Trong số những nước khác nhau của quả địa cầu mà ngay từ đầu giai đoạn lịch sử đặc biệt bị lâm vào những cơn thử lửa của chiến tranh – giá như chỉ có một nước nào đó đã có thể huênh hoang một điều rằng nó đã hưởng lợi được qua chiến tranh đó chỉ là món lợi nhỏ nhặt! – Thì cần phải xếp hàng đầu tiên miền Nam và Đông-Nam châu Âu. Bởi lẽ vị trí địa lý của những nước này, cùng với một bộ phận châu Á, đã bị nằm giữa biển Đen và Ấn hà, là một vũ đài àm nơi đây các chủng tộc cư trú trên lục địa cố ganh đua nhau và đụng nhau theo một cách hết sức nguy hại.
Người Phiniki, người Grec, người La Mã, người Ba Tư, người Gunu, người Got, người Xlavo, người Madia, người Thổ, và nhiều giống người khác nhau đã gây hấn nhau để tranh quyền cai quản những đất nước đen đủi ấy. Các bộ lạc đã đi qua vùng đất ấy để rồi sau đó họ đến sinh cơ lập nghiệp tại miền Trung Âu hay Tây Âu, nơi àm sự phát triển hết sức chậm chạp, họ đã sản sinh ra những dân tộc hiện đại.
Nếu căn cứ theo vô số những lời sấm truyền của các nhà thông thái, tươn glai sẽ cười vào mặt họ không hơn gì cái quá khứ đầy bi kịch của họ. Theo những lời sấm truyền ấy thì sự xâm lấn của giống da vàng bắt buộc sẽ đưa đến một vụ thảm sát vào một lúc nào đó mà đã diễn ra như thế nào đó ở cái thời cổ đại hay vào giai đoạn trung cổ. Đến cái ngày đó, miền Nam nước Nga, Rumani, Xecbi, Hungari và thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ đã phải ngạc nhiên trước điều là họ phải nắm vai trò như thế (miễn là đất nước, mà có tên gọi như ngày nay, trong giai đoạn đó sẽ nằm dưới quyền của những người con trai của Otxman), do trách nhiệm họ sẽ trở thành những thành trì tiên phong của châu Âu và họ sẽ tung ra cú đánh đầu tiên.
Trong khi chờ đợi những thảm nạn tương tự, mà hãy còn xa chúng mới hiện đến, các chủng tộc khác nhau, trong suốt nhiều thế kỷ đã cùng hội tụ lại liên tiếp giữa Địa Trung Hải và dãy Kacpat, đã chấm dứt chuyện sống hòa thuận với nhau, và tại các nước phương đông đã bắt đầu kiến lập được nền hòa bình, một nền hòa bình tương đối giữa những dân tộc được gọi là văn minh, các cuộc dấy loạn ở địa phương này nọ, những vụ cướp bóc, giết người hình như là từ lúc ấy chỉ có ở bộ phận của bán đảo Bankan mà thôi, một bán đảo vẫn còn do người Thổ cai quản.
Sau khi xuất hiện lần đầu ở châu Âu vào năm 1356, các ông chủ của Congxtantinopon vào năm 1453, những người Thổi Nhĩ Kỳ đã xáp trận với những kẻ xâm lấn tiên phong – họ đã đi trước những người Thổ ở miền Trung Á và từ lâu họ đã tiếp nhận đạo Thiên Chúa – đã bắt đầu bám rễ với những dân tộc bản xứ và đang được chuyển hóa thành những quốc gia cố định, thường xuyên. Trong cuộc đấu tranh dai dẳng tái diễn liên tục vì sự sinh tồn, những quốc gia được ra đời này đã tự bảo vệ mình một cách quyết liệt, một đức tính mà họ đã học được từ những dân tộc khác. Người Xlavo, người Madia, người Grec, người Kroni, người Tepton đã cùng nhau chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ bằng cái barie người sống tuy bị oằn xuống ở nhiều chỗ, nhưng không bao giờ nó bị quật đổ hoàn toàn.
Bị giữ lại ở bên này của dãy Kacpat và dòng sông Danube, người Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí đã tỏ ra không có khả năng để đứng vững tại các đường biên giới ấy, và cái gọi là “Vấn đề phương độn” là lịch sử các cuộc triệt thoái hàng thế kỷ của họ.
Khác với những kẽ xâm lấn ngày xưa, những kẻ mả đã đi trước họ và những kẻ mà họ muốn thay chân, những người Hồi giáo Á châu này không bao giờ đồng hóa được những dân tộc nằm dưới quyền cai trị của họ.
Sau khi trở lại được bằng con đường chiến thắng, họ đã trở thành những người thắng trận và cai quản như những tên chủ nô. Vì tôn giáo khác biệt nhau, phương pháp cai trị như thế chỉ có dẫn đến hậu quả là những cuộc nổi dậy liên tục của những người bị áp bức.
Thật thế, lịch sử gồm toàn những cuộc nổi dậy mà au những cuộc đấu tranh dai dẳng hàng thế kỷ đến năm 1875 các dân tộc Hy lạp, Checnogoria, Rumani và Xecbi đã thiết lập được nền độc lập tương đối. Còn các dân tộc khác theo thiên chúa giáo thì vẫn tiếp tục chịu đựng dưới quyền bá chủ cua những đấng môn dồ của Mahomet.
Đây là quyền bá chủ vào những tháng đầu tiên của năm 1875 vô cùng nặng nề hơn bao giờ hết. Dưới ảnh hưởng của những thế lực phản động Hồi giáo mà lúc đó đã thắng lợi sưới triều đại Xuntan, đối với người Thiên Chúa giáo thì đế chế Ottoman là những gánh nặng thuế má, họ bị tàn sát, bị lao khổ dưới ngàn điều tủi nhục đắng cay. Câu trả lời không ép mình phải ngóng đợi! Ngay từ đầu mùa hè, những người Hecxegovina đã đứng lên.
Các đội quân yêu nước đã bước vào cuộc đấu tranh và dưới sự lãnh đạo của những nhà chỉ huy gan dạ như Peke Paplovic và Lyubibractich, họ đã trả lời bằng những cú đánh liên tiếp tung ra chống lại những đội quân chủ lực của kẻ thù.
Đám cháy đã nhanh chóng lan rộng, hấp dẫn dân tộc Checnogoria, Boxnia, Xecbi. Cuộc bại trận mới, mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ở các hẻm vực vòng cung vào tháng giêng năm 1876, đã làm bừng lên lòng quả cảm của những người yêu nước, và sự nổi giận của dân tộc đã bắt đầu bừng lên ở Bungari. Vẫn như lẽ thường, bắt đầu là những âm mưu bí mật, những hiệp hội bí mật mà nơi đây tụ tập những thanh niên có bầu nhiệt huyết của đất nước.
Các lãnh tụ đã nhanh chóng nổi bật lên trong các hiệp hội bí mật này và họ đã khẳng định được uy tín của mình đối với một số các đồng chí, một số thì nổi bật nhờ tài hùng biện, số khác – bằng sức mạnh trí tuệ hay nhiệt tình yêu nước.,
Các nhóm đã được thành lập trong một thời gian ngắn, và tại mổi thành phố các nhóm đều được thống nhất lại thành đoàn thể.
Người hoa tiêu Xecgay Latco đã chiếm uy tín lớn nhất tại Ruauko, một trung tâm quan trọng của Bungari, nằm bên bờ sông Danube, đối diện thành phố Guocdevo của Rumani. Những kẻ mưu loạn không thể tìm ai hơn thế nữa.
Khoảng ba mươi tuổi, vóc cao, tóc vàng, đúng như nôi người Xlavo phương Bắc, có sức mạnh như thần Hecquyn, nhanh nhẹn lạ thường, đã quen với bất kỳ bài tập luyện thể thao nào, Xecgay Latco có tất cả những phẩm chất về mặt thể xác rất cần thiết cho người chỉ huy. Nhưng, điều quan trọng hơn nữa, anh ta có phẩm chất đạo đức bắt buộc đối với những lãnh tụ: cương quyết trong mọi quyết định, khôn ngoan trong nhiệm vụ, yêu nồng nàn đất nước của mình.
Xecgay Latco chào đời ở thành phố cảng Rusuko, nơi anh đã học nghề hoa tiêu trên sông Danube, và anh rời bỏ thành phố chỉ để đưa những chiếc phà và những chiếc sà lan luôn tin cậy vào sự am hiểu tuyệt vời của anh với con sông vĩ đại đến Vien hay lên mạn trên, hoặc xuống miền dưới – dẫn ra sóng biển Đen. Giữa những hành trình sông nước này, anh dùng thì giờ nhàn rỗi của mình cho việc câu cá, vốn bẩm sinh hiếm có, anh đã đạt được sự khéo léo đáng ngạc nhiên trong nghệ thuật câu cá – khoản thu nhập qua nghề câu kết hợp với số tiền kiếm được nhờ tay nghề người hoa tiêu đã bảo đảm cuộc sống đấy đủ cho anh.
Công việc của người hoa tiêu và lòng đam mê nghệ thuật câu cá đòi hỏi Xecgay Latco phải sống ba phần tư cuộc đời trên sông nước, thế là anh đã xem con nước là lẽ sống của mình. Bơi ngang dòng Danube mà rất rộng ở Rusuko, như là cái eo biển, anh xem đó như trò đùa và người “vận động viên” bơi lội gan dạ này đã không cho đó là hiểm nguy.
Sự sống lương thiện và đứng đắn như thế kéo dài mãi đến lúc những làn sóng chống Thổ Nhĩ Kỳ đã mang lai sự cảm phục và tiếng tăm cho Xecgay Latco tại Rusiko. Bạn bè của anh đông vô số, những người bạn mà anh thậm chí không biết. Có thể nói rằng, những người bạn này là tất cả cư dân thành phố, giá như không có sự tồn tại của Ivan Xtrig.
Hắn ta, Ivan Xtriga, là người gốc gác ở Bungari cung như Xecgay Latco. Song giữa hai con người này không có điểm nào giống nhau.
Ngoại hình của họ hoàn toán khác nhau, nhưng trong hộ chiếu – chỉ gồm có những đặc tính chung – đành phải dùng những danh từ giống nhau để mô ta người này người kia.
Cũng như Latco, Striga cao lớn, vai rộng, có sức mạnh thể xác, tóa vàng và để râu. Hắn cũng có đôi mắt xanh. Nhưng những nét chung này chỉ đưa đến sự tương đồng mà thôi. Ở người này có khuôn mặt với những nét phúc hậu tỏ rõ bản tính trung thực và chân thành bao nhiêu thì ở người kia với những đường nét thô thiển đã thể hiện tính xảo quyệt và tâm địa độc ác lạnh lùng bấy nhiêu.
Về đạo đức, sự khác biệt càng rõ rật hơn nữa. Trong lúc Latco sống một cách cởi mở chân thành thì không ai có thể nói được rằng Striga đang kiếm được bao nhiêu vàng – một vấn đề mà hắn không hề tiếc sức. Bởi lẽ không ai biết rõ về chuyện ấy và trí tưởng tượng của con người đã mặc sức bay bổng. Thiên hạ kháo nhau rằng Xtriga là đứa phản bội đất nước mình và nhân dân mình, hắn đã làm tên gián điệp thuê xâm lăng cho bọn Thổ Nhĩ Kỳ, nghe nói hắn còn đi buôn lậu, mỗi khi có cơ hội, bám theo các công việc của tên gián điệp, và hắn đã qua lọt được từ bờ Rumani sang bờ Bungari, nhờ chuyến quay lại không phải mất những khỏan tiền thuế quan, với đủ lọi loại hàng hóa. Thậm chí người ta còn lắc đầu và bảo nhau rằng, như thế hãy còn ít, hắn còn thường cướp bóc, vơ vét để có được tiền; người ta còn đồn đại… Nhưng cái gì chưa được nói nào? Thật ra, nào ai biết mô tê gì về công việc làm ăn của một cá nhân đáng nghi ngờ này và nếu như các giả thuyết đáng bực của công chúng có đúng với thực tế thì dầu sao chăng nữa, hắn cũng là người rất khéo léo và không bao giờ biết thua cuộc.
Nhưng người ta chỉ nói kín cho nhau nghe về nhữn giả thuyết ấy, không một ai dám cả gan to giọng chống lại những con người mà sự độc ác lẫn vô liêm sỉ của hắn đã làm cho mọi người phải khiếp vía. Xtriga có thể giả vờ như không nghe thấy gì về những điều mà thiên hạ dám tiếu về hắn và hắn sẽ coi sự thán phục của công chúng là thiện cảm của bạn bè mà nhiều người đã tỏ ra với hắn vì nhát gan, và thấy căm phẫn trước những xì căng đan của hắn trong những cuộc chè chén linh đình của bọn người trụy lạc bê tha nhất thành phố.
Còn Latco, có một nếp sống khác hẳn, không thể nào không có những sự liên quan giữa một ngữ như thế và trên thực tế họ chỉ biết nhau qua lời đồn đại. Phán đoán theo lô-gích thì chỉ có thể. Song con tạo sẽ cười cợt cái mà chúng ta gọi là lô-gích, và có lẽ đâu đó đã định sẵn rằng hai con người này đã giáp mặt nhau và đã trở thành hai kẻ kình địch không thể nhân nhượng.
Natcha Gregorovivh nổi tiếng khắp thành phố vì vẻ đẹp của mình, đã tròn hai mươi tuổi. Lúc đầu ở với mẹ, sau đó một thân một bóng, cô gái đã sống gần với Latco, người àm đã biết cô từ thưở nhỏ. Trong suốt thời gian dài không có bàn tay người đàn ông chăm lo trong nhà trong cửa. Mười lăm năm trước lúc có câu chuyện của chúng ta, người cha đã bị ngã quỵ dưới những đòn đánh của bọn Thổ Nhĩ Kỳ, và sự hồi tưởng lại vụ giết người bỉ ổi này còn buộc những người yêu nước bị cưỡi đầu cưỡi cổ, nhưng không bị nô dịch phải run lên vì phẫn uất. Người vợ góa của ôn gta, đòi hỏi phải suy tính cho mình, đã can đảm bắt tay vào việc. là người có kinh nghiệm trong nghệ thuật thêu ren và thêu mẫu hình, mà ở người đàn bà nông thôn nghèo nàn nhất sẵn sàng trang sức quần áo giản dị, bà đã có thể đàm bảo cho sự sống của mình.
Đối với những người nghèo khổ giai đoạn u ám nhất là giai đoạn của những cuộc dấy loạn, và đã bao phen người đàn bà thêu đan này đã phải gánh chịu khổ đau bởi những cảnh hỗn loạn thường xuyên ở Bungari, nếu như Laco không bí mật đến giúp đỡ cho bà. Dần dần một tình bạn vô bờ bến đã nảy nở giữa con người trẻ tuổi với hai người đàn bà đã dành nơi trú ẩn cho chàng trai dưới mái nhà ấm cúng của mình trong khoảng thời gian nhàn rỗi của anh ta. Anh thường đến gõ cửa nhà họ vào giấc tối, và họ cùng ngồi bên nhau suốt nhiều giờ bên ấm samova sủi tăm. Để đáp lại thịnh tình của hai người đàn bà, anh đã mời họ đi hóng mát hoặc là đi câu ngoài sông Danube.
Đến khi bà Gregorevich qua đời vì quá lao lực trong cộng việc, latco vẫn tiếp tục là người che chở cho cô gái côi cút. Sự che chở này càng lúc càng chặt chẽ hơn, và nhờ Latco mà không khi nào cô gái nhỏ thấy đau đớn trước cảnh phân ly với người mẹ đã hết đời lao khổ cho cuộc sống của con mình.
Ngày tháng cứ trôi đi theo nhịp thở, tình yêu đã lẻn vào con tim của chàng trai và cô gái nhỏ tuổi. Họ đã hiểu được điều đó nhờ Xtriga.
Phát hiện được người con gái mệnh danh là “mỹ nhân của thành phố Rusiko”, Xtriga đã say đắm nàng một cách mãnh liệt. Một kẻ đã quen mọi người phải nghiêng mình trước thói ngông của mình, hắn đã tìm đến cô gái nhỏ và ngỏ lời cầu hôn, bất chấp mọi thể thức. Lần đầu trong đời, hắn đụng phải một kẻ địch bất phân thắng bại. Natcha mạo hiểm chuốc lấy sự căm thù của con người đáng sợ như thế, nàng tuyên bố rằng không có gì ép buộc nàng phải quyết định làm vợ một người như hắn. Xtriga thật uổng công tái diễn mãi những thử thách. Cố gắng của hắn ta chỉ đạt được một điều là, lần cầu hôn thứ ba, lời đáp chỉ là cánh cửa đã đóng kín mít.
Lúc đó sự ác độc của hắn thả sức bộc lộ. Để mặc cho bản tính đã thú của mình lộng hành, hắn đã trút xuống những lời nguyền làm cho Natcha phải kinh sợ. trong cơn bấn loạn, nàng chỉ biết san sẻ những nguy nan của mình mới Xecgay Latco, và lòng tin của nàng đã cháy bùng lên cơn giận của Latco, nó mạnh mẽ không kèm gì cơn giận của Ivan Xtriga đã làm cho nàn gkinh hoảng. Không muốn nghe gì, Latco đã có những bộc lộ gay gắt khác thường và anh đã chủi rủa con người đã cả gan dòm ngó đến Natcha.
Song Latco đã cố giữ bình tĩnh. Lời giải này mơ mơ màng màng đã diễn ra, nhưng kết quả của nó hết sức rõ ràng. Một giờ sau đó, Latco và Natcha đã trao nhau những nụ hôn của vị hôn phu và vị hôn thê một cách tươi vui.
Được tin, Xtriga suýt điên lên vì giận. Hắn đã táo bạo xuất hiện tại nhà của họ Gregorevich với những lời dọa dẫm cùng những lời xúc phạm. Bị ném ra bởi một bàn tay sắt, hắn hiểu rằng kể từ này tại đây đang có mặt người đàn ông quyết bảo vệ căn nhà này.
Đã bị đánh bại!… Thấy rồi kẻ thuần dưỡng hắn, Xtriga, một kẻ rất đỗi tự hào với sức mạnh vô địch của mình!… Hắn không thể chịu nổi sự nhục này và hắn đã quyết định báo thù. Hắn với vài kẻ mạo hiểm cuàng một giuộc chờ đợi Latco về đêm, khi anh từ bờ sông đi lên. Lần này không phải là vụ đấm đá thông thường, mà là hành động giết người có tính toán. Những kẻ tấn công vung dao lên.
Trận tấn công mới này đã không được thành công to lớn hơn lần trước. Sử dụng mái chèo như thanh đoản côn, người hoa tiêu đã phản công lại trận công kích của đối phương, và Xtriga bị truy kích đã tháo chạy một cách nhục nhã.
Một năm trôi qua sau lễ cưới của Xecgay Latco và Natcha, vào đầu năm 1876, có những sự kiện bùng nổ ở Bungari. Mặc dù tình yêu sâu đậm mà Xecgay Latco đã trao cho người vợ, nàng vẫn không ép buộc anh phải quên đi bổn phận trước tổ quốc. Không hề do dự, anh đã sát nhập với những người đi tìm phương cách nhằm chấm dứt điều bất hạnh của tổ quốc mình.
Trước hết cần phải có vũ khí. Rất nhiều thanh niên trai tráng đã xuất dương với mục đích ấy. Họ đã vuột Danube, đến Rumani và thậm chí ở Nga. Trong số họ có Xecgay Latco. Bằng con tim đau xót bởi những luyến tiếc, như cứng rắn trong sự hoàn thành bổn phận, Latco đã lên đường, bỏ lại người vợ yêu thương của mình – nàng phải hứng chịu tất cả những hiểm nguy đe dọa đối với người vợ của một lãnh tụ nông dân trong giai đoạn cách mạng.
Lúc đó trong tâm trí của anh chợt hiện ra hình thù của Xtriga và nỗi lo sợ của anh càng mạnh hơn. Liệu tên thổ phỉ ấy có lợi dụng sự vắng mặt của người kình địch may mắn để gây thương tổn cho nah hay không? Điều này có thể xảy ra lắm chứ! Nhưng Xacgay Latco đã không xem trọng nỗi lo sợ chính đáng này. Tuy nhiên, chừng như Ivan Xtriga đã rời bỏ đất nước cách đây vài tháng và đã không có dấu hiệu nào cho biết hắn sẽ quay về.
Theo tin đồn của dân thành phố, hắn ta đã vượt sông lên vùng cao nào đó ở mạn Bắc. Chuyện ngồi lê đôi mách thì không làm sao kể xiết, hơn nữa những chuyện ấy lại không có mối liên hệ với nhau và đầy mâu thuẫn. Dư luận xã hội buộc hắn ta đủ thứ tội lỗi trên đời, song lại không một ai biết đích xác về một tội.
Dẫu sao sự ra đi của Xtriga cũng là một sự thật đáng tin, lại là điều rất hệ trọng đối với Latco.
Những biến cố đã biện minh cho niềm tin của Latco. Trong thời gian anh vắng mặt, đã không có gì đe dọa đến sự an toàn của Natcha.
Ít lâu sau chuyến quay về của anh lại có sự bắt buột anh phải lên đường tiếp. Lần thám hiểm thứ hai này hứa hẹn sẽ lâu dài hơn lần đầu. trước đo chỉ tìm được một số lượng, vũ khí ít ỏi cho nghĩa quân. Hàng vận chuyển từ nga đến phải được tải theo đường trên bộ qua Hungari và Rumani, tức là đi qua những nước hoàn toàn đầy đủ những con đường sắt vào độ ấy. Những người bungari yêu nước hy vọng sẽ đạt được kết quả mong muốn một cách dễ dàng hơn, nếu như một người trong số họ sẽ phải đi Budapest – gom góp những lô vũ khí theo đường sắt, rồi chất chúng lên sà lan sẽ mau chóng xuôi dòng theo sông Danube.
Latco là người được mọi người tin cậy nhất để ủy thác trách nhiệm này, anh sẽ lên đường vào đêm đó. Trong nhóm chỉ toàn người bungari, họ cần đi thuyền sang bờ của Bungai, anh băng qua sông để đến được thủ đô của Hungari bằng con đường nhanh nhất, qua Rumani. Lúc ấy đã có một sự cố xảy ra buộc sứ giả của những người yêu nước phải nghĩ ngợi thật lung.
Khi phát súng vang lên, anh đã phát hiện người bạn của anh cách bờ không xa hơn 50 mét. Có lẽ viên đạn nhắm vào anh, vì nó đã rít qua tai anh; qua chuyện này người hoa tiêu gần như tin chắc rằng anh đã nhận ra phát súng của Xtriga, trong cảnh tối tăm không nhận thấy rõ được gì. Thế có nghĩa là hắn đã trở lại thành phố Rusiko?
Nỗi buồn thấm thía ruột gan mà Latco đã chịu đựng trong cảnh rắc rối này vẫn không làm xao động lòng cương quyết của anh. Điều tiên khổi là, anh cần phải hiến dâng cuộc sống của mình cho tổ quốc. Anh cũng biết rằng, nếu cần thiết anh sẽ phải hiến dâng cho tổ quốc cả hạnh phúc của mình, trong ngàn lần quý giá hơn. Tiếng súng vang lên, anh đã ngã té xuống đáy thuyền. Nhưng đây là vai trò tinh ranh trong chiến tranh được vận dụng để tránh đòn tấn công mới, và âm vang vẫn còn chưa tắt trên đồng thì tay của anh đã tì mạnh hơn vào mái chèo và lẹ làng đầy con thuyền đến bờ phía Rumani, ở Giuocgiavo, đèn đuốc đã lấp lánh ở đây trong màn tối đang cô đặc lại.
Sau khi cặp bờ vào nơi quy định, Latco xông vào hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Anh giao dịch với những sứ giả của Nga hoàng, một số còn ở biên giới Nga, còn số khác đã mang ẩn danh len lỏi đến budapest hay là Viên. Nhờ sự nỗ lực của anh, vài chiếc sà lan đã được chất đầy vũ khí, đạn dược và chúng đã xuôi theo dòng Danube.
Anh thường xuyên nhận được thư từ của Natcha, ghi bằng tên giả của anh và được chuyển qua lãnh thổ Rumani dưới màn đêm bao phủ. Tin tức lúc đầu rất tốt lành, đến cuối đã trở nên đán glo ngại. Thật tình thì natcha không nói đến tên của Xtriga. Hình như chính nàng cũng không biết là tên thổ phỉ ấy đã trở về Bungari, và Latco bắt đầu nghi ngờ những lập luận về những lo sợ của mình. Nhưng chẳng bao lâu sau mới vỡ lẽ rằng Xtriga đã tố giác anh với chính quyền bọn Thổ, bởi vì cảnh sát đã xộc đến nhà ở của anh và lục lọi, song không có kết quả gì. Thành thử anh không nên quay về Bungari bội, vì như thế chẳng khác nào tự sát. Chúng đã biết được vai trò của anh, chúng đã rình mò anh cả ngày lẫn đêm, và chỉ cần anh ló mặt vào thành phố là chúng sẽ tóm cổ anh ngay từ phút đầu tiên vừa đến. Bị bọn Thổ bắt giam có nghĩa là sẽ bị tử hình, và Latco không được quay trở về tổ quốc cho đến khi cuộc nổi dậy đã lan rộng và khi đó sẽ không có nguy hiểm nào đến với anh và người vợ mà hiện thời chúng chưa quấy nhiễu. Rồi lúc ấy đã đến nhanh quá, Bungari đã nổi dậy vào tháng 5. Theo latco nghĩ, như thế hãy còn quá sớm.
Mặc dù phán xét như thế, anh cũng cần phải nhanh chóng giúp đỡ đất nước mình. Chuyến tàu đưa anh đến Xombo, thành phố hungari sau cùng nằm trên tuyến đường sắt, gần sông Danube nhất. Đến đây anh lên tàu và chỉ việc mặc cho dòng nước đưa đi.
Những tin tức mà anh đã nhận được ở Xombo đã buộc anh ngừng ngay hành trình. Anh đang lâm vào tình thế rất nguy hiểm. Cuộc cách mạng Bungari đã bị dẫm chết từ phôi thai. Bọn Thổ đã tập trung một lực lượng quân đội rất lớn trong vùng tam giác rộng mà các đỉnh của nó là Ruanko, Vidin và Xophin, và bàn tay sắt của chúng đã đè nặng lên đất nước Bungari bất hạnh.
Latco phải quay trở lại và phải chờ ngày tốt hơn ở một thị trấn mà anh đang cư trú.
Những lá thư của Natcha anh nhận được ngay sau đó đã cho anh thấy không còn có thể quyết định nào khác. Bọn chúng đã tăng cường theo dõi nhà anh hơn, và Natcha đã là một tù binh thật sự; bọn chúng càng rình mò anh ráo riết hơn trước, vì lợi ích chung anh đành phải cố gắng tự kiềm chế những hành động xốc nổi.
Latco bị khổ sở vì mất kiên nhẫn trong cảnh ăn không ngồi rồi của mình; không thể chuyển được vũ khí sau lần thất bại của cuộc nổi dậy và hơn nữa quân Thổ tập trung rất đông trên bờ sông. Nhưng sự chờ đợi nặng nề đối với anh càng trở nên dữ dội đến mức không thể nào chịu nổi khi vào cuối tháng sáu, anh không nhận được tin tức từ nàng Natcha của anh.
Anh không biết phải nghĩ ngợi làm sao, và trạng thái lo âu của anh đã được thay thế bằng nỗi buồn thấm thía tận đáy lòng cùng với thời gian đi qua. Thực tế, anh có quyền lo lắng tất cả. Ngày mồng một tháng bảy, Xecbi đã chính thức tuyên chiến với Xutan; và kể từ lúc ấy trên khu vực sông Danube đầy dẫy quân lính àm những cuộc diễu binh của chúng kéo theo những trò bạo lực ghê hồn. Natcha có nằm trong số những nạn nhân của cuộc loạn đả này không? Hay biết đâu nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt nàng bỏ tù như là một con tin? Hoặc dùng làm mồi nhử chồng của mình?
Anh đã không thể nào chịu đựng nữa sau một tháng ngồi im như thế, và anh quyết định phó mặc mọi hiểm nguy, phải xâm nhập vào Bungari để nắm được nguyên nhân đích thực của vấn đề.
Vì Natcha anh cần phải hành động chín chắn. Sẽ liều mạng một cách vô nghĩa lý để rơi vào tay bọn lính canh của Thổ, nếu như chuyến quay về của anh không mang lại một lợi ích nào, nếu như anh không thể thâm nhập vào Rusuko và phải đi thơ thẩn ở đó chưa kể đến điều là anh sẽ bị nghi ngờ. Nên hành động khôn ngoan và xem xét kỹ tình hình. Trong trường hợp xấu nhất, nếu phải nhanh chóng vượt qua biên giới thì ít ra anh cũng sẽ có được niềm vui ôm ấp vợ mình.
Xecgay Latco đã bỏ ra vài ngày để tìm cách giải bài toán hóc búa. Cuối cùng anh cảm thấy như đã tìm ra lời giải và không tin vào ai, anh nhanh chóng bắt tay vào hoàn thành kế hoạch mà anh đã nghĩ ra.
Kế hoạch này liệu có thành công hay không? Tương lai sẽ biết. Dẫu sao cũng nên thử vận may. Thế là vào sáng ngày 28 tháng bảy năm 1876, những láng giên của người hoa tiêu – trong số họ không ai biết tên thật của anh – đã trông thấy cửa nhà mà anh đã sống đơn dộc suốt mấy tháng sau này đã bị đóng kín mít.
Kế hoạch của Latco như thế nào, những hiểm nguy nào àm anh sẽ gặp phải khi cố thực iện ý đồ của mình, các biến Động ở Bungari, và ở thành phố Rusuko nói riêng, sẽ có liên quan như thế nào với hội thi của những người câu cá tổ chức tại thị trấn Ditmaringen, bạn đọc sẽ biết được khi đọc tiếp câu chuyện không có chút nào bịa đặt này, mà nhân vật chính của nó đang sống hiện giờ tại các bờ sông Danube.