nghệ Tông lúc nhường ngôi lại cho em mình là Duệ Tông, thò không có con. Sau mới được Chiêu Định và Ngung).

Lúc này Lê Quí Ly được vua yêu nên càng ngày càng lộng quyền. Trong triều ngoài quần ai nấy cũng kiêng oai. Hễ tâu điều chi thì Nghệ Tông cũng nghe, vì vậy nên Phế Đế bị dèm, giáng, sau phải thắt cổ mà chết.

Binh Chàm chiếm Nghệ an và Thanh hóa rồi lấn tới Hóa châu (Huế). Lê quí ly và Đõ tử Bình ngăn chống, mà đánh không nổi. Sau binh Chàm thiếu lương nên phải rút về về xứ (1384), khi ấy mới yên được một khoản.

Bên Trung nguyên, triều Minh thấy nhà Trần ngày càng suy, lại càng câu thú, bắt dâng lễ cống nhiều hơn, ấy là cố ý tham, muốn gây sự cừu địch mà thâu tóm nước Nam.

11. Trần Thuận Tông. 1388 – 1389, 10 năm. Lê Quí Ly cậy thế vua mặc sức tung hoành, phế lập cũng mọt tay. Trước đã vâng chỉ tôn thái tử Chiêu định, sau lại cải chiếu, lập Ngung là con thứ Nghệ Tông, hiệu là Thuần Tông, rồi lai đưa con cho. Con là chính công, cha làm tể tướng thì cái ngôi báu muốn bước lên chừng nào không được? Thuận Tông mới có 13 tuổi, việc quốc chính đều về một tay Quí Ly.

Năm 1394, Nghệ Tông băng, Lê Quí Ly tuy chưa lên ngôi, chứ oai thế lớn hơn vua, Thuận Tông ngòi đó có vị mà thôi. Quí Ly sửa việc chính trị, lập đế đô mới nơi tỉnh Thanh hóa, kêu là Tây đo, Đông đô hay là Đông kinh là Thăng long (Hà nội), bầy giấy bạc, ép dân xày lại cấm không ai được trữ đồng thau trong nhà.

Năm 1390, giặc Chiêm thành dấy lên, Trần Khắt Chân đem binh đi đánh giết được vua Chế bồn Nga. Hai người con Chế bồn Nga bị La Khải là tôi của cha mình giành ngôi phải qui hàng Thuận tông, xin ở ngụ nước Nam.

12. Trần Thiếu đế, 1398 – 1400, 2 năm. Cung điện cất tại tỉnh Thanh Hóa xong rồi, Quí Ly ép Thuận Tông phải di đô nơi ấy. Thuận Tông ở với con Quí Ly sinh được một trai mới lên 3 tuổi. Quí Ly phế Thuận Tông, bắt cầm ngục bỏ đói mà chết, ròi ton cháu ngoại lên, hiệu là Thiếu Đế.

Nơi triều có người muốn hại đứa nịnh thần mà trừ mối loạn trong nước, nhưng mà lộ cơ mưu bị quí Ly bắt cả họ mà giết đi hết.

Cách ít lâu Quí Ly lại phế Thiếu Đế mà lập mình lên xưng là Hò, là chính hiệu của tiên nhân.

Hồ Quí Ly tiếm 1400. Quí Ly lên ngôi được vài tháng, rồi nhường lại cho con là Hồ hán Thương mà làm Thái thượng hoàng. Tuy không làm vua chư cũng dự việc triều chính, một tay điều khiển binh dân. Ý cũng muốn cho cơ nghiệp lâu dài, nhưng mà trời không dung đứa gian nịnh, sau hai con bị nhà Minh bắt mà giết đi.

Hồ Hán Thương tiếm, 1400 – 1407. Giặc Chêm thành dấy lên, hai cha con Hồ quí Ly cử binh ra chống. Vua Chiêm Thành sợ bèn dâng hai tỉnh Quảng nam và Quảng nghĩa mà cầu hòa. Chiêm thành tuy thua nhiều trận, mà hãy còn lừng lẫy, không chịu qui phục nước Nam. Lúc ấy bên Trung nguyên lấy có Hồ tiếm cử binh mã qua giúp Chiêm thành, nói rằng: diệt Hồ mà lập nhà Trần lại. Chứ thật là có ý dùng dịp mà thâu đoạt nước Nam. Hai bên giao chiến, chưa phân thắng bại. Binh AN Nam nghe nói diệt nhà Hồ mà lập nhà Trần lại, ngờ là thật bỏ khí giới rút dần đi hết. Hai cha con Quí Ly thế cùng tìm đường đào tẩu. Sau bị tướng soái Trung nguyên là Trương Phụ bắt được đem về Kim lăng mà giết đi.

1. Giản Định 1407 -1410, 3 năm. Dòng nhà Trần còn sót lại, Ngỗi là con thứ vua Nghệ Tông. Ngỗi bị Hồ tiếm chạy vào Nghệ an xưng vương hiệu là Giản Định. Nhờ có Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân giúp sức nên chẳng bao lâu thì đã chiêu tập được một đạo binh, bèn ra chống cự với Trương Phụ, đánh thắng vài trận, nhưng không đuổi nổi Trung nguyên.

Sau có kẻ gièm rằng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân có lòng phản phúc, vua bèn dậy bắt hai vị công thần cùng hết thẩy gia quyến mà giết đi. Con Đặng Tất và con Nguyễn Cảnh Chân bỏ vua hôn quân qua đầu Trần Quí Khoáng, là cháu Nghệ Tông tôn lên hiệu là Trùng Quang Đế, rồi cử binh đánh Giản Định mà báo cừu cho cha.

Trùng Quang Đế 1410 – 1414, 4 năm. Hai đường giáp binh, Khoáng thấy chú là Giản Định bèn thi lễ kêu Thái thượng hoàng. Lúc nầy chú cháu hòa cùng nhau, hiệp lực cự với Trương Phụ. Binh Trương Phụ kéo tới tỉnh Nghệ an, binh An Nam đõ lần. Giản định bị giết, Trùng Quang Đế trốn qua Lào, bị dân Lào bắt nộp cho Trương Phụ. Trương Phụ dạy sắm thuyền điệu Trưng Quang Đế và hai tướng Đặng Dung và Nguyên Soái về Bắc Kinh. Đi ít ngày, vua tôi bèn nhẩy xuống biển mà thác. Đến đây nhà Trần đã dứt, nước nam bị Trung nguyên chiếm đoạt cai trị 10 năm.

Thuộc Trung nguyên

10 năm 1418 – 1428

Nhà Minh thâu được nước Nam rồi sai quan Tầu qua cai trị như mấy đời trước. Trong 10 năm người An Nam khổ sở biết ngần nào. Đàn ông thi phải đi lặn hạt trai, đi đào khoáng sản, đi săn voi mà lấy ngà. Đàn bà thì phải bỏ y phục xứ mình mà ăn mặc theo Tầu. Dân sự phải để tóc như người Trung nguyên, không được xăm mình phải sùng đạo Phật.

Đã bao phen bá tính muốn vẫy vùng cho khỏi chưng tôi mọi nhưng mà chưa có kẻ trí dũng điều khiển, nên phải bó tay mà chịu.

Lê Lợi khởi nghĩa. Năm 1418 có một người tên là Lê Lợi ở tỉnh Thanh Hóa vốn là cựu thần nhà Trần, thấy nhân dân khốn khổ bèn khởi nghĩa binh mà quét sạch kẻ ngoại bang. Trong bốn phương nào anh hùng, nào phú hộ đều chen nhau đến mà xin làm nha trảo. Lê Lợi dấy binh, ban đầu đánh quận huyện, sau kéo khỏi Thanh hóa. Đánh đau thắng đó, thâu đoạt lương thảo, khí giới, bắt được giặc rất nhiều. Trương Phụ cầm binh, mỗi trận mỗi thua, bèn gửi sớ về Bắc kinh, xen lập Trần Cảo lên thì mới yên giặc. (Đây nhắc lại khi trước triều nhà Minh có hứa rằng dễ diệt được Hồ Quí Ly thì sẽ lập lại nhà Trần. Nhưng mà Trương Phụ, khi lấy nước Nam rồi, thì tâu dối rằng nhà Trần đã tuyệt, nên mới để nước Nam mà cai trị như xứ thộc địa vậy).

Hoàng đế nhà Minh (Thánh tổ 1403 – 1425) nghĩ vì đường sá xa sôi, hiểm trở, có đánh nữa cũng không ích gì bèn chịu lập Trần Cảo lên ngôi, rồi hạ chỉ cho Trương Phụ rút binh về Trung nguyên. Từ ấy tới nay, nước Nam khỏi phiên phục Tầu nữa.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.