Ngày 10 tháng 10, vừng đông đã ló dạng đến lần thứ chín kể từ khi con thuyền lại xuôi dòng Danube. Trong tám ngày trước đây, con thuyền đã bị tụt lại phía sau khoảng hơn 700km. Họ sẽ đến được Rusuco vào lúc chiều tối.
Trên thuyền vẫn không co gì lạ thay đổi. Chiếc thuyền vẫn tiếp tục lên đường, cùng với hai hành khách là Xecgay Latco và Caclo Dragoso. Họ lại trở về cái tên ngày trước của mình – một người là Ilya Bruso – thợ câu cá, và một người nữa là ngài Yêge tốt bụng.
Dầu sao lúc này họ đã không giữ được cung cách như xưa, mà thậm chí khó khăn hơn. Mái chèo phải làm việc cả ngày lẫn đêm, vì mong muốn đến được Rusuco thật nhanh, Xecgal Latco đã xem nhẹ những chi tiết thận trọng nhỏ nhất. Không những anh đã không mang kính, mà còn quên cạo râu, quên nhuộm toc; những thay đổi diễn ra trong suốt cuộc hành trình đã tố cáo một Ilya Bruso giả dối. Mái tóc đen của anh đã nhạt dần qua từng ngày, còn hàm râu vàng bắt đầu lộ ra.
Nếu Caclo Dragoso đã tỏ ra ngạc nhiên trước sự chuyển hóa như thế này thì cũng là chuyện đương nhiên. Song ông ta vẫn im miệng. Sau khi quyết định phải đi cho hết cuộc hành trình như mình đã giao ước, ông ta đã phải ngó lơ đi tất cả cho dù điều này là bất tiện. Trước đó, khi giáp mặt với Xacgey Latco ở bên dưới bức tường nhà giam, Caclo Dragoso đã không còn giữ vững ý kiến trước đây của mình và ông thấy khó tin là người bạn đồng hành cũ của mình là kẻ có tội.
Nguyên nhân nảy sinh sự thay đổi này là do cuộc điều tra ở Xanca. Đích thân Caclo Dragoso đã tiến hành điều tra lần thứ hai. Không thỏa mãn ngay với những kết quả báo cáo của cảnh sát ở Goron, ông ta đã dò hỏi thật lâu các cư dân của thành phố và những câu trả lời của họ làm ông bối rối vô cùng.
Chuyện rằng, đã có một Ilya Bruso thật bằng xương bằng thịt, anh ta đã cư trú ở Xanca và đã rời thành phố đi trước khi có hội thi ở Ditmaringen trong một khoảng thời gian ngắn là sự thật hiển nhiên. Anh ta, Ilya Bruso này, có quay trở lại nhà sua hội thi, vào đêm 29 tháng 8 hay không? Người ta đã không cung cấp tin tức rõ ràng về điểm này. Láng giềng của anh ta, dường như có nhớ lại rằng họ đã thoáng thấy ánh sáng trong các ô cửa sổ của người câu cá vào độ cuối tháng tám, mà lúc ấy chúng đã bị đóng im ỉm trong hơn một tháng – thì dầu sao đây cũng là một điểm mà họ không thể khẳng định được. Những tin tức như thế, tuy chúng mù mờ và không chắc chắn, cũng đã buộc Drgoso suy nghĩ rất nhiều.
Chỉ còn việc phải làm sáng tỏ điểm thứ ba. Thế người đó là ai, cũng như Ilya Bruso, người đó đã được nói chuyện với ông cẩm ở Goron tại căn nhà do bị cáo chỉ? Dragoso đã hoàn toàn không nhận được tin tức nào về điều này, Ilya bruso không lạ gì cư dân thành phố Xanca, và nếu như nah ta đã trở về lại đó, thì hẳn anh ta đã đến rồi đi vào tối, bởi vì không có ai trông thấy anh ta. Bản thân điều bí ẩn đó đã là đáng ngờ và nó càng trở nên đáng ngờ hơn khi Caclo Dragoso gặp ông chủ tửu quán. Sự thể thành ra là vào buổi chiều tối ngày 12 tháng 9, trong vòng 36 giờ trước khi có cuộc viếng thăm của cảnh sát trưởng Goron, người lạ đã hỏi han ở quán rượu về Ilya Bruso. Tình thế đã rắc rối thêm. Nó càng rối beng hơn, khi ông chủ quán rượu bị thẩm vấn đã mô tả ngoại hình người lạ với những nét – ăn khớp với những nét của thủ lãnh băng cướp vùng sông Danube – cũng giống như lời đồn đại.
Tất cả những điều này đã buộc Caclo Dragoso phải suy nghĩ nhiều hơn nữa. Theo bản năng, ông đã cảm thấy vụ án không chính xác, rằng đã có những thủ đoạn như thế nào đó xảy ra, trong khi Dragoso lại mù mờ đối với những thủ đoạn ấy, nhưng có khả năng bị cáo vừa xuất hiện đã là nạn nhân của nó.
Ấn tượng này càng được củng cố hơn nữa, khi mà Caclo Dragoso biết cuộc điều tra được tiến trình lúc ông trở lại Zemlin. Rồi cuộc điều tra vẫn đứng chựng tại chỗ suốt 20 ngày. Không phát hiện được thêm một kẻ tòng phạm nào, không một nhân chứng nào chính thức thừa nhận người tù trong khi đã không có một chứng cớ nào chống lại người tù này ngoài bằng chứng là anh ta đã thay đổi dáng ngoài và sở hữu chủ tấm ảnh có ghi tên Latco.
Những lời buộc tội này kết hợp với những lời buộc tội khác có thể sẽ trở nên quan trọng, nhưng nếu để chúng đứng tách riêng thì không có một giá trị nào cả. Ma có thể ngay cả sự cải trang và sự có mặt của bức ảnh ấy là có nguyên nhân chính đáng.
Trong tâm trạng như thế, Caclo Dragoso phải tỏ thái độ khoan hồng. Ông đã miễn cưỡng xúc động một cách sâu sắc trước niềm tin ngây thơ của Xecgay Latco, lẽ ra anh phải nghi ngờ cả người bạn thân thiết nhất một khi nah ta xuất hiện torng hoàn cảnh như vậy.
Nhưng chẳng lẽ không thể hòa hợp lòng thương hại với tin thần trách nhiệm nghề nghiệp làm một sau khi đã ở lại trên thuyền như trước hay sao? Nếu thật sự Ilya Bruso có tên Latco và nếu chính Latco này là tên tội phạm thì Caclo Dragoso sẽ đi cùng với hắn ta và sẽ tìm thấy đồng bọn. Trường hợp ngược lại, dù người trúng giải của “Hội vùng sông Danube” là vô tội thì anh ta cũng là một tội phạm thật sự đã lợi dụng cuộc điều tra ở Xanca để tránh cho mình mọi sự nghi ngờ.
Những phán đoán này dường như không hẳn là xác đáng, tuy nhiên chúng vẫn không tiếu tính logich. Dáng vẻ đáng thương của Xacgay Latco, sự quả cảm thiên thần mà anh ta đã bộc lộ ra qua cuộc đào tẩu kỳ diệu của mình, và đặc biệt là hồi ức về sự cứu giúp trong lúc giông to bão dữ đã cho Caclo Dragoso thấy anh ta là một người đánh cá trung thực, dũng cảm nhất – chúng đã làm nên phần còn lại. Caclo Dragoso phải có trách nhiệm trước cuộc sống của con người bất hạnh này, một con người đang thở, đang đứng trước mặt ông với đôi tay tuốt máu, với gương mặt gầy rộc ướt đẫm mồ hôi. Để thưởng cho tất cả những cái đó, lẽ nào ông lại bắt anh ta quay trở lại địa ngục? Nhà thám tử không dám làm điều ấy.
– Đi thôi! – ông chỉ nói một câu để đáp lại tiếng hô mừng rỡ của kẻ đào tẩu và lôi anh ta ra hướng sông.
Kể từ lúc đó trở đi, trong suốt tám ngày bơi trên sông, hai người bạn chỉ trao đổi với nhau có vài câu ngắn ngủi. Xecgay Latco vẫn giữ thái độ lặng lẽ như xưa và vẫn không tiếc sức để rút ngắn đoạn đường.
Dầu sao anh ta cũng đã nói ra vài câu rời rạc kể lại những vuộc phiêu lưu khó hiểu của mình bắt đầu từ chi lưu Ipen. Anh ta đã kể thời gian bị giam cầm rất lâu ở nhà tù Zemlin, tiếp theo là tình tran bị cầm tù một cách kỳ lạ trên con tàu lạ. Những người đã khẳng định là họ đã thấy anh giữa chừng Budapest và Zemlin, tất nhiên là họ đã nói dối, bởi vì trong khoảng thời gian ấy anh đã bị nhốt trên con tàu lạ, tay chân bị trói chặt. Trong lúc người câu cá kể chuyện, Caclo Dragoso càng lúc càng thay đổi cách nhìn nhiều hơn. Bất giác Dragoso đã nhận xét được đường dây liên hệ giữa các cuộc tấn công mà nạn nhân của nó là Ilya Bruso, và sự can thiệp của một kẻ giống anh ta như đúc ở Xanca. Hiển nhiên người câu cá đã quấy rối kẻ nào đó và anh ta đã phải chịu đòn của kẻ thù giấu mặt mà ngoại hình của tên này lại tương ứng với những điều mà người ta mô tả về tên phỉ.
Cứ như vậy, lần hồi Caclo Dragoso đã tiến gần đến chân lý. Ông không thể tin vào những điều suy lý của mình, nhưng lại cảm thấy ít ra là những nghi ngờ trước đây đang bị sụp đổ dần dần qua từng ngày tháng.
Tuy vậy, không một lúc nào ông có ý phải rời bỏ con thuyền để quay trở về tái lập cuộc điều tra lần thứ hai. Linh tính của người cảnh sát đã cho ôn ghay rằng đây là dấu hiệu tốt và người câu cá có thể là kẻ vô tội bị liên can đến câu chuyện vùng sông Danube. Dầu sao thì thượng lưu sông Danube có yên tĩnh hơn nhiều, và sự liên tục của những tội ác đã xảy ra chứng minh đươc một điều là bọn cướp cũng xuôi dòng Danube, chí ít cũng đến Zemlin. Rất có khả năng bọn chúng vẫn tiếp tục xuôi dòng trong thời gian Ilya Bruso bị cầm tù.
Caclo Dragoso đã không lầm trong điều ức đoán này. Ivan Xtriga thực tế đã tiến gần đến Biển Đen, sau khi vượt xa con thuyền của người câu cá khoảng 12 ngày, nó lên đường từ Zemlin. Nhưng 12 ngày tháng trước ấy đã dần mất hiệu quả và khoảng cách giữa hai con thuyền càng lúc càng được rút ngắn dần. Ngày qua ngày, giờ nối tiếp giờ, và từng phút một trôi qua, bằng nỗ lực dữ dội của Xecgay Latco, con thuyền nhỏ đã truy đuổi con tàu lớn một cách kiên trì.
Con thuyền của Latco chỉ có một mục tiêu: thành phố Rusuco. Một ý nghĩ: Natcha. Nếu hư nah đã xem thường mọi điều mà trước đây anh đã hết sức chú ý để giả danh, đó chẳng qua là anh không còn nghĩ đến chúng nữa. Anh còn thiết đến chúng làm gì vào lúc này? Sau lần bị bắt giam, sau cuộc đào tẩu – dù là Ilya Brsuo hay Xecgay Latco thì cũng nguy hiểm như nhau thôi. Dù mang cái tên nào đi nữa, từ nay trở đi, anh cũng phải bí mật đột nhập Rusuco và luôn bị đe dọa là sẽ bị bắt ngay tại chỗ. Bị choán ngợp bởi ý nghĩ duy nhất ấy, suốt tám ngày bơi trên sông, anh đã không mảy may chú ý đến hai phía bờ sông. Nếu anh có nhận xét họ đã bơi ngang qua Benrat – thành phố trắng nổi cao trên vùng đồi mà trên đó dinh thự lộng lẫy của hầu tước Konac, và vùng ngoại ô, nơi người ta đang chuyển môt khối lượng lớn hàng hóa, đã lùi về phía sau anh, thì chẳng qua là Bengrat chỉ rõ biên giới Xecbi, nơi chấm dứt quyền lực của ngài Izar Rona. Sau đó, anh không để ý thêm gì nữa.
Anh đã không nhìn thấy Xemendori, thủ đô xưa của Xecbi nổi tiếng với những vườn nho chung quanh.
Anh đã không nhìn thấy Kolomban nơi àm tục truyền có cái hang mà thánh Georgi đã dùng để chôn xác con rồng do chính tay mình giết;
Không thấy Orsova mà qua khỏi thành phố này dòng Danube sẽ chảy giữa ahi tỉnh cổ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ – sau này chúng hai vương quốc tự trị;
Không thấy Cổng Sắt, lối lưu thông nổi tiếng, được viền quanh bằng những bức tường thẳng đứng cao khoảng 400m, nơi đây sông Danube luôn đi mãnh liệt, giận dự đập vào những khối đá vãi khắp dòng sông;
Không thấy Vidiu, thành phố đầu tiên khá nổi tiếng của Bungari;
Không thấy Nicopoba, Sistov, và những thành phố nổi tiếng khác của Bungari, những nơi mà anh phải đi qua trước khi đến được thành phố Rusuco.
Anh thích lưu lại ở bờ sông Xecbi hơn, vì đó là nơi nah cảm thấy được an toàn; đúng ra, anh không sợ cảnh sát khi anh đã đi qua Cổng Sắt.
Chỉ có ở Orsova, lần đầu tiên có một cano của cảnh sát đường sông đã bắt thuyền của anh dừng lại. Xecgay Latco trong tâm trạng rối bời lo âu phải ngoan ngoãn nghe theo và chờ đợi điều tất yếu sẽ xảy ra với mình là phải trả lời những câu hỏi. Nhưng họ chẳng màng thẩm vấn anh. Chỉ bằng một lời nói của Caclo Dragoso, đội trưởng chiếc cano tuần tiễu đã khúm núm cúi mình và họ chẳng đả động gì đến chuyện khám xét.
Người hoa tiêu thậm chí chưa kịp ngạc nhiên thì người dân thành Viên ấy đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát. Quá đỗi may mắn cho sự thoát nạn tốt đẹp này, anh đã tìm thấy một sức mạnh hoàn toàn tự nhiên, và anh đã không tỏ ra một chút ngạc nhiên nào, mà chỉ thấy càng lúc càng sốt ruột trước cuộc nói chuyện bị kéo dài quá lâu giữa người hành khách với nhân viên cảnh sát.
Theo đúng mệnh lệnh của ngài Izar Rona lúc này đang điên tiết vì cuộc đào tẩu của người tù và đó cũng là những mệnh kệnh của chính Caclo Dragoso, đội cảnh sát vùng sông đã phải tăng cường cảnh giác. Con thuyền nhất thiết phải đi qua các trạm tuần canh tại các cự ly nhất định, và Orsova đã giữ vai trò chủ chốt giữa chúng. Đoạn chật chội này của con sông đã làm cho sự giám thị đỡ căng hơn, thế nên đã không có một chiếc thuyền nào lọt khỏi đường ranh sông này mà không bị khám xét kỹ lưỡng.
Trong lúc tra hỏi nhân viên dưới thuyền, Caclo Dragoso rất bực dọc khi biết được những cuộc khám xét đã không mang lại một kết quả nào; thêm vào đó đã có vụ phạm tội mới, một vụ cướp phá rất nặng, xảy ra cách đây chừng năm ngày trên địa bàn Rumani, gần cửa sông Jiu, đối diện làng Rakhova của Bungari.
Như vậy là băng cướp vùng sông Danube lại tiếp tục thoát lưới. băng cướp này không chỉ chiếm đoạt vàng bạc, chúng còn lấy bất cứ vật nào có giá trị. Chiến lợi phẩm của bọn chúng rất to lớn kềnh càng và không thể nào tin nổi là chúng không bị phát hiện trong khi đã không có một con tàu nào không khỏi bị khâu khám xét rất kỹ.
Ấy thế, chuyện đã xảy ra như thế!
Caclo Dragoso rất đỗi sửng sốt trước tài tình của bọn cướp. Nhưng phải tính đến một sự thật rành rành: vụ cướp phá đã chứng minh được rằng bọn cướp đang xuôi dòng Danube.
Lối thoát duy nhất cho biến cố này – đó là phải vội lên. Địa điểm và ngày giờ của vụ cướp mới xảy ra đây cho biết bon cướp đã vượt quá thuyền của người câu cá độ chừng 200m. Sau khi tính nhầm thời gian Ilya Bruso bị nằm nhà giam, tức là khoảng thời gian có lợi cho bọn phỉ vùng sông Danube, có thể chắc chắn một điều là tốc độ con tàu của chúng chậm hơn tốc độ thuyền của Ilya Bruso khoảng phân nữa. Vậy là có khả năng đuổi kịp bọn cướp.
Họ vội lên đường ngay, và đến sáng ngày 6 tháng 10, họ đã vượt qua khỏi biên giới Bungari. Trước khi vào Bungari, Xecgay Latco lưu lại bên bờ phải. Bây giờ trong chừng mực có thể được, anh sẽ cặp sát bên phía Rumani; nhưng bắt đầu từ Lumi-Palanki có dải đầm lầy dọc bờ sông, rộng từ tám đến mười kilomet đã cản trở cho việc cập thuyền vào bờ.
Xecgay Latco bị đắm sâu vào những suy tư của mình, kể từ lúc đi vào mặt nước Bungari, con sôn chắc chắn sẽ mang nguy hiểm đến cho anh. Những chiếc tàu thủy, tàu ngư lôi hay thậm chí những chiếc pháo hạm mang cở Thổ Nhĩ Kỳ luôn thường xuyên qua lại trên sông. Thấy trước rằng sớm muộn gì cũng nổ ra cuộc chiến tranh với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu theo dõi con sông Danube và tung những hạm đội của mình vào khắp vùng sôn.
Đến đâu cũng mạo hiểm, song người hoa tiêu đã cố tránh xa những tàu Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí điều đó có thể bị đe dọa sẽ phải chạm trán với phía Rumani; Latco cũng hy vọng rằng ngài Yêge sẽ có thể che chở được cho anh, như trước đây ở Orsova.
Song không có một biến cố nào xảy đến phải nhờ vào quyền lực của người hành khách một lần nữa; đoạn sau cùng của cuộc hành trình đã trôi đi trong yên bình, và ngày 10 tháng 10, khoảng 4g giờ, con thuyền cũng cặp bến được ở thành phố Rusuco khuất dạng lờ mờ bên bờ trái. Người hoa tiêu thả thuyền giữa sông, và đây là lần đầu tiên an đã ngưng tay chèo sau nhiều ngày quần quật khua mái chèo. Anh thả neo.
– Có chuyện gì thế? – Caclo Dragoso ngạc nhiên hỏi.
– Tôi đã đến nơi – Xecgay Latco đáp ngắn gọn.
– Đã đến nơi? Nhưng nào đến Biển Đen đâu?
– Tôi đã nói dối ngài, thưa ngài Yêge – Xecgay Latco không giấu diếm – Tôi không bao giờ có ý định ra đến Biển Đen.
– Ối cha ôi! – Nhà thám tử buộc miệng, càng lúc càng chú ý hơn.
– Đúng thế đấy. Tôi đã lên đường với ý nghĩ là sẽ phải dừng thuyền ở Rusuco. Chúng ta đã đến.
– Rusuco đâu nào?
– Đằng kia – người hoa tiêu đáp, vừa tỏ những căn nhà nằm trong thành phố xa xa.
– Nếu thế, tại sao chúng ta không chèo thuyền đến đó?
– Tại vì tôi cần phải chờ đêm xuống. Tôi sẽ bị phát hiện, sẽ bị theo dõi. Mạo hiểm đi ban ngày, tôi sẽ bị bắt ngay từ lúc đặt chân vào thành phố.
Điều này thật đáng chú ý. Lẽ nào nó sẽ biện họ cho những nghi ngờ tiên khởi của Caclo Dragoso?
– Cũng như ở Zemlin – nhà thám tử nhỏ giọng.
– Cũng như ở Zemlin – Xecgay Latco điềm nhiên nói theo – nhưng do những nguyên nhân khác. Tôi là người lương thiện, ngài Yêge ạ.
– Tôi không nghi ngờ điều ấy đâu anh Bruso, cho dù là những nguyên nhân khiến anh sợ bị bắt sẽ hiếm khi nào gợi nên mối đồng cảm của những người bình thường.
– Những nguyên nhân của tôi khớp đúng như thế đó, thưa ngài Yêge – Xecgay Latco lạnh lùng dằn câu – Xin lỗi là tôi không thể tiết lộ chúng ra được. Tôi đã thề phải giữ bí mật và tôi sẽ giữ bí mật.
Caclo Dragoso khoát tay tỏ vẻ càng lạnh lùng hơn. Người hoa tiêu nói tiếp:
– Thưa ngài Yêge, tôi hiểu rằng ngài không muốn can dự vào chuyện riêng của tôi. Nếu ngài muốn, tôi sẽ đưa ngài sang lãnh thổ Rumani, ở đó ngài sẽ tránh đươc những nguy hiểm mà tôi đang bị đe dọa.
– Anh định lưu lại Rumani bao lâu? – Thay vì trả lời, Caclo Dragoso hỏi.
– Chưa biết được – Xecgay Latco đáp – Nếu mọi việc trôi lọt, như ý tôi mong muốn, tôi sẽ quay lại thuyền trước khi trời sáng, và lúc đó tôi quay lại không phải một mình. Còn nếu có chuyện gì xảy ra, chưa biết tôi phải làm sao nữa.
– Tôi sẽ đi theo anh đến cùng – Caclo Dragoso đáp ngay.
– Cái đó tùy ngài – Xecgay Latco thốt và không nói gì thêm nữa.
Đêm vừa xuống, anh vội cầm chèo và cặp bờ sông Bungari. Trời đã tối hẳn khi anh thả neo không xa thành phố lắm. Vô cùng thiết tha với mục đích của mình, Xecgay Latco đã hành động như người bị thôi miên. Bị tối mắt trước vùng xung quanh, anh không thấy người bạn đường của mình đã biến mất vào khoang thuyền như thế nào khi thuyền cặp bến. Đối với anh chỉ tồn tại một ước mong duy nhất. Và với ước mong ấy, mặc dù giữa đêm đen tối mù, căn nhà cũng vẫn ngập ánh nắng và nàng Natcha có mặt trong căn nhà ấy!… Ngoài Natcha ra, anh thấy dưới bầu trời này không còn cái gì cả.
Mũi thuyền vừa chạm bờ, anh đã vội nhảy lên mặt đất, cột thuyền, rồi quay đi bằng những bước sải.
Caclo Dragoso liền bước khỏi khoang. Ông không để mất thời gian. Ai có thể nhận biết được ngài cảnh sát cương nghị và đàng hoàng trong con người chậm chạp này, với dáng đi nặng nề sau khi đã cải trang thật kéo thành một nông dân Hungaru.
Nhà thám tử, đến lượt mình, nhảy lên bờ và đi theo sau người hoa tiêu, lại lên đường săn đuổi.