Nam Việt Lược Sử

CHƯƠNG IV: CHÚA TRỊNH CHÚA NGUYỄN TRANH PHONG



15. Lê Kỉnh Tông, 1599 – 1619, 20 năm

CHÚA Trịnh CHÚA NGUYỄN TRANH PHONG

Trịnh Tòng, 1570 – 1619

Nguyễn Hoàng 1600 – 1643

Đây nhắc lại chuyện Nguyễn Kim phò Lê Trung Tông, lập được công lớn, việc cả gần thành, rủi bị thuốc độc mà thác. Con trai Nguyễn Hoành còn nhỏ nương theo anh rể là Trịnh Kiểm mà tập nghề văn võ. Lúc khôn lớn, Trịnh Kiểm cho ra trấn tỉnh Quảng nam và Thuận hóa (nguyên tỉnh này là châu Ô, châu Rí của Chiêm thành khi trước, vua Thánh tông – Coi lại bài thứ 4. Lấy mà làm tỉnh Thuận hóa – Quản bình bây giờ.

Nguyễn Hoàng ở đó làm chúa một cõi, bá tính đều phục tùng. Trong 10 năm lo xây dựng đồn lũy, thao luyện binh nhung. Năm 1572, Mạc cử binh tới đánh, bị thua, từ ấy không dám léo đến nữa. Lần lần Nguyễn Hoàng lấy mấy tỉnh phía nam, cho tới Bình thuận.

Những xứ ấy thuộc về chúa Nguyễn cai trị, kể từ bắc chí nam là: Quảng bình, Quảng nam, Quảng ngãi, Quảng đức (thừa thiên), Quảng trị, Bình định, Phú yên, Khánh hòa, Bình thuận. Từ Bình thuận ra tới Quảng bình gọi là Đàng trong (Cochin chine), kinh đô: Huế. Từ Quảng bình sấp ra phía bắc thuộc về chúa Trịnh, gọi là Đàng ngoài (Tonkin), kinh đô: Hà nội.

Đàng ngoài thì có vua Lê chúa Trịnh. Đàng trong có chúa Nguyễn, gọi là chúa Bắc, chúa Nam.

Trịnh, Nguyễn tuy nghịch cùng nhau, chứ cũng thờ một chúa nhà Lê.

Đời Lê Kỉnh Tông trị vì, chúa Nguyễn Hoàng kiểm điểm binh mã lai kinh bái mạng, xin vua nạp dụng. Vua sai đi trừ họ Mạc, thắng được nhiều trận, danh vang tiếng bắc.
Ở tại triều đã lâu mà không thấy Lê kỉnh Tông phán cho về xứ. Còn Trịnh Tòng tuy bề ngoài thì niềm nở tình cậu cháu, (Trịnh Tòng kêu Nguyễn Hoàng bằng cậu) chớ trong lòng ganh ghét, muốn kiểm cớ mà sát hại. Nguyễn Hoàng thấy Trịnh Tòng càng ngày càng lộng quyền, tính không thể ở lâu được, bèn dụng mưu trốn về cõi Nam. Từ ấy tới sau, hai họ thù nghịch tranh phong với nhau gần 200 năm.

Vua Lê Kỉnh Tông muốn hại Trịnh Tòng cho khỏi bề tôi câu thúc, bèn nghị kế với Thung là con thứ Trịnh Tòng. Rủi lộ mưu, cả 2 đều bị bắt, Kỉnh Tông bị giết, Thung bị cầm ngục.

Trịnh Tòng tôn Lê duy Kỳ, con Lê Kỉnh Tông lên ngôi hiệu là Lê thần Tông.

16. Lê thần Tông 1619 – 1643, 24 năm (lần đầu)

Trịnh Tòng, (bình an vương) 1570 – 1619 Nguyễn Phước Nguyên (Sãi vương) 1614 – 1634

Trịnh Trang (Thanh đô vương) 1620 – 1651 Nguyễn phước Lan (Thượng vương) 1635 – 1646.

Năm 1613 chúa Nguyễn Hoàng qua đời, con là Nguyễn phước Nguyên lên kế nghiệp, hiệu là Sãi vương.

Ngoài Bắc Trịnh Trang thế quyền cho cha là Trịnh Tòng, cùng giữ tước vương như xưa.

Năm 1622, hai chúa khởi việc chiến tranh cùng nhau. Vua Lê thần Tông nghe lời Trịnh Trang sai đòi thuế chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn biết kế chúa Trịnh muốn gây việc cừu địch, nên không chịu nạp cú lo kiên thủ thành trì mà chờ giặc. Binh Bắc vừa

kéo đến, bị Sãi vương chận đánh thối lưu, đoạt được lương thảo, khí giới rất nhiều. Kế có giặc Mạc nhiễu hai tỉnh Lạng sơn, Cao bằng, Trịnh Trang phải đi dẹp, bắt được tướng sĩ và thân tộc họ Mạc điệu về kinh mà giết hết. Từ ấy họ Mạc, tuy chưa trừ được tuyệt, nhưng đã bớt thói hung hăng. Qua năm 1629, 1642 Trịnh cử binh xâm phạm cõi Nam mà cũng bị thua nữa.

Năm 1643 Lê thần Tông nhường ngôi lại cho con là Lê duy Hựu

17. Lê chân Tông, 1643 – 1648, 5 năm.

Trịnh Trang (Thanh đô vương) 1620 – 1654 Nguyễn phước Tần (Hiền vương) 1649 – 1685

Lê duy Hựu lên ngôi, hiệu là chân Tông. Bên Trung nguyên nhà Minh dứt, vua Thuận trị lập nên đời nhà Thanh (1644 – 1662)

Đời Lê chân tông, hai cõi bắc nam ít được năm, chúa Trịnh chúa Nguyễn lo dưỡng binh gia chứa lương thảo. Năm 1647 hai đằng giáp chiến tại Bố chánh. Chúa Trịnh quyết lấy cho được tỉnh Quảng bình mà mắc tướng trấn thủ là Trương phước Phấn cầm binh rất hay giữ thành bền vững, nên Trịnh Trang không làm chi được. Kế Hiền vương đem binh tiếp đánh đuổi Trịnh Trang qua khỏi sông Linh giang.

Năm 1648 Lê chân Tông băng không con kế nghiệp, Trịnh Trang ép vua Lê thần Tông lên ngôi lại.

Chúa Hiền vương lo mở mang bờ cõi Nam, khai của Hải phố (Fai fo), cho người phương Tây vào mà thương mại.

18. Lê thần Tông 1648 – 1663, 15 năm (lần thứ hai)

Trịnh Trang 1620 – 1654 Nguyễn Phước Tần (Hiền Vương) 1549

Trịnh Thạc 1654 – 1682

Từ khi chú Trịnh khởi binh Nam, chúa Nguyễn cứ kiên thủ thành trì, chờ giặc tới mới đánh, chớ chưa ra khỏi cương giới nước mình. Cũng chưa lấy được thành nào mở mang nước ra rộng lớn. Nay sẵn binh ròng, tướng mạnh tính thu Nghệ an, Thanh hóa, rồi luôn đường thẳng ra Hà nội.

Năm 1653, Hiền vương qua sông Linh giang gặp binh Bắc đánh nhau một trận tại Hoàng sơn, chiếm được 7 huyện tỉnh Nghệ an. Chua Nguyễn vỗ yên bá tính, cầm nhặt quân chúng không cho cướp phá dân sự, rồi thừa thắng đi lấy Thanh hóa bỗng nghe tin Trinh Trang qua đời, bèn truyền lệnh ngưng binh. Qua năm 1660 hai tướng trấn thủ Nghệ an không hòa nhau, ăn ở khắc bạc, nền lòng dân đổi. Trịnh Thạc lên thế quyền cha, đến vây thành chẳng bao lâu Nghệ an về tay chúa Trịnh. Từ ấy chua Nguyễn đắp thành từ Trấn ninh ra tới biển để mà giữ gìn bờ cõi.

Lê thần Tông băng năm 1663, con là Lê duy Cũ mới 9 tuổi lên kế vị, hiệu là Lê huyền Tông.

19. Lê Huyền Tông 1663 – 1673, 10 năm

Trịnh Thạc (tây định vương) 1654 – 1682 Nguyễn phước Tần (Hiền vương) 169 – 1685

Chúa Trịnh dấy oai nơi đất Bắc. Trinh Thạc lúc này ngưng việc đanh Nam, mắc lo trừ họ Mạc đương khởi nghĩa tại tỉnh Cao bằng và dẹp những côn đồ cướp phá Tuyên quang. Năm 1671, Lê huyền Tông sai đòi thuế Hiền Vương nữa. Hiền vương không nộp và cũng không tiếp sứ. Trịnh Thạc muốn cử binh, triều đình can gián lắm mới thôi.

Trịnh Thạc đưa con cho Lê Huyền Tông ép vua phê cho mình hai điều: là khi vào triều thì khỏi cần lậy, ngồi thì ngang vua, bên phía tả. Chúa Trịnh gồm hết quyền hành của vua, mấy bộ viện cũng một tay va quyền thống.

Nhà Nguyễn khai khẩn xứ Nam kỳ (La basse Cochinchine). Mấy đời chúa trước đuổi dân Chàm từ bắc chí nam, cho đến tỉnh Bình thuận bây giờ. Nước Chiêm thành tuy nhỏ nhược, nhỏ nhen, chớ không chừa thói hung hăng. Thừa lúc chúa Nguyễn mắc lo cự địch cùng chúa Trịnh, vua chàm xâm phạm cõi Nam. Hiền vương cử binh gia phạt, bắt được vua Cham điệu về kinh, còn vợ thì trí cho một quận nhỏ nơi tỉnh Bình Thuận mà ở cho đến khi mãn phần. Từ ấy dân chàm tản lạc, lớp thì rút vô rừng, lớp thì lên đồn trú trên núi non. Những mọi Kha mọi Mường bây giờ đây là dòng giống dân Chàm khi trước.

Từ tỉnh Bình thuận sáp vô Nam kỳ là nước Cao miên. Người An nom tràn qua khỏi địa giới, ở lộn lạo với dân xứ ấy. Kẻ thì làm ruộng, kẻ thì buôn bán. Mô xoài (Bà rịa), Đồng nai (Biên hòa) hai chỗ ấy thì có người An nam ngụ nhiều hơn hết. Thường hễ ngoại bang trà trộn cùng dân bản thổ thi sao cho khỏi sinh ra điều thù khích, giết bỏ nhau. Quan địa phương tỉnh Bình thuận cụ sớ tâu rằng vao Cao miên là Né ăc ông Chăn để cho dân mình hiếp đáp người Annam. Chua Hiền vương ý muốn mở mang bờ cõi, bèn thừa dịp cử binh lấy Mô xoài, Đồng nai, bắt vua Né ăc ông Chăn phải hàng phục và tấn cống thường năm.

20. Lê gia Tông 1673 – 1675, 2 năm

Trịnh Thạc (tây định vương 1654 – 1682 Nguyễn phước tấn 1649 – 1685

Huyền tông băng 1673, Trịnh thạc lập em vua là Lê duy Hội hiệu là Lê gia Tông

Năm 1672, Trịnh Thạc độ binh qua Linh giang quyết thu cho được cõi Nam. Hai bên hỗn chiến nơi thành Trấn ninh. Trịnh có người Hoa lang (Hollandais) giúp, phóng hỏa công đốt đồn lũy. Tướng Giữ thành Trấn ninh là Nguyễn Hữu Dật truyền lệnh lăn súc gỗ giết binh bắc hà ha số. Trịnh Thạc đánh bẩy tháng trời mà hãm thành không được, bỗng được mật thơ nói rể mình muốn phản, bèn rút binh bớt về Hà nội. Hiền vương thừa dịp khai thành giết quân nghịch, đuổi qua khỏi sông Linh giang.

Trịnh Thạc về tới kinh đô Hà nội, bắt rể xử lăng trì, rồi sai người bỏ thuốc độc mà hại luôn em là Trịnh Triền vì nghi cho Triền đồng lõa cùng rể mình.

Năm 1675 có một ông hoàng Cao miên khởi loạn đuổi vua Né ăc ông Non mà giành ngôi. Né ăc ông Non trốn ra Huế xin chúa Hiền vương bảo hộ. Hiền vương sám sửa chiến thuyền độ binh tới Nam vang thâu được thành lũy, rồi tôn Né ăc ông Non lên làm vua nhì, còn Né ăc ông Thu là cháu làm vua nhất. Từ ấy oai danh chúa Nguyễn rung động khắp nước Cao miên, nội phía nam xứ sau này, sau khi bị sát nhập về An nam mà làm xứ Nam kỳ (Basse – Cochinechine)

21. Lê hi Tong 1675 – 1705, 5 năm.

Trịnh Thạc (Tây định vương) 1654 – 1682 Nguyễn phước Tần (Hiền vương) 1649 – 1685

Trịnh Căn (Định nam) 1682 – 1707 Nguyễn phước Thời (Ngãi vương) 1686 – 1690

Lê gia Tông băn (1675) em là lê duy Hiệp lên ngôi, hiệu là Lê hi Tông

Năm 1677 Mạc kính võ loạn chiếm tỉnh Cao bằng, Trịnh Thạc đánh đuổi qua Trung nguyên sau bị nhà Thanh bắt mà nạp cho chúa Trịnh. Bên này chúa Trịnh cũng bắt những kẻ nghịch nhà Thanh mà giải về Bắc kinh.

Năm 1682 Trịnh Thạc qua đời, còn là Trịnh Căn lên thế quyền, cũng được phép ngồi một bên vua khỏi lạy như các quan khác.

Năm 1681 có nhiều người Trung nguyên không chịu phục nhà Thanh đầu qua chúa Hiền vương. Chúa Hiền Vương trí ở Biên hòa và Mỹ tho mà lập nghiệp, sau lâu đời bỏ phong tục Tầu mà theo phong tục Annam, làm bạn cùng đàn bà Annam nối sinh ra người Minh hương.

Hiền vương qua đời năm 1685, con là Nguyễn phước Thời lên nối nghiệp hiệu là Ngãi vương.

Lê hi Tông nhường ngôi lại cho con là Lê dũ Tông.

22. Lê dũ Tông, 1705 – 1729, 24 năm

Trịnh Căn (Định nam vương) 1682 – 1707 Nguyễn phước Điều (Minh vương) 1691 – 1723

Trịnh Cang (An đô vương) 1707 – 1729 Nguyễn phước Chú (Ninh vương) 1724 – 1736

Trịnh Căn qua đời năm 1707 cháu nội là Trịnh Cang (Cương) lên kế nghiệp, oai thế hoành hành hơn ông nội, phế lập, thưởng bạt, làm chi thì làm, vua không dám cãi. Trịnh Cang có tài trị nước, bầy ra địa bộ, cấm các quan không được lập làng riêng mà chứa những dân trốn lậu thuế, ban hành luật Hồng Đức, bỏ hình chặt ngón tay mà thế hình khổ sai, đào kinh, vét sông đánh thuế những thôt vật sản và khoáng sản.

Chúa Minh vương mở thêm cõi Nam ra rộng lớn, lấy quân đã cho bà hoàng hậu Chàm ở khi trước mà làm phủ Bình thuận. Năm 1715 có một người khách tên là Mạc Cửu dân cho Minh vương 7 xứ đã khai khẩn. Chúa Minh vương phong tước hầu cho Mạc Cửu và giao cho người ấy 7 xứ ấy: Hà tiên, Phú quốc, Long cơ, Cần vọt (Kam-pot), Vũng thơm (Kun pong thom), Rạch giá, Cà mau.

Năm 1729, Trịnh Cang ép vua nhường ngôi cho con thứ là Lê Duy Phường, cách ít tháng Trịnh Cang qua đời cũng một năm ấy 1729.

23. Vĩnh Khánh đế 1729 – 1732, 3 năm.

Trịnh Giang (Oai nam vương) 1730 – 1739 Nguyễn Phước Chú (Minh vương) 1724 – 1736

Lê duy Phường lên ngôi hiệu là Vĩnh Khánh đế. Vua phong cho con Trịnh Cang làm hoàng hậu, vợ con Trịnh Cang làm hoàng thái hậu. Trịnh Cang qua đời con là Trịnh Giang lên nối nghiệp. Trịnh Giang cũng giỏi việc nước như cha vậy. Nhưng mà mắc tu tạo đền đài xa xỉ của nước quá đỗi, nên kho tàng rỗng không, sinh ra sự tình tệ: mua quan, bán tước. Năm 1729, mùa màng thất bát, bão lục khắp nơi, Trịnh Giang hạ chi giảm thuế cho dân, mà tanh thuế người Khách, lại cấm không cho đào bới khoáng sản nơi tỉnh Thanh hóa nữa, sợ động đến mồ mả tiền nhân.

Năm 1731, Trịnh Giang phế Khánh đế mà lập anh vua lên, hiệu là Lê thuần Tông.

Nơi cõi Nam chúa Minh vương dời phủ Định viễn ở Cái bè xuống Long hồ (vĩnh long) và lo mở mang giới địa Nam kỳ.

Mạc Cửu qua đời, Minh vương phong cho con là Mạc tông lên nối ngôi nghiệp.

24. Lê thần Tông 1732 – 1735, 3 năm

Trịnh Giang (Oai nam vương) 1730 – 1739 Nguyễn Phước Chú (Minh vương) 1724 – 1736

Đời này sử không ghi chép lại. Trịnh Giang bày khắc bản in Tứ thư, Ngũ kinh để mà dùng trong xứ, cấm mua sách Tầu.

25. Lê ý Tông 1735 – 1740, 5 năm

Trịnh Giang (Oai nam vương) 1730 – 1739 Nguyễn phước Chú (Minh vương) 1724 – 1736

Trịnh Dinh (Minh đô vương) 1740 – 1767 Nguyễn Phước Hượt (Võ vương) 1737 – 1763

Trịnh Giang ngày càng kiêu căng, cho đến nỗi đòi sứ Trung nguyên phong cho mình là Annam Thượng vương. Trong triều ngoài quận ai nấy đều nghiến răng chắt lưỡi. Có 3 ông hoàng: lê duy Chúc, Lê duy Quí và Lê duy Mật đè cờ: “Phò Lê diệt Trịnh”, khiến dân dấy loạn. Lê duy Chúc và Lê duy Quí vị bắt, còn Lê duy Mật trốn khỏi, chiêu tụ anh hùng mà cự với họ Trịnh, sau thế cùng phải tự vẫn tại tỉnh Trần ninh (Coi bài sau)

Lúc này Trịnh Giang bởi hay dâm dục, nên mang bịnh hoạn. Ngày nọ, trời sét làm cho mất vía. Từ ấy hễ nghe trời gầm thỉ run sợ, bèn xây một cái hầm rồi xuống đó mà ở. Bao nhiêu quyền thế đều giao cho tên nội hoạn Huỳnh công Phụ. Tên này lại gian ác hơn Trinh Giang nữa. Đình thần bèn nghị lập Trịnh Dinh, Huỳnh Công Phụ sợ Dinh giết, kiếm đường đào tẩu.

Trịnh Dinh ép Lê Duy Tông nhường ngôi lại cho cháu là Lê duy Đào (nguyên Lê duy Đào là cháu Lê duy Mật đã khởi loạn, nên Trịnh Giang nghi mà cầm ngục. Nay lập Đào lên là có ý vỗ yên bá tính).

Nơi cõi Nam, Minh vương qua đời 1736, con là Võ vương lên kế nghiệp.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.