Nam Việt Lược Sử
CÔNG THẦN LANG SA (1)
(1) Nhà nước lấy tên các quan trong bản này mà đặt cho những đường sá châu thành Sài Gòn và Chợ Lớn, trước là để cho kẻ hậu lai nhớ tích, nhớ công khai sáng, sau để mà biểu danh muôn thuở.
Những tên in chữ xiên (italique) là tên mấy chiếc chiến thuyền buổi mới chiếm xứ Nam kỳ , cũng đem vào đây, bởi vì có tích trong sử.
Allizé de Matignicourt: Quan tư binh bộ, đánh trận Chí Hòa (1861)
Arfeuille (d’): Quan năm thủy binh làm chức quan bố (1861), làm lãnh sự Hải Phòng (1879).
Ariès (d’): Quan năm thủy binh, trấn thủ Sài Gòn (1859)
Aubaret: Quan năm thủy binh, làm chức quan bố, biết chữ An Nam, có dịch bộ Gia Định thông chí (1863)
Avalanche (l’): Tên chiếc tàu trận phá cửa Hàn năm 1858, lấy Sài Gòn (1859)
Barbet: Quan ba binh bộ lấy thành Sài Gòn; lúc đi dọ thám, bị người An Nam rình mà sát hại lối miễu Hội Đồng (1861). Người Lang sa lấy tên vị quan nầy mà đặt cho chùa Khải Tường, kêu là Pagode Barbet.
Barisy (Laurent): Giúp Nguyễn Ánh, lãnh vận lương và tận rèn binh lính
Bellinger: Quan hai binh bộ, làm quan bố tại Cần Giuộc (1864)
Berger: Quan hai thủy binh, đánh trận Chí Hòa (1864)
Boresse: Quan tư thủy binh, làm chức quan bố tại Gia Định (1861)
Boubée: Quan ba binh bộ, đánh trận Tháp Mười (1866)
Bourdais: Quan năm thủy binh, đánh trận Chí Hòa, sau lấy thành Mỹ Tho, bị đạn mà thác (1861)
Catina (le): Tên chiếc tàu bắn phá đồn cửa Hàn năm 1856
Chaigneau (Jean Baptiste): Người An Nam kêu là Nguyễn Văn Thắng, giúp vua Gia Long có công lớn.
Chasseloup-Laubat (de): Thượng thơ thủy binh và thuộc địa, có công mở mang các thuộc địa, nhứt là xứ Nam kỳ lúc đầu mới chiếm.
Comte: Quan tư binh bộ, lấy Biên Hòa (1861)
Coquet: Quan tư binh bộ trấn Bà Rịa (1862)
Courbet (Vice Amiral): Thủy sư đô thống, đánh Bắc kỳ, lấy thành Phước Châu (Chine) 1884
Crouzat: Quan năm binh bộ, đánh trận Chí Hòa
Dayot (Jean Marie); Quan tư thủy binh, quản chiếc tàu “Đồng Nai”, giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, lập đặng nhiều công lớn
Desperles (Dominique): Quan lương y giúp Nguyễn Ánh
Despiaux (Jean Marie): Lương y của Nguyễn Ánh
Desvaux: Quan năm thủy binh, lấy Mỹ Tho
Domenech-Diégo: Quan năm binh bộ, trấn thủ Biên Hòa (1861)
Doudart de Lagrée: Quan năm thủy binh, làm chức Khâm phái tại xứ Cao Man (1863 – 1866), có công trong vụ lập tờ hòa ước và bảo hộ xứ Cao Man
Dupré – Déroulède: Quan tư binh bộ, lấy thành Sài Gòn (1859)
Emmanuel: Giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, có bài vị thờ nơi miếu Công Thần
Eyriaud des Vergnes: Quan bác vật, mở đường và xây cống thành phố Sài Gòn (1873)
Forcant (de): Quản chiếc tàu Ưng Phi, giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn
Foucault (de): Quan ba Thủy binh, tứ trận tại Chí Hòa (1861)
Frostin: Quan một Thủy binh, tử trận tại Chí Hòa (1861)
Gallimard: Quan ba pháo thủ, đánh trận Chí Hòa, lấy thành Sài Gòn.
Gally: Quan ba Bộ binh, đánh Tháp Mười (1866)
Garnier (Francis): Quan tư Thủy binh, quan bố Chợ Lớn (1886); lấy Hà Nội (1873), bị quân Cờ đen sát hại (1873)
Gaudot: Quan tư Thủy binh, làm quan bố Chợ Lớn (1862)
Girard de l’lsle-Sellé: Quan ba Thủy binh, giúp Nguyễn Ánh.
Guillon (Jean-Baptiste): Quan ba Thủy binh, giúp Nguyễn Ánh
Guilloux (Guillaume): Quan ba Thủy binh, giúp Nguyễn Ánh
Guys: Quan tư Thủy binh, trấn thủ Tây Ninh (1861)
Hamelin: Thủy binh thượng thơ lúc lấy Nam Kỳ, có công mở mang các thuộc địa.
Jaureguiberry: Quan năm Thủy binh, lấy thành Sài Gòn năm 1859, sau làm tới chức Thủy sư.
Lacour: Quan ba pháo thủ lấy thành Sài Gòn (1859)
Ladébat: Quan năm Thủy binh, đánh trận Chí Hòa
Lanzarotte: Quan năm Espagnol, cầm binh lấy thành Sài Gòn (1859)
Lapelin: Quan năm Thủy binh, đánh trận Chí Hòa
Lachaue (Savin de): Quan ba Binh bộ, trấn thủ Tây Ninh, bị Cao Mên dấy loạn sát hại, năm 1866
Lareynière: Quan ba Thủy binh, tử trận tại Chí Hòa (1861)
Le Brun (Théodore): Quan bác vật, vẽ họa đồ thành Sài Gòn, giúp Nguyễn Ánh
Lefebvre (Monseigneur): Đức cha cai địa phận Nam kỳ đầu hết
Legrand de la Liraye: Thầy giảng đạo tại Bắc kỳ, làm thông ngôn cho Nguyên soái Rugault de Genouilly, sau làm chức tham biện, có soạn một bổn vị tự tiếng An Nam.
Lesèble: Quan hai Thủy binh, đánh trận Chí Hòa
Lespès: Quan ba Thủy binh, đánh trận Chí Hòa, lãnh đem thơ cho vua Cao Man (1861), sau làm tới chức Thủy sư
Loubère: Quan năm binh bộ, trấn thủ Biên Hòa
Luro: Quan tư thủy binh, làm cai trường tham biện hậu bố (1873), chức quan bố
Malespine (Etienne): Giúp Nguyễn Ánh, coi việc lương thảo
Marchaisse: Quan năm binh bộ, bình phục Tây Ninh, bị Cao Mên sát hại (1866)
Martin des Pallières: Quan tư, lấy thành Sài Gòn (1859)
Martin des Pallières (Henri): Đội, dẫn quân leo hãm thành Sài Gòn (1859)
Miche (Monseigneur): Đức cha ở Cao Man, có công trong vụ lập hòa ước với xứ Cao
Man, sau thế cha Đức cha Lefebvre
Némésis (la): Tên chiếc tàu phá cửa Hàn và lấy thành Sài Gòn năm 1858 – 1859
Noel: Quan một thủy binh, tử trận tại Chí Hòa
Olivier de Puymanel: Giúp Nguyễn Ánh, người An Nam kêu là ông Tín, xây thành Sài Gòn
Ormay (Dr d’): Quan lương y, ở xứ Nam kỳ đã 12 năm, quản đốc nhà thương tây đầu hết (1863-1874)
Palanca: Quan năm Espagnol, quản toán binh Espagnol và Tagals, lấy thành Sài Gòn (1859)
Paris de la Bollardière: Quan ba binh bộ, đánh Tháp mười (1866)
Pellerin (Monseigneur): Đức cha địa phận Nam kỳ (1850)
Philastre: Quan bố Mỹ Tho, sau làm đến chức Chưởng lý Nam kỳ (1863), thông chữ nho, dịch bộ luật An Nam (Code annamite)
Pierre: Lương y, lập vườn thảo mộc (Sở thú) 1864
Pigneau de Béhaine (Evêque d’Adran): Đức cha d’Adran đi với Đông cung cảnh qua triều Pháp mà viện binh giúp Nguyễn Ánh
Primauguet (le): Tên chiếc tàu phá cửa Hàn 1858 và lấy thành Sài Gòn
Reybaud: Quan năm binh bộ, lấy thành Sài Gòn (1859)
Rieunier: Quan hai thủy binh, lãnh đi dò sông rạch trước khi đánh trận Chí Hòa (1861), sau làm đến chức Thủy sư
Sohier (Monseigneur): Đức cha cai địa phận Nam kỳ, sau thế cho Đức cha Pellerin
(1862)
Taberd (Monseigneur): Giám mục, thông tiếng An Nam, có soạn bộ tự điển An Nam
Tardivet (Emmanuel): Giúp Nguyễn Ánh, đánh Tây Sơn
Testard: Quan năm binh bộ, tử trận tại Chí Hòa (1861)
Thénard: Quan một pháo thủ, đánh trận Chí Hòa
Thouroude: Quan ba binh bộ, trấn thủ Rạch Tra (1862)
Ture: Quan lương y binh bộ, làm quan bố, làm đốc lý thành phố Sài Gòn đầu hết (1867-1871)
Vannier (Phillipe): Giúp Gia Long đánh Tây Sơn, người An Nam kêu là “Chúa Tàu Phụng”. Gia Long phong nhứt phẩm
Vassoigne (de): Bộ binh đề đốc, đánh trận Chí Hòa (1861)
Vial: Quan bố, làm chức Thượng thơ (1865), làm khâm sứ Bắc kỳ (1887)
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.