Thật Đơn Giản - Phỏng Vấn Tuyển Dụng

Phần2 Trong phỏng vấn – 4. Đương đầu với căng thẳng



Bất cứ ai cũng đều cảm thấy căng thẳng trước một cuộc phỏng vấn. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta nên chúng ta cần hành động đúng. Vì vậy, căng thẳng là biểu hiện hoàn toàn tự nhiên. Tất nhiên, có rất nhiều điểm khác nhau giữa việc tiêm một chút thuốc adrenalin giúp bạn bình tĩnh hơn và sự tê liệt khiến bạn không thể nói ra lời, mồ hôi đầm đìa và bạn không thể trả lời được bất kỳ câu hỏi nào.

Các chuyên gia nói gì?

Nhà tuyển dụng không để ý lắm đến sự căng thẳng nó không trở lên nghiêm trọng trong suốt cuộc phỏng vấn. Về vấn đề này, các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp có những nhận xét sau: 

• “Nếu ứng viên bị căng thẳng, nhà tuyển dụng có nhiệm vụ phải làm giảm bớt những căng thẳng đó cho họ.”

• ”Rõ ràng ứng viên đó rất quan tâm đến vị trí tuyển dụng, nếu không họ đã không căng thẳng đến vậy.”

Trên thực tế, hầu hết mọi người đều rơi vào một trong hai trạng thái cảm xúc này. Nếu nhận ra sự căng thẳng đang xuất hiện khi gần đến cuộc phỏng vấn, bạn sẽ làm gì? Tin vui là: hầu hết các trường hợp quá căng thẳng có thể giảm xuống mức kiểm soát được và một số ít trường hợp, hoàn toàn hết căng thẳng nếu có sự chuẩn bị chu đáo.

Nguồn gốc của căng thẳng

Vấn đề chủ yếu là phải hiểu được đâu là nguyên nhân của căng thẳng. Nguyên nhân cơ bản chính là nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi về những điều có thể diễn ra không bình thường như việc bạn vô tình đánh đổ cà phê vào nhà tuyển dụng. Những hoạt động không mong đợi càng ít xảy ra, bạn càng ít cảm thấy sợ hãi. Điều đó giải thích tại sao bạn thường cảm thấy không hề sợ hãi trong một vài phút đầu phỏng vấn so với trước khi vào phỏng vấn: mọi việc diễn ra tốt đẹp, bạn không phải ngồi im và có thể duy trì một cuộc đối thoại bình thường. 

Nếu bạn có thể giảm thiểu khả năng xảy ra những điều không mong đợi, bạn cũng có thể giảm thiểu nỗi sợ hãi. Tất nhiên, tận sâu trong tâm trí bạn vẫn còn một chút hoang mang vô lý, ít nhất là cho đến khi cuộc phỏng vấn diễn ra, nhưng bạn không cần có adrenalin để tư duy nhanh.

Lúc này, cách tốt nhất là nhẩm lại mọi thứ thật kỹ càng. Hãy suy nghĩ câu trả lời cho các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi và cho các câu hỏi khó, đứng trước gương và tập trả lời. Diễn tập lời chào hỏi. Thử trước trang phục nếu bạn chưa bao giờ mặc nó.

 Mẹo phỏng vấn

Bạn sẽ làm gì nếu có một điều không mong đợi xảy ra? Bạn đánh đổ nước vào người hoặc đánh đổ một chồng giấy xuống sàn nhà, hay có thể vì quá căng thẳng mà bạn không thể nhớ nổi tên ông chủ hiện tại. Những điều này không thể xảy ra nếu bạn đã đọc chương này, nhưng hãy giả sử…

Câu trả lời là hãy cười nhạo chính mình và chấp nhận căng thẳng. Hãy nói: “Tôi cảm thấy hơi căng thẳng! Nó cho thấy công việc này thật sự quan trọng đối với tôi”. Trừ phi bạn ứng tuyển vào một vị trí mà bạn sẽ phải nỗ lực thể hiện hết mình hay mang lại cơ hội nổi tiếng cho bạn, thì không có lý do gì khiến nhà tuyển dụng lại loại bạn chỉ vì yếu tố tâm lý nếu bạn có thể phản ứng nhanh nhạy và hài hước.

 Nhưng bạn vẫn muốn phòng xa cho các sự cố khác. Phương châm của bạn là: luôn sẵn sàng. Lường trước thảm họa, tính toán kỹ lưỡng tất cả các tình huống khẩn cấp hoặc lúng túng và lên kế hoạch cho chúng. Bằng cách đó, những tình huống này sẽ không xảy ra, hoặc nếu có xảy ra, bạn cũng đã sẵn sàng ứng phó. Dưới đây là một vài “bài thuốc hóa giải” cho những tình huống căng thẳng:

 

Hạn chế sự căng thẳng 

Để ứng phó với những dấu hiệu thần kinh căng thẳng, hãy ăn trước cuộc phỏng vấn. Không phải chè chén say sưa, nhưng một bữa trưa hoặc bữa sáng nhẹ rất hữu ích cho bạn. Thần kinh của bạn thường bị căng thẳng hơn khi đói.

Những bài tập thư giãn dưới đây cũng có thể hữu ích với bạn. Giảm căng thẳng bằng cách thư giãn và hít thở chậm là phương pháp tập trung tinh thần nhanh nhất. Dưới đây là một bài tập thể dục mà bạn có thể luyện tập vài phút trước cuộc phỏng vấn khi ngồi chờ ở phòng tiếp tân. 

Bài tập thư giãn

1. Ngồi xuống nếu có thể, hoặc bạn cũng có thể tập ở tư thế đứng nếu thấy cần thiết.

2. Thả lỏng cánh tay và bàn tay. Nếu bạn đang ngồi, hãy để tay vào lòng.

3. Nhắm mắt lại nếu có thể.

4. Hít vào thật chậm qua mũi và đếm đến 5. Hít chậm hết mức có thể, căng cơ và bụng.

5. Thở ra qua miệng và đếm đến 7, ngồi thẳng lưng.

6. Thở đều bình thường và mở mắt.

Bạn có thể luyện tập vài lần nếu thấy cần, nhưng phải trở về trạng thái hít thở đều bình thường sau mỗi lần tập. Nếu không thực hiện bài tập, bạn có thể thở nhanh, do đó, bạn cảm thấy căng thẳng hơn.

Ngay cả khi đang phỏng vấn, vẫn có những phương pháp có thể áp dụng ngay tại chỗ giúp bạn thư giãn:

• Hít sâu trong khi nhà tuyển dụng đang đặt câu hỏi cho bạn. Càng căng thẳng, xương càng cứng lại và ngực càng cảm thấy nghẹt thở. Bạn có thể giảm bớt căng thẳng nhờ động tác hít sâu. Động tác này không đòi hỏi bạn phải tập trung. Vì vậy, bạn vẫn có thể tập trung vào câu hỏi của nhà tuyển dụng.

• Mỉm cười giúp giãn cơ. Sẽ giống như một thằng ngốc nếu bạn cười toe toét trong suốt cuộc phỏng vấn, nhưng nếu bạn có thể tìm thấy cơ hội mỉm cười khi bắt đầu trả lời câu hỏi thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái. Điều đó cũng giúp tạo cảm giác bạn là người thân thiện và cởi mở.

• Nếu bạn đang ngồi gập người, chân và tay bắt chéo nhau thì hãy đổi sang tư thế thoải mái và mở rộng. Phần ngôn ngữ cử chỉ sẽ được đề cập ở chương sau. Điều quan trọng để thư giãn là phải mở rộng và thả lỏng cơ.

Cơ có thể bị căng ra do tâm lý căng thẳng, nhưng bạn có thể xoay chuyển tình thế trên bằng cách thư giãn các cơ để cảm thấy bớt căng thẳng. 

 Mẹo phỏng vấn

Hãy thư giãn

Hãy chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho cuộc phỏng vấn. Càng ôn luyện và chuẩn bị kỹ càng, bạn càng ít sợ hãi. Càng ít sợ hãi, bạn càng ít thấy căng thẳng. Do đó:

• Hãy luyện tập phản xạ trước các câu hỏi.

• Lên kế hoạch để hạn chế hoặc ứng phó với các tình huống căng thẳng nhất.

• Sử dụng các phương pháp thư giãn đơn giản để hạn chế sự căng thẳng trong ngày phỏng vấn.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.