Tôi tự học

Phần 4: NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CHÁNH – A. ĐỌC SÁCH



Giáo dục có mục đích giúp cho trẻ em trong một thời gian hạn định, vượt qua con đường mà nhân loại đã trải qua từ thượng cổ đến giờ, từ lúc còn ăn lông ở lỗ đến ngày văn minh của hiện đại. Vậy nhà giáo dục là kẻ có phận sự giúp trẻ em phải sống lại lịch sử của nhân loại…
Nhưng phải làm cách nào để thâu ngắn lại con đường kinh nghiệm của nhân loại? Chỉ có đọc sách, ngoài ra ít có phương pháp nào hơn nữa.
Đọc sách là phương tiện cần thiết nhất, hiệu quả nhất để đào tạo cho mình một cơ sở học vấn vững vàng.

*
* *

Thật vậy, dầu là bực thông minh đến đâu cũng nhờ đọc sách mà kiến văn ngày một thêm rộng.
Đọc sách có lợi cho đường học vấn và tư tưởng mình thế nào, cái đó khỏi cần minh chứng, không còn một ai là không nhận thấy.
Những bực vĩ nhân trong tư tưởng giới, phần đông đều nhân đọc một quyển sách nào của người trước mà nghĩ ra được nhiều ý tưởng hay lạ khác. Một câu sách, hoặc một quyển sách đọc xong, có khi đổi cả một đời tư tưởng của ta. Cái đó thường lắm.
Sách giúp ta suy nghĩ, chỉ cho ta khỏi phải tốn công tìm kiếm một điều gì mà kẻ khác đã tìm ra được trước ta. Đó là đã đỡ bớt cho ta một sự phí công vô ích. Ta cần dành sức, để tìm kiếm thêm những cái mà kẻ khác đã tìm, và nhânđó làm cho nó thêm sángỏt hơn.
Hoặc nó cũng chỉ cho ta biết vấn đề đã phát ra như thế nào, và người ta đã giải quyết nó như thế nào, hoặc người ta đã tìm nó tới đâu rồi.

*
* *

Đành rằng, xem tận mắt, nghe tận tai quý hơn xem bằng sách… Nhưng, các điều ta có thể quan sát đặng sao có thể sánh kịp với những điều sách vở để lại, bởi nó tóm cho ta biết bao nhiêu thế kỷ suy tìm và kinh nghiệm mà nếu ta phải tự mình tìm lại, tuổi thọ của ta không làm sao cho phép. Vậy, ta phải đốt giai đoạn là chỉ có sách là miễn được cho ta công trình khổng lồ ấy mà thôi.
Học bằng sách – rất quan trọng ở thế kỷ này – có thể tóm trong hai điều kiện này:
– Chỉ đọc những sách hay mà thôi.
– Và phải biết cách đọc.

*
* *

1. Thế nào là sách hay?

Thế nào là một quyển sách hay?
Làm cách nào để nhìn ra nó, và tìm ra nó?
Sách hay, đây là nói về sách học trước hết. Tuỳ theo loại, mỗi loại đều có cái hay của nó và
cách lựa chọn cùng đánh giá cũng khác nhau xa.
Bắt đầu bằng cách loại trừ.
Loại trừ đầu tiên những thứ sách học mà dài nhăng nhẳng, mà to lớn nặng nề. Một người đọc sách, nhất là đọc sách để học, ngày giờ của họ dĩ nhiên có hạn, sự chăm chú, năng lực tinh thần cũng như trí nhớ vẫn có hạn. Bởi vậy, một quyển sách học mà dài lê thê bất tận không thể thích nghi được. Thật ra, người nào viết sách học mà viết lê thê bất tận là chứng tỏ sự bất tài và bất lực của mình. Sách học, càng ngắn càng tốt, càng gọn càng hay. Loại sách “Expliquez moi…” của “Les Editions Foucher” rất tài tình.
(Hầu hết những sách dạy về sử học ở Trung học thường là những sách quá dài)
Sách nào quá dài, ốt t hơn đừng đọc. Hãy đợi khi mình đã có được một luồng mắt thống quan rồi, bấy giờ sẽ đọc đến những sách trường gian của những nhà nghiên cứu và chuyên môn.
Kế đó nên loại trừ những sách buồn chán. Sách học mà trình bày một cách buồ n tẻ khô khan là sách không nên đọc. Mất thì giờ, mất hứng thú, thật không kết quả gì.
Và sau cùng, hãy loại trừ những sách khó hiểu . Sách khó hểi u, là sách của hạng tác giả không biết mình nói cái gì. Phần đông họ là những kẻ có đầu óc mù mờ, cho nên họ luộm thuộm, nói cái gì cũng chả ra cái gì. Rất có thể, tác giả là bực thông thái, nhưng họ đã quên họ đang dạy học, dạy học cho những đầu óc tầm thường. Họ viết cho họ hơn là cho học sinh. Đó là cái tật của phần đông các nhà viết sách học hiện thời. Có khi vì họ muốn cầu kỳ để tăng “giá trị” của họ. Những loại sách ấy không nên giao cho học sinh, vì nó sẽ dễ làm chán nản và làm cho học sinh mất cả hứng khởi của sự học.
Tóm lại, cần phải loại trừ những sách dài lê thê bất tận, những sách buồn chán, những sách đọc khó tiêu. Tuy nhiên, một quyển sách ngắn, vui vẻ và dễ dàng cũng rất dễ biến thành những thứ sách đơn sơ quá, thiếu căn bản, thiếu cương yếu và là những thứ sách rỗng tuếch, rất tầm thường. Vậy, cần phải làm một cuộc chọn lọc trong đống sách không dài, không chán mà cũng không khó đọc như đã nói trên. Phải làm cách nào để chọn lựa, trong khi mình chỉ là tay ngang, một người đang ở thời kỳ “tập sự”? Muốn phê bình cho đứng đắn “ông thầy” của mình, ít ra mình cũng phải biết rõ cái khoa của mình học. Như thế, thì làm gì chọn lựa cho được!
Thì như đã nói trên, chúng ta hãy căn cứ vào ba yếu tố trên: loại trừ những sách dài lê thê, những sách buồn ngủ, những sách đọc khó hiểu. Chả lẽ mình lại không quen biết được một vài bực học thức cao thâm nào để mà hỏi thăm và cậy họ giới thiệu sách hay mà đọc.
Có người kia muốn mua một món đồ dùng thật tốt, nhưng họ không phải người chuyên môn, họ cũng không có kinh nghiệm để có thể phân biệt món hàng nào thật, món hàng nào giả, họ lại không có ai có thể tin cậy để hỏi thăm, – vậy họ phải làm cách nào để mua món đồ cần dùng ấy mà không bị lầm? Có gì khó. Họ lựa món đồ của “hiệu có danh tiếng” quốc gia hay quốc tế. Mua đồng hồ tay mà lựa hiệu “Oméga”, “Longines” hay “Movado” của Thuỵ sĩ thì ít sợ lầm thứ xấu. Cũng có thể họ mua lầm được lắm nhưng ít ra họ đã thu hẹp được rất nhiều sự rủi ro lầm lạc.

Những ai không được may mắn gặp được những bực thức giả cao thâm giới thiệu cho những sách hay, tại sao không biết làm như người đi mua đồ trên đây mà lựa những sách do những tác giả có tên tuổi viết ra? Đành rằng trong buổi giao thời này vàng thau còn lẫn lộn, nhưng những ai đã chịu được thử thách của thời gian, ít nhiều đã chứng minh được giá trị tương đối của tác phẩm mình rồi.

*
* *

André Maurois khuyên ta: “Chúng ta nên tin cậy nơi sự lựa chọn của các thế kỷ đã qua. Một người có thể lầm, một thế hệ có thể lầm, nhưng cả nhân loại không thể lầm. Homère, Shakespeare, Molière, chắc chắn là những người xứng đáng với danh tiếng của họ. Chúng ta sẽ chuộng các tác giả này hơn là các nhà chưa chịu sự thử thách của thời gian”.

*
* *

Muốn đọc sách để bổ túc cho trí thức, cần nhất là phải biết cách đọc sách mới đặng.
Có nhiều kẻ đọc sách như điên, luôn luôn sách chẳng rời tay, nhưng kết quả không ích lợi gì cho đường học hỏi của họ cả, là vì họ không biết đọc sách.
Trong túi họ, ta thấy luôn luôn đầy sách báo. Hễ vừa ngồi xuống, bất luận là ở trên xe đò hay toa xe điện, là ta thấy họ mở sách báo ra mà đọc. Họ đọc tiểu thuyết, đọc những tin tức hàng ngày, đọc luôn cả những cột quảng cáo không sót một chữ. Sách ở thư viện họ đọc gần hết. Nhưng họ không hiểu họ đọc những gì, cũng không rõ tên tác giả là ai. Đó là lối đọc sách nguy hiểm nhất. Jules Payot nói: “Đọc sách là một cách lười biếng nguy hiểm nhất, bởi kẻ làm biếng mà ở không nhưng, họ cảm thấy như khó chịu với lương tâm. Trái lại, nếu họ có đọc sách, họ tin rằng họ có làm việc và nhân thế, cái bịnh lười biếng của họ không còn thế nào trị đặng nữa”. Thật có đúng như vậy. Lối đọc sách này chỉ làm phí thời giờ mà thôi. Nếu ta thành thực với ta, ta sẽ thấy sau một tuần lễ, ta sẽ không còn nhớ gì nữa cả.
Có một hạng độc giả đọc sách để mà lo việc khác. Họ vẫn chăm chú đọc hàng này đến hàng kia, nhưng thực sự tâm tư họ đi vào chỗ khác. Đó là một cố tật, không nên bắt chước.
Lại cũng có một hạng độc giả, sách gì cũng đọc, nhưng họ chỉ đọc từng chặng, khúc đầu, khúc đuôi rồi xếp sách lại, tin tưởng rằng mình đã hiểu được tất cả ý tưởng của tác giả. Tôi dám quả quyết kẻ đọc sách như thế, dù là bậc thông minh bực nào, cũng không làm gì hiểu được tất cả trong quyển sách. Nhất là một quyển sách thuộc về loại sách học, trong đó, mỗi câu có khi là một vấn đề, sự liên lạc của nó không thể bỏ qua một đoạn nào mà khỏi phải hiểu sai. Hạng độc giả này, đọc đây một đoạn, đó một đoạn… họ lật hình này xem, lật hình kia xem… đọc cầu vui, đọc không mục đích… và đọc mãi suốt ngày. Có ai hỏi họ làm gì trong ngày: họ bảo họ đọc sách. Nhưng thực sự, trí họ như con bướm chập chờn lởn vởn từ đoá hoa này sang đoá hoa kia. Xong ồr i, đầu óc họ vẫn trống trơn, không còn lưu lại một ấn tượng gì cả. Cũng có khi họ nhớ, nhưng chỉ nhớ những vụ lặt vặt không đầu đuôi, không thành vấn đề gì cả.
Trở lên là lối đọc sách không bổ ích gì cho tri thức cả. Kẻ nào muốn lợi dụng sự đọc sách để giúp óc suy nghĩ, phán đoán của mình và giúp thêm tài liệu cho sự hiểu biết của mình, đừng bao giờ đọc sách như những cách đã nói trên.

Goethe lúc về già, nói với Eckermann: “ Người ta đâu biết rằng phải tốn bao nhiêu thời giờ, bao nhiêu công khó mới học được cách đọc sách. Tôi đã bỏ công vì nó, trên 80 năm, thế mà bây giờ tôi chưa thể tự hào là đã đạt được mục đích ấy rồi vậy.”
Nghệ thuật gì mà khó khăn thế? Chỗ liên lạc giữa người đọc sách và người viết sách phải như thế nào? Người đọc sách phải giữ thái độ gì để khỏi phải bị sách đầu độc, và trái lại nhờ sách mà làm giàu thêm kinh nghiệm? Phải đọc những sách gì, và nhất là phải đọc cách nào? Đối với những loại sách danh tác ta phải đối xử như thế nào? Trái lại đối với sách hạng thứ, những sách phổ thông có tánh cách nhập môn, những sách có tánh cách đại lược hay trích lục ta phải sử dụng cách nào? Lợi ích của quyển sách phải chăng cũng chỉ có một giới hạn nào và nó phải dừng lại nơi đâu? Đó là mới kể sơ vài phương diện của vấn đề đọc sách để rèn luyện trí não mà thôi, chứ thật ra có rất nhiều cách đọc sách: có kẻ đọc sách để tìm tài liệu , tin tức; cũng có kẻ đọc sách để giết thời giờ và để giải buồn. Nhưng ở đây, chúng ta chỉ nên chú trọng đến cách đọc sách để tự học nghĩa là để đào tạo cho mình một cơ sở văn hoá tinh thần mà thôi, vì đó là mục đích của quyển sách này. Như vậy thì sự đọc sách để tìm an ủi trong đau khổ, đọc sách để tìm một sức mạnh tinh thần, giúp tâm hồn mình thêm nhẫn nại, can đảm mà vượt qua những thống khổ của cuộc đời, đọc sách để tìm hứng thú cho tinh thần cũng đều thuộc về loại đọc sách để tự học cả, vì phàm cái chi hoạt khởi được tâm cảm mình, đổi mới được về khuynh hướng chân, thiện, mỹ đều bổ ích cho tinh thần trí não của mình.

*
* *

2. Đọc sách để tìm hiểu mình

Đọc sách mà đến mức cao thâm, là đọc sách không phải để tìm hiểu cái ngoài ta, mà là để tìm hiểu cái người thật của ta. Sách vở, đối với ta, sẽ chỉ còn là cái nguồn khêu gợi… mà thôi.
André Maurois có khuyên ta một câu này mà tôi cho là sâuắsc nhất: “ Phải tự làm cho mình xứng đáng với những t ác phẩm mình đang đọc…(2) “Thuật đọc sách là cái nghệ thuật tìm thấy lại cuộc đời của mình và hiểu biết nó hơn, bằng sách”. Ông lại nói rõ ràng hơn: “Không có gì cảm động hơn là thấy người thanh niên năm ngoái chỉ chịu đọc những chuyện phiêu lưu, bỗng dưng nay ạl i đâm ra ham mêọcđ những quyển như Anna Karénine (14) hay Dominque (15), bởi vì bây giờ họ đã nếm qua thế nào là cái vui sướng và đau khổ của tình yêu. Những người ưa hoạt động là những độc giả thưởng thức Kipling, những nhà chính trị đại tài là những độc giả của Tacite hay của Relz”.(12)
Thật có đúng như thế. “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Hễ “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Những kẻ thích đọc Lão, Trang hay Phật đại thừa là những hạng độc giả thuộc hạng hướng nội nhiều hay ít… Phải chăng đọc sách là một cái thú thâm trầm khi chúng ta tìm thấy trong một tác phẩm, giãi bày một cách chu đáo và đầy đủ những tư tưởng mà chính mình đã nghĩ qua, đã hoài bão lâu ngày và băn khoăn tha thiết… Chúng ta nhận thấy những ý nghĩ kín đáo nhất của mình được một người khác công nhận, lại nói ra một cách vỡ vạc thì còn gì thú vị bằng! Phải chăng chỉ có những ai đã từng sống gượng xa người bạn thân yêu mà hoàn cảnh bắt buộc phải tươi cười với những kẻ chung quanh mà mình không chút tình thương, mới cảm thấy cái hay và thâm trầm của câu:
“Vui là vui gượng kẻo là,

Ai tri âm đó, mặn mà với ai.” (KIỀU)
Một câu văn mà ta gọi là hay, phải chăng là câu văn đã làm vang động tâm hồn trí não ta, nghĩa là đã khêu gợi những gì sâu kín trong đáy lòng ta… André Gide có nói: “Hình như nếu tôi không đọc Dostoievsky, Nietzche hay Freud… có lẽ tôi cũng sẽ nghĩ thế. Tôi chỉ tìm thấy ở họ một sự khuyến khích hơn là một mầm tư tưởng mới mà họ đã tặng thêm cho tôi, thật ra chính họ là những kẻ đã dạy tôi đừng e sợ, đừng rụt rè và ngờ vực tư tưởng của mình nữa…” (12)

Chú thích:

14. Tiểu thuyết của Tolstoi.
15. Tiểu thuyết của E. Fromentin.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.