Nam Việt Lược Sử
CHƯƠNG V: GIẶC TÂY SƠN – NHẠC, LỮ, HUỆ.
26. Lê hiển Tông 1740 – 1786, 46 năm.
Trịnh Dinh (Minh đô vương) 1740 – 1767 Nmguyeenx Phước Hượt (Võ vương) 1737 – 1763
Trịnh Sum (tịnh đô vương) 1767 – 1782 Nguyễn phước Thuần (Định vương) 1766 – 1777
Ngoài Bắc Lê duy Đào lên ngôi hiệu là Lê hiển Tông. Trịnh Dinh qua đời, con là Trịnh Sum thế quyền.
Trịnh Dinh đã tôn Lê duy Đào ròi mà phe Lê duy Mật cũng còn dấy loạn. Lúc này lê duy Mật đương đồn binh tại Trấn ninh, bị vây chặt liệu thế không khỏi bị bắt bèn lên giàn hỏa mà thác. Từ ấy xứ Bắc mới yên.
Trong cõi Nam, cơ nghiệp chua Nguyễn hầu suy; Võ vương qua đời 1765, Thuần kế nghiệp, hiệu là Định vương. Chứa Định vương tuổi còn nhỏ, không lo kham việc nội việc quốc chính, giao quyền hành cho Trương phước Mạn. Tên này cũng là gian hùng, chẳng bao lâu đã lõ mồi tham, muốn tiếm soán bắt Hiếu khương vương là con thứ của Võ vương mà cầm ngục, rồi giết đi. Loạn trong triều lan dần ra ngoài quận, khiến một tên biện lại Nguyễn Văn Nhạc thừa dịp dấy lên, thâu nước Nam mà xưng vương xưng bá mấy năm. Giặc này gọi là giặc Tây sơn, ban đầu cướp phá quận huyện, sau lấy tới Qui nhơ, Bắc kỳ và Nam kỳ.
Tây sơn lấy Qui nhơn
Trịnh Sum tiếp Định vương
Nguyễn văn Nhạc cùng hai em là Huệ và Lữ kéo vây binh Qui nhơn, chẳng mấy ngày thành bị phá. Nhạc thừa thắng lấy luôn Huế (1774). Chúa Định vương cô thế tìm vô Nam kỳ mộ binh đặng lo cự địch, để cháu là Mục vương ở lại Quảng nam mà ngăn giặc. Nhạc muốn được lòng bá tính, sai tướng Khách tên Lý Tài dẫn vài trăm binh đến phò Mục vương trở về kinh đô Huế. Muck vương sợ lầm quỉ kế bè dụ Lý Tài theo mình vào Nam kỳ mà hiệp với Định vương 1775
Ngoài Bắc, Trịnh Sum nghe Tây sơn loạn cõi Nam, cử binh mã, noisrawngf đi cứu Định vương chú thật sự là đi lấy kinh đô Huế. Khi ấy Nhạc ra hàng đầu, được phong là tiền quân, sau laanhx trấn tỉnh Quảng nam (1776). Gian thần Trương phước Man bị bắt điệu về Hà nội, sau bị xử lăng trì.
Trịnh Sum dẹp yên, rồi thu binh về Bắc.
Nguyễn Huệ cử binh lấy Hà nội
Trịnh Giai bị khốn liều mình.
Binh Trịnh Sum rút rồi, Nhạc rộng đường tung hoành một cõi, cơ nghiệp nhà Nguyễn dựng nên từ đời Nguyễn Hoàng hầu về tay Nhạc. Nhạc xưng vương lập đô tại Qui nhơn, rồi sai Nguyễn Huệ và Nguyễn hữu Chính là tướng phản Trịnh cầm binh đi lấy Huế (1784). Tổng trấn Huế không ra ngăn chống, chẳng khỏi bao lâu thành đô bị phá. Nguyễn Hữu Chỉnh khuyên Nguyễn Huệ đề cờ “phò Lê diệt Trịnh” rồi thừa thắng kéo ra Hà nội. Huệ nghe lời truyền lệnh tấn binh.
Trịnh Sum dẹp yên loạn Tây sơn rồi trở về Hà nội. (Coi lại bài trước), cách ít lâu thọ bệnh mà thác (1782).
Con là Trịnh Giang lên thế. Lúc này quân Tây sơn bắt từ Nghệ an ra Thanh hóa, thu Nam định, Trịnh Giai dẫn binh ra cự, bị vây chặt, thế cùng bèn rút gươm đâm họng mà thác (1786).
Nguyễn Huệ vào đô, vua Hiển tông xuống ngai nghinh tiếp, mời ngồi một bên phong tước Quốc công lại đua công chúa cho nữa. Lê hiển Tông băng năm 1786 tuổi đã 70.
27. Lê chiêu Thông 1786 – 1788 (Rốt nhà Lê) Nguyễn Nhạc nghi em kéo binh ra bắc. Nguyễn hữu Chỉnh bí kế trốn về Nghệ an.
Lê hiển Tông băng (1786) triều đình tôn Lê duy Khiêm là cháu nội, hiệu Lê chiêu Thống. Lúc này Nguyễn Nhạc ở Qui nhơn, nghe tin em mình (Nguyễn Huệ) đã lấy hà nội, lại được vua yêu dùng, thì hiềm nghi, bèn kéo binh ra đất Bác. Đi vừa đến thành Thăng long thì thấy vua Chiêu thống cùng triều đình đón rước nên rất trọng thể. Vua xin chia đất, Nguyễn Nhạc chối từ nói rằng diệt Trịnh phò Lê chứ không có ý lấy nước vua. Từ ấy Lê chiêu Thống mới yên tâm không còn nghi sợ gì nữa.
Võ văn Nhâm là tướng Nguyễn Nhạc tâu rằng, Nguyễn hữu Chỉnh bày mưu lấy Hà nội, là có ý muốn lập cho mình, nếu không sớm trừ khử thì sau sẽ có họa to. Nguyễn Nhạc thương nghị với Nguyễn Huệ rồi đem truyền lệnh thâu binh về Qui nhơn, không cho Nguyễn hữu Chỉnh hay. (Nguyên Chỉnh ngày trước phản Trịnh đầu tây sơn, nay trở lại một mình, chi cho khỏi bị dân Bác giết).
Rạng ngày Chỉnh biết trúng gian kế, bèn mời vài tên thủ hạ mượn thuyền thwangr ra Nghệ an. Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đồn binh nơi đó, giao cho Chỉnh ở lại trấn tỉnh ấy, rồi hai anh em trở về Bình định.
Trịnh Phùng làm phản cướp ngôi, Nguyễn hữu Chỉnh giúp vua Lê.
Phe họ Trịnh thấy binh Tây sơn rút đi hết, thì trở về triều tranh quyền tước với nhau, không kể chi đên vua. Khi ấy có hai anh em là Trịnh Đệ và Trịnh Phùng. Đệ về trước, ép vua phê cho mình thế chức của Trịnh Giai, Phùng tới sau giành. Hai đàng giao chiến với nhau, Đệ thua phải trốn đi. Phùng được vua phong quốc tước ông cha xưa, lại càng hoành hành, khi quân, thị chúng. Ý soán đoạt lộ ra, vua Chiêu Thống bèn sai người đem mật thư ra Nghệ an cho Nguyễn hữu Chỉnh.
Chỉnh cử binh giúp vua , đánh Trịnh Phùng đại bại rút về Kinh bắc (Bắc ninh)
Cách ít lâu lại ra chống cự nữa, mà cũng bị thua mãi thế. Trịnh Phùng thối chí bỏ mà đi, còn quân sĩ tản lạc hết. Từ đấy họ Trịnh dứt, mà nhà Lê gần vong.
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chia nước xưng vương.
Vua Lê thế cùng cầu Trung quốc.
Cũng vì nghi kỵ nhau, nên Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ khởi việc chiến tranh. Nguyễn Huệ vây Qui nhơn, Nguyễn Nhạc phải rút binh Nam Kỳ ra mà cự. Hai đàng đánh nhau chưa biết hơn thua, sau nghĩ tình cốt nhục lại hòa cùng nhau, chia đất mà làm vua.
Nguyễn Nhạc xưng Trung ương hoàng đế, lãnh tỉnh Quảng nam, Quảng ngãi và Bình định, đóng đô tại Qui nhơn.
Nguyễn Huệ xưng Bắc bình vương, lĩnh tỉnh Quảng đức, Quảng trị, Quảng bình, Hà tĩnh, Nghệ an, thanh hóa và gồm cả xứ Bắc ký, đóng đô tại Huế.
Nguyễn Lữ xưng Đông bình vương, lĩnh Khánh hòa, Bình thuận và xứ nam kỳ.
Chia chác xong rồi, Nguyễn Huệ cử binh ra lấy Hà nội một lần nữa. Nguyễn hữu Chỉnh ngăn chống không nổi, bèn rút lui, bị Võ văn Nhâm và Ngô văn Sở là tướng Nguyễn Huệ chặn lại, bắt được đem dâng nạp cho Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ bèn chém đầu làm lệnh.
Vua Lê chiêu Thống trốn qua Trung nguyên mà cấp cứu. Hoàng đế Trung nguyên sai binh giúp, bị Tây sơn thế mạnh giết rất nhiều. từ đây vua Lê chiêu Thống mất nước, ngụ tại Quảng đông, sau được chỉ triệu về Bắc kinh mà làm quan đến năm 1791 thì băng.
Nguyễn Huệ lấy được xứ Bắc kỳ, lên làm vua. Đến năm 1801 Nguyễn Ánh nhờ sức người Lãng sa và các đấng anh tài như: Võ tánh và Lê văn Duyệt dẹp yên Tây sơn, lập nên nhà Nguyễn xưng hiệu là Gia long.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.