Nam Việt Lược Sử
CHƯƠNG IX: BINH LANG SA CHIẾM XỨ BẮC KỲ
Giặc cờ đen loạn xứ Bắc kỳ (1873 – 1885) – Thất trận Chí Hòa rồi, ông Nguyễn Tri Phương trở về kinh, thì vua Tự Đức sai đi trấn xứ Bắc kỳ. Phe nhà Lê kiêng oai người, không dám cử động, đạo tặc cũng tịnh vô.
Qua đến năm 1866, có một tên thấy chùa âm mưu muốn sát hại vua, mà lậu sự, nên cả bọn phản nghịch đều bị gia hình. Từ khi ấy, vua Tự Đức có lòng nghi sợ, bèn đòi ông Nguyễn Tri Phương về triều mà hộ giá.
Ông Nguyễn Tri Phương mới lìa khỏi xứ Bắc, thì loạn lạc nổi lên. Quân Cờ đen nguyên là bọn giặc Hồng Tú Toàn dư đảng (Taiping), bên Trung Quốc loán qua, chiếm tĩnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, cướp giật bá tánh, làm khổ khắc dân tình (1873). Dọc theo gành bãi, từ bắc chí nam, kẻ thương khách bị đoạt thuyền, bị giết cũng nhiều. Tướng soái bọn giặc Cờ đen là Lưu Vĩnh Phúc tung hoành nơi đất Bắc, quan quân An Nam không làm chi nổi. Lại thêm phe nhà Lê dấy lên, vừa lấy đặng vài xứ, kế triều đình sai ông Hoàng Kế Viêm ra dẹp mới yên, nhưng mà giặc cờ đen cũng còn nhiễu hại lương dân.
Khi ấy vua Tự Đức bèn sai sứ qua Trung Nguyên cầu hoàng đế Đồng trị (1862 – 1885) trợ binh. Binh Trung Nguyên qua xứ Bắc lại hiệp với bọn Cờ đen mà phá tán dân chúng quá hơn buổi trước nữa.
Năm 1872, quan Thống chế d’Arbaud quyền chức Nguyên soái Nam kỳ hay sự loạn lạc nơi xứ Bắc, bèn sai ông quan năm thủy binh Senez ngồi chiến thuyền đi dọ thám, quả có tàu ô ra đón đường. Ông Senez bắn chìm hết bốn năm chiếc, rồi thẳng chí vào sông Nhĩ Hà, đến Hà Nội thì gặp tàu của ông Jean Dupuis đương đậu đó Ông Francis Garnier vì nước bỏ mình. – Ông Jean Dupuis vốn là người thương khách, khi trước có tùng sự quan Tổng đốc Vân Nam. Năm 1872, ông ấy chở đồ binh khí và thuốc đạn đi theo sông Nhĩ Hà, lên tĩnh Vân Nam mà bán. Lúc trở về, tàu thuyền bị quan An Nam bắt cầm lại Hà Nội mà đợi lịnh vua. Khi ấy ông Dupuis mới đầu cáo cùng quan Nguyên soái Nam kỳ. Còn vua Tự Đức cũng sai sứ vào Sài Gòn mà tỏ bày cho quan Nguyên soái Dupré hay về sự ông Jean Dupuis vi phép.
Năm 1873, quan Nguyên soái Dupré sai ông Francis Garnier là quan tư thủy binh ra Bắc kỳ mà tra sát vụ ấy. Lúc này nhằm ông Nguyễn Tri Phương trấn thành Hà Nội. Nhớ cừu xưa nơi trận Chí Hòa, người bèn truyền lịnh kiên bế đồn lũy, trí binh đâu đó sẵn sàng. Ông Francis Garnier thấy sự chẳng lành, tính phải ra oai. Người sắp đặt binh lình, rồi ra hiệu lịnh bắn phá thành Hà Nội. Quan quân An Nam rồi loạn, ông Nguyễn Tri Phương bị đạn mà thác, binh lính phải khai đồn lũy mà hàng phục. Ông Francis Garnier thừa thắng lấy Hưng Yên, Phù Ly, Ninh Bình, Hải Dương, Nam Định.
Quan quân Cờ đen thấy Hà Nội mỏng binh, bèn kéo tới mà vây. Ông Francis Garnier nỗ lực đánh phá, mà mắc quân cờ đen thặng số, cự không nổi, phải lâm tay giặc (1873). Khi ấy binh tiếp ở Sài Gòn mới đến; quân cờ đen bị bắt, bèn bỏ Hà Nội rút lên đồn trú trên mấy tĩnh phía Bắc.
Tờ nghị hòa (15 Mars 1874). – Vua Tự Đức hay binh Lang sa lấy Hà Nội, thì sai hai vị sứ thần: ông Lê Tuấn và ông Nguyễn Văn Tường vô Sài Gòn mà cầu hòa. Ông Philastre là tham biện, kiêm chức chưởng lý Nam kỳ, phụng lịnh quan Nguyên soái Dupré đi với ông Nguyễn Văn Tường ra Hà Nội mà phân giải vụ bất bình đã gây nên cuộc chiến tranh nơi xứ Bắc. Muốn cho thuận hai đàng, hai vị sứ thần đều nghị bãi binh. Những thành quách ông Garnier đã lấy đặng thì giao lại cho An Nam, tàu của ông Dupuis phải lui ra Hải Phòng mà đậu. Tại Hà Nội thì trí phần cho nhà nước Đại Pháp một chỗ để mà lập tòa Thống sứ và để cho người Lang sa ở mà thương mãi. Quan Nguyên soái Dupré cử ông quan ba Rheinart làm chức Thống sứ ra ngồi tại Hà Nội.
Việc yên rồi, ông Philastre và ông Nguyễn Văn Tường trở về Sài Gòn. Qua ngày 15 Mars 1874, quan Nguyên soái Dupré và hai vị sứ thần An Nam đồng ký tờ hòa ước: Pháp quốc lãnh bảo hộ nước Nam, giúp sức cho đặng trừ an mũi giặc Cờ đen và ăn cướp biển; số tiền thường bồi 4 triệu còn chỉ tồn lại bao nhiêu thì cũng hủy hết và cấp cho vua 5 chiến thuyền, 100 khẩu súng đại bác, 1000 cây súng cùng thuốc đạn để mà giữ gìn biên cảnh. Vua Tự Đức phải nhận cho nhà nước Đại Pháp làm chủ sáu tĩnh xứ Nam kỳ, phải khai cửa Hải Phòng và cửa Quy Nhơn cho tàu Lang sa tới lui mà buôn bán. Con đường sông Nhị Hà lên Vân Nam, thì phải mở cho ghe thuyền thương khách xuống lên thong thả. Ngày 31 Aout 1874, hai nước lập lại tờ thương ước; vua Tự Đức đã ưng chịu mỗi đều, thì từ đây Pháp Việt sẽ đặng hòa nhà với nhau lâu dài.
Vua thất ước. – Vua Tự Đức đã giao hòa cùng Pháp quốc, mà chẳng bao lâu lại thất ước, hành khổ những người có đạo và gây rối cho các quan lãnh sự Lang sa nơi xứ Bắc. Năm 1875, Lưu Vĩnh Phúc dẫn quân Cờ đen vào gần đến Hà Nội, còn vua thì sai đi dâng cống cho hoàng đế nhà Thanh đặng viện binh, nói rằng để mà dẹp giặc Cờ đen, chớ tức nhiên muốn địch cùng Pháp quốc. Giặc Cờ đen càng ngày càng lừng lẫy, ngăn sông Nhĩ Hà không cho ghe thuyền vãng lai mà thương mãi, hiệp với binh Trung Nguyên mà cướp phá dân chúng lại quá hơn khi trước.
Quan thống đốc Nam kỳ, ông Le Myre de Vilers tính phải quét sạch quân Cờ đen thì mới yên xứ Bắc. Năm 1882, ông quan năm thủy binh Henri Rivière phụng lịnh độ binh ra Hà Nội, thì thấy quan quân An Nam đương lo kiên bế thành trì, tỏ ý chẳng lành. Người bèn lấy Hà Nội (Avril 1882), rồi luôn dịp dẫn binh đi đánh Nam Định. Lúc trở về thì ông Rivière thấy quân Cờ đen đã vây chặt Hà Nội. Người nỗ lực đánh phá, nhưng mà quả nan địch chúng, phải bỏ mạng chốn sa trường (19 Mai 1883).
Tin truyền qua Pháp quốc, Bộ viện binh lập tức sai binh tiếp chiến mà báo cừu cho ông Henri Rivière và tướng sĩ tử trận. Quan Đề đốc Bouet quản thống một đạo binh ròng, có ông Lương y Harmand làm Khâm sai, sang đến Bắc kỳ ngày 7 Juin 1883. Từ khi ấy, quan Thống sứ Rheinart ở tại Huế đã dứt việc thông đồng với triều đình; tính bề ở không tiện, người bè từ đế đô mà trở về Sài Gòn.
Qua đến ngày 17 Juillet 1883, vua Tự Đức thăng hà, trị nước đặng 36 năm, có di chúc lập cháu là ông hoàng Ưng Ái , con ông Kiến Thoại.
5 – Dục Đức, 17-21 Juillet 1883
6 – Hiệp Hòa, 21 Juillet – 30 Novembre 1883
7 – Kiến Phước, 2 Decembre 1883 – 31 Juillet 1884
Phá cửa Thuận An. – Đánh Bắc kỳ. – Vua Dục Đức đặng tôn lên mới có ba ngày, thì bị hai vị quyền thần là ông Nguyễn Văn Tường và ông Lê Văn Thuyết phế đi mà lập vua Hiệp Hòa, em út vua Tự Đức.
Lúc này mấy quan Đề đốc Bouet đem binh vừa tới Bắc kỳ, thì quân Cờ đen đã bỏ Hà Nội dồn xuống Nam định, cứ đêm ngày bắn phá mà không làm chi nổi. Quan khâm sai Harmand bèn bàn nghị cũng quan đề đốc Bouet và quan Thủy sư Coubert phải dấy oai với triều Huế trước, thì sau bình phục xứ Bắc mới đặng. Quan Thống đốc Nam kỳ, ông Thomson cũng hiệp ý, sai độ thêm binh ra cửa Hàn. Ngày 16 Aout 1883, chiến thuyền Lang sa bắn phá cửa Thuận An. Triều đình tính không bề chống cự, phải cầu hòa, lập tờ ngày 25 Aout, chịu Pháp quốc bảo hộ xứ Trung kỳ và xứ Bắc kỳ. Quan khâm sai Harmand thâu lãnh tờ hòa ước, rồi trở ra Hà Nội. Khi ấy có chỉ đặt ông de Champeaux làm Thống sứ tại Huế.
Ông Harmand mới lìa khỏi đế đô thì vua Hiệp Hòa bị phế. Ông Nguyễn Văn Tường và ông Lê Văn Thuyết tôn ông hoàng Mến lên, hiệu là Kiến Phước (2 Decembre 1883).
Lúc nầy quan đề đốc Bouet về Tây, giao quyền lại cho quan Thủy sư Coubert. Binh cờ đen và binh Bắc kỳ rút về Sơn Tây, lo kiên bế thành trì. Quan Thủy sư Coubert lấy đặng Sơn Tây ngày 17 Decembre, kế bên Pháp quốc sai quang Thống chế Millot đem binh tiếp qua, hiệp lực cùng quan Thủy sư Coubert, đánh đuổi quân cờ đen và binh Trung Nguyên. Đến tháng sáu (1884) thì cả xứ Bắc đã bình định.
Ngày 6 Juin 1884, vua Kiến Phước lập tờ chịu qui phục Pháp quốc và bỏ ấn hình lạc đà của Trung Nguyên đã ban cho khi trước. Nhà nước Pháp quốc giao tĩnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Thuận lại cho An Nam.
Vua Kiến Phước băng ngày 31 Juillet 1884.
8 – Hàm Nghi, 2 Aout 1884 – 5 Juillet 1885.
Quan Thủy sư Coubert phá thành Phước Châu (1884). – Triều đình hiệp nghị cùng quan Khâm sư Rheinart, tôn ông hoàng Ưng Lịch, em vua Kiến Phước, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Vua nầy mới có 14 tuổi, việc quốc chánh về tay hai vị quyền thần: ông Nguyễn Văn Tường và ông Lê Văn Thuyết.
Lúc nầy Pháp quốc dấy binh phạt Trung Nguyên vì đã a ý cùng triều Huế mà gây loạn nơi xứ Bắc, làm cho đổ máu quân sĩ, hao tổn của nước. Trên bộ thì quan Đề đốc Brière de l’Isle đánh đuổi binh Tàu và Cờ đen lên tới Lạng Sơn; dưới biển thì quan Thủy sư Coubert đánh phá thành Phước Châu, vây cù lao Formose và ngăn đường vận lương của Trung Quốc. Triều Bắc Kinh sợ, bèn xin nghị hòa. Qua đến ngày 29 Avril 1885, binh tàu rút về hết; bọn Lưu Vĩnh Phúc cũng tán lạc. Từ khi ấy xứ Bắc kỳ mới đặng yên.
Quan Thủy sư Coubert mắc lo việc chinh chiến mấy năm dư, nên hao mòn, lâm binh mà thác ngày 9 Juin 1885. Bên Pháp quốc cùng khắp cõi Nam bang, ai nghe tin cũng đều rơi lụy, tiếc một đấng danh thần, dày công cùng nhà nước.
Xứ Bắc bình định rồi, quan Thống chế de Courey lãnh quyền chấp chướng binh dân. Ngày 2 Juillet 1885, người sang đế đô Huế mà nghị việc quốc chánh với quan Khâm phái de Champeaux. Thình lình trong đêm mồng 5 rạng mặt mồng 6 Juillet súng trên thành bắn vái qua tòa sứ. Mưu phản ấy là tại nơi Tôn Thất Thuyết.
Binh Lang sa bèn nỗ lực hãm đặng đế đô. Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra tĩnh Quảng Trị.
9 – Đồng Khánh, 20 Sept 1885 – 28 Janv 1889
10 – Thành Thái, 1889 – 1907
Ông Paul Bert bình phục xứ Bắc kỳ và xứ Trung kỳ. – Ngày 20 Septembre 1885, quan Thống chế de Courcy và quan Khâm phái Champeaux tôn vua Đồng Khánh lên kế vị.
Qua năm sau (1886), ông Paul Bert lãnh chức Khâm mạng đại thần qua vỗ trị xứ Bắc kỳ. Người hiệp nghị cùng triều Huế phong ông Nguyễn Hữu Độ làm chức Kinh lược tại Hà Nội, thay mặt cho vua. Lúc nầy xứ Bắc mới vừa yên, còn xứ Trung kỳ đương rối loạn. Bọn văn thân theo phe vua Hàm Nghi dấy lên, chém giết những người có đạo ở tĩnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị. Quan Khâm mạng Paul Bert sai đi bình phục; quan Thống đốc Nam kỳ, ông Filippini cho binh đi dẹp tĩnh Bình Thuận, có quan Tổng đốc Trần Bá Lộc dẫn một cơ lính tập theo trợ chiến (1886). Quan Binh Lang sa đi đến đâu cũng lấy Nhơn Chánh mà vỗ về dân chúng. Bọn Văn thân bỏ khí giới mà qui hàng. Qua năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt đem qua ở xứ Algerie. Từ đây xứ Trung kỳ mới yên, bá tánh đặng nhờ ơn bảo hộ của Pháp quốc mà an cư lạc nghiệp, ngôi nhà Nguyễn nối truyền muôn đời mà không dứt.
Xứ Bắc kỳ và Trung kỳ bình phục rồi, quan Khâm mạng Paul Bert lo canh cải việc chánh trị; tại đế đô Huế và tại Hà Nội thì có một quan Khâm sứ tùng quyền ngài mà thay mặt cho nhà nước Đại Pháp. Mỗi tĩnh thì có đặt một quan Thống sứ hiệp cùng các quan An Nam mà hay việc trị dân và lo việc thuế khóa. Tại xứ Bắc kỳ thì quan Kinh lược được vua ban quyền vương ngoại, chung lo cùng quan Khâm mạng mà quản thống binh dân, ban hành thể lệ về việc chánh trị, khỏi đợi lịnh của triều đình.
Quan Khâm mạng Paul Bert sấp đặt việc nước vừa yên, thì lo mở mang công cuộc thương mãi, kị nghệ, canh nông. Người dạy tu bổ bờ đê, lập nhà trường; người miễn thuế cho chúng dân bị bão lụt cùng giặc giã và châu cấp cho quân sỹ bị thương nơi chiến trường. Người cả lo việc quốc chánh, nên hao tổn tinh thần, thọ binh mà thác nhằm ngày 11 Novembre 1886.
Từ tháng Octobre 1887, có chỉ dụ lập Đông Dương nhứt thống (Union Indochinoise), quyền bĩnh chánh giao cho quan Tổng thống đại thần. Ông Constans được cử làm chức ấy đầu hết.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.