Năm phút sau, Xecgay Latco và Caclo Dragoso đã đến bên những căn nhà. Giai đoạn này, mặc dù là một thành phố thương mãi, nhưng ở Rusuco vẫn chưa có hệ thống đèn đường, và dù cho rất muốn cũng khó mà hiểu thấy được thành phố nằm hỗn loạn trên bờ sông này. Cạnh bến tàu là những nhà kho cũ kỹ nằm chen chúc, chúng được dùng để chưa hàng hay là làm những quán rượu bên lề. Thật tình mà nói, Latco và Dragoso không để ý đến những thứ đó làm gi. Latco đi thoăn thoắt về phía trước, không nhìn ngó cái gì cả, như anh đã bị hút về một tiêu điểm sáng lóng lánh trong đêm đen. Riêng phần Dragoso thì cố không để bị lạc mất người hoa tiêu, thành thử ông cũng không nhận ra được ngay hai người vừa bước ra khỏi một con hẻm mà ông vừa đi ngang.
Khi hai người đã ra đến mặt đường chạy ra sông, họ chia hướng đi. Một người sang phải, đi xuống hướng sông.
– Tạm biệt – hắn nói bằng tiếng Bungari.
– Tạm biệt – người kia đáp lại, rồi rẽ trái đi cùng hướng với Caclo Dragoso.
Thoáng nghe âm giọng của người đó, nhà thám tử đã giật nảy mình. ông do dự một giây, bất giác chậm bước lại, rồi sau đó ông bỏ Latco sang một bên, dừng lại và đổi hướng.
Tổng hợp các năng khiếu bẩm sinh rất cần thiết cho nhà thám tử được nuôi dưỡng bằng hoài bão háo danh, không được đúng mãi ở những nấc thang thấp nhất của cầu thang tiến chức. Những phẩm chất quý giá nhất trong muôn vàn phẩm chất mà ôn gta cần phải có: ký ức thính giác và thị giác phải tuyệt hảo.
Caclo Dragoso có hai phẩm chất quý giá ấy ở mức cao nhất. Những dây thần kinh thị giác và thính giác của ông là những bộ máy ghi thực thụ, và bằng cảm xúc của thị giác và thính giác ông đã không bao giờ quên. Dù có trải qua nhiều năm tháng, ông cũng nhận ra ngay từ giây phút đầu tiên gương mặt mà ông đã thoáng nhìn và giọng nói mà có một lúc nào đó nó đã vang bên tai ông.
Đây đúng là một trong những giọng nói mà Caclo Dragoso đã từng nghe, và lần ấy đã trôi qua không lâu đến nỗi làm cho ông quên được. Ông đã nghe giọng nói này tại đoạn rừng thưa, dưới chân núi Pilia, và nó sẽ là sợi chỉ hướng đạo mà nhà thám tử đã tìm kiếm từ lâu lắm rồi. Mặc cho những kết luận sáng suốt mà ông đã nhầm vào người đồn ghành của mình thế nào đi chăng nữa, thì chúng cũng chỉ là những điều ức đoán. Trái lại, giọng nói đã cũng cố niềm tin cho ông. Không thể do dự giữa cái “Có thể là” và cái “Chắc chắn là” – đó là lý do buộc nhà thám tử phải gạt Latco sang một bên và lao theo con mồi mới.
– Xin chào buổi tối, Titsa – Caclo Dragoso nói bằng tiếng Đức, khi người đó đến sát bên ông.
Người đó đứng lại, cố dò xem khuôn mặt của ông trong bóng tối.
– Ai đấy? – hắn hỏi.
– Tôi – Dragoso đáp.
– “Tôi” là ai?
– Max Reynold.
– Tôi không biết cái tên đó.
– Nhưng một khi tôi đã gọi tên anh, tức là tôi đã biết anh.
– Hẳn là thế rồi – Titsa đồng ý – ý chừng anh có đôi mắt tốt đếy, anh bạn nhỉ?
– Ồ, phải nói là đôi mắt của tôi “số một” ấy?
Cuộc nói chuyện thoáng ngưng lại.
– Anh muốn gì ở tôi? – Titsa hỏi.
– Muốn được nói chuyện với anh – Dragoso nói – Với anh hay là với ai khác cũng được. Đó là lý do duy nhất đã khiến tôi đến Rusuco.
– Vậy tức là anh ở xa đến đây?
– Đúng vậy. Tôi mới đến hôm nay.
– Anh đã chọn giờ thật khéo đấy nhỉ? – Titsa nhận xét một cách dí dỏm, có lẽ hắn định ám chỉ cảnh hỗn loạn đang ngự trị trên đất nước Bungari.
Dragoso ra dấu phớt đời và nói tiếp:
– Tôi từ Goron đến.
Titsa im lặng.
– Anh không biết Goron à? – Dragoso cố hỏi.
– Không.
– Ngạc nhiên lắm đấy! Anh đã ở sát bên nó cơ mà!
– Ở sát? – Titsa nhắc lại – Do đâu anh nói thế?
– Ấy chết! – Caclo Dragoso vừa cười to, vừa hô lên – Biệt thự Hagenu cũng gần đó mà.
Titsa giật nảy mình. Hắn thử tháo thân bằng sự phủ nhận táo bạo.
– Biệt thự Hagenu? – hắn lẩm nhẩm, cố ra giọng giễu cợt- Nói lạ thế, anh bạn! Tôi nào biết biệt thự ấy bao giờ?
– Đúng thế hả? – Dragoso giễu – Thế nah có biết đoạn rừng thưa ở Pilis không?
Titsa vội chồm tới bấu tay người đang nói chuyện với mình.
– Nói khẽ thôi chứ! – hắn nói, vừa cố ghìm xúc động – Anh điên rồi sao àm hét to vậy hả?
– Ở đây đâu có ai – Dragoso cố cãi lại.
– Ai biết được? Mà thôi, anh muốn gì nào?
– Muốn nói chuyện với Latco – Dragoso đáp, và vẫn với một giọng oang oang.
Titsa càng bấu chặt tay ông hơn nữa.
– Nhỏ nhỏ thôi! – hắn nói, vừa đảo cặp mắt sợ sệt nhìn chung quanh – Anh đã có lời thề là phải để cảnh sát tóm cổ chúng ta à?
Caclo Dragoso cười lên hô hố.
– Ái chà chà – ông nói – Chúng ta sẽ khó lòng thỏa thuận được với nhau, nếu chúng ta cứ câm như hến.
– Vậy thì đừng nên công kích người ta giữa đêm hôm mà không có lời nói trước – Titsa trầm giọng – Nếu có chuyện gì thì tốt nhất không nên nói ngoài đường ngoài sá.
– Ai muốn làm vậy đâu? – Dragoso cãi lại – Chúng ta cứ đến chỗ khác vậy.
– Đến đâu?
– Đâu cũng được. Đằng kia có cái quán nào không?
– Cách đây vài bước thì có.
– Vậy đến đó đi.
– Được thôi – Titsa đồng ý – hãy đi theo tôi.
Đi chừng năm mươi thước hai người đã ra đến khu quảng trường nhỏ. Ô cửa sổ lờ mờ hiện ra trong tối ngay trước mặt họ.
– Đây này – Titsa bảo.
Họ bước vào gian phòng chính vắng lặng của cái quán khiêm tốn, đồ đạc của quán chỉ hơn chục bàn.
– Đây tuyệt lắm! – Dragoso buột miệng.
Chủ quán vội tiếp những vị khách bất ngờ đến.
– Chúng ta uống gì nào? Tôi đãi đấy – nhà thám tử nói, vừa vỗ tay bồm bộp vào túi áo gile của mình.
– Cho vài cốc rượu Rakia được không? – Titsa đề nghị.
– Rồi, cho Rakia! Còn rượu tùng? Anh thích không?
– Được, cả rượu tùng – Titsa đồn gý.
Caclo Dragoso quay sang chủ quán đang đợi lệnh.
– Có nghe thấy không ông bạn già? Mau lên chứ!
Trong khi chủ quán lăng xăng lít xít, Caclo Dragoso đủ đánh giá được đối thủ của mình bằng một cái nhìn thoáng qua. Ông đã nhanh chóng lường được sức hắn. Vai rộng, cổ ta, trán thấp, mái tóc muối tiêu rậm phủ trước trán, nói tóm lại, một thứ cứng cựa, một súc vật thật sự.
Khi chai, ly được bày ra, Titsa liền mở màng câu chuyện từ khởi điểm số một.
– Anh bảo anh biết tôi?
– Anh không tin điều đó à?
– Mà anh đã biết chuyện gì ỡ Goron?
– Tất nhiên chúng ta đã cùng làm việc ở đó.
– Không thể có chuyện đó được.
– Chắc chắn đấy.
– Tôi thật chẳng hiểu gì ráo – Titsa làu bàu, vừa cố nhớ lại một cách vô ích – Chúng tôi cũng chỉ có tám…
– Xin lỗi – Dragoso cắt ngang – chúng ta có chín người, bởi lẽ có tôi ở đó nữa.
– Anh có nhúng tay đến đó à? – Titsa hỏi, hắn đã hơi chao đảo.
– Đúng vậy, ở biệt thự và ở đoạn rừng thưa nữa. Chính tôi đã lái xe ngựa.
– Với Fogen?
– Với Fogen.
Titsa đăm chiêu một thoáng.
– lam sao có chuyện ấy được – hắn bắt đầu bác lại – Chính Kaidolic đi cùng với Fogen mà?
– Không đâu, tôi đấy – Dragoso cãi lại, ông vẫn không nao núng – Kaidolic đã ở lại với các anh.
– Anh tin chắc như vậy?
– hẳn – Dragoso tuyên bố.
Hình như Titsa hơi dao động. Tên cướp không được sáng dạ lắm. hắn đã không nhận thấy chính hắn đã nói lên sự tồn tại của Fogen và Kaidolic cho một người có tên là Max Reinold biết, đồng thời hắn lại xem đấy là chứng cớ nói lên rằng người này biết chúng.
– Một cốc rượu tùng nữa nhá? – Drafoso đề nghị.
– Sẵn sàng thôi – Titsa đáp.
Sau khi uống ực một hơi, hắn lại nói lí nhí, hơi tin tin:
– Lạ đấy. Lần đầu chúng tôi kéo người lạ vào công việc của chúng tôi.
– Thì cũng có lúc thôi – Caclo Dragoso cãi lại – Tôi sẽ không còn là một người lạ khi tôi được kết nạp vào băng.
– Băng nào đấy hử?
– Thôi đừng giả mù sa mưa, vô ích thôi anh bạn ạ. Chuyện ấy đã chuẩn phê rồi nhá.
– Cái gì đã chuẩn phê?
– Thì tôi ở trong băng của các anh.
– Ai đã chuẩn phê?
– Latco.
– Nói nhỏ nhỏ thôi cái ông này! – Titsa trầm giọng cắt ngang – Tôi đã cảnh báo với anh rằng chỉ nên giữ kín cái tên ấy cho mình biết thôi.
(Thiếu trang 263, 264)
– Coi bộ cậu còn tỉnh táo quá – ông la to – Nào, mừng sức khỏe cậu!
– Cả cho cậu nữa! – Titsa nhắc lại, vừa làm một hơi cạn cốc.
Những tin tức mà nhà thám tử thu thập được thật vô cùng phong phú. Ông đã biết băng cướp vùng sông gồm có 8 tên, theo lời Titsa. Mục đích của chiếc sà lan là biển, chắc chắn bọn cướp sẽ mang hàng hóa ra đấy, và căn cứ của chúng cho các chiến dịch là thành phố Rusuco. Hai tuần lễ sau, khi Latco quay lại, tất cả đã sẵn sàng để tóm hắn ngay lập tức, nếu bọn cướp qua lọt được cửa sông Danube.
Nhưng dầu sao vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Caclo Dragoso nghĩ rằng chí ít ông có thể hiểu biết được một vấn đề trong số nhiều vấn đề, lợi dụng tình trạng đang say của tên thổ phỉ mà ông đang đối mặt này.
– Tại sao cậu không muốn tớ nói lớn cái tên Latco lúc này chứ? – sau một hồi im lặng, ông hỏi bằng một giọng lãnh đạm.
Titsa đã say khướt, đưa cặp mắt đục ngầu nhìn người đối thoại của mình, rồi bất ngờ hắn làm một cử chỉ lịch sự và chìa tay ra cho Dragoso:
– Tớ sẽ nói tất cả cho cậu nghe, nhưng mà cậu là bạn tớ đấy chứ? – hắn lè nhè.
– Đúng!
– Anh em?
– Đúng!
– Cừ lắm, dũng sĩ!
– Đúng!
Titsa dòm chai rượu.
– Còn chừng một cốc thôi hả?
– Cỡ đó.
Thấy tình trạng đối phương, và e người này sẽ ngã ngữa mà ngủ say như chết, nhà thám tử cố làm đổ xuống sàn một phần rượu trong chai. Nhưng điều đó làm cho Titsa phật ý. Hắn nhăn nhó khi biết đã hết rượu.
– Nữa đi! – hắn nài.
– Đây! – Caclo Dragoso đồng ý và đẩy cái chai chỉ còn vài giọt rượu tới trước – Nhưng hãy dè chừng, huynh đệ ạ! Chúng ta không nên say!
– Lo gì tôi – Titsa chộp cái chai và lớn tiếng cãi lại – Tôi tự biết thế nào là được, thế nào là không mà.
– Chúng ta đã nói rằng Latco… – Dragoso nhắc, vừa thận trọng lái hắn đến mục tiêu chính trên con đường gồ ghề.
– Latco! – Titsa lặp lại, đầu óc đã lú lẫn.
– Ừ… Tại sao không được gọi tên anh ấy?
Titsa cười trong men rượu.
– Ra là cậu quan tâm! Thế này, ở đây cái tên Latco phải được đọc thành Xtriga. Thế thôi.
– Xtriga? – Dragoso nhắc lại mà không hiểu gì cả – Sao lại Xtriga?
– Tại vì người ta gọi như thế… Thì cũng như người ta gọi cậu là… là gì nhỉ?
– Reinold.
– À há, Reinold… Ừ! Cậu là Reinold… Anh ấy là Xtriga… Rõ ràng quá!
– Nhưng ở Goron… – Dragoso cố hỏi.
– Hừm! – Titsa ngắt lời – Ở Goron là Latco… còn ở Rusuco lại là Xtriga!
Hắn nháy mắt gian giảo.
– cậu phải hiểu ra mới đúng là dân nghề chứ.
Chuyện tội phạm mang tên giả, giấu tên thật để che đậy những hành động xấu xa bỉ ổi là chuyện rất bình thường đối với Caclo Dragoso. Nhưng cái khỏ hiểu ở đây là tại sao hắn mang đúng cái họ Latco được ghi trên tấm ảnh mà ông đã lục thấy trên thuyền người câu cá?
– Nhưng mà đã có một Latco thật một trăm phần trăm – Dragoso la to một cách sốt ruột.
– Ối cha ơi! Đây là chuyện lý thú!
– Mà vậy thì Latco này là ai?
– Một gã láu cá! – Titsa nói thẳng.
– Hắn đã sinh sự gì với cậu à?
– Tôi?… Không bao giờ có chuyện đó.. Hắn sinh sự với Xtriga kìa…
– hắn đã làm gì Xtriga chứ?
– Đã cướp ngươi đàn bà của Xtriga… Cô em Natcha tuyệt đẹp!
Natcha! Tên ghi trên bức ảnh! Dragoso tin rằng mình đã điều tra đúng và ông hết sức lắng nghe Titsa đang tiếp tục tuôn ra một hơi, không đợi nhà thám tử tra vấn tiếp.
– Sau đó, họ hoàn toàn không là bạn của nhau, hiểu chưa hả? Chính vì thế mà Xtriga đã mượn tên của Latco. Anh ấy đáo để lắm. Anh Xtriga này!
– Dầu sao tớ cũng không hiểu lý do không được gọi tên Latco? – Dragoso vẫn cứ một mực hỏi.
– Chẳng qua là vì nguy hiểm – Titsa giải thích – Ở Goron… và ở cả các vùng khác nữa, cậu biết nó có nghĩ là gì… Còn ở đây, Latco là tên của một người hoa tiêu đã nổi dậy chống chính quyền… Hắn đã bày mưu sắp kế, một tên vô công… Mà trên đường phố ở Rusuco thì nhung nhúc bọn Thổ…
– Chuyện gì đã xảy ra với anh ta? – Dragoso hỏi.
Titsa khoát tay không biết.
– Hắn đã mất tích. Xtriga cho là hắn đã chết.
– Chết à?
– Mà có lẽ đó là sự thật, vì người đàn bà đã trong tay Xtriga.
– Người đàn bà nào?
– Còn nào nào nữa? Natcha Mỹ miều… Ban đầu là cái tên thôi… sau đó là vợ… Cô ta không chịu, ôi con chim câu nhỏ nhắn… Nhưng Xtriga đang giam cô ta trên sà lan.
Thế là tất cả đã rõ đối với Dragoso. Ông đã bám dài ngày với một người ái quốc sống lưu vong, chớ không phải là sống với tên tội phạm. Sẽ là đau thương buồn xót biết bao đối với một con người bất hạnh đã chịu nhiều truân chuyên nay về lại chỉ gặp căn nhà trống hoác? Phải chạy đến giúp anh ta… Còn riêng băng cướp trên sông Danube thì bây giờ đã không còn là bài toán khó nữa, sẽ dễ dàng tìm thấy chúng và tiêu diệt chúng.
– Nóng quá! – Dragoso thở ra, giả vờ ay.
– Nóng quá! – Titsa hùa theo.
– Cái rượu này… – Dragoso lẩm bẩm.
Titsa đấm tay lên bàn.
– cậu yếu quá đấy, cậu em ạ! – hắn mai mỉa – Ta… cậu thấy không… sắp sửa lại…
– Tớ xin chào thua…
– Công tử bột… – Titsa chế nhạo – Thôi cũng được, chúng ta sẽ đi, nếu cậu muốn thế.
Sau khi trả tiền cho chủ quán xong, hai người đi ra khu quảng trường. Sự thay đổi không khí đã không làm cho Titsa dễ chịu. ra ngoài trời mát, cái say của hắn đã gia tăng thấy rõ. Dragoso sợ là mình đã chuốc hắn quá say.
-Này, này, Latco… – ông lên tiếng và chỉ tay xuống phía dưới.
– Latco nào?
– Người hoa tiêu. Anh ta còn sống ở đằng kia không?
– Không.
Caclo Dragoso quay sang phía khác của thành phố.
– Đằng kia hả?
– Hoàn toàn không.
– Vậy thì, đằng kia? – Dragoso chỉ ngược về phía trên.
– Ừ – Titsa nói lầm bầm.
Nhà thám tử lôi tên đạo tặc đi. Người đó loạng choạng đi theo, vừa nói lí nhí lằng nhằng gì đó chẳng ra đầu ra đuôi. Sau năm phút đi bộ, hắn bất ngờ dừng lại, ráng sức tỉnh trí.
– Xtriga sao lại nói hắn chết vậy cà – hắn ấp a ấp úng.
– Sao hả?
– Hắn chưa chết, bởi vì nhà hắn đang có ai.
Và Titsa trỏ ánh đèn sáng lung linh đằng xa hắt bóng cửa sổ xuống mặt đường. Dragoiso vội đến cái cửa sổ. Ông và Titsa dòm vào trong nhà qua những khe hở của tấm bịt cửa.
Họ thấy một căn phòng vừa phải được bày biện trang nhã. Tình trạng bừa bộn và xem lớp bụi phủ trên đồ gỗ cũng biết là đã từ lâu không có ai ở đây. Giữa phòng có cái bàn lớn và một người đang tự lự chống tay trên bàn. Những ngón tay bấu chặt mái tóc rối bù – anh ta đang ngập trong những tình cảm rối ren. Những giọt nước mắt to tròn đang lăn trên gò má anh ta.
Caclo Dragoso đã nhận ra người bạn đồn ghành của mình. Nhưng không chỉ có ông nhận ra.
– Hắn đấy – Titsa nói nhỏ, cố sức vật lộn với cơn say.
– Hắn?
– Latco!
Titsa vuốt tay lên mặt và hình như hắn đã tỉnh táo được đôi chút.
– hắn chưa chết, tên đốn mạt!… – Titsa rít qua kẽ răng – Nhưng thế này tốt hơn… Bọn Thổ đã ra giá thật đắt cho bộ da tồi của hắn… Xtriga sẽ thỏa mãn… Đứng yên đây nhá, ông bạn! – hắn quay sang Dragoso và nói – Nếu hắn có chuồn đi thì hãy tóm cổ hắn! Cứ việc tri hô lên nếu thấy cần… còn tôi sẽ đi gọi cảnh sát!
Không chờ câu trả lời, Titsa tất tả chạy đi. Hắn chạy băng băng… Sự xúc động đã trả lại cho hắn trạng thái cân bằng.
Chỉ còn lại một mình, Caclo Dragoso bước vào nhà.
Xecgay Latco không động đậy.
Caclo Dragoso đặt tay lên vai anh.
Con người bất hạnh ngẩng đầu lên. Nhưng ý nghĩ của anh sẽ còn ở xa xa đâu đó và đôi mắt thất thần đã cho biết là anh không nhận ra người hành khách của mình.
Người đó chỉ tốt ra một tiếng:
– Natcha!…
Xecgay Latco gật mình. Mắt anh rực lên bắt gặp ánh mắt của Caclo Dragoso.
– Hãy đi theo tôi – nhà thám tử nói – Và hãy vỗi lên.