Nam Việt Lược Sử

CHƯƠNG III: NHÀ HẬU LÊ.



26 đời vua, trị 361 năm (1428 – 1789)

1. Lê Thái Tổ. 1428 – 1434, 6 năm. Lê Lợi dẹp yên giặc Trung nguyên rồi ân xá tù phạm, những tướng sĩ nhà Minh bị bắt đều được tha về nước, đồ binh khí cũng trả hết. Việc xong người mới xin Hoang đế nhà Minh (Tuyên Tông) lập Trần Kiểu (Cảo) lên ngôi theo lời hứa khi trước. Triều nhà Minh chịu phong.

Cảo lên ngôi hiệu là Trần Ting (sử An Nam không có kể vua này về dòng Trần). Triều đình nghĩ công Lê Lợi đanh nam dẹp bắc đã 10 năm, mới gây dựng lại nhà nước được, bèn tính tôn người lên mà trị vì thiên hạ. Cảo hay tin được sợ trốn đi. Có người tìm được đem về nhưng mà cách ít lâu Cảo uống thuốc độc mà thác.

Lê Lợi lên nối ngôi nhà Hậu Lê, hiệu là Thái tổ. Cải đế đô lại là Đon kinh (tiếng Tonkin là tên xứ Bắc kỳ bởi chữ Đông kinh mà ra).

Mắc 10 năm binh cách, bá tính đảo huyền phế việc nông thương, nên lúc Thái tổ tức vị thì kho tàng trống trơn. Vua canh cải việc chánh trị ban hành lề luật vừa xong thì kế lo lợi việc nước nhà, khuyên dân cày cấy, trồng dâu nuôi tằm, súc vật. Vua dậy kiếm mỏ vàng bạc đào lấy để mà chi tiêu trong xứ, và bớt lại một tiền còn 50 đồng (các đời trước một tiền là 60, 70 đồng). Vua Thái tổ thiệt là một vị nhân quân, gồm đủ cả tài cầm binh, trị nước. Tiếc thay Người ở ngôi được có 6 năm mà băng hưởng thọ được 51 tuổi.

2. Lê Thái Tông, 1434 – 1443, 9 năm. Con thứ Thải tổ tên Nguyên Long lên ngôi, hiệu là Thài tông. Nhờ có bọn tôi hiền là Lê Sát và Nguyễn Trãi giúp vua trong việc quốc chính, lo nối giữ cơ đồ của tiên đế đã gây dựng nên chẳng bao lâu nước nhà của tiên đế được cường thịnh, bá tính an cư lạc nghiệp. Các mán Mọi, xứ Ai lao, nước Chiêm thành, nước Xiêm đều đến dâng lễ cống mà xin làm thần xí. Năm 1437, triều Minh, vua Hiến tông (1436 – 1465) sai sứ đem ấn vàng hình lạc đà, nặng 100 lượng mà ban cho Thái Tông.

(1) Đời nhà Lý gọi Thăng Long (Hà nội), sau gọi Đông đo. Nhà Hồ tiếm lập đô tại tỉnh Thanh hóa gọi là Tây đô.

Vua bầy phép thông hành để mà phòng ngừa đạo tặc cung buôn mọi. Trong thôn lý, dân có kiện thưa thì trước hết phải do nơi xã trưởng. Kiểu mẫu đồi đo lường trường truyền ra trong nước buộc dân sự phải tuân theo mà dùng, lụa hàng 1 cây phải có 30 thước, còn vải thì 22 hay là 24 thước. Một tiền thì xài 60 đồng. Vua định 3 năm thi hương một kỳ.

Lê Sất là tôi có công giúp Thái tổ khi trước, bị kẻ gian nịnh gièm xiểm, Thái tông bèn dậy tam ban triều điển. Bọn trung thần thấy vua lòng dạ bạc bẽo như thế thì muốn trả chức mà về. Nhưng nghĩ vì tiên đế thác cô nên không nỡ bỏ. Thái tông ở ngôi được 9 năm. Ngày kia đi chơi đến nhà vườn của Nguyễn Trãi, băng tại đó. Nên sau Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc.

(1 Vua ban cho 3 vật mà để xử lấy mình: thuốc độc, lụa, cây gươm. 2 Bị giết ba họ: họ mình, họ của mẹ mình, họ của vợ mình)

3. Lê Nhân Tông 1443 – 1460, 17 năm. Bang Kỳ là con thứ 3 của Thái Tông. Mẹ là người lãnh quyền trị nước. Đời vua này có giặc Chiêm thành. Binh triều đánh dẹp xong rồi, bắt Bí Cái cầm ngục, tôn vua khác lên. Năm 1454, Phan Phù Tiên phụng chỉ dọn sử từ nhà Trần cho đến đầu nhà Hậu Lê. Năm 1448 mùa màng thất bát vua mở kho lấy lúa mà giúp cho dân sự.

Năm 1453 vua được 13 tuổi, bà hoàng thái hậu giao quyền binh lại. Nhân Tông ở ngôi tới năm 1459, thì bị anh mình là Nghi Dân thí đi. Nghi Dân độc ác mê dâm vô độ, làm vua được 8 tháng bị triều đình xửa tam ban rồi lập Tư Thành là con thứ 4 vua Thái Tông.

4. Lê Thánh Tông, 1460 – 1498, 38 năm. Tư Thành lên ngôi hiệu là Thánh Tông. Vua mới có 18 tuổi mà rất thông minh, nghề văn, nghề võ đều học đủ. Người ban hành luật Hồng đức cai những tội phạt, tùy theo khinh trọng, cho dân khẩn đất hoang vu mà trồng tỉa, đào kinh, vét sông đắp bờ đê. Vua dạy dân lấy họa đồ mỗi tỉnh, rồi lập thành địa đồ chung trong nước và phong cho Ngô Sĩ Liên soạn sử. Những dân lậu được nhóm lại một chỗ vua cho đất vỡ lấy làm ruộng, lúc thái bình thì được miễn sưu thuế, mè hễ có giặc giã thì những người tráng kiện phải ra đầu quân. Những dân ấy gọi là dần đồn điền.

Nước Chiêm thành không bỏ thói hung hăng, cứ xâm phạm bờ cõi nước Nam. Vua quyết trừ cho tuyệt, bèn cử binh đánh lấy hết một phần đất mà làm tỉnh Quảng nam bây giờ, còn lại bao nhiêu thì phân phát cho mấy ông hoàng Chàm, mỗi người trị một xứ, có quan An nam kiểm soát.

Nước An nam khi ấy chia làm 12 tỉnh:

1. Thanh hóa

2. Nghệ an

3. Sơn nam (Hà nội, Nam định, Hưng yên)

4. Sơn tây

5. Kinh bắc (Bắc ninh)

6. Hải dương

7. Thái nguyên

8. Tuyên quang

9. Hưng hóa

10. Lạng sơn

11. An bá (quảng yên)

12. Thuận hóa

5. Lê Hiến Tông, 1498 – 1505, 7 năm. Huy, tuổi đã 37 lên nối nghiệp cha, hiệu là Huệ Tông. Vua đặt chức khâm sai để đi từng vãng khắp xứ miền mà kiểm soát các tổng đốc cùng quan viên mỗi tỉnh. Vua canh cải việc điền lính, miễn binh diêu cho con nhà nghèo khó. Những người có ruộng đất thì phải cầy cấy, nếu bỏ hoang thì nhà nước lấy mà cho dân khẩn.

Vua cũng lo việc mở mang việc giáo huấn, trước là cho phong tục đặng thần mĩ, sau là chọn kẻ hiền tài giúp nước. Vua có lập 24 điều để dậy dân chúng cho biết luân thường đạo lý. Mỗi thành làng phải nhóm hết nam phụ lão ấu mà giảng dụ một lần.

6. Lê Túc Tông, 1505, 6 tháng. Tuân là con thứ ba vua Hiến Tông lên ngôi, hiệu là Túc Tông, trị được 6 tháng thì băng, có di chiếu lập anh mình là Thuần. Sử không có ghi chép điều chi khác.

7. Lê Oai Mục, 1505 – 1510, 5 năm. Thuần vẫn là con người hầu của vua Hiến Tông. Lúc tôn người lên ngôi thì bà hoàng thái hậu có ngăn trở, ngặt vì có lời di chúc của Túc tông nên đình thần không dám cải.

Vua này ưa sắc dục, hay chém giết, trước đã hại bà hoàng thái hậu và hai vị công thần, sau lại thuốc chú, cầm ngục bà con. Việc triều chính thì giao cho mẹ, vùa không biết tới một may may.

Giặc Chiêm thành dấy lên, triều đình sai Lê Ưng là chắt vua Thánh tông và Mặc đăng Dong đi dẹp. Lê Uynh đã không được hưởng công mà lại bị bắt gia ngục. Người vượt ngục, tụ chúng khởi loạn, bắt được hôn quân. Oai Mục biết mình không khỏi bị giết bèn uống thuốc độc tự sát.

8. Lê tương dực đế, 1510 – 1517, 7 năm. Lê Uynh trừ được Oai Mục, rồi lên ngôi hiệu là Trương Dực đế. Vua này lúc làm tướng thì được lòng dân, nay bước lên ngai, lại trở nên kiêu căng, xa xỉ, hôn muội, làm cho những tôi hiền bỏ đi gần hết. Có tên Trần Cảo khởi loạn xưng vương kéo binh về vây đế đô. Vua sai Trịnh Duy Sản ra cự địch.

Nguyên Trịnh Duy Sản bị đoàn oan, tính kế trả thù, bèn lên ngựa dẫn quân si ra khỏi thành, rồi tính trở bắt vua mà thí đi.

Trịnh Duy Sản lập Quang trị mới lên 8, rồi đem về Tây đô (thanh hóa). Cách ít ngày Quang Trị bị Trịnh Duy Đại là em Duy Sản thắt cổ mà thác.

Đây nhắc lại chuyện Trần Cảo dấy loạn. Trần Cảo kéo binh tới Đông đô (Hà nội) thì có binh Nguyễn Hoằng Dũ ngăn tới đánh lui lại. Hoằng Dũ vào đế đế đô, đốt cung điện, bắt lũ tôi nịnh là tôi của Tương Dực Đế mà giết hết, rồi hiệp với Duy Sản tôn Ý là con Cẩm giang vương lên ngôi, hiệu là Lê Chiêu Tông đem về Thanh hóa mà ngụ đỡ. Lúc này Hà nội bỏ trống, Trần cảo kéo binh trở lại thì gặp Trịnh Duy Sản và Nguyễn Hoằng Dũ phò vua Chiêu tông ở thánh hóa đến. Hai bên giáp chiến, Trần Cảo ở thế yếu không cự nổi bèn rút binh về lạng sơn.

Lê Chiêu Tông vào đế đô Thăng long, lên nối nghiệp nhà Lê, nhưng mà từ đây về sau vua ngồi ngai cho có vị, quyền hành về tay họ Mặc và họ Trịnh.

9. Lê Chiêu Tông, 1517 – 1523, 6 năm. Giặc Trần Cảo nổi lên nữa. Trịnh Duy Sản phụng mệnh đi dẹp, lầm gian kế, bị tê n mà thác. Trần Chân là phó tướng cầm binh được trọn thăng. Vua Chiêu tông nghe lời sàm nịnh nói rằng Trâng Chân có ý khôi phục nhà Trần, nên khi người vừa về đến, thì đòi vào cung rồi phục binh mà giết đi. Phe thủ hạ của Trần Chân bèn khởi loạn, hiệp với binh Nguyễn Hoàng Dũ vây chặt thành đô, tôn lê Du lên. Mặc Đăng Đông ra cự, bứt được Lê Du cùng tướng soái. Kẻ đào tẩu thì cho làm quan, người nào nghịch thì giết.

Lập được công lớn như thế Mặc Đăng Dung càng lộng quyên hiếp vua, trỏ mồi tham. Chiêu tông sợ, trốn ra Thanh hóa, là chỗ Trịnh Tuy đóng đồn binh. Mặc Đăng Dung phế Chiêu Tông lập Xuân là em Chiêu Tông hiệu là Lê Cung Hoàng rồi cử binh đánh Trịnh Tuy, bắt vua lại đem về Hà nội giết đi.

10. Lê Cung Hoàng, 1523 – 1528, 5 năm. Lúc này ngôi nhà Lê ở trong tay họ Mặc Đăng Dung, thí vua Chiêu tông rồi lo kết bè kết đảng. Kẻ nào thuận thì để, kẻ nào nghịch thì chém, gian ác không thua gì Tào mảng.

Mưu kế đã lập thành Mặc Đăng Dung vào cung bắt vua phế mà nhường ngôi, rồi ép phải tự vẫn.

Mặc Đăng Dung tiếm. 1528 – 1531, 3 năm. Mặc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê rồi qua sứ Bắc kinh mà cầu phong, nói rằng nhà Lê đã tuyệt. Minh thế tông (Gia tịnh 1522 – 1567) không tin lời hạ chiếu cho quan tổng đốc tỉnh Quảng đông tra xét. Mawck Đăng dung hay được, hối lộ cho vị quan này, luôn dịp lại sai dâng cống vàng bạc châu báu nhiều. Vua nhà Minh nhận lễ vật bỏ qua không nói tới việc soán ngôi ấy nữa.

Mặc Đăng Dung ở ngôi được ít năm rồi truyền lại cho con là Mặc Đăng Dinh, mà làm chức Thái thượng hoàng, tuy không ở triều, chứ cũng lo việc nước như xưa.

NHÀ LÊ PHỤC QUỐC.

11. Lê Trang Tông, 1533 – 1549, 16 năm. Nguyễn Kim phò Lê diệt Mạc.

Mặc đưng Dinh, tiếm 1531 – 1540, 9 năm.

Đây nhắc lại việc Lê Chiêu Tông bị Mac Đăng Dung thí mà soán ngôi. Khi ấy có một vị đại thần tên là Nguyễn Kim phò bà hoàng thái hậu và ông hoàng Lê Ninh trốn qua nước Chiêm thành, ở với mọi Ai lao. Nguyễn Kim lo chiêu binh mãi mã chờ ngài khôi phục nhà Lê. Năm 1540 chiếm được tỉnh Nghệ an, rồi lấn ra Thanh hóa, lấy Tây đô, tôn Lê Ninh lên ngôi hiệu là Lê trang Tông. Đã ghe phen Nguyễn Kim có sai người qua Trung nguyên tâu cùng triều Minh về sự họ Mạc chiếm ngôi, mà bị binh Mạc đón giết đi, nên biệt tin tức. Sau có Trinh Duy Kiêu ngồi thuyền đi 2 năm trường mới tới được Bắc kinh, vào triều yết kế Minh Thế Tông (Gia Tịnh 1522 – 1567) mà bày tỏ những tội ác của họ Mạc và xin vua thẩm xét.

Minh Thế Tông hạ chỉ cho quan khâm sai qua tới Vân Nam mà tra vấn. Mới rõ sự bội nghịch gian ác của Mạc Đăng Dung. Khi ấy triều Minh dấy binh (1537) phạt họ Mạc (Việc này sau sẽ tiếp).

Nói về Mạc Đăng Dinh mới lên ngôi (1531) thì có giặc Lê Ý xưng dòng dõi vua Lê cử binh phục quốc. Mạc Đăng Dung ra chống cự bị thua, con là Mạc Đăng Dinh tiếp chiến cũng bị thua. Lê Ý không thừa thắng mà vây thành Thăng long, lại dồn binh trại. Bởi không phong ngừa nên bị quỉ kế mà hư việc cả. Lê Ý bị bắt còn bao nhiêu tàn quân trốn qua Ai lao đầu Nguyễn Kim.

12. Lê Trung Tông 1549 – 1557, 8 năm. Nguyễn Kim – Trịnh Kiểm phò Lê
Mặc phước Hải, tiếm 1541 – 1546, 5 năm.

Sử lúc này chỉ chép sự tranh phong của hai đang: nhà Lê và họ Mạc.

Lê Trang Tông băng (1548), con tên là Huyên lên nối ngôi hiệu là Lê Trung Tông, khi ấy được 14 tuổi. Năm 1537 triều Minh sai Mã Bá Ôn đem binh qua phạt học Mạc về tội thí vua mà soán ngôi. Mạc Đăng Dung bèn trói mình ra quì trước đầu ngựa Mã bá Ôn lay lục khóc lóc, xin dâng 6 châu cho nhà Minh mà làm thần xí, mỗi năm triều cống. Sớ cụ về Trung nguyên, vua Minh thế Tông phong cho họ Mạc làm quan nhị phẩm, trấn mấy xứ Bắc (Tonkin) còn nhà lề thì giữ mấy xứ Nam (Thanh hóa, Nghệ an) rồi truyền lệnh cho Mã Bá Ôn rút binh về Trung nguyên, rồi từ ấy không nói về việc họ Mạc tiếm soán nữa.

Năm 1541, Mạc đăng Dung qua đời. Mạc phước Hải là cháu nội lên kế nghiệp cho cha là Mạc đăng Dinh mới mất, rồi sai sứ đem lễ vật mà dâng cho triều Minh.

Lúc này Nguyễn Kim đã lấy được Tây đô (Thanh hóa) rồi đánh ra tới Sơn nam (Nam định, Hưng yên), tính thẳng đường sang vây Hà nội. Thương ôi. Công nghiệp chưa thành, lầm gian kế bị một tay thủ hạ của họ Mạc trá hàng mà thuốc đi. Nguyễn Kim qua đời để lại hai người con trai: Uông, Nguyễn Hoàng và một người con gái gả cho

Trịnh Kiểm. Uông đã mất sớm, Nguyễn Hoàng thì còn nhỏ, Trịnh Kiểm lãnh nối nghiệp cho cha vợ, quản thống binh nhung.

13. Lê Anh Tông, 1557 – 1572, 15 năm Trịnh Kiểm 1545 – 1569

Mạc phước Nguyên, tiếm 1548 – 1561, 13 năm.

Lê Trung tông Băng (1557) không con kế nghiệp, triều đình tôn môn người chắt của vua Lê Lợi, hiệu là Lê anh Tông.

Mạc phước Hải qua đời (1546), con là Mạc phước Nguyên lên thế.

Lúc này phe nhà họ Mạc đã yếu, vì anh em cạnh tranh nhau. Nhà Lê lại càng thanh thế binh tướng đông đảo, lương thảo nhiều. Năm 1555 Trịnh Kiểm thắng được học Mạc một trận rất to, muốn đánh luôn tới Hà nội, nhưng còn sợ Trung nguyên tiếp chiến, nên rút binh về Sơn nam mà cố thủ. Trịnh Kiểm cũng có ý làm cho yếu sức họ Mạc rồi sau sẽ trừ một lần cho dễ.

Năm 1569, Trịnh Kiểm qua đời, giao quyền cho con lớn là Trịnh Cối. Trịnh Cối đã không có tài làm tướng mà lại hay khắc bạc quân sĩ, triều đình bèn lột chức mà trao cho em là Trịnh Tòng. Trịnh Cối phản qua đầu nhà Mạc, sau theo Mạc Kính Điển đánh vây thành An trường (Thanh hóa) ba tháng mà lấy không nổi. Trịnh Tòng thừa thế xua binh đánh Mạc thất luôn ba trận. Từ đấy oai thế Trịnh Tòng càng ngày càng thêm, hiếp vua, thị chúng. Lê anh Tông sợ, đem bốn người con trốn ra Nghệ An. Khi ấy tại triều còn lại một người, Trịnh Tòng bèn tôn lên, hiệu là Thế Tông, rồi lập tức cử binh theo bắt vua Anh tông mà giết đi.

14. Lê Thế Tông, 1572 – 1588, 27 năm. Trịnh Tòng 1570 – 1619

Mạc mậu Hiệp, tiếm 1562 – 1592

Trịnh Tòng thừa thắng lấy Ninh bình, Nam định rồi lấn tới Hưng hóa, Mạc cứ thua mãi thế. Năm 1591, Tòng cử đại binh đến vây Hà nội. hai bên hỗn chiến, binh Mạc không cự nổi, bèn loạn. Trịnh Tòng vào vỗ an bá tính rồi dạy dẫn Nguyễn Quyện là tướng trấn thủ Hà nội ra mà hỏi việc binh cơ của Mạc. Trịnh thấy người có tài, muốn dụ hàng. Nguyễn Quyện trả lời rằng: Tướng cùng còn nói chi việc giặc. Trịnh Tòng khen người nghĩa khí bèn tha ngay. Mặc Mậu Hiệp thoát khỏi trùng vây trốn theo dân chúng, cạo đầu vào chùa mà ở. Sau có kẻ nhìn nhận được, bắt đem nạp cho Trịnh Tòng. Trịnh Tòng dạy xử lăng trì. Lúc này kiến họ Mạc còn sót lại một ít người chạy lên Lạng sơn, Cao bằng mà đình trú.

Năm 1594 Lê thế Tông vào thành Thăng long lo tu bổ cung điện, rồi sai sứ qua Trung nguyên mà cầu phong. Từ đây nhà Lê thâu phục cơ nghiệp của tiền nhân, lên làm vua, nhưng mà quyền binh về tay họ Trịnh. Thế Tông băng năm 1599, con thứ lên nối ngôi hiệu là Lê Kính Tông.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.