Thật Đơn Giản - Phỏng Vấn Tuyển Dụng

11. Các bài kiểm tra tinh thần



Nếu bạn chưa từng gặp một bài kiểm tra tinh thần nào thì điều này có thể khiến bạn sợ hãi. Nhưng trên thực tế, nếu bạn từng gặp những bài kiểm tra tinh thần trước đó, bạn có thể vẫn có cảm giác sợ hãi. Bạn sẽ không còn cảm giác đó nữa khi bạn hiểu những bài kiểm tra đó được tiến hành như thế nào và nhằm mục đích gì. Nếu bạn là người phù hợp nhất đối với công việc đang dự tuyển, một bài kiểm tra tinh thần sẽ củng cố chứ không làm lung lay vị trí của bạn. 

Bạn có biết?

Ngày càng có nhiều công ty sử dụng các bài kiểm tra tinh thần để hỗ trợ cho các phương pháp tuyển dụng khác (như phỏng vấn). Chúng được xem là một phần của chu trình tuyển dụng đối với sinh viên mới tốt nghiệp và nhà quản lý ở tất cả các cấp độ, nơi mà có thể người ta không yêu cầu bạn phải hoàn thành một bản câu hỏi về tính cách.

Vậy “bài kiểm tra tinh thần” chính xác là gì? Nhìn chung bài kiểm tra tinh thần có bốn loại sau:

1. Kiểm tra khả năng: Kiểm tra toàn bộ khả năng của bạn trong những kỹ năng chung như giỏi toán. Kiểm tra IQ (chỉ số thông minh) cũng thuộc loại này.

2. Kiểm tra năng khiếu: Kiểm tra những kỹ năng cụ thể liên quan đến công việc như khả năng bán hàng hoặc khả năng quản lý.

3. Kiểm tra tính cách: Nhằm đánh giá tính cách của bạn thuộc kiểu nào.

4. Bộ câu hỏi kiểm tra động cơ thúc đẩy: Nhằm đánh giá điều gì là động cơ thúc đẩy bạn và thái độ của bạn đối với chúng như thế nào.

Mặc dù các hình thức trên được gọi là “kiểm tra” nhưng chúng không có điểm đỗ và điểm trượt, mà chỉ nhằm mục đích đánh giá khả năng hoặc tính cách của bạn, đặc biệt là ở phần kiểm tra tính cách và cũng không có câu trả lời đúng hoặc sai. Nhà tuyển dụng chuyên nghiệp chỉ sử dụng các bài kiểm tra tinh thần để hỗ trợ cho các phương pháp tuyển dụng khác.

Chuẩn bị cho các bài kiểm tra

Rất hiếm khi bạn phải làm một bài kiểm tra tinh thần dưới bất kỳ dạng nào mà không được báo trước. Nhà tuyển dụng sẽ thông báo khi bạn đến phỏng vấn, thường là cuối ngày hoặc cuối cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ thông báo họ muốn bạn làm một bài kiểm tra (hoặc có thể là một bộ bài kiểm tra).

 Mẹo phỏng vấn

Nếu bạn có bất kỳ bệnh lý nào có thể ảnh hưởng đến khả năng làm bài kiểm tra này như khó đọc, hãy nói rõ điều đó với nhà tuyển dụng. Họ có thể dễ dàng phát hiện ra điều này.

 Nhà tuyển dụng sẽ giải thích mục đích kiểm tra và nó phù hợp với chu trình tuyển nhân sự như thế nào. Trên tất cả, họ đảm bảo bạn sẽ hiểu được bài kiểm tra bạn cần làm gì, thời gian kiểm tra bao lâu và hình thức kiểm tra. 

Cảnh báo!

… sắp hết thời gian. Nếu bạn chưa từng làm bài kiểm tra có giới hạn thời gian thì bạn sẽ cảm thấy bối rối. Hãy luyện tập làm bài kiểm tra viết trong một khoảng thời gian giới hạn. Nếu không, hoặc là bạn làm bài tốt hoặc là vẫn còn dở dang khi thời gian đã hết.

Khi nhận được thông báo bạn phải làm bài kiểm tra tinh thần, hãy đưa ra các câu hỏi dưới đây với nhà tuyển dụng để xác định những thông tin cần thiết

• Bạn sẽ phải kiểm tra lĩnh vực nào khả năng, năng khiếu, tính cách hay động cơ thúc đẩy?

• Bạn sẽ phải kiểm tra dưới hình thức nào nói, kiểm tra viết hay qua Internet?

• Bài kiểm tra sẽ ăn khớp với toàn bộ quy trình tuyển dụng như thế nào?

• Bạn sẽ phải làm bài kiểm tra nào? Có rất nhiều bài kiểm tra, và họ sẽ vui lòng cho bạn họ sử dụng bài kiểm tra nào.

• Có tài liệu hướng dẫn trả lời bài kiểm tra nào không? Tài liệu hướng dẫn sẽ đưa ra ví dụ về những điều bạn có thể bị hỏi. Nếu không có tài liệu hướng dẫn, hãy mượn bài mẫu. Nó giống như thi thử trước khi thi thật. Việc xem xét các ví dụ để so sánh được xem như là một sự chuẩn bị khôn ngoan, chứ không phải là gian lận trong thi tuyển.

• Bạn có thể nhận được những phản hồi gì sau bài kiểm tra? Cuối cuộc kiểm tra hoặc khi đã đánh giá kết quả, bạn sẽ nhận được sự phản hồi từ nhà tuyển dụng.

Cảnh báo!

… điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không tuân theo hướng dẫn. Một số bài kiểm tra có thể có được gài bẫy. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên đọc toàn bộ đề bài trước khi trả lời bất kỳ một câu hỏi nào. Tất nhiên, hầu hết các ứng viên đều không nhận ra cái bẫy này. Nhưng khi trả lời đến câu hỏi cuối cùng, bạn mới nhìn thấy dòng chữ in mảnh phía dưới yêu cầu bạn không được ghi câu trả lời vào đề.

Khi có được những thông tin này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi làm bài kiểm tra. Bạn có thể sử dụng Internet để tìm kiếm thêm thông tin liên quan đến bài kiểm tra. Hoặc bạn truy cập trang web của công ty, hoặc bạn gõ từ khóa là tên bài kiểm tra để tìm kiếm trên web. Nhiều công ty đăng bài kiểm tra mẫu trên các trang web nhằm giúp bạn luyện tập. 

Khi đến kiểm tra, hãy đảm bảo bạn đã sẵn sàng và đừng quên mang kính hay bất cứ thứ gì cần thiết. Khi bạn tham dự bất kỳ một lĩnh vực kiểm tra tinh thần nào, hãy làm theo 10 lời khuyên của các chuyên gia đánh giá:

1. Bình tĩnh và đọc kỹ các hướng dẫn.

2. Không nên đọc lướt bất kỳ một hướng dẫn nào. Việc biết rõ cách trả lời câu hỏi rất quan trọng.

3. Luôn hoàn thành các câu hỏi thực hành đầu tiên của bất kỳ bài kiểm tra đánh giá nào – hãy hỏi người có trách nhiệm nếu bạn chưa hiểu rõ trước khi bắt đầu làm bài kiểm tra.

4. Tính toán thời gian để trả lời được càng nhiều câu hỏi càng tốt.

5. Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi, bạn có thể quay trở lại khi vẫn còn thời gian.

6. Kiểm tra xem số câu hỏi có tương ứng với số câu trả lời không.

7. Khi xem xét các câu hỏi khó có nhiều sự lựa chọn, hãy loại bỏ lựa chọn không có khả năng nhất.

8. Nếu thay đổi câu trả lời, nhớ xóa bỏ câu trả lời cũ.

9. Nếu còn nghi ngờ khi lựa chọn, hãy chọn câu trả lời đúng nhất theo đánh giá của bạn.

10. Nếu bạn hoàn thành bài thi sớm, hãy đọc soát lại một lượt và kiểm tra lại câu trả lời. 

Các bài kiểm tra đánh giá khả năng và năng khiếu

Bài kiểm tra này nhằm đo lường các kỹ năng cụ thể của bạn để ông chủ tương lai biết được khả năng và năng khiếu của bạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các bài kiểm tra đánh giá khả năng và năng khiếu cho thấy rõ ràng sự thể hiện trong tương lai của bạn, vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các nhà tuyển dụng ngày càng thường xuyên sử dụng các bài kiểm tra này.

Chúng không phải nhằm kiểm tra kiến thức chung, mà nhằm đánh giá khả năng lập luận và suy nghĩ logic của bạn. Một vài bài kiểm tra có phạm vi kiến thức rộng, còn đa số chỉ tập trung vào những khả năng cụ thể như ngôn ngữ, toán học, diễn xuất, v.v…, trong đó các bài kiểm tra khả năng ngôn ngữ và khả năng toán học là thông dụng nhất.

Bạn sẽ thấy bài kiểm tra đánh giá khả năng và năng khiếu gần giống với các bài thi. Bạn có 30 phút để trả lời các câu hỏi, thường có nhiều sự lựa chọn. Thông thường, càng về cuối, các câu hỏi càng khó hơn, và bạn khó có thể trả lời hết. Đừng quá lo lắng. Số câu trả lời đúng quan trọng hơn số câu hỏi làm được. 

Bạn có biết?

Điểm của bài kiểm tra đánh giá khả năng và năng khiếu được đánh giá dựa trên kết quả chung. Vì vậy, nếu tất cả mọi người đều cho rằng bài kiểm tra khó, bạn sẽ được đánh giá trong tương quan với mọi người, chứ không dựa vào một ba-rem cụ thể.

Vậy bài kiểm tra đánh giá khả năng và năng khiếu quan trọng như thế nào trong quy trình tuyển dụng. Bạn có thể biết được điều này thông qua thời điểm mà bạn làm bài kiểm tra trong quy trình tuyển dụng. Bài kiểm tra được tiến hành càng sớm thì càng quan trọng. Nếu nó là việc đầu tiên bạn phải thực hiện thậm chí trước khi tham dự cuộc phỏng vấn – thì nó có thể là bước thẩm tra. Bạn chỉ được mời phỏng vấn nếu đạt được một số điểm nhất định. Nếu bạn phải làm bài kiểm tra này ở cuối trong quy trình tuyển dụng thì nó chỉ như một phần của quy trình đó.

Chuẩn bị cho bài kiểm tra đánh giá khả năng và năng khiếu

Luyện tập cho bài kiểm tra này bằng cách làm các câu hỏi mẫu hoặc đề thử cũng rất hữu ích. Dưới đây là vài lời khuyên dành cho bạn: 

 Lời khuyên hữu ích

• Luyện tập không chỉ với bài trắc nghiệm mà còn cả các bài tập liên quan khác như các câu hỏi khó và các vấn đề hóc búa đòi hỏi phải suy nghĩ.

• Đối với các bài kiểm tra năng khiếu, hãy luyện tập bằng cách chơi các trò chơi ô chữ và giải câu đố toán học.

• Luyện tập các bài toán số học đòi hỏi trí thông minh và các dạng toán khác như phép nhân và chia các số có nhiều chữ số.

• Đối với bài kiểm tra đánh giá khả năng toán học, hãy hỏi xem bạn có được mang máy tính vào phòng thi không. Nếu được, hãy luyện tập để sử dụng thành thạo máy tính.

 Nếu được yêu cầu làm bài kiểm tra đánh giá khả năng hay năng khiếu, bạn cần luyện tập như hướng dẫn ở trên. Dưới đây là một số câu hỏi mẫu giúp bạn hình dung được những câu hỏi mà bạn có thể gặp trong bài kiểm tra. Đáp án cho các câu hỏi này được đưa ra ở cuối chương.

Câu hỏi đánh giá khả năng diễn đạt

Trong bài trắc nghiệm này, bạn phải đánh giá mỗi tuyên bố dưới dạng một đoạn văn. Đọc kỹ đoạn văn và đánh giá chúng theo nguyên tắc:

 

Câu hỏi đánh giá khả năng toán học 

Câu hỏi dạng này đưa ra nhiều lựa chọn trả lời khác nhau. Khi đã chọn được câu trả lời cho mình, hãy khoanh tròn vào chữ cái tương ứng.

 

1. Năm 1990, báo nào có tỷ lệ độc giả nữ cao hơn độc giả nam? 

 

2. Năm 1981, tổng số độc giả của các tờ Daily Chronicle, Echo và Tribune là bao nhiêu? 

 

3. Tờ báo nào có sự thay đổi lượng độc giả nữ lớn nhất giữa năm 1981 và 1990? 

 

Câu hỏi biểu đồ 

Câu hỏi biểu đồ là những câu hỏi với các lựa chọn cho sẵn. Với mỗi câu hỏi, bạn sẽ được cung cấp những câu trả lời khác nhau. Mỗi vấn đề trong bài trắc nghiệm này đều bao gồm hàng loạt biểu đồ, được vẽ ở phía lề trái của trang giấy nhằm đưa ra những dãy logic. Bạn phải lựa chọn biểu đồ tiếp theo trong dãy đó căn cứ trên những lựa chọn được đưa ra ở phía bên phải. Sau đó, đánh dấu câu trả lời của bạn bằng cách khoanh tròn đáp án bạn chọn.

 

(Xem đáp án trang 221)

Các bài kiểm tra tính cách và bộ câu hỏi kiểm tra động cơ thúc đẩy

Bài kiểm tra này rất khác với bài kiểm tra khả năng và năng khiếu bởi không có câu trả lời đúng/sai và không giới hạn thời gian. Chúng nhằm mục đích là đánh giá bạn thuộc týp người nào, cụ thể là nhằm biết được bạn phù hợp với công việc, phù hợp với văn hóa công ty và phù hợp với nhóm mới như thế nào.

Vì bạn hoàn toàn không biết công ty đang muốn tuyển những người có tính cách như thế nào, nên bạn cần trả lời trung thực các câu hỏi này. Trong bất kỳ trường hợp nào, bài kiểm tra này cũng có lợi cho bạn. Nếu bạn không thật sự phù hợp với văn hóa công ty hoặc công việc đó, bạn cũng sẽ không muốn làm công việc đó. Bài kiểm tra nhằm xác định:

• Điều gì là động cơ thúc đẩy bạn

• Thái độ của bạn đối với cuộc sống và công việc

• Quan hệ của bạn với những người khác

• Khả năng kiểm soát tình cảm của bạn

• Bạn tiếp cận vấn đề như thế nào

Bộ câu hỏi kiểm tra động cơ thúc đẩy tương tự như bài kiểm tra tính cách nhưng tập trung vào điều gì là động cơ thúc đẩy bạn, bạn duy trì mức năng lượng cho một nhiệm vụ cụ thể trong thời gian bao lâu, tình huống nào có khuynh hướng thúc đẩy bạn nhiều hơn hay ít hơn, v.v… Bài kiểm tra dạng này thường được sử dụng để phát triển đội ngũ nhân sự hơn là trong tuyển dụng (khi bạn đã được tuyển dụng), nhưng cũng có thể bạn phải làm bài kiểm tra này trong quy trình tuyển dụng nhân sự.

Dưới đây là một số ví dụ về các dạng câu hỏi trong bộ câu hỏi kiểm tra tính cách:

Đánh giá các tuyên bố

Nhà tuyển dụng yêu cầu bạn tự đánh giá bản thân dựa trên một số cụm từ hoặc tuyên bố. Sau khi đọc mỗi một tuyên bố, bạn phải tự chấm điểm theo nguyên tắc sau:

 Bài kiểm tra tinh thần

Các bài kiểm tra tinh thần hoàn toàn không khó nếu bạn biết họ sẽ hỏi bạn những gì. Nhà tuyển dụng có thể thông báo trước về bài kiểm tra và giải thích cụ thể.

Bạn phải đảm bảo luyện tập kỹ lưỡng qua việc tìm những điều liên quan đến bài kiểm tra (tên bài kiểm tra) trên trang web công ty. Bạn cũng nên tìm hiểu thông qua một số cuốn sách hướng dẫn làm bài kiểm tra.

Khi kiểm tra:

• Bình tĩnh

• Đọc kỹ câu hỏi và hướng dẫn

• Tính toán thời gian để trả lời được càng nhiều câu hỏi càng tốt

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.