Nước Nhật mua cả thế giới
II – Phần 11
Không còn chỗ đứng cho các “bá chủ” trong thời đại hiện nay
Ranh giới giữa sự thống trị khu vực và sự thống trị toàn cầu thật là mờ. Liệu có nguy cơ Nhật thống trị thế giới không? Sự mỉa mai của Seizaburo Sato chuyển sang cười ngất:
“Ý tưởng mới khôi hài làm sao! Dĩ nhiên, tôi thừa nhận là có những kẻ khờ khạo trên thế giới cũng như ở Nhật! Rõ ràng là khôi hài! Trước hết, chúng ta đang sống trong một kỷ nguyện của sự tương thuộc. Tương thuộc có nghĩa là chuyển giao công nghệ thông tin, của cải, dịch vụ và tư bản dễ dàng hơn và nhanh hơn. Bằng cách này, một quốc gia đơn lẻ không thể nào trở thành ‘bá chủ’ được nữa. Ngay cả nước Mỹ cũng không thể còn là một cường quốc bá chủ được nữa. Vậy thì làm sao nước Nhật có thể làm được điều đó? Thời kì bá quyền đã vĩnh viễn qua rồi. Chúng ta đang ở trong thời kì của sự tương thuộc. Không thể chối cãi sức mạnh kinh tế cũng là một sức mạnh chính trị. Nhưng điều đó thì bao giờ cũng vậy. Đó không phải là một hiện tượng mới mẻ gì. Tại sao nước Anh lại hùng mạnh đến thế vào thế kỷ XVIII và XIX? Đó là nhờ vào sức mạnh kinh tế và công nghiệp. Anh đã là quốc gia hiện đại hóa đầu tiên trên thế giới. Những cơ sở cho sự thống trị của đế quốc Anh là như vậy đấy. Cho đến bây giờ, trong lịch sử nhân loại, sức mạnh kinh tế đã luôn sản sinh ra một cường quốc quân sự. Nhưng, đây là lần đầu tiên, nó sẽ diễn ra khác đi ở Nhật.”
Đầu tư của Nhật Bản: một cơ may cho Châu Âu
Và điều gì sẽ xảy ra nếu như nhờ vào các giới đầu tư ồ ạt, Nhật lại đủ gây sức ép cho chính trị ngày càng mạnh nơi các chính phủ nước ngoài?
“Các chính phủ này, ở bất kì thời điểm nào, luôn có thể chiếm đoạt các nguồn đầu tư của Nhật Bản. Vậy đâu là ranh giới cho hành động của Nhật? Mặt khác, Mỹ đã đầu tư ồ ạt vào Châu Âu từ cuối những năm 50 cho đến đầu những năm 70. Người ta đã nói đến ‘sự thách đố của Mỹ’, Bởi thế cũng đã nổi lên một nỗi lo ngại rộng rãi trong người Châu Âu về nguy cơ trở thành nạn nhân cho sự thống trị của Mỹ. Nhưng sự thống trị này đã không xảy ra. Ngược lại, các nguồn đầu tư của Mỹ đã tỏ ra là một yếu tố kích thích tốt nhất để đổi mới và phát triển nền kinh tế Châu Âu. Một điều tương tự cũng sẽ xảy ra với nguồn đầu tư của Nhật. Mặt khác, đơn giản là các nguồn đầu tư của Nhật không thể nào kéo dài hơn nữa với cùng một nhịp độ như hiện nay. Bởi vì các nguồn đầu tư được tài trợ nhờ vào các thặng dư mậu dịch. Nếu nguồn tiếp tục đầu tư nước ngoài, về lâu dài các thặng dư này sẽ không còn. Điều này không tránh khỏi.”
Khi tôi nói xu hướng của người Nhật là sao chép các kĩ thuật phương Tây thì Sato, trái với bản tính cố hữu của người Nhật là giữ kín các cảm xúc, đã không thể kiềm chế và đỏ mặt giận dữ. Giọng ông ré cao:
“Chúng tôi khong hề sao chép. Nếu ông nói rằng chúng tôi sao chép, thì đó là một thái độ rất xấc láo. Chúng tôi đã học tập. Chúng tôi đã có được mọt số kinh nghiệm nhất định, bởi vì chúng tôi đã không ngừng học tập ở thế giới bên ngoài trong suốt hai thiên niên kỷ vừa qua. Đầu tiên là học của Trung Hoa, kế đó là Triều Tiên, sau đó là Ấn Độ, rồi đến phương Tây. Đó là một truyền thống của Nhật Bnar. Và chúng tôi tiếp tục học hỏi các dân tộc khác. Và không chỉ học ở người Pháp, còn học cả người Bỉ, người Nga, người Nam Dương. Chúng tôi phải học hỏi. Đúng là về phương diện công nghiệp và công nghệ, ngày nay chúng tôi không còn phải học nhiều nữa. Nhưng tôi không nghĩ rằng chúng tôi không còn phải học hỏi nữa. Nghĩ thế là rất xấc láo và tôi nghĩ rằng một dân tộc quả quyết là không còn gì để học hỏi ở người khác nữa thì đó là mở đầu cho sự suy tàn của đất nước đó vậy.”
Hideyasu Nasu: Nước Nhật đã đánh mất tinh thần võ sĩ đạo
Là phó tổng giám đóc cơ quan kế hoạch hóa và điều phối của tổ hợp công nghiệp và tài chánh khổng lồ Sumitomo, tổng giám đốc Ủy ban liên lạc, Hideyasu Nasu là người thân Pháp. Cựu chủ tịch kiêm tổng giám đọc Công ty Sumitomo – France từ 1982 – 1987, ông đã giữ một thiện cảm đặc biệt đối với nước Pháp. Bị thu hút và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa Pháp, ông không còn hoàn toàn là ông ngày ông phải trở về Nhật. Không hẳn là người Pháp, không hẳn là người Châu Âu, cũng không hẳn là người Nhật thật sự. Sau đó, trải qua một giai đoạn tái thích nghi đầy khó khăn với các quy định trong đời sống xã hội của Nhật, ông trở lại với cái khuôn đúc Nhật và để rồi làm việc 10 giờ một ngày, 6 ngày một tuần, toàn tâm toàn ý cho xí nghiệp. Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông cũng bày tỏ nhiều tâm sự.
Phải chăng sự tăng trưởng của Nhật sẽ còn tiếp tục lâu dài với một nhịp độ như thế?
“Có lẽ không. Sự tăng trưởng sẽ chậm lại, vì nền kinh tế Nhật Bản đã đạt đến ngưỡng cửa của tuổi trưởng thành. Nói cách khác, giai đoạn tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Nhật đã chấm dứt rồi. Những người chẳng hạn như tôi đây, đã làm việc trong giai đoạn này và đã đảm đương vai trò đầu tầu cho nền kinh tế Nhật, thì này đều đã già cả. Phần đông đã quá tuổi 50. Còn đối với thế hệ mới, chúng tôi nhận thấy có những thay đổi trong bậc thang giá trị của chúng. Chắc chắn thế hệ mới này, nhất là lớp thanh niên tuổi 20 sẽ không còn làm việc giống như chúng tôi nữa. Họ không chịu hi sinh cuộc sống riêng tư, giống như chúng tôi đã làm, cho sự phồn vinh của xí nghiệp và nói rộng ra hơn là cho nền kinh tế Nhật. Dần dà, thế hệ mới bắt đầu đánh mất đi tinh thần võ sĩ đạo mà thế hệ chúng tôi đã luôn luôn giữ gìn. Tinh thần võ sĩ đạo, điều đó có nghĩa là chúng tôi đã dành ưu tiền cho lợi ích quốc gia và cho sự vinh quang của Tổ quốc. Những quan niệm này đối với chúng tôi là một cái gì đó vô cùng quý giá, không thể lượng giá bằng tiền được. Nhưng, đối với thế hệ mới thì không giống như vậy.”
Nasu nói tiếp:
“Mặt khác, thế hệ mới này không có được nguồn động lực mạnh mẽ trong lao động mà chúng tôi đã có. Chúng tôi đã biết thế nào là nghèo đói, là khốn cùng, là chiến tranh. Và khi chiến tranh kết thúc, chúng tôi đã quyết tâm lao động để khắc phục sự thua trận và những sai lầm của mình. Chúng tôi đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Cần phải làm việc để bù lại. Nhưng bằng cách nào? Phải nâng cao mức sống kinh tế. Chúng tôi đã bị người Mỹ ép phải từ bỏ quyền sử dụng sức mạnh quân sự. Nhưng sự từ bỏ này cũng tự nhiên thôi. Trong thâm tâm, chúng tôi cũng cảm thấy giải pháp tốt nhấp là từ bỏ hoàn toàn sức mạnh quân sự và thay vào đó, cần tập trung sức lực của mình vào kinh tế. Chúng tôi đã được động viên vì mục tiêu này. Đó là lý do vì sao chúng tôi đã dồn hết công sức của mình. Song chúng tôi lại đang thấy thế hệ mới không có được nguồn động lực này. Mà cũng tự nhiên thôi. Chúng tôi không hối tiếc về sự thay đổi trong não trạng này. Hoàn toàn đó là điều bình thường, tôi tin như vậy.”
Người Nhật không phải là những nhà sáng tạo
Phải chăng còn những lĩnh vực mà Nhật còn lạc hậu chứ? Câu hỏi khiếm nhã. Nhưng Hideyasu Nasu vẫn tỏ ra khiêm tốn. Có thể là quá khiêm tốn nữa.
“Vâng, vâng, rất nhiều lĩnh vực! Vũ trụ, ngành hàng không, hóa học. Trên thực tế, những lĩnh vực mà Nhật xuất sắc nhất vẫn còn rất giới hạn như điện tử, cach mạch tích hợp, xe hơi và luyện kim. Hết rồi! Nước Nhật có khắc phục sự lạc hậu trong lĩnh vực khác không? Điều này tùy theo lĩnh vực hoạt động được đề cập. Đối với ngành công nghệ vũ trụ, chúng tôi sẽ có một vài khó khăn, bởi theo Hiến pháp của mình, chúng tôi không thể quên có quân đội. Đó là một cái phanh kìm hãm các bước tiến về công nghệ trong lĩnh vực này. Sẽ cần phải có thời gian để bắt kịp người Châu Âu, người phương Tây. Nhưng chúng tôi sẽ bắt kịp một ngày nào đó. Tuy thế, ít nhất cũng cần khoảng 10 năm. Người Nhật nhạy bắt chước hoặc thích ứng những gì đã được chế tạo ở nơi khác. Ngay cả hiện nay, họ cũng chưa đủ khả năng để tự sáng tạo ra một cái gì đó mới và độc đáo. Những nhà trí thức hiểu rõ điều đó: ngay đến nay, người Nhật cũng khong phải là những nhà sáng tạo. Chúng tôi tiếp tục bắt chước hoặc thích ứng. Bởi điều đó khắc sâu trong truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi không được sinh ra để sáng tạo. Chúng tôi được tạo ra để học hỏi những gì mà các nước phương Tây đã có rồi. Vì vậy, việc cải tạo phương pháp tư duy của chúng toi đòi hỏi cần rất nhiều thời gian.”
Nước Nhật sẽ đạt tới đỉnh cao sáng tạo không?
“Trong một số lĩnh vực, điều đó có thể được. Còn ngoài ra, tôi không chắc lắm. Bởi vì, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, người Nhật chưa bao giời đưa ra được những giá trị phổ quát. Phải nói là chưa bao giờ. Và họ khong có được mô hình để có thể xuất khẩu. Thật ra, cũng có một số lĩnh vực chẳng hạn như mỹ thuật, thì chúng tôi là người sáng tạo. Các bản thủ họa của chúng tôi rất độc đáo. Về văn chương, quả là người Nhật đã viết tiểu thuyết từ rất sớm. Nhưng đó chỉ là những tác phẩm tầm phào, thứ cấp. Còn cái thiết yếu như các cơ cấu của nền siêu hình học hiện đại, chúng tôi chẳng là gì cả. Chúng tôi đã chẳng đóng góp được gì vào các nền tảng của nó cả.”
Về khả năng thống trị thế giới, phải chăng ông đã nói quá lời?
“Không, không, không! Nước Nhật không có khả năng làm điều đó mà. Quả quyết một điều ngược lại chỉ chứng tỏ một sự thiếu hiểu biết lớn về lịch sử và văn hóa Nhật. Chỉ cần nghiên cứu một ít về nước Nhật và dân tộc Nhật để biết rằng, trong lịch sử của đất nước này chưa bao giờ có thể tiến hành được một chiến lược nghiêm chỉnh cho tới nơi tới chốn. Chưa bao giờ, thậm chí trong những năm 30, chủ nghĩa quân phiệt Nhật cũng chẳng dựa vào một cơ sở khúc chiết và mang tính rõ ràng, thuyết phục. Thật ra, chúng tôi cũng có nói đến một thứ chủ nghĩa phát xít, song đó không gì khác hơn là một nguyện vọng được cả nước đồng tình.”
Nước Nhật vẫn mãi bị xem là một mô hình bên lề
Như vậy là Nhật không muốn, nếu như chưa phải như vậy, bắt đầu con đường bành trướng chính trị – kinh tế sao?
“Không, không. Tôi kịch liệt phủ nhận điều đó. Đúng là người Nhật thông minh. Nhưng bản chất thông minh của chúng tôi là gì? Chẳng hạn về phép làm tính trong toán học, người Nhật chúng tôi cũng thuộc vào hàng những người nhanh nhất thế giới! (Hideyasu Nasu cười). Nhưng toán học không chỉ là phép tính. Nó cũng là sự kiến tạo vào sắp xếp tư tưởng, phải không chứ? Nên khi cần phải vượt qua khuôn khổ của phép tính thì những đầu óc Nhật của chúng tôi lại không hoạt động tốt được nữa. Đó là điều tôi đã nghiệm thấy. Hơn nữa, tôi đồng ý là trong tương lai, nền văn hóa của chúng tôi vẫn sẽ mãi còn nằm bên lề, không phải là nền văn hóa trung tâm đủ súc hút các nước khác. Nói điều đó, tôi hơi buồn, nhưng là nói rất thật thà. Khi tôi nghiên cứu lịch sử và văn hóa của chúng tôi, tôi buộc phải thừa nhận điều đó. Bởi vì chúng tôi không có được những nền tảng vững chắc. Ông sẽ thấy ở chúng tôi các ảnh hưởng của Phật giáo, Khổng giáo, Thần đạo và cả của Thiên Chúa giáo nữa. Nhật không có một tôn giáo thật sự. Điều đó có nghĩa là người Nhật chúng tôi vốn không có những giá trị tâm linh nên không ngừng phải tìm kiếm những giá trị vật chất và những lợi ích trước mắt của mình. Chúng tôi không có những con người có khả năng nhìn xa trông rộng về tương lai. Bất hạnh thay, chúng tôi lại thiếu loại nhãn quan đó và thiếu tính lý luận.
Ngoài ra, tôi không thấy một quốc gia Châu Á nào có thể tặng cho các nước phương Tây những giá trị phổ quát. Những giá rị nào quan trọng nhất? Sự tự do, sự bình đẳng, quyền con người và nền dân chủ. Người Châu Âu các ông đã nói đến các điều đó ngay đầu thế kỷ XX. Một thế kỷ sau, thế giới mới bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của các giá trị phổ quan đó. Chính người phương Tây đã cống hiến chúng tôi cho nhân loại. Trong khi đó, người Châu Á, chúng tôi, ngoại trừ Ấn Độ đã mang lại những giá trị gì để có thể so sánh được với họ? Ngay cả Trung Quốc, với 5.000 năm lịch sử đầy ấn tượng, cũng chẳng đem lại được gì thực sự là phổ quát. Đề tài này là một vấn đề lớn cho tôi. Tại sao người Châu Á, bao gồm cả Trung Quốc không cống hiến được cho nhân loại giá trị phổ quát nào, trong khi người phương tây làm được? Đó là nguy cơ đẩy chúng tôi ra bên lề bước tiến của thế giới. Karl Marx đã nói về văn hóa và tinh thàn, tôi phải thừa nhận ông ta có lý.”
Để học cách tự mình suy nghĩ, cuối cùng nước Nhật có cần cắt đứt cuống nhau với Mỹ?
“Đúng là cần thiết. Nhưng theo tôi, người Nhật vẫn còn là những đứa trẻ. Những đứa con nít. Xử sự của chúng tôi vẫn còn trẻ con. Chúng tôi vẫn chưa có một nền triết học. Quả là, chúng tôi có mạnh về kinh tế đấy. Nhưng liệu những đứa bé luôn có được nguồn năng lượng để bán lại không? Và có thể là hơi mệt cho các người lớn đấy, phải không? (Hideyasu lại cười). Bởi vậy, sức mạnh là ở đó. Đúng ra đó chỉ là sức mạnh vật lý mà lại không có cái cốt yếu, là tinh thần. Nhưng tôi vẫn lạc quan. Bởi vì tôi tin chắc rằng đứa bé đó, do thế hệ mới của Nhật đại diện, sẽ tiếp tục yêu hòa bình. Nó yêu hòa bình và không yêu chiến tranh. Đó là cái chính, tôi tin thế. Nhưng, đồng thời, nó lại không yêu lao động lắm. Vì thế, chúng tôi phải chấp nhận một sự tăng trưởng rất chậm và phải bằng lòng là một nước nhỏ bên lề. Đây là dự đoán của tôi. Chúng tôi sắp mất tính hiếu chiến trong kinh tế của mình. Điều đso là không tránh khỏi. Vậy, sự tăng trưởng kinh tế của chúng tôi cũng sẽ chậm lại nhiều. Nhưng đó cũng là điều tự nhiên và cũng tốt thôi.”
Tôi bày tỏ sự kính trọng của mình đối với sự khiêm tốn, có thể hơi quá, của Nasu, cũng như đối với khả năng của ông khi về những lĩnh vực không liên quan đến những mục tiêu phát triển của Sumitomo trên thế giới. Nhưng những lời khen làm ông ngượng ngập. Sự khiêm tốn của ông thật mẫu mực.
“Thông thường, người Nhật chỉ biết nói vè kinh tế. Khi một nhà kinh doanh Nhật gặp một kinh doanh Nhật khác, họ chỉ nói về kinh tế. Bao nhiêu xe hơi đã được xuất khẩu? Số dư mới nhất của ngoại thương là bao nhiêu? Nhưng cái đáng nói thật sự, không phải là những chuyện đó. Vấn đề là ở chỗ khác, sâu xa hơn. Đó là những nền tảng văn hóa của chúng tôi. Nếu chúng tôi không đề cập đến nó, vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết. Cần nói ngay cuộc tranh luận này không hề hoặc gần như không hề diễn ra ở Nhật. Thẳng thắn mà nói giữa các nhà lãnh đạo công nghiệp, các viên chức, các chủ ngân hàng, thậm chí đôi khi cả các giáo sư đại học, ông sẽ chỉ tìm được rất ít người suy nghĩ về những vấn đề này và sẵn sàng đối thoại với người phương Tây và người Mỹ. Thật đáng buồn.”
Tuy nhiên, tôi chỉ có thể bày tỏ sự bất đồng của mình và tôi nhấn mạnh rẳng rất đông những người nói chuyện của tôi, kể cả các nhà lãnh đạo kinh tế, cũng đã chứng tỏ sự quan tâm của học đối với nhiều vấn đề khác hơn là các biểu đồ thống kê. Song ở nơi làm việc, họ có thảo luận với nhau về các vấn đề đó không? Trước mắt Hideyasu Nasu, tôi nói thêm rằng tôi rất ngưỡng mộ Phật giáo mà tôi coi đó là một triết lý khoan dung, về khá nhiều phương diện còn cao hơn Thiên Chúa giáo của chúng tôi. Chúng tôi gần như đồng ý kiến.
“Đúng đấy. Nếu như có một chủ đề tâm linh mà người Châu Á có thể sánh được với người phương Tây, đó chính là lòng khoan dung. Bởi vì, xin thứ lỗi cho tôi về lời chỉ trích có thể gây khó chịu này: người phương Tây quá kiêu hãnh và quá ngạo mạn. Tôi nghĩ rằng nguồn gốc của hiện tượng này là từ Thiên Chúa giáo. Con người là con của thượng đế và cao hơn con vật, nó có quyền chinh phục thiên nhiên. Trong tư tưởng này có một cái gì đó không ổn. Trong khi đó ở Châu Á, ông sẽ tìm thấy nhiều hơn sự rộng lượng và cảm thông, bởi vì Phật giáo dạy chúng tôi trở nên đồng nhất với thiên nhiên và đừng tự mình tách biệt với các sinh vật khác. Cần tôn trọng tất cả mọi hình thái của sự sống. Có thể đây là một khái niệm có tính Châu Á, khả dĩ đóng góp được để làm phong phú cho nền văn minh của các ông?”
Trong tương lai, cái gì đó sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần của Nhật, khi các khó khăn vật chất sẽ phủ nhận các thành tựu hiện tại?
Nasu tỏ ra thật hùng hồn:
“Ngược lại với điều đó các ông có thể nghĩ, người Nhật không hề hiếu chiến. Theo truyền thống, chúng tôi là những người hiếu hòa. Chúng tôi là loại người ăn thực vật và gạo, không ăn thịt. Tôi cho rằng đây là một yếu tố quan trọng đối với toàn Châu Á. Đặc tính này sẽ vẫn còn là của chúng tôi. Lòng khoan dung của chúng tôi cũng vậy. Và tại sao là lòng khoan dung nhỉ? Bởi vì chúng tôi phải tìm một sự thỏa hiệp với thiên nhiên. Ở nước Nhật chúng tôi không ngừng xảy ra các trận động đất. Động đất, đó là một sức mạnh tuyệt đối, phải không? Đó không phải là sức mạnh của Thượng đế, mà là của thiên nhiên. Cần phải chấp nhận nó. Đối với những trận bão hàng năm tàn phá nước tôi cũng thế. Chúng tôi thấm nhuần một khái niệm về chu kì sự vật cứ trở đi trở lại không ngừng và cũng không cùng tận. Xuân, hạ, thu, đông cứ nối tiếp nhau đến muôn đời. Khái niệm này gần với chủ nghĩa bi quan, nhưng không phải là chủ nghĩa bi quan. Các chu kì cứ lặp lại mà ta không thể làm gì được. Bởi vậy, thật vô ích khi cất công xây dựng những công trình vĩ đại. Trong sâu lắng tâm hồn của người Nhật, tồn tại một cảm thức về sự buông trôi, về sự từ bỏ, sự nhẫn nhục. Một mặt nso thể hiện sự thú nhận bất lực. Nhưng, mặt khác, đó là sự khôn ngoan.”
Hideyasu Nasu, người lãnh đạo của Sumitomo, nhìn thẳng vào mắt tôi và cười dịu dàng.
Yoichi Tsuchiya: Châu Âu sẽ chẳng phải là một pháo đài
Là chủ tịch Công ty mua bán chứng khoán Sanyo, hãng giao dịch chứng khoán đứng hàng thứ 8 của Nhật, Yoichi Tsuchiya thu vào cả bạc tỉ trong một ngày. Vị nam tước của giới tài chính chóp bu còn trẻ. Chưa quá tuổi năm mươi, đẹp người, mái tóc đầy và hoa râm. Ông thừa kế cơ sở hiện tại từ người cha, một cự phú Nhật, bản thân ông đã lâu năm làm chủ công ty nói trên. Yoichi Tsuchiya là một người điềm đạm. Ông nói chuyện từ tón, bằng một giọng đều đều, không hề biểu lộ chút gì bực bội. Thông dịch viên người Canada của ông giải thích cho tôi, trước khi cuộc gặp gỡ bắt đầu, rằng sự cạnh tranh giữa các hãng môi giới Nhật là một cuộc chiến đấu trường kỳ. Thắng lợi dành cho hãng nào ‘ôm’ được những thương vụ béo bở và kịp thời nhả ra những thương vụ mất ăn trước khi giá thị trường xuống. Bí quyết thành công là thông tin. Chỉ hãng giao dịch chưng khoán mới là nơi đầu tiên biết được đâu là một cơ hội đáng giá.
Công ty mua bán chứng khoán Sanyo đã xoay xở khá tốt, bởi vì từ hạng thứ 12, nó đã leo lên được hạng thứ 8 trong nước, chỉ trong vài năm. Nhưng kể từ tháng 12 năm 1989, đối với các hãng của Nhật thì công việc làm ăn tồi tệ hơn vì thời giá giảm mạnh ở Kabuto Cho – Sở Giao dịch Tokyo.
Thế nhưng, Công ty mua bán chứng khoán Sanyo không hề bị đe dọa phá sản. Nó có một văn phòng cao ốc gần trung tâm Tokyo và cũng là phòng thương mại lớn nhất Nhật. Trong các hành lang của tầng lầu dành riêng cho giới lãnh đạo, trên các bức tường và trên bàn đều được trang trí rất nhiều tranh và đồ mỹ nghệ phương Tây.
Mở đầu cuộc phỏng vấn, một nữ nhân viên Nhật mang cà phê đựng trong một cái tách mạ vàng mỏng. Tôi liếc mắt quan sát thấy cô gái cúi chào, nhiều lần, gần như cúi sát mặt đất để biểu lộ sự kính trọng và khiêm tốn, trước khi nhẹ nhàng khép cửa lại. Trừ tôi ra, không một ai trong phòng lưu ý đến cô ta.
Yoichi Tsuchiya dành cho tôi 45 phút hội kiến. Đó là một cử chỉ quan trọng đối với một người thường xuyên bỏ ra 12 đến 15 giờ mỗi ngày trong cả đời để làm việc ở văn phòng của mình. Ông bắt đầu nói:
“Tôi nghĩ rằng rất không chắc chắn là Châu Âu trở thành một pháo đài sau năm 1992. Châu Âu sẽ không thể đóng cửa thị trường của nó trước thế giới bên ngoài. Trong thực tế, một thị trườn hợp nhất sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn là một tập hợp các thị trường manh mún vốn sắp hợp nhất đó. Sự đa dạng của các đồng tiền Châu Âu sẽ khiến mọi việc trở nên khó khăn. Việc lưu hành đồng tiền duy nhất trong CEE cho thị trường duy nhất, sẽ làm giảm đi những phiền toái trong hối đoái. Chúng tôi sẽ dễ dùng giao dịch với các ông. Những điểm yếu lớn nhất trong quan hệ của chúng tôi về lịch sử của lục địa này. Rất nhiều những khía cạnh của Châu Âu mà chúng tôi không biết đến nếu như không đọc các sách lịch sử để hiểu rõ. Chẳng hạn, những liên hệ giữa Tây Âu và Đông Âu, sự hợp nhất của hai nước Đức. Đó là điều khó hiểu đối với chúng tôi. Người Nhật chúng tôi cần phải nỗ lực để hiểu rõ hơn thực tế của Châu Âu ngày nay.”
Liệu nước Nhật có thể hòa giải những mối đe dọa của chủ nghĩa bài Nhật ở Châu Âu không?
“Điều quan trọng trước tiên là chúng tôi cần xây dựng các quan hệ thân thiện không đặt trên cơ sở đối đầu. Một trong những lý do thúc đẩy nhiều người Châu ÂU tin vào một sự xâm lược của Nhật, chỉ đơn giản là quy mô các xí nghiệp Châu Âu và Nhật Bản. Các xí nghiệp ở Châu Âu, nhất là các xí nghiệp tư, đều nhỏ hơn rất nhiều so với các tập đoàn Nhật. Nhưng tôi tin rằng đang tồn tại một nguyện vọng được cùng làm việc trong sự tin tưởng, trên cơ sở một cuộc cạnh trang nghiêm chỉnh chứ không phải ý muốn thống trị. Một lý do khác vốn đã tạo ra những nghi ngờ ở Châu Âu. Có những khó khăn do hai ngôn ngữ khác nhau. Nhưng tôi nghĩ về lâu dài, vẫn đề này sẽ được khắc phục từng bước so sự sử dụng ngày càng phổ biến tiếng Anh như một ngôn ngữ chung cho các bên khác nhau. Nước Nhật không hề có ý muốn thống trị. Và hơn nữa, tôi không nghĩ rằng chúng tôi có đủ sức để kiểm soát thế giới. Nhưng chúng tôi triển khai các đợt tiến công bền bỉ là để hiểu rõ cá thị trường và đáp ứng những nhu cầu của các thị trường ấy. Người Nhật đã tiến hành một cuộc phân tích cặn kẽ để cho các xí nghiệp của mình có thể sản xuất những loại hàng hóa phù hợp nhất với sự chờ đợi của khác hàng Châu Âu. Đối với chúng tôi, chúng tôi nghĩ cần phải làm sao thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu thụ tại chỗ. Bởi vậy, đối với Châu Âu, chúng tôi muốn thỏa mãn các nhu cầu của người Châu Âu những quy cách Nhật Bản. Chúng tôi muốn tạo ra những hàng hóa chế tạo đặc biệt, đúng cách người Châu Âu.”
Đó là lý do chính khiến người Mỹ gặp khó khăn khi muốn bán hàng cho thị trường Nhật Bản.
“Lý do chính khiến người Nhật không mua xe hơi Mỹ vì người Mỹ không chế tạo các loại xe hơi mà chúng tôi tìm kiếm. Đường phố ở Nhật rất hẹp, và người Nhật không muốn lái những chiếc xe hơi kềnh càng của Mỹ. Bởi vậy, nếu những nhà sản xuất Mỹ muốn bán xe hơi trên thị trường chúng tôi, họ phải chế tạo ra các kiểu dáng nhỏ hơn, ít tốn nhiên liệu nhiều hơn và tay lái ở bên phải chứ không phải ở bên trái. Có lẽ cũng đúng như vậy đối với những nhà sản xuất ở Châu Âu. Và cũng cần phải nói rõ ràng xe hơi Châu Âu nổi tiếng là mỏng manh. Chiếc Flat mà tôi đã mua hai năm trước đây đã ở trong tình trạng thảm hại. Nó thường ở chỗ ngủ gẩ. Lại nữa, người Châu Âu cần cố hiểu rõ những đặc thù của thị trường Nhật. Chẳng hạn, một kiểu xe nào đó của Châu Âu có khi chỉ dài thêm hơn 2 cm lại bị đánh thuế cao hơn ở Nhật bởi vì chủng loại của nó đã khác. Vậy nó phải được rút ngắn 2 cm để có thể có lợi thế hơn trong cạnh tranh. Những chi tiết loại này rất được các xí nghiệp Nhật chú trọng trước khi sản xuất.”
Với khối lượng sản phẩm Nhật tràn ngập cuộc sống của người phương Tây hàng ngày, liệc có cơ nguy nước Nhật lấn dần và biến đổi những giá trị văn hóa của phương Tây không?
“Đừng quên là nước Nhật ngày càng thay đổi. Người Nhật chúng tôi cũng chịu những áp lực biến đổi như thế khi nâng cao mức sống của mình. Hãy xem: các nhân việt sử dụng ngày càng nhiều hai ngày nghỉ mỗi tuần. Dần dần, người Nhật bớt coi trọng đồng tiền. Ngược lại, họ càng quan tâm nhiều hơn đến các ý niệm của đời sống tinh thần. Nước Nhật chỉ mới thoát khỏi sự nghèo đến nỗi họ chỉ nghĩ trước tiên đến thực phẩm, quần áo và nhà ở. Bảo tồn các truyền thống là quan trọng, chỉ với điều kiện những truyền thống này phải tốt. Có một số truyền thống ở Châu Âu được người Nhật đánh giá rất cao.”
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.